MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY DA GIẦY THÁI BÌNH 2
1. Quá trình ra đời và phát triển của nhà máy da giầy Thái Bình. 2
2. Cơ cấu tổ chức của nhà máy da giầy Thái Bình. 3
3. Các đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật của nhà máy. 5
3.1. Đặc điểm về sản phẩm của nhà máy. 5
3.2. Đặc điểm về tình hình lao động tại nhà máy. 7
3.3. Đặc điểm về công nghệ và trang thiết bị. 9
3.3.1. Đặc điểm về trang thiết bị. 9
3.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm . 11
3.4. Đặc điểm về quản lý vật tư, cung ứng nguyên vật liệu . 13
3.5. Đặc điểm về tình hình tài chính nhà máy da giầy Thái Bình 14
4. Tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy. 17
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TẬP HỢP, QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY DA GIẦY THÁI BÌNH 19
1. Thực trạng công tác tập hợp và quản lý chi phí sản xuất của nhà máy. 19
1.1. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp tại nhà máy. 21
1.1.1. Yêu cầu, vai trò cung ứng nguyên vật liệu. 21
1.1.2. Hoạt động sử dụng nguyên vật liệu tại nhà máy. 22
1.2. Tình hình chi phí nhân công lao động. 26
1.2.1. Hình thức trả lương tại nhà máy. 26
1.2.2. Chi phí sử dụng lao động. 29
1.2.3. Các chi phí khác. 34
1.2.3.1. Chi phí khấu hao tài sản cố định. 34
1.2.3.2. Chi phí nguyên vật liệu phụ. 35
1.2.3.3. Các chi phí khác còn lại của nhà máy. 36
1.2.4. Tổng hợp chi phí toàn nhà máy. 38
2. Đánh giá về chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành và hiệu quả kinh doanh của nhà máy. 41
2.1. Đánh giá chung về công tác tính và sử dụng chi phí tại nhà máy. 41
2.2. Tính giá thành tại nhà máy. 42
2.3. Hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất. 43
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG CHI PHÍ VÀ KINH DOANH TRONG NHÀ MÁY DA GIẦY THÁI BÌNH 45
1. Đối với sử dụng nguồn nhân lực. 45
2. Đối với sử dụng nguyên, nhiên vật liệu. 48
3. Sử dụng và tính khấu hao tài sản cố định. 49
4. Sử dụng các chi phí khác. 50
5. Kiến nghị. 52
KẾT LUẬN 54
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí và kinh doanh trong nhà máy da giầy Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung.
Tuy nhiên đối với phần nguyên vật liệu trực tiếp không được tính vào giá thành sản phẩm của nhà máy, vì thực tế nhà máy hầu như không có quá trình thu mua, cung ứng nguyên vật liệu, mà nguyên vật liệu được nhận, cấp phát, do đối tác trực tiếp cung ứng. Vì vậy trong phần này em xin chỉ trình bày về thực trạng tình hình sử dụng và cách tính. Và do một số đặc điểm của nhà máy, em sẽ chia các nội dung tính và sử dụng chi phí của nhà máy thành các nội dung như sau :
+ Sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân lực
+ Các chi phí khác
Nguyên nhân em muốn phân chia nội dung tính chi phí thành chi phí nhân lực và các chi phí còn lại khác là vì để tiện cho việc xem xét hiệu quả của việc sử dụng các nội dung chi phí vào các đối tượng có liên quan cụ thể. Bởi vì đối với chi phí nhân lực còn có nhiều các loại chi phí có liên quan ngoài chi phí cho nhân công trực tiếp sản xuất. Và các chi phí khác lại bao gồm cả một số những chi phí về nguyên vật liệu phụ nhà máy vẫn phải sử dụng mà đáng lẽ phải tính ở nội dụng của tính chi phí nguyên vật liệu trong bài lại không thể trình bày.
Tình hình sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp tại nhà máy.
