Chuyên đề Một số vấn đề về tổ chức thanh toán bù trừ của Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG

TIỀN MẶT NÓI CHUNG VÀ THANH TOÁN BÙ TRỪ NÓI RIÊNG

TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

I. Những vấn đề chung về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế quốc dân: 1

1. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt đối với nền kinh tế quốc dân. 1

1.2. Vai trò thanh toán không dùng tiền mặt đối với nền kinh tế. 2

1.3. Vai trò của Ngân hàng trong việc tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt phục vụ hoạt động nền kinh tế. 4

2. Những quy định chung về thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng. 5

2.1. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt : 5

2.2. Những quy định cơ bản về không dùng tiền mặt. 7

3. Thanh toán bù trừ - một bộ phận thanh toán không dùng tiền mặt. 9

3.1. Sự cần thiết và ý nghĩa của thanh toán bù trừ. 9

3.2. Các nguyên tắc của thanh toán bù trừ: 11

3.3. Quy trình thanh toán bù trừ 13

CHƯƠNG II:

TÌNH HÌNH TỔ CHỨC THANH TOÁN BÙ TRỪ CỦA

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC BA ĐÌNH

1. Khái quát đặc điểm tình hình hoạt động của Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình. 20

2. Tình hình thanh toán và thanh toán bù trừ của Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình 24

2.1. Tình hình thanh toán của Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình: 24

2.2. Thực trạng thanh toán bù trừ của Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình. 28

2.3. Mấy vấn đề về sử dụng vốn trong thanh toán bù trừ 37

CHƯƠNG III

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH

1. Vấn đề thực hiện chiến lược quan hệ với khách hàng. 40

2. Một vài kiến nghị về hệ thống thanh toán bù trừ ở nước ta. 41

3. Kiến nghị về hoàn thiện và hiện đại hoá hệ thống liên mạng truyền nhận thông tin trên địa bàn Hà Nội. 42

4. Kiến nghị về việc quản lý, xử lý và điều hoà vốn thanh toán. 42

KẾT LUẬN 44

 

