Chuyên đề Một số kiến nghị về nghiệp vụ kế toán cho vay tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ KẾ TOÁN CHO VAY TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG

 I/. VAI TRÒ VỊ TRÍ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG .

 1. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với nền kinh tế .

a.Tín dụng Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất - kinh doanh được liên tục ,đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế .

b.Tín dụng Ngân hàng là công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn sản xuất - kinh doanh .

c. Tín dụng Ngân hàng góp phần hoàn thiện hơn chế độ hạch toán kinh tế cho các doanh nghiệp .

d. Hoạt động tín dụng Ngân hàng góp phần điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông và kiểm soát lạm phát .

e.Tín dụng Ngân hàng góp phần mở rộng các quan hệ quốc tế .

2. Vị trí của tín dụng trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng thương mại .

3. Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng .

 II/.VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN CHO VAY .

 1.Vai trò của kế toán cho vay .

2.Nhiệm vụ của kế toán cho vay .

3.Chứng từ và tài khoản dùng trong kế toán cho vay .

III/.QUY TRÌNH KẾ TOÁN CÁC PHƯƠNG THỨC CHO VAY.

1.Các phương thức cho vay hiện hành theo quyết định 248 của Thống đốc NHNN1.

2.Khái quát cơ chế kế toán các phương thức cho vay :

2.1.Hồ sơ, chứng từ kế toán cho vay

2.2. Khái quát quy trình kế toán các phương thức cho vay .

2.2.1.Kế toán phương thức cho vay từng lần (cho vay theo món).

2.2.2. Kế toán phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng .

 CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NO&PTNT TỈNH LÀO CAI .

I/.KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI .

 1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai.

2. Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Lào Cai.

II/.ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH LÀO CAI .

1.Sự ra đời và mô hình tổ chức của chi nhanh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai .

2. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai .

 2.1 Cơ cấu về nguồn vốn và tình hình huy động vốn

 2.2 Công tác sử dụng vốn tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai .

 2.3 Công tác thanh toán và kinh doanh dịch vụ Ngân hàng .

 2.4 Kết quả tài chính của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai .

 III/ THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH LÀO CAI .

  1. Tình hình kế toán cho vay nói chung .

 2. Tình hình kế toán cho vay đối với các tổ chức kinh tế .

 2.1 Quy trình kế toán giai đoạn cho vay .

 a. Kế toán cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước .

 b. Kế toán cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh .

 c. Kế toán cho vay đối với tư nhân và dân cư.

 2.2 Nghiệp vụ kế toán giai đoạn thu nợ , thu lãi , chuyển nợ quá hạn .

 3. Vấn đề bảo quản hồ sơ cho vay .

 4. Mối quan hệ giữa cán bộ Tín dụng và cán bộ kế toán cho vay.

 5. Vấn đề ứng dụng tin học vào nghiệp vụ kế toán cho vay .

 CHƯƠNG III

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH LÀO CAI .

  1. Hoàn thiện hồ sơ cho vay .

 2. Theo dõi kỳ hạn nợ .

 3. Những biện pháp huy động vố và mở rộng địa bàn hoạt động kinh doanh .

 4. Hạch toán theo dõi các khoản lãi chưa thu .

 5. Đa dạng hoá các hình thức Tín dụng , đảm bảo tại Ngân hàng.

 6. Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên Ngân hàng.

