MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
Chương I: Khái quát chung về BHXH và công tác thu BHXH 3
I. Khái quát chung về BHXH. 3
1. Sự cần thiết, đối tượng, đối tượng, chức năng và tính chất của BHXH 3
1.1 Sự cần thiết khách quan của BHXH. 3
1.2 Bản chất của BHXH. 5
1.3 Đối tượng của BHXH. 7
1.4 Chức năng của BHXH. 8
1.5 Tính chất của BHXH. 10
II. Những quan điểm cơ bản về BHXH và sơ lược lịch sử phát triển của BHXH 11
1. Quan điểm cơ bản về BHXH. 11
a.Chính sách BHXH là một bộ phận cấu thành và là bộ phận quan trọng của chính sách xã hội. 11
b. Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm BHXH cho người lao động. 12
c. Người lao động được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với BHXH, không phân biệt nam nữ, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp. 12
d. Mức trợ cấp BHXH phụ thuộc vào các yếu tố. 13
e. Nhà nước quản lý thống nhất chính sách BHXH, tổ chức bộ máy thực hiện chính sách BHXH. 14
2. Sơ lược lịch sử phát triển của BHXH. 14
2.1 Trên thế giới 14
2.2 Ở Việt Nam 17
III. Công tác thu BHXH. 18
1. Quỹ BHXH. 18
1.1 Nguồn hình thành quỹ BHXH. 18
1.2 Mục đích sử dụng quỹ BHXH. 21
1.3 Hệ thống các chế độ BHXH. 21
2. Vai trò của công tác thu BHXH. 23
3. Đối tượng thu BHXH. 24
a. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc 24
b. Đối tượng tham gia BHYT bắt buộc 26
4. Căn cứ xác định mức đóng BHXH. 27
5. Phương thức thu BHXH. 28
6. Phân cấp quản lý thu BHXH 29
7. Quy trình thu BHXH. 30
Chương II: Công tác thu quỹ BHXH ở cơ quan BHXH huyện Gia Lộc 35
I. Khái quát chung về cơ quan BHXH huyện Gia Lộc. 35
1. Quá trình hình thành và phát triển của cơ quan BHXH huyện Gia Lộc 35
a.Vị trí và chức năng của BHXH huyện Gia Lộc. 36
b. Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH huyện Gia Lộc. 36
c. Quá trình xây dựng và trưởng thành. 37
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan BHXH huyện Gia Lộc. 39
II. Thực trạng công tác thu quỹ BHXH ở BHXH huyện Gia Lộc. 40
1. Quy trình thu BHXH ở BHXH huyện Gia Lộc. 40
2. Đánh giá kết quả thu quỹ BHXH ở cơ quan BHXH huyện Gia Lộc 41
2.1 Đánh giá kết quả thu quỹ BHXH bắt buộc. 41
2.2 Đánh giá kết quả thu BHYT tự nguyện. 55
2.3 Thực trạng quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Gia Lộc. 59
2.4 Đánh giá về công tác thu BHXH tại BHXH huyện Gia Lộc 61
CHương III: Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy công tác thu BHXH ở cơ quan BHXH huyện Gia Lộc 64
I. Phương hướng phát triển của BHXH huyện Gia Lộc trong thời gian tới. 64
II. Một số kiến nghị nhằm khắc phục khó khăn và thúc đẩy công tác thu BHXH ở BHXH huyện Gia Lộc. 66
1. Kiến nghị chung về chính sách BHXH. 66
1.1 Về mặt quản lý nhà nước 66
1.2 Phải tạo sự thông thoáng trong việc triển khai các loại hình BHXH 67
1.3 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật 68
1.4 Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền 68
2. Kiến nghị đối với công tác thu quỹ BHXH 69
2.1 Mở rộng nguồn thu BHXH 69
2.2 Đưa tin học vào công tác quản lý thu BHXH 70
2.3 chống thất thu nợ đọng BHXH 70
2.4 Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra 71
Kết Luận 73
Tài liệu tham khảo 74
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số vấn đề về công tác thu bảo hiểm xã hội ở cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Gia Lộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Số thứ tự.
- Họ và tên, năm sinh.
- Nghề nghiệp, cấp bậc, chức vụ.
- Hệ số bậc lương.
- Mức lương.
- Các khoản phụ cấp.
- Tiền lương làm căn cứ đóng.
