Chuyên đề Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả kinh doanh Đối với các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 - SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

 SẢN XUẤT KINH DOANH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

 NHÀ NƯỚC 3

1. NHỮNG VỜN ĐỀ CƠ BẢN VŨ HIỬU QUẢ SẢN XUỜT - KINH DOANH 3

1.1- Quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh 3

1.2- Phân loại hiệu quả trong các hoạt động sản xuất kinh doanh 4

1.3- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả 8

2 . SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH

 DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 10

2.1- Vị trí vai trò của doanh nghiệp Nhà nước 10

2.2- Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước. 14

2.3- Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước. 15

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH

 DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA

 BÀN TỈNH LAI CHÂU 18

1- TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC

 DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU. 18

1.1- Tình hình tổng quát của các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu. 18

1.2- Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu 22

2 - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

 CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU. 26

2.1- Hiệu quả đạt đuợc: 26

2.2 - Những hạn chế và tồn tại trong các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu. 28

CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG

 CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

 ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA

 BÀN TỈNH LAI CHÂU 32

 

 

1. PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG: 32

2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

 SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐIẠ

 BÀN TỈNH LAI CHÂU. 34

2.1- Tiến hành phân loại và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước 34

2.2- Tiếp tục hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý, kinh doanh 36

2.3- Giải pháp về thị trường 36

2.4. Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước. 36

3- KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC: 36

KẾT LUẬN 36

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

 

 

