MỤC LỤC
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI VÀ PHÍ BẢO HIỂM 1
I. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 1
1. Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 1
2. Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 4
II. Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 6
1. Đối tượng bảo hiểm 6
2. Phạm vi bảo hiểm 7
3. Gía trị bảo hiểm 8
5. Giám định và bồi thường tổn thất 9
6. Hợp đồng bảo hiểm 13
III. Phí bảo hiểm xe cơ giới 14
1. Vai trò và yêu cầu của việc định phí bảo hiểm 14
2. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phí bảo hiểm 15
3. Các chiến lược định phí bảo hiểm 24
4. Phương pháp tính phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới 27
Chương II : Tình hình áp dụng phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA 30
I. Sơ lược về công ty 30
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 30
2. Cơ cấu Tổ chức của Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA 32
3. Kết quả hoạt động kinh doanh 35
II. Thực trạng về việc áp dụng phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA 37
1.Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA 37
2. Nguyên tắc xác định phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới của Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA 39
3. Tình hình áp dụng phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới của Công ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA 44
4. Nhận xét biểu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới của Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA 52
Chương III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH PHÍ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA 54
I. Những ưu điểm và hạn chế 54
1. Ưu điểm 54
2. Hạn chế 56
II. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA AAA TRONG THỜI GIAN TỚI 58
1. Phương hướng 58
2. Chiến lược kinh doanh 59
III. Một số kiến nghị 60
1. Đối với Nhà nước 60
2. Đối với Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA 65
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số kiến nghị trong công tác xác định phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
3.1. Các chiến lược định phí hướng theo chi phí
Những chiến lược này sử dụng các khoản chi phí làm cơ sở cho việc định phí sản phẩm. Nội dung cơ bản của chiến lược này là đưa ra mức giá trang trải được tất cả các chi phí doanh nghiệp bảo hiểm đã bỏ ra trong quá trình thiết kế, phân phối và khuếch trương sản phẩm, ngoài ra còn mang lại một khoản lợi nhuận nhất định cho doanh nghiệp. Chiến lược định phí hướng theo chi phí chỉ có thể thành công trong thị trường mà doanh nghiệp độc quyền hoặc doanh nghiệp là người dẫn đầu. Ngoài ra, chiến lược này cũng có thể thành công trong các thị trường mà ở đó doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị trường có ít đối thủ cạnh tranh, hoặc khi có khách hàng trung thành với doanh nghiệp.
3.2. Các chiến lược định giá theo hướng cạnh tranh
Đây là chiến lược định giá dựa trên các mức giá do đối thủ cạnh tranh đưa ra và cho phép doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng việc định giá để xác định vị trí trên thị trường. Tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh hay mục tiêu định giá mà doanh nghiệp có thể xác định giá cho sản phẩm bằng hoặc cao hơn hay thấp hơn mức giá thị trường.
Một doanh nghiệp có mục tiêu định giá là “ đương đầu với cạnh tranh” có thể đưa ra mức phí bằng mức phí trung bình của các doanh nghiệp cạnh tranh gần nhất với doanh nghiệp cho một loại sản phẩm cụ thể. Còn doanh nghiệp có mục tiêu định giá là “triệt tiêu cạnh tranh” có thể đưa ra mức phí thấp nhất trong số các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sản phẩm cùng loại. Do vậy, trong chiến lược định giá cạnh tranh, sản phẩm thường được thiết kế hoặc được điều chỉnh nhằm phù hợp với mức phí đã định sẵn. Hai ví dụ thường thấy của chiến lược định giá cạnh tranh là chiến lược “định giá thâm nhập” và chiến lược “định giá linh hoạt”, trong đó :
- Chiến lược “định giá thâm nhập” là chiến lược định giá trong đó doanh nghiệp đưa ra mức giá tương đối thấp hơn mức giá của các đối thủ cạnh tranh. Mục đích là giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường và tăng nhanh lượng bán nhằm chiếm lĩnh thị phần của doanh nghiệp khác. Chiến lược này thường được sử dụng với các sản phẩm mới đưa ra thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp đã hoạt động lâu trên thị trường nhưng có biên lợi nhuận thấp áp dụng chiến lược này nhằm ngăn cản các đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường.