Cách xác định mức đóng BHXH của từng người và của cả đơn vị khi đã có danh sách lao động và tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, ta chỉ việc lấy tiền lương làm căn cứ đóng của từng người nhân với 20% sẽ được mức đóng của mỗi người. Mức đóng của cả đơn vị sẽ bằng tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH nhân với 20% hoặc bằng số tiền đóng BHXH của từng người cộng lại.
5. Phương thức thu BHXH.
Thu phí BHXH thông qua người sử dụng lao động
- Theo phương thức này người sử dụng lao động đóng vai trò trung gian hay cầu nối giữa cơ quan BHXH và người lao động thực hiện việc chuyển phí BHXH của người lao động trong cơ quan BHXH. Phương thức này áp dụng rất rộng rãi trong nhiều hệ thống BHXH trên thế giới.
- Phương thức này có hạn chế:
+ Hiệu quả thu phí phụ thuộc phần lớn vào ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động
+ Trong công tác thu hay xảy ra tình trạng sai phạm từ phía đơn vị sử dụng lao động hay phí BHXH phải nộp bị chiếm dụng sử dụng sai mục đích
+ Trong trường hợp có sai phạm của đơn vị sử dụng lao động thì quyền lợi của người lao động không được đảm bảo
Vì vậy, khi áp dụng phương pháp này cần thiết kế quy trình thu để đảm bảo được trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động trong việc thu phí
6. Phân cấp quản lý thu BHXH
Sơ đồ 1:
Ban quản lý thu BHXH Việt Nam
Phòng quản lý thu BHXH tỉnh thành phố
Bộ phận quản lý thu BHXH quận huyện
Bộ máy quản lý thu
- Cấp TW: Có nhiệm vụ quản lý chung công tác thu trong toàn hệ thống gọi là ban quản lý thu BHXH Việt Nam.
- Cấp khu vực: Phòng quản lý thu BHXH của khu vực (tỉnh, thành phố) có trách nhiệm thu BHXH của những đơn vị sau:
+ Các tổ chức, các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của khu vực
+ Các đơn vị TW đóng trên địa bàn của khu vực
+ Các đơn vị, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc công ty liên doanh
+ Các đơn vị có đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
+ Các đơn vị có số lượng lao động lớn
- Cấp địa phương: Bộ phận quản lý thu của BHXH quận, huyện có trách nhiệm thu BHXH của các đơn vị sau:
+ Các đơn vị, các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của huyện
+ Các đơn vị có số lượng lao động không lớn
+ Thu BHXH của cán bộ xã phường, thị trấn
+ Những đơn vị thuộc quyền quản lý thu của BHXH tỉnh nhưng uỷ quyền cho BHXH huyện
7. Quy trình thu BHXH.
Quy trình thu BHXH được thể hiện ở các bước sau:
Bước 1: Lập và giao kế hoạch thu
Kế hoạch thu là cơ sở để tổ chức thực hiện và quản lý công tác thu BHXH ở từng đơn vị BHXH nói riêng và trên toàn hệ thống BHXH Việt Nam nói nói chung. Đồng thời, nó cũng là cơ sở để chúng ta tổ chức thực hiện và quản lý các mặt công tác khác của BHXH như hoạch định phương hướng phát triển lâu dài, hoàn chỉnh hệ thống chế độ chính sách, quản lý bảo tồn và phát triển quỹ BHXH… Kế hoạch lập ra càng rà sát, càng phù hợp với thực tiễn bao nhiêu thì trong công tác tổ chức thực hiện và điều hành quản lý công tác thu BHXH càng chủ động và hoàn thiện bấy nhiêu. Vì vậy, bước này rất quan trọng và thực hiện thường xuyên hàng năm ở tất cả các đơn vị BHXH từ TW đến địa phương.
- BHXH huyện căn cứ vào danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị và đối tượng tham gia BHXH, BHYT do BHXH huyện quản lý, thực hiện kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp và lập 02 bản kế hoạch thu BHXH, BHYT năm sau (theo mẫu số 4-KHT) 01 bản lưu tại BHXH huyện, 01 bản gửi BHXH tỉnh trước ngày 20/10.
- BHXH tỉnh căn cứ danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu, thực hiện kiểm tra, đối chiếu, lập kế hoạch thu BHXH, BHYT năm sau (theo mẫu số 4-KHT). Đồng thời tổng hợp kế hoạch thu BHXH, BHYT của BHXH các huyện lập 02 bản (theo mẫu số 5-KHT), 01 bản lưu lại tỉnh, 01 bản gửi BHXH Việt Nam.
