MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: Phân tích dự án mái che lò nung số 2 tại công ty xi măng hoàng thạch 3
1.1 quá trình hình thành và phát triển của công ty xi măng hoàng thạch 3
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: 3
1.1.2 Quy trình công nghệ và kết cấu sản xuất. 6
1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty. 8
1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của cac phong ban trong cong ty 10
1.2. Tổng quan về tình hình đầu tư và sản suất của công ty xi măng hoàng thạch 19
1.2.1. Đặc điểm tình hình chung 19
1.2.2. Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất – kinh doanh năm 2008: 21
1.2.3. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2008: 22
1.3. Hoạt động đầu tư công ty xi măng hoàng thạch 28
1.3.1. Quy trình đầu tư tại công ty: 28
1.3.2. Đầu tư vào máy móc thiết bị nhà xưởng 29
1.3.3. Đầu tư xây dựng cơ bản 30
1.3.4. Đầu tư đào tạo cán bộ công nhân viên 30
1.3.5. Mở rộng và tìm kiếm thị trường 30
1.3.6. Tình hình quản lý dự án của Công ty 31
1.3.7. Qui trình của một dự án đầu tư tại công ty 32
1.4 Phân tích dự án đầu tư mái che lò nung số 2 công ty xi măng Hoàng Thạch 33
1.4.1. Căn cứ xác định cần thiết đầu tư 33
1.4.2. Điều kiện tự nhiên 40
1.4.3. Qui mô và hình thức đầu tư 42
1.4.4. Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng và thiết kế xây dựng 43
1.4.5. Nguồn vốn và phân tích hiệu quả đầu tư 50
1.4.6. Kết luận và kiến nghị 52
1.4.7. Bản tiến độ thi công 57
1.5 đánh giá chất lượng dự án mái che lò nung số 2 tại công ty xi măng Hoàng Thạch 58
1.5.1 kết quả đạt được. 58
1.5.2.những hạn chế về dự án 58
CHƯƠNG II: Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dự án đầu tư tại công ty xi măng Hoàng Thạch 60
2.1. phương hướng đầu tư phát triển của công ty: 60
2.1.1 Định hướng trong thời gian tới. 60
2.1.2 Hạn chế và giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch 60
2.2 một sô phương pháp nâng cao hiệu quả dự án mái che lò nung số 2 tại công ty xi măng Hoang Thạch: 61
2.2.1.Về mái che lò 2: 61
2.2.2 về phương pháp 61
2.2.3 Về con người 63
2.3.4 Về phương tiện 63
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dự án đầu tư tại công ty xi măng Hoàng Thạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giới và thực hiện các nhóm giải pháp để kiềm chế lạm phát nên công tác tiêu thụ sản phẩm rất được Công ty chú trọng để đảm bảo giữ vững thương hiệu “xi măng hoàng thạch” và hiệu quả kinh tế đạt mức tối đa.
Thực hiện việc dịch chuyển thị trường tiêu thụ xi măng từ miền Trung ra miền Bắc, Công ty đã tăng cường công tác tiêu thụ tại miền Bắc, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời duy trì giữ vững thị phần và khách hàng truyền thống. Xi măng Hoàng Thạch vẫn chiếm sản lượng lớn tại miền Bắc (tăng 270.600 tấn so với năm 2007) và ưu thế ở thị trường Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh…
Tại thị trường miền Trung sản lượng xi măng gia công đạt thấp nên sản lượng tiêu thụ khu vực này của Công ty chưa đáp ứng được kế hoạch đề ra.
Tại thị trường miền Nam, mặc dù khó khăn về công tác vận chuyển, do giá cước vận chuyển liên tục tăng cao. Tuy nhiên thực hiện theo chỉ tiêu của Tổng Công ty CN XM VN, Công ty đã xuất bán xi măng cho Cty CP XM Hà Tiên1, đồng thời tăng cường đưa xi măng vào thị trường miền Nam, đáp ứng một phần tiêu thụ tăng cao tại địa bàn này trong quý 2 năm 2008, góp phần bình ổn thị trường.
Trong 2008 công ty đã triển khai hợp đồng gia công xi măng Hoàng Thạch tại một số đơn vị khác, tuy nhiên sản lượng xi măng Hoàng Thạch gia công đạt thấp, không đáp ứng được kỳ vọng của Công ty do giá nguyên vật liệu đầu vào (clinker), vận chuyển, chi phí gia công…không ngừng tăng cao. Vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất và tiêu thụ xi măng gia công.
