Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh là một vấn đề phức tạp có quan hệ với tất cả các yêu tố trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này em chỉ đề cập đến tác động của quá trình tiêu thụ với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu sau:
123 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá tại Công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ chính xác của số liệu đã ghi.
2.3. Hình thức sổ Chứng từ - ghi sổ.
Hình thức sổ Chứng từ - ghi sổ được hình thành sau các hình thức : Nhật ký chung và Nhật ký sổ cái vì vậy nó thể hiện được bước phát triển cao hơn trong lĩnh vực thiết kế hệ thống sổ, đạt mục tiêu hợp lý hoá cao nhất trong hạch toán kế toán trên các mặt.
Hình thức sổ Chứng từ - ghi sổ tách việc ghi Nhật ký với việc ghi sổ cái thành hai bước công việc độc lập, rất tiện cho phân công lao động kế toán, khắc phục được những hạn chế của hình thức Nhật ký sổ cái.
Hình thức sổ Chứng từ - ghi sổ sử dụng phổ biến sổ Nhật kýtài khoản để hạch toán hàng ngày theo cả hai hướng thông tin về thời gian phát sinh nghiệp vụ và thông tin phân loại cho từng loại đối tượng. Trong hình thức sổ Chứng từ - ghi sổ kế toán sử dụng các sổ chủ yếu sau :
Sổ chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ cái tài khoản
Sổ chi tiết cho một số đối tượng
Ưu điểm của hình thức sổ Chứng từ - ghi sổ : là ghi chép đơn giản, kết cấu sổ dẽ ghi, thống nhất cách thiết kế sổ Nhật ký và Sổ cái, số liệu kế toán dễ đối chiếu, dễ kiểm tra. Sổ nhật ký tờ rời cho phép thực hiện chuyên môn hoá được lao động kế toán trên cơ sở phân công lao động.
Nhược điểm của hình thức sổ Chứng từ - ghi sổ là : vẫn chưa khắc phục được nhược điểm ghi chép trùng lắp của cá hình thức sổ kế toán sử dụng trước đó.
Điều kiện áp dụng : Hình thức sổ Chứng từ - ghi sổ thích hợp với mọi loại quy mô doanh nghiệp. Sổ sách kết cấu đơn giản nên phù hợp với cả kế toán thủ công và kế toán bằng máy.
2.4. Hình thức sổ Nhật ký chứng từ.
Hình thức sổ Nhật ký chứng từ sử dụng các loại sổ sách sau :
Sổ Nhật ký : Hình thức sổ Nhật ký chứng từ sử dụng 10 sổ Nhật ký sau :
Nhật ký chứng từ số 1 : Tiền mặt
Nhật ký chứng từ số 2 : Tiền gửi ngân hàng
Nhật ký chứng từ số 3 : Tiền đang chuyển
Nhật ký chứng từ số 4 : Tiền vay tín dụng
Nhật ký chứng từ số 5 : Nhà cung cấp
Nhật ký chứng từ số 6 : Nhật ký hàng mua
Nhật ký chứng từ số 7 : Nhật ký chi phí sản xuất
Nhật ký chứng từ số 8 : Bán hàng và xác định kết quả
Nhật ký chứng từ số 9 : Tài sản cố định
Nhật ký chứng từ số 10 : Nhật ký chung cho các đối tượng còn lại.
Bảng kê : Hình thức nhật ký chứng từ sử dụng 11 bảng kê nhằm phục vụ cho việc ghi sổ nhật ký được gọn nhẹ, nhanh chóng. Các bảng kê thường gồm :
Bảng kê số 1 : Tiền mặt (ghi Nợ)
Bảng kê số 2 : Tiền gửi ngân hàng (ghi Nợ)
Bảng kê số 3 : Tính giá vật liệu, công cụ dụng cụ
Bảng kê số 4 : Chi phí sản xuất theo phân xưởng
Bảng kê số 5 : Chi phí chung và xây dựng cơ bản
Bảng kê số 6 : Chi phí trả trước và phải trả
Bảng kê số 8 : Nhập, xuất, tồn kho hàng hoá, sản phẩm.
