MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Phần I. Công tác tiêu thụ sản phẩm và một số yêu cầu của việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3
1. Khái niệm - vai trò của thị trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp 3
1.1. Quan niệm về thị trường 3
1.2. Phân loại thị trường 5
1.3. Vai trò của thị trường đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 7
2. Sự cần thiết phải duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 8
2.2. Duy trì - mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là một tất yếu khách quan đối với các doanh nghiệp 9
2.3.Tác dụng của duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 11
3. Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm 11
3.1. Mối quan hệ giữa công tác tiêu thụ sản phẩm với duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 11
3.2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm 12
3.3. Nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm 13
3.4. Những biện pháp hỗ trợ tiêu thụ 17
4. Yêu cầu của việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 19
4.4. Tạo dựng và giữ gìn chữ tín của doanh nghiệp. 20
5. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc duy trì và mở rộng thị trường. 20
5.2. Những biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. 22
Phần II. Phân tích thực trạng công tác duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí 27
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty dụng cụ cắt đo lường và cơ khí. 27
2. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng đến việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí. 28
2.1. Đặc điểm máy móc thiết bị của công ty 28
2.2. Đặc điểm sản xuất sản phẩm của công ty. 30
2.3. Đặc điểm tình hình cung ứng NVL 31
2.4. Đặc điểm về lao động của công ty 33
2.5. Đặc điểm tổ chức của công ty 35
2.6. Đặc điểm về tài chính của công ty 37
3. Nhiệm vụ và thị trường tiêu thụ của công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí. 39
3.1. Tính chất, nhiệm vụ sản xuất của công ty. 39
3.2. Thị trường tiêu thụ dụng cụ cắt của Việt Nam. 40
4. Phân tích thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí 41
4.1. Tình hình thực hiện kế hoặch sản xuất 41
4.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí 44
4.3. Phân tích các hình thức tiêu thụ, phương thức thanh toán của công ty 50
4.4. Phân tích thị trường tiêu thụ - Khách hàng của công ty 52
4.5. Phân tích tình hình duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty 54
4.6. Đánh giá chung về thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty 57
Phần III. Một số phương hướng và biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí 61
1. Tầm quan trọng của việc duy trì và mở rộng thị trường dụng cụ và đo lường đối với công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí 61
2. Mục tiêu, chiến lược và phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới 62
3. Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty 62
Kết luận 72
99 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1810 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số phương hướng và biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
"miếng bánh" - phần mà thị trường đẫ trao cho mình.
Sơ đồ : Cấu trúc thị trường sản phẩm A
Thị trường lý thuyết của sản phẩm A. Tổng số các đối tượng có nhu cầu
Thị trường tiềm năng của doanh nghiệp về sản phẩm A
Phần thị trường không tiêu dùng tuyệt đối
Thị trường hiện tại về sản phẩm A
Phần thị trường không tiêu dùng tương đối
Thị trường hiện tại của đối thủ cạnh tranh
Thị trường hiện tại của doanh nghiệp
Như trên ta thấy , để tồn tại phát triển buộc doanh nghiệp phải giữ vững phần thị trường hiện tại của mình , đồng thời không ngừng mở rộng thị trường sang phần thị trường của đối thủ cạnh tranh và cố gắng khai thác phần thị trường không tiêu dùng tương đối (phần thị trường mà khách hàng muốn mua hàng nhưng chưa biết nơi nào để mua và hiện tại chưa có khả năng thanh toán ). Lý lẽ này đưa ra trên cơ sở lý thuyết về sự chuyển hoá không ngừng của các loại thị trường . Trong quá trình hoạt động , doanh nghiệp cũng như các đối thủ cạnh tranh đều tìm cách mở rộng phần thị trường của mình . Do đó về nguyên tắc phần thị trường hiện tại của doanh nghiệp sẽ không ngừng thay đổi . Sự thay đổi đó là sự chuyển hoá của các loại thị trường . Trong thực tế có hai hướng chuyển hóa cơ bản dưới tác động của các nhân tố đó là :
- Thị trường mục tiêu (hiện tại ) của các doanh nghiệp chuyển hoá thành thị trường tiềm năng , dưới tác động của :
Hoạt động kém cỏi của Marketting
Trì trệ trong tổ chức quản lý
Bỏ qua sự tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ đến chất lượng sản phẩm . Kết quả của việc chuyển hoá này là thị trường mục tiêu của doanh nghiệp bị thu hẹp.