Việc Công ty đã triển khai mã hoá địa bàn tiêu thụ và các nhà phân phối chính đã cho thấy hiệu quả cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý tiêu thụ cũng như đảm bảo xi măng được tiêu thụ đúng địa bàn quy định.
Bên cạnh đó thị trường trong nước, Công ty đã triển khai khảo sát và xây dựng chương trình xi măng ra thị trường một số nước trong khu vực (Trung Quốc).
Đối với sản phẩm gạch chịu lửa và vỏ xi măng: do có sự quan tâm của Công ty và sự nỗ lực của các nhà máy nên năm 2008, sản lượng sản xuất và tiêu thụ đã cao hơn những năm trước và giảm lỗ đáng kể.
1.2.3.5. Về công tác xây dựng cơ bản:
a/ Các công trình đồng bộ:
Theo kế hoạch tổng giá trị đầu tư xây dựng các công trình đồng bộ và dây chuyền HT1 và HT2 năm 2008 là: 40,83 tỷ đồng. Dự kiến tổng giá trị thực hiện trong năm 2008 là: 22,21 tỷ đồng tương đương 54% kế hoạch năm.
b/ Dự án đầu tư Hoàng Thạch 3:
Theo kế hoạch tổng giá trị khối lượng thực hiện Dự án HT3 năm 2008 là: 1,210 tỷ đồng. Dự kiến thực hiện là: 904,5 tỷ đồng tương đương 74,8% kế hoạch năm.
c/ Đánh giá kết quả thực hiện ĐTXDCB: Trong năm 2008 Công ty đã có những giải pháp tích cực nhằm thúc đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư XDCB, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng so với kế hoạch đề ra do một số nguyên nhân sau:
Trong năm 2008, giá cả vật tư thường xuyên biến động không ngừng tăng, cộng với ảnh hưởng của lạm phát…. nên gây nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, điều đó đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình XDCB.
Một số nhà thầu thực hiện chậm tiến độ, chưa huy động đủ nhân lực, thiết bị để thi công, nên không đáp ứng được yêu câu tiến độ theo HĐ đã ký.
1.2.3.6. Công tác tổ chức, đào tạo và lao động tiền lương:
- Công ty tiếp tục kiện toàn cơ cấu tổ chức để phù hợp với mô hình tiêu thụ, thành lập các văn phòng đại diện ( thay cho chi nhánh) để đảm bảo yêu cầu của công tác tiêu thụ sản phẩm.
- Để đảm bảo có đủ nguồn nhân lực cho SXKD hiện tại cũng như phục vụ dây chuyền 3, trong năm 2008, Công ty đã tiếp tục đào tạo hàng chục công nhân kỹ thuật; và hàng trăm học sinh học nghề.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các khoá học chính trị, tham quan học tập trong nước và nước ngoài để không ngừng nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn và tay nghề cho CBCNV trong Công ty.
- Công ty đã rà soát lại tất cả các nội qui, qui định các qui trình vận hành, qui trình an toàn, qui chế và sửa đổi bổ sung hoàn chỉnh…Xây dựng các quy định, quy chế kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh…
- Năm 2008 mặc dù có những khó khăn nhất định nhưng thu thập của CB CNV công ty vẫn luôn ổn định, thu thập tiền lương bình quân của CB CNV công ty tăng 22,7% so với năm 2007.
1.2.3.7. Công tác quản lý tài chính:
Hoạt động tài chính trong năm 2008 của Công ty luôn ổn định và lành mạnh. Đồng vốn được bảo toàn và phát triển, quản lý và sử dụng có mục đích, đạt được hiểu quả cao. Không để thất thoát tài sản, vật tư, tiền vốn, không để phát sinh công nợ dây dưa, khó đòi. Trả nợ vay ngân hàng kịp thời, giảm số dư nợ vay vốn lưu động, không có nợ quá hạn.
1.2.3.8. Công tác tiết kiệm:
Trước yêu cầu phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm để tăng cường sức cạnh tranh. Công ty đã chỉ đạo và áp dụng nhiều biện pháp tiết kiệm như: Tiết kiệm trong chi phí sản xuất, tiết kiệm trong chi phí lưu thông, tiết kiệm trong mua vật tư, phụ tùng và tiết kiệm chi phí văn phòng…Công ty đã đặc biệt chú trọng trong việc tiết kiệm dầu, tăng tỷ lệ chạy than, tiết kiệm điện trong giờ cao điểm và làm tốt công tác phối liệu để duy trì lò chạy dài ngày với năng suất cao. Nên năm 2008 giá trị tiết kiệm dự tính đạt trên 100 tỷ đồng.
