Chuyên đề Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý tiền lương tại Viện Khoa Học Công Nghệ Tàu Thuỷ

MỤC LỤC

 Trang

Lời nói đầu 1

CHƯƠNG I 3

Lý luận chung về tiền lương 3

I. Bản chất của tiền lương 3

1.Khái niệm tiền lương 3

2. Bản chất của tiền lương 3

3. chức năng của tiền lương. 5

3.1. Đối với người lao động. 5

3.2. Đối với các doanh nghiệp. 5

4. Ý nghĩa của tiền . 6

4.1. Đối với người lao động . 6

4.2. Đối với doanh nghiệp. 6

II. Nội dung của quản lý tiền lương. 6

1.Khái niệm, mục đích và phương pháp. 6

1.1.Khái niệm. 6

1.2. mục đích. 7

1.3. Phương pháp quản lý tiền lương. 7

2.Các nguyên tắc cơ bản của quản lý tiền lương. 8

3. Lập kế hoạch quỹ tiền lương Và công tác tổ chức tiền lương. 8

3.1. Quỹ lương. 8

3.2. phân loại quỹ lương. 9

3.2.1 Quỹ lương kế hoạch: 9

3.2.2. Quỹ lương báo cáo: 9

3.3. Các phương pháp xây dựng quỹ lương. 9

3.4.Phương pháp xây đơn giá tiền lương . 10

3.3.1. Đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm . 11

3.3.3. Tính trên tổng doanh thu trừ chi phí. 11

3.3.4. Đơn giá tính trên lợi nhuận. 11

3.4. Các hình thức trả lương. 11

3.4.1 Trả lương theo thời gian. 11

3.4.1.1. Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn. 12

3.4.1.2 Trả lương theo thời gian có thưởng. 13

3.4.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm. 13

3.4.2.1. Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân. 14

3.4.2.2. Trả lương theo sản phẩm tập thể. 15

3.4.2.3.Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: 16

3.4.2.4. Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến. 17

3.4.3.5. Trả lương khoán. 18

3.4.3.6 Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng. 18

3.5. Định mức lao động. 19

3.5.1 Xác định định mức lao động cho đơn vị sản phẩm. 19

3.5.1.1.Phương pháp tính. 19

3.5.1.2Phương pháp xây dựng định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm có hai cách. 20

3.5.2. Phương pháp định mức lao động tổng hợp theo định biên. 21

3.5.2.1Nguyên tắc. 21

3.5.1.2Phương pháp 21

3.6.Xác định mức lương tối thiểu của doanh nghiệp để xây dựng đơn giá tiền lương. 22

4.Biện pháp điều hành 22

5. Biện pháp kiểm tra 23

5.1. Các chỉ tiêu đánh giá trong quá trình kiểm tra. 23

5.1.1 Các nguồn thu thập số liệu 23

5.1.2 các chỉ tiêu đánh giá 23

5.1.1.1 nhóm chỉ tiêu đo lường mức độ thực hiện quỹ tiền lương bao gồm: 24

5.1.1.2. Kiểm tra qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình thực hiện quỹ tiền lương. 25

5.1.1.3 kiểm tra phân tích hiệu quả của công tác tiền lương. 27

IIi . Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tiền lương. 28

1.Môi trường của công ty. 28

1.1chính sách của công ty. 28

1.2. Bầu không khí của công ty . 29

1.3. Cơ cấu tổ chức công ty. 29

1.4. khả năng chi trả của công ty. 29

2. Thị trường lao động. 29

2.1 Tiền lương trên thị trường. 29

2.2. Công đoàn. 29

2.3. nền kinh tế và pháp luật. 29

3.Bản thân người lao động. 29

3.1. Sự hoàn thành công tác . 29

3.2 Thâm niên. 30

3.3. Trình độ năng lực quản lý và khả năng sử dụng công nghệ trong công việc . 30

4. Bản thân công việc. 30

5. Chế độ chính sánh của nhà nước về lao động tiền lương. 30

6. các điều kiện của công tác quản lý tiền lương. 31

6.1. tổ chức phục vụ nơi làm việc. 31

6.2. Điều kiện lao động 31

6.3 Phân công và hiệp tác lao động. 31

6.4. Định mức lao động. 32

6.5. Bố trí sử dụng lao động. 32

6.6. Đánh giá thực hiện công việc. 32

CHƯƠNG II 32

Thực trạng quản lý tiền lương ở viện khoa học công nghệ tàu thuỷ 32

I. Quá trình hình thành và phát triển, các đặc điểm liên quan đến công tác quản lý tiền lương ở Viện Khoa học Công nghệ Tàu thuỷ 32

