Chuyên đề Một số phương hướng và giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác hậu cần vật tư kỹ thuật với việc đổi mới thiết bị công nghệ ở nhà máy thiết bị bưu điện

Đổi mới thiết bị công nghệ cũng đều nhằm vào thực hiên mục tiêu sinh lời. Mà tiến hành đổi mới thiết bị công nghệ phải luôn nắm vững ba tiêu thức chỉ đạo mang tính chiến lược là: Công nghệ hiện đại, sản phẩm tiên tiến và vì thị trường bao tiêu.

Như vậy để tiến hành lập kế hoạch đổi mới các thiết bị công nghệ thì phải căn cứ vào các yếu tố bên trong và bên ngoài Nhà máy hay được gọi là yếu tố chủ quan hay khách quan.

Yếu tố khách quan đó là người lập kế hoạch đổi mới chú ý tới những nhà sản xuất có sản phẩm tương tự hay đó là những đối thủ cạnh tranh. Xem xét họ có những khía cạnh:

+Về số lượng: có bao nhiêu người sản xuất mặt hàng đó.

+Năng lực sản xuất của họ như thế nào.

+Khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp đó: chiếm bao nhiêu thị phần.

 

doc69 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số phương hướng và giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác hậu cần vật tư kỹ thuật với việc đổi mới thiết bị công nghệ ở nhà máy thiết bị bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát triến nhất là 1.200 công nhân viên. Cho đến khi tách thành hai Nhà máy thì ở Nhà máy thiết bị bưu điện có hơn 600 người còn ở Nhà máy vật liệu từ có 300 người. Kể từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986), cùng với sự phát triển chung của các thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước thì mãi đến tháng 4- 1990 Nhà máy chủ trương xoá bỏ chế độ quan liêu bao cấp nên hoạt động kinh doanh của Nhà máy bắt đầu thua lỗ, đặc biệt là Nhà máy vật liệu từ. Do đó để tăng cường năng lực sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, Tổng công ty bưu điện quyết định sát nhập hai Nhà máy trên thành một. Trong những năm 1990- 1992 là những năm khó khăn nhất của Nhà máy do sự chuyển đổi sang cơ chế thị trường dẫn đến tình trạng thiếu kinh nghiệm về quản lí kĩ thuật, vốn và cả chính sách thuế chưa phù hợp. Bên cạnh đó là hàng hoá của Trung quốc tràn ngập trên thị trường (chủ yếu là hàng nhập lậu trốn thuế, sản phẩm của Nhà máy bị ứ đọng, sản xuất bị đình trệ, Nhà máy gần như bị tê liệt. Trước nguy cơ gần như bị phá sản của Nhà máy thì tập thể ban lãnh đạo Nhà máy đứng đầu là đồng chí giám đốc Trần Công Biên- anh hùng lao động đã suy nghĩ tìm tòi những giải pháp tháo gỡ những khó khăn để có lối thoát cho Nhà máy. Sau khi có quyết định 217-HĐBT, Nhà máy thực hiện hoạt động kinh doanh tự chủ về tài chính một cách năng động và hiệu quả. Căn cứ vào sự vận dụng nghị quyết 176-HĐBT, Nhà máy đã tiến hành tinh giảm biên chế, giải quyết một số lớn công nhân viên về hưu và nghỉ mất sức. Bên cạnh đó Nhà máy đã tiến hành tìm phương hướng sản xuất ổn định, quan hệ liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để nhập thiết bị, vật tư, máy móc, bí quyết công nghệ, lấy chất lượng sản phẩm làm yếu tố hàng đầu, phục vụ tốt nhu cầu của mọi khách hàng, ngày càng xây dựng Nhà máy là doanh nghiệp phát triển, xứng đáng là con chim đầu đàn của ngành bưu chính viễn thông Việt Nam. Đầu năm 1995, Nhà máy trở thành một Nhà máy thành viên độc lập trong Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt nam. Theo quyết định thành lập doanh nghiệp số 202/QĐ-TCBĐ ngày 15-3-1995 do Tổng cục bưu điện cấp giấy phép kinh doanh số 105985 cấp ngày 20-3-1995 do trọng tài kinh tế cấp, số hiệu tài khoản 710.A-0009-Ngân hàng công thương Ba Đình Hà nội. II.