doc51 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả kinh doanh Đối với các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo các ngành rà soát lại các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn, tiến hành thành lập lại các doanh nghiệp Nhà nước trên cơ sở sắp xếp lại các doanh nghiệp đang hoạt động nhằm ổn định sản xuất kinh doanh bảo toàn và phát triển vốn được giao, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế nhiều thành phần. Đến nay toàn tỉnh Lai Châu hiện có 58 doanh nghiệp Nhà nước, trong đó 7 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty 90 và 91; còn 49 doanh nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý và 2 doanh nghiệp trực thuộc khối Đảng quản lý. Trong số 49 doanh nghiệp Nhà nước (Tỉnh quản lý) được phân loại như sau: Theo tính chất hoạt động có: - Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích: 10 doanh nghiệp, chiếm 20,5% - Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh: 32 doanh nghiệp, chiếm 65,3% - Doanh nghiệp Nhà nước vừa hoạt động công ích vừa hoạt động kinh doanh: 7 doanh nghiệp, chiếm 14,2%. Doanh nghiệp Nhà nước phân theo tính chất hoạt động Phân theo ngành kinh tế: - Thuộc lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp: có 12 doanh nghiệp - Lĩnh vực Công nghiệp: 7 doanh nghiệp - Lĩnh vực xây lắp: 9 doanh nghiệp - Giao thông vận tải: 5 doanh nghiệp - Bán lẻ : 10 doanh nghiệp - Văn hoá thể thao: có 2 doanh nghiệp - Lĩnh vực tư vấn - KSTK: có 3 doanh nghiệp - Hỗ trợ tài chính: 1 doanh nghiệp Doanh nghiệp Nhà nước phân theo ngành kinh tế - Về vốn: Với 49 doanh nghiệp nhưng tổng số vốn kinh doanh chỉ có 167 tỷ đồng, trong đó vốn kinh doanh thuộc sở hữu Nhà nước là 79.142 triệu đồng. Như vậy bình quân 1 doanh nghiệp có vốn kinh doanh là 3.408 triệu đồng, trong đó vốn Nhà nước là 1.615 triệu đồng. Tuy nhiên, số vốn thực tế phát huy được tác dụng chiếm gần 70% (trên 30% là vốn không phải khấu hao, tồn động chờ xử lý, thất thoát do thiên tai, công nợ khó đòi....). Nhìn chung, vốn kinh doanh thuộc sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp rất thấp, số vốn này mới đạt 34% vốn pháp định, và chiếm 47% trong tổng số vốn huy động vào kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong số các doanh nghiệp hiện nay thì có 45% doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới 500 triệu đồng; 27,5% doanh nghiệp có vốn nhà nước từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng; 19,5% doanh nghiệp có vốn Nhà nước từ 1 đến 3 tỷ đồng; 3,5% doanh nghiệp có vốn từ 3 đến 5 tỷ đồng và 3,5% doanh nghiệp có vốn Nhà nước trên 5 tỷ đồng (chủ yếu là các doanh nghiệp khai thác thuỷ nông). Để duy trì mức độ sản xuất nhu vừa qua, các doanh nghiệp phải huy động vốn từ bên ngoài (kể cả vay Ngân hàng) với số lượng lớn bằng 58,7% vốn huy động vào kinh doanh của các doanh nghiệp; Chi phí trả lãi vay hàng năm rất lớn thường chiếm 6% trong giá thành, do đó làm giảm lợi nhuận hàng năm của nhiều doanh nghiệp. -Về tài sản: Nguyên giá tài sản cố định hiện nay là 102,4 tỷ đồng, giá trị còn lại của tài sản cố định là 69 tỷ đồng. Như vậy bình quân 1 doanh nghiệp có 2,08 tỷ đồng tài sản cố định. Tài sản cố định của các doanh nghiệp phần lớn đã cũ, lạc hậu về kỹ thuật, giá trị còn lại thấp, nhiều tài sản được trang bị từ thời kỳ kế hoạch hoá tập trung đến nay chưa có sự đầu tư đổi mới, nhiều tài sản cố định đang chờ thanh lý nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Hiện nay nhiều doanh nghiệp thực hiện đổi mới thiết bị, công nghệ chủ yếu bằng vay vốn ngân hàng, nhưng trog quá trình sử dụng đã không phát huy được ccông suất, giá thành sản phẩm cao dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. - Về