1. Quá trình hình thành và phát triển. 32

2. Chức năng, nhiệm vụ chính của Viện Khoa học Công nghệ tàu thuỷ. 34

2.1. Công tác nghiên cứu: 34

2.2. Công tác thiết kế: 34

2.3. Công tác sản xuất công nghiệp: 35

2.4. Công tác dịch vụ khoa học công nghệ 35

2.5. Công tác đào tạo: 35

3. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. 35

4. Các đặc điểm có liên quan đến công tác quản lý tiền lương. 36

4.1. Cơ cấu tổ chức: 36

4.2. Những mặt hàng sản xuất 40

4.2.1. Mặt hàng sản xuất. 40

4.2.2. Thị trường 41

4.4. Xác định lao động biên 47

II. Thực trạng quản lý tiền lương của Viện khoa học 48

công nghệ tàu thuỷ 48

1. Công tác quỹ lương của Viện khoa học công nghệ tàu thuỷ. 48

1.1. Cách xác định quỹ lương: 48

1.2. Tình hình sử dụng quỹ lương 51

1.3 Hệ số phụ cấp bình quân và cấp bậc bình quân. 52

2. Các hình thức và chế độ trả lương được áp dụng ở Viện. 52

2.1. Hình thức trả lương theo thời gian. 52

2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm. 54

3. Tổ chức phục vụ nơi làm việc 57

3.1 Phân công hiệp tác lao động. 57

3.2 Đánh giá thực hiện công việc 58

III. đánh giá thực trạng quản lý tiền lương 58

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý tiền lương tại Viện khoa học công nghệ tàu thuỷ. 60

I. Mục tiêu, chiến lược của công tác tiền lương trong Viện 60

II. Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương ở Viện khoa học công nghệ tàu thuỷ 60

1. Hoàn thiện công tác kinh doanh. 61

2. Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương 61

2.1. Tổ chức phục vụ nơi làm việc: 61

2.2. Bố trí sử dụng lao động 61

2.3. Phân công hiệp tác 61

2.4. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. 62

2.5. Phải đặc biệt quan tâm đến việc trọng dụng nhân tài 62

3. Tăng cường công tác quản lý quỹ tiền lương 62

4. Hoàn thiện công tác chia lương cho người lao động 63

KẾT LUẬN 65

Mục lục 67

 