Bảng kê số 9 : Tính giá sản phẩm, hàng hoá
Bảng kê số 10 : Hàng gửi bán
Bảng kê số 11 : Khách hàng
Bảng phân bổ : Hình thức sổ nhật ký chứng từ sử dụng bảng phân bổ để chia chi phí cho đối tượng chịu phí và mục đích của chi phí. Bảng phân bổ thường dùng để hạch toán trước khi ghi bảng kê. Thuộc bảng phân bổ có 4 bảng
Bảng phân bổ số 1 : Tiền lương và các khoản trích theo lương
Bảng phân bổ số 2 : Vật liệu, công cụ, dụng cụ
Bảng phân bổ số 3 : Khấu hao TSCĐ
Bảng phân bổ số 4 : Chi phí sản xuất phụ phù trợ
Sổ chi tiết : Gồm 6 sổ được quy định sẵn kết cấu để phục vụ việc ghi bảng kê hoặc nhật ký chứng từ.
Sổ chi tiết 1 : Tiền vay tín dụng (NKCT số 4)
Sổ chi tiết 2 : Chi tiết nhà cung cấp ( NKCT số 5)
Sổ chi tiết 3 : Chi tiết bán hàng
Sổ chi tiết 4 : Chi tiết khách hàng (bảng kê Số 11; NKCT Số 8)
Sổ chi tiết 5 : TSCĐ (NKCT số 9)
Sổ chi tiết 6 : Các đối tượng còn lại (NKCT số 10)
Sổ cái : Sổ cái ghi ngày cuối cùng của kỳ báo cáo trên cơ sở các Nhật ký chứng từ; sổ cái mở cho từng tài khoản.
Ưu điểm của hình thức nhật ký chứng từ : So với các hình thức sổ trước, hình thức này đảm bảo tính chuyên môn hoá cao của sổ kế toán, thực hiện chuyên môn hoá và phân công chuyên môn hoá lao động kế toán. Hỗu hết sổ kết cấu theo một bên của tài khoản (trừ một số tài khảon thanh toán) nên giản một nửa khối lượng ghi sổ. Mặt khác sổ theo hình thức này kết cấu theo nguyên tắc bàn cờ, nên tính chất đối chiếu kiểm tra cao. Mẫu sổ in sẵn quan hệ đối ứng và ban hành thống nhất tạo nên kỷ cương cho việc ghi chép sổ sách. Nhiều chỉ tiêu quản lý được kết hợp ghi sẵn trên sổ kế toán nhật ký chứng từ, đảm bảo cung cấp thông tin tức thời cho quản lý và lập báo cáo định kỳ kịp thời hạn.
Nhược điểm của hình thức nhật ký chứng từ : Là phức tạp về kết cấu, quy mô sổ lớn về lượng và loại, đa dạng kết cấu giữa các đối tượng trên loại sổ Nhật ký chính và phụ (bảng kê, bảng phân bổ) nên khó vận dụng phương tiện máy tính vào xử lý số liệu kế toán; đòi hỏi trình độ kế toán cao và quy mô hoạt động doanh nghiệp lớn.
Điều kiện áp dụng : Hình thức nhật ký chứng từ sử dụng có hiệu quả trong những điều kiện sau :
Doanh nghiệp sản xuất hoặc doanh nghiệp thương mại có quy mô lớn.
Đội ngũ nhân viên kế toán nhiều, đủ trình độ thao tác nghiệp vụ đúng trên sổ.
Doanh nghiệp chủ yếu thực hiện kế toán bằng lao động thủ công.
3. Trình tự ghi sổ kế toán quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
3.1. Các chứng từ kế toán về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
Chứng từ vừa là phương tiện minh chứng về tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế vừa là phương tiện thông tin về kết quả nghiệp vụ kinh tế đó. Tuỳ theo phương thức tiêu thụ kế toán quá trình tiêu thụ sử dụng các loại chứng từ sau :
Hoá đơn GTGT
Hoá đơn bán hàng
Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho
Hoá đơn bán hàng giao thẳng
Báo cáo bán hàng
Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ
Giấy nộp tiền của nhân viên bán hàng
Bảng kê nhận hàng và thanh toán hàng ngày
Các chứng từ kế toán khác có liên quan
3.2. Trình tự ghi sổ kế toán quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
Trong 4 hình thức ghi sổ kế toán đã nêu ở trên, để thuận lợi cho việc so sánh với sổ sách của đơn vị thực tập trong phần II em chỉ đề cập đến hình thức sổ Nhật ký chung (sơ đồ 10).
