Chuyên đề Một số kiến nghị về xây dựng chiến lược kinh doanh cho Tổng công ty Cơ khí Xây dựng - Bộ xây dựng giai đoạn 2001- 2010

LỜI NÓI ĐẦU . trang1

CHƯƠNG I: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .trang3

I. Những vấn đề chung về chiến lược kinh doanh .trang3

1. Chiến lược kinh doanh là gì .trang3

1.1. Nguồn gốc của chiến lược .trang3

1.2. Các định nghĩa cơ bản về chiến lược . trang4

2. Phương pháp phân tích SWOT và mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter. .trang8

2.1 Phương pháp phân tích SWOT .trang8

2.2 . Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter .trang8

II. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . trang10

1. Tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh .trang11

2. Tính tất yếu khách quan phải xây dựng chiến lược kinh doanh trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay .trang12

III. Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh trang14

1. Phân tích môi trường kinh doanh .trang14

1.1 Các yếu tố của môi trường kinh doanh . trang14

1.2 Phân tích môi trường vĩ mô .trang15

1.3. Phân tích môi trường ngành .trang17

1.4. Tác động của nhóm chiến lược .trang18

2. Phân tích hoạt động của doanh nghiệp trang18

2.1 Quá trình tạo ra sản phẩm .trang18

2.2. Phân tích các hoạt động tài chính trang20

2.3. Phân tích các hoạt động bổ trợ .trang21

2.4. Tổng kết các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ .trang23

2. Xác định mục tiêu của doanh nghiệp .trang23

3.1. Các loại mục tiêu của doanh nghiệp . trang23

3.3 Các nguyên tắc xác định mục tiêu trang25

3. Xây dựng chiến lược kinh doanh .trang26

4.1 Chiến lược sản phẩm .trang26

4.2 Chiến lược thị trường .trang26

4.3 Chiến lược cạnh tranh . trang27

4.4 Chiến lược đầu tư trang28

CHƯƠNG II : ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI CỦA TỔNG CÔNG TY TỔNG CÔNG TY CƠ KHÍ XÂY DỰNG - BỘ XÂY DỰNG VÀ XÁC ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC .trang30

I. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Cơ khí Xây dựng

1. Lịch sử hình thành của Tổng công ty Cơ khí Xây dựng (COMA) trang30

1.1. Giai đoạn 1 (1975-1995) trang30

1.2. Giai đoạn 2 (1985-1995) : Giai đoạn chuyển tiếp trang30

1.3. Giai đoạn 3 (1995 đến nay) : Giai đoạn đổi mới và phát triển .trang30

2. Đặc điểm về chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ kinh doanh trang33

2.1. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Tổng công ty . trang33

2.2. Các đối tác kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty .trang34

II. Tổng quan về năng lực hoạt động và tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian qua .trang35

1. Đánh giá về năng lực hoạt động của Tổng công ty .trang35

1.1. Đánh giá năng lực vốn của Tổng công ty trang35

1.2. Đánh giá về công tác quản lý của Tổng công ty . trang39

1.3. Về chất lượng lao động .trang41

1.4. Năng lực về trang thiết bị sản xuất của Tổng công ty .trang42

2. Tình hình sản xuất kinh doanh nói chung của Tổng công ty trang43

2.1. Kết quả kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian qua .trang43

2.2. Những ưu điểm và hạn chế của Tổng công ty trong thời gian qua trang48

III. Phân tích môi trường bên ngoài, đánh giá các cơ hôi và sự đe doạ của Tổng công ty cơ khí Xây dựng .trang50

1. Phân tích môi trường vĩ mô .trang50

1.1. yếu tố kinh tế của môi trường vĩ mô .trang51

1.2. yếu tố công nghệ của môi trường vĩ mô trang52

1.3. Yếu tố chính trị và luật pháp của môi trường vĩ mô .trang53

1.4. Yếu tố xã hội của môi trường vĩ mô .trang53

2. Phân tích môi trường ngành .trang54

2.1. Sự cạnh tranh của các công ty khác .trang54

2.2. Sức ép về giá của người mua .trang54

2.3. Sức ép về giá của người cung cấp .trang55

2.4. Sự cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn .trang55

IV. Tổng kết việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu cơ hôi và sự đe doạ của Tổng công ty .trang56

1. Tổng hợp các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và sự đe doạ của Tổng công ty .trang56

1.1. Mặt mạnh của Tổng công ty . trang56

1.2. Mặt yếu của Tổng công ty .trang56

1.3. Cơ hội của Tổng công ty trang57

1.4. Nguy cơ của Tổng công ty .trang57

2. Ma trận SWOT .trang58

CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO TỔNG CÔNG TY CƠ KHÍ XÂY DỰNG- BỘ XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 .trang60