- Chiến lược “định giá linh hoạt” là chiến lược định giá cho phép doanh nghiệp có thể đàm phán với khách hàng về giá cả của sản phẩm. Cụ thể, việc định giá được thực hiện thông qua đấu giá cạnh tranh và đưa ra các hợp đồng có thể đàm phán với các nhóm khách hàng quy mô lớn. Trong đó đấu giá cạnh tranh là hình thức trong đó người mua sản phẩm yêu cầu những người cung cấp đưa ra bảng giá cho các hợp đồng yêu cầu, còn hợp đồng có thể đàm phán là hợp đồng trong đó các điều khoản và các mức giá được thiết lập thông qua trao đổi giữa người mua và người bán.
3.3. Các chiến lược định giá hướng theo khách hàng
Trong những chiến lược này, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tập trung và việc đưa ra các mức giá mà những người phân phối hoặc những người sở hữu đơn bảo hiểm có thể chấp nhận được. Cụ thể, đối với các nhà phân phối, khi định giá và thiết kế sản phẩm doanh nghiệp sẽ tập trung vào yếu tố thù lao tức là mức giá được thiết kế sao cho sản phẩm của doanh nghiệp có mức hoa hồng cao hơn sản phẩm của các doanh nghiệp khác.
Còn đối với những người sở hữu đơn bảo hiểm, chiến lược định giá này sẽ tập trung và yếu tố “giá trị sản phẩm”. Nhưng cần lưu ý là với những khách hàng khác nhau thì “giá trị sản phẩm” được quan niệm khác nhau. Do vậy, khi sử dụng chiến lược định giá hướng theo khách hàng, doanh nghiệp phải xác định được các giá trị mà khách hàng mong muốn, và việc định giá sản phẩm của doanh nghiệp phải chỉ ra cho khách hàng thấy rằng các giá trị mà khách hàng mong muốn là có sẵn trong sản phẩm của doanh nghiệp.
Trong marketing nói chung, các ví dụ thường thấy của định giá khách hàng là “định giá tâm lý”, “định giá hớt váng” và “định giá khuếch trương”, trong đó : - Định giá tâm lý là chiến lược định giá dựa trên quan niệm cho rằng khách hàng nhận thấy một số loại giá hay khoảng giá nhất định là hấp dẫn hơn các khoản giá khác. Các doanh nghiệp áp dụng chiến lược định giá tâm lý cho rằng nếu giá cả được ấn định ở mức thấp hơn một chút so với mức giá dự kiến thì lượng sản phẩm bán ra sẽ đạt số lượng nhiều hơn. Ngoài ra, đối với các sản phẩm nộp phí định kỳ thì định giá tâm lý cũng thường giả định khách hàng muốn mua sản phẩm hơn nếu giá sản phẩm được xác định trên cơ sở trả theo tháng chứ không phải trả theo năm hay trả một lần.
Chiến lược định giá tâm lý phù hợp nhất với những thị trường mà ở đó khách hàng cực kỳ nhạy cảm với giá cả của sản phẩm hoặc khi khách hàng có nhận thức cao về giá cả sản phẩm và cũng phù hợp với những sản phẩm được phân phối qua kênh phân phối trực tiếp.
- “Định giá hớt váng” là chiến lược định giá trong đó doanh nghiệp sẽ đưa ra mức giá cao nhất có thể cho bộ phận khách hàng có nhiều mong muốn nhất được sử dụng sản phẩm. Với chiến lược này, doanh nghiệp hy vọng sẽ thu được doanh thu lớn trong thời gian đầu. Doanh thu này không những trang trải tất cả các chi phí mà còn mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chiến lược này thường được áp dụng với các sản phẩm được quảng cáo là có công nghệ mới nhất, hiện đại nhất như máy tính xách tay, điện thoại di động,,, còn đối với các sản phẩm bảo hiểm nói riêng, các sản phẩm dịch vụ tài chính nói chung thì chiến lược này gần như không được sử dụng.