 7. Việc ứng dụng tin học vào kế toán cho vay .

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số kiến nghị về nghiệp vụ kế toán cho vay tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như : Tầy, Nùng, Phù Lá, Mèo, Hơ Mông ... Là tỉnh có nền kinh tế chậm phát triển ,giao thông đi lại khó khăn ,trình độ dân trí thấp , các ngành nghề phát triển chưa mạnh, thị trường hạn hẹp , các dịch vụ sản xuất còn đơn điệu , nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả . Dân số chủ yếu là sống bằng nghề nông lâm nghiệp, kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu .Lào Cai là một tỉnh nghèo lại chịu hậu quả của chiến tranh biên giới và mới chia tách tỉnh từ tháng 10 năm 1991 cùng một lúc phải làm nhiều việc vừa lo ổn định phát triển kinh tế xã hội vừa củng cố quốc phòng an ninh và phòng thủ biên giới trên địa bàn khó khăn phức tạp. Năm 2000 toàn tỉnh bị thiệt hại do thiên tai sẩy ra còn lớn gây tổn thất trên 35 tỷ đồng ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất-kinh doanh Các khách hàng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai bao gồm: Các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn , công ty cổ phần , doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ...các hộ gia đình, tổ hợp tác,doanh nghiệp tư nhân , cá nhân. Chi nhánh đã tích cực mở rộng dịch vụ thanh toán, quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh , và các hộ kinh doanh thuộc các ngành nghề : Thương mại ,chế biến khai thác khoáng sản , nông lâm thổ sản. khi chuyển sang hoạt đông kinh doanh từ những năm gần đây. Chi nhánh đã mở rộng quan hệ giao dịch với hầu hết các doanh nghiệp nhà nước , các đơn vị hoạt động sản xuất - kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Trong năm 1999 chi nhánh chỉ có thể tăng trưởng hoạt động tín dụng thanh toán ở các hộ kinh doanh và các khách hàng trên địa bàn . Thực hiện định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 1996-2000, đến nay đã hoàn thành được một số vùng kinh tế gắn với lợi thế và điều kiện phát triển kinh tế của từng vùng như : chè Than Uyên , Mường Khương . Vùng cây mận Tam Hoa ở huyện Bắc Hà , du lịch nghỉ mát ở Sa Pa... Cùng một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp , nông nghiệp cũng đã bắt đầu di vào hoạt động ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá ,thương mại ,dịch vụ .Thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán qua biên giới cửa khẩu quốc tế Việt Nam- Trung Quốc ở Lào Cai đã tạo điều kiện xuất nhập khẩu hàng hoá được thực hiện tốt hơn ,đã gây được lòng tin ,sự tín nhiệm và thu hút khách hàng trong và ngoài tỉnh . Tuy nhiên các đơn vị , các công ty , các doanh nghiệp sản xuất trong điều kiện còn khó khăn ,tiến độ thi công các công trình còn chậm ,do nhiều yếu tố khách quan tác động ,chưa đủ sức cạnh tranh phát triển với tốc độ cao và ổn định. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế -xã hội năm2000 : Tốc độ tăng trưởng GDP theo giá thực tế là 9% Sản lượng lương thực qui thóc đạt 175 ngàn tấn tăng 6,8% so với năm1999 là năm đạt sản lượng cao nhất hơn 10 năm qua Sản xuất công nghiệp đạt 315 tỷ đồng tăng 22% so với năm 1999 Thu ngân sách trên địa bàn đạt 211 tỷ đồng , tăng 27,8% so năm 1999. Chi ngân sách đạt 615 tỷ đồng tăng 42,5% so với 1999 Tổng kim ngạch XNK đạt 14,3 triệu USD , tăng 31,8% so với năm 1999 trong đó xuất khẩu đạt 8 triệu USD ,tăng 10,6% so với năm 1999 . Do đặc điểm kinh tế - xã hội địa phương đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng trong năm 1999-2000, mở ra định hướng đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hộ gia đình,doanh nghiệp tư nhân và cá nhân... hiệu qủa tín dụng không những góp phần cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng mà còn giúp cho các khách hàng có thể duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh . Đây là cơ sở để thực hiện các chiến lược khách hàng mà ngân hàng đã và đang thực hiện ngày càng có hiệu quả . 2- Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh : Môi trường phát triển kinh tế của tỉnh từ nay đến năm 2010 là duy trì nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm về GDP đạt từ 10% -> 12% ; GDP bình quân đầu người năm 2000 đạt 350 USD đến năm 2010 đạt 700 USD đến 800 USD .Để thực hiện được mục tiêu trên hướng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh là tạo điều kiện chuyển dịch nhanh nền kinh tế với cơ cấu Nông -Lâm - Công nghiệp - Dịch vụ - Du lịch , chủ động tích cực khai thác những tiềm năng như đất đai ,tài nguyên khoáng sản ,cửa khẩu lao động ,cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có để phát triển nền kinh tế có hiệu quả, tận dụng cơ hội ,tranh thủ hoạt động các nguồn lực ,các lợi thế so sánh để đi lên ,tiến tới giầu có, nâng cao dân trí,giải quyết tốt các vấn đề xã hội ,củng cố an ninh quốc phòng vùng biên giới. Trước mắt tập trung phát triển cơ sở hạ tầng như :Giao thông, điện, cấp nước ,thông tin liên lạc.Đổi mới cơ cấu Nông nghiệp theo hướng hoàn thành các vùng nguyên liệu tập trung có quy mô lớn như vùng Mía, chè, cây ăn quả : Đẩy mạnh chăn nuôi phát triển ngành nghề trong Nông nghiệp và trong nông thôn với giải pháp vững chắc vấn đề lương thực gắn với Công nghiệp chế biến. Trong Lâm nghiệp hình thành công tác giao đất khoán rừng, hình thành các vùng gỗ lớn, cây ăn quả ...Trong Công nghiệp tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng ,chế biến nông lâm sản. Hình thành các trung tâm Thương mại , dịch vụ tổng hợp ở Thị xã và các cửa khấu biên giới .Tập trung nâng cao dân trí, tích cực đào tạo nguồn nhân lực , chăm lo sức khoẻ của toàn nhân dân . Hệ thông Ngân hàng giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Lào Cai . Năm 2000 vốn đầu tư của các Ngân hàng Thương mại Lào Cai là 281 tỷ trong tổng số vốn đầu tư trên địa bàn toàn Tỉnh trong tất cả các lĩnh vực kinh tế như : Lĩnh vực Xây dựng ,giao thông, công nghiệp -nông lâm nghiệp - thương mại và dịch vụ .trong những năm giần đây vốn đầu tư của các Ngân hàng Thương mại Tỉnh Lào Cai đã góp phần đáng kể trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh .Trong Công nghiệp nhiều nhà máy được đầu tư xây dựng như :Nhà máy Xi Măng ,nhà máy Gạch Tuy Nen ,Công ty nước giải khát ...đã đưa giá trị sản lượng Công nghiệp của Tỉnh ngày càng tăng nhanh . Nhiều vùng sản xuất hàng hoá nông sản tập trung được hình thành như vùng nguyên liệu ía với diện tích gần 2.000 ha ,một số cây ăn quả như Mận Tam Hoa ,cây công nghiệp có giá trị kinh tế . Đặc biệt vốn của Ngân hàng phục vụ cho người nghèo có vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình xoá đói ,giảm nghèo của tỉnh, đến nay ngân hàng đã cho 16.000 lượt hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất với số dư nợ hàng năm trên 37,7 tỉ đồng . Để góp phần tích cực hơn nữa trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thì hệ thống Ngân hàng của tỉnh Lào Cai phải có nhiều cố gắng hơn nữa như tăng vốn đầu tư hàng năm , tăng tỉ trọng vốn đầu tư trung và dài hạn , tăng khả năng khai thác các nguồn vốn có lãi suất ưu đãi ; có chính sách vận dụng linh hoạt cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương , quản lý có hiệu quả đồng vốn trong kinh doanh . II/ Đặc điểm kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lào Cai : 1- Sự ra đời và mô hình tổ chức của NHNo&PTNT tỉnh Lào Cai : Tháng 10 năm 1991 tỉnh Lào Cai được tái lập . Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai được thành lập theo quyết định số198/1991.QĐ .NHNN ngày 02 tháng 6 năm 1991 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Địa điểm đầu tiên của Chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Lào Cai tập kết tại Thị Trấn Phố Lu huyện Bảo Thắng, năm 1993 chuyển địa điểm lên Phường Duyên Hải- Thị Xã Lào Cai .