doc69 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý tiền lương tại Viện Khoa Học Công Nghệ Tàu Thuỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i kết cấu nghề nghiệp của công nhân Việc sử dụng công nhân theo trình độ thành thạo Sử dụng thời gian lao động của công nhân viên... Thứ hai: ảnh hưởng của sự thay đổi về tiền lương bình quân, việc phân tích được tiến hành như sau: Xác định mức tiết kiệm (vượt chỉ) do ảnh hưởng của nhân tố này. Ttđ2= DL x CTH Trong đó: Ttđ2 là mức tiết kiệm ( hoặc vượt chỉ) quỹ tiền lương do ảnh hưởng của tiền lương bình quân DL: Mức tăng (giảm) tiền lương bình quân CTH: số lượng người làm việc kỳ thực hiện Sự tăng, giảm tiền lương bình quân được tính bằng sự so sánh giữa tiền lương bình quân kỳ thức hiện so với kỳ kế hoạch. DL= TLTH- TLKH sau khi phân tích ảnh hưởng của nhân tố này tới quỹ tiền lương nói chung, cần phân tích kỹ ảnh hưởng của tiền lương bình quân của từng loại cán bộ nhân viên tới quỹ tiền lương. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự tăng giảm của tiền lương bình quân. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương bình quân có nhiều và có tác động khác nhau tới từng loại quỹ tiền lương. Đối với quỹ tiền lương của công nhân sản xuất tập trung phân tích: + Sự thay đổi kết cấu quỹ lương: quá trình phân tích nhằm phát hiện ra những khoản mục tăng, giảm theo kết cấu quỹ tiền lương. + Mỗi quan hệ giữa cấp bậc công việc và cấp bậc công nhân. giữa cấp bậc công việc và cấp bậc công nhân. Giữa cấp bậc công việc và cấp bậc công nhân có mối quan hệ thống nhất với nhau, sự chênh lệch giữa cấp bậc công việc và cấp bậc công nhân sẽ ảnh hưởng tới tiền lương bình quân. Đối với quỹ tiền lương của công nhân có thể do các nguyên nhân sau: + Xếp bậc lương thiếu chính xác + Sự thay đổi kết cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật + Thực hiện sai các quy định về tiền lương. 5.1.1.3 kiểm tra phân tích hiệu quả của công tác tiền lương. Chỉ tiêu tính toán cơ bản là so sánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương bình quân. Phương pháp phân tích: So sánh mỗi quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương bình quân của kỳ thực hiện so sánh với kỳ kế hoạch. Trước hết, tính tốc độ tăng năng suất lao động và tiền lương theo công thức: IW= IL= Trong đó: IW, IL tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương bình quân WTH, WKH : mức năng suất lao động kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch ITH, IKH: Tiền lương bình quân kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch. Sau đó tính mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động của kỳ kế hoạch và thực hiện: SKH= STH= Trong đó: SKH ,STH: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương bình quân kỳ kế hoạch và kỳ tổng hợp. IWTH, IWKH: tốc độ tăng năng suất lao động kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch. IITH, IIKH: tốc độ tăng tiền lương bình quân kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch. Chú ý: IITH, IIKH: được so sánh từ kế hoạch của năm đó so với thực hiện của năm trước. Sau khi so sánh ta thấy STH > SKH sẽ dẫn đến khả năng giảm giá và ngược lại. Khả năng tăng, giảm của giá thành được tính theo công thức: Z= ()d0 Trong đó : Z là % tăng, giảm giá thành do tăng , giảm chi phí tiền lương /1 đơn vị sản phẩm. IW là chỉ số năng suất lao động II là chỉ số tiền lương bình quân ( tóc độ tăng tiền lương bình quân) d0 là tỷ trọng tiền lương trong giá thành sản phẩm. Khả năng giảm giá thành Z được tính cho kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện. So sánh hai khả năng này cho ta thấy xí nghiệp đã giảm giá thành nhiều hay ít, do đó hiệu quả cao hay thấp. IIi . Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tiền lương. 1.Môi trường của công ty. Môi trường công ty là nhântố ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác quản lí tiền lương của công ty. Do đó cần phải tạo ra môi trường lành mạnh trong công ty. 1.1chính sách của công ty. Do chính sách của công ty mà công tác tổ chức tiền lương cần phải thực hiện. Nhưng chính sách của công ty bao giờ cũng tạo điều kiện thúc đẩy quá trình lao động sản xuất có hiệu quả. chính sách tổ chức của công ty phải có sự thay đổi , điều chỉnh cho phù hợp với tình hình tài chính của công ty. 1.2. Bầu không khí của công ty . Bầu không khí của công ty có ảnh hưởng đến công tác quản lý tiền lương. Bầu không khí có khi thúc đẩy hoặc hạn chế việc thực hiện một công tác tiền lương. Do đó cần phải được các nhà quản lý tạo ra với mức độ ổn định và thúc đẩy mọi quá trình hoạt động của công ty trong đó có công tác quản lý tiền lương. 