lao động: Tổng số lao động thường xuyên trong các doanh nghiệp Nhà nước có 4.494 người, trong đó lao động chờ sắp xếp việc làm là 196 ngưòi, chiếm 4,36% tổng số lao động hiện có; 75 % doanh nghiệp có dưới 100 lao động; 21% doanh nghiệp có từ 100 đến 300 lao động; 4% doanh nghiệp có trên 300 lao động. Ngoài số lao động thường xuyên, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng lực lượng lao động hợp đồng ngắn hạn từ 600 đến 700 lao động, bằng 15% tổng số lao động thường xuyên. Chất lượng lao động trong doanh nghiệp hiện nay rất thấp, trong tổng số lao động của doanh nghiệp Nhà nước hiện nay trên địa bàn tỉnh thì 2,5% có trình độ đại học; 5,8% có trình độ trung cấp; 2,2% là công nhân kỹ thuật; 69,7% là lao động phổ thông không qua đào tạo. Bên cạnh đó có nhiều doanh nghiệp, lao động được hình thành từ những năm bao cấp, đến nay tuổi cao, sức khoẻ giảm, tính năng động bị hạn chế nhiều. Việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân lao động chưa được quan tâm thường xuyên, ở hầu hết các doanh nghiệp không tổ chức được việc thi tay nghè nâng cao bậc cho công nhân. - Tổ chức quản lý: Đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp Nhà nước hiện nay do Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý có 138 cán bộ lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp, trong đó có 49 giám đốc, 48 phó giám đốc và 41 kế toán trưởng. Về tuổi đời: 45 cán bộ dưới 40; 27 cán bộ tuổi từ 40 đến 45; 36 cán bộ tuổi từ 45 đến 50; 30 cán bộ tuổi trên 50. Về trình độ chuyên môn: đại học có 53 cán bộ; trung cấp 74 cán bộ; trình độ sơ cấp 11 cán bộ. Trong đó 3 cán bộ không có bằng cấp chuyên môn. Về trình độ văn hoá: 105 cán bộ trình độ 10/10; 33 cán bộ trình độ 7/10. Về trình độ chính trị: 4 cán bộ có trình độ cao cấp; 27 cán bộ có trình độ trung cấp; 1 cán bộ có trình độ sơ cấp và 106 cán bộ có bằng về lý luận chính trị. Biểu 1: Số liệu về thực trạng doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu Chỉ tiêu Đ/vị tính 1987 1989 1998 1- Số lượng doanh nghiệp DN 65 59 58 - Tỉnh quản lý DN 43 49 - Huyện quản lý DN 22 - - Tổng công ty 90 & 91 7 - Thuộc khối Đảng quản lý 2 2- Lao động doanh nghiệp Nhà nước người 5.000 - 4.336 3 - Quy mô DNNN phân theo vốn kinh doanh - Dưới 500 triệu % 45 - Từ 1- 3 tỷ đồng % 19,5 - Từ 3 - 5 tỷ đồng % 3,5 - Trên 5 tỷ đồng % 3,5 4- Tổng số vốn doanh nghiệp Nhà nước tỷ đồng 167 Nguồn: Báo cáo Phương án sắp xếp DNNN của tỉnh Lai Châu, năm 1998 1.2- Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu - Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước phân theo ngành: Ngành nông nghiệp: Có 7 doanh nghiệp Nhà nước, ngoài công ty Vật tư nông nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định, có lãi còn lại các doanh nghiệp khác đều gặp khó khăn, sản xuất kinh doanh không ổn định, bấp bênh như công ty cây công nghiệp, xí nghiệp cơ khí nông nghiệp, 1 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ 2 năm liền (Xí nghiệp chè Tam Đường) + Nguồn vốn kinh doanh chiếm tỷ trọng 48% + Doanh thu chiếm 23% Biểu 2: tổng hợp một số kết quả hoạt động các DNNN thuộc ngành Nông nghiệp Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1- Nguyên giá tài sản cố định 34.867 35.417 35.347 2- Nguồn vốn kinh doanh - Tổng số 28.912 30.447 31.248 - Vốn Nhà nước 25.659 27.049 27.681 3 - Nợ phải thu 8.672 11.470 12.384 4- Nợ phải trả 4.062 14.487 21.285 5 - Tổng doanh thu 35.076 45.883 51.121 6 - lãi lỗ 710 1.085 813 7- Các khoản nộp ngân sách 803 1.115 1.329 8- Số lao động (người) 1.364 972 1.149 Nguồn: Báo cáo Phương án sắp xếp DNNN, Ban tư vấn đổi mới DNNN, năm 1998 Ngành Lâm nghiệp: Có 5 doanh nghiệp Nhà