Đến tháng 12 năm 1998 Trụ Sở chính được xây dựng song và chuyển đến giao dịch ở tại số 003 đường Hoàng Sào - Thị xã Lào Cai . Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triên nông thôn tỉnh Lào Cai là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là một Ngân hàng Thương mại trực tiếp kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ Ngân hàng tại địa bàn và thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội địa phương . Trong năm 2000 tỉnh Lào Cai tiếp tục thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 1996- 2000 .Hoạt đông của NHNo&PTNT tỉnh Lào Cai luôn được chỉ đạo thường xuyên của cấp Uỷ đảng và chính quyền địa phương về việc củng cố bộ máy , định hướng hoạt động ,khắc phục những tồn tại ,yếu kém trong công tác tín dụng nhằm gắn bó với hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Lào Cai với việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương . Năm 2000 chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tỉnh Lào Cai tiếp tục thực hiện các chế độ Tiền tệ - Tín dụng - Thanh toán do Ngân hàng nhà nước ,Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tỉnh Lào Cai đã ban hành khá nghiêm túc .Đó là Việc áp dụng luật NH và luật các tổ chức tín dụng , chấp hành quyết định 284 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 25/ 08/2000 ,quyết định 180 của hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, quyết định 247 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quản lý an toàn kho quỹ . Do vậy hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lào Cai đã thực sự đi vào nề nếp theo phương châm “ Đảm bảo ,an toàn ,hiệu quả ” Công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh trong toàn hệ thống đã có sự chuyển biến mới trên các mặt : Chỉ đạo kinh doanh ,Kiểm tra giám sát các hoạt động Ngân hàng theo đúng chế độ . Nhưng trong năm 2000 chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lào Cai đã gặp một số vấn đề khó khăn đó là : Do điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương kém phát triển đã tác đông lớn đến hoạt động Ngân hàng biểu hiện là : Giao thông , bưu điện không thuận lợi ảnh hưởng đến công tác thông tin báo cáo, chỉ đạo điều hành từ Ngân hàng Tỉnh đến các Ngân hàng cơ sở . Việc huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế còn nghèo , vốn tích luỹ nội tại nền kinh tế còn quá ít . Những tồn tại trong Sản xuất - kinh doanh của các Doanh nghiệp Nhà nước cũ trong thời kỳ trước bị thua lỗ chưa giải quyết đã ảnh hưởng đến việc củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng . Mô hình tổng quát về cơ cấu chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lào cai Hiện nay tổng số lượng cán bộ công nhân viên của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lào Cai có 327 người ,ban Giám đốc có 4 đ/c : một Giám đốc và ba Phó Giám đốc , có 7 phòng nghiệp vụ đó là : *Phòng kế hoạch, tín dụng . *Phòng Ngân quỹ. *Phòng kế toán. *Phòng vi tính. *Phòng hành chính *Phòng tổ chức cán bộ -đào tạo *Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ. Với cơ cấu tổ chức cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên như vậy,Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lào Cai đã đi vào hoạt động có hiệu quả ,có được điều đó là nhờ sự điều hành , quản lý sáng suốt của ban lãnh đạo cùng với sự năng nổ nhiệt tình của tất cả các phòng ban tham mưu ,giúp việc đã tạo cho ban Giám đốc có những cơ sở vững chắc trong quyết định của mình để duy trì và phát triển các hoạt động theo đúng chính sách của đảng và nhà nước , theo đúng đường lối phát triển nền kinh tế - xã hội của địa phương . Năm 2000 Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lào