Tiền lương trả cho các phòng, ban căn cứ vào kết quả kinh doanh dịch vụ và mức độ đóng góp của các phòng, ban vào hoạt động chung của toàn công ty, đảm bảo công bằng, hợp lý, khuyến khích các phòng, ban hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao góp phần hoàn thành kế hoạch của toàn công ty. Tiền lương trả cho người lao động thực hiện theo nguyên tắc: làm công việc gì, giữ chức vụ gì, đóng góp ở mức độ nào thì hưởng lương theo công việc, mức độ đó nhằm khuyến khích người lao động hoàn thành tốt công việc được giao, khuyến khích bộ phận kinh doanh trực tiếp tạo ra hiệu quả cao. Quỹ tiền lương của công ty sau khi trích lập các quỹ theo quy định của nhà nứơc và Tổng công ty, được phân phối trực tiếp tới người lao động làm việc trong Công ty, không sử dụng vào mục đích khác.
48 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số vấn đề về hiệu quả kinh doanh ở Công ty Du lịch và Thương mại Than Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch Than Việt Nam là nhiệm vụ là cầu nối, tạo lập và phát triển các mối quan hệ hữu nghị thương mại giữa tổ chức công đoàn Than Việt Nam với các tổ chức công đoàn Than các nước khác trên thế giới; các Hiệp hội và Tổ chức du lịch công đoàn quốc tế khác để phục vụ cho sự mở rộng giao lưu quốc tế và góp phần đắc lực vào sự phát triển nói chung.
2.1.3. Tổ chức bộ máy của công ty
* Qui mô của doanh nghiệp
Công ty gồm có: Bộ máy quản lý điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của toàn Công ty (gọi là cơ quan Công ty) và hệ thống các đơn vị thành viên trực thuộc Công ty, là các đơn vị trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và dịch vụ, hạch toán phụ thuộc Công ty đồng thời có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng phù hợp với phương thức hạch toán được phân cấp của Công ty tại địa phương, hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ theo đề án riêng và theo kế hoạch của Công ty giao.
Như vậy, trong hoạt động của mình, Công ty sẽ có hình tổ chức và quản lý được phân thành hai cấp:
- Cấp Công ty (cơ quan Công ty) bao gồm: Ban giám đốc, các phòng ban tham mưu, giúp việc.
- Cấp các đơn vị trực thuộc, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và dịch vụ, hoạt động theo ngành nghề được phân công và pháp luật cho phép.
* Bộ máy điều hành công ty
Gồm có Giám đốc, 2 đến 3 Phó Giám đốc, các phòng ban tham mưu giúp việc và văn phòng Công ty, cụ thể:
- Giám đốc: nắm quyền điều hành cao nhất, được xem là chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty, Nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động của Công ty theo chức năng và nhiệm vụ được Tổng Công ty giao.
- Phó giám đốc phụ trách du lịch: chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, cấp trên và pháp luật về mọi hoạt động về du lịch lữ hành, các dịch vụ du lịch kèm theo như; khách sạn, nhà hàng, vận chuyển du lịch...
- Phó giám đốc phụ trách thương mại, xuất nhập khẩu, hợp tác lao động quốc tế, sản xuất gia công chế biến hàng hoá, dịch vụ kiầu hối, vàng bạc, nghiệp vụ kinh tế chung...
- Phó giám đốc phụ trách đầu tư, tư vấn phát triển, thị trường, đầu tư xây dựng cơ bản, kinh doanh bất động sản và dịch vụ tổng hợp khác.
- Kế toán trưởng: Công ty phụ trách công tác kế toán thống kê theo qui định của Điều lệ kế toán trưởngvà pháp lệnh kế toán thống kê.
- Các phòng (ban) chức năng gồm: Tổ chức hành chính, Quản lý du lịch, kế hoạch + Đầu tư + xuất nhập khẩu, kế toán thống kê, có sơ đồ cụ thể.
Các phòng ban chịu sự điều hành trực tiếp của các Phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực và sự chỉ đạo chung của Giám đốc.