- Thị trường tiềm năng của doanh nghiệp chuyển hoá thành thị trường mục tiêu do tác động ngược lại của các yếu tố nói trên . Do chú trọng hoàn thiện quản lý và tổ chức sản xuất , ứng dụng các kết quả của tiến bộ KHKT... `nên sản phẩm của doanh nghiệp có giá thành hạ , chất lượng cao . Kết quả đó làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và thôn tính được một phần thị trường của các đối thủ . Sự chuyển hoá này dẫn đến kết quả là thị trường mục tiêu (hiện tại) của doanh nghiệp được mở rộng .
Như vậy , để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải không ngừng ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình.
III. Những nhân tố ảnh hưởng tới việc củng cố và mở rộng thị trường.
A- Những nhân tố khách quan :
Là những nhân tố bên ngoài sự kiếm soát của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cũng như tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm :
1. Môi trường nền kinh tế quốc dân.
* Nhóm nhân tố Chính trị - Pháp luật : Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật là công cụ điều tiết vĩ mô để tác động đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp . Đó là các quyết định về chống độc quyền, về khuyến mại, quảng cáo, các luật thuế, bảo vệ môi trường ... các tác động khác của Chính phủ về các vấn đề nêu trên cũng tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp . Chẳng hạn: Luật thuế ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp .
Đối thủ cạnh tranh
Khách hàng
* Nhóm nhân tố về kỹ thuật công nghệ : Kỹ thuật, công nghệ là hai yếu tố rất năng động và ảnh hưởng ngày càng lớn tới tiêu thụ. Sự gia tăng trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất tác động nhanh chóng và sâu sắc bởi hai yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh là chất lượng và giá bán của sản phẩm hàng hoá . Mặt khác sự xuất hiện ngày càng nhanh chóng của phương pháp công nghệ mới, nguyên liệu mới, sản phẩm ngày càng mới, đã tác động đến chu kỳ sống của sản phẩm, chu kỳ kinh doanh sản phẩm ngày càng nhanh, được cải tiến cả về công dụng mẫu mã, chất lượng, sản phẩm thay thế ngày càng nhiều. Do đó, các doanh nghiệp phải quan tâm, phân tích kỹ lưỡng tác động này để ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tạo điều kiện cho tiêu thụ ngày càng tốt hơn.
2. Môi trường ngành
Môi trường ngành bao gồm các yếu tố trong nội bộ ngành và yếu tố ngoại cảnh có tác động quyết định đến tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành. Môi trường cạnh tranh bao gồm:
+ Khách hàng: Khách hàng và sức ép từ phía khách hàng có tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng và nhu cầu của họ quyết định đến quy mô, cơ cấu nhu cầu thị trường của doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng hàng đầu khi hoạch định kế hoạch sản xuất tiêu thụ trong doanh nghiệp. Muốn bán được nhiều hàng buộc các doanh nghiệp phải lôi kéo ngày càng nhiều khách hàng về phía mình và tạo được niềm tin với họ. Vì vậy, doanh nghiệp cần phân tích mối quan tâm của khách hàng, tìm cách đáp ứng nhu cầu.