I. Nội dung chiến lược .trang60

1. Định hướng chiến lược cho Tổng công ty. . trang60

2. Một số mục tiêu chung cho Tổng công ty .trang62

3. Nội dung chiến lược kinh doanh của Tổng công ty . trang63

3.1 Chiến lược sản phẩm .trang63

3.2 Chiến lược thị trường trang65

3.3 Chiến lược cạnh tranh .trang66

3.4 Chiến lược đầu tư .trang66

II. Các giải pháp và kiến nghị nhăm thực hiện thành công chiến lược kinh doanh của Tổng công ty .trang68

1. Các giải pháp về phía Tổng công ty .trang68

2. Một số kiến nghị về phía ngành cơ khí Xây dựng và nhà nước .trang72

KẾT LUẬN .trang75

PHỤ LỤC .trang76

TÀI LIỆU THAM KHẢO .trang84

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số kiến nghị về xây dựng chiến lược kinh doanh cho Tổng công ty Cơ khí Xây dựng - Bộ xây dựng giai đoạn 2001- 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ bản trong và ngoài nước - Các dịch vụ khác: Đào tạo, dạy nghề, chuyển giao công nghệ, y tế, chăm sóc sức khoẻ cán bộ công nhân viên trong Tổng Công ty và ngoài xã hội, hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị máy móc, hoạt động đào tạo, xuất khẩu lao động. . . . 2.2. Các đối tác kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty Trong mối quan hệ kinh doanh của Tổng công ty thì chủ yếu là các quan hệ thương mại với 36 hãng của 13 nước Nhật, Anh, Hàn Quốc, Singapore, Thụy sĩ, Mỹ, Đài loan, Trung quốc, Lào, ấn độ, Thái Lan, Pháp. Quan hệ nhận thầu, đấu thầu Quốc tế với 13 hãng của 3 nước: úc, Thụy điển, Lào. Quan hệ liên doanh đấu thầu Quốc tế với các hãng của 3 nước: Anh, Pháp, Đức Nhìn chung Tổng công ty có mối quan hệ quốc tế khá thuận lợi, Tổng công ty có uy tín cao trên thị trương quốc tế, được các bạn hàng đánh giá khá cao. Đây là một điểm thuận lợi rất lớn để Tổng công ty phát triển các sản phẩm, dịch vụ của mình trên thị trường quốc tế. Về các đối tác trong nước: Tổng công ty có trên 20 cơ sở các công ty thành viên trên khắp các tỉnh thành trong cả nước, cũng giống như mối quan hệ của Tổng công ty trên thị trường thế giới, Tổng công ty được các nhà lãnh đạo các tỉnh thành đánh giá khá cao. Là một Tổng công ty trực thuộc Bộ xây dựng chính vì vậy khi các công trình được giao về các Sở xây dựng thì Tổng công ty cũng có khả năng có được các hợp đồng là rất lớn ( xem phụ lục 1). Tóm lại, nếu xét về mặt quan hệ trong kinh doanh thì Tổng công ty Cơ khí Xây dựng - Bộ xây dựng có được một lợi thế rất lớn trong công tác đấu thầu, khả năng thắng thầu ở các công trình lớn. Do Tổng công ty áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9002 nên các công trình của Tổng công ty được đánh giá rất cao về chất lượng, mặt khác Tổng công ty cũng là người dẫn đầu trong ngành cơ khí xây dựng chính vì thế đã tạo được niền tin cho các chủ công trình. II. Tổng quan về năng lực hoạt động và tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian qua Đánh giá về năng lực hoạt động của Tổng công ty Đánh giá năng lực vốn của Tổng công ty. Trong bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào thì yếu tố vốn sản xuất, vốn kinh doanh đều có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của tổ chức đó bởi vì yếu tố vốn là yếu tố quyết định việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. Tổng công ty Cơ khí Xây dựng - Bộ xây dựng là một Tổng công ty lớn, có uy tín chính vì vậy năng lực về vốn của họ cũng rất cao, việc huy động một nguồn vốn lớn là dễ dàng nên có rất nhiều thuân lợi trong quá trình sản xuất, kinh doanh qua bảng sau chúng ta sẽ thấy rõ vấn đề này. Bảng 1: Nguồn vốn kinh doanh Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Đơn vị tính: Triệu đồng (VND) Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng số vốn: 51.780 71.339 75.042 95.251 434.114 Trong đó: + Vốn NSNN 30.338 31.385 31.245 33.945 44.952 + Vốn tự bổ xung 4.560 4.987 4.847 5.060 