V. Đặc điểm kế toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá ở một số nước và chuẩn mực kế toán quốc tế về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
1. Hạch toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá ở Pháp.
1.1 Những nguyên tắc ghi nhận nghiệp vụ tiêu thụ.
Giá bán hàng hoá được xác định là giá bán thực tế, tức là giá ghi trên hoá đơn trừ đi các khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu chấp thuận cho người mua (Net thương mại).
Giá bán được xác định là thu nhập không bao gồm thuế GTGT thu hộ Nhà nước.
Nếu có chiết khấu chấp thuận cho người mua thì chiết khấu được hạch toán vào chi phí tài chính TK 665 - Chiết khấu đã chấp thuận.
Chứng từ sử dụng là hoá đơn báo đòi.
1.2. Tài khoản sử dụng.
TK 70 "Bán sản phẩm chế tạo, cung cấp lao vụ, hàng hoá".
TK 70 sử dụng các tài khoản chi tiết sau :
TK 701 : Bán sản phẩm chế tạo (thành phẩm)
TK 702 : Bán sản phẩm trung gian
TK 703 : Bán phế phẩm
TK 704 : Công tác
TK 705 : Công trình nghiên cứu
TK 706 : Cung cấp dịch vụ
TK 707 : Bán hàng hoá
TK 708 : Thu nhập hoạt động phụ
TK 709 : Giảm giá, bớt giá, hồi khấu chấp thuận cho người mua.
Các tài khoản từ 701 đến 708 có kết cấu như sau :
Bên Nợ : + Giá trị hàng hoá bị trả lại
+ Kết chuyển giảm giá, bớt giá , hồi khấu (từ TK 709)
+ Kết chuyển thu nhập từ bán hàng để xác định kết quả vào TK125.
Bên Có : Giá trị hàng hoá bán ra theo giá bán chưa tính thuế GTGT.
Các tài khoản này không có số dư.
TK 709 có kết cấu như sau :
Bên Nợ : Tập hợp các khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu chấp thuận cho khách hàng trong kỳ.
Bên Có : Kêt chuyển tổng trị giá giảm giá, bớt giá, hồi khấu sang tài khoản 701 đến 708.
TK này không có số dư.
TK 41 “khách hàng và các tài khoản liên hệ”
TK 530 “Tiền mặt”
TK 512 “Tiền gửi ngân hàng”
TK 4457 “Thuế TVA đầu ra”
1.3. Trình tự hạch toán tiêu thụ hàng hoá
1.3.1 Trình tự hạch toán tiêu thụ hàng hoá (Sơ đồ 11)
Sơ đồ 11 : Trình tự hạch toán tiêu thụ hàng hoá của Pháp.
TK 701 TK 708 TK 530, 512, 41
(1a) (1)
TK 4457
(1b)
(2)
Giải thích sơ đồ 11 :
Tổng giá thanh toán. Trong đó :
(1a) Doanh thu bán hàng (không có thuế TVA)
(1b) Thúê TVA thu hộ Nhà nước.
Hàng bán bị trả lại.
Sơ đồ 12 : Trình tự hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu.
Giải thích sơ đồ 12 :
Tổng số tiền giảm giá, bớt giá, hồi khấu cho khách hàng.
(1a) Giảm giá, bớt giá, hồi khấu trên hoá đơn báo có cho khách hàng.
(1b) Thuế TVA trên khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu.
Tổng số tiền chiết khấu chấp nhận cho khách hàng
(2a) Chiết khấu sau hoá đơn chấp nhận cho khách hàng.
(2b) Thuế TVA trên chiết khấu chấp nhận cho khách hàng.
Cuối kỳ, kết chuyển giảm giá, bớt giá, hồi khấu trên hoá đơn báo Có.