1.1.1. Yêu cầu, vai trò cung ứng nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là phạm trù mô tả các đối tượng lao động được tác động vào để biến thành sản phẩm ( dịch vụ ). Nguyên vật liệu là một trong các yếu tố sản xuất cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm. Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu ở mọi doanh nghiệp đều bao gồm ba nội dung chủ yếu là mua sắm, vận chuyển và bảo quản nguyên vật liệu ( hàng hoá ) trong kho. Đặc điểm cơ bản của nguyên vật liệu là nhiều chủng loại tham gia vào sản xuất với số lượng rất khác nhau. Đối với ngành sản xuất da giầy thì điều này lại càng đúng hơn vì để phục vụ cho sản xuất, các doanh nghiệp da giầy phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu hơn cả nhiều lĩnh vực kinh doanh khác. Chính vì thế việc quản trị cung ứng nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp da giầy có vị quan trọng, hơn nữa trong xu thế cạnh tranh về cả các nguồn lực khan hiếm thì nó trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Do nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành cho lên hoạt động cung ứng nguyên vật liệu có hiệu quả sẽ góp phần rất quan trọng vào tăng hiệu quả kinh doanh. Vì vậy hoạt động cung ứng nguyên vật liệu phải luôn đảm bảo cung ứng đầy đủ, đúng chủng loại, số lượng và chất lượng các loại nguyên vật liệu ( hàng hoá ) cần thiết cho quá trình sản xuất ( tiêu thụ ) với chi phí kinh doanh tối thiểu và làm thế nào để có thể dự trữ mọi loại nguyên vật liệu cần thiết cho sản phẩm ở mức dự trữ tối ưu.
1.1.2. Hoạt động sử dụng nguyên vật liệu tại nhà máy.
Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy thường chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng xuất khẩu và gia công, có thể nhận nguồn cung ứng nguyên vật liệu từ chính bạn hàng cung cấp, từ công ty cổ phần giầy Thăng Long cấp phát và nhà máy tự chủ thu mua. Tuy nhiên, chỉ ít những đơn hàng sản xuất mà nhà máy phải cung ứng nguyên vật liệu, mà thường thì khách hàng sẽ tự bỏ nguyên vật liệu ra, còn nhà máy chỉ cung ứng một số nguyên vật liệu phụ, dễ thu mua. Do vậy hoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu của nhà máy cũng không quá phức tạp mà đơn giản hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp sản xuất trong ngành. Thường thì mỗi khi có đơn hàng nhà máy mới tiến hành thu mua nguyên vật liệu về sản xuất chứ không có dự trữ, bởi nhà máy chỉ sản xuất theo đơn hàng, sản xuất xong là xuất cho khách hàng ngay. Vì thế, trong phần này, em chỉ trình bày cách tính và sử dụng nguyên vật liệu của nhà máy để phục vụ cho sản xuất chứ không trình bày về chi phí. Bởi thực tế, hầu hết các đơn hàng sản xuất của nhà máy thì nguyên vật liệu chính để sản xuất đều do chính khách hàng cung cấp và trực tiếp quản lý, giám sát cho lên trong giá thành mà nhà máy được tính không bao gồm những chi phí nguyên vật liệu đó. Nhà máy chỉ phải chi phí những nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, bao bì và cao su là chính.
Nguyên vật liệu để dùng cho sản xuất tại nhà máy gồm rất nhiều chủng loại:
+ Nguyên vật liệu chính: Vải các loại, cao su, dây giầy, chỉ,..
+ Nguyên vật liệu phụ: Tem, bìa, giấy nhét mũ, giấy bọc giầy, băng dính, mác các loại,...
+ Nhiên liệu: Xăng dầu, kẽm, bột nhẹ,...
+ Phụ tùng thay thế: Ống hơi cao su, khoá hơi đồng, xích tải,...
+ Bao bì: Thùng, hộp, túi nilon,...
Quy trình tiếp nhận và cấp phát vật tư được tiến hành như sau:
* Nhập kho vật tư:
Khi vật tư về tới nơi, thủ kho tiến hành kiểm tra toàn bộ lượng hàng bao gồm các công việc: Kiểm tra danh mục vật tư, kiểm nhận chất lượng vật tư hàng hoá, xác định công dụng ghi trong hoá đơn, sau đó ghi danh mục các loại vật tư, quy cách và phiếu kiểm nghiệm vật tư đó. Vật tư nhập kho phải căn cứ vào số lượng thực tế, thủ kho lên kế hoạch và chuyển giấy tờ cần thiết cho các bộ phận liên quan. Quy trình nhập kho vật tư vào kho bao gồm các công đoạn và các việc cần làm :
+ Chuẩn bị nơi chứa vật tư cho phù hợp với từng loại vật tư hàng hoá cần nhập.