* Các đơn vị trực thuộc, trực tiếp sản xuất kinh doanh và dịch vụ
- Trung tâm điều hành Du lịch (lĩnh vực hoạt động bao gồm du lịch lữ hành, các hình thái du lịch khác và các dịch vụ du lịch kèm theo). Trong hoạt động kinh doanh của mình, Trung tâm điều hành du lịch có trách nhiệm phối hợp hoạt động của tất cả các khách sạn, nhà hàng, vũ trường, khu du lịch và dịch vụ tổng hợp thuộc ngành Than, nằm ở mọi miền và khu vực thành một mạng lưới lưu trú, vui chơi cho khachs du lịch và nghỉ ngơi theo tour chọn gói.
- Các khách sạn hoạt động theo chức năng, ngành nghề đã được nhà nước qui định cho hoạt động khách sạn.
- Trung tâm xuất nhập khẩu hàng hoá phục vụ du lịch và kinh doanh phục vụ khách
- Xí nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh hàng hoá dịch vụ du lịch.
- Nhà hàng: Kinh doanh ăn uống tổng hợp (Quần thể dịch vụ du lịch)
- Công ty chịu trách nhiệm điều hành:
Khách sạn Thanh Lịch Hạ Long - 297 Kim Mã - Quận Ba Đình - TP. Hà Nội.
Khách sạn Biển Đông - Khu Vườn Đào - Bãi Cháy - TP. Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh.
Khách sạn Vân Long - Cẩm Phả - Quảng Ninh.
sơ đồ tổ chức
Giám đốc công ty
Phó Giám đốc phụ trách du lịch
Phó Giám đốc phụ trách thương mại xuất nhập khẩu và hợp tác lao động quốc tế
Phó Giám đốc phụ trách dịch vụ đầu tư tư vấn và phát triển
Kế toán trưởng
Phòng Tổ chức Hành chính
Phòng Quản lý Du lịch
Phòng Kế hoạch Đầu tư xuất nhập khẩu
Phòng Kế toán Thống kê
Trung tâm điều hành Du lịch
Khách sạn
(*)
Nhà hàng
Xí nghiệp sản xuất chế biến hànG hóa
Trung tâm XNK hàng hóa phục vụ Du lịch
Khu Du lịch và Dịch vụ tổng hợp
Ghi chú: (*) Khách sạn trong sơ đồ này là những khách sạn sẽ được xây mới.
Các khách sạn hiện có thuộc các Công ty như hiện nay không nằm trong cơ cấu tổ chức của Công ty Du lịch Than Việt Nam
* Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của bộ máy giúp việc
+ Phòng tổ chức lao động:
Tham mưu và giúp cho Giám đốc trong lĩnh vực công tác tổ chức nhân sự, cán bộ, công tác lao động, tiền lương, công tác thanh tra kiểm toán nội bộ, các công việc liên quan đến chế độ cho người lao động theo Bộ luật lao động và các vấn đề xã hội khác. Phòng có các chức năng, nhiệm vụ như sau:
- Công tác tổ chức nhân sự.
- Công tác lao động tiền lương.
- Các công tác về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
- Công tác thanh tra, kiểm toán.
+ Phòng hành chính tổng hợp:
Tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực hành chính, có các chức năng nhiệm vụ :
Thay mặt giám đốc, phó giám đố tiếp khách và giải quyết công việc chung mà đối tượng, mức độ chưa cần đến giám đốc, phó giám đốc giải quyết và không thuộc phạm vi chức năng các phòng, ban khác phải giải quyết.
Quản lý theo dõi thi đua, khen thưởng, tuyên truyền, thể dục thể thao.
- Công tác hành chính pháp chế.
- Công tác văn phòng giám đốc.
+ Phòng tài chính - kế toán
Tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực công tác tài chính, kế toán, thống kê có các chức năng, nhiệm vụ:
- Công tác kế toán tài chính.
- Công tác thống kê.
+ Phòng kế hoạch - đầu tư:
Tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư phát triển toàn công ty, có các chức năng nhiệm vụ:
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Công tác đầu tư - xây dựng.