TK 530,512,41 TK 709 TK 707
(1) (1a) (3)
TK 4457
(1b)
(2b)
TK 665
(2) (2a)
1.3.2. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá.
Theo chế độ kế toán Pháp thì cuối kỳ doanh nghiệp xác định kết quả niên độ. Kết quả niên độ là số chênh lệch giữa thu nhập của niên độ với chi phí của niên độ. Kết quả niên độ là lãi khi thu nhập của niên độ lớn hơn chi phí của niên độ và ngược lại là lỗ. Kết quả niên độ bao gồm kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động đặc biệt. Trong phạm vi bài viết này em chỉ đề cập đến kết quả của hoạt động tiêu thụ.
Lãi (lỗ) của Thu nhập của Chi phí của
hoạt động = hoạt động tiêu - hoạt động tiêu
tiêu thụ thụ hàng hoá thụ hàng hoá
Tài khoản sử dụng :
TK 125 “Xác định kết quả kinh doanh ”
TK 607 “Mua hàng hoá”
TK 681 “Chi phí khấu hao dự phòng”
TK 781 “Hoàn nhập khấu hao dự phòng”
TK 126 “Xác định kết quả trước thuế”
Trình tự hạch toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá (Sơ đồ 13).
sƠ Đồ 13 : TrìNH tự Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá.
TK 607 TK 125 TK 707
(1) (3)
TK 681 TK 781
(2) (4)
TK 126 TK 126
(6) (5)
Giải thích sơ đồ 13 :
Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ.
Kết chuyển chi phí khấu hao, dự phòng thuộc hoạt động tiêu thụ.
Kết chuyển doanh thu tiêu thụ hàng hoá.
Kết chuyển hoàn hập khấu hao, dự phòng thuộc hoạt động tiêu thụ.
Kết chuyển số lỗ về tiêu thụ hàng hoá.
Kết chuyển số lãi về tiêu thụ hàng hoá
2. Hạch toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá ở mỹ.
Những vấn đề chung về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
Khái niệm về tiêu thụ : Hoạt động tiêu thụ là việc cung cấp sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ cho khách hàng.
Doanh thu tiêu thụ : Là giá trị tài sản hoặc việc chấp nhận nợ mà doanh nghiệp có được từ việc cung cấp sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ. Doanh nghiệp sẽ ghi nhận doanh thu trên các sổ sách kế toán khi quá trình thực hiện doanh thu đã được thực hiện hoặc có thể thực hiện được và số doanh thu này đã thực sự được tạo ra. Thông thường doanh thu được ghi nhận khi quyền sở hữu hàng hoá được chuyển từ người bán sang cho người mua hoặc khi thực hiện các dịch vụ.
Các phương thức tiêu thụ : Theo chế độ kế toán của Mỹ có 4 phương thức tiêu thụ cơ bản sau :
Tiêu thụ trực tiếp : Theo phương thức tiêu thụ này, thời điểm giao hàng cho bên mua là thời điểm ghi nhận doanh thu của bên bán. Tổng số tiền mà bên mua thanh toán ngay, hoặc chấp nhận nợ sẽ được ghi nhận là doanh thu của số hàng tiêu thụ.
Tiêu thụ với hợp đồng sẽ mua lại hàng (sales with buyback agreements) : Theo phương thức tiêu thụ này, bên bán sẽ mua lại số hàng bán tại một thời điểm xác định trong một tương lai gần. Lý do của hợp đồng mua bán này là bên bán muốn có vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình thông qua việc tạm thời bán hàng cho bên mua. Về bản chất, đây là một hoạt động vay vốn với tài sản thế chấp chính là số hàng đem bán. Bên bán khi mua lại hàng sẽ phải trả cho bên mua số tiền vay (giá bán ban đầu), lãi tiền vay và các chi phí lưu kho. Với hợp đồng mua bán này, doanh thu chưa thực sự được tạo ra, do đó số hàng đem bấn tạm thời vẫn được báo cáo trong khoản mục hàng tồn kho của bên bán và bên bán sẽ không ghi nhận doanh thu.