5.161 + Vốn vay 16.882 34.967 38.950 56.246 384.001 Các số liệu về nguồn vốn nêu trên cho thấy mặc dù Tổng công ty vẫn tiếp tục gặp khó khăn về vốn kinh doanh do vốn lưu động nhà nước cấp quá ít. Để đạt doanh thu gần 400 tỷ, nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất phải là 434 tỷ, trong khi vốn ngân sách và vốn tự bổ sung mới có hơn 44 tỷ đồng. Nhưng để đủ vốn cho sản xuất của các đơn vị, Tổng Công ty đã khai thác các nguồn vốn như: Huy động của cán bộ công nhân viên, sử dụng các quỹ doanh nghiệp chưa sử dụng đến trong từng thời điểm, vay các tổ chức tín dụng. Trong công tác thu hồi vốn, Tổng Công ty tích cực bám sát tận thu hồi vốn các công trình, vay vốn lưu động tạo đủ điều kiện cho các công ty thành viên đủ vốn sản xuất kinh doanh. Qua bảng 1 ta thấy riêng năm 2001 Tổng công ty có mức tăng đột biến về tổng số vốn ( đạt 434.144 triệu VN đồng gấp hơn 4 lần năm 2000) điều này có thể giải thích bởi ngày 19/05/2001 Tổng công ty đã tiếp nhận thêm Công ty cơ khí Thái Bình về Tổng công ty và thành lập thêm 19 xí nghiệp mới chính vì vậy đã tăng số vốn và vốn vay của Tổng công ty. Mặt khác trong năm Tổng công ty đã đầu tư vào dự án nhà máy sản xuất phụ kiện sứ vệ sinh ( COMA 12) và 07 dự án đầu tư năng lực sản xuất, 05 dự án đầu tư phát triển. Năm 2001 cũng là năm thực hiện việc đăng ký xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 chính vì vậy đòi hỏi phải đầu tư vào việc hiện đại hoá trang thiết bị là rất lớn. * Công tác tài chính: Tổng Công ty đã tham gia cùng với các đơn vị giải quyết các khó khăn về thiếu vốn kinh doanh: làm việc với Bộ Tài chính để giải quyết cấp vốn lưu động cho các công ty thành viên, Cơ quan TCT: 0,5 tỷ đồng, COMA 3: 0,25 tỷ đồng, Công ty Xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị: 0,25 tỷ đồng. Xây dựng và đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch tài chính kịp thời trên cơ sở kế hoạch sản xuất của Tổng công ty và các công ty thành viên. Sửa đổi, bổ xung một số quy chế quản lý tài chính để phù hợp với đIều kiện cụ thể của TCT và các chế độ chính sách của nhà nước. Tích cực phổ biến, hướng dẫn kịp thời các chế độ chính sách tài chính kế toán mới cho các đơn vị thành viên như: Tổ chức các lớp tập huấn tại Tổng công ty, cử cán bộ đi dự các lớp tập huấn của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng mở. * Công tác lo vốn đầu tư: Dự án phụ kiện sứ vệ sinh: cùng ban quản lý dự án phụ kiện sứ vệ sinh giải quyết vốn kịp thời cho công tác đầu tư xây dựng đảm bảo tiến dộ thi công công trình, tổng số tiêng đã giải ngân: 113 tỷ đồng và chỉ đạo công ty CKXD Thanh Xuân quyết toán công trình. Chỉ đạo các công ty thành viên sử dụng vốn tự bổ sung mua sắm thiết bị đầu tư chiều sâu và đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh với tổng số vốn đầu tư là: 4,3 tỷ đồng và giúp các đơn vị thành viên sử lý các khoản đầu tư bằng vốn lưu động chuyển sang vốn vay trung, dài hạn với tổng số tiền là: 3,68 tỷ đồng. Các dự án đầu tư tăng năng lực sản xuất đã góp phần tăng tài sản cố định của Công ty và Tổng công ty, năm 2001 tăng 31,4 tỷ đồng. Khai thác các nguồn vốn tự có bao gồm thu hồi công nợ, giải quyết nợ ứ đọng, vật tư sản phẩm ứ đọng chậm lưu chuyển. Tổng công ty có mối quan hệ với các ngân hàng thương mại để thực hiện kịp thời các yêu cầu cho hoạt động SXKD như: vay vốn lưu động, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, vay vốn đầu tư, v.v.v. Tổng công ty đã làm việc với Ban chỉ đạo kiểm kê trung ương, cục tài chính doanh nghiệp Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng sử lý chênh lệch giảm giá tài sản, vật tư, hàng hoá ứ đọng. * Về công tác kế toán và kiểm tra kế toán: Thực hiện việc kiểm tra hàng quý tại các đơn vị thành viên về hoạt động tài chính để phát hiện những điểm tồn tại, giúp cho các công ty sử lý kịp thời, đúng chế độ kế toán tài chính. Xác định đúng thực trạng kế toán tài chính của từng công ty để có phương án sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên và toàn Tổng công ty được sát thực. Qua đợt kiểm tra công tác kiểm kê đã phát hiện các tài sản không cần dùng, xin thanh lý, kém phẩm chất, ứ đọng, chậm luân chuyển để có hướng xử lý. Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán Tổng công ty năm 2000, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của từng đơn vị và toàn Tổng công ty. * Những vấn đề còn tồn tại trong công tác tài chính: Các khoản nộp ngân sách thường chậm hơn thời điểm hoàn thành kế hoạch. Tập trung vào cuối năm ảnh hưởng tới thu chi ngân sách nhà nước. Việc phân tích hoạt động kinh tế không thường xuyên, chưa tổng hợp toàn diện hiệu quả kinh tế của từng hợp đồng. Chiến lược tài chính chưa hoàn thiện, còn bị động, nặng về giải quyết tình thế. Quyết toán các công trình xây lắp: các khoản mục chi phí giữa thực tế và dự toán chênh lệch nhau quá nhiều, tỉ lệ khoán chi phí sản xuất cao dẫn tới một số đơn vị không có lãi hoặc lỗ. Hệ thống sổ kế toán quản trị kinh doanh một số đơn vị mở chưa đầy đủ ảnh hưởng tới công tác quản lý chung. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế nước ta vẫn còn nhiều khó khăn. Riêng đối với ngành xây dựng thì nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước bị thu hẹp, phân bổ chậm, nguồn vốn ODA có xu hướng giảm mạnh nên nhiều công trình, dự án không đủ vốn hoặc vốn bị cắt giảm nhiều. Các đơn vị xây lắp đều gặp khó khăn về việc làm và thanh toán. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp mới ra đời hoặc là doanh nghiệp cũ nhưng lại được cơ quan chủ quản cấp giấy phép hành nghề hành nghề kinh doanh xây dựng. Trong bối cảnh đó, nhiều công ty nước ngoài có năng lực mạnh đã và đang có xu hướng thâm nhập vào thị trường xây dựng cơ bản ở Việt Nam. Vì vậy, thị trường xây dựng cơ bản vốn đã có nhiều cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn. Đánh giá về công tác quản lý của Tổng công ty Sơ đồ 4: Tổ chức các phòng ban của Tổng công ty Chủ tịch HĐQT Ban Kiểm soát Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc thi công Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật Văn phòng Phòng Tổ chức Lao động Phòng Tài Chính Kế toán Phòng Kế hoạch Phòng Đầu tư và Quản lý Dự án Phòng Kỹ thuật và Quản lý thiết bị Trung tâm đấu thầu và Quản lý sản xuất Trung tâm Xuất nhập khẩu Mô hình tổ chức sản xuất và quản lý của Tổng công ty là mô hình trực tuyến chức năng, áp dụng thi hành chế độ một thủ trưởng. Với hình thức quản lý từ trên suống kết hợp tính ưu điểm của hai kiểu quản lý, chính vì vậy mà ban giám đốc có thể quản lý trực tiếp mọi hoạt động sản xuất của từng xí nghiệp thành viên, từng phân sưởng và nhận được các thông tin phản hồi từ phía người lao động không phải qua qua các khâu trung gian. Từ đó giải quyết kịp thời mọi phát sinh đồng thời các công việc liên quan tới việc triển khai kế hoạch sản xuất được bàn bạc, thảo luận đi đến một giải pháp tốt nhất. Cấp cao nhất của Tổng công ty Cơ khí Xây dựng là Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh chung của Tổng công ty. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản suất của Tổng công ty, quản lý các công ty thành viên của Tổng công ty. Tổng giám đốc công ty là thủ trưởng cấp cao nhất, chịu trách nhiệm trước toàn bộ công ty và Tổng công ty Cơ khí Xây dựng về mọi hoạt động của đơn vị mình quản lý. Đồng thời cũng là người vạch ra các chiến lược kinh doanh, lo đời sống cho cán bộ công nhân viên của công ty, chỉ đạo và ra các quyết định mệnh lệnh buộc cấp dưới phải thực hiện. Ngoài ra còn uỷ quyền cho hai phó tổng giám đốc, giám đốc xí nghiệp thành viên và phải chỉ đạo trực tiếp tới các phòng ban và các xí nghiệp thành viên. Phó tổng giám đốc