1.3. Cơ cấu tổ chức công ty. Cơ cấu tổ chức của công ty có ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức quản lý tiền lương. Trong công ty lớn có nhiều cấp quản lý thì cơ quan quản lý cấp cao nhất thường quyết định cơ cấu tổ chức quản lý tiền lương. 1.4. khả năng chi trả của công ty. Tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của công tylà yếu tố quan trọng có ảnh hưởng công tác quản lý tiền lương, để khả năng chi trả, đến các chính sách về tiền lương trong công ty. 2. Thị trường lao động. 2.1 Tiền lương trên thị trường. Nó nằm ở vị trí cạnh tranh gay gắt, do đó công ty cần phải nghiên cứu để hoàn thiện được công tác quản lý tiền lương , đặc biệt là công tác quản lý cần lưu ý. 2.2. Công đoàn. Công đoàn trong các doanh nghiệp chỉ đóng góp môt vị trí thứ yếu trong việc quyết định các chính sách tiền lương. Công tác quản lý tiền lương cần phải có sự hỗ trợ, can thiệp của công đoàn nhằm đảm bảo lợi ích cho công nhân trong công ty. 2.3. nền kinh tế và pháp luật. Quản lý tiền lương của công ty phải được dựa trên sự phát triển của nền kinh tế, pháp luật là căn cứ để mọi công ty tiến hành quản lý tiền lương, đặc biệt là các công ty nhà nước. Các công ty phải tuân thủ các quy định chung của bộ luật Việt Nam. 3.Bản thân người lao động. 3.1. Sự hoàn thành công tác . Công tác tổ chức quản lý tiền lương căn cứ váo sự hoàn thành công tác của người lao động để xác định mức lương phù hợp. Nếu nó xác định phù hợp với quá trình lao động sản xuất của họ thì nó sẽ thúc đẩy kích thích họ làm việc hăng say, tạo ra năng suất lao động cao. 3.2 Thâm niên. Thâm niên của người lao động có ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động. Do đó công tác quản lý tiền lương cùng căn cứ vào thâm niên để xác định mức lương cho phù hợp với mọi đối tượng lao động . ngoài ra còng có kinh nghiệm tiềm năng có ảnh hưởng đến công tác quản lý tiền lương của công ty. 3.3. Trình độ năng lực quản lý và khả năng sử dụng công nghệ trong công việc . Đây là hai yếu tố gắn chặt vời con người nó có ảnh hưởng tương đối mạnh mẽ tới công tác quản lý tiền lương. Nếu trình độ năn lức quản lý và khả năng sử dụng công nghệ trong công việc tốt thì sẽ tạo ra được doanh thu và lợi nhuận lớn và từ đó thu được quỹ lương lớn để dễ dàng thực hiện coong tác quản lýtiền lương cho người lao động. 4. Bản thân công việc. Công việc là yếu tố chính quyết định đến tiền lương của mỗi lao động. Doanh nghiệp nào cũng cần phải có công tác quản lý phù hợp với bản thân công việc, với sức lực của người lao động bỏ ra. 5. Chế độ chính sánh của nhà nước về lao động tiền lương. ở nước ta, đã có những chính sách quy định về độ tuổi lao động cho nguồn nhân lực . - Đối với nữ độ tuổi lao động từ 15- 55 - Đối với nam độ tuổi lao động 15- 60 - Độ tuổi 12, 13,14 là dưới tuổi lao động và được tính bằng 1/3 người ở độ tuổi lao động . - Độ tuổi từ 61-65 đối với nam và từ 56- 60 đối với nữ là những người quá tuổi laođộng được tính bằng 1/2 người ở tuổi lao động . Từ đó căn cứ để tính mức tiền lương đối với người lao động cho phù hợp với quá trình phát triển của đất nước . căn cứ để xác định mức lương tối thiểu : Theo nghị định số 10/ 2000/NĐCP ngày 27/3/2000 của Chính phủ quy định về tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp nhà nước. Theo thông tư liên tịch 11/2000 TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 6/9/2000 của liên tịch BLĐTB- XH- BTC hướng dẫn thực hiện phụ cấp và tiền lương trong doanh nghiệp . Đối với doanh nghiệp Nhà nước khi áp dụng đối với hệ số điều chỉnh tăng thêm không vượt quá 1,5 lần trêm mức lương tối thiểu do nhà nước quy định từ ngày 01/01/2000 là 180.000 đồng/tháng để làm cơ sở tính đơn giá tiền lương thì phải căn cứ vào nghị định 26-CP ngày 23/5/1993; nghị định 1/10/1997 NĐ- CP ngày 18/11/1997 Của Chính phủ về mức lương tối thiểu quy định tại nghị định 10/2000 với mức lương phụ cấp làm cơ sở tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế , tiền lương làm thêm giờ. Do đó mức lương tối thiểu được áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước từ ngày 1/10/2000 là 210.000 đồng. Đây là mức lương cơ bản tối thiểu cho người lao động đủ cho chi phí tiêu dùng tối thiểu .ngoài ra còn căn cứ vào hệ số cấp bậc của tiền lương để xác định mức lương cơ bản cho người lao động theo từng doanh nghiệp. 