+ Chuẩn bị nhân lực bốc dỡ.
+ Chuẩn bị kiểm nghiệm, kiểm nhận đảm bảo vật tư
+ Chuẩn bị các giấy tờ và chứng từ cần thiết.
+ Tổ chức bố trí nơi giao nhận hàng một cách hợp lý.
* Cấp phát vật tư:
Vật tư trước khi xuất kho phải tiến hành kiểm tra phiếu lĩnh vật tư để biết trước số lượng, chủng loại vật tư cấp phát cho các phân xưởng và phải căn cứ vào định mức và hạn mức theo kế hoạch đã định. Đầu kỳ hàng tháng phải đối chiếu song song giữa thủ kho và kế toán. Thủ kho trực tiếp phát theo yêu cầu sản xuất cho từng phân xưởng.
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp vật tư của đơn hàng Pan sawoo K70042 – B
Đơn hàng: Pan Sanwoo K70042 – B Lệnh sản xuất: 3/7/2007
Kiểu giầy: 203919T Số lượng : 15400 đôi
Số
TT
Tên vật tư
Quy cách
Đơn vị
Định mức cỡ 41
Số lượng theo KH
Số lượng
thực tế
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
Bạt 3024 in cream ( BLK chess – hoa lắc )
Bạt 3 đen ( má )
Bạt 3024 in cream ( BLK chess – hoa đáp hậu )
Bạt 3419 đen ( lót lắc, má )
Mành lót giữa
Bạt 3419 đen tráng keo ( pho hậu )
PU 0,6 mm đầu đen ( lót cổ )
Mút 10 ly (độn cổ )
Bạt 3419 đen ( tẩy )
EVA 3,5 ly
Bìa Đài Loan
Chun đen cạnh 6cm
Phin đen ( viền lắc, viền pho )
Vải bồi 2 lớp ( pho mũi )
Tem cạnh “ Graceland )
Tem cô gái
Chỉ 20/2 mộc
Chỉ 20/2 đen
Xoải 5030
K1.1
K1.1
K1.1
K1.1
K1,2
K1.0m
K40’’
K1.2
K1.1m
K1.1*2,1
K1,55*0,93
6cm
K0.75
K0.82
2000m/c
2000m/c
m
m
m
m
m
m
m
m
m
tấm
tấm
m
m
chiếc
chiếc
cuộn
cuộn
đôi
0,088
0,065
0,021
0,153
0,180
0,012
0,036
0,022
0,052
0,026
0,034
0,12
0,047
0,02
2
2
0,008
0,009
1
1.273,89
940,94
304
2214,83
2605,68
173,71
521,14
318,47
752,75
376,38
492,18
1848
680,37
289,52
30.800
30.800
123,2
138,6
15.400
1274
941
304
2215
2606
174
521
318
753
376
492
1848
680
290
30.800
30.800
123
139
15.400
Mức tiêu dùng vật tư được xác định như sau: Trước hết cán bộ phòng kế hoạch vật tư phải nghiên cứu bản vẽ thiết kế mẫu sản phẩm, sau đó xác định lượng tinh của sản phẩm, phòng kế hoạch vật tư tiến hành xác định định mức cho các bước công nghệ, xác định kích thước, trọng lượng sản phẩm, kết hợp với tỷ lệ hao hụt, hư hỏng trong quá trình sản xuất.
Để tính cho các loại chi phí nguyên vật liệu em xin lấy một đơn hàng Pan sanwoo K70042 – B, kiểu giầy 203919T ( Lệnh sản xuất ngày 3/7/2007 ) của nhà máy để tính và tập hợp, các loại vật liệu chính cần phải tính qua bảng 2.1.
Tổng nhu cầu định mức nguyên vật liệu cho một lô hàng sản xuất dựa trên cơ sở đã phân tích kỹ thuật, kích thước sản phẩm và xác định đước định mức tiêu hao cần thiết của từng loại nguyên vật liệu cho một đôi giầy và nhân với số lượng giầy cần sản xuất ra trong lô hàng. Việc tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu phải tính ngay ban đầu khi có đơn hàng bởi vì khi ký hợp đồng sản xuất với khách hàng, nhà máy cũng phải ký lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất dựa trên đơn hàng. Và dựa trên kế hoạch sản xuất đã xác lập mà nhà máy và khách hàng giao nhận nguyên vật liệu theo kế hoạch đã đề ra.