+ Phòng thương mại
Tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, có các chức năng, nhiệm vụ:
- Chủ động tìm kiếm khai thác đơn hàng kinh doanh trong và ngoài nước.
- Lập phương án cho từng hợp đồng dịch vụ kinh doanh trình giám đốc phê duyệt, đảm bảo đúng luật và có hiệu quả.
- Soạn thảo hợp đồng và thực hiện hợp đồng.
- Nghiên cứu thị trường, làm tốt công tác marketing trong và ngoài nước nhằm tạo ra những mặt hàng chiến lược, ổn định và có hiệu quả.
+ Phòng du lịch
Tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, có chức năng nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch và các biện pháp thực hiện kế hoạch về công tác du lịch, lữ hành trong và ngoài nước.
- Trực tiếp tiến hành có hiệu quả công tác tiếp thị, khai thác mọi nguồn khách du lịch (trong và ngoài ngành Than).
- Tổ chức thực hiện các tour du lịch phục vụ khác khi đã ký hợp đồng, với mục tiêu là có lãi cho từng tour.
- Quảng cáo, quảng bá du lịch, làm các thủ tục cho khách trong và ngoài nước.
- Tiếp thị khai thác và kinh doanh xe vận chuyển khách có hiệu quả.
- Làm đầu mối cho toàn công ty trong công tác du lịch lữ hành.
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Du lịch và Thương mại Than Việt Nam 2000 - 2002.
- Công tác kinh doanh du lịch lữ hành trong ba năm qua được coi là vấn đề xương sống của Công ty, do vậy Công ty đã có những biện pháp nhằn kiện toàn tổ chức và công tác du lịch đã được triển khai mạnh mẽ từ văn phòng Công ty đến các đơn vị trực thuộc. Ký hợp đồng về nguyên tắc trao đổi khách với các công ty du lịch của Trung Quốc( Công ty Trung Lữ Quảng Tây, Công ty Kim Lan) và của Thái Lan( Tập đoàn Success Group).
Hình thành các tổ về kinh doanh du lịch tại các đơn vị trực thuộc như tổ du lịch của khách sạn Vân Long, chi nhánh Miền Nam, chi nhánh Quảng Ninh và tái lập lại được trạm đón khách Trung Quốc tại Móng Cái. Hoạt động của các chi nhánh Quảng Ninh và Miền Nam tuy mới được thành lập lại nhưng đã triển khai kinh doanh du lịch lữ hành và kinh doanh thương mại đạt hiệu quả, hai chi nhánh tự cân đối được chi phí và bước đầu kinh doanh có lãi. Tinh thần trách nhiệm của đội ngũ làm du lịch ngày càng được nâng cao, tất cả vì thương hiệu Du lịch Than Việt Nam .
Mặt khác công ty đã triển khai việc tiếp thị để mở rộng thị trường ngoài ngành bằng việc kết hợp với Sở du lịch và các Công ty Du lịch của các tỉnh: Thanh Hóa, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang; các khách sạn và Công ty Du lịch ở phía Nam: Huế, Nha Trang, Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ... để ký các hợp đồng nguyên tắc về đưa, đón và gửi khách tuy nhiên mới phát huy hiệu quả một số nơi ở phía Nam. Đồng thời các đơn vị trực thuộc tại Quảng Ninh phát huy lợi thế về địa lý không ngừng đẩy mạnh công tác tiếp thị đến các đơn vị thành viên trong ngành tại vùng Quảng Ninh.
Công ty đã khai thác các điểm du lịch sinh thái sẵn có của các đơn vị thành viên Than Việt Nam ở khu vực Cẩm Phả để xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái Mỏ - Địa Chất - Đảo Biển - Tắm nước khoáng nóng thu hút được nhiều khách góp phần có việc làm và tăng doanh thu, thu nhập cho khách sạn Vân Long và quảng bá sản phẩm du lịch ngành. Hơn nữa Tổng Công ty Than Việt Nam làm ăn phát đạt nên các đơn vị thành viên trong ngành có điều kiện tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi du lịch nhiều hơn do vậy chúng ta nắm bắt được nhiều cơ hội để phục vụ.