1.2.3.9. Các mặt công tác khác:
* Công tác an ninh, trật tự: Trong năm 2008 luôn được tăng cường, giữ vững, ổn định an toàn, đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực sản xuất cũng như khu vực liền kề. Phối hợp tốt với công an tỉnh Hải Dương, Công an huyện Đông Triều về công tác bảo vệ TTATXH trong khu vực, đồng thời duy trì tốt hoạt động cụm liên kết an ninh Minh Tân – Phú Thứ – Tân Dân – Vĩnh Tuy 2, Công an Hoàng Thạch, Công an Mạo Khê nên giữ vững trật tự trị an tại các khu vực sản xuất, các khu tập thể, bãi đỗ xe Vĩnh Tuy và các địa bàn xung quanh Công ty.
* Công tác an toàn: Luôn luôn được chú trọng, tất cả các công nhân đều được học tập nội qui an toàn, qui trình vận hành, sửa chữa và tổ chức kiểm tra sát hạch thường xuyên. Năm 2008 đã không xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng nào.
* Công tác Y tế, đời sống và công tác khác:
Công tác khám chữa bệnh cho CNVC, phòng chống các dịch bệnh phát sinh luôn được quan tâm. Công ty đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho toàn bộ CB CNV.
stt
Các chỉ tiêu
đ/ vi
Kế hoach
2008
Thực hiện cả năm 2008
Tỷ lệ % ht 2008
I
Sản lượng sản phẩm sản xuất
1
Clinker sản xuất tại hoàng thạch
Tấn
2.100.000
2.142.769
102,0%
2
Xi măng sản xuất tại hoàng thạch
‘’
3.250.000
3.372.431
103,8%
3
Xi măng gia công bên ngoài
‘’
170.000
146.608
86,2%
4
Gạch chịu lửa các loại
‘’
6.800
9228
135,7%
5
Vỏ bao xi măng các loại
Cái
25000000
22070000
88,3%
I
Sản lượng sản phẩm tiêu thụ
1
Xi măng và clinker tiêu thụ
Tấn
3.420.000
3.495.766
102,2%
a
Xi măng tiêu thụ tại HT
“
3.250.000
3.319.312
102,1%
b
Clinker tiêu thụ tại HT
“
-
29.846
-
c
Xi măng gia công bên ngoài
“
170.000
146.608
86,2%
Tại Cty CP XM Cẩm Phả
“
-
5.9
-
Tại Cty CP XM Hữu Nghị
“
-
1.408
-
Tại Cty CP XM & KS Yên Bái
“
-
2.833
-
Tại Cty XM Tam Điệp
“
-
55.787
-
Tại Cty XM HảI Vân
“
-
12.162
-
Tại Cty XM Constrexim
“
-
60.087
-
Tại Cty CP PT Sài Gòn
“
-
2.531
-
2
Gạch chịu lửa các loại
“
6.800
7.201
105,2%
3
Vỏ bao xi măng các loại
Cái
25.000.000
22.070.000
88,3%
III
Các chỉ tiêu tài chính
1
Lợi nhuận (ước)
Tỷ đ
428
450
105,1%
2
Nộp ngân sách (ước)
Tỷ đ
143
220
153,9%
1.3. Hoạt động đầu tư công ty xi măng hoàng thạch
1.3.1. Quy trình đầu tư tại công ty:
Là một công ty sản xuất, để đảm bảo cho hoạt động sản xuất của công ty cũng như số lượng và chất lượng sản phẩm nên công ty đã chú trọng vào vấn đề đầu tư. Chính vì vậy hoạt động đầu tư của công ty bao gồm các hoạt động sau
- Đầu tư vào dự án dây chuyền Hoàng Thạch III: Đây là một dự án lớn do Ban quản lý Hoàng Thạch III đảm nhiệm dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty xi măng Hoàng Thạch.
- Đầu tư vào nhà xưởng máy móc thiết bị: Hoạt động này chủ yếu do phòng đầu tư thiết bị phối hợp với phòng kỹ thuật thực hiện.
- Đầu tư đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Hoạt động này do phòng tổ chức lao động phối hợp cùng phòng kế hoạch đảm nhiệm.
- Đầu tư tìm kiếm và mở rộng thị trường: Hoạt động này chủ yếu do phòng kinh doanh.