Vì vậy công tác xác định mức tiêu dùng vật tư sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng ngay từ ban đầu. Nếu tính toán không chi tiết, chính xác nhà máy có thể dẫn đến hậu quả không thể lường được đó là thiếu vật tư sản xuất do lãng phí hay do công tác tính định mức thấp hơn so với sử dụng thực tế để sản xuất mà nhà máy ký hợp đồng cung cấp vật tư với khách hàng thấp hơn nhu cầu sản xuất thực tế, lúc đó nhà máy sẽ phải tự cung ứng hoặc chịu bồi thường.
Tình hình chi phí nhân công lao động.
1.2.1. Hình thức trả lương tại nhà máy.
Bất cứ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người hay nguồn nhân lực của nó. Hơn nữa, nhân công lao động là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm, do đó việc bố trí lao động trong doanh nghiệp sao cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tạo ra năng suất và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh là một vấn đề hết sức quan trọng.
Chi phí nhân công lao động là một phần quan trọng đối với chi phí sản xuất kinh doanh. Cũng do đặc thù của ngành và đối với ngành da giầy nói chung và nhà máy da giầy Thái Bình nói riêng thì chi phí nhân công càng là vấn đề quan trọng, bởi vì trình độ và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất ở các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thấp kém, chưa có nhiều máy móc hiện đại. Vì vậy cũng như ở các doanh nghiệp trong ngành, nhà máy da giầy Thái Bình sử dụng nhiều và với phần đông số lượng lao động thủ công. Vì vậy, quản lý và quản lý chi phí nhân công lao động là một yếu tố quan trọng để giảm thiểu chi phí, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh. Yêu cầu của quản trị nhân lực nói chung và quản trị nhân công lao động nói riêng là giúp tìm kiếm và phát triển những hình thức, những phương pháp tốt nhất để người lao động có thể đóng góp nhiều sức lực cho việc đạt được các mục tiêu của tổ chức, đồng thời cũng tạo cơ hội để phát triển không ngừng chính bản thân người lao động trên cơ sở có lợi cho cả người lao động và doanh nghiệp.
Chi phí nhân công là những khoản chi phí phải chi trả có tính chất tiền hay không phải là tiền có liên quan đến lao động trong doanh nghiệp. Tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ xét đến lĩnh vực chi phí bằng tiền của nhà máy cho các đối tượng lao động trong nhà máy. Các chi phí bao gồm như: Lương chính, lương phụ, và các khoản phụ cấp có tính chất lương, các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,...
Nhà máy cũng áp dụng hai hình thức trả lương cơ bản là theo thời gian và theo sản phẩm:
+ Trả công, lương theo thời gian: Nhà máy tính toán dựa trên cơ sở mức tiền công đã được xác định cho công việc và số đơn vị thời gian thực tế làm việc và với điều kiện phải đáp ứng các tiêu chuẩn công việc tối thiểu đã được xây dựng trước. Đối với hình thức này, nhà máy áp dụng trả cho các cán bộ và nhân viên trong nhà máy. Dưới đây là hệ số thang lương đối với một số đối tượng trong nhà máy:
Hệ số lương đối với các cán bộ: Giám đốc: 2,7; phó giám đốc: 2,5; trưởng phòng: 2,0; phó phòng: 1,8; đại học: 1,5; cao đẳng: 1,4; trung cấp: 1,3; phục vụ; 1,0; kỹ thuật: 1,2; tổ trưởng: 1,4.
Bảng 2.2. Hệ số thang lương ( 6 bậc ) trong nhà máy.