nước dang gặp khó khăn về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, không còn nhiệm vụ khai thác kinh doanh lâm sản. Hiện tại các doanh nghiệp này chỉ làm dịch vụ chương trình dự án 327, là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Biểu 3: tổng hợp một số kết quả hoạt động các DNNN thuộc ngành lâm nghiệp Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1- Nguyên giá tài sản cố định 2.400 2.363 1.983 2- Nguồn vốn kinh doanh - Tổng số 3.203 2.053 2.077 - Vốn Nhà nước 2.121 963 943 3 - Nợ phải thu 1.917 2.392 1.378 4- Nợ phải trả 1.800 4.170 4.306 5 - Tổng doanh thu 7.613 9.886 5.270 6 - lãi lỗ 107 49 72 7- Các khoản nộp ngân sách 361 236 102 8- Số lao động (người) 345 331 334 Nguồn: Báo cáo Phương án sắp xếp DNNN, Ban tư vấn đổi mới DNN, năm 1998 Ngành khai thác Than: Có 1 doanh nghiệp là công ty than hiện đang gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, vốn bị ứ đọng, nợ vay ngân hàng cao. Sản phẩm tồn kho khoảng trên 10.000 tấn than, trung khi đó than trung uơng được trợ cước vận chuyển giá bán thấp hơn. Ngành công nghiệp chế biến: Có 6 doanh nghiệp, ngoài xí nghiệp in ổn định sản xuất kinh doanh, còn lại các doanh nghiệp khác đều gặp khó khăn. Có 3 doanh nghiệp : Xí nghiệp chế biến gỗ, Công ty Vật liệu xây dựng I, Nhà máy cơ khí Lai Châu quy mô nhỏ bé sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, thiếu vốn kinh doanh. Còn lại 2 doanh nghiệp là : Công ty Xuất nhập khẩu và dịch vụ Thương mại, công ty Vật liệu xây dựng II mới đầu tư dây truyền sản xuất sản phẩm nhưng chưa kinh doanh đạt hiệu quả, sản phẩm tồn kho lớn vẫn còn thua lỗ. Biểu 4: tổng hợp một số kết quả hoạt động các DNNN thuộc ngành chế biến gỗ Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1- Nguyên giá tài sản cố định 3.508 3.752 3.709 2- Nguồn vốn kinh doanh - Tổng số 336 1.408 1.402 - Vốn Nhà nước 186 1.252 1.255 3 - Nợ phải thu 545 2.908 565 4- Nợ phải trả 761 5.938 3.625 5 - Tổng doanh thu 3.361 6.562 2.765 6 - lãi lỗ 49 62 294 7- Các khoản nộp ngân sách 505 551 72 8- Số lao động (người) 55 70 70 Ngành sản xuất điện nước: 1 doanh nghiệp đó là Công ty Xây dựng và cấp thoát nước đang trong thời kỳ đầu tư xây dựng cơ bản sản xuất kinh doanh chưa ổn định. Ngành xây dựng cơ bản: Quy mô, trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh không đồng đều, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không ổn định, kém hiệu quả. Biểu 5: tổng hợp một số kết quả hoạt động các DNNN thuộc ngành xây dựng Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1- Nguyên giá tài sản cố định 7.923 7.918 9.288 2- Nguồn vốn kinh doanh - Tổng số 4.262 5.064 5.449 - Vốn Nhà nước 2.163 2.860 3.252 3 - Nợ phải thu 11.888 12.650 7.726 4- Nợ phải trả 11.858 18.174 18.833 5 - Tổng doanh thu 45.363 34.522 24.320 6 - Lãi lỗ 577 182 161 7- Các khoản nộp ngân sách 1.063 1.096 1.023 8- Số lao động (người) 715 602 504 Nguồn: Báo cáo Phương án sắp xếp DNNN, Ban tư vấn đổi mới DNN, năm 1998 Ngành Thương mại bán lẻ: Là những công ty thương nghiệp được hưởng một phần chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong việc cung ứng các mặt hàng chính sách xã hội cho đồng bào vùng cao. Được Nhà nước cấp vốn dự trữ lưu thông các mặt hàng, tình hình sản xuất kinh doanh tương đối ổn định. Biểu 6: tổng hợp một số kết quả hoạt động các DNNN thuộc ngành bán lẻ Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1- Nguyên giá tài sản cố định 10.998 11.210 12.871 2- Nguồn vốn kinh doanh - Tổng số 11.660 11.337 13.207 - Vốn Nhà nước 8.609 8.279 9.740 3 - Nợ phải thu 3.460 319 4.258 4- Nợ phải trả 5.583 14.621 16.646 5 - Tổng doanh thu 69.284 62.150 68.792 6 - lãi lỗ 991 573 590 7- Các khoản