doc43 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số vấn đề về tổ chức thanh toán bù trừ của Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngân hàng. Khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán giữa các ngân hàng, các ngân hàng liên quan không những phải tiếp tục hoàn thành quá trình thanh toán cho khách hàng mà còn phải thanh toán vốn cho nhau một cách sòng phẳng. Với các lý do đó nó quyết định sự tồn tại của thanh toán qua lại giữa các ngân hàng. Trong quá trình mua bán hàng hoá của doanh nghiệp, các cá nhân, Ngân hàng đảm nhiệm khâu thanh toán thì mỗi ngân hàng đều là một trung gian, thu hộ, chi hộ cho khách hàng rồi thực hiện thanh toán với nhau. Nhưng mỗi ngân hàng là người đồng thời vừa thu hộ vừa chi hộ nên doanh số thanh toán được bù trừ cho nhau. Số chênh lệch cuối cùng của mỗi chu kỳ giao dịch đối với mỗi ngân hàng là một khoản nợ hoặc khoản được thu thực sự phải thanh toán sau khi bù trừ, đó chính là cơ sở để phát sinh hệ thống thanh toán bù trừ. Trong điều kiện nền sản xuất hàng hoá càng phát triển khối lượng thanh toán giao dịch của các doanh nghiệp ngày càng lớn kéo theo khối lượng vốn mà các ngân hàng phải thanh toán cho nhau ngày càng lớn. Do vậy cần thiết phải áp dụng hình thức thanh toán bù trừ nhằm đảm bảo hiệu quả cao trong công tác thanh toán. Trong phương thức này có ngân hàng thành viên có quan hệ phải thu hay phải trả lẫn nhau không thực hiện thanh toán trực tiếp từng món cho nhau mà chỉ thanh toán số chênh lệch cuối cùng mà ngân hàng mình phải trả hay được thu do Ngân hàng chủ trì đưa ra trên cơ sở tổng hợp trên số bù trừ cho từng ngân hàng với các ngân hàng khác có liên quan. Như vậy cách thanh toán này giảm được rất nhiều lần trích chuyển các tài khoản và luân chuyển chứng từ. Hiệu quả của thanh toán bù trừ thể hiện bằng tỷ lệ bù trừ giữa số tiền bù trừ được với tổng số doanh số phải thanh toán giữa các đơn vị tham gia thanh toán bù trừ. Tỷ số này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. Thanh toán giữa các ngân hàng đặc biệt là thanh toán bù trừ có ý nghĩa rất lớn, nó thể hiện chức năng tập trung thanh toán của ngân hàng đối với nền kinh tế. Thanh toán ngân hàng là nhằm tiếp tục hoàn thiện quá trình thanh toán của các khách hàng, do đó thực hiện tốt nghiệp vụ này không chỉ làm cho các mối quan hệ, trao đổi mua bán hàng hoá của các khách hàng được tiến hành một cách thuận lợi mà còn thể hiện chức năng tập trung thanh toán của ngân hàng về bảo quản tiền tệ, tiến hành thanh toán theo sự uỷ thác của khách hàng, nhận tiền gửi vào tài khoản, theo dõi sổ sách... ở đây ngân hàng vừa đóng vai trò là thủ quỹ của khách hàng đồng thời là trung gian thanh toán của nền kinh tế. Thực hiện tốt công tác thanh toán giữa các ngân hàng nói chung và thanh toán bù trừ nói riêng là thực hiện tốt yêu cầu của công tác thanh toán không dùng tiền mặt nhanh chóng, kịp thời, chính xác, an toàn tài sản tăng vòng quay của vốn thanh toán giữa các ngân hàng nói chung và thanh toán bù trừ nói riêng là thực hiện yêu cầu công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán bù trừ có ý nghĩa là góp phần tiết kiệm được phương tiện tiền tệ trong thanh toán của ngân hàng thành viên. Tỷ lệ giữa tổng số tiền đã tiết kiệm được sau khi thanh toán bù trừ với tổng số tiền đáng lẽ phải thanh toán qua lại càng cao thì vốn trong thanh toán được tiết kiệm càng lớn, tốc độ thanh toán tăng số nợ lẫn nhau được giảm bớt, thủ tục thanh toán luân chuyển chứng từ đơn giản từ đó tiết kiệm được các chi phí trong việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán. 3.2. Các nguyên tắc của thanh toán bù trừ: Các ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ phải bảo đảm các tín nhiệm của ngân hàng mình với ngân hàng khác trong thanh toán bù trừ, thanh toán kịp thời sòng phẳng số chênh lệch thanh toán với ngân hàng chủ trì. Theo nguyên tắc tổ chức kỹ thuật nghiệp vụ của thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng (ban hành theo QĐ181 NH-QĐ ngày 10/10/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) tất cả các Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ phải có các điều kiện và thực hiện đúng quy định sau: - Phải có tiền gửi tại Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ. - Phải tuân thủ và thực hiện đúng, đầy đủ các quy tắc, tổ chức trong kỹ thuật về nghiệp vụ thanh toán bù trừ như: - Phải có văn bản đề nghị thanh toán bù trừ và cam kết chấp hành đúng quy định trong thanh toán bù trừ. + Phải có văn bản giới thiệu các cán bộ chịu trách nhiệm trực tiếp giao nhận chứng từ và làm thủ tục thanh toán trong thanh toán bù trừ. Những người trực tiếp đến giao nhận, làm thủ tục thanh toán phải giới thiệu chữ ký của mình với ngân hàng chủ trì với ngân hàng thành viên khác. + Phải thực hiện đúng giờ giấc đến giao nhận chứng từ với nhân hàng thành viên khác theo quy định chung của ngân hàng chủ trì. + Phải lập đúng, đầy đủ và kịp thời các giấy tờ và trong khi giao dịch thanh toán bù trừ. Số liệu phải đảm bảo chính xác, rõ ràng đồng thời chịu trách nhiệm về pháp lý đối với tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và chính xác của số liệu. + Phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và hạch toán trong thanh toán bù trừ kể cả việc điều chỉnh các sai lầm trong hạch toán thanh toán bù trừ để đảm bảo số liệu nhất trí giữa các ngân hàng thành viên có liên quan và ngân hàng chủ trì. + Ngân hàng chủ trì chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả thanh toán của các ngân hàng thành viên và thanh toán số chênh lệch trong thanh toán bù trừ. - Nguyên tắc thanh toán số chênh lệch trong thanh toán bù trừ: + Ngân hàng chủ trì được chủ động trích tài khoản tiền gửi của các ngân hàng thành viên (nếu có) để thanh toán cho các ngân hàng thành viên khác. + Trường hợp thiếu khả năng chi trả trong thanh toán bù trừ (tài khoản thanh toán tại ngân hàng chủ trì không đủ số dư thanh toán thì ngân hàng thành viên phải nộp tiền mặt, ngân phiếu vào ngân hàng chủ trì hoặc xin vay ngân hàng chủ trì theo chế độ vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ hoặc vay ngân hàng thành viên khác (nếu được thoả thuận). + Trường hợp không được ngân hàng chủ trì cho vay thì ngân hàng chủ trì sẽ chuyển số thiếu khả năng thanh toán (số phải trả không thanh toán được) sang nợ quá hạn và phạt theo lãi suất quá hạn của loại cho vay này và đình chỉ ngay việc tham gia thanh toán bù trừ của ngân hàng đó nếu nợ quá hạn phát sinh liên tiếp ba lần, đồng thời báo cho các ngân hàng thành viên khác biết. 3.3. Quy trình thanh toán bù trừ a. Công việc tại các ngân hàng thành viên phát sinh nghiệp vụ: Sau khi nhận được các chứng từ thanh toán bù trừ phát sinh, nhân viên kiểm soát giao chứng từ cho nhân viên thanh toán bù trừ kiểm tra lại tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ và chính xác của số liệu trên chứng từ sau đó thực hiện các công việc sau: - Xắp xếp chứng từ. + Theo từng ngân hàng thành viên đối phương. + Trong từng ngân hàng thành viên, chứng từ được phân thành vế nợ riêng vế có riêng. + Trong mỗi vế chứng từ có thể xắp xếp theo từng loại (séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu). Đối với những chứng từ liên hàng đến mà đi thanh toán bù trừ Cán bộ thanh toán bù trừ phải ghi lên chứng từ tài khoản trên số liệu của ngân hàng thành viên đối phương. Sau khi xếp song chứng từ thanh toán bù trừ tiến hành nhập số liệu chứng từ vào máy tính. + Kiểm tra tính chính xác của số liệu: Thực hiện bước kiểm tra bằng chương trình và chấm bảng kê do máy in, in ra để phát hiện sai sót. Nếu phát hiện sai sót thì căn cứ vào chứng từ để sửa lại cho chính xác. + Ghép qua liên hàng: Với các ngân hàng thành viên thanh toán bù trừ có liên quan đến phần liên hàng thì các số liệu liên hàng liên quan đến thanh toán bù trừ được ghép vào số liệu thanh toán bù trừ đi. + In bảng kê thanh toán bù trừ mẫu số 12 và14: Bảng kê mẫu số 12 được lập cho từng ngân hàng thành viên đối phương và theo từng vế nợ riêng, có riêng. Mỗi bảng kê mẫu số 12 được in làm hai liên. Bảng kê mẫu số 14 được lập trên cơ sở tổng hợp các bảng kê mẫu số 12 ở cả hai vế nợ, có và lập cho tất cả các ngân hàng thành viên đối phương có liên quan. Mỗi bảng kê mẫu số 14 được in làm hai liên. Bảng kê này thể hiện số phải thu hay phải trả của ngân hàng phát sinh nghiệp vụ với tất cả các ngân hàng thành viên