Bên cạnh đó khâu xây dựng và quảng cáo sản phẩm mới còn yếu chưa được chú trọng. Cơ chế khuyến khích vật chất cho nhân viên du lịch chưa kịp thời và đồng bộ. Chất lượng phục vụ tuy được nâng lên, dần có uy tín nhưng giá cả vẫn còn cao, cần khai thác đầu vào để có giá cả cạnh tranh hơn.
- Công tác kinh doanh khách sạn những năm qua có nhiều tiến bộ hơn, các khách sạn đã mạnh dạn kinh doanh du lịch lữ hành nội địa để thay việc kinh doanh than và thực hiện một số tour du lịch sinh thái Biển Đảo vùng Vịnh Bái Tử Long để tăng thêm thu nhập và có thêm việc làm cho cán bộ công nhân viên. Mặt khác, để tận dụng các cơ sở sẵn có của ngành tại vùng Bái Tử Long để kinh doanh kết hợp quảng bá sản phẩm du lịch sinh thái ngành( Khách sạn Vân Long và khách sạn Biển Đông).
Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay mặc dù đã được Tổng công ty tạo điều kiện tốt nhưng sức cạnh tranh còn yếu, chi phí còn lớn nên giá thành tour cao hơn các đơn vị làm du lịch lâu năm. Trong năm 2002, thực hiện chủ trương của Nhà nước và tổng công ty chuyển đổi hình thức sở hữu của khách sạn Thanh Lịch Hạ Long của công ty thành công ty cổ phần do vậy cũng ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty chỉ còn quản lý hai khách sạn quy mô nhỏ, công suất sử dụng phòng bình quân đạt 60,5%. Hơn nữa một loạt khách sạn tư nhân một đến hai sao ra đời cạnh tranh quyết liệt, khách sạn phải hạ giá làm cho doanh thu giảm. Chính vì vậy việc cải thiện khách sạn trở thành vấn đề cấp bách và cần thiết nhằm đưa việc kinh doanh khách sạn ngày càng có hiệu quả.
- Công tác kinh doanh thương mại được triển khai đồng bộ từ văn phòng Công ty đến một số đơn vị trực thuộc ( Chi nhánh Quảng Ninh, Chi nhánh Miền Nam, Khách sạn Thanh Lịch Hạ Long) nhằm hỗ trợ mảng kinh doanh du lịch còn đang gặp nhiều khó khăn và hỗ trợ đời sống cán bộ công nhân viên. Công tác kinh doanh thương mại luôn chủ động sáng tạo bám sát thị trường tìm kiếm và khai thác nguồn hàng.
- Công tác phục vụ văn phòngTổng công ty tại hai khu vực: Hà Nội và Hạ Long được xí nghiệp kinh doanh dịch vụ triển khai thực hiện tốt. Đón tiếp, bố trí và dọn dẹp phòng nghỉ cho cán bộ và khu vực nhà khách Tổng công ty sạch sẽ, kịp thời không để xảy ra tình trạng mất mát tài sản của Tổng công ty, phục vụ ăn uống cho cán bộ công nhân viên tại hai khu vực Hà Nội và Hạ Long đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh.
- Công tác quản lý bên cạnh việc đẩy mạnh các khâu kinh doanh nói trên, Công ty không ngừng hoàn thiện các quy chế để ngày càng quản lý chặt chẽ chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh trong toàn Công ty.