nộp ngân sách 1.253 1.231 1.551 8- Số lao động (người) 638 621 581 Ngành vận tải: Các công ty vận tải ô tô gặp khó khăn, phương tiện vận tải cũ nát, không đủ sức cạnh tranh, giá cước vận tải không đủ bù đắp chi phí. Các ngành khác: + Một doanh nghiệp : Công ty tư vấn xây dựng và Khảo sát Thiết kế Giao thông sản xuất kinh doanh ổn định có hiệu quả. + 2 doanh nghiệp thua lỗ: Công ty số số kiến thiết, Công ty Điện ảnh. + 3 doanh nghiệp có quy mô quá nhỏ: Xí nghiệp khảo sát thiết kế thuỷ lợi, xí nghiệp Khảo sát thiết kế xây dựng, công ty Văn hoá tổng hợp. Biểu 7: tổng hợp một số kết quả hoạt động các DNNN khác Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1- Nguyên giá tài sản cố định 389 496 638 2- Nguồn vốn kinh doanh - Tổng số 400 487 587 - Vốn Nhà nước 175 174 221 3 - Nợ phải thu 467 635 1.411 4- Nợ phải trả 794 1.255 1.430 5 - Tổng doanh thu 2.444 2.966 3.593 6 - Lãi lỗ 230 289 435 7- Các khoản nộp ngân sách 187 201 282 8- Số lao động (người) 66 76 80 Nguồn: Báo cáo Phương án sắp xếp DNNN, Ban tư vấn đổi mới DNN, năm 1998 - Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: + Doanh thu bình quân 3 năm (1997 -1999) đạt : 199 tỷ đồng, bình quân 1 doanh nghiệp đạt 4,06 tỷ đồng doanh thu và cứ 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra được 1,18 đồng doanh thu. - Lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách: Lãi thực hiện (trước thuế) hàng năm ở mức từ 3 tỷ đồng đến 3,6 tỷ đồng. Năm 1997, lãi thực hiện tính đến vốn kinh doanh đạt 2% và lãi thực hiện tính trên doanh thu đạt 1,7%. Bình quân 1 lao động tạo ra được 770 ngàn đồng lãi. Tổng mức lãi thực hiện (trước thuế) của các doanh nghiệp Nhà nước hàng năm giảm 1,1 so với năm trước. Số doanh nghiệp kinh doanh có lãi giảm từ 44 doanh nghiệp (năm 1995) xuống còn 37 doanh nghiệp (của năm 1997), số doanh nghiệp phát sinh lỗ tăng từ 3 doanh nghiệp (năm 1995) lên 10 doanh nghiệp (của năm 1997). + Tổng mức nộp ngân sách của các doanh nghiệp nhà nước hàng năm đạt từ 5,6 tỷ đồng đến 6 tỷ đồng, bằng 12% tổng thu ngân sách từ kinh tế địa phương. + Tổng số nợ phải thu: 45.488 triệu đồng trong đó nợ khó đòi : 1.839 triệu đồng; tổng số nợ phải trả : 98.066 triệu đồng gấp 2,15 lần số nợ phải thu. * Như vậy trên cơ sở phân tích tình hình tài chính 3 năm (1995 -1997) của các doanh nghiệp Nhà nước và tiêu chí hướng dẫn của Bộ Tài chính, kết quả phân loại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu như sau: - Nhóm 1: Những doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh ổn định, phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh rõ ràng, kinh doanh có lãi, nộp ngân sách Nhà nước, bảo toàn phát triển vốn. Nhóm này gồm 18 doanh nghiệp (xem phụ lục 1) - Nhóm 2: Những doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh không ổn định, kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ cần được Nhà nước hỗ trợ về cơ chế chính sách, sắp xếp, tổ chức lại sản xuất kinh doanh. Nhóm này gồm 16 doanh nghiệp (xem phụ lục 1) - Nhóm 3: Là doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả, mất khả năng thanh toán nợ và thua lỗ kéo dài cần phải giải thể hoặc cho phá sản theo luật phá sản. Nhóm này gồm 15 doanh nghiệp (xem phụ lục) Phân loại doanh nghiệp Nhà nước theo tiêu chỉ tiêu hiệu quả 2 - Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu. 2.1- Hiệu quả đạt đuợc: Sau khi đăng ký thành lập lại theo nghị định 388/HĐBT, doanh nghiệp Nhà nước đã được phát triển ở hấu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn toàn tỉnh. Sự hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước những năm qua đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thúc đẩy nền kinh tế có mức phát