kỹ thuật có nhiệm vụ giúp đỡ giám đốc về mặt kỹ thuật như thiết kế, chế thử sản phẩm mới và xây đựng các định mức kinh tế kỹ thuật. Phó giám đốc điều hành sản xuất có trách nhiệm giúp đỡ giám đốc điều trong việc tổ chức, điều hành, kiểm tra theo dõi quá trình sản xuất. Phòng KCS: có trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm của từng công đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm từ nguyên vật liệu đầu vào cho đến khi sản phẩm xuất kho. Phòng kỹ thuật: phòng kỹ thuật có trách nhiệm xây dựng các định mức kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, quy cách từng mặt hàng trước khi đưa vào sản xuất thử và sản xuất hàng loạt. Phòng còn phải nghiên cứu, thiết kế khuôn mẫu, cung cấp các bản vẽ, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để chế thử các sản phẩm mới, cái tiến những sản phẩm cũ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Phòng kế hoạch kinh doanh: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngắn hạn và dài hạn của Tổng công ty. Mặt khác nhiệm vụ của phòng còn phải cung cấp đầy đủ năng lực sản xuất cho các công ty một cách kịp thời. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ tham gia đấu thầu để tạo ra việc làm cho các công ty. Phòng kế toán tài vụ: Phản ánh một cách toàn diện, liên tục và có hệ thống quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Phòng tài vụ đã phân công cụ thể từng phần việc như sau: * Kế toán trưởng có trình độ đại học tài chính kế toán phụ trách chung, đồng thời phải trực tiếp làm công tác giá cả, kế toán tài sản cố định, thu chi tài chính, kế hoạch tài chính. * Phó phòng kế toán tài vụ làm công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán thống kê tổng hợp và hạch toán kết quả tiêu thụ. * Ngoài ra còn có các nhân viên kế toán làm công tác vật liệu, công cụ lao động, theo thanh toán với người bán, kết quả sản xuất gia công và một thủ quỹ quản lý tiền. Phòng hành chính: có nhiệm vụ về hành chính, văn thư và chăm lo đời sống trong khu tập thể của các công ty. Phòng tổ chức lao động và tiền lương: có chức năng tham mưu cho tổng giám đốc về công tác tổ chức cán bộ và quản lý hành chính và quản trị. Phòng Maketing: có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tìm và phát hiện nhu cầu mới, đồng thời giới thiệu sản phẩm của công ty trên thị trường và cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin câp nhật giúp cho việc ra quyết định của người lãnh đạo được chính xác nhất, tận dụng được các thời cơ trên thị trường. Về chất lượng lao động Nhân tố con người có vai trò quyết định trong việc tồn tại và phát triển của Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng, cần phải có những chuyên gia giỏi về các lĩnh vực kỹ thuật, kinh tế, tổ chức, quản lý...hàng ngũ cán bộ tinh xảo năng động, có đủ trình độ ngang tầm quốc tế, đội ngũ công nhân lành nghề, có khả năng sáng tạo, sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị có tính năng kỹ thuật hiện đại. Căn cứ định hướng phát triển, Tổng công ty thưc hiện mô hình: Công ty, xí nghiệp, phòng ban-phân xưởng, tổ, đội. Mô hình này đã giúp cho các công ty thêm chủ động, phát triển nhanh. Thu hút được đội ngũ cán bộ có năng lực trong và ngoài Tổng công ty, góp phần tăng doanh thu cho các công ty thành viên. Để khẳng định ưu nhược điểm của mô hình này, Tổng công ty đang tiến hành khảo sát tại các đơn vị để tổng kết, rút kinh nghiệm. Thực hiện Nghị quyết TW3 (khoá VIII) của Bộ Chính trị về đánh giá quy hoạch lại cán bộ, Tổng công ty đã cùng các đơn vị thực hiện nghiêm túc. Công tác luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ được thực hiện theo đúng quy trình. Việc luân chuyển cán bộ đã có tác động tích cực, giúp cho các đơn vị thay đổi lề lối làm việc, các cán bộ tự hoàn thiện mình và trưởng thành, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Qua