Đặc điểm kinh tế-kĩ thuật của Nhà máy. 1.Mặt hàng và thị trường của Nhà máy. 1.1 Mặt hàng. Sản phẩm của Nhà máy rất đa dạng về chủng loại, có hàng trăm mặt hàng, nhưng chia thành bốn nhóm: Sản phẩm bưu chính: Thùng thư, dấu, ca bin đàm thoại, máy xoá tem, máy in cước, cân điện tử. Sản phẩm điện chính: tủ đấu nối, hộp đấu dây, thiết bị đầu nối cáp đồng và cáp quang. Sản phẩm công nghiệp: loa, biến áp, ống PVC. Sản phẩm lắp ráp: Điện thoại ấn phím, điện thoại di động, máy Facsimile. 1.2Thị trường. Do máy móc thiết bị và công nghệ mới và hiện đại đã góp phần đẩy mạnh tốc độ phát triển của Nhà máy, làm cho năng lực sản xuất của Nhà máy cũng phát triển. Trước kia, khi chưa có máy móc thiết bị, sản phẩm truyền thống của Nhà máy chiếm đa phần. Nhưng khi được trang bị máy móc thiết bị thì chất lượng của sản phẩm truyền thống tăng lên, sản phẩm đa dạng hơn. Vì vậy Nhà máy mở rộng thị trường không những ở hai thị trường truyền thống là Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh, mà còn ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. ở hai chi nhánh là miền trung (Đà Nẵng), Miền nam (thành phố Hồ Chí Minh), hình thành đội ngũ tiếp thị mở rộng cả về số lượng, chất lượng và về trình độ kiến thức kinh tế tổng hợp cũng như am hiểu về công tác Marketing. 2.Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy. 2.1 Chức Năng;Nhà máy được thành lập theo quyết định 42/TCCB ngày 09/9/1996 của Tổng cục bưu điện. Chức năng và nhiệm vụ được nêu trong điều lệ của Nhà máy. Về chức năng, có 7 chức năng cơ bản là: Sản xuất kinh doanh những thiết bị máy móc, linh kiện kĩ thuật chuyên ngành bưu chính viễn thông, các sản phẩm điện, điện tử, tin học, cơ khí và các mặt hàng khác. Sản xuất kinh doanh ống nhựa, các sản phẩm khác chế biến từ nhựa, kim loại mầu, vật liệu từ. Lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị bưu chính viễn thông, điện, điện tử, tin học. Cung cấp dịch vụ kĩ thuật, tư vấn kĩ thuật bưu chính viễn thông, điện tử, tin học. Xuất khẩu, nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư kĩ thuật chuyên ngành bưu chính viễn thông và các nguyên vật liệu khác phục vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị. Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật. Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi được Tổng công ty cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật. 2.2. Nhiệm Vụ;Cũng như các tổ chức kinh doanh khác, Nhà máy thiết bị bưu điện cũng có các nhiệm vụ cơ bản sau: Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhà nước được Tổng công ty giao cho Nhà máy quản lí bao gồm cảphần vốn đầu tư vào doanh nghiệp nhằm phát triển sản xuất kinh doanh. Nhà máy phải bảo toàn phần vốn và các nguồn lực khác được giao. Trả các khoản tín dụng mà Nhà máy trực tiếp vay hoặc các khoản tín dụng đã được Tổng công ty bảo lãnh vay theo quy định của pháp luật. Đăng kí kinh doanh và kinh doanh đúng danh mục ngành nghề đăng kí. Chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về các sản phẩm mà Nhà máy đã sản xuất ra. Thực hiện các nhiệm vụ sản xuất hoặc cung ứng sản phẩm phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, các hoạt động công ích do Tổng công ty giao. Xây dựng quy hoạch phát triển Nhà máy phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển của Tổng công ty và phạm vi chức năng, nhiệm vụ của nn quy định. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, ngắn hạn phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ được giao và nhu cầu của thị trường. Xây dựng phương án giá các sản phẩm của Nhà máy để ban hành hoặc trình ban hành theo quy định của nhà nước và Tổng công ty. Chấp hành các điều lệ, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kĩ thuật, giá và chính sách giá theo quy định của nhà nước và Tổng công ty. Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý trong quá trình xây dựng và phát triển Nhà máy. Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản phải được sử dụng để tái đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ của Nhà máy. Nhà máy chịu trách nhiệm đóng các khoản thuế và các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có) theo quy định của pháp luật và quy chế tài chính của Tổng công ty. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, tạo điều kiện chi người lao động tham gia quản lý Nhà máy. Thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý và bảo vệ môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kì, báo cáo bất thường, chế độ kiểm toán theo quy định của nhà nước và Tổng công ty, chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo. Chịu sự kiểm tra, kiểm soát và tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra của Tổng công ty và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 3. Đặc điểm công nghệ thiết bị. Trong các doanh nghiệp công nghiệp, công nghệ sản xuất là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức quy trình sản xuất trong hoạt động kinh doanh nói chung và tổ chức quản lý, sản xuất, công tác kế toán nói riêng. Nhà máy càng phát triển đổi mới máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng tình hình sản xuất mới như: Dây truyền lắp ráp điện thoại, dây truyền đo bảng điện tử, hệ thống sản xuất PCB theo công nghệ SMT, hệ thống gia công cơ khí tự động, dây truyền sản xuất ống nhựa dạng thẳng, tới đây đang nhập dây truyền sản xuất điện thoại tại chỗ và dây truyền sản xuất ống nhựa dạng sáng có ưu việt hơn cả về giá cả lẫn tính năng sử dụng. Bây giờ chúng ta đề cập đến một và nét về quy trình công nghệ. Do sự đa dạng về sản phẩm của Nhà máy gồm nhiều loại khác nhau nên ảnh hưởng tới quy trình sản xuất phức tạp, qua nhiều bước công việc. Từ khi đưa nguyên liệu vào chế biến đến khi nhập kho thành phẩm là cả một quá trình liên tục, khép kín được phác hoạ bằng sơ đồ sau: Vật tư Sản xuất Bán thành phẩm phaaphẩm Lắp ráp Thành phẩm Vật liệu từ kho vật tư chuyển đến phân xưởng sản xuất, có nhiều phân xưởng sản xuất: Phân xưởng sản xuất sản phẩm ép nhựa, đúc, dập, chế tạo (sơn, hàn), sản xuất các sản phẩm cơ khí, sau đó chuyển sang kho bán thành phẩm (nếu là sản phẩm đơn giản thì sau khâu nay trở thành sản phẩm hoàn chỉnh chuyển thẳng xuống kho thành phẩm), tiếp theo là chuyển xuống phân xưởng lắp ráp, cuối cùng là nhập kho thành phẩm. Suốt quá trình sản xuất đều có đội kiểm tra chất lượng của Nhà máy (KCS), loại bỏ những sản phẩm hỏng, kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn. Do quy trình công nghệ khép