Tiêu thụ với quyền được trả lại hàng (sales with right of return). Theo phương thức tiêu thụ này, bên bán có thể ghi nhận doanh thu theo một trong 3 cách :
Chờ đến khi hết thời hạn được trả lại hàng thì mới ghi nhận doanh thu theo số thực bán được.
Ghi nhận doanh thu tại thời điểm giao hàng và sẽ ghi nhận doanh thu hàng bị trả lại khi bên mua trả lại hàng.
Ghi nhận doanh thu tại thời điểm giao hàng sau khi trừ đi doanh thu hang bán bị trả lại ước tính.
Các hợp đồng mua bán này thường áp dụng cho các hãng sản xuất (bán buôn) bán hàng cho các cửa hàng bán lẻ các loại sản phẩm như in ấn, băng đĩa nhạc, đồ chơi, dụng cụ thể thao...
Bán hàng uỷ thác (consignment) : Theo phương thức tiêu thụ này, các doanh nghiệp sẽ chuyển hàng cho các đại lý, uỷ thác cho các đại lý bán hộ. Doanh thu sẽ được ghi nhận khi doanh nghiệp nhận được báo cáo và tiền bán hàng do các đaị lý chuyển đến. Doanh nghiệp sẽ phải trả cho các đại lý tiền hoa hồng do bán hộ hàng.
2.2. Trình tự hạch toán tiêu thụ sản phẩm.
2.2.1. Tài khoản sử dụng.
TK “Doanh thu bán hàng” (Sales). TK này được mở chi tiết cho từng loại sản phẩm.
TK “Phải thu ở khách hàng” (Accounts receivable). TK này được mở chi tiết cho từng khách hàng.
TK “ Doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán”
TK “Doanh thu chiết khấu thanh toán”
TK “Giá vốn hàng bán”
Ngoài ra kế toán Mỹ còn sử dụng một số TK khác như : TK “tiền mặt”, TK “hàng tồn kho”, TK “chi phí hoa hồng”, TK “Chiết khấu thanh toán”...
TK “Chi phí”
TK “ Tổng hợp thu nhập”
TK “Lãi lưu giữ”
2.2.2. Trình tự hạch toán tiêu thụ sản phẩm.
Trình tự hạch toán tiêu thụ sản phẩm.
Theo phương thức tiêu thụ trực tiếp.
Nợ TK Tiền mặt : Bán hàng thu tiền ngay.
Nợ TK Phải thu ở khách hàng : Bán hàng trả chậm.
Nợ TK Chi phí thẻ tín dụng : Nếu thu tiền bằng thẻ tín dụng
Có TK Doanh thu : Doanh thu bán hàng.
Theo phương thức tiêu thụ với hợp đồng mua lại hàng.
Khi bán hàng, kế toán ghi :
Nợ TK Tiền mặt
Có TK Nợ phải trả.
Khi mua lại hàng, kế toán ghi :
Nợ TK Nợ phải trả.
Nợ TK Chi phí lãi vay.
Nợ TK Chi phí lưu kho.
Có TK Tiền mặt.
Theo phương thức tiêu thụ với quyền trả lại hàng.
Nếu ghi nhận doanh thu ngay tại thời điểm giao hàng theo tổng giá bán của cả lô hàng :
Nợ TK Tiền mặt.
Nợ TK Phải thu ở khách hàng.
Có TK Doanh thu bán hàng.
Khi phát sinh hàng bị trả lại, kế toán sẽ ghi nhận doanh thu của số hàng bị trả lại này. (Sẽ trình bày trong mục 2.2.3).
Nếu ghi nhận doanh thu ngay tại thời điểm giao hàng sau khi trừ đi doanh thu hàng bán bi trả lại ước tính :
Phản ánh doanh thu của toàn bộ lô hàng :
Nợ TK Tiền mặt.
Nợ TK Phải thu ở khách hàng.
Có TK Doanh thu bán hàng.
Phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại ước tính :
Nợ TK Doanh thu hàng bán bị trả lại ước tính.
Có TK Dự phòng doanh thu hàng bán bị trả lại.
Khi quyền trả lại hàng mua hết hiệu lực, kế toán tiến hành điều chỉnh theo số hàng thực tế bị trả lại.