các đợt làm việc với các đơn vị cho thấy: nguồn cán bộ để đào tạo vào các chức danh, cán bộ nguồn còn thiếu và yếu. Kế hoạch đào tạo chưa cụ thể, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ. * Cơ cấu lao động: Hiện toàn Tổng Công ty có 7.499 lao động. Trong đó, các đơn vị thành viên tự tuyển, ký hợp đồng với người lao động và tự trả lương cho công nhân. Còn đối với các chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng xí nghiệp trở lên do Tổng Công ty bổ nhiệm và quản lý. Năng lực về trang thiết bị sản xuất của Tổng công ty Chủng loại: Để tăng cường năng lực thi công của các doanh nghiệp thành viên công tác đầu tư thiết bị luôn được chú trọng. Năm 1998 toàn Tổng Công ty đã đầu tư mới hơn 110 thiết bị trị giá 37.855 triệu đồng. Sửa chữa nâng cấp 86 thiết bị trị giá 3.946,4 triệu đồng. Đầu tư xây dựng cơ bản sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới 24 công trình trị giá 24.876 triệu đồng. Triển khai thực hiện hai dự án lớn về đầu tư thiết bị mới để thi công cầu, đường đã được Bộ Xây dựng duyệt ngày 21/8/1998, chế sửa cải tạo hoàn chỉnh 2 xe đúc hẫng của cầu sông Gianh để thi công cầu Sông Mã. Tổng Công ty đã đưa liên doanh CEC chế tạo dầm thép vào hoạt động đồng thời cũng đã hoàn thành việc đầu tư trên 60 tỷ đồng cho Nhà máy chế tạo dầm thép với công nghệ tiên tiến, Nhà máy đang đi vào hoạt động sản xuất hàng loạt các xe đúc hẫng cho các đơn vị trong và ngoài Tổng Công ty không phải nhập từ nước ngoài. Công nghệ chế tạo lọc bụi và ống khí có kích thước lớn được áp dụng thành công cho công trình xi măng Nghi Sơn và tiếp tục thực hiện cho các công trình tiếp theo nhiệt điện Phả Lại 2, ngoài ra Tổng công ty đã đầu tư một loạt các trang thiết bị mới, hiện đai với công xuất cao nhăm tăng khả năng thực hiện các dự án với đòi hỏi cao. ( xem phụ lục 2). Tình hình sản xuất kinh doanh nói chung của Tổng công ty Kết quả kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian qua Trong thời gian qua (1995 – 2000), Tổng công ty đã có những chuyển biến khá thuyết phục. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường Tổng công ty đã nỗ lực hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Với nhu cầu đòi hỏi của thị trường và khả năng đáp ứng về vốn và khĩ thuật , Tổng công ty đã mở rộng lĩnh vực hoạt động sang sản xuất công nghiệp, kinh doanh vật liệu xây dựng, tư vấn thiết kế. . . Để tăng doanh thu và lợi nhuận của mình Tổng công ty đã đặt những mục tiêu chính là phải mở rộng thị trường, mở thêm các loại hình dịch vụ, các lĩnh vực hoạt động mới để có thể nâng cao giá trị sản lượng. Thực tế trong giai đoạn vừa qua Tổng công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể (xem bảng 2). Bảng 2: Một số kết quả kinh doanh chủ yếu của Tổng Công ty Nguồn: Phòng kế hoạch hoạch kinh doanh Đơn vị tính: Triệu đồng (VNĐ) TT Năm Các chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 1 Thực hiện tổng sản lượng 447.682 652.000 815.969 839.848 1.063.838 8.014.040 2 Mức tăng trưởng năm sau so với năm trước 146% 125% 103% 126% 160% 3 Lợi tức sau thuế 2.834 2.197 1.762 2.423 3.539 4 Nộp ngân sách 2.912 4.703 5.151 6.808 11.362 19.955 5 Đầu tư (gồm XDCB nội bộ, đầu tư, s/c thiết bị) 10.155 8.653 16.765 22.167 100.793 26.433.000 6 Tổng doanh thu 113.015 155.228 226.729 318.497 368.192 586.723 Qua bảng 2 ta thấy mức tăng trưởng năm sau luôn cao hơn so với năm trước đặc biệt năm 2001 so với năm 2000 mức tăng trưởng đạt tới 160% đây có lẽ là kết quả đạt được bởi trong các năm qua Tổng công ty đã đẩy mạnh công tác đầu tư vào xây dựng cơ bản, mua, sửa chữa các trang thiết bị nâng cao khả năng sản xuất của các công ty, xí nghệp thành viên. Mức đầu tư năm 2001 đã tăng tới gần 3 lần so với năm 1996 (lên tới 26 tỷ đồng), điều này đã cho chúng ta thấy sự quan tâm của Tổng công ty