Doanh nghiệp
+ Đối thủ cạnh tranh: bao gồm các doanh nghiệp đang có mặt trong ngành và các đối thủ tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành trong tương lai, đối thủ cạnh tranh là người chiếm giữ một phần thị trường sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh và có ý định mở rộng thị trường, đối thủ cạnh tranh là mối quan tâm lo lắng nhất của doanh nghiệp, đặc biệt là các đối thủ có quy mô lớn . Doanh nghiệp cần tìm mọi cách để nắm bắt và phân tích các yếu tố cơ bản về đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong nghành, nắm được điểm yếu, điểm mạnh của đối thủ giúp doanh nghiệp lựa chọn được các đối sách đúng đắn trong tiêu thụ để thắng sự cạnh tranh từ các đối thủ đó . Đối với từng đối thủ cạnh tranh (hiện tại ) mà doanh nghiệp đưa ra các đối sách tiêu thụ khác nhau bao gồm các đối sách về giá, về sản phẩm, về quảng cáo và xúc tiến bán hàng...
+ Sức ép của nhà cung cấp: Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường doanh nghiệp cần phải quan hệ với năm thị trường cơ bản là:
- Thị trường lao động
- Thị trường vốn
- Thị trường vật tư, nguyên nhiên liệu
- Thị trường công nghệ
- Thị trường thông tin
Số lượng các nhà cung cấp đầu vào nói trên có ảnh hưởng đến khả năng lựa chọn tối ưu đầu vào của doanh nghiệp, khi xác định và lựa chọn phương án kinh doanh cũng như chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ bán hàng cuối cùng . Khi đó sự thay đổi chính sách bán hàng của các nhà cung cấp cũng dẫn đến sự thay đổi trong kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp . Ví dụ: khi giá điện tăng lên làm giá thành sản xuất giấy, hoá chất, luyện kim tăng nên khiến các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng này gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, hay chất lượng lao động cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm . Vì vậy để quá trình sản xuất kinh doanh thường xuyên liên tục và ổn định thì doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ nhà cung cấp trong mối quan vơí các yếu tố khác, hạn chế đến mức thấp nhất sức ép từ nhà cung cấp, có mối quan hệ thường xuyên với nhà cung cấp chủ yếu, tạo ra sự cạnh tranh giữa họ để tạo lợi ích riêng cho doanh nghiệp mình .
B- Những nhân tố chủ quan .
1. ảnh hưởng của loại sản phẩm .
Sản phẩm là những hàng hoá dịch vụ có khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng, do các doanh nghiệp sản xuất bán ra thị trường để kiếm lời. Sản phẩm là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng. Tuỳ mục đích nghiên cứu mà người ta có các cách phân loại sản phẩm theo mức độ cạnh tranh, phân loại sản phẩm theo quan hệ sử dụng, phân loại sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng...
Mỗi cách phân loại có mục đích khác nhau nhưng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xây dựng chiến lược chiếm lĩnh thị trường . Phân loại sản phẩm hợp lý sẽ giúp cho việc thâm nhập vào thị trường một cách dễ dàng và hiệu quả nhất . Chẳng hạn đối với loại sản phẩm ứ đọng từ kỳ trước, để bán được cần phải quảng cáo rầm rộ gây ấn tượng ban đâu tốt đẹp cho khách hàng. Hoặc có chính sách khuyến mại: mua nhiều có thưởng hoặc thay đổi tên sản phẩm và quảng cáo giới thiệu một cách hấp dẫn nhất.
2. ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm là hệ thống những đặc tính nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được phù hợp với những điều kiện kỹ thuật hiện đại và thoả mãn được những nhu cầu nhất định của xã hội, chất lượng sản phẩm bao gồm những nhân tố chính sau:
Độ tin cậy của sản phẩm
Tuổi thọ của sản phẩm
Tính an toàn của sản phẩm
Sự phù hợp với những sản phẩm khác ...