Bậc lương
Đối tượng
1
2
3
4
5
6
Kỹ sư, công nhân viên
2,34
2,65
2,96
3,27
3,58
3,89
Cán sự, kỹ thuật viên
1,8
1,99
2,18
2,37
2,56
2,75
Nhân viên văn thư
1,35
1,53
1,71
1,89
2,07
2,25
Nhân viên phục vụ
1,0
1,18
1,36
1,54
1,72
1,9
Nhân viên bảo vệ
1,0
1,09
1,18
1,27
1,36
1,45
+ Trả lương theo sản phẩm: Hình thức này được áp dụng trả cho nhân công sản xuất trực tiếp. Tiền công của người lao động sẽ phụ thuộc trực tiếp vào số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất ra và đơn giá trả công cho một đơn vị sản phẩm. Tiền công sẽ được tính qua công thức:
TC = ĐG * Qtt
Trong đó: TC: Tiền công
ĐG: Đơn giá
Qtt: Số lượng sản phẩm thực tế
Đơn giá tiền công của công nhân được tính bằng cách chia mức lương giờ của công việc cho số đơn vị sản phẩm định mức mà người lao động có nghĩa vụ phải sản xuất trong một giờ hoặc nhân mức lương giờ của công việc với số giờ định mức để sản xuất được một đơn vị sản phẩm.
Việc nhà máy áp dụng trả lương theo sản phẩm đối với công nhân sản xuất trực tiếp có tác dụng khuyến khích tài chính đối với người lao động, thúc đẩy họ nâng cao năng suất lao động vì lượng tiền công mà họ nhận được phụ thuộc trực tiếp vào lượng sản phẩm của họ.
1.2.2. Chi phí sử dụng lao động.
Mức thu nhập bình quân của công nhân sản xuất trong nhà máy đã thay đổi đáng kể. Tính từ năm 2003 đến năm 2007, mức thu nhập bình quân đã tăng gấp 2,5 lần. Tuy nhiên sự thay đổi về tổng chi phí nhân công thì lại không phải thay đổi theo tỷ lệ của của sự thay đổi mức thu nhập bình quân lao động.
Bảng 2.3. Chi phí tiền lương công nhân sản xuất qua 5 năm gần đây.
Năm
Chi phí tiền lương công nhân (đ )
Chênh lệch
Tốc độ tăng
%
2003
416.250.000
...
100
2004
445.200.000
28.950.000
107
2005
507.500.000
62.300.000
114
2006
543.000.000
35.500.000
107
2007
610.875.000
67.875.000
112,5
Qua bảng trên có thể thấy sự gia tăng chi phí tiền lương công nhân là không đáng kể so với tốc độ gia tăng của thu nhập bình quân. Nguyên nhân chính của vấn đề này có thể lý giải bằng việc nhà máy thay đổi cơ cấu lao động khi cổ phần hoá vào năm 2005, nhà máy đã giảm đi lượng lao động đáng kể trong cơ cấu công nhân lao động sản xuất. Còn sự gia tăng về chi phí là do sự thay thay đổi, điều chỉnh về mức lương tối thiểu cho người lao động trong các năm gần đây: từ 350000đồng/người/tháng đến nay đã tăng lên 500000đồng/ người / tháng. Sự đãi ngộ với người lao động cũng được tăng lên đáng kể và qua các năm, giá trị sản lượng sản xuất của nhà máy cũng tăng cao, do đó cường độ lao động của công nhân cao hơn kéo theo chi phí cho lĩnh vực này cũng tăng lên.
Bảng 2.4 tổng hợp các khoản mục chi phí sử dụng nhân công trong nhà máy từ năm 2003 đến 2007, qua bảng có thể thấy ngay qua 5 năm tỷ lệ cơ cấu chi phí sử dụng nhân công đã có nhiều thay đổi:
Lương cơ bản là một yếu tố quan trọng trong chi phí sử dụng lao động. Như đã nói ở trên, lương cơ bản của công nhân về giá trị tuyệt đối đã tăng lên, và liên tục, chiếm đến trên 30% tỷ lệ sử dụng chi phí lao động. Tốc độ tăng trưởng về tiền lương đạt trung bình từ 7 – 10 %. Điều này cũng minh chứng cho sự gia tăng thu nhập của công nhân trong nhà máy tuy nhiên vẫn ở mức chưa cao và cơ cấu trong chi phí lại có những thay đổi đáng kể. Năm 2003 và 2004 cao hơn các năm sau, chiếm 36% trong cơ cấu chi phí lao động, 3 năm sau tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 30% và tăng liên tục nhưng không đáng kể.
Cần khẳng định lại năm 2005 là một năm có tính bước ngoặt của nhà máy. Toàn bộ các yếu tố trong nhà máy đều thay đổi và có những biến chuyển tốt. Các khoản chi phí khen thưởng và phúc lợi xã hội đã tăng lên cao.
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp các loại chi phí sử dụng lao động.