6. các điều kiện của công tác quản lý tiền lương. 6.1. tổ chức phục vụ nơi làm việc. Tổ chức phục vụ nơi làm việc là tổng thể các biện pháp nhằm trang bị, thiết kế, bố trí nơi làm việc để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Phục vụ nơi làm việc là đảm bảo hỗ trợ để quá trình lao động sản xuất được tiến hành bình thường không bị gián đoạn ( cung cấp nguyên liệu, dụng cụ lao động, năng lượng, sửa chữa , kiểm tra, vận chuyển kho tàng ...) 6.2. Điều kiện lao động Là tổng thể các yếu tố kinh tế - xã hội, tổ chức kỹ thuật , tự nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ dụng cụ, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữ chúng tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động lao động của con người trong qua sản xuất kinh doanh. 6.3 Phân công và hiệp tác lao động. Phân công lao động hợp tác là chia qúa trình lao động thành các giai đoạn, các bước công việc , các nhiệm vụ khác để chuyên môn hoá lao động ,công cụ lao động. Hợp tác lao động là quá trình kết hợp phối hợp điều hoà điều tiết các hoạt động lao động riêng lẻ trong quá trình lao động để hoàn thành một mục tiêu của doanh nghiệp . 6.4. Định mức lao động. Là công cụ hay cơ sở để tính hao phí thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm hay hoàn thành một khối lượng công việc nhất định. Trong điều kiện tổ chức kỹ thuật xác định , nó là cơ sở để phân phối của cải vật chất tinh thần của xã hội , là cơ sở để xác định nhu cầu lao động cần thiết, số lượng lao động cần thiết. 6.5. Bố trí sử dụng lao động. Là qúa trình sử dụng lao động vào những vị trí phù hợp , đúng người đúng , đúng việc , người lao động đáp ứng được những yêu cầu công việc ( cả về trí lực và thể lực ) và công việc phù hợp với bản thân người lao động đây là một trong vấn đề khó khăn trong quá trình quản lý tiền lươngnhưng chỉ làm tốt nó thì công tác trả lương mới thuận lợi và dễ dàng hơn. 6.6. Đánh giá thực hiện công việc. Là hệ thống chính thức xét duyệt và đánh giá sự hoàn thành công tác cảu một cá nhân theo định kỳ. Đây là cơ sở khen thưởng, động viên hoặc kỷ luật và đặc biệt giúp nhà quản lý áp dụng để trả lương công bằng hợp lý. Chương II Thực trạng quản lý tiền lương ở viện khoa học công nghệ tàu thuỷ I. Quá trình hình thành và phát triển, các đặc điểm liên quan đến công tác quản lý tiền lương ở Viện Khoa học Công nghệ Tàu thuỷ 1. Quá trình hình thành và phát triển. Viện Khoa học Công nghệ Tàu thuỷ có quá trình hình thành và phát triển lâu dài trải qua 40 năm, nhiều thời kỳ và nhiều tên gọi khác nhau: - Năm 1959 – 1961: Ban thiết kế trong phòng Cơ khí kỹ thuật, Cục vận tải thuỷ bộ (Bộ GTVT) là tổ chức tiền thân của Viện. - Năm 1961: Phòng thiết kế tàu thuỷ ô tô Cục Cơ khí (Bộ GTVT) - Năm 1970: Phân viện thiết kế tàu thuỷ ô tô Cục Cơ khí (Bộ GTVT) – Quyết định số 3507 TC/QĐ ngày 5/12/1969 của Bộ trưởng Bộ GTVT. - Năm 1980: Viện nghiên cứu thiết kế tàu thuỷ (Bộ GTVT) – Quyết định số 05/CP ngày 07/01/1980 của Hội đồng Chính phủ. - Năm 1983: Viện nghiên cứu thiết kế Cơ khí GTVT (Bộ GTVT) – Quyết định số 267/QĐ/TC ngày 3/2/1983 của Bộ trưởng Bộ GTVT trên cơ sở hợp nhất Viện nghiên cứu thiết kế tàu thuỷ và Viện nghiên cứu sức kéo vận tải. - Năm 1993: Công ty nghiên cứu thiết kế Cơ khí GTVT (Bộ GTVT) – Quyết định số 1298/QĐ/TCCB – LĐ ngày 29/6/1993 của Bộ trưởng Bộ GTVT. - Năm 1996: Khi Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam được thành lập thì Viện là đơn vị thành viên của Tổng Công ty. - Năm 1998: Viện Khoa học Công nghệ tàu thuỷ Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam – Văn hoá số 3387/ĐMDN ngày 6/11/1997 của Chính phủ, Quyết định số 2890/1998/QĐ/BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT. Hoạt động Khoa học Công nghệ của Viện trong thời kỳ này là: Nghiên cứu thiết kế các loại phương tiện thuỷ, bộ phục vụ các yêu cầu của sự nghiệp phát triển ngành GTVT nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Cán bộ công nhân viên toàn Viện đã khắc phục biết bao khó khăn và gian khổ, quyết tâm vượt