kín nên Nhà máy có thể tiết kiệm nguyên liệu và thời gian sản xuất. Ví dụ như ở phân xưởng sản xuất ống nhựa, những đoạn ống thừa hay hỏng đều được đập nhỏ là nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất. Sau đây là ví dụ về quy trình sản xuất tủ đấu dây của Nhà máy: N.V.liệu P.xưởng 2 Vỏ P.X bưu chính N.V.liệu P.xưởng 6 P.xưởng 7 Phiến Tủ đầu dây Nhà máy nhập sắt, tôn, inox, đồng về để sản xuất tủ đầu dây. Sau khi nhập vào kho bán thành phẩm những nguyên vậy liệu đó thì kho bán thành phẩm sẽ làm phiếu xuất để để xuất cho các phân xưởng như phân xưởng 2, phân xưởng 6, phân xưởng 7, phân xưởng bưu chính. Sắt, tôn, inox xuất xuống phân xưởng 2 để chế tạo vỏ tủ. Nhựa, đồng, nhôm được đưa xuống phân xưởng 6 để sản xuất các chi tiết của phiến đầu dây. Sau đó các chi tiết được đưa xuống phân xưởng 7 để lắp ráp thành phẩm. Vỏ tủ và phiến đấu nối được gọi là bán thành phẩm. Kết thúc quá trình sản xuất, nhập kho bán thành phẩm, từ kho bán thành phẩm làm phiếu xuất kho cho phân xưởng bưu chính lĩnh tất cả vỏ tủ và phiến đấu nối về để lắp ráp thành tủ đấu dây. Về trang bị kĩ thuật: Trước kia trong điều kiện máy móc thiết bị của Nhà máy còn lạc hậu, do đó sản phẩm của Nhà máy chủ yếu là sản phẩm truyền thống. Mấy năm trở lại đây, Nhà máy đã đổi mới máy móc thiết bị nhiều, có khoảng 90 cái máy như: máy ép nhựa, máy phay, máy bào, máy tiện, máy đột, máy cắt dây, máy khoan, hầu hết các máy nhập những series từ năm 1997 trở lại đây, riêng có máy đúc áp lực là từ năm 1994.(Bảng 1): Danh mục máy móc thiết bị của Nhà máy(một số)- đơn vị:triệu đồng Tên máy móc thiết bị. Thành tiền 1.Máy ép nhựa theo công nghệ phun. 2.Máy ép nhựa. 3.Dây truyền sơn tĩnh điện. 4.Dây truyền lắp ráp thiết bị nguồn điện. 5.Dây truyền lắp ráp ắc quy dùng cho viễn thông. 6.Dây truyền sản xuất ống nhựa dạng sóng. 7.Dây truyền sản xuất máy điện thoại. 8.Máy uốn CWC. 9.Máy cắt thuỷ lực CWC. 10.Máy đột dập chính xác, tốc độ cao, điều khiển số CWC... 600 200 210 1.000 200 5.500 14.713 500 700 1.200 Tổng 24.823 Đặc điểm vật tư kỹ thuật sử dụng ở nhà máy thiết bị bưu điện. Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của bất cứ quá trình sản xuất kinh doanh nào. Nó là khâu đầu tiên trong chu trình sản xuất sản phẩm. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Nhà máy nên số lượng hay chủng loại nguyên liệu của Nhà máy rất lớn khoảng từ 500-:-600 loại, chủ yếu là các loại sau: (1).Các loại sắt, thép, kim khí đen, kim khí mầu, trong đó: +Kim khí đen: -CT3 Í từ 1-5mm (tấm). +Thép gỉ tròn có Í hàng trăm mm. +Kim khí màu: Đồng, nhôm, chì, kẽm, inox. (2).Nhựa: ABS, PP, PVC, PMMA, polycacbonat, PVC compound, PE, PA... (3).Linh kiện điện tử: Linh kiện điện thoại, đồng hồ, nguồn... Các nguồn nguyên vật liệu trên một phần do các Nhà máy trong nước cung cấp, phần còn lại do các hãng của Trung quốc (các bột nhựa), Đức (linh kiện điện thoại), Đài loan, Hàn Quốc. Đăc điểm lao động của Nhà máy thiết bị bưu điện. Sau khi có quyết định 217-HĐBT, Nhà máy thực hiện kinh doanh tự chủ, tổ chức sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả để đạt được những kết quả đáng mừng như ngày nay. Căn cứ vận dụng nghị quyết 176 của HĐBT về việc sắp xếp lại lực lượng lao động, đồng thời cũng để phù hợp với sự phát triển của Nhà máy. Nhà máy chủ trương giảm biên chế, giải quyết các lực lượng lao động