triển khá. Thông qua dịch vụ, doanh nghiệp Nhà nước đã đáp ứng ngày càng cao hơn nhu cầu về vật tư, giống cho sản xuất nông nghiệp, các loại vật tư cơ bản như: than, xi măng, sắt thép cho công nghiệp và xây dựng cơ bản, góp phần ổn định giá vật tư cho sản xuất và xây dựng; cung ứng đầy đủ, kịp thời các hàng hoá tiêu dùng thiết yếu và các mặt hàng tiêu dùng thuộc chính sách xã hội cho đồng bào các dân tộc, góp phần quan trọng vào việc thực hiện đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước. - Doanh nghiệp Nhà nước đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, củng cố cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Với tiềm lực về vốn, khoa học kỹ thuật, trình độ tổ chức và quản lý nhiều doanh nghiệp đã vươn lên để tiếp cận và thắng thầu, có đủ năng lực, điều kiện và đã làm được nhiều công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp đòi hỏi chất lượng cao. - Trên cơ sở phát triển sản xuất, doanh nghiệp Nhà nước đã thu hút được một lực lượng lao động vào làm việc trực tiếp trong doanh nghiệp, đồng thời tạo việc làm cho một bộ phận dân cư ngoài xã hội một cách gián tiếp thông qua vai trò dịch vụ - hỗ trợ của doanh nghiệp. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhiều doanh nghiệp đã đảm bảo thu nhập cho công nhân ngày càng tăng; năm 1997 thu nhập bình quân 1 lao động là 415 ngàn đồng/tháng, tăng 22,7 % so với năm trước. - Một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị mới để nâng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động mở rộng sản xuất thông qua việc phát triển các ngành nghề tổng hợp nhằm tận dụng năng lực sản xuất của doanh nghiệp, tạo thêm công việc làm và tăng thêm thu cho ngân sách Nhà nước. - Doanh nghiệp Nhà nước đã đóng góp khá cho ngân sách địa phương, mức đóng góp hàng năm của doanh nghiệp Nhà nước địa phương bằng 135 tổng thu ngân sách từ kinh tế địa phương và bằng 2% mức chi ngân sách thường xuyên của tỉnh. - Doanh nghiệp Nhà nước trong tỉnh là đại diện cho việc phát rriển lực lượng sản xuất trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước là khu vực kinh tế có tiềm lực khoa học kỹ thuật, có đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật đông đảo, có trình độ tổ chức cao hơn các thành phần kinh tế khác trong tỉnh. Những ưu thế đó chính là tiền đề các doanh nghiệp Nhà nước phát huy vai trò chủ đạo và thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo đường lối đổi mới của Đảng. * Các doanh nghiệp đã đạt được những kết quả trên đây là do các nguyên nhân sau: - Nhờ có đường lối mới của Đảng, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng được mở rộng hơn; cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp (tuy có hạn chế nhất định) nhưng nhìn chung đã bước đầu tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Nhà nước tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng. - Một số doanh nghiệp đã chủ động trong tổ chức sản xuất kinh doanh, mạnh dạn đầu tư chiều sâu để phát triển sản xuất, chủ động tìm kiếm thị trường, trách nhiệm trước Nhà nước và người lao động của một số doanh nghiệp đã được nâng cao. - Vai trò của cấp uỷ đảng cơ sở đã bước đầu được củng cố và phát huy hiệu quả trong lĩnh đạo phát triển sản xuất kinh doanh. Phương thức hoạt động và cơ chế tổ chức của một số cấp uỷ đã có sự đổi mới phù hợp với quy định số 49 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá VII). Uy tín của cấp uỷ, vai trò của các tổ chức chính trị trong một số doanh nghiệp đã được nâng cao, do đó đã động viên được công nhân, viên chức trong doanh nghiệp phấn đấu hoàn thành mục tiêu kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp. 2.2 - Những hạn chế và tồn