Nền kinh tế xã hội ngày một phát triển, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao nên sản phẩm với chất lượng cao, mẫu mã đẹp ngày càng được ưa chuộng. Thực tế cho thấy, khúc dạo đầu của chất lượng sản phẩm rất quan trọng, lần đầu tiên sản phẩm xuất hiện trên thị trường, chỉ cần một vài người tiêu dùng nếu thấy chất lượng sản phẩm đảm bảo độ tin cậy cho họ thì họ sẽ tiếp tục dùng. Không những thế " Tiếng lành đồn xa", chẳng bao lâu người tiêu dùng sản phẩm sẽ tăng lên đáng kể, chất lượng sản phẩm đương nhiên sẽ trở thành một công cụ quảng cáo hữu hiệu, rẻ tiền gây uy tín cho Công ty. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm giúp cho người mua, mua mạnh dạn ít nghĩ tới giá cả, miễn là thoả mãn được nhu cầu của họ.
Ngược lại, nếu chất lượng sản phẩm tồi thì giá có rẻ đến mấy vẫn không có hoặc có thì rất ít người mua, sản phẩm bị tồn kho làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của Công ty.
Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm là việc làm hết sức cần thiết, nó vừa đem lại quyền lợi cho doanh nghiệp, vừa lợi cho khách hàng, vừa lợi cho xã hội. Nói như vậy có nghĩa rằng chất lượng là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng để mở rộng thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp hiện nay.
3. ảnh hưởng của giá cả tiêu thụ
Giá cả tiêu thụ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ta có thể phân chúng thành hai loại chính sau:
3.1. Nhóm các yếu tố khách quan
Giá cả phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu. Nếu cung trên thị trường lớn hơn cầu thì giá giảm và ngược lại giá giảm sẽ kích thích cầu nhưng lại hạn chế cung. Quan hệ này tồn tại một cách độc lập không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì phải có chính sách giá cả hợp lý xuất phát trên cơ sở cung - cầu.
Giá cả phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh trên thị trường, trong cơ chế mới này để thoả mãn nhu cầu của khách hàng có hàng trăm, hàng nghìn loại sản phẩm có thể thay thế nhau xuất hiện trên thị trường, cạnh tranh xẩy ra là lẽ đương nhiên.
Vì mục tiêu sản xuất là để bán nên các doanh nghiệp đã sử dụng giá cả như một thứ vũ khí lợi hại. Cạnh tranh sẽ làm giảm giá nhưng chi phí yểm trợ cho bán hàng lại tăng lên. Kết quả là người tiêu dùng có lợi nhưng doanh nghiệp lại tổn thương. Để chiến thắng trên thương trường đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư vốn mạnh cho công tác yểm trợ.
3.2. Nhóm các nhân tố chủ quan.
Chi phí sản xuất bao gồm các chi phí vật tư, nguyên vật liệu, năng lượng, thiết bị nhà xưởng... Tổng hợp chi phí đặc biệt là chi phí cho đơn vị sản phẩm vừa tác động đến giá cả, lại vừa chịu tác động của giá cả do khối lượng sản phẩm bán ra nhiều hay ít. Khi xây dựng chính sách giá cả, doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề này. Việc tạo ra nguồn đầu vào là do biết địa điểm mua hoặc do dùng sản phẩm thay thế nhưng vẫn đảm bảo chất lượng là hết sức cần thiết làm giảm giá thành sản phẩm, khuyến khích khách hàng tiêu dùng.
Sản phẩm bia là loại nhu cầu mềm. Nó chịu tác động mạnh của giá cả, nếu đắt thì họ sẽ không mua hoặc hạn chế mua. Vì vậy để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường cần đặc biệt quan tâm tới giá cả của sản phẩm, nghiên cứu kỹ tới những tác động cơ bản để có những biện pháp phù hợp.