Nếu ghi nhận doanh thu khi quyền trả lại hàng mua hết hiệu lực :
Căn cứ vào số hàng bán được thực tế kế toán ghi :
Nợ TK Tiền mặt
Nợ TK Phải thu của khách hàng
Có TK Doanh thu bán hàng
Theo phương thức tiêu thụ uỷ thác.
Khi giao hàng cho bên nhận uỷ thác (đại lý) kế toán chỉ phản ánh giá trị hàng gửi bán, chưa phản ánh doanh thu.
Khi đại lý nộp báo cáo bán hàng và nộp tiền cho doanh nghiệp, kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng với bút toán sau :
Nợ TK Tiền mặt
Nợ TK Chi phí hao hồng
Có TK Doanh thu bán hàng
Kế toán chiết khấu bán hàng.
Có hai loại chiết khấu bán hàng là chiết khấu thương mại (trade discount) và chiết khấu thanh toán (cash discount / sales discount).
Chiết khấu thương mại : Là khoản tiền chênh lệch gữa giá hoá đơn (invoice price) và giá niêm yết (list price) mà người mua được hưởng khi mua hàng.
Chiết khấu thương mại không được ghi lại trên sổ sách kế toán, bởi vì số chiết khấu thương mại này đã được phản ánh trong giá bán thực tế của doanh nghiệp.
Chiết khấu thanh toán : Là số tiền người mua được hưởng do thanh toán trước thời hạn quy định. Chiết khấu thanh toán thường được quy định ngay trên hoá đơn bán hàng. Có nhiều phương pháp hạch toán chiết khấu thanh toán, phương pháp phổ biến nhất là phản ánh cả doanh thu bán hàng và khoản phải thu ở người mua theo gía hoá đơn (gross method). Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể hạch toán theo giá trị thuần sau khi trừ chiết khấu thanh toán ngay tại thời điểm bán hàng (Net method).
Kế toán doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán (Sales returns and allowances).
ở Mỹ doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán có thể ghi giảm trực tiếp trên tài khoản “Doanh thu bán hàng”, tuy nhiên, chúng thường được theo dõi riêng trên tài khoản “Doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán” nhằm cung cấp thông tin cho bộ phận quản lý về số hàng bị trả lại và giảm giá. Để phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại hoặc giảm giá hàmg bán, kế toán ghi :
Nợ TK “doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán”
Có TK “Phải thu ở khách hàng”
Các TK “Doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán”, TK “Chiết khấu thanh toán” là những tài khoản điều chỉnh TK “Doanh thu” nên có số dư Nợ. hàng bán bị trả lại, khoản chiết khấu bán hàng sẽ được tính trên giá trị thuần của số hàng không bị trả lại.
Kế toán giá vốn hàng bán.
Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ được thực hiện theo các trình tự khác nhau.
Theo phương pháp kê khai thường xuyên :
Mỗi khi bán hàng, đồng thời với bút toán phản ánh doanh thu, kế toán phản ánh giá vốn hàng bán bằng bút toán sau :
Nợ TK “Giá vốn hàng bán”
Có TK “Hàng tồn kho”
Nếu có hàng bán bị trả lại, bên cạnh bút toán phản ánh doanh thu của số hàng bán bị trả lại, kế toán phản ánh giá vốn của số hàng bán bị trả lại như sau :
Nợ TK “Hàng tồn kho”
Có TK “Giá vốn hàng bán”
Số dư trên TK“Giá vốn hàng bán” lúc cuối kỳ sẽ được báo cáo là khoản chi phí giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả kinh doanh.
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ : Kế toán không ghi bút toán nào để theo dõi giá vốn của thành phẩm, hàng hoá tiêu thụ theo từng lần bán hàng như phương pháp kê khai thường xuyên. Giá vốn hàng bán trong kỳ được xác định như sau :
Giá vốn Hàng tồn + Hàng mua (sản Hàng tồn
Hàng bán kho đầu kỳ xuất) trong kỳ kho cuối kỳ
Đối với doanh nghiệp thương mại giá vốn của hàng bán trong kỳ được xác định bằng bút toán sau :
Nợ TK “Hàng tồn kho” : Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
Nợ TK “Giá vốn hàng bán” : Giá vốn của hàng tiêu thụ trong kỳ
Có TK “Mua hàng” : Giá trị hàng mua trong kỳ
Có TK “Hàng tồn kho”: Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ.