tới tầm quan trọng của chất lương của sản phẩm và việc tăng năng xuất đã giữ một vai trò khá quan trọng để Tổng công ty có thể cạnh tranh với những công ty khác. Đó cũng là những quyết định đúng đắn, kết quả của nó là tổng doanh thu của Tổng công ty không ngừng tăng trong thời kỳ vừa qua. Biểu đồ 5: Tổng doanh thu của Tổng công ty một số năm vừa qua Qua đó chúng ta thấy trong những năm 1996 – 2000 Tổng công ty cũng đã đạt được một số kết quả đáng kể: Tổng doanh thu bình quân đạt 294.730 triệu VN đồng, trong đó năm 2001 đạt cao nhất với doanh thu đạt 586.723 triệu VN đồng. Các chỉ số như: mức tăng trưởng, lợi nhuận, mức nộp ngân sách nhà nước năm sau luôn cao hơn năm trước. Nhìn chung, Tổng công ty đang có một kết quả kinh doanh rất khả quan, trong tương lai Tổng công ty vẫn sẽ duy tri được tốc độ tăng trưởng này. Trong năm 2002, các chỉ tiêu chủ yếu COMA đã đạt được như sau: - Giá trị SXKD 905,666 tỷ đồng bằng 113% năm 2001 - Doanh thu 716,122 tỷ đồng bằng 130% năm 2001 - Sản lượng sản phẩm 28,987 tấn bằng 133% năm 2001 - Thu nhập bình quân 1.011.000 đ/ng-th bằng 111% năm 2001 Trong sản xuất công nghiệp: Tổng công ty đã có bước tiến mới: chế tạo sản phẩm cơ khí xuất khẩu với khối lượng lớn là các sản phẩm van, ống Densit và thiết bị lọc bụi tĩnh điện thực hiện các dự án trọng điểm của Nhà nước: Nhiệt điện Phả Lại, Thuỷ điện Cần Dờ, dự án mở rộng và hiện đại xi măng Bỉm Sơn, cột truyền hình phục vụ mạng truyền hình quốc gia v..v Trong xây lắp: đã thực hiện nhiều công trình lớn, đa dạng: tham gia các công trình cấp thoát nước, giao thông thuỷ lợi, điện lực và xây dựng đô thị. Với nỗ lực của cán bộ nhân viên, thể hiện sự kiên trì phấn đấu để vươn lên, đứng vững và phát triển, Tổng công ty đã đạt được những kết quả trong sản xuất kinh doanh và trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác: - Giá trị SXKD 801,404/502,173 tỷ đồng bằng 160% - Doanh thu 586,723/379,849 tỷ đồng bằng 154% - Xuất khẩu hàng cơ khí 895,955/251,695 USD bằng 357% - Sản lượng sản phẩm 25.206/18.890 tấn bằng 133% - Thu nhập bình quân 1.105.000/1.011.000đ/ng-th bằng 113% * Các lĩnh vực sản xuất chính: - Sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất kinh doanh: 286,445 tỷ đồng Đạt 80% kế hoạch đăng ký 2001 Bằng 149% thực hiện 2000 Doanh thu: 244,367 tỷ đồng Đạt 77% kế hoạch đăng ký 2001 Bằng 132% KH năm 2000 - Xây lắp: Giá trị sản xuất kinh doanh: 466,308 tỷ đồng Đạt 122% kế hoạch đăng ký 2001 Bằng 161% KH thực hiện 2000 Doanh thu: 298,211 tỷ đồng Đạt 170% kế hoạch đăng ký 2001 Bằng 131% KH thực hiện 2000 Kinh doanh, các dịch vụ khác: 48,651 tỷ đồng/30,200 Đạt 161% kế hoạch đăng ký 2001 Bằng 136% KH thực hiện 2000 Doanh thu: 298,211 tỷ đồng/39,810 Đạt 110% kế hoạch đăng ký 2001 Bằng 134% KH thực hiện 2000 Năm 2002, Tổng công ty đã thực hiện giá trị sản xuất kinh doanh tăng 154% so với năm 2001, đòi hỏi sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện phải nghiêm túc, khoa học, đồng bộ mới đáp ứng được sự tăng trưởng nhanh trong những năm tới. Các công trình trong năm có yêu cầu về tiến độ gấp, cùng thực hiện đồng thời, đa dạng về kết cấu, khắt khe về chất lượng. Các sản phẩm thiết bị, kết cấu thép cung cấp cho các công trình xi măng Bỉm sơn mở rộng, Nhà máy nghiền Feldspart, thiết bị cơ khí thuỷ công cho nhà máy thuỷ điện Cần Đơn, Đạm Hà Bắc và các mái giàn không gian, các cột truyền hình đều được chỉ đạo sát sao, cụ thể từng hạng mục và qua đó đánh giá được khả năng tổ chức thực hiện của từng đơn vị, tìm được các đường găng để tập trung giải quyết tổ chức. Đặc biệt trong quý 4, nhiều công trình tiến độ khẩn trương, các đơn vị đã cố gắng tổ chức thực hiện, đảm bảo tiến độ được các chủ đầu tư đánh giá cao như Công trình chế tạo thiết bị, kết cấu thép tại Bỉm sơn, Công trình chế tạo và lắp giàn không gian hoàn thành đúng tiến