dư thừa không hợp lí, giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động lâu năm và sắp xếp lại lao động phù hợp với ngành nghề, cấp bậc của từng người, tổ chức lại dây truyền sản xuất, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng ăn khớp với chu trình sản xuất để tăng tốc sản xuất, chất lượng và năng suất lao động cũng như công suất của máy móc thiết bị. Lao động Nhà máy cho đến nay có khoảng 523 người (so với thời kì mới thành lập Nhà máy 2000 lao động giảm 1477 người). Do Nhà máy bao gồm các phân xưởng cơ khí và các phân xưởng lắp ghép mạch, ép nhựa... phù hợp với cả lao động nam và lao động nữ nên về cơ cấu giữa lao động nam và nữ tương đối đều, chiếm tỉ trọng ngang nhau. Lao động của Nhà máy hầu hết được đào tạo qua trường vô tuyến viễn thông và các trường dạy nghề khác như Bách khoa, Tổng hợp... lao động giản đơn rất ít và hầu như không có, chủ yếu là các kĩ sư vô tuyến điện, tin học. Bảng 3: Cơ cấu và chất lượng lao động của Nhà máy năm 2000. a.Cơ cấu lao động của Nhà máy năm 2000 Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Tỉ trọng 1.Cán bộ quản lí người 100 19,12% 2.Nhân viên kinh tế kĩ thuật người 85 15,47% 3.Nhân viên khác người 15 2,48% 4.Công nhân trực tiếp sản xuất người 350 65,39% 5.Công nhân khác người 10 1,529% Tổng cộng người 560 100% b.Chất lượng lao động của Nhà máy năm 2000 Chỉ tiêu Tổng số Trình độ Bậc thợ Nữ TC CĐ ĐH 1 2 3 4 5 6 7 1.Cán bộ quản lí 100 50 30 20 40 2.Nhân viên kinh tế kĩ thuật 85 10 20 30 20 3.Nhân viên khác 15 3 5 3 2 6 4.Công nhân trực tiếp sx 350 111 100 98 30 3 160 5.Công nhân khác 10 4 3 1 3 6. Bộ máy quản lý của nhà máy thiết bị bưu điện. Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp công nghiệp đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để quá trình sản xuất được tiến hành một cách liên tục. Từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo thế mạnh cho doanh nghiệp trong sự cạnh tranh, có chỗ đứng trên thị trường tăng, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mình, mặt khác doanh nghiệp cũng phải tổ chức công tác quản lí và tiêu thụ sản phẩm sao cho khoa học và đạt hiệu quả cao nhất. Tuy là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập nhưng Nhà máy được sự lãnh đạo tận tình của cấp trên là Tổng coong ty và sự dìu dắt của tập thể ban lãnh đạo và công nhân viên Nhà máy, người lái con đò của Nhà máy là giám đốc –anh hùng lao động Trần Công Biên. Giám đốc là người chỉ huy và người đứng đầu trong mọi hoạt động của Nhà máy, Nhiệm vụ chủ yếu của giám đốc là gia quyết định, tổ chức thực hiện quyết định một cách hiệu quả. Đồng thời lại là người chịu trách nhiệm trước nhà nước theo quy định hiện hành. Phó giám đốc sản xuất kinh doanh Nguyễn Thế Học là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc, có quyền quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình quyết định hay kí thay những quyết định khi được sự uỷ quyền của giám đốc. Ông cùng với giám đốc thực hiện việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh, cùng phối hợp với các phòng ban chức năng để duy trì việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Một là: phòng lao động tiền lương có chức năng bố trí đội ngũ cán bộ công nhân viên đúng người đúng việc. Mặt khác tổ chức các bộ phận sản xuất trực tiếp nhằm tạo ra được năng suất và hiệu quả cao. Hàng