Chỉ tiêu chi phí (đ )
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng chi phí
1164010000
1183098700
1718009500
1790897100
1901852500
Lương cơ bản
416.250.000
445.200.000
507.500.000
543.000.000
610.875.000
Khen thưởng, phúc lợi
214.876.200
204.084.500
363.187.200
425.875.300
460.438.500
Bảo hiểm xã hội
79.087.500
84.588.000
96.425.000
103.000.000
116.066.300
Phụ cấp, trợ cấp
176.347.600
172.259.200
180.562.800
207.385.900
195.320.200
Chi phí sử dụng lao động khác
277.448.700
276.967.000
570.334.500
511.635.900
519..152.500
Chỉ tiêu tỷ trọng chi phí ( % )
100
100
100
100
100
Lương cơ bản
35,76
37,63
29,54
30,32
32,12
Khen thưởng, phúc lợi
18,46
17,25
21,14
23,78
24,21
Bảo hiểm xã hội
6,8
7,15
5,61
5,75
6,1
Phụ cấp, trợ cấp
15,15
14,56
10,51
11,58
10,27
Chi phí sử dụng lao động khác
23,83
23,41
33,2
28,57
27,4
Tỷ lệ chi phí giành cho khen thưởng, phúc lợi chiếm khá cao trong chi phí lao động, trunh bình khoảng 20% . Năm 2004 có giảm so với năm 2003 nhưng sau đó năm 2005 chi phí cho vấn đề này lại tăng lên rõ rệt, so với năm 2004, năm 2005 chi phí cho khoản này tăng 159.103.000đ ( tương ứng tăng 78% ) và đến năm 2007, con số đã tăng lên 256.354.000đ ( tương ứng tăng 126% ). Điều này có vai trò đặc biệt quan trọng, nó thể hiện được những thay đổi có chiều hướng tốt của nhà máy bởi vì các khoản chi trả này người lao động được hưởng do hoàn thành vượt mức chỉ tiêu công việc của mình hay thưởng giành cho họ vào các ngày lễ. Tiền thưởng được áp dụng và phân chia làm 3 loại A, B, C tương ứng là 20%, 15%, và 10% theo tiền lương sản phẩm của cá nhân. Khoản chi trả này có mối quan hệ tới năng suất lao động của công nhân, nó có ảnh hưởng tích cực rất lớn tới động lực và làm tăng năng suất cho người lao động và cần phải sử dụng một cách hợp lý.
Đối với các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà máy thực hiện đúng với quy định nhà nước về sử dụng lao động.
Phụ cấp, trợ cấp là các khoản chi trả như nghỉ ốm đau, thai sản, ăn giữa ca,... đây là khoản chi phí khá cao. Tỷ lệ chiếm đến trên 10% trong tổng chi phí sử dụng lao động trong nhà máy. Qua 5 năm thì tỷ lệ này giảm dần trong cơ cấu chi phí, nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng qua các năm. Nguyên nhân của vấn đề này là do lao động nữ trong nhà máy chiếm đa số, phần lớn lại trong độ tuổi sinh để và do yêu cầu tiến độ sản xuất vào mùa vụ chính nên phải làm tăng ca nên chi phí cho khoản này tăng lên cao. Đây là khoản chi phí không thể thiếu đối với thực hiện theo quy định nhà nước cũng như chính sách của nhà máy nhằm nâng cao tinh thần và khuyến khích lao động.
Ngoài ra nhà máy còn phải chịu nhiều chi phí cho nhiều các hoạt động khác có liên quan đến lao động như: Thăm quan, thăm hỏi ốm đau, bảo hộ lao động,... Nó còn bao gồm nhiều loại chi phí cho lên chiếm tỷ lệ cao. Năm 2005, chi phí này là lớn nhất cả về giá trị tuyệt đối lẫn tương đối. Điều này nguyên nhân cũng do sự thay đổi cơ cấu lao động trong năm nên có nhiều khoản phải chi trả. Trong 2 năm 2006 và 2007, tỷ lệ các chi phí này lại giảm xuống còn dưới 30%, đây là biểu hiện tốt bởi vì nhà máy đã giảm bớt được các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất liên quan tới lao động.