Có TK “Chi phí mua hàng” : Chi phí vận chuyển hàng mua trong kỳ.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, giá vốn thành phẩm tiêu thụ trong kỳ được xác định bằng bút toán sau :
Nợ TK “Thành phẩm” : Giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ.
Nợ TK “Giá vốn hàng bán” : Giá trị thành phẩm tiêu thụ trong kỳ
Có TK “Tổng hợp sản xuất” : Giá trị thành phẩm sản xuất trong kỳ.
Có TK “Thành Phẩm” : Giá trị thành phẩm tồn kho đầu kỳ.
2.2.3. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ .
Sơ đồ 14 : Trình tự hạch toán xác định kết quả tiêu thụ.
TK “Chi phí” TK “Tổng hợp thu nhập” TK “Doanh thu”
Số dư trước
khoá sổ
Khoá sổ các TK chi phí Khoá sổ các TK
thu nhập
TK “Lãi lưu gĩư”
Chênh lệch
Doanh thu > chi phí
Chênh lệch
Doanh thu < chi phí
Như vậy, qua việc xem xét đặc điểm hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ở hai nước Pháp, Mỹ đại diện cho đặc điểm kế toán ở 2 khối Tây Âu và Bắc Mỹ ta thấy kế toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá ở Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với kế toán các nước. Tuy nhiên bên cạnh những điểm tương đồng ấy cũng có một số điểm khác biệt sau :
Theo chế độ kế toán Pháp, giá dùng để hạch toán doanh thu là giá ghi trên hoá
đơn trừ đi phần giảm giá, bớt giá mà doanh nghiệp chấp thuận cho khách hàng. Theo Kế toán Việt nam, phần giảm giá, bớt giá cho khách hàng không được trừ trực tiếp vào giá bán hàng hoá, giá dùng để hạch toán vẫn là giá ghi trên hoá đơn, phần giảm giá, bớt giá được coi là khoản giảm trừ doanh thu, hạch toán vào bên Nợ TK 532 “Giảm giá hàng bán”.
Theo chế độ kế toán Pháp, thuế thu được khi bán hàng không được hạch toán vào giá bán mà doanh nghiệp thu hộ Nhà nước sau này sẽ phải thanh toán. Điểm này chỉ giống Việt Nam trong trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Theo chế độ kế toán Mỹ, doanh nghiệp không áp dụng thuế GTGT do đó giá bán hàng hoá là giá không có thuế.
Về hình thức sổ kế toán thì cả kế toán Pháp và Mỹ đều sử dụng hình thức Nhật ký chung với các mẫu sổ sách rất đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ chính xác của các số liệu và thông tin kế toán.
3. Chuẩn mực kế toán quốc tế về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
Liên quan đến kế toán quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá kế toán quốc tế có chuẩn mực số 18 (IAS 18) - Ghi nhận doanh thu (Revenue). Chuẩn mực này đề cập tới cách thức kế toán doanh thu phát sinh từ các nghiệp vụ và các sự kiện chắc chắn. Vấn đề đầu tiên trong kế toán doanh thu là việc xác định khi nào ghi nhận doanh thu. Doanh thu được ghi nhận khi nó có thể mang lại các lợi ích kinh tế trong tương lại của doanh nghiệp và những lợi ích này có thể được đo lường cụ thể. Theo chuẩn mực này thì doanh thu bán hàng được công nhận khi :
Rủi ro và lợi ích quan trọng của việc sở hữu hàng hoá được chuyển sang cho người mua.
Doanh nghiệp cũng không tiếp ruch tham gia quản lý quyền sở hữu, không giám sát hiệu quả hàng đã bán.
Số doanh thu có thể được tính toán một cách chắc chắn.
Doanh nghiệp có khả năng là sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch.
Chi phí giao dịch có thể được tính toán một cách chắc chắn.