- BHXH Việt Nam căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch năm của BHXH các địa phương và tình hình phát triển kinh tế xã hội, căn cứ vào kế hoạch thu BHXH, BHYT do BHXH các tỉnh lập, giao số kiểm tra về thu BHXH, BHYT cho BHXH các tỉnh trước ngày 15/11 hàng năm.
- Căn cứ số kiểm tra của BHXH Việt Nam giao, BHXH tỉnh đối chiếu với tình hình thực tế trên địa bàn nếu chưa phù hợp thì phản ảnh với BHXH Việt Nam để được xem xét điều chỉnh.
- BHXH Việt Nam tổng hợp số thu BHXH, BHYT trên toàn quốc trình Hội đồng Quản lý BHXH Việt Nam phê duyệt để giao dự toán thu BHXH, BHYT cho BHXH tỉnh trong tháng 1 năm sau.
- BHXH tỉnh, căn cứ dự toán thu BHXH, BHYT của BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ dự toán thu BHXH, BHYT cho các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và BHXH huyện trước ngày 15/01 của năm kế hoạch.
Bước 2: Xác định đối tượng tham gia BHXH và xác định mức thu BHXH.
Việc xác định đối tượng tham gia BHXH có tầm quan trọng đặt biệt vì mỗi đối tượng lại có quy định mức đóng khác nhau. Việc xác định mức thu được gắn kết đồng thời với việc xác định đối tượng bởi vì khi xác định đối tượng thì có thể đưa ra được mức thu tương ứng với đối tượng đó.
Bước 3: Tổ chức thu và đôn đốc các đơn vị sử dụng lao động nộp BHXH
Đây là bước quan trọng nhất của nghiệp vụ BHXH vì có thu nhập được tiền BHXH vào khoản thu BHXH của BHXH Việt Nam thì quỹ BHXH mới hình thành và tồn tại, việc thu và ghi sổ BHXH cho người lao động được tiến hành ở tất cả các tỉnh, huyện một cách thường xuyên theo trình tự sau:
- Hàng tháng, căn cứ vào danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH do các đơn vị sử dụng lao động và danh sách lao động điều chỉnh tăng, giảm nộp BHXH lập hàng quý, BHXH tỉnh huyện đôn đốc và tổ chức thu BHXH theo quy định, chậm nhất vào kỳ lương cuối trong tháng.
- Chậm nhất vào ngày 10 tháng đầu quý sau, BHXH tỉnh, huyện cùng các đơn vị sử dụng lao động kiểm tra lập bảng đối chiếu nộp BHXH của các quý trước. Nếu có chênh lệch giữa số đã nộp và phải nộp thì nộp tiếp vào đầu quý sau (nếu chênh lệch thiếu) hoặc coi như đã nộp trước cho tháng đầu quý sau (nếu chênh lệch thừa)
- Căn cứ vào danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH, danh sách lao động điều chỉnh tăng giảm mức nộp BHXH và số tiền BHXH các đơn vị sử dụng lao động đã góp, cơ quan BHXH tiến hành kiểm tra, đối chiếu mức nộp BHXH của từng người lao động trước khi ghi vào sổ BHXH
Bước 4: Chuyển tiền về BHXH cấp trên
- Thu BHXH, BHYT bằng hình thức chuyển khoản, trường hợp cá biệt phải thu bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH phải nộp tiền vào ngân hàng ngay trong ngày.
- BHXH huyện chuyển tiền thu BHXH, BHYT về tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh vào ngày 10 và ngày 25 hàng tháng. Riêng tháng cuối năm chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH, BHYT của huyện về BHXH tỉnh trước 24 giờ ngày 31/12.
- Hàng tháng BHXH tỉnh chuyển tiền thu BHXH, BHYT về tài khoản chuyên thu của BHXH Việt Nam vào ngày 10, 20 và ngày cuối tháng. Nếu số dư trên tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh quá 5 tỷ đồng, thì BHXH tỉnh phải chuyển bổ sung ngay về BHXH Việt Nam. Riêng tháng cuối năm chuyển hết số tiền thu BHXH, BHYT về BHXH Việt Nam trước 24 giờ ngày 31/12.
Bước 5: Thống kê số liệu và lập báo cáo gửi lên cơ quan BHXH cấp trên.
Bước này được thực hiện ở tất cả các BHXH tỉnh và huyện một cách thường xuyên và liên tục. Có như vậy, các số liệu thống kê về công tác thu BHXH do chúng ta cung cấp mới thực sự đảm bảo được tính chính xác và kịp thời, góp phần phục vụ cho công tác quản lý của BHXH cấp dưới được tốt. Để thực hiện được tốt đòi hỏi các cơ quan BHXH cấp dưới phải được tổ chức thu thập thông tin, tổng hợp số liệu về thu BHXH qua đó gửi báo cáo nhanh (10 ngày một lần), báo cáo hàng tháng, hàng quý cho cơ quan BHXH cấp trên.