Tổng các chi phí sử dụng lao động liên tục tăng qua các năm. Đặc biệt năm 2005 là điểm mốc quan trọng, tổng chi phí so với năm 2004 đã tăng 534.910.000đ ( tương ứng tăng 45,2% ), 2 năm 2006 và 2007 cũng tăng, năm 2007 tăng 183.843.000đ ( tương ứng tăng 10,7% ) so với năm 2005. Tốc độ và giá trị gia tăng tổng chi phí lao động trong nhà máy đã giảm so với năm 2005, xu hướng này chưa thể khẳng định rằng nó tốt hay không tốt, vì muốn đánh giá được chúng ta phải đánh giá dựa trên hiệu quả của nó trên cơ sở những gì đạt được qua việc sử dụng những chi phí đó. Nguyên nhân của sự gia tăng là do nhà máy đã ký kết được nhiều hợp đồng hơn, giá trị sản lượng sản xuất được tăng lên và do nhà máy đã có những chính sách đãi ngộ tốt hơn đối với người lao động.
Trong cơ cấu lao động tại nhà máy thì công nhân sản xuất trực tiếp chiếm phần lớn trong nhà máy. Cơ cấu này phản ánh đúng với đặc điểm nhu cầu của ngành sản xuất da giầy cần nhiều lao động trực tiếp sản xuất. Vì thế chi phí cho đối tượng công nhân sản xuất trực tiếp cũng chiếm phân lớn trong cơ cấu chi phí lao động. Vì nhiệm vụ, vai trò khác nhau nên trong quá trình tính toán chi phí lao động cũng cần phải phân chia thành các đối tượng có liên quan để tính chi phí, qua đó có cơ sở để phân tích, lên kế hoạch cho chi phí một cách hợp lý, có hiệu quả. Để thấy được chi phí cho công nhân sản xuất trực tiếp trong nhà máy có tầm ảnh hưởng lớn ta so sánh với các đối tượng chi phí còn lại trong nhà máy: các lao động phụ trợ và cán bộ công nhân viên ( chi phí lao động gián tiếp ).
Bảng 2.5. So sánh chi phí lao động theo đối tượng.
Các chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng chi phí sử dụng lao động (1.000)
1.164.010
1.183.098
1.718.009
1.790.897
1.901.852
Chi phí LĐ trực tiếp(1.000)
1.056.572
1.071.414
1.610.462
1..638.312
1.759.403
Tỷ lệ chi phí LĐ trực tiếp ( % )
90,77
90,56
93,74
91,48
92,51
Chi phí LĐ gián tiếp(1.000)
107.438
111.684
107.547
152.584
142.448
Tỷ lệ chi phí LĐ gián tiếp ( % )
9,23
9,44
6,26
8,52
7,49
Chi phí cho lao động sản xuất trực tiếp luôn chiếm trên 90% cơ cấu chi phí sử dụng lao động của nhà máy, và liên tục tăng qua các năm. Chi phí cho lao động gián tiếp chỉ chiếm dưới 10% trong tổng chi phí sử dụng lao động, đặc biệt trong năm 2005 tỷ lệ cũng như giá trị chi phí giành cho lao động gián tiếp giảm xuống, đó là do khi cơ cấu lại lao động nhà máy đã giảm đi đáng kể lượng lao động gián tiếp không thực sự có hiệu quả, và từ đó đến nay, chi phí lao động gián tiếp có tăng nhưng chỉ dưới mức 8% . Giá trị chi phí gián tiếp 2 năm 2006 và 2007 lại tăng đột biến ( trên 30% ), điều này do thay đổi về mức lương và đã có sự thay đổi về cơ cấu lao động gián tiếp trong năm 2006. Chi phí lao động trực tiếp chiếm phần lớn, do đó việc quản lý chi phí lao động trực tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng. Chi phí phải đảm bảo tính năng suất, tính hiệu quả; tính hiệu quả ở đây có nghĩa là nhà máy sử dụng chi phí không hẳn chỉ là tiết kiệm mà phải có sự phân chia một cách hợp lý để tạo ra kết quả sau khi trừ đi chi phí là lớn nhất.
1.2.3. Các chi phí khác.
Ở đây em chia thành mục các chi phí khác là vì trong phần nguyên vật liệu trực tiếp không tính phần chi phí nào. Vì thực tế nhà máy vẫn phải chi phí một số những nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, bao bì, cao su cho lên những chi phí đó sẽ được tính trong phần này.