độ về xây dựng và lắp hợp khối Bắc Nam giai đoạn I. Các Ban quản lý công trình được củng cố, bổ sung đủ năng lực và kinh nghiệm điều hành. Tuy nhiên do nhiều công trình mới, các BQL được sắp xếp lại cho hợp lý, công tác bàn giao chuyển giai đoạn chưa kịp thời nên một số BQL còn lúng túng trong điều hành. Năm 2002, Tổng công ty đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong công tác tiếp thị, tham gia thầu. Đã đầu tư cho các công tác đào tạo và tuyển dụng đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật đảm nhiệm được các công trình EPC, tham gia đấu thầu và trúng thầu nhiều dự án đầu tư: Cung cấp thiết bị cơ khí thuỷ công cho nhà máy thuỷ điện Cần đơn; - thiết kế, chế tạo và lắp đặt hệ thống dỡ than trên xà lan của VINASHIN; - thiết kế, chế tạo và lắp đặt thiết bị cho Công ty liên doanh lọc dầu Việt-Nga,v..v Đã đầu tư nghiên cứu thiết kế, chế tạo và lắp dựng giàn không gian cho Nhà thi đấu TDTT Nam định, khu vui chơi giải trí Hồ Trúc bạch, Khu du lịch đảo Tuần Châu Quảng Ninh, v..v Trong năm do làm tốt công tác tiếp thị, các đơn vị đã tham gia và trúng thầu nhiều công trình điện, xây dựng nhiều bệnh viện, trường học, đường giao thông, nhà chung cư, các công trình thuỷ lợi, v..v Những ưu điểm và hạn chế của Tổng công ty trong thời gian qua Những kết quả đã đạt được: Có những bước tiến vững chắc trong chỉ đạo, điều hành sản xuất, sản lượng sản phẩm cơ khí đạt 25.206 tấn, so với năm 2000 tăng 33%, đó là sự cố gắng lớn của cán bộ công nhân viên của Tổng công ty trong sản xuất hàng cơ khí phục vụ các công trình trọng điểm. Giữ vững và phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm ISO 9002, năm 2001 có thêm ba thành viên được cấp chứng chỉ ISO 9002 và đang làm thủ tục đánh giá thêm cho 4 công ty. Có bước đột phá trong sản xuất hàng cơ khí xuất khẩu sang Đài Loan, Malaixia, Pháp, Italia, Tây Ban Nha (trên 3000 tấn). Các sản phẩm cơ khí xuất khẩu được chủ đầu tư đánh giá cao về chất lượng cũng như tiến độ giao hàng. Hiện nay các nước ngoài vẫn liên hệ đặt hàng lâu dài cung cấp cho các nước trong khu vực và thế giới. Thực hiện hiệu quả chủ trương nội địa hoá sản phẩm cơ khí, đủ năng lực và có uy tín trong thiết kế, chế tạo và lắp đặt cho dây chuyền sản xuất gạch có công xuất từ 10 đến 20 triệu viên/năm. Trong năm đã cung cấp trên 15 dây chuyền thiết bị cho các tỉnh trong cả nước, hiện nay đã thay thế hoàn toàn thiết bị nhập ngoại, giảm vốn cho các cơ sở sản xuất gạch nung và gạch không nung. Tích cực đầu tư cho công tác đào tạo và tuyển dụng đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật đảm nhiệm được các công trình EPC, tham gia đấu thầu và trúng thầu nhiều dự án, là nhà thầu chính thực hiện EPC cho các dự án đầu tư xây dựng các công trình điện, dầu khí, thuỷ lợi, giao thông, thể dục thể thao. Tổng công ty đã có các giải pháp đầu tư có hiệu quả cao như chế tạo cổng trục 32/5 tấn với giá thành chỉ bằng 1/3 giá nhập ngoại nguyên chiếc, chọn các loại thiết bị tự động hoá cao, giá thành hợp lý cho việc chế tạo quả cầu giàn không gian, xây dựng được trụ sở làm việc của Tổng công ty tại đường Giải phóng. Có sự đoàn kết nhất trí trong định hướng phát triển, chỉ đạo sản xuất, động viên cán bộ công nhân viên chức hăng say lao động sản xuất, đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình giữ được uy tín của Tổng công ty Cơ khí Xây dựng - Bộ xây dựng trên thị trường trong và ngoài nước. Những tồn tại cần phải khắc phục: Chương trình phát triển của Tổng công ty theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá để trở thành một công ty mạnh về chế tạo cơ khí chưa thực sự quán triệt đến các đơn vị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số kiến nghị về xây dựng chiến lược kinh doanh cho Tổng công ty Cơ khí Xây dựng - Bộ xây dựng giai đoạn 2001- 2010.DOC
Tài liệu liên quan