tháng các phòng ban khác lập báo cáo tổng hợp nộp về phòng nay để trên cơ sở đó tính lương cho cán bộ công nhân viên. Trong Nhà máy nay, đối với công nhân trả lương theo sản phẩm, đối với cán bộ chức năng thì trả lương theo thời gian làm việc. Ngoài ra phòng tổ chức lao động tiền lương còn có một bộ phận bảo vệ nhằm bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa , phòng chống cháy nổ , quản lí giờ giấc của cán bộ công nhân viên , người ra vào cơ quan và có một kĩ sư luôn luôn đảm bảo về công tác bảo hộ lao động. Hai là: Phòng hành chính có nhiệm vụ chuyên giải quyết các công việc hành chính như tiếp khách , hướng dẫn quản lí các con dấu. Ba là: Phòng kĩ thuật theo dõi thực hiện qui trình công nghệ và đảm bảo chất lượng sản phẩm ,cùng với phòng Marketing nghiên cứu chế tạo sản phẩm , theo dõi lắp đặt và sửa chữa các thiết bị , hơn nữa đưa ra các kế hoạch mua sắm thiết bị mới . Nhiệm vụ chính là đưa ra các thông số để đưa vào sản xuất. Bốn là: Phòng kế toán thống kê có chức năng kiểm tra và hạch toán. Công tác kiểm tra là xá định tình trạng hiện tại của Nhà máy và theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy dưới hình thức tiền tệ là vốn , hạch toán chi tiết mua sắm thiết bị ,vật tư,xác định kết quả sản xuất kinh doanh , thanh toán với người mua , với ngân hàng, với ngân sách nhà nước , đồng thời theo dõi các nguồn hình thành tài sản. Hạch toán có các loại: + Hạch toán thống kê. + Hạch toán nghiệp vụ. + Hạch toán kế toán. Năm là: Phòng vật tư có chức năng chính là mua sắm trang bị nguyên vật liệu, nhận hàng nhập khẩu và có chức năng làm thủ tục hải quan. Ngoài ra còn có nhiệm vụ lưu thông hàng hoá giữa các phân xưởng, cân đối kho vật tư giữa lượng cần dùng, lượng cần mua sắm, lượng cần dự trữ. Phòng vật tư liên kết chặt chẽ với các phòng khác đặc biệt là phòng Marketing để tiêu thụ sản phẩm và hàng hoá trực tiếp. Sáu là: Phòng Marketing có chức năng tiêu thụ sản phẩm, đưa sản phẩm đến mọi miền đất nước. Tập chung ở ba chi nhánh chủ yếu là: Hà nội, Đà nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Dođặc điểm về sản phẩm nên Nhà máy chỉ có ba chi nhánh ở ba miền, không có các đại lí giới thiệu sản phẩm ở các nơi khác, khách hàng có nhu cầu về sản phẩm thì liên hệ trực tiếp với Nhà máy qua ba chi nhánh trên. Bẩy là: Phòng đầu tư phát triển xác định một cách chính xác chiến lược đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn. Đồng thời nghiên cứu bổ sung dây truyền sản xuất, do đó lập kho sản xuất. Tám là: Phòng bảo vệ chịu trách nhiệm trước giám đốc trong công tác thực hiện chế độ bảo vệ an ninh trật tự về chính trị và kinh tế xã hội của toàn Nhà máy, giám sát tình hình thực hiện nội dung kỉ luật của Nhà máy đề ra. Chín là: Theo cơ cấu chung của một Nhà máy là có giám đốc, phó giám đốc, các phòng ban và tiếp cơ sở sản xuất là các phân xưởng trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hàng hoá cho Nhà máy. Cũng do yêu cầu đặc trưng của sản phẩm Nhà máy mà Nhà máy có tám phân xưởng sản xuất chính là các phân xưởng sau: Phân xưởng 1: Đó là phân xưởng cơ khí, nhiệm vụ chính là chế tạo khuôn mẫu cho các phân xưởng khác. Phân xưởng 2: Phân xưởng nay có nhiệm vụ lắp ráp sản phẩm nhưng có nhiệm vụ độy, dập, sản xuất, chế tạo (sơn, hàn) cung cấp cho các phân xưởng khác. Phân xưởng 3,4: Đây là hai phân xưởng ở Thượng đình