- Với chiến lược “ định giá khuếch trương”, doanh nghiệp sẽ đưa ra mức giá thấp hơn mức giá thông thường cho một sản phẩm nhất định nhằm thúc đẩy việc bán sản phẩm của tất cả các sản phẩm khác của doanh nghiệp.
4. Phương pháp tính phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Khi xác định phí bảo hiểm cho từng đối tượng tham gia bảo hiểm cụ thể, các công ty bảo hiểm thường căn cứ vào những nhân tố sau :
- Loại xe : Do mỗi loại xe có những đặc điểm kỹ thuật khác nhau, có mức độ rủi ro khác nhau nên phí bảo hiểm vật chất xe được tính riêng cho từng loại xe. Thông thường, các công ty bảo hiểm đưa ra những biểu xác định phí bảo hiểm phù hợp cho hầu hết các xe thông dụng thông qua việc phân loại xe thành các nhóm. Việc phân loại này dựa trên cơ sở tốc độ tối đa của xe, tỷ lệ gia tốc, chi phí và mức độ khó khăn khi sửa chữa và sự khan hiếm của phụ tùng. Đối với các xe hoạt động không thông dụng như xe kéo rơ moóc, xe chở hàng nặng…do có mức độ rủi ro cao nên phí bảo hiểm thường được cộng thêm một tỉ lệ nhất định dựa trên mức phí cơ bản.
Giống như cách tính phí bảo hiểm nói chung, phí bảo hiểm phải đóng cho mỗi đầu xe đối với mỗi loại xe được tính theo công thức sau :
trong đó:
p: phí bảo hiểm
S: số tiền bảo hiểm (xe mới = nguyên giá, xe cũ= giá trị thị trường tại thời điểm tham gia bảo hiểm)
f: phí thuần
d: phụ phí
Theo công thức trên, việc xác định phí bảo hiểm phụ thuộc vào các nhân tố sau :
- Tình hình bồi thường tổn thất của những năm trước đó.Căn cứ vào số liệu thống kê, công ty bảo hiểm sẽ tính toán được phần phí thuần “ f ” cho mỗi đầu xe như sau :
( với I = 1,2,…,n )
Trong đ ó : S: số vụ tai nạn giao thông xảy ra năm thứ i
C: số xe tham gia bảo hiểm TNDS năm thứ i
Ti : Thiệt hại bình quân một vụ tai nạn trong năm thứ i
- Các chi phí khác, hay còn gọi là phần phụ phí ( d ), bao gồm các chi phí như đề phòng hạn chế tổn thất, chi quản lý…Phần phụ phí này thường được tính bằng một tỉ lệ phần trăm nhất định so với phí bồi thường.
- Khu vực giữ xe và để xe : Trong thực tế, không phải công ty bảo hiểm nào cũng quan tâm đến nhân tố này. Tuy nhiên, cũng có một số công ty bảo hiểm tính phí bảo hiểm tính phí bảo hiểm dựa theo khu vực giữ xe và để xe rất chặt chẽ.
- Mục đích sử dụng xe : Đây là nhân tố rất quan trọng khi xác định phí bảo hiểm. Nó giúp công ty bảo hiểm biết được mức độ rủi ro có thể xảy ra. Ví dụ, xe do một người về hưu sử dụng do mục đích đi lại đơn thuần chắc chắn sẽ đóng phí bảo hiểm thấp hơn so với xe do một thương gia sử dụng để đi lại trong những khu vực rộng lớn. Rõ ràng xe lăn bánh trên đường càng nhiều, khả năng xảy ra rủi ro tai nạn sẽ càng cao.