2.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn 2000 - 2002
2.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh
Biểu số 1: Kết quả hoạt động kinh doanh trong trong giai đoạn 2000 - 2002
Các chỉ tiêu
Công ty
Cơ quan công ty
KH
TH
%
KH
TH
%
Năm 2000
Triệu đ
Triệu đ
Triệu đ
Triệu đ
1) Tổng doanh thu
12.000
13.916
115,96
4.326,1
- Du lịch
5.000
1.075
21,5
756,2
- Khách sạn
5.890
7.273
123,48
- Thương mại
1.080
2.291
212,13
1.578,4
- DT khác + Than
30
3.277
10.923,3
1.991,5
2) Lợi nhuận
253,6
3) Thu nhập B/q
0,624
0,750
116,80
0,859
4) Nộp ngân sách
796
755,2
88,06
43,7
Năm 2001
1) Tổng doanh thu
12.500
54.725
437,80
33.696
- Du lịch
5.000
3.778
75,56
3.778
- Khách sạn
5.500
7.557
137,40
- Thương mại
2.000
2.560
128,00
715
- DT khác + Than
40.736
29.109
- Uỷ thác nhập khẩu
93,7
93,7
2) GTSX
4.725
3) Lợi nhuận
258,7
2.205,9
4) Thu nhập B/q
0,886
0,75
84,65
0,75
5) Nộp ngân sách
1.366
1.218,9
476,8
Năm 2002
Ước TH
Ước TH
1) Tổng doanh thu
71.256
59.991
T. đó: DT do KD
27.235
44.843
164,65
20.850
35.419
169,87
- Du lịch
5.000
6.680
133,60
5.000
5.929
118,58
- Khách sạn
5.735
5.507
96,04
- Thương mại
15.450
31.945
206,76
15.450
29.006
187,74
- Doanh thu khác
1.050
710
67,62
400
484
121,00
2) GTSX
7.510
7.679
102,25
1.890
2.199
116,34
3) Lợi nhuận
200
200
100,00
50
50
100,00
4) Lương B/q
1,2
1,147
100,00
1,2
1,2
100,00
5) Nộp ngân sách
1.695
3.668
216,4
2.534
2.848
112,39
Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính công ty các năm 2000 - 2002
2.3.2. Tình hình thực hiện kế hoạch
- Công tác kinh doanh du lịch trong 3 năm vừa qua có sự tăng trưởng đáng kể: 21,5% (2000), 75,56% (2001), (2002)đ 133,60%. Như vậy trong năm 2002 bằng việc triển khai công tác kinh doanh du lịch từ văn phòng công ty đến tất cả các đơn vị trực thuộc nên các chỉ tiêu về kinh doanh du lịch trong toàn Công ty đều vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra (doanh thu đạt 6.680 triệu đồng so với kế hoạch 5.000 triệu đồng).
- Công tác kinh doanh khách sạn 2002 chỉ đạt 96,04% so với 2 năm 2000 - 2001 (Vượt xa chỉ tiêu) lần lượt đạt 123,48% - 137,40%. Điều này cho thấy công tác kinh doanh khách sạn đã không đạt được chỉ tiêu đề ra do ngày càng xuất hiện nhiều khách sạn lớn cạnh tranh. Vì vậy việc tổ chức kinh doanh khách sạn cần được củng cố, đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên, chủ động mua sắm thay thế trang bị cũ, hỏng trong các phòng, chấn chỉnh đội ngũ phục vụ dần phục vụ tốt hơn.
- Công tác kinh doanh thương mại luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu. Năm 2000 đạt 212.13%; năm 2001 đạt 128%; năm 2002 đạt 206,76%. Công ty đã tiếp nhận cán bộ làm thương mại nắm vững nghiệp vụ, trẻ trung, năng động có nhiều kinh nghiệm trong công tác xuất nhập khẩu, đặc biệt nắm bắt tôt thị trường Than, thường xuyên bám sát các khách hàng trong và ngoài ngành.
- Với kết qủa đạt được trong ba năm qua như trên trước hết nhờ sự giúp đỡ của hội đồng quản trị, tiếp đó là sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, kết quả doanh thu năm 2000:13.916 triệu đồng= 115,96% kế hoạch; 2001: 54.725 triệu đồng = 437,8% kế hoạch; 2003: 44843 triệu đồng= 164,65% kế hoạch.