Cai đã tiến hành đánh giá phân biệt hầu hết các doanh nghiệp đều có quan hệ Tín dụng , có hướng đầu tư phù hợp .Các Doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn , khả năng tài chính vững vàng.Ngân hàng cũng chú trọng đầu tư vốn cho các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh làm ăn có hiệu quả để các Doanh nghiệp có điều kiện mở rộng phát triển sản xuất - kinh doanh .Mặt khác Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lào Cai còn quan tâm trú trọng đến việc nâng cao tỉ trọng nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn ,coi đó là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng Tín dụng ngắn hạn và tạo lập cơ cấu sử dụng vốn hợp lý . Cân nhắc kỹ càng từng khách hàng từng dự án trước khi đặt bút ký quyết định cho vay , bởi đó là vấn đề ,là điều kiện rất quan trọng đối với người nắm giữ đồng tiền ở đây. Bởi trong kinh doanh đã không ít khách hàng đã lợi dụng sự tín nhiệm của NH để tìm cách chiếm đoạt tiền của Ngân hàng .Một số vấn đề không kém quan trọng nữa đó là Ngân hàng phải biết và tìm hiểu các mối quan hệ làm ăn của khách hàng , để từ đó có thể tư vấn cho họ trong kinh doanh . Làm được những điều đó có thể giúp cho Ngân hàng tránh được nhừng rủi ro thường trực trên thương trừơng . Phương châm của Ngân hàng khi cho vay là phải bám sát đồng tiền của mình và hiểu rõ hành trình đồng tiền cho vay . 2.Khái quát về hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Lào Cai: 2.1. Cơ cấu nguồn vốn và tình hình huy động vốn: Ngân hàng Thương mại là trung gian tài chính lớn mà nghiệp vụ chủ yếu của nó là huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế rồi lại sử dụng vốn đó để cho vay đầu tư kinh doanh nhằm kiếm lời . Vì thế vốn huy động chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. *Tổng nguồn vốn hiện có của Ngân hàng là 363,6 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước là 214 tỷ tăng 69,6% trong đó : - Vốn huy động tại địa phương là 263,6 tỷ , chiếm 72,5% tổng số nguồn vốn ,tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước . *Số khách hàng gửi tiền hiện có 3.325 tài khoản và món ,bằng 106,30% so với cùng kỳ năm trước bình quân/ một cán bộ công nhân viên là 95 tài khoản và món . trong đó: -Tài khoản tiền gửi là : 315 tài khoản , so với cùng kỳ năm trước tăng 37 tài khoản so với đầu năm . -Tiền gửi Tiết kiệm là 3.010 món ,so với cùng kỳ năm trước là bằng 106,84%. Công tác nguồn vốn là nhiệm vụ trọng tâm được chi nhánh đã tổ chức thực hiện tốt huy động vốn , nguồn vốn luôn tăng trưởng và đáp ứng được cơ bản nhu cầu vốn trung và dài hạn . Chi nhánh thường xuyên theo dõi , tính toán cân đối ,điều hành nguồn vốn tích cực và có hiệu quả . Chiến lược huy động vốn là mở đầu trong kinh doanh tiền tệ của các Ngân hàng Thương mại .Nguồn vốn có vai trò rất quan trọng trong kinh doanh của Ngân hàng ,đó là: Nguồn vốn là cơ sở để thành lập và tổ chức các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng . Nguồn vốn quyết định quy mô hoạt động của Ngân hàng nói chung và quy mô của thị trường Tín dụng nói riêng .Nếu một Ngân hàng huy động được ít vốn thì cho vay của nó không thể lớn và lợi nhuận thu được cũng rất ít ,kết quả kinh doanh bị hạn chế . Ngược lại nếu một Ngân hàng huy động được nhiều vốn thì chứng tỏ rằng Ngân hàng đó đã thực sự có uy tín trên thị trường .Trên cơ sở này Ngân hàng sẽ có nhiều điều kiện để mở rộng qui mô cho vay đầu tư đối với nền kinh tế . Điều này không những đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng mà còn đem lại lợi ích cho cả nền kinh tế . Nếu nguồn vốn của Ngân hàng Thương mại huy động được tốt thì sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu về vốn của khách hàng trên thị trường mà vẫn đảm bảo khả năng chi trả ,khả năng thanh toán ,giữ vững uy tín của Ngân hàng