- BHXH huyện gửi báo cáo tháng trước ngày 22 hàng tháng, báo cáo quý trước ngày 15 tháng đầu quý sau; báo cáo năm ngày 20/1 năm sau cho BHXH tỉnh.
- BHXH tỉnh gửi báo cáo tháng trước ngày 25 hàng tháng, báo cáo quý trước ngày 25 tháng đầu quý sau; báo cáo năm ngày 31/1 năm sau cho BHXH Việt Nam.
- BHXH Việt Nam định kỳ hàng quý, năm báo cáo tình hình số liệu thu BHXH, BHYT, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, phiếu KCB với Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền.
Sơ đồ 2:
Sơ đồ tổng quát thu BHXH.
6 - BCT
6 - BCT
8 - BCT
5 - KHT
7 - BCT
4 - KHT
Ban thu BHXH Việt Nam
BHXH (6)
Huyện (1)
(9) (7) (2) (5)
BHXH
Tỉnh
(9) (8) (3) (4)
BHXH
VN
(1) (2) (3): Lập kế hoạch thu BHXH.
(4) (5): Duyệt và giao kế hoạch thu.
(6) (7) (8): Thực hiện kế hoạch.
(9): Thông tin về tiến độ, tình hình công tác thu BHXH.
Sơ đồ 3:
Quy trình quản lý thu BHXH
Đơn vị sử dụng lao động
C46-BH
S03-BH
2-TBH
BHXH VN
S53-BH
6-BCT
Sổ theo dõi cấp sổ, Phiếu KCB
7-BCT các huyện gửi tỉnh
7-BCT
8-BCT
Chứng từ nộp tiền (TK 512)
C45-BH
Chứng từ do BHXH lập
C47-BH
(1)
(2) (3) (4)
(5)
(11) (5) (6)
(7)
(11) (8) (9)
(10)
(10)
Đường đối chiếu.
Đường dẫn.
Giải thích sơ đồ:
(1): Chứng từ đơn vị lập gửi cơ quan BHXH.
(2): Cơ quan BHXH gửi trả chứng từ cho đơn vị
(3): Cơ quan BHXH ghi sổ chi tiết.
(4), (5): Đơn vị và cơ quan BHXH đối chiếu và xác nhận số liệu trên biên bản.
(6): Tổng hợp các biên bản đã đối chiếu với đơn vị sử dụng lao động.
(7): Lập báo cáo tổng hợp các đơn vị trên địa bàn.
(8): Lập biên bản thẩm định.
(9): Đối chiếu với sổ theo dõi S03-BH.
(10): Tổng hợp thu BHXH theo mức đóng, khối các loại quản lý toàn tỉnh gửi BHXH Việt Nam.
(11): Tổng hợp số liệu lập theo mẫu 6-BTC.
Chương II.
Công tác thu quỹ BHXH ở cơ quan BHXH huyện Gia Lộc
I. Khái quát chung về cơ quan BHXH huyện Gia Lộc.
1. Quá trình hình thành và phát triển của cơ quan BHXH huyện Gia Lộc
Từ ngày 01/04/1993 thực hiện theo Nghị định 42/CP của Chính phủ nhằm thống nhất sự nghiệp BHXH vào một đầu mối áp dụng cho mọi thành phần kinh tế và nhất là từ ngày 1/1/1995 BHXH thực hiện theo Luật lao động trên cơ sở Điều lệ BHXH ban hành Nghị định 12/CP ngày 16/2/1995 của Chính phủ, BHXH Việt Nam được thành lập là lúc chuyển đổi toàn diện cả về tổ chức bộ máy quản lý đến cơ chế chính sách phù hợp với cơ chế kinh tế nhiều thành phần.
Cùng với sự ra đời của BHXH Việt Nam, ngày 16/2/1995 Chính phủ ban hành Nghị định 12/CP và Điều lệ BHXH nhằm hướng dẫn thi hành các chính sách của BHXH được thiết lập từ TW đến các quận, huyện.
Theo Quyết định số 127/QĐ-TCCB ngày 17/3/1995 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc thành lập BHXH huyện Gia Lộc. Từ năm 1995 đến năm 1997, BHXH huyện Gia Lộc trực thuộc BHXH tỉnh Hải Hưng và có trụ sở tại thị trấn Gia Lộc – Huyện Gia Lộc.