Cũng theo chuẩn mực này, đối với tính không chắc chắn về khả năng thu của các khoản đã được tính là doanh thu sẽ được coi như một khoản chi phí chứ không phải là một khoản điều chỉnh doanh thu. Doanh thu không thể công nhận khi chi phí không thể tính toán một cách chắc chắn.
Qua những nội dung về chuẩn mực doanh thu quốc tế, ta thấy chế độ kế toán Việt Nam về hạch toán tiêu thu sản phẩm, hàng hoá đã phù hợp với nền kinh tế thị trường và dần dần hoà nhập vào thông lệ kế toán quốc tế. Tuy nhiên, đây mới chỉ là lý thuyết còn trong thực tế tuỳ theo đặc điểm của từng doanh nghiệp mà có sự vận dụng khác nhau, mang nét đặc thù riêng và có sự biến tướng nhất định.
VI. Các chỉ tiêu phân tích quá trình tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh là một vấn đề phức tạp có quan hệ với tất cả các yêu tố trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này em chỉ đề cập đến tác động của quá trình tiêu thụ với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu sau:
1. Các chỉ tiêu về tình hình tiêu thụ sản phẩm .
Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ.
% hoàn thành kế Q1 . P0
hoạch tiêu thụ = x 100%
về khối lượng Q0 . P0
Trong đó :
Q1 : Sản lượng tiêu thụ thực tế.
Q0 : Sản lượng tiêu thụ kế hoạch.
P0 : Gía bán theo kế hoạch.
Chỉ tiêu này cho biết tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Hệ số quay kho của thành phẩm, hàng hoá.
Giá trị sản lượng hàng hoá đã tiêu thụ
Hệ số quay kho =
Tồn kho bình quân
Trong đó :
Tồn kho hàng hoá + Tồn kho hàng hoá
đầu kỳ cuối kỳ
Tồn kho bình quân =
2
Hệ số quay kho của thành phẩm, hàng hoá cho biết thành phẩm hàng hoá trong kỳ đã quay được bao nhiêu vòng. Hệ số quay kho càng lớn thì khả năng tiêu thụ càng tốt.
Tốc độ tăng trưởng của doanh thu.
Tỷ lệ tăng Doanh thu thực tế năm nay
(giảm) thực tế = x 100%
của doanh thu Doanh thu thực tế năm trước
Doanh thu = Doanh thu kỳ này - Doanh thu kỳ trước
Chỉ tiêu này cho biết doanh thu kỳ này gấp bao nhiêu lần so với doanh thu kỳ trước. Nó phản ánh mức độ mở rộng của doanh nghiệp.
2. Một số tỷ suất lợi nhuận tiêu thụ.
Tỷ lệ lãi gộp / doanh thu.
Lãi gộp
Tỷ lệ lãi gộp / doanh thu = x 100%
Doanh thu
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lại gộp.
Tỷ lệ lãi tiêu thụ / vốn sử dụng.
Lãi tiêu thụ hàng hoá
Tỷ lệ lãi tiêu thụ / vốn sử dụng = x 100%
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ sinh lời của tài sản.
3. Các chỉ tiêu về lợi nhuận tiêu thụ.
Lãi gộp.
Lãi gộp = Q ( p - cg - z )
Trong đó :
Q : Số lượng sản phẩm tiêu thụ.
p : Giá bán của sản phẩm tiêu thụ.
Cg : Các khoản giảm trừ đơn vị sản phẩm.
z : Giá thành đơn vị sản phẩm.
Lãi thuần.
Lãi thuần = Q ( p - cg - z ) - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Từ các chỉ tiêu trên ta xác định được các yêu tố tác động đến lãi gộp cũng như lãi thuần, từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao lợi nhuận.
Phần II : thực trạng tổ chức hạch toán kế toán quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá tại công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải.
I. Tổng quan chung về công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải.
Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải tiền thân là Công ty thiết bị cơ khí giao thông vận tải, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Liên hiệp xí nghiệp cơ khí giao thông vận tải được thành lập theo quyết định số 602/QĐ/TCCB - LĐ của Bộ gia
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34354.doc