4. ảnh hưởng của phương thức tiêu thụ
Phương thức tiêu thụ là yếu tố cần thiết giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trường. Tuỳ từng mặt hàng, khối lượng mặt hàng mà ta lựa chọn các phương thức tiêu thụ khác nhau. Nếu căn cứ vào quá trình vận động hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng, người ta chia phương thức phân phối - tiêu thụ thành các loại sau đây:
4.1. Phương thức tiêu thụ trực tiếp
Là phương thức nhà sản xuất bán trực tiếp sản phẩm của mình cho người tiêu dùng bằng cách mở cửa hàng bán và tiêu thụ sản phẩm, tổ chức dịch vụ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đối với sản phẩm nội địa. Còn đối với hàng xuất khẩu, nếu được phép doanh nghiệp giao thẳng cho các tổ chức xuất khẩu hoặc người xuất khẩu nước ngoài hoặc đại lý xuất khẩu nước ngoài ở nước ta. Phương thức này thường được sử dụng cho sản phẩm đơn chiếc, giá trị cao, chu kỳ sản xuất dài hoặc sản xuất có tính chất phức tạp, khi sử dụng đòi hỏi phải có hướng dẫn chi tiết hoặc có những sản phẩm chỉ bán trong phạm vi tập trung hẹp. Phương thức này có ưu điểm là doanh nghiệp trực tiếp quan hệ với người tiêu dùng và thị trường, doanh nghiệp biết rất rõ nhu cầu của thị trường và tình hình giá cả, hiểu rõ tình hình bán hàng, do đó có khả năng thay đổi kịp thời sản phẩm và phương thức bán hàng. Tuy nhiên nó còn có nhược điểm là hoạt động phân phối tiêu thụ được diễn ra với tốc độ chậm, phương thức thanh toán phức tạp, rủi ro lớn.
4.2. Phương thức tiêu thu gián tiếp
Là hình thức tiêu thụ, người bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các khâu trung gian như: Người bán buôn, đại lý, người bán lẻ... Phương thức tiêu thụ này thường được áp dụng với các loại sản phẩm đòi hỏi phải có cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt, chuyên dùng hoặc loại sản phẩm được sản xuất tập trung ở một hoặc một số nơi nhưng cung cấp cho người tiêu dùng ở nhiều nơi trên diện rộng.
Phương thức này có ưu điểm là việc phân phối tiêu thụ được tiến hành nhanh chóng, công tác thanh toán đơn giản, rủi ro ít. Nhưng có nhược điểm là không có cơ hội trực tiếp tiếp xúc với người tiêu dùng, không kiểm soát được giá bán.
4.3. Phương thức hỗn hợp
Thực chất của phương pháp này là tận dụng ưu điểm của hai phương pháp trên và hạn chế nhược điểm của nó. Nhờ phương thức này công tác tiêu thụ sản phẩm diễn ra một cách linh hoạt và hiệu quả hơn. Muốn bán được nhiều hàng, các doanh nghiệp phải chủ động đến với khách hàng và trở hàng đến cho họ. Cách bán hàng như vậy gọi là cách bán hàng tại áp biên. Còn nhiều chiến lược nữa là bán hàng thông qua quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
Việc lựa chọn, áp dụng đúng kênh tiêu thụ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu thụ sản phẩm. Nếu lựa chọn đúng kênh tiêu thụ sản phẩm thì lượng hàng hoá tiêu thụ rất nhanh và nhiều, làm tăng doanh thu, đây cũng là một hình thức giúp doanh nghiệp phát triển thị trường.
5. ảnh hưởng của phương thức thanh toán.
Phương thức thanh toán nhanh gọn, đảm bảo chắc chắn và an toàn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Ngược lại, những quy định chung về tài chính quá chặt chẽ, rườm rà, thêm vào đó thủ tục giấy tờ quá nặng nề qua nhiều khâu trung gian đã gây ức chế lớn về mặt tâm lý của khách hàng, gây mất thời gian không cần thiết. Vì vậy, nơi có phương thức thanh toán thuận lợi sẽ đượckhách hàng tự tìm đến. Hơn nữa hoạt động thanh toán không đảm bảo an toàn cũng là một cản trở lớn đối với khách hàng trong việc tiếp cận với sản phẩm của Công ty.