- Tuồi tác kinh nghiệm lái xe của người yêu cầu bảo hiểm và những người thường xuyên sử dụng chiếc xe được bảo hiểm. Số liệu thống kê cho thấy rằng các lái xe trẻ tuổi bị tai nạn nhiều hơn so với các lái xe lớn tuổi. Trong thực tế, các công ty bảo hiểm thường áp dụng giảm phí bảo hiểm cho các lái xe trên 50 hoặc 55 tuổi do kinh nghiệm cho thấy số người này ít gặp tai nạn hơn so với các lái xe trẻ tuổi. Tuy nhiên, với những lái xe quá lớn tuổi, thường phải xuất trình giấy chứng nhận sức khoẻ phù hợp để có thể lái xe thì công ty bảo hiểm mới nhận bảo hiểm. Ngoài ra, để khuyến khích hạn chế tai nạn, các công ty thường xuyên yêu cầu người được bảo hiểm tự chịu một phần tổn thất xảy ra với xe (mức miễn thường ). Đối với những lái xe trẻ tuổi mức miễn thường này thường cao hơn so với những lái xe có tuổi lớn hơn.
Giảm phí bảo hiểm : Để khuyến khích các chủ xe có số lượng lớn tham gia bảo hiểm tại công ty mình, các công ty bảo hiểm thường áp dụng mức phí giảm so với mức phí chung theo số lượng tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, hầu hết các công ty bảo hiểm còn áp dụng cơ chế giảm giá cho những người tham gia bảo hiểm không có khiếu nại và tăng tỉ lệ giảm giá này cho một số năm không có khiếu nại gia tăng. Có thể nói đây là biện pháp phổ biến trong bảo hiểm xe cơ giới.
Đối với những xe hoạt động mang tính chất mùa vụ, tức là chỉ hoạt động một số ngày trong năm, thì chủ xe chỉ phải đóng phí cho những ngày hoạt động đó theo công thức sau :
Biểu phí đặc biệt : Trong những trường hợp đặc biệt khi khách hàng có số lượng xe tham gia bảo hiểm nhiều, để tranh thủ sự ủng hộ, các công ty bảo hiểm có thể áp dụng biểu phí riêng cho khách hàng đó. Việc tính toán biểu phí riêng này cũng tương tự như cách tính phí được đề cập ở trên, chỉ khác là chỉ dựa trên các số liệu về bản thân khác hàng này, cụ thể :
- Số lượng xe của công ty tham gia bảo hiểm;
- Tình hình bồi thường tổn thất của công ty bảo hiểm cho khách hàng ở những năm trước đó;
- Tỉ lệ phụ phí theo quy định của công ty;
Trường hợp mức phí đặc biệt thấp hơn mức phí quy định chung, công ty bảo hiểm sẽ áp dụng theo mức phí đặc biệt. Còn nếu mức phí đặc biệt được tính là cao hơn ( hoặc bằng ) mức phí chung, tức là tình hình tổn thất của khách hàng cao hơn hoặc bằng mức tổn thất bình quân chung, thì công ty bảo hiểm sẽ áp dụng mức phí chung.
Hoàn phí bảo hiểm : Có những trường hợp chủ xe đã đóng phí bảo hiểm cả năm, nhưng trong năm xe không hoạt động một thời gian vì một lý do nào đó, ví dụ như ngừng hoạt động để tu sửa xe. Trong trường hợp này thông thường công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí bảo hiểm của những tháng ngừng hoạt động đó cho chủ xe. Số phí hoàn lại được tính như sau :
Tuỳ theo từng công ty bảo hiểm khác nhau mà quy định tỉ lệ hoàn phí là khác nhau. Nhưng thông thường tỉ lệ này là 80%.
Trong trường hợp chủ xe muốn huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm khi chưa hết thời hạn hợp đồng thì thông thường công ty bảo hiểm cũng hoàn lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại đó theo công thức trên, nhưng với điều kiện là chủ xe chưa có lần nào được công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm.
Chương II : Tình hình áp dụng phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA
I. Sơ lược về công ty
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Công ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA, tên giao dịch tiếng Anh là "AAA Assurance Corporation", trụ sở chính tại: 02 Bis Trần Cao Vân, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, được Bộ tài chính cấp giấy phép thành lập số 30/GP/KDBH ngày 28/02/2005; Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA chính thức hoạt động tại thị trường bảo hiểm Việt Nam được gần 03 năm.
Phương châm hoạt động là: "Nhanh – Đúng - Đủ", Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA cam kết không ngừng mang lại nhiều hơn nữa những dịch vụ tiện ích cho khách hàng.