có nhiệm vụ chuyên sản xuất loa, quấn biến thế, cơ điện. Nhưng nhiệm vụ tựu chung là sản xuất loa từ nam châm, hai phân xưởng nay có hai dây truyền sản xuất ống nhựa rất hiện đại. Đây là hai phân xưởng hạch toán độc lập. Phân xưởng 5: Là phân xưởng bưu chính sản xuất các sản phẩm bưu chính như: dấu nhật ấn, kìm liêm phong, máy chọn thư. Phân xưởng 6: Là phân xưởng sản xuất các sản phẩm ép nhựa, đúc và các sản phẩm điện dân dụng. Phân xưởng 7: Phân xưởng nay chuyên sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện tử hiện đại. Phân xưởng 8: Lắp ráp loa. Như vậy cách tổ chức bộ máy quản lí của Nhà máy là tổ chức theo kiểu chức năng và tuân thủ đúng theo quy định của nhà nước về số phòng ban chức năng cũng như chức năng con người. Qua đấy thấy được sự hiệu quả của quá trình quản lí tổ chức sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Ngoài ra theo đặc điểm của ngành và đòi hỏi của thị trường, Nhà máy đã thành lập ra bộ phận đặc trách nhằm mua sắm thiết bị công nghệ cho sản xuất. Trong Nhà máy, từ giám đốc đến người công nhân, các phòng ban chức năng và các phân xưởng đều hoạt động nhịp nhàng, quan hệ chặt chẽ với nhau. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lí, tổ chức sản xuất của Nhà máy được khái quát bằng sơ đồ sau: Giám đốc Đảng uỷ PGĐ SX KD Công đoàn Đoàn T.N P. TCLĐ P. HC P. Kĩ.T P. Kế.T P. V.Tư P. Mar P. Đ.tư P. B.vệ Các phân xưởng PX.1 PX.2 PX.3,4 PX.5 PX.6 PX.7 PX.8 III.Kế hoạch mua thiết bị công nghệ của Nhà máy. 1.Chủ trương mua. Trong chiến lược phát triển bưu chính viễn thông đến năm 2000 chỉ rõ: “phải phấn đấu trong một thời gian không xa có được mạng lưới bưu chính viễn thông hiện đại, xây dựng và phát triển công nghiệp bưu điện hiện đại tương ứng với các nước trong khu vực đạt được trình độ cơ sở vật chất kĩ thuật về mạng lưới, các loại hình dịch vụ của các nước đang phát triển”. Các mục tiêu cụ thể phát triển bưu chính viễn thông đến năm 2000 là: Ưu tiên phát triển và đáp ứng đầy đủ thông tin quốc tế với chất lượng cao. Mức độ điện thoại đến năm 2005 và sau năm 2005 đạt 15-:-20 máy/100 người dân (hiện nay 5 máy /100 người dân). Mức độ tự động hoá 100% ở các tỉnh lị vào năm 2005. Đến năm 2005 khoảng 20.800 dân/1 bưu cục. Tổ chức phát triển tốt công nghiệp bưu điện. Một số mục tiêu cụ thể đến năm 2010 của ngành bưu chính viễn thông nước nhà nêu trên là những con số mà một số nước trong khu vực đã đạt được từ cuối những năm 90 . Ví dụ như hiện nay Thái Lan có 10 máy/100 người dân, Malaisia có 20 máy/100 người dân, Singapore 50 máy/100 người dân... Để đạt được những mục tiêu nêu trên thì ngoài những nhân tố khác ngành bưu chính viễn thông cần có mức tăng trưởng cao hơn (hiện nay khoảng 18-:-25%/năm). Hiện tại ngành bưu chính viễn thông Việt nam dựa vào sản phẩm công nghiệp bưu chính viễn thông trên thế giới là chủ yếu bằng việc dùng tiền mua của họ. Theo báo cáo tổng kết thì tổng sản phẩm công nghiệp viễn thông của Việt nam đến nay cũng chỉ đáp ứng được 30-:-35% nhu cầu mạng lưới. Chính vì vậy cũng trong chủ trương chung của ngành bưu chính viễn thông Việt nam, Nhà máy thiết bị bưu điện chủ trương tăng cường đổi mới về mọi mặt, chú trọng đổi mới thiết bị công nghệ để ngày càng đáp ứng nhu cầu về sản phẩm của Nhà máy trên thị trường về chất lượng, mẫu mã và giá cả. Do đặc trưng sản phẩm của Nhà máy yêu cầu kĩ thuật