qua những thử thách về đời sống, về tổ chức thường xuyên biến đổi, và những trợ lực do cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp gây ra. từng bước khẳng định mình để phát triển. Thành quả thuyết phục của thời kỳ này là: hàng loạt sản phẩm đã được thiết kế và cho ra đời phục vụ sản xuất trên suốt chiều dài đất nước, các sản phẩm ngày càng đa dạng về chủng loại, tăng dần về quy mô và trình độ kỹ thuật hiện đại. Những sản phẩm điển hình được Viện cho ra đời theo thời gian là: tàu hàng cỡ nhỏ 70 – 400 tàu chạy ven biển; tàu khách và du lịch các loại; tàu lai cải tiến được nâng công suất lên 980 CV và 3000 CV, đội sà lan với nhiều chủng loại được bổ sung thêm để thích ứng với hiện trường, nhiều loại tàu đã và đang được thiết kế có trọng tải khác nhau: tài pha sông biển 400 – 1000 T; tàu vận tải quân sự 450 – 1000T; tàu đi biển xa 1400T; 3000T; 3850T và 11500 T (tương lai gần); ngoài ra là những tàu và công trình đặc chủng như: tàu dầu 3.500T, âu nổi 8.500T, tàu cao tốc bằng thép cường độ cao và hợp kim nhôm, các công trình phục vụ biển Đông: Cẩu nổi 600T; sà lan tự nâng 2000T. Về cơ khí ô tô cũng đã cho ra đời các loại xe khách, rơ moóc chuyên dùng, xe tải chuyên dùng. Chức năng của một Viện khoa học Công nghệ chuyên ngành GTVT cũng được phát huy bằng việc triển khai có kết quả các chương trình mục tiêu, các công nghệ mũi nhọn, như các công trình: 34 – 02; 34A, 34B, với hàng trăm đề tài bao quát hầu hết các chủng loại phương tiện cơ khí thuỷ bộ. Lực lượng nghiên cứu thiết kế của Viện cũng đã từng bước tiếp cận với nhiều vấn đề khoa học công nghệ mới nhưng rất có hiệu quả và thiết thực với điều kiện vận tải ở nước ta như: tàu xi măng lưới thép, tàu hàng 3000T, rơ moóc chuyên dùng chở hàng “siêu trường – siêu trọng”, tàu đặc biệt, cần cẩu derrek, các giải pháp phục hồi phụ tùng... Những năm gần đây công tác nghiên cứu, thiết kế của Viện được triển khai vào các hướng mũi nhọn về tự động hoá trong thiết kế – chế tạo, thử nghiệm bằng mô hình toán và vật lý, tàu cao tốc, tàu chở khí hoá lỏng, tàu container từ 1 vạn tấn trở lên. Các đề tài trên thể hiện bước phát triển mới của Viện về KHCN theo xu thế hội nhập quốc tế và là đòi hỏi cấp thiết của mọi quốc gia có biển. Viện Khoa học Công nghệ Tàu Thuỷ là đơn vị sự nghiệp KHCN. Kể từ khi thành lập trở về Viện, Viện vẫn là cơ quan khoa học đầu đàn trong công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ, thiết kế, tham mưu chuyên ngành cho Tổng Công ty, Bộ GTVT và Nhà nước về công nghệ tàu thuỷ, công trinh nổi, công trình biển, cơ khí GTVT; thực hiện sự uỷ nhiệm của Bộ GTVT trong lĩnh vực hợp tác và trao đổi khoa học, kỹ thuật với nước ngoài và các tổ chức quốc tế, các trường đại học trong và ngoài nước. Viện thực hiện nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ mới về công nghiệp tàu thuỷ và cơ khí GTVT cũng như thực hiện các dịch vụ tư vấn và triển khai các hoạt động KHCN có liên quan. 2. Chức năng, nhiệm vụ chính của Viện Khoa học Công nghệ tàu thuỷ. 2.1. Công tác nghiên cứu: - Nghiên cứu tham mưu: Nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp tàu thuỷ kể cả phát triển KHCN nói riêng, nghiên cứu xu hướng phát triển của ngành trên thế giới, tập hợp và xử lý thông tin chuyên ngành. - Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ tàu thuỷ: ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới, thiết bị mới, thiết kế sản phẩm kiểu mới. 2.2. Công tác thiết kế: - Thiết kế đóng mới, sửa chữa, hoán cải các phương tiện nổi, công trình biển và các kết cấu thép. - Thiết kế các hệ thống, các thiết bị, các cụm, các chi tiết cho các công trình sản phẩm trên. - Thiết kế các dây chuyền công nghệ nhà máy đóng tàu - Thiết kế các dạng sản phẩm đặc chủng thuộc khả năng chuyên môn của Viện. 2.3. Công tác sản xuất công nghiệp: - Chế tạo, lắp đặt thiết bị năng lượng, điện, điện tử, cơ khí thuỷ lực, các hệ thống tự động hoá, làm lạnh cho các phương tiện và công trình thuỷ bộ. - Chế tạo và lắp đặt các thiết bị đặc chủng đòi hỏi công nghệ cao. 2.4. Công tác dịch vụ khoa học công nghệ - Tư vấn kỹ thuật về các vấn đề nghiên cứu – thiết kế các phương tiện nói trên. - Thẩm định kỹ thuật thiết kế và dự toán đóng mới, sửa chữa tàu và công trình biển theo sự uỷ nhiệm của các cơ quan chức năng Nhà nước và các đơn vị kinh doanh. - Giám sát thi công và đánh giá các sự cố kỹ thuật. - Dịch vụ vật tư kỹ thuật chuyên ngành. - Lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, lập dự án khả thi và tiền khả thi các công trình, các sản phẩm . 