6. ảnh hưởng của công tác yểm trợ trong tiêu thụ hàng hoá
Công tác yểm trợ trong tiêu thụ là nhân tố hết sức quan trọng trong việc chiếm lĩnh và phát triển thị trường. Nó bao gồm rất nhiều khâu, trong đó quảng cáo là khâu ảnh hưởng rất lớn đến công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Mục đích của quảng cáo là tăng cường công tác tiêu thụ, thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu sản phẩm mới, tác động một cách có ý thức đến người tiêu dùng. Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp, khi tiến hành quảng cáo cần định hướng nhằm và ai ? Cần phải tác động đến ai ? Nghĩa là cần phải xác định được nhóm đối tượng mục tiêu đón nhận quảng cáo... Phương tiện, hình thức quảng cáo nào, thời điểm quảng cáo nào để thu hút được nhiều đối tượng mục tiêu nhất. Như vậy quảng cáo phải có tính nghệ thuật, phải kích thích nhu cầu của đối tượng được quảng cáo. Điều quan trọng của quảng cáo là phải có tính thiết thực phù hợp với mọi người, mang nhiều ý nghĩa, quảng cáo ít nhưng nói hết được những ưu điểm của sản phẩm. Khi tiến hành quảng cáo, các doanh nghiệp phải tính toán chi phí quảng cáo, đồng thời phải dự đoán được hiệu quả từ quảng cáo đem lại.
Tất cả những nhân tố nói trên có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau nên đòi hỏi chúng ta phải xem xét một cách đồng bộ, không thể tách rời nhau được. Tuy vậy trong từng phân đoạn thị trường khác nhau, mức độ và ảnh hưởng của mỗi nhân tố là khác nhau, ta không thể áp dụng được máy móc, một chính sách chung, đồng loạt cho mọi nơi, mọi chỗ, cho tất cả các sản phẩm.
Nói tóm lại, thời kỳ mở cửa nền kinh tế, vạn vật thay đổi, để vững vàng trong cơ chế mới, doanh nghiệp cần phải áp dụng mở rộng thị trường thông qua hoạt động chiếm lĩnh. Nhưng quy luật tự nhiên đã chứng minh rằng: Đã chấp nhận kinh doanh là chấp nhận rủi ro. Vì vậy " Máu" kinh doanh tiếp sức cho các doanh nghiệp luôn có tư tưởng làm " Bá chủ", cạnh tranh ắt xảy ra. Để dành thắng lợi cần sáng suốt lựa chọn con đường tiếp cận nhanh chóng với khách hàng. Xong để tiếp cận được với khách hàng không phải Công ty nào cũng làm được. Điều tra nghiên cứu nhu cầu của khách hàng theo từng vùng, từng độ tuổi, mức thu nhập... không phải dễ dàng. Cần phải mạnh dạn đầu tư lớn và biết cách lựa chọn những thông tin chính xác, kịp thời. Đồng thời doanh nghiệp cũng phải biết khả năng của mình để lựa chọn những phần, những đoạn thị trường của mình, những loại sản phẩm... cho phù hợp.
Phần II
Phân tích thực trạng công tác duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty dụng cụ cắt đo lường và cơ khí.
Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí - tên giao dịch quốc tế là CUTING AND MEASRING TOOLS COMPANY, tên viết tắt là DUFUDCO. Công ty có trụ sở ở 26 đường Nguyễn Trãi - phường Thượng Đình - quận Thanh Xuân - Hà Nội. Trong suốt chặng đường 33 năm sản xuất kinh doanh(25/03/1968 - 25/03/2001) DUFUCO đã trải qua biết bao thăng trầm, dần từng bước vượt qua khó khăn, trụ vững vươn lên cùng sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Khái quát về tiểu sử của công ty:
Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty và thiết bị công nghệ thuộc bộ công nghiệp.