cao, sức cạnh tranh trên thị trường mạnh (vì trên thị trường có nhiều hãng sản xuất các sản phẩm như của Nhà máy như: Simen, Ericson, Northen Telecom, Panasonic...) thì Nhà máy phải tăng cường đổi mới thiết bị công nghệ để tăng sức mạnh cạnh tranh. Thấy được vai trò của thiết bị công nghệ cho sản xuất, vì nếu không đổi mới thiết bị công nghệ thì Nhà máy không thể tồn tại và đứng vững trên thị trường được. Nhà máy ưu tiên cho đổi mới tài sản cố định, mà đặc biệt là máy móc thiết bị. 2. Chính sách mua máy móc. Từ những chủ trương của Nhà máy về tăng cường đổi mới để mở rộng sản xuất nói chung và đổi mới thiết bị công nghệ nói riêng thì Nhà máy có những chính sách để phát huy và hỗ trợ cho việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. Những chính sách cụ thể là ưu tiên về vốn, khuyến khích đi tìm hiểu nhà cung cấp thiết bị máy móc của Nhà máy cần mua, chú trọng động viên khuyến khích những người làm công tác đổi mới thiết bị. 3. Lập kế hoạch mua. Đổi mới thiết bị công nghệ cũng đều nhằm vào thực hiên mục tiêu sinh lời. Mà tiến hành đổi mới thiết bị công nghệ phải luôn nắm vững ba tiêu thức chỉ đạo mang tính chiến lược là: Công nghệ hiện đại, sản phẩm tiên tiến và vì thị trường bao tiêu. Như vậy để tiến hành lập kế hoạch đổi mới các thiết bị công nghệ thì phải căn cứ vào các yếu tố bên trong và bên ngoài Nhà máy hay được gọi là yếu tố chủ quan hay khách quan. Yếu tố khách quan đó là người lập kế hoạch đổi mới chú ý tới những nhà sản xuất có sản phẩm tương tự hay đó là những đối thủ cạnh tranh. Xem xét họ có những khía cạnh: +Về số lượng: có bao nhiêu người sản xuất mặt hàng đó. +Năng lực sản xuất của họ như thế nào. +Khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp đó: chiếm bao nhiêu thị phần. +Và điều khó khăn nhất là cố gắng biết được chính xác kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể của đối thủ cạnh tranh. Điều nay có vai trò to lớn, là nguồn thông tin hữu ích cho việc lập kế hoạch đổi mới của các Nhà máy. Ví dụ như: Về sản xuất ống nhựa PVC, Nhà máy tiến hành nghiên cứu các hãng cạnh tranh như: Công ty nhựa Tiền Phong Hải Phòng, Công ty nhựa Bạch Đằng Hải Phòng, Công ty nhựa Dạng Đông... Về sản phẩm điện thoại ấn phím di động có các hãng của nước ngoài như Panasonic, Motorola, Ericsson, Nokia... Ngoài ra khi lập kế hoạch đổi mới thiết bị công nghệ còn phải chú ý tới chủ trương chính sách của nhà nước như chính sách thuế, vốn vay, mặt hàng ưu tiên. Yếu tố chủ quan là căn cứ vào kế hoạch phát triển của ngành bưu chính viễn thông. Những mặt hàng mà Nhà máy đáp ứng nhu cầu từ đó đã đặt ra vấn đề Nhà máy mua những gì cho sản xuất. Trên cơ sở nghiên cứu và căn cứ vào những yếu tố trong và ngoài Nhà máy mà phòng đầu tư phát triển lập kế hoạch đổi mới. Trình tự đổi mới của Nhà máy được lập theo thời gian như là trong quý 1 của năm thì đổi mới mua sắm những thiết bị nào trước, sau đó là những thiết bị nào và dự kiến vốn đổi mới một cách tương đối chính xác. Để thấy rõ vấn đề nay ta xem một phần nội dung “Kế hoạch đổi mới xây dựng cơ bản năm 2000” của nhà máy: Quý II: Đổi mới máy ép nhựa theo công nghệ phun, kinh phí 600 triệu đồng. Đổi mới tự động hoá công nghệ sản xuất phân xưởng ép nhựa, kinh phí 300 triệu đồng. Đổi mới hoàn thiện dây truyền công nghệ sơn tĩnh điện,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0106.doc