AAA chính là chữ viết tắt của 3 từ "An tâm – An tâm – An tâm", là biểu tượng cho khầu hiệu "Quyền được an tâm" của công ty, công ty mong muốn đem đến sự An tâm cho khách hàng – An tâm cho nhân viên – An tâm cho đối tác và cổ đông của công ty. Trên logo của công ty AAA được ghép lại chắc chắn theo lối phong thuỷ ngũ hành tạo thành một biểu tượng bền vững hình kim tự tháp đồng thời là sự phát triển của ngành bảo hiểm nói riêng, của xã hội nói chung mà trong đó có sự góp sức của AAA.
Sau 03 năm hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, công ty đã có rất nhiều những hoạt động nhằm tạo vị trí trong thị trường và thúc đẩy hoạt động kinh doanh, có những sự kiện quan trọng đánh dấu những thay đổi ý nghĩa đối với công ty:
Ngày 02/11/2005: tại TPHCM, Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA chính thức ra mắt và đi vào hoạt động.
Ngày 05/04/2007: chính thức khai trương Sở giao dịch tại miền Bắc và Chi Nhánh Hà Nội tại 174 - Lê Duẩn (hiện nay tại 155 – Láng Hạ). Đây là một sự kiện đánh dấu sự phát triển của công ty ra miền Bắc, mở rộng địa bàn hoạt động.
Ngày 09/04/2007: Bộ tài chính phê duyệt công văn số 217/CV/07-AAA ngày 15/03/2007 của công ty về việc xin tăng vốn điều lệ từ 80 tỷ VNĐ lên 380 tỷ VNĐ. Công ty bảo hiểm AAA đã khẳng định được tiềm lực tài chính và tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ khi mà sự cạnh tranh đó ngày càng trở nên gay gắt.
Ngày 27/05/2007: Ký bán 2 triệu cổ phiếu cho Tập đoàn Bankinvest của Đan Mạch. Đây là một đối tác lớn đang quản lý nguồn vốn hơn 25 tỷ đô la Mỹ, trong đó có quỹ đầu tư PENN trị giá 80 triệu đô la Mỹ. Đối tác này ngoài việc chuyển giao các bí quyết quản lý, phát triển kinh doanh sẽ là cầu nối công ty với thị trường bảo hiểm Đan Mạch và các nhà đầu tư Đan Mạch.
10/01/2008: Công ty Cổ Phần Bảo hiểm AAA được vinh dự xếp hạng trong top 100 Cúp Vàng Thương hiệu Việt 2007 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kinh Tế Việt Nam tổ chức. Đây là giải thưởng do người tiêu dùng chọn qua Mạng thương hiệu Việt nhằm ghi nhận và tôn vinh những doanh nghiệp, thành viên có những nỗ lực xây dựng và phát triển thương hiệu,làm ra các sản phẩm, dịch vụ chất lượng được người tiêu dùng đánh giá cao.
20/01/2008: Nhận "Vương miện vàng chất lượng Quốc tế" của Tổ chức sáng tạo quốc tế BID, dành cho doanh nghiệp đạt thành tựu xuất sắc về chất lượng phục vụ.
14/02/2008: Thành lập "Trung tâm trợ giúp khẩn cấp toàn cầu", với sự liên kết trực tiếp từ 49 tổng đài trên thế giới. Theo đó, khách hàng khi mua sản phẩm bảo hiểm "Du lịch toàn cầu" của công ty sẽ có quyền yêu cầu trợ cấp khẩn cấp 24/24 tại quốc gia mình đang đi du lịch. Điều đặc biệt là nhân sự sử dụng trả lời Tổng đài trợ giúp khẩn cấp là những thanh hiên giỏi bị khuyết tật, đây là một chiến lược tuyển dụng mang tính nhân văn sâu sắc. Với sự thành lập này, sản phẩm bảo hiểm du lịch đa mang một dấu ấn khác biệt và thể hiện ưu thế hơn so với những sản phẩm đang có trên thị trường.