- Đầu tư và xây dựng các công trình đồng bộ và dây chuyền HT I, HT II do phòng xây dựng cơ bản cùng các phòng ban liên quan thực hiện.
- Đầu tư và các hoạt động đấu thầu do các phòng kế hoạch, phòng xây dựng cơ bản… đảm nhiệm.
Như vậy vấn đề đầu tư của công ty xi măng Hoàng Thạch bao gồm nhiều lĩnh vực và dự án lớn kéo dài nhiều năm. Các hoạt động đầu tư vô cùng phong phú và thiết thực đóng góp vào quá trình phát triển toàn công ty. Mà trong đó vai trò của các phòng ban là hết sức cụ thể.
- Phòng kế hoạch với vai trò chính là tìm đối tác và kí kết hợp đồng, là đơn vị chịu trách nhiệm về các hoạt động đấu thầu. Phòng xây dựng cơ bản lập kế hoạch đầu tư các công trình xây dựng đồng bộ. Riêng Ban quản lý dự án Hoàng Thạch III có cơ cấu và tổ chức hoạt động như một công ty nhỏ dưới sự chỉ đạo của chủ đầu tư là công ty xi măng Hoàng Thạch tập trung chủ yếu nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện dây chuyền HT III.
- Quy trình đầu tư của công ty bắt đầu khi công cuộc thăm dò và tìm kiếm thị trường của phòng kế hoạch, xây dựng cơ bản, kỹ thuật có hiệu quả sau đó sẽ lên kế hoạch cho việc đào tạo nhân công và đội ngũ cán bộ cũng như kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị.
- Nội dung công tác lập kế hoạch cũng như chiến lược đầu tư gồm những vấn đề sau:
+ Tập trung hoàn chỉnh lại quy chế sản xuất và xây dựng sao cho phù hợp với yêu cầu tình hình mới.
+ Thống nhất các phương hướng kỹ thuật và tài chính khi kí kết hợp đồng và cac hoạt động đấu thầu. Nên kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ chuyên môn và nâng cao tay nghề.
+ Nhanh chóng nắm bắt các thay đổi và những quy định mới của Nhà nước về lĩnh vực hoạt động của sản xuất, chuẩn bị tốt công tác mua sắm thiết bị cung ứng vật tư phục vụ cho sửa chữa và sản xuất.
+ Sắp xếp và bố trí cán bộ có năng lực trong công tác giám sát, theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực thi công trình và quá trình mua sắm bảo dưỡng thiết bị.
Làm tốt công tác lập kế hoạch công ty không những có thể nâng cao được khả năng thắng lợi khi tham gia các hoạt động đấu thầu mà có thể mở rộng sản xuất ra thị trường. Đây là uy tín lớn đối với các đơn vị bạn.
1.3.2. Đầu tư vào máy móc thiết bị nhà xưởng
Là một trong những đơn vị sản xuất xi măng lớn trong toàn quốc Công ty đã xây dựng và đầu tư vào việc sửa chữa thiết bị từ việc xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện đúng quy trình, máy móc luôn được đảm bảo.
1.3.3. Đầu tư xây dựng cơ bản
Các công trình xây dựng cơ bản: Trong năm 2007- 2008, giá cả vật tư thường xuyên biến động không ngừng tăng, cộng với ảnh hưởng của lạm phát…. nên gây nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, điều đó đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình XDCB.
Đầu tư xây dựng các công trình đồng bộ công ty XMHT – 2008 (Phụ lục 1)
1.3.4. Đầu tư đào tạo cán bộ công nhân viên
Cùng với việc đầu tư về thiết bị công nghệ việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ luôn đươc quan tâm, đội ngũ công nhân kỹ thuật của công ty ngày càng nắm vững tay nghề.
- Để đảm bảo có đủ nguồn nhân lực cho SXKD hiện tại cũng như phục vụ dây chuyền 3, trong năm 2008, Công ty đã tiếp tục đào tạo hàng chục công nhân kỹ thuật; và hàng trăm học sinh học nghề.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các khoá học chính trị, tham quan học tập trong nước và nước ngoài để không ngừng nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn và tay nghề cho CBCNV trong Công ty.
- Công ty đã rà soát lại tất cả các nội qui, qui định các qui trình vận hành, qui trình an toàn, qui chế và sửa đổi bổ sung hoàn chỉnh…Xây dựng các quy định, quy chế kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh…
- Năm 2008 mặc dù có những khó khăn nhất định nhưng thu thập của CB CNV công ty vẫn luôn ổn định, thu thập tiền lương bình quân của CB CNV công ty tăng 22,7% so với năm 2007.