trên thị trường. Tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước dễ dàng điều hành chính sách tiền tệ (Tín dụng ), do đó giữ vững giá trị đồng tiền , việc lưu thông tiền tệ được ổn định. Nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng được thực hiện chủ yếu thông qua việc huy động tiền gửi dưới các hình thức sau : +Tiền gửi không kỳ hạn +Tiền gửi có kỳ hạn . +Tiền gửi tiết kiệm (Không kỳ hạn và có kỳ hạn). Ngoài ra Ngân hàng còn có thể huy động vốn dưới các hình thức : Phát hành những chứng chỉ tiền gửi , các trái phiếu Ngân hàng ... Qua đó ,ta thấy hoạt đông huy động vốn là một việc hết sức quan trọng . Quán triệt tinh thần đó Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công tác Huy động vốn bằng nhiều cách như : Nâng lãi suất tiền gửi , đa dang hoá các hình thức huy động vốn , tạo điều kiện thuận lợi cho những người gửi tiền . Nhờ làm tốt công tác huy động vốn Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lào Cai đã đáp ứng được nhu cầu về vốn cho khách hàng . Tính đên 31/12/2000 ,theo báo cáo tổng kết năm 2000 của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lào Cai thì tổng nguồn vốn huy động được là : 363,6 tỷ tăng 69,6% so năm 1999 Sự tăng trưởng nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lào Cai trong năm 2000 so với năm 1999 qua những số liệu cụ thể như sau : Biểu 1: tình hình tăng trưởng nguồn vốn của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh lào Cai . Đơn vị :Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 2000/1999 1 Tiền gửi các TCKT-TCTD 61 86,5 + 25,5 2 Tiền gửi tiết kiệm 127,2 108,4 - 18,8 3 Tiền gửi KBNN 23,6 50,6 + 27 4 Tiền gửi khác 2,2 118,1 + 115,9 Cộng: 214 363,6 +149,6 Qua bảng số liệu ta thấy công tác huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tỉnh Lào Cai đã tăng nhiều so với năm trước ,cụ thể : Tiền gửi các tổ chức kinh tế - các tổ chức tín dụng năm 2000 tăng so với năm 1999 là 25,5 tỷ đồng , tăng 41,8% so với năm 1999. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư năm 2000 giảm so với năm 1999 là 18,8 tỷ đồng , giảm 14,8% so với năm 1999.Do chi nhánh tạm thời chưa huy động loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng . Tiền gửi Kho Bạc Nhà nước năm 2000 tăng so với năm 1999 là 27 tỷ đồng ,tăng 114 % so với năm 1999 .Do chi nhánh đã chú trọng làm tốt việc thanh toán, duy trì mối quan hệ bình đẳng đôi bên cùng có lợi . Đặc biệt từ tháng 7 năm 2000 đã tiến hành làm đại lý chi trả tiền mặt cho các kho bạc tại 9 huyện , thị nên đã tranh thủ được khối lượng vốn rất lớn ,lãi suất rẻ, số dư ổn định . Từ sự phân tích trên ta thấy măc dù trong năm 2000 nguồn vốn huy động có tăng nhưng tỷ trọng của từng loại vốn huy động lại tăng theo các mức khác nhau,nhất là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng lại bị giảm , nguyên nhân là do Kho Bạc Nhà nước phát hành trái phiếu đã thu hút khá nhiều nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của dân cư . Vậy biểu 1 là phân tích tình hình tăng trưởng nguồn vốn của chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tỉnh Lào Cai . Biểu 2: Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh lào cai Đơn vị : tỷ đồng Số TT Chỉ tiêu 31/12/1999 31/12/2000 Số tiền tỷ trọng Số tiền tỷ trọng 1 Tiền gửi TCKT-tổ chức tín dụng 61 28,5% 86,5 23,8% 2 Tiền gửi tiết kiệm 127,2 59,5% 108,4 29,8% 3 Tiền gửi KBNN 23,6 11% 50,6 14% 4 Tiền gửi khác 2,2 1% 118,1 32,4% Cộng : 214 100% 363,6 100% Qua bảng số liệu ta thấy : -Trong năm 1999 tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao nhất .Đến năn 2000 thì tiền gửi tiết kiệm vẫn chiếm tỷ trọng cao ,nhưng so với năm 1999 đã giảm chứng tỏ ngân hàng đã bị mất đi một lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư . Nguyên nhân giảm là do Kho bạc nhà nước đã phát hành trái phiếu với lãi suất hấp dẫn hơn nên đã thu hút được một phần khách hàng gửi tiền . Về tiền gửi thanh toán của các đơn vị - các tổ chức kinh tế so với năm 1999 thì năm 2000 đều tăng cả về tỷ trọng lẫn số tuyệt đối .