Bên cạnh kết quả của những năm qua mà công ty đã đạt được, công ty cần khắc phục một số yếu điểm đưa lại hiệu quả kinh doanh cao hơn nữa , tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển lâu dài. Nâng công suất hoạt động của các xe kinh doanh vận chuyển khách, giảm chi phí và giá thành các tour nhằm cạnh tranh với một số hãng lữ hành khác (các hãng này chào giá đi nước ngoài rất thấp do được hưởng khuyến mại, giảm giá vé của hàng không Việt Nam), vấn đề bám sát thị trường ngành than còn lỏng lẻo chưa được chú trọng thường xuyên.
- Sự phối hợp giữa các phòng du lịch của văn phòng Công ty với các đơn vị, chi nhánh, Khách sạn trong Công ty chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ. Nhất là khâu quảng cáo, tiếp thị chưa tận dụng được tiềm năng của hệ thống khách sạn trong Tổng công ty.
- Công ty phục vụ văn phòng Tổng công ty, chủ động đề xuất với công ty tiến hành kinh doanh thêm một số mặt hàng đời sống, bảo hộ lao động làm tăng thu nhập cho người lao động. Triển khai việc thị để mở rộng thị trường ngoài ngành.
- Công tác quản lý kịp thời biểu dương, khen thưởng các đơn vị cá nhân làm tốt nên đã thực sự thúc đẩy phong trào thi đua sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả.
2.3.3. Hiệu quả sử dụng lao động - tiền lương
- Căn cứ nghị định số 28/ CP ngày 28/3/97 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương thu nhập trong doanh nghiệp Nhà nước, Nghị định số 03/2001/ NĐ- CP ngày 11/01/2001 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 28/ CP, thông tư số 05/ 2001/ TT - LĐTB - XH ngày 29/ 01/ 2001 của bộ LĐTB - XH hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương. Mục đích xây dựng quy chế trả lương bộ máy quản lý doanh nghiệp là nhằm trả công lao động đúng với khả năng làm việc và đóng góp của từng người vào việc thực hiện công việc được giao. Người làm nhiều làm tốt được trả lương cao và hoàn thành công việc với hiệu quả cao nhất.
Mức lương tối thiểu và hệ số điều chỉnh tăng thêm để xây dựng quỹ tiền lương thực hiện trong khung mức lương tối thiểu và chế độ nhà nước không thấp hơn mức lương tối thiểu của nhà nước quy định, và được áp dụng cho cán bộ công nhân viên có hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng từ một năm trở lên.
Tiền lương trả cho các phòng, ban căn cứ vào kết quả kinh doanh dịch vụ và mức độ đóng góp của các phòng, ban vào hoạt động chung của toàn công ty, đảm bảo công bằng, hợp lý, khuyến khích các phòng, ban hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao góp phần hoàn thành kế hoạch của toàn công ty. Tiền lương trả cho người lao động thực hiện theo nguyên tắc: làm công việc gì, giữ chức vụ gì, đóng góp ở mức độ nào thì hưởng lương theo công việc, mức độ đó nhằm khuyến khích người lao động hoàn thành tốt công việc được giao, khuyến khích bộ phận kinh doanh trực tiếp tạo ra hiệu quả cao. Quỹ tiền lương của công ty sau khi trích lập các quỹ theo quy định của nhà nứơc và Tổng công ty, được phân phối trực tiếp tới người lao động làm việc trong Công ty, không sử dụng vào mục đích khác.
Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên trong bộ máy quản lý bao gồm hai phần: một phần từ quỹ lương chế độ( lương chức vụ hoặc cấp bậc theo quy định tại Nghị định 26/ CP gọi là tiền lương chế độ; một phần từ quỹ lương năng suất. Hiệu quả kinh doanh, công sức đóng góp của cá nhân gọi là tiền lương năng suất.
- Người lao động làm việc tại Công ty du lịch và thương mại Than Việt Nam được đảm bảo trả lương không thấp hơn mức luơng tối thiểu hiện hành của nhà nước tại từng thời điểm kể cả khi không đạt kế hoạch doanh thu đã được giao.Hiện nay tổng số lao động của Công ty du lịch và thương mại Than Việt Nam gồm 240 người và tổng quỹ tiền lương là 3.420 triệu đồng.