Tiền thân của công ty là Nhà máy dụng cụ cắt gọt kim loại được thành lập ngày 25/03/1968 theo quyết định số 74 QĐ/ KB - Bộ công nghiệp nặng. Sau hơn hai năm hoạt động để phù hợp tính chất và nhiệm vụ sản xuất, ngày 17/8/1970 nhà máy được đổi tên là Nhà máy dụng cụ số 1 theo quyết định số 216 C1- CB - Bộ cơ khí luyện kim. Qua hơn 10 năm hoạt động, công ty đã trở thành nhà máy lớn với 15 phân xưởng và hơn 1000 công nhân viên, sản xuất được nhiều loại dụng cụ cắt với quy trình công nghệ phức tạp, bảo đảm phần chủ yếu cho việc cung cấp dụng cụ cắt cho ngành cơ khí cả nước, phục vụ xuất khẩu và nhiều ngành tiêu dùng. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, để phù hợp với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và tự chủ trong kinh doanh, ngày 12/07/1995 Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng ra quyết định số 702/ TCCBDT đổi tên Nhà máy dụng cụ số 1 thành Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí thuộc Tổng công ty máy - thiết bị công nghiệp - Bộ công nghiệp, với nhiệm vụ chính là chuyên sản xuất kinh doanh các loại dụng cụ cắt gọt lim loại và phi kim loại, phụ tùng cơ khí dụng cụ cầm tay, dụng cụ đo lường, các sản phẩm cơ khí, thiết bị công tác phục vụ các ngành: Dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, xây dựng và các ngành kinh tế khác.
Trên cơ sở thị trường, công ty tự tìm kiếm khách hàng và đi sâu sản xuất kinh doanh những mặt hàng phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Như vậy qua hơn 30 năm hoạt động và trưởng thành, Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí ngày càng phát triển và dần dần thích nghi với nền kinh tế thị trường. Là một công ty lớn, đã và đang cung cấp cho đất nước nhiều dụng cụ, thiết bị và phụ tùng trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, DUFUDCO ngày càng phải phấn đấu vươn lên hơn nữa để trở thành một công ty có công nghệ tiên tiến, có đội ngũ cán bộ vững vàng.
2. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng đến việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí.
2.1. Đặc điểm máy móc thiết bị của công ty
Máy móc thiết bị sản xuất là một bộ phận quan trọng trong tài sản cố định tích cực của các doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất hiện có,trình độ khoa học kĩ thuật của doanh nghiệp. Máy móc thiết bị là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm.
Máy móc thiết bị của công ty chủ yếu được sản xuất từ trước năm 1970 do Liên Xô chế tạo và cung cấp theo hiệp định hợp tác đầu tư giữa Việt Nam - Liên Xô, bên cạnh đó nhiều máy móc thiết bị của công ty do chính Việt Nam sản xuất, số lượng máy móc này cũng tương đối lớn( 16 máy điện, 5 máy khoan, 7 máy mài, 4 máy cưa...). Ngoài ra còn có một số ít được nhập khẩu từ Tiệp Khắc, Đức, Rumani, Thuỵ sĩ, Nhật Bản...Nhiều máy móc của công ty đã cũ và lạc hậu, năng lực sản xuất thấp ( Trung bình từ 50 - 60%) Song lại quý hiếm.
Để có thể đánh giá một cách chính xác những ảnh hưởng của máy móc thiết bị đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, chúng ta có bảng số liệu sau:
Bảng 1: Tình hình máy móc thiết bị của công ty
Stt
Tên máy móc thiết bị
Số lượng (cái)
Công suất sử dụng
Nước chế tạo
1
Máy tiện các loại
34
6
4
16
60
55
55
50
Liên Xô
Tiệp Khắc
Đức
Việt Nam
2
Máy khoan các loại
5
7
3
40
55
70
Việt Nam
Liên Xô
Đức
3
Máy mài các loại
7
85
11
4
1
40
60
55
70
80
Việt Nam
Liên Xô
Đức
Đài Loan
Nhật
4
Máy phay
46
5
1
2
50
50
50
50
Liên Xô
Đức
Hungari
Rumani
5
Máy cưa
4
1
1
50
70
55
Việt Nam
Nhật
Rumani
6
Máy dập: Loại 2,5 tấn
Loại 5 tấn
Loại 250 tấn
Loại 450 tấn
3
3
1
1
50
50
60
80
Việt Nam
Việt Nam
Liên Xô
Liên Xô
7
Máy cắt tôn
1
1
50
65
Việt Nam
Liên Xô
Thông qua bảng 1 ta thấy: Số lượng máy móc thiết bị của công ty khá lớn nhưng hầu hết đã cũ, công suất sử dụng không cao. Điều này có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất sản phẩm, là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho sản phẩm của công ty không cạnh tranh được về chất lượng cũng như giá cả. Trong quá trình sản xuất công ty đều chú trọng việc đầu tư bổ sụng và sữa chữa nhằm hạn chế bớt mức độ hao mòn của máy.