Ngày 1/1/1997 theo Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh trong đó có tỉnh Hải Hưng tại kỳ họp lần thứ 10 Quốc hội khóa IX từ 15/10/1996 đến 12/11/1996, tỉnh Hải Hưng được tách thành tỉnh Hải Dương và tỉnh Hưng Yên. Căn cứ vào: Nghị định số 19/CP ngày 16/2/1995 của Chính phủ về việc thành lập BHXH Việt Nam; quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 606/TTg ngày 26/9/1995 của Thủ tướng chính phủ; Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh; ý kiến của Thủ tướng chính phủ tại công văn số 4045/CCHC ngày 13/8/1997 của văn phòng Chính phủ về việc chia tách BHXH ở các tỉnh mới chia, ngày 19/9/1997 Tổng giám đốc BHXH ra Quyết định số 1599 BHXH/ QĐ-TCCB về việc thành lập BHXH tỉnh Hải Dương và số 1600/ QĐ- TCCB về việc thành lập BHXH tỉnh Hưng Yên. BHXH huyện Gia Lộc có tư cách pháp nhân hạch toán cấp 3, có con dấu tài khoản riêng và có trụ sở tại thị trấn Gia Lộc- huyện Gia Lộc.
a. Vị trí và chức năng của BHXH huyện Gia Lộc.
- BHXH huyện Gia Lộc là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Hải Dương đặt tại huyện, nằm trong hệ thống BHXH Việt Nam, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lý tài chính bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Gia Lộc.
- BHXH huyện Gia Lộc chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh Hải Dương, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của UBND huyện Gia Lộc.
- BHXH huyện Gia Lộc có tư cách pháp nhân, có trụ sở đặt tại huyện Gia Lộc, có con dấu và tài khoản riêng.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH huyện Gia Lộc.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm trình Giám đốc BHXH tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách tham gia BHXH, đôn đốc theo dõi tham gia việc thu nộp BHXH của các đơn vị trên địa bàn huyện hoặc trực tiếp thu BHXH theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh.
- Tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội do BHXH tỉnh chuyển đến theo phân cấp. Theo dõi việc thay đổi địa chỉ, danh sách tăng, giảm đối tượng hưởng chế độ trong quá trình chi trả.
- Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo về chế độ, chính sách BHXH để giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo với BHXH tỉnh xem xét giải quyết.
- Tổ chức ký kết hợp đồng trách nhiệm và quản lý mạng lưới chi trả BHXH ở xã, thị trấn.
- Quản lý các loại đối tượng khám chữa bệnh bắt buộc và tự nguyện theo quy định của BHXH tỉnh trên địa bàn phụ trách, hướng dẫn đôn đốc các đơn vị thực hiện các thủ tục phục vụ cho việc khai thác phát hành hoặc gia hạn khám chữa bệnh; nắm đối tượng tham gia, theo dõi sự biến động, thời hạn sử dụng và gia hạn thẻ khám chữa bệnh theo phân cấp của BHXH tỉnh.
- Thực hiện công tác chi khám chữa bệnh của người có sổ, thẻ bảo hiểm xã hội tại các cơ sở khám chữa bệnh. Tiếp nhận và hướng dẫn người bệnh trong quá trình đến khám chữa bệnh, giải quyết những vướng mắc và đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân có sổ, thẻ bảo hiểm xã hội;
- Thực hiện việc thông tin tuyên truyền, giải thích chính sách, chế độ bảo hiểm trên địa bàn;
- Quản lý công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh;
- Thực hiện chế độ báo cáo với BHXH tỉnh và UBND huyện theo quy định.
c. Quá trình xây dựng và trưởng thành.
Năm 2006 đánh dấu quá trình phát triển 11 năm của BHXH Việt Nam nói chung và BHXH huyện Gia Lộc nói riêng. Trong 11 năm qua, mặc dù còn rất nhiều khó khăn song đội ngũ công chức BHXH huyện vẫn không ngừng rèn luyện cả đức cả tài, xây dựng BHXH huyện trở thành đơn vị vững mạnh có thể điểm qua một vài nét sau:
- Thứ nhất: Đội ngũ cán bộ công chức từ chỗ chỉ có 5 cán bộ viên chức khi mới thành lập, đến nay BHXH huyện đã có 10 người trong đó 7 nam, 3 nữ, trình độ đại học có 6 người, cao đẳng có 1 người, trung cấp có 3 người. Công tác tổ chức cán bộ ổn định, BHXH huyện Gia Lộc coi trọng việc giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ công chức thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng, quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan.