Biểu số 2: Tình hình tiền lương và thu nhập của công ty các năm 2000 - 2002
STT
Các chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
Tổng số lao động bình quân
Người
229
233
240
2
Tổng quỹ tiền lương
Triệu đồng
2.130
2.508
3.420
3
Tổng doanh thu
Triệu đồng
13.916
54.725
71.256
4
Lương bình quân
Triệu đồng
0,75
0,75
1,2
5
Năng suất lao động(3/1)
Triệu đồng
60,77
234,87
296,9
6
Tỷ trọng tiền lương 2/3*100
%
15,3
4,6
4,8
7
Lợi nhuận
Triệu đồng
253,6
258,7
200
8
Mức doanh lợi lao động bình quân 7/4
1,1
1,11
1,33
9
Tỷ lệ lợi nhuận được hưởng 4/8*100
%
68,18
67,56
90,22
Nguồn: Báo cáo thu nhập hàng năm của công ty.
Tổng quỹ lương của Công ty Du lịch và Thương mại Than Việt Nam luôn luôn chiếm một tỷ trọng cao, đây là một trong những thành tích được Sở thương mại ghi nhận. Tình hình quỹ lương thay đổi theo biến động của thị trường và theo những đòi hỏi của đời sống cán bộ công nhân viên, thu nhập bình quân 1 người/ 1 tháng khá cao so với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Thu nhập bình quân 1 người/ 1 tháng luôn tăng, năm sau cao hơn năm trước mà cụ thể là tăng nhanh từ 750.000 đồng (2001) lên 1.200.000 đồng (20-02), tăng 450.000 đồng/ tháng (60%). Thu nhập cao như vậy đã chứng tỏ đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao và hiệu quả của năng suất lao động đem lại cũng rất lớn. Năng suất lao động qua các năm: 60,77 triệu đồng (2000); 234,87 triệu đồng (2001); 269,9 triệu đồng (2002); đây là khả năng đóng góp bình quân để việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp được tốt hơn nữa.
Qua bảng phân tích ta lại thấy được thêm nét nổi bật nữa của Doanh nghiệp đó là tỷ lệ thu nhập được hưởng trong lợi nhuận bình quân 1 người lao động. năm 2000 tỷ lệ này là 68,18%, sang năm 2001 giảm 67,56% với mức giảm này là 0,62. Nhưng sang đến năm 2002 tăng vọt 90,22% với mức tăng này là 22,6 đây là một thành tích đáng biểu dương về sự quan tâm va chăm lo đến đời sống người lao động.
- Trong trường hợp nghỉ phép, nghỉ việc riêng trong chế độ được hưởng nguyên lương theo chế độ nhưng thời gian nghỉ không được tính để trả lương năng suất.
- Nghỉ ốm đau, thai sản, nghỉ chữa bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội , thời gian đó không được tính vào trả lương năng suất
- Trường hợp các phó được giao quyền cấp trưởng thì được hưởng lương ở bảng hệ số bậc chức danh là cấp trưởng trong thời gian được phân công phụ trách.
- Trường hợp làm thêm đối với các phòng quản lý phải được người phụ trách yêu cầu được quy ra công để tính lương chế độ và lương năng suất, nhưng tối đa không quá 26 công trong tháng.
- Trường hợp được điều động do yêu cầu công tác ( thời gian không quá 30 ngày) và hoàn thành nhiệm vụ được giao nếu chức danh công việc được điều động có hệ số lương đơn vị cao hơn hệ số lương đơn vị hiện hưởng thì người lao động được hưởng hệ số lương đơn vị hiện hưởng.
- Trường hợp phải ngừng việc vì sự cố mà nguyên nhân do khách quan, không phải do người lao động và không được điều động làm công việc khác thì thời gian thì công được hưởng như sau
. Dưới 2 giờ/ ca làm việc thì được coi là thời gian làm việc liên tục.