1.3.5. Mở rộng và tìm kiếm thị trường
Xét theo khu vực thị trường thì công ty hiện đang có trong tay một thị trường từ Bắc tới Nam với những đối tác làm ăn lâu dài, tin cậy trong thời gian tới công ty sẽ đầu tư mở rộng thị trường sang đảo Hải Nam (Trung Quốc) với một số lượng lớn. Do Trung Quốc là cường quốc về sản xuất xi măng trong khu vực Đông Nam A cũng như trong toàn thế giới, vì vậy việc đầu tư sang Trung Quốc đã khẳng định hơn nữa thương hiệu của Xi măng Hoàng Thạch. Đó là một kế hoạch lâu dài và cũng là một cơ hội để công ty có thể lần nữa khẳng định mình trên trường quốc tế.
1.3.6. Tình hình quản lý dự án của Công ty
Do các dự án của công ty chủ yếu nằm trong lĩnh vực xây dựng sản xuất được ngân sách vốn nhầ nước cấp phát hàng năm, hoặc do công ty làm chủ đầu tư nên các hoạt động quản lý dự án tại công ty được giao cho các ban quản lý xem xét theo dõi. Các dự án thường được kéo dài trong nhiều năm với số lượng có tổng giá trị rất lớn. Vì vậy mỗi khi tiếp nhận một dự án công ty cũng nên kế hoạch một cách chặt chẽ. Từ giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định những công việc cần được hoàn thành nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án, tiếp đó là giai đoạn điều phối và thực hiện dự án. Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm vốn lao động thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối quản lý thời gian. Tất cả các giai đoạn trên công ty đều giao cho Ban quản lý dự án thực hiện đông thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban liên quan cho đến khi công việc hoàn thành.
Dự án xây dựng dây chuyền Hoàng Thạch III là một dự án lớn kéo dài nhiều năm. Do vậy công ty xi măng Hoàng Thạch đã thành lập Ban quản lý dự án Hoàng Thạch III với đầy đủ chức năng như một công ty để hoàn thành dự án một cách tốt nhất với chủ đầu tư là công ty xi măng Hoàng Thạch.
Trong quá trình quản lí dự án các nhà lập kế hoạch của công ty luôn cố gắng phối hợp một cách tốt nhất các mục tiêu về thời gian, tiến độ, chi phí để dự án vừa đạt hiệu quả lại vừa đảm bảo lợi nhuận.
1.3.7. Qui trình của một dự án đầu tư tại công ty
Như bất kì một công ty nào khác một công trình xây dựng của một công ty cũng bao gồm có 3 giai đoạn:
- Chuẩn bị đầu tư.
- Thực hiện đầu tư.
- Kết thúc xây dựng.
1.3.7.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Giai đoạn này công ty sẽ tiến hành tiếp xúc thăm do thị trường trong và ngoài nước để tìm nguồn cung ứng vật tư, thiết bị và công nghệ. Xem xét khả năng có thể huy động các nguồn vốn để đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư.
1.3.7.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư
Tham dự đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây dựng theo qui chế đấu thầu của nhà nước.
Kí kết hợp đồng với các bên đối tác để thực hiện dự án.
Thi công xây lắp các công trinh.
Theo dõi kiểm tra
Quyết toán vốn đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành công tác xây lắp đưa dự án vào sử dụng.
1.3.7.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng và bàn giao công trình
Công trình xây dựng chỉ được bàn giao toàn bộ cho bên xây dựng khi đã xây lắp công trình theo thiết kế được duyệt và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng. Khi bàn giao công trình công ty sẽ giao cả hồ sơ hoàn thành công trình và các tài liệu các vấn đề có liên quan đến công trình được bàn giao. Các hồ sơ xây dựng công trình phải được lưu trữ theo qui định pháp luật về lưu trữ nhà nước.
Kết thúc xây dựng: Hoạt động xây dựng được kết thúc khi công trình được bàn giao cho chủ đầu tư. Sau khi bàn giao công trình, tổ chức xây lắp công trình phải thanh lý hoặc di chuyển hết tài sản của mình ra khỏi xây dựng công trình và trả lại đất mượn hoặc đất thuê tạm thời để phục vụ thi công theo qui định của hợp đồng. Nghĩa vụ theo hợp đồng xây dựng chỉ được chấm dứt hoàn toàn khi hết hạn bảo hành công trình.