Cán bộ công chức, viên chức chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao.
- Thứ hai: Cơ sở vật chất: Hiện nay BHXH huyện Gia Lộc có trụ sở chính tại thị trấn Gia Lộc – huyện Gia Lộc. Từ khi thành lập đến năm 2000 trụ sở làm việc của BHXH huyện trùng với phòng Lao động- Thương binh và xã hội huyện chỉ có 4 phòng làm việc với 80m2. Từ năm 2000 đến nay BHXH huyện Gia Lộc làm việc tại trụ sở 2 tầng gồm 6 phòng, rộng 150m2. Từ chỗ không có máy tính đến nay ngoài việc trang bị bàn ghế hiện đại, khang trang BHXH huyện trang bị 5 máy vi tính.
- Thứ ba: Xây dựng đơn vị vững mạnh: Từ chỗ ban đầu chỉ có 2 Đảng viên, đến nay cùng với việc vừa phát triển, vừa tiếp nhận mới chi bộ Đảng BHXH đã có 7 đảng viên. Chi bộ BHXH huyện Gia Lộc 8 năm liền được công nhận là tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh, xuất sắc. Công đoàn cơ quan bao gồm toàn bộ số công nhân viên chức, hoạt động sôi nổi, có hiệu quả góp phần với ban Giám đốc và cơ quan địa phương tổ chức và duy trì tốt các phong trào thi đua lao động giỏi, người tốt việc tốt. Công đoàn cơ quan liên tục 11 năm liền được công nhận là công đoàn vững mạnh.
Qua 11 năm hoạt động, BHXH huyện luôn luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu phong trao thi đua của BHXH tỉnh Hải Dương. Trong 11 năm qua, tập thể cán bộ công chức BHXH huyện được vinh dự nhận đón nhận rất nhiều bằng khen của Chính phủ, của BHXH Việt Nam, của BHXH tỉnh Hải Dương và bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương cụ thể là:
Bằng khen của Chính phủ: 01
Bằng khen của BHXH Việt Nam: 02
Bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương: 02
Bằng khen của BHXH tỉnh Hải Dương: 03
Đặc biệt 3 năm liền được công nhận là đơn vị anh hùng lao động.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan BHXH huyện Gia Lộc.
Sơ đồ 4:
Tổ chức bộ máy của cơ quan BHXH huyện Gia Lộc theo sơ đồ sau:
BHXH Việt Nam
BHXH tỉnh Hải Dương
BHXH huyện Gia Lộc
Giám đốc
Phó giám đốc
Bộ phận kế toán tài vụ
Bộ phận BHYT
Bộ phận thu
Bộ phận chính sách
- Giám đốc: Với nhiệm vụ phụ trách chung: Công tác tổ chức, công tác chính sách, công tác chi trả chế độ và công tác tài chính kế toán.
- Phó giám đốc: Với nhiệm vụ phụ trách thu BHXH, làm sổ và thực hiện công tác kiểm tra BHXH.
- Bộ phận kế toán tài vụ gồm 3 cán bộ: 1 cán bộ phụ trách kế toán tổng hợp, 1 cán bộ phụ trách chi và 1 cán bộ thủ quỹ kiêm công tác hành chính cơ quan.
- Bộ phận thu: Gồm 2 cán bộ phụ trách thu và đốc thu.
- Bộ phận chính sách gồm 2 cán bộ: 1 cán bộ phụ trách công tác hưu trí và thanh toán 2 chế độ ốm đau, thai sản. 1 cán bộ phụ trách thanh toán 2 chế độ tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp và chế độ tử tuất.
- Bộ phận BHYT: Có 1 cán bộ kế toán làm nhân viên thẩm định về việc khám chữa bệnh BHYT tại trung tâm Y tế huyện Gia Lộc.
II. Thực trạng công tác thu quỹ BHXH ở BHXH huyện Gia Lộc.
1. Quy trình thu BHXH ở BHXH huyện Gia Lộc.
* Nhiệm vụ của BHXH huyện Gia Lộc trong hoạt động thu.
Mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc là một trong năm nhiệm vụ trọng tâm của ngành BHXH mà BHXH Việt Nam đã xây dựng. Đó là nhiệm vụ hàng đầu không những trước mắt mà còn là nhiệm vụ lâu dài.