Điều này chứng tỏ Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lào Cai đã làm tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt , khuyến kích các doanh nghiệp các tổ chức kinh tế tư nhân, cá thể mở tài khoản tiền gửi thanh toán qua ngân hàng . Từ đó đã tạo được một lượng tiền nhàn rỗi cho ngân hàng qua đó ngân hàng có vốn để đầu tư cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn . Mặt khác ta thấy tiền gửi không kỳ hạn - tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế chiếm một phần không nhỏ trong cơ cấu vốn huy động cuả chi nhánh . Do vậy cần có những biện pháp huy động tốt nhằm thu hút tối đa nguồn vốn này . Qua số liệu ở biểu trên ta thấy chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lào Cai đã làm tốt việc này qua sự tăng trưởng liên tục cả về tỷ trọng và sô tuyệt đối của loại vốn này . Có được kết quả trên , trước hết phải nói đến công tác huy động vốn của chi nhánh đã quan tâm mở rộng mạng lưới hoạt động trên khắp địa bàn từ tỉnh cho tới huyện, tới các xã , mở rộng công tác tuyên truyền, quảng cáo nhằm làm cho nhân dân hiểu rõ tiền gửi tiết kiêm là “ích nước lợi nhà ” . Mở rộng công tác thanh toán không dùng tiền mặt , tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các khách hàng khi có nhu cầu thanh toán qua ngân hàng hoặc có nhu cầu mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng . Mặt khác ngân hàng đã áp dụng các hình thức huy động vốn linh hoạt , với lãi suất phù hợp , với nhiều loại kỳ hạn khác nhau. Nhờ các biện pháp đó chi nhánh đã đạt được những hiệu quả cao trong công tác huy động vốn , huy động được một khối lượng vốn lớn , làm tăng nguồn vốn của ngân hàng từ đó có thể thoả mãn một cách nhanh chóng , đầy đủ nhu cầu vốn vay của khách hàng . Qua đó chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lào Cai cũng đã góp phần vào việc mở rộng đầu tư vốn tín dụng trên địa bàn góp phần phát trển nền kinh tế địa phương . 2.2 Công tác sử dụng vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lào Cai : Đây là nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng Thương mại đem lại thu nhạp cho ngân hàng . Nếu như ngân hàng Thương Mại chỉ thực hiện tốt công tác nguồn vốn mà không quan tâm đến tình hình sử dụng vốn thì kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng chắc chắn sẽ thấp . Vì vậy sau khi đã tạo lập được một nguồn vốn vững mạnh , ngân hàng phải quan tâm đến việc sử dụng vốn đó sao cho thật hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất . Chi nhánh Ngân hàng Thương mại thực hiện phương châm “ Đi vay để cho vay ” với mục đích đưa đồng vốn đến khách hàng để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh , làm ăn có hiệu quả góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế địa phương , cải thiện đời sống của nhân dân lao động . Theo báo cáo tổng kết của ngân hàng năm 2000 , tổng doanh số cho vay đạt 76.238 triệu đồng tăng.1.850 triệu đồng .Năm 2000 với cơ cấu như sau : Biểu 3 : Doanh số cho vay theo đối tượng và thời hạn . đơn vị : Triệu đồng Số TT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1 Cho vay ngắn hạn 91.643 92,6% 86.649 68,6% 2 Cho vay trung- dài hạn 7.291 7,4% 39.453 31,4% Tổng cộng : 98.934 100% 126.102 100% Qua bảng số liệu ta thấy : Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao (92,6%) mặc dù so với năm 2000 thì tỷ trọng cho vay ngắn hạn có giảm xuống còn 68,6% nhưng lại tăng về số tuyệt đối . Điều này chứng tỏ Chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Lào Cai đã ngày càng đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu về vốn trong xã hội Biểu 