Bảo hành công trình: Người cung cấp tài liệu, số liệu khảo sát phục vụ thiết kế, xây lắp, nghiệm thu, giám định chất lượng, chủ nhiệm đề án thiết kế, chủ thầu xây lắp, người cung ứng vật tư, thiết bị cho xây dựng và người giám sát chất lượng xây dựng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm hoặc kết quả công tác do mình thực hiện. Chính vì vậy công ty luôn cố gắng đảm bảo cả về chất lượng và các yêu cầu khác như công trình như: Mỹ thuật, thời gian hoàn thành, đơn giá dự thầu…
1.4 Phân tích dự án đầu tư mái che lò nung số 2 công ty xi măng Hoàng Thạch
1.4.1. Căn cứ xác định cần thiết đầu tư
1.4.1.1. Giới thiệu
- Dây chuyền 2 công ty đI vào hoạt động năm 1996 do hàng F.L.Smidth (Đan Mạch) cung cấp. Hệ thống tiên tiến và hiện đại gồm:
- Tháp trao đổi nhiệt 1 nhánh, 5 tầng cylon với hàng phân huỷ kiểu tách biệt
- Lò nung có 3 bộ galo, kích thước L73 x f 4,13
- Thiết bị làm nguội clinker ghi hiệu suất thu hồi nhiệt cao, cung cấp khí nóng precalanen và cho thiết bị sấy nghiền than.
Công suất hệ thống 3300t clinker/ngày, ổn định 3 năm, đạt công suất và sử dụng 100%. Hệ thống thiết bị tự động hoá cao làm ổn định và tin cậy, mức tiêu thụ nhiên liệu là 780Kcal/kg clinkẻ (thiết kế 730Kcal/kg clinker)
Lò nung số 2 đầu tư thông số kĩ thuật
- Đường kính: 4,13; chiều dài 73m, cao độ 20,725mà24,001m, độ dốc của lò: i=0,04, khoảng cách từ tim lò số 2 đến tim ống gió số 3 thay đổi: 5,3mà10m
- Nừu được hệ thống hoá toàn bộ khu vực lò, xung quanh hệ thống mương thoát nước chung với nhà máy. Nền có độ cao 5,75mà7,00m
- Có hệ thống ống công nghệ và cầu thang giao thông giữa lò 2 và ống gió 3, hệ thống này hoạt động phục vụ nhà máy.
- Khoảng cách giữa các bệ số 1, 2, 3 của lò nung tương ứng là 28,075m và 28,047m.
- Kích thước các móng của bệ lò nung số 2:
Bệ 1: 7mx10,2m
Bệ 2: 7,7mx10,6m
Bệ 3: 9mx14,05m
Trong quá trình vận hành lò, tác động dòng vật liệu ở nhiệt độ cao làm giảm độ bền của lớp gạch, và do các nguyên nhân trên có ảnh hưởng trực tiếp rút ngắn chu kì sử dụng, kéo dài tuổi thọ gạch lót, đảm bảo hoạt động của lò, quan trọng kĩ thuật mang tính quyết định, chất lượng và nâng cao toàn bộ dây chuyền sản xuất. Khắc phục hạn chế các yếu tố quan trọng, nhiều giảI pháp đồng bộ cần xử lí để khắc phục tình trạng bất thường của thời kì đăc biệt khi trời mưa có bão, nâng cao tuổi và độ bền của lò dẫn đến xi măng Hoàng Thạch cần có văn bản đăng kí và xin ghi vào kế hoạch đầu tư cơ bản năm 2000. dự án đầu tư xây dựng máI che lò nung
1.4.1.2. Cơ sở lập dự án
* Cơ sở pháp lí:
- Nghị định52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của chính phủ ban hành qui chế quản lí đầu tư xây dựng.