Từ nhiệm vụ quan trọng đó, trong công tác thu BHXH huyện Gia Lộc luôn vạch ra những biện pháp hữu hiệu nhất để có thể thực hiện tốt nhất các mục tiêu đề ra nhằm xây dựng ngành càng ngày càng phát triển. Chính vì vậy, trong hoạt động thu BHXH huyện Gia Lộc đặt ra những nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Tích cực thúc đẩy việc thực hiện mở rộng đối tượng BHXH, từng bước áp dụng chế độ bảo hiểm cho mọi người lao động, mọi người dân.
- Thực hiện chỉ tiêu thu quỹ năm sau cao hơn năm trước
- Cải thiện công tác nắm và quản lý đối tượng tham gia bắt buộc
- Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ chính trị, ý thức trách nhiệm phục vụ đối tượng cán bộ, viên chức của ngành.
* Quy trình thu BHXH tại BHXH huyện Gia Lộc.
- Đăng ký tham gia BHXH, BHYT lần đầu.
Doanh nghiệp cơ quan đơn vị quản lý các đối tượng tham gia BHXH- BHYT thuộc diện bắt buộc hay tự nguyện có trách nhiệm đăng ký tham gia với cơ quan được phân cấp quản lý. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
+ Công văn đăng ký tham gia BHXH, BHYT
+ Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH (mẫu C45-BH) BHYT (mẫu C45A-BH)
+ Hồ sơ hợp pháp về đơn vị và người lao động trong danh sách (quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, bảng thanh toán tiền lương hàng tháng)
- Cơ quan BHXH tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, thông báo kết quả thẩm định danh sách tham gia BHXH, BHYT, số tiền phải đóng hàng tháng hoặc tiến hành ký kết hợp đồng về BHYT với cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng.
- Hàng tháng nếu có biến động về danh sách đã đăng ký tham gia BHXH, BHYT, tiền lương hoặc phụ cấp thì đơn vị quản lý lập danh sách điều chỉnh theo mẫu C47-BH gửi cơ quan BHXH để kịp thời điều chỉnh
- Dựa vào danh sách lao động đăng ký tham gia BHXH hàng tháng đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm thu, đôn đốc việc thu BHXH của đơn vị vào tài khoản của BHXH tỉnh sau đó BHXH tỉnh gửi danh sách đã đóng về BHXH huyện Gia Lộc.
- Hàng tháng, quý hoặc định kỳ đã ký kết, cơ quan BHXH và đơn vị quản lý đối tượng tiến hành đối chiếu số liệu nộp BHHX, BHYT và lập biên bản theo mẫu C46-BH để xác định số tiền thừa, thiều còn phải nộp trong quý
- Cấp và ghi sổ cho người tham gia.
2. Đánh giá kết quả thu quỹ BHXH ở cơ quan BHXH huyện Gia Lộc
2.1 Đánh giá kết quả thu quỹ BHXH bắt buộc.
a. Kết quả thu BHXH từ năm 2001-2005
Là một nhiệm vụ quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của công tác BHXH. BHXH huyện có nhiệm vụ thu BHXH của các đối tượng thuộc phạm vi Nghị định số 01/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9/1/2003 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ và phương thức đó là thu qua chủ sử dụng lao động.
Từ năm 1998 thì BHXH huyện Gia Lộc có nhiệm vụ thu BHXH của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh (từ năm 1997 việc thu BHXH của những doanh nghiệp này do BHXH tỉnh đảm nhiệm).
Từ năm 2003 sau khi BHYT sát nhập vào BHXH thì BHXH huyện có nhiệm vụ thu và cấp thẻ BHYT, thu BHYT tự nguyện của khối học sinh đóng trên địa bàn huyện. Lãnh đạo BHXH huyện đã xác định trách nhiệm và giao quyền chủ động cho các cán bộ thu BHXH, BHYT đến từng đơn vị cụ thể. Các cán bộ thu đã tuyên truyền, giải thích, cung cấp đầy đủ các loại biểu mẫu, hướng dẫn ghi chép từng nội dung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký tham gia BHXH, BHYT. Đồng thời xác định, phân bổ thời gian cho việc sâu sát tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh làm cơ sở nắm tình hình thực tế sử dụng lao động và trả lương cho công nhân từ đó có biện pháp tận thu và mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT.