Nhưng khả năng vốn đầu tư hạn chế, với cố gắng của mình công ty đã tiến hành đầu tư mới và cải tạo lại nhà xưởng, thiết bị và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Công ty đã tổ chức có hiệu quả kế hoặch sữa chữa định kì và nâng cấp một số dàn thiết bị chính và quan trọng của các xưởng. Bên cạnh đó công tác bảo dưỡng, bảo quản máytại phân xưởng được duy trì và kiểm tra thường xuyên.
Như vậy, qua việc tìm hiểu về đặc điểm tình hình máy móc thiết bị của công ty, ta nhận thấy: Hiện nay máy móc của công ty đã khá cũ , xuống cấp, mất đồng bộ trong sản xuất, làm cho sản phẩm của công ty khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Do đó ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ, sản phẩm của công ty khó xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường, đặc biệtt là thị trường nước ngoài. Cơ hội mở rộng thị trường của công ty sẽ không thể thực hiện được nếu phương tiện máy móc lại thuộc về công nghệ của hơn 40 năm về trước.
2.2. Đặc điểm sản xuất sản phẩm của công ty.
Bất kì hoạt động của doanh nghiệp sản xuất nào cũng gắn liền với nhiệm vụ sản xuất sản phẩm. Các doanh nghiệp cần xác định cho mình nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tức là trả lời các câu hỏi sau:
- Sản xuất cái gì?
- Sản xuất như thế nào?
- Sản xuất cho ai ?
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp phải xuất phát từ nhu cầu thị trường để hình thành cơ cấu sản phẩm ( Nhiệm vụ kinh doanh) của mình.
Để trả lời được câu hỏi" Sản xuất như thế nào?" trong suốt 33 năm qua, công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí đã không ngừng tìm tòi áp dụng những quy trình công nghệ mới, phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của thị trường.
Qua 33 năm hoạt động, công ty đã cung cấp nhiều máy móc, phụ tùng, dụng cụ cắt cho các ngành kinh tế quốc dân, đã sản xuất được rất nhiều dụng cụ cắt các loại, đây là mặt hàng then chốt của công ty, đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Công ty đã cố gắng tìm tòi và áp dụng quy trình sản xuất gọn nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài sản xuất dụng cụ cắt, trong khoảng 10 năm trở lại đây, công ty sản xuất thêm những sản phẩm như phụ tùng phục vụ thăm dò khai thác dầu khí, máy chế biến kẹo... những mặt hàng này đã đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho công ty, công ty sản xuất để phục vụ nhiệm vụ trước mắt.
Qua tìm hiểu về đặc điểm sản xuất sản phẩm của công ty, ta thấy sản phẩm của công ty chủ yếu là để phục vụ cho các dạng gia công cơ khí, cac sản phẩm này đòi hỏi có độ cứng và độ chính xác cao, quy trình công nghệ phức tạp, chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhiều giai đoạn, chỉ cần hỏng hay sai sót ở một giai đoạn nào đó của quá trình sản xuất là sản phẩm sẽ không hoàn thành được, làm chậm tiến độ sản xuất, tăng chi phí thực hiện. Tất cả các điều trên đã làm ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty, công ty khó có khả năng thâm nhập, mở rộng thị trường.
2.3. Đặc điểm tình hình cung ứng N
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TM042.doc