2.5. Công tác đào tạo: Hợp tác với các trường, các Viện trong và ngoài nước tổ chức đào tạo theo chuyên ngành của Viện. - Đào tạo đại học, sau đại học, bổ túc kỹ sư. - Tổ chức các lớp nâng cao cho cán bộ kỹ thuật. - Tổ chức đào tạo công nhân kỹ thuật. 3. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Nhìn chung những năm gần đây Viện có những bước phát triển tốt, luôn thực hiện vượt kế hoạch sản xuất kinh doanh mà Viện đặt ra. Doanh thu năm sau cao hơn năm trước, số nộp ngân sách Nhà nước ngày càng tăng, đời sống cán bộ công nhân viên ổn định và từng bước cải thiện cùng với sự phát triển kinh doanh, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ được nâng cao lên hơn trước. Kết quả kinh doanh được phản ánh qua bảng sau: Bảng 1: Bảng tóm tắt kết quả kinh doanh . Chỉ tiêu SXKD Đơn vị Thực hiện 2001 Kế hoạch 2002 Thực hiện 2002 Kế hoạch 2002 Sản lượng (tỷ đồng) 13,08 13,00 14,26 15,00 Doanh thu (tỷ đồng) 7,754 8,0 7,0 12,00 Nộp ngân sách (tỷ đồng) 337 337 337 600 Đối với năm 2002 kế hoạch đặt ra là bao gồm sản lượng của hai đơn vị Xí nghiệp chế thử thực nghiệm và Trung tâm thuỷ lực nhưng trong năm hai đơn vị này đã tách rời khỏi Viện. Do vậy, cuối năm thực hiện không bằng kế hoạch đặt ra nhưng nếu trừ đi doanh thu và sản lượng của hai đơn vị đó như các năm trước thì vẫn đạt được ty rlệ tăng trưởng khoảng 30 – 32% ngang bằng năm 2001. Như vậy mặc dầu không đạt được kế hoạch đặt ra vì lý do khách quan do đó doanh thu của Viện vẫn không ngừng tăng lên qua các năm cùng với sự phát triển của Viện. Nộp ngân sách tăng làm cho Viện tạo được mình. Đây là hướng làm ăn mang lại lợi nhuận cao mà Viện đã thực hiện trong những năm qua. Để tiếp tục duy trì sự ổn định và phát triển Viện phải không ngừng cải tiến về mọi mặt cả về tổ chức lẫn các mặt hàng sản xuất cho phù hợp với sự phát triển của đất nước. Kế hoạch đặt ra năm 2003 mà Tổng Công ty giao cho Viện tăng lên so với các năm trước. Đây là các chỉ tiêu mà Viện không thể không thực hiện được. Tuy nhiên năm 2003 là năm bản lề của kế hoạch năm năm, Viện cần có những chuyển biến quan trọng đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành đóng tàu về khoa học công nghệ, về thiết kế và cả về sản phẩm cho tàu thuỷ ở mức độ cao hơn. 4. Các đặc điểm có liên quan đến công tác quản lý tiền lương. 4.1. Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức Viện KHCN tàu thuỷ thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện. Các cơ quan quản lý Nhà nước ngành Viện trưởng Viện phó Viện phó Viện phó Viện phó Các phòng N.Vụ - QL Các phòng và TTKH - CN Các Doanh nghiệp Văn phòng Bảo vệ Phòng Phòng kế hoạch Phòng NC Vỏ tàu Phòng NC Máy tàu Phòng NC điện và tự động hoá Phòng NC cơ khí Phòng TCKT Phòng NC CTB và NMĐT Bể thư mô hình TT Đào tạo CN ĐT - TĐH TT Cơ khí đường bộ Văn phòng Vũng Tàu Phân viện KHCN TT Đào tạo CN tàu thuỷ CTy SX công nghệ tàu thuỷ phía Bắc Xí nghiệp chế thử thực nghiệm Công ty SX công nghệ tàu thuỷ phía Nam Qua sơ đồ ta thấy bộ máy quản lý của Viện được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Đây là mô hình và đang được áp dụng rộng rãi, phổ biến trong các doanh nghiệp. Hoạt động theo chế độ một thủ trưởng đứng đầu là Viện trưởng lãnh đạo điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Viện, dưới các Viện phó, kế toán trưởng có nhiệm vụ tham mưu giúp việc Viện trưởng. Qua sơ đồ ta thấy nhiệm vụ chức năng của từng phòng ban trong Viện như sau: a. Viện trưởng: Với vai trò chức năng là trung tâm điều khiển mọi hoạt động và chức năng của Viện. Viện trưởng là đại diện pháp nhân của Viện và chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty và trước pháp luật về hoạt động của Viện. b. Viện phó và kế toán trưởng: Là người giúp việc Viện trưởng điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Viện theo phân công của Viện trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và pháp luật về nhiệm vụ được Viện trưởng phân công thực hiện. c. Văn phòng: Có chức năng đảm bảo công tác hành chính, hậu cần, quản trị, an ninh toàn Viện, trang bị các dụng cụ làm việc, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên toàn