Bảng 2
Tình hình thực hiện kế hoạch thu quỹ BHXH ở BHXH
huyện Gia Lộc (2001-2005)
Năm
Kế hoạch thu
(Triệu đồng)
Số thực thu
(Triệu đồng)
Tốc độ tăng liên hoàn của số thu BH (Lần)
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch
(%)
2001
4335
4380
-
101
2002
4935
5036
1,15
102
2003
7850
8060
1,60
103
2004
8520
9116
1,13
107
2005
11950
12720
1,40
106
(Nguồn: BHXH huyện Gia Lộc)
BHXH huyện Gia Lộc trong 5 năm qua luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu của mình, luôn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Đây là con số rất có ý nghĩa đối với giai đoạn đầu phát triển của ngành BHXH nói chung và của BHXH huyện Gia Lộc nói riêng. Nó phản ánh được những cố gắng, nỗ lực tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên và ban lãnh đạo cơ quan BHXH huyện Gia Lộc.
Qua bảng trên ta thấy: Số thu mà BHXH tỉnh Hải Dương giao cho BHXH huyện Gia Lộc năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt là năm 2003 và năm 2005 cụ thể năm 2003 số thu mà BHXH tỉnh Hải Dương giao cho BHXH huyện Gia Lộc tăng 59,1% so với năm 2002, năm 2005 tăng 40,3%. Sở dĩ như vậy là vì đầu năm 2003 chính phủ ra Nghị định số 01/2003/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mở rộng cho tất cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có dưới 10 lao động, hợp tác xã nông nghiệp, diêm nghiệp, cán bộ xã phường, giáo viên mầm non. Năm 2003, 2005 mức lương tối thiểu cũng tăng lên năm 2003 mức lương tối thiểu là 290 000 đồng và tháng 10 năm 2005 mức lương tối thiểu tăng lên là 350 000 đồng. Mặt khác, với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong cơ quan mà BHXH huyện Gia Lộc luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ thu mà BHXH tỉnh Hải Dương giao cho. Nhất là những gần đây tỷ lệ hoàn thành kế hoạch luôn rất cao nếu như năm 2001 tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 101% thì năm 2005 đã tăng lên là 106%.
Để đạt được kết quả thu như trên trước hết là sự chỉ đạo quan tâm sâu sát của BHXH tỉnh Hải Dương, của huyện uỷ, UBND huyện Gia Lộc quyết tâm phấn đấu của từng cán bộ Đảng viên, công chức, viên chức trong cơ quan.
Để làm tốt công tác thu, lãnh đạo BHXH huyện luôn luôn thống nhất trong công tác chỉ đạo, đề ra các biện pháp cụ thể như:
- Mỗi cán bộ phải tăng cường bám sát cơ sở, nắm chắc các biến động về lao động, diễn biến về tiền lương, thường xuyên đôn đốc nhắc nhở đơn vị đóng BHXH, giải quyết kịp thời các chế độ cho người lao động, đặc biệt là chế độ ốm đau, thai sản, quyền lợi khám chữa bệnh BHYT và nghỉ dưỡng sức.
- Ban giám đốc hàng ngày, hàng tuần kiểm tra kết quả thu của từng cán bộ để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
- Tăng cường phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn huyện tuyên truyền vận động các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hợp tác xã tham gia BHXH đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Chính vì thế mà năm 2005 khai thác được 6 đơn vị ngoài quốc doanh với 159 lao động tham gia BHXH, khai thác được 24 hợp tác xã với số lao động là 166 lao động tham gia BHXH.
- Đối với đơn vị còn nợ đọng BHXH kéo dài, lãnh đạo BHXH huyện chủ động đến đơn vị làm việc với lãnh đạo đơn vị để tìm hiểu nguyên nhân từ đó giải thích cho đơn vị hiểu được trách nhiệm thực hiện chế độ chính sách của nhà nước trong đó có việc nộp BHXH đúng quy định.
Qua bảng trên thấy rằng số thu BHXH năm sau cao hơn năm trước đặc biệt là năm 2003 và năm 2005 thu BHXH cao hơn năm trước là 1,6 và 1,4 lần có thể tăng thu mạnh là vì các lý do sau:
Thứ nhất: qua mỗi năm số đối tượng ngày càng được mở rộng, và số tham gia ngày càng đông hơn.
Thứ hai: Sự điều chỉnh mức lương cơ bản của nhà nước thay đổi qua các thời kỳ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân. Năm 2000 mức lương cơ bản là 180 000 đồng đến năm 2001 tăng lên là 210 000 đồng và đến năm 2003 mức lương tăng lên là 290 000 đồng, tháng 10 năm 2005 mức lương này tăng lên là 350 000 đồng.
Thứ ba: Đầu năm 2003 chính phủ ra Nghị định số 01/2003/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung đối tượng t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36360.doc