4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Đơn vị : Triệu đồng. Số TT Chỉ tiêu 1999 2000 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1 Cho vay DN Nhà nước 66.128 76,4% 81.248 92% 2 Cho vay DN Tư nhân 20.429 23,6% 7.052 8% Tổng cộng : 86.557 100% 88.300 100% Biểu này phản ánh Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển tỉnh Lào Cai đã có những biện pháp tích cực trong việc cho vay đối với các thành phần kinh tế .Chi nhánh đã kết hợp hài hoà gữa việc thực hiện chiến lược lợi nhuận của Ngân hàng với việc thực hiện chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước .Ta thấy Doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường đầu tư đến từng đơn vị Sản xuất - kinh doanh khác . Chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Lào Cai cũng đã đầu tư phát triển các ngành kinh tế nhằm mục đích thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng tăng trưởng . Thể hiện qua sự đầu tư vào tất cả các ngành kinh tế địa phương . Tình hình thu nợ của Ngân hàng ,đảm bảo vòng quay vốn Tín dụng . Doanh số thu nợ của chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Lào Cai như sau: Năm 1999 là 86.557 triệu đồng, năm 2000 là 98.934 triệu đồng .Doanh số thu nợ tăng dần theo các năm .Điều này cho thấy công tác thu nợ tốt ,chứng tỏ NH đã luôn theo dõi bám sát khách hàng vay vốn để thu nợ . Đối với nợ quá hạn Ngân hàng đã kiên quyết xử lý nợ bằng nhiều cách như : Bám sát nguồn thu nhập của khách hàng để thu dần ,xử lý tài sản thế chấp .Kết quả năm 2000 thu được 1.500 triệu nợ quá hạn ,góp phần giảm thấp dư nợ quá hạn cho Ngân hàng Biểu 5: dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Đơn vị : Triệu đồng. Số TT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1 Cho vay DN Nhà nước 145 1.32% 2 Cho vay DN Tư nhân 10.838 98,68% 1.183 100% Tổng cộng : 10.983 100% 1.183 100% Qua biểu 5 ta thấy : Tình hình nợ quá hạn năm 2000 của việc cho vay doanh nghiệp Tư nhân là 1.083 triệu đồng bằng 1,2% trên tổng dư nợ ,trong mức độ cho phép là dưới 5%. So với năm 1999 nợ quá hạn đã giảm 9.800 triệu đồng bằng 89,2% . 2.3 Công tác thanh toán và kinh doanh dịch vụ Ngân hàng : Bên cạnh nghiệp vụ Tín dụng và các nghiệp vụ khác của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai cũng ngày càng được phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng ,điều đó được thể hiện qua các nghiệp vụ chuyển tiền nhanh , mua bán ngoại tệ ,tổ chức thanh toán liên hàng cùng hệ thống qua Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đối với các NH Thương mại khác trên địa bàn , tổ chức thanh toán bù trừ ... Từ khi thành lập NH No&PTNT Tỉnh Lào Cai đã thực hiện nhiệm vụ chuyển tiền nhanh từ Lào Cai đi các tỉnh và thành phố khác trong cả nước . Đặc biệt vừa qua NHNo&PTNT Việt Nam cũng đã mở thêm nghiệp vụ mới cho chi nhánh đó là nghiệp vụ thanh toán quốc tế . Từ ngày Chi nhánh NH thực hiện thanh toán ngoại tỉnh thông qua mạng vi tính thì công tác thanh toán liên hàng ngày càng phát triển , ngày càng thu hút nhiều khách hàng ,nguyên nhân là do thanh toán qua mạng vi tính nhanh và thuận tiện , đáp ứng được nhu cầu chuyển tiền nhanh của khách hàng . Có được những kết quả trên là do chi nhánh NH No Tỉnh đã thực hiện tốt việc chỉ đạo của cấp trên , biết đầu tư đúng hướng ,từng bước hiện đại hoá công nghệ NH nhất là khâu thanh toán . Nhờ sự chuyển biến rõ rệt và khả quan trong công tác thanh toán mà chi nhánh NH No tỉnh Lào cai đã được khách hàng ngày càng tín nhiệm hơn .Khách hàng đến giao dịch thanh toán tại NH ngày một đông hơn. Do vậy trong năm 2000 công tác thanh toán tại chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Lào Cai đã đạt được những kết quả như sau : Biểu 6: Tình hình thanh toán qua chi nhánh NH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28214.doc
Tài liệu liên quan