Các chi phí trong phần này bao gồm các chi phí còn lại của nhà máy: Chi phí vật liệu phụ, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ, mua ngoài, nhiên liệu, năng lượng, các khoản phải nộp, khấu hao, sửa chữa, bảo dưỡng, vận chuyển, điện nước... Để tính tất cả các khoản mục chi phí trong nhà máy là vấn đề phức tạp. Vì vậy em xin được trình bày những chi phí kinh doanh chính trong nhà máy để tiện cho việc xem xét sự hiệu quả sử dụng chi phí của nhà máy.
1.2.3.1. Chi phí khấu hao tài sản cố định.
Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần về giá trị và hiện vật, phần giá trị hao mòn của TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm làm ra. Khấu hao TSCĐ chính là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐ đã hao mòn, hao mòn là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của tài sản cố định. Mục đích của trích khấu hao TSCĐ là biện pháp chủ quan nhằm thu hồi vốn đầu tư để tái tạo lại TSCĐ khi nó bị hư hỏng hoặc đã hết thời hạn sử dụng có ích.
Nhà máy sử dụng cách tính mức khấu hao bình quân theo thời gian sử dụng:
Nguyên giá TSCĐ
Mức khấu hao năm = ----------------------------
Thời gian sử dụng
Chi phí khấu hao TSCĐ của nhà máy cũng có thay đổi theo xu hướng tăng mức khấu hao hàng năm:
Bảng 2.6. Chi phí khấu hao của nhà máy.
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Chi phí khấu hao(1.000)
856.438
862.265
985.621
1.008.329
1.031.734
Chênh lệch so với năm trước (1.000 )
...
5.827
123.356
22.708
23.405
Tốc độ tăng ( % )
...
6,8
14,3
2,3
2,3
Có thể thấy chi phí khấu hao TSCĐ tăng đột biến trong năm 2005 ( tăng 123.356.000đ, tương ứng tăng 14,3% ), điều này do trong năm 2005 nhà máy mua sắm trang thiết bị mới hơn 2 tỷ đồng và thanh lý một số thiết bị lạc hậu, đã không còn thời hạn sử dụng nên chi phí khấu hao tăng vọt. Các năm tiếp sau chi phí khấu hao TSCĐ tăng nhưng không đáng kể ( tỷ lệ tăng là 2,3 % ), nhà máy không mua sắm mới nhiều nữa.
Chi phí nguyên vật liệu phụ.
Chi phí nguyên vật liệu phụ trong nhà máy được áp dụng tính cho cả công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Đối với nguyên vật liệu phụ cho ngành da giầy có giá trị không cao, do vậy chi phí cho nguyên vật liệu phụ không thực sự cao so với các loại chi phí nguyên vật liệu chính.
Chi phí nguyên vật liệu phụ bao gồm các chi phí về : Cao su ( cao su là nguyên vật liệu chính nhưng không như các loại nguyên vật liệu chính khác, đối tác không cung cấp, nhà máy phải tiến hành thu mua loại nguyên vật liệu này để đáp ứng cho sản xuất, Tuy nhiên giá trị của cao su cũng không cao ), bìa cứng cac tông, giấy, keo nhựa, linon, chi phí vận chuyển, xăng dầu,...
Chi phí nguyên vật liệu phụ cũng tăng liên tục qua các năm:
Bảng 2.7. Chi phí nguyên vật liệu phụ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng chi phí NVL phụ (1000đ )
1.131.811
1.865.952
2.962.840
4.574.200
6.686.660
Chênh lệch so với năm trước (1000đ)
...
734.141
1.096.888
1.611.360
2.112.460
Tốc độ tăng ( % )
...
65
59
54,4
46,2
Chi phí nguyên vật liệu phụ tăng nhanh. Con số tăng trên 50% mỗi năm làm người ta kinh ngạc, nguyên nhân của vấn đề này là do định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính cũng như nguyên vật liệu phụ thường ít thay đổi, do đó lượng tiêu hao tăng lên cùng với sự tăng lên của lượng sản xuất ra sản phẩm. Hơn nữa do sự biến động giá cả tăng lên cao nên mọi chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng đáng kể, đặc biệt là chi phí về vận chuyển, xăng dầu tăng lên rất cao. Do vậy việc tìm ra biện pháp hạ thấp chi phí, ti
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10049.doc