- Thông tư số 8/1999TT-BXD ngày 16/11/1999 của bộ trưởng bộ xây dựng hướng dẫn lập và quản lí chi phí xây dựng công trình thuộc dự án đầu tư
- Kế hoạch đầu tư XDCB năm 2007à2008của tổng công ty xi măng Việt Nam đã cho phép công ty xi măng Hoàng Thạch tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư mái che lò nung số 2
- Hợp đồng kinh tế số 656 được kí ngày 10/8/2007
* Cơ sở kĩ thuật
Qui chuẩn và tiêu chuẩn kĩ thuật xây dựng
- Qui chuẩn xây dựng
- Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép TCVN
- Tiêu chuẩn thiết kế và thi công cọc bê tông cốt thép TCVN
* Tài liệu tham khảo
- Tài liệu địa chất công trình của hố khoan tại móng lò 2
- Thiết kế máI che lò nung của nhà máy xi măng Chinfong
1.4.1.3. Tình hình và nguyên nhân sập lò
* Tình hình:
Từ năm 1996->nay, lò nung HT số 2 cho thấy rõ ưu điểm trong việc sản xuất clinker. Tuy nhiên việc xảy ra sự cố kĩ thuật do nguyên nhân khách quan và chủ quan, chủ yếu là sự cố đối với lớp gạch chịu lửa lót lò, là điều khó tránh khỏi trong quá trình vận hành. Các sự cố này ảnh hưởng rất lớn tới tình hình sản xuất của các dây chuyền và gây thiệt hại không nhỏ cho nhà máy.
Điển hình là sự cố lò nung HT 2 xảy ra vào 14h chiều ngày 18/9/1998 làm sập gạch lò nung trong khi trời bắt đầu mưa. Phần vỏ lò nơi có sự cố xảy ra bị nhiệt nóng đỏ lên, khi kiểm tra trong lò đã xác định được móng gặp sự cố có 1 chiều 3m (theo chiều dài lò) và 1 chiều 4m (theo chu vi lò) chiều dầy trung bình của lớp gạch khi sập 120mmà180mm nhưng thực tế có những khu vực chiều dày của lớp gạch vẫn còn từ 170mmà180mm. Tuy nhiên mức độ hư hỏng gạch lót lò không chỉ dừng ở đây mà còn ảnh hưởng tới các phần gạch kề bên, buộc phảI thay thế chiều dài lớp gạch dài 25m. Nhà máy đã phải dừng lò từ ngày 18/09à30/09/1998. khối lượng gạch sử dụng khoảng 200T (toàn bộ gạch chịu lửa sử dụng cho hệ lò nung của công ty xi mănng Hoàng Thạch đều phải nhập từ nước ngoài, đặc biệt đoạn xây mới lò nung là loại gạch ALMAG 85 và MAGPURE 93). Như vậy, sự thiệt hại vì kinh tế trong thời gian dừng lò cũng như các chi phí sửa chữa khắc phục các hư hỏng lò rất lớn.
Cũng như lò nung số 2, lò nung số 1 cũng liên tục xảy ra các tác động xấu cảu thời tiết (đặc biệt khi mưa), khi lò bị dừng. Việc dừng lò là yếu tố khó tránh khỏi trong quá trình vận hành, nguyên nhân chủ yếu là sự sụt áp lò và do sụp áp điện lưới. Khi dừng lò sẽ gây ra tác hại rất lớn đến vỏ lò và lớp lót lò, sự chênh lệch giữa mặt dưới thân lò đang chứa liệu (có nhiệt cao) và mặt trên không chứa liệu (có nhiệt độ thấp) sẽ gây ra sự co giãn vỏ là không đồng đều làm cho vỏ lò bị cong đi. Để hạn chế hiện tượng này, người ta sáng chế 1 hệ thống máy phát dự phòng, động cơ phụ thuộc, giảm tải và bộ chuyển động nhằm mục đích quay đều lò hạn chế sự chênh lệch nhiệt độ của lò. Song trên thực tế khi sản xuất có những trường hợp khi lò dừng do sự cố điện đồng thời máy phát có sự cố hoặc các bộ phận chuyền động cũng trục trặc không thể quay lò được. Thậm chí khi đó đã có giảI pháp dùng cáp cuốn qua lò và dùng xe ủi để kéo song không thực hiện được trong trường hợp kể trên với thời tiết bình thường đã gây thiệt hại không nhỏ sản xuất, nếu gặp trời mưa khi không có mái che gây nhiệt độ chênh lệch rất lớn dẫn đến tình trạng biến dạng của vỏ lò diễn ra 1 cách tự nhiên và thiệt hại khó có thể lường trước được.
* Nguyên nhân
Tuổi thọ của lớp gạch chịu lửa lót lò phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố sau:
- yếu tố chủ quan: có liên quan đến chế độ vận hành như chế độ nhiệt trong quá trình nung luyện clinker, tác động hoá học của phối liệu nung với vật liệu chịu lửa, công suất nén do khả năng giãn nở theo nhiệt độ của mỗi vòng gạch và chênh lệch độ giãn nở của các vòng gạch với vỏ lò.