2. Cơ cấu Tổ chức của Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA
Tham gia sáng lập công ty gồm: 10 cổ đông
1) Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
2) Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam – 279 Lý Thường Kiệt, Quận 11, TP Hồ Chí Minh.
3) Công ty Cổ phần tơ tằm Á Châu – 81 Nguyễn Thái Học, Bảo Lộc, Lâm Đồng.
4) Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Bình – 43/5 An Bình, Dĩ An, Bình Dương.
5) Bà Đỗ Thị Kim Liên – 1A Trần Bình Trọng, Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.
6) Ông Nguyễn Ngọc Anh – 270/45 Phan Đình Phùng, Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.
7) Ông Nguyễn Trọng Bảy – 237/11 Phan Đình Phùng, Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.
8) Bà Trương Thị Quốc Khánh – 453/158 Lê Văn Sỹ, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.
9) Ông Lê Việt Thành - Số 2 đường 49, quận 2 TP Hồ Chí Minh.
10) Ông Ngô Quang Dũng – 482/60 A7 Lê Quang Định, Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.
Ban điều hành công ty
- Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc : Bà Đỗ Thị Kim Liên
- Phó chủ tịch HĐQT : Ông See Chin Thye
- Trưởng ban tư vấn : Ông Nguyễn Nam Cường
- Phó Tổng Giám đốc : Ông Đinh Nam Thắng
- Phó Tổng Giám đốc : Ông Lê Việt Thành
- Giám đốc tài chính : Ông Nguyễn Tuấn Đức
ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG CNTT
PHÓ TGĐ
GĐ VÙNG
BAN CỐ VẤN
PHÓ TGĐ
GĐ CHI NHÁNH
GĐ KTHUẬT
GĐ KDOANH
GĐ HÀNH CHÍNH
GĐ TÀI CHÍNH
BAN KIỂM SOÁT
3. Kết quả hoạt động kinh doanh
w Năm 2005:
Đây là năm công ty thành lập và đi vào hoạt động (từ tháng 3/2005), do vậy công ty chủ yếu tập trung vào hoàn thiện cơ sở vật chất, tuyển dụng cán bộ và tiến hành đào tạo, chuẩn bị các tài liệu kỹ thuật nghiệp vụ, thu xếp tái bảo hiểm… để từng bước đi vào hoạt động và ổn định kinh doanh. Khai trương vào 11/2005, sau đó công ty thực sự bước vào hoạt động khai thác bảo hiểm, bước đầu chủ yếu tập trung tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam. Mặc dù thời gian thực sự hoạt động là tháng 11 và tháng 12 nhưng công ty cũng đã thu được kết quả đáng kể: doanh thu phí đạt 5.080.510.379 đồng (xem chi tiết tại bảng "Kết quả hoạt động kinh doanh Bảo hiểm").
w Năm 2006:
Bước sang năm thứ hai chính thức đi vào hoạt động, cùng với sự phát triển của thị trường bảo hiểm và sự năng động của mình Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA đã thu được rất nhiều kết quả tích cực trong hoạt động kinh doanh năm 2006
Qua bảng cho ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 có những thay đổi to lớn so với năm 2005, cụ thể ở một số chỉ tiêu như:
- Doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng xấp xỉ gấp 9 lần, nếu như năm 2005 đạt hơn 5 tỷ đồng, thì đến năm 2006 là trên 48,5 tỷ.
- Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng gấp gần 13 lần, từ trên 2.5 tỷ đồng lên hơn 27,2 tỷ đồng.
- Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng xấp xỉ 5 lần từ 4,3 tỷ lên 23,1 tỷ đồng.
Tuy những con số này khá khiêm tốn so với những doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường, nhưng lại là những con số đáng nói cho một doanh nghiệp mới thành lập và hoạt động được hơn 1 năm, vừa hoàn thiện các điều kiện để tiến hành kinh doanh vừa hoạt động kinh doanh, khẳng định vị trí trên thị trường.
w Đầu năm 2007
Bước sang năm thứ ba hoạt động kinh doanh bảo hiểm được triển khai, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của năm 2006, trên đà phát triển đó trong 9 tháng đầu năm 2007 kết quả đạt được của hoạt động kinh doanh đã vượt qua cả năm 2006. Cụ thể:
- Tổng số nghiệp vụ bảo hiểm được triển khai là 43 nghiệp vụ
- Thu phí bảo hiểm gốc đạt hơn 55 tỷ đồng tăng xấp xỉ 7 tỷ đồng so cuối năm 2006.
- Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm là: 37.533.974.279 đồng tăng 10 tỷ đồng so cuối năm 2006
- Lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm: 14.692.822.111 đồng
- Lợi nhụân thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm: 34.379.532.385 đồng
Doanh thu từ hoạt động tài chính: 8.448.273.512 đồng
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: 8.026.213.097 đồng
Sau gần 3 năm hoạt động, Công ty bảo hiểm AAA đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trên khắp cả nước với 33 văn phòng giao dịch, chi nhánh, trung tâm và hơn 400 nhân viên, tốc độ tăng trưởng nhanh. So với các doanh nghiệp bảo hiểm ra đời sớm thì những gì AAA đạt được chưa đúng như mong đợi nhưng nó đánh giá sự nỗ lực vươn lên khẳng định chính mình của toàn cán bộ, nhân viên trong công ty. Đặc biệt, chỉ sau hơn 1 năm đi vào hoạt động AAA đã vươn lên vị trí thứ 8 trong 18 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam và là một trong những công ty có đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội. Đó là : Tài trợ cho các cuộc thi về an toàn giao thông, giới thiệu về hội thi "Lái xe an toàn", góp phần tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, ủng hộ các quỹ bảo trợ xã hội, tổ chức nhiều chương trình tặng quà, tiền cho trẻ em nghèo, khuyết tật… Đó là những hoạt động rất đáng ghi nhận của công ty trong các hoạt động xã hội mang tính nhân đạo sâu sắc.
II. Thực trạng về việc áp dụng phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA
1.Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA
Thành lập trong bối cảnh thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng đều đang phát triển công ty phải chịu những áp lực cạnh tranh không nhỏ để có thể thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là với những nghiệp vụ đã phát triển lâu như nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Với một DNBH thì khâu khai thác luôn có một vai trò quan trọng trong quá trình triển khai sản phẩm, nó đưa sản phẩm tiếp cận với thị trường và đưa khách hàng tiếp cận với công ty, nó quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp; đặc biệt với một DNBH trẻ thì khâu khai thác lại càng chiếm giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi sản phầm bảo hiểm là sản phẩm vô hình, kinh doanh bảo hiểm phải dựa trên niềm tin lẫn nhau giữa doanh nghiệp và khách hàng. Một DNBH mới tham gia vào thị trường phải khẳng định được chữ tín của mình mới tiếp cận được với khách hàng và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Đó không chỉ là sự tiếp thị về sản phầm mà cả hình ảnh của công ty để có được niềm tin nới khách hàng.
Nhờ những định hướng đó và những chiến lược đúng đắn mà công ty đã có những kết quả khai thác rất khả quan: (chi tiết tại Bảng 01)
Bảng 1 : Doanh thu phí một số nghiệp vụ của chi nhánh bảo hiểm AAA tại Hà Nội
Đơn vị tính : đồng
Năm
Năm 2006
Năm 2007
Doanh thu phí nghiệp vụ
Tỷ lệ doanh thu phí nghiêp vụ / Tổng doanh thu phí
Doanh thu phí nghiệp vụ
Tỷ lệ doanh thu phí nghiệp vụ / Tổng doanh thu phí
Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới
1,930,905,559
47,7
6,087,277,030
54,1
Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt
1,051,270,804
25,8
3,067,284,985
27,4
Bảo hiểm tàu
684,924,991
16,8
916,582,224
8,2
Bảo hiểm hoả hoạn
187,423,228
4,6
481,937,582
4,3
Nghiệp vụ bảo hiểm khác
193,495,360
4,8
707,142,060
6,3
Tổng doanh thu
4,048,020,039
100
11,260,223,880
100
2. Nguyên tắc xác định phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới của Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA
Nếu như trong các lĩnh vực kinh doanh khác, giá cả sản phẩm được xác định trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh thì trong lĩnh vực bảo hiểm, phí bảo hiểm – giá cả của sản phẩm bảo hiểm được xác định dựa trên tình hình bồi thường tổn thất của những năm trước đó căn cứ vào số liệu thống kê trong quá khứ. Xuất phát từ điểm khác biệt trong kinh doanh bảo hiểm so với một số ngành kinh doanh khác, đó là sự đảo ngược trong chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp bảo hiểm được thu phí bảo hiểm trước hình thành nên doanh thu, việc bồi thường được thực hiện sau vì vậy việc định phí cho sản phẩm bảo hiểm gặp nhiều khó khăn hơn so với những ngành kinh doanh khác. Bởi trong khoản chi của doanh nghiệp bảo hiểm thì khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi bồi thường. Khoản chi này được xác định chủ yếu dựa trên số liệu thống kê quá khứ và ước tính tương lai về tần suất và quy mô tổn thất. Việc sử dụng số liệu thống kê trong quá khứ để xác định giá cả cho sản phẩm bảo hiểm trong tương lai đòi hỏi phải hết sức chặt chẽ nhằm giúp doanh nghiệp có thể bù đắp các chi phí có thể phát sinh, đôi khi những chi phí dự tính lại sai lệch so với thực tế, vì vậy việc xác định phí không những phụ thuộc vào số liệu trong quá khứ, vào các phương pháp tính phí mà còn phụ thuộc vào kinh nghiệm cũng như năng lực của người định phí trong việc dự báo tình hình thị trương và nhu cầu của khách hàng về sản phẩm của mình. Khi tham gia bảo hiểm vật chất xe ôtô tại AAA, Công ty sẽ nhận một khoản tiền của khách hàng gọi là phí bảo hiểm để có thể phải trả một khoản tiền bồi thường cho người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Khoản tiền bồi thường hay chi trả của công ty cho mỗi vụ tổn thất thường lớn hơn gấp nhiều lần so với khoản phí mà chủ xe cơ giới tham gia bảo hiểm phải đóng bởi những chiếc xe ôtô tham gia bảo hiểm thường có giá trị bảo hiểm lên tới hàng trăm triệu đồng. Thế nên khi xác định phí cho nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới cũng như các nghiệp vụ khác, AAA phải tuân thủ theo nguyên tắc số một của bảo hiểm thương mại là “ nguyên tắc số đông bù số ít”. Đây là nguyên tắc xuyên suốt không thể thiếu được trong bất kỳ một nghiệp vụ bảo hiểm nào, theo đó hậu quả của rủi ro xảy ra đối với một hoặc một số ít người sẽ được bù đắp bằng số tiền huy động được từ rất nhiều người có cùng khả năng gặp rủi ro như vậy. Thông qua việc huy động đủ số phí cần thiết để giải quyết chi trả bồi thường cho những tổn thất có thể xảy ra trong cộng đồng những người tham gia, Công ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA đã thực hiện bù trừ theo quy luật số lớn. Theo nguyên tắc này, càng nhiều người tham gia bảo hiểm thì quỹ bảo hiểm tích tụ càng lớn việc chi trả càng dễ dàng, rủi ro được san sẻ cho nhiều người hơn.
Do vậy phí bảo hiểm mà công ty bảo hiểm AAA đưa ra không chỉ phải đảm bảo cho công ty có thể bồi thường, chi trả cho khách hàng mà còn phải trang trải những chi phí quản lý, cũng như đảm bảo cho công ty có lợi nhuận, duy trì và phát triển công ty trên thị trường bảo hiểm.
Các khoản thu chủ yếu của công ty là :
- Thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc;
- Thu từ hoạt động nhận tái;
- Thu từ hoạt động nhượng tái;
- Thu từ hoạt động đầu tư.
Nhưng trong đó phí bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm gốc là một khoản thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng rất lớn trong doanh thu của AAA. Hiện nay doanh thu phí bảo hiểm gốc của công ty đang chiếm khoản 80% tổng doanh thu của công ty. Do đó việc xác định phí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12782.doc