Viện, quản lý tài sản thuộc Viện. d. Phòng bảo vệ: Bảo vệ tài sản của Viện, bảo vệ an ninh trật tự cho Viện hàng ngày. e. Phòng tổ chức cán bộ - Lao động: Có chức năng tham mưu về công tác tổ chức cán bộ lao động tiền lương thực hiện mọi chính sách, chế độ đối với người lao động, tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của Viện theo yêu cầu gọn nhẹ, hiệu quả, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Phòng tổ chức cán bộ - lao động: Có nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng. - Định hướng lập phương án về cơ cấu tổ chức sản xuất của Viện tron từng thời kỳ. - Thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động kể cả trong biên chế và lao động hợp đồng. - Lập phương án tiền lương sản phẩm cho Viện. Thực hiện quản lý và chỉ đạo tiền lương, quản lý lao động. - Xây dựng mức hao phí lao động, an toàn lao động, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thực hiện các chế độ đối với công nhân viên. - Tổ chức công tác thanh tra, thi đua, khen thưởng. f. Phòng kinh tế kế hoạch Là phòng tham mưu, chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về việc tổ chức chỉ đạo các mặt công tác, kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng quản lý các hệ thống chỉ tiêu kế hoạch và hợp đồng kinh tế, giả cả thị trường, đầu tư xây dựng cơ bản, tổng hợp các mặt thực hiện kế hoạch kinh doanh quyết toán vật tư và tính hiệu quả kinh doanh. Phòng có nhiệm vụ: - Xây dựng và quản lý các chỉ tiêu kế hoạch của Viện. - Xây dựng khai thác vật tư, hàng hoá, hình thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh các mặt hàng của Viện. - Xây dựng chi phí lưu thông kế hoạch giá thành cho từng mặt hàng sản xuất có sự quản lý, hướng dẫn của cấp trên đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. - Xác định phương hướng đầu tư xây dựng cơ bản, kế hoạch sửa chữa lớn cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng trong Viện. l. Phòng tài chính kế toán: Giúp Viện trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng trong việc tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế hoạch tài chính, hạch toán thống kê toàn Viện theo đúng quy định của Nhà nước và pháp lệnh kế toán thống kê đã ban hành, có nhiệm vụ: - Tổ chức bộ máy, hình thức kế toán thống kê từ cơ sở cho đến Viện phù hợp với năng lực và thực tế nhằm phát huy hiệu quả bộ máy quản lý. - Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ và trung thực toàn bộ các hoạt động kinh doanh và tài sản của Viện. - Tính toán chính xác kết quả kinh doanh, kiểm kê tài sản. - Cân đói vốn, sử dụng điều hoà các loại vốn phục vụ trong kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất việc sử dụng vốn. - Các nhiệm vụ khác do Viện trưởng phân công. M. Các phòng khoa học công nghệ: Có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế đóng mới, sửa chữa các sản phẩm về tàu thuỷ, thiết kế các dụng cụ, sản phẩm đặc chủng thuộc khả năng chuyên môn của Viện. 4.2. Những mặt hàng sản xuất 4.2.1. Mặt hàng sản xuất. Bảng 2: những mặt hàng sản xuất của hai năm 2001 và 2002. No Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện năm 2001 Thực hiện năm 2002 I Nghiên cứu khoa học 1000đ 1583868 2.200.000 II Thiết kế 1000đ 6228192 6.487.700 - Tàu hàng 12000T – H152 SP 1/1 - Tàu hàng 6300T\6500T - H141 - 1/1 - Hoán cải tàu Thịnh Cường - 1/1 - Sà lan 2000T – S 200 - 1/1 - Tàu hàng 34000T – H158 - 1/1 - Xuồng cứu sinh - 1/1 - Tàu hàng khô H143B - 1/1 - Tàu kiểm tra đường thuỷ CT26 - 1/1 - Tàu kiểm tra 90CV – CT25 - 1/1 - Tàu kéo cảng Chân Mây L130-L131 - 1/1 - Tàu hàng 3000T – H162 - 1/1 - Phà P 46 Tạ Khoa - 1/1 - Tàu phục vụ tiếp tế H159 - 1/1 - Tàu hút bùn 100m3 – Q33 - 1/1 - Sà lan kho nổi chứa nhựa đường - 1/1 - Tàu hút xén thổi HB – 08 - 1/1 - Tàu dàu 2500T- H157A - 1/1 - Tàu hút 160m3 – Q34 - 1/1 - Tàu lai 215 CV – L 133 - 1/1 - Hoán cải tàu kéo HC 36 - 1/1 - Lập dự án khả thi dáng mới tàu rải ống - 1/1 - Thẩm định dự án tàu khoan tự nâng - 1/1 - Sà lan chở cặn dầu - 1/1 - Phảo trở búa đóng cọc - 1/1 - Thiết kế lắp ráp và hoán cải ôtô, xe máy 1-000đ 930864 1.057.800 - Lập hạng mục tàu Chí Linh SP 0,2 - Thiết kế hoán cải taùy JO lly SP 1/1 - Thẩm định dự án tàu 4000T SP 1/1 - Thiết kế tàu kéo 2 x 1000CV SP 0,2 III Sản xuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4635.doc
Tài liệu liên quan