- Yừu tố khách quan: liên quan đến thời tiết của môI trường bên ngoài (mưa, bão,…) tác động vào vỏ lò, ảnh hưởng trực tiếp đến lớp gạch lót lò
· Sự hư hỏng của lớp vật liệu bên trong lò do các yếu tố chủ quan
Ngoài việc bị bão mưa vì cơ nhiệt hoá thường xuyên trong điều kiện làm việc khắc nghiệt, sự hư hỏng của lớp gạch lót lò còn do nguyên nhân sau:
- Hư hỏng lớp vật liệu chịu lửa lót lò, khi lò bị dừng do sự cố thì toàn bộ chế độ nhiệt trong hệ thống lò nung bị biến động. Khi khởi động lại lò lớp colan bám trên bề mặt gạch do thay đổi nhiệt độ sẽ bị rơi rụng rất nhiều. Ngoài ra khi colan rơI sẽ kéo theo hư hỏng bề mặt gạch của các khu vực lân cận, có thể dẫn đến việc phảI xây dựng lại cả đoạn gạch khá dài.
- Hư hỏng lớp gạch chịu lửa do khi xây gạch không tuân thủ đúng các hướng dẫn qui trình xây gạch hoặc do trong quá trình vận hành không tuân theo qui trình vận hành dẫn đến bị biến dạng hoặc gây ra sập gạch lót lò.
- Sự dao động nhiệt độ theo chu kì: trong 1 vòng quay của lò, thường là nhỏ hơn một phút, lớp gạch lót lò thoạt tiên bị ảnh hưởng của khí nóng trong lò. Sự dao động nhiệt độ có chu kì của bề mặt lớp vỏ có thể lên tới 400oC. Sau một thời gian hoạt động, đặc tính chống lại sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của gạch chịu lửa cũng bị giảm dần và đến một thời điểm nào đó cũng bị nứt hay hư hỏng trên bền mặt gạch
- Sự giãn nở nhiệt của vật liệu chịu lửa lót lò và của vỏ lò. Mặc dù hệ số giản nở nhiệt của vỏ lò là cao hơn so với vật liệu chịu lửa lót lò, nhưng sự giãn nở lò dài các vỏ lò lại thấp hơn của vật liệu chịu lửa lót lò. Do bình thường mhiệt đọ lớp vỏ lò là 280oCà300oC. Trong khi nhiệt độ trung bình của vật liệu chịu lửa là 1350-1400oC, điều này gây ra ứng suất nén rất cao đăc biệt là trên bề măt tự do của lớp gạch lót lò và đôI khi xảy ra nứt vỏ lò trên của gạch tại 1200oC (tại 1200oC gạch MAGPURE 93 có độ giãn nở nhiệt 1,5%, gạch Spinen ACMAG 85 có đọ giãn nở nhiệt là 1,4%).
Với một số nguyên nhân trên, ta nhận thấy quá trình vận hành dẫn đến sự hư hỏng của lớp gạch lót lò là phụ thuộc chủ yếu vào sự hoạt động ổn định của thiết bị và trình độ cũng như kinh nghiệm của người vận hành. Tuy nhiên, các yếu tố chủ quan hoàn toàn có thể khắc phục thông qua việc thực hiện các giải pháp kĩ thuật hợp lí, còn các yếu tố do khách quan đem lại thì hầu như không thể khắc phục được nếu không thực hiện đúng các phương pháp phù hợp.
· Sự hư hỏng của lớp vật liệu bên trong lò do yếu tố thời tiết. Theo nguyên tắc, khi trời mưa to người vận hành tại phòng điều khiển trong phải rất thận trọng khi vận hành lò bởi vì nước mưa làm giảm nhiệt độ vỏ lò đột ngột gây ra ứng suất nhiệt rất nguy hiểm đối với lớp gạch lót của lò nung. Thực tế cho thấy vỏ lò nung được thiết kế với các đặc tính rất tốt, nhưng sau một thời gian hoạt động, nhưng do lam việc trong môi trường cao, ở trạng thái động nên lò không giữ được ở trạng thái hình tròn ban đầu mà bị biến dạng thành hình ôvan, tính chất cơ lí của vỏ thép lò nung bị giảm đI rất nhiều và độ co giãn của vỏ là ảnh hưởng không tốt đến độ bền của gạch. Điều đó dẫn đến sự cố đập gạch trong lò khi chiều cao
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21625.doc