tại trong các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu. - Đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nhiều doanh nghiệp có quy mô quá nhỏ đã gây nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh, nhất là trong việc huy động vốn, trong dầu tư chiều sâu để đổi mới thiết bị, công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường, yêu cầu sắp xếp theo quy hoạch vẫn chưa đạt kết quả cao: Cơ cấu doanh nghiệp vẫn còn bất hợp lý, tình trạng chồng chéo vẫn chưa được khắc phục, số lượng doanh nghiệp vẫn còn nhiều mang tính chất hành chính và quá manh mún. - Đa số các doanh nghiệp rất lúng túng trong việc xác định phương hướng sản xuất, không xây dựng được kế hoạch sản xuất, quá trình tổ chức sản xuất mang tính chắp vá. - Thiếu vốn kinh doanh là hiện tượng phổ biến ở hấu hết các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp hoạt động chủ yếu bằng vốn vay và vốn chiếm dụng. Vốn vay nhiều, tiền lãi phải trả lớn làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Trong khi thiếu vốn kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng vốn lãng phí, hiệu quả thấp. Ví dụ năm 1997 cứ 1 đồng vốn kinh doanh (kể cả vốn Nhà nước và vốn vay) tạo ra 1,3 đồng doanh thu và 0,019 đồng lợi nhuận. Tình hình trên đã làm trầm trọng thêm vốn kinh doanh của doanh nghiệp. - Tình hình lao động, việc làm, thu nhập và các chính sách đối với người lao động ở nhiều doanh nghiệp đang là một vấn đề bức xúc. Tình trạng thiếu việc làm thường xuyên diễn ra ở nhiều doanh nghiệp; đặc biệt có một số doanh nghiệp công nhân phải phải nghỉ tự túc 100%... tình hình đó làm đời sống người lao động ở nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, cuộc sống không ổn định, việc giải quyết các chế độ chính sach cho người lao động còn nhiều vướng mắc. Trong thời gian vừa qua các doanh nghiệp đó vẫn chưa có biện pháp giải quyết tích cực, thường là trông chờ vào sự giải quyết của Nhà nước. - Đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới; trình độ chuyên môn hạn chế, hầu hết chưa được đào tạo, trang bị kiến thức về quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, tính năng động chưa cao, khả năng tiếp thị yếu. Có só ít cán bộ lãnh đạo còn thể hiện lợi ích cục bộ và sự vun vén cá nhân. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm đã và đang là vấn đề khó khăn gay gắt ở nhiều doanh nghiệp trong nhiều lãnh vực. Các doanh nghiệp chưa đủ khả năng và điều kiện để mở rộng thị trường ra ngoài tỉnh. Thị trường trong tỉnh đã hẹp lại bị sự cạnh tranh không lành mạnh với các thành phần kinh tế khác đã đẩy một số doanh nghiệp Nhà nước vào thế không ổn định và thua thiệt trong cạnh tranh. - Kết quả và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước thấp và đang có chiều hướng chững lại và giảm sút ở một số chỉ tiêu quan trọng. Trong nhiều năm liền tổng doanh thu tiêu thụ của các doanh nghiệp Nhà nước liên tục giảm xuống. Ví dụ như năm 1996 giảm 1,4%; năm 1997 giảm 5,3% so với năm trước. Lợi nhuận thực hiện năm 1997 giảm 5,4 so với năm 1996, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh lỗ, hoà vốn hoặc lãi dưới 5,5 triệu động. Năm 1996 có 8 doanh nghiệp lỗ, 2 doanh nghiệp hoà vốn, 7 doanh nghiệp lãi dưới 5,5 triệu đồng, sang năm 1997 có 10 doanh nghiệp lỗ; 2 doanh nghiệp hoà vốn và 8 doanh nghiệp lãi 5,5 triệu đồng, trong đó có 6 doanh nghiệp lỗ liên tục 2 năm liền (năm 1996 & năm 1997). Nguyên nhân của những tồn tại đó là: - Do hoạt động trên địa bàn miền núi có nhiều khó khăn, nhất là việc mở rộng giao lưu kinh tế với bên ngoài phát triển thị trường trong và ngoài tỉnh, thu hút vốn đầu tư và việc liên kết liên doanh với các đối tác ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, thiên tai lũ lụt đã làm cho một số doanh nghiệp mất vốn, mất tài sản dẫn đến đình đốn sản xuất. - Do nội lực của doanh nghiệp Nhà nước nhìn chung còn nhiều mặt yếu kém, nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện tối thiểu để hoạt động, đặc biệt là thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ lạc hậu lại chậm được đổi mới, chất lượng lao động thấp, năng lực quản lý doanh nghiệp yếu, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trước đây để lại chưa khắc phục hết được, tâm lý trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước ở nhiều doanh nghiệp còn nặng dẫn đến thụ động trong tổ chức sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp bị tê liệt hoàn toàn. - Vai trò quản lý Nhà nước bị buông lỏng, thiếu sự chỉ đạo thường xuyên đối với doanh nghiệp Nhà nước. Việc thực hiện nghị định 388/HĐBT trước đây còn tồn tại đã để lại hậu quả trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, tuy có định hướng lớn về cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước nhưng còn chậm xây dựng quy hoạch phát triển, cụ thể đối với từng ngành và lĩnh vực để có hướng đầu tư trọng điểm; công tác kiểm tra kiểm soát đối với hoạt động của doanh nghiệp là cần thiết nhưng thực hiện còn có tình trạng dàn trải, kéo dài, kết luận không rõ ràng gây tâm lý căng thẳng, có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp. - Cơ chế chính quản lý vĩ mô của Nhà nước đã có những tác động tích cực đối với sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn còn những quy định không phù hợp với điều kiện thực tế; quyền chủ động sản xuất kinh doanh chưa được định rõ nên chậm khắc phục được tình trạng "vô chủ" ở các doanh nghiệp, chưa tạo được động lực thúc đẩy doanh nghiệpvươn lên, đặc biệt là việc cụ thể hoá những chính sách để tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tóm lại: Trong những năm qua, hệ thống doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, điều đó khẳng định được vị trí, vai trò của doanh nghiệp Nhà nước đối với kinh tế - xã hội khi thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá theo đường lối đổi mới của đảng. Cũng từ thực tiễn đó đặt ra nhiều vấn đề cần được tiếp tục xử lý trong các doanh nghiệp như: vốn, lao động, thị trường.... và cả sự chỉ đạo điều hành trong lĩnh vực quản lý Nhà nước. chương 3 Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai châu 1. Phương hướng chung: Mặc dù trong thời gian qua, một số doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn Lai Châu đã làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả, chưa vươn lên làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế song không có nghĩa là phải xoá bỏ nó trong khi các doanh nghiệp Nhà nước này đã tồn tại mấy chục năm qua và là nguồn thu ngân sách chủ yếu của tỉnh nói riêng và Nhà nước nói chung. Mặt khác, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh của tỉnh còn nhỏ bé, đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, chưa phát huy hết được các tiềm năng (vốn, lao động, công nghệ, thị trường....) để trở thành vừa là đối tượng, vừa là đối tác với doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy, phương hướng chủ đạo trong quá trình đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lai Châu là: Thứ nhất: Doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh phải được tăng cường sức mạnh để tiếp tục phát huy vai trò mở đường và hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác phát triển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, thúc đẩy công nghệ kỹ t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4602.doc
Tài liệu liên quan