. Từ 2 giờ đến 4 giờ/ ca làm việc thì được trả ngày lương chế độ.
. Từ 4 giờ trở lên/ ca làm việc thì được trả nửa ngày lương chế độ.
+ Thu nhập của người lao động bao gồm tiền lương và tiền thưởng. Ngoài phần tiền lương (gồm tiền lương theo chế độ và tiền lương theo năng suất), người lao động còn được công ty phân phát tiền thưởng nếu công ty làm ăn có hiệu quả. Mức tiền thưởng phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và mức độ đóng góp của từng cá nhân cho sự thành công của toàn công ty.
TN = TLcđ + TLns +Ttg
Trong đó:
TN: Thu nhập của cá nhân người lao động
TLcđ: Tiền lương chế độ được tính theo công thức (1)
TLns: Tiền lương năng suất được tính theo công thức (2)
Ttg: Tiền thưởng (tính theo tháng hoặc quý hoặc năm)
Biểu số 3: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Nhóm
Chức danh
Hệ số bậc của chức danh
1
2
3
1
GĐ các đơn vị trực thuộc, GĐ chi nhánh
4,1
4,35
2
Phó GĐ, Kế toán trưởng các đơn vị trực thuộc
3,6
3,86
3
Trưởng phòng, phó phòng, tổ trưởng kế toán đơn vị trực thuộc
2,7
3,2
3,6
4
Kỹ sư, chuyên viên nghiệp vụ các đơn vị
2,3
2,7
3,0
5
Cán sự, kế toán viên, nhân viên, NVKD
1,0
2,5
2,7
6
Tạp vụ, nhân viên văn thư, lễ tân, bảo vệ, lái xe
1,8
2,2
2,6
7
Hợp đồng dưới 1 năm, học sinh mới ra trường
1,7
2,1
2,5
Nguồn: Tình hình lao động chuyên môn của công ty
Qua tìm hiểu trên cho ta thấy: Trong những năm tới doanh nghiệp cần phải chú ý quan tâm đến tiền lương, tiền thưởng của mình hơn nữa những vấn đề cấp thiết là vấn đề tiền lương của cán bộ công nhân viên tăng phải đảm bảo nguyên tắc “Tốc độ tăng lương phải nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất”. Có làm tốt được như vậy thì mới đảm bảo được rằng Doanh nghiệp sử dụng lao động, tiền lương có hiệu quả.
Qua biểu trên ta thấy công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đại đa số đều có trình độ từ trung cấp trở lên. Để theo kịp và đáp ứng được xu thế điện tử hoá, vi tính hoá và những đòi hỏi khắt khe của thị trường, công ty đã gửi một số người đi đào tạo, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên tiếp tục theo học cũng như tham gia vào các lớp nghiên cứu do các chuyên gia đầu ngành giảng dạy. Chính vì vậy ta thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên có xu hướng tăng mà tiêu biểu là số người có trình độ đại học và trên đại học tăng. Trình độ lý luận chính trị cũng được nâng cao mà tăng nhanh vào năm 2003.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, có trình độ am hiểu chuyên môn và trình độ lý luận chính trị đông nên công ty có khả năng mở rộng địa bàn kinh doanh cũng như lĩnh vực kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Có thế mạnh về chuyên môn nghiệp vụ thì công ty mới có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành.
Giám đốc công ty là người được đào tạo chuyên sâu và là người tài điều hành công ty, trợ giúp cho giám đốc là một hoặc hai phó giám đốc đều là người nhanh nhẹn có khả năng thích ứng và phù hợp với đòi hỏi yêu cầu nhiệm vụ của thị trường, giám đốc đề ra.
Các trưởng phòng, phó phòng là những người trực tiếp chỉ huy hoạt động kinh doanh của công ty, họ là những người có nghiệp vụ cao trong kinh doanh và người báo cáo kết quả của tình hình thị trường cho các phó giám đốc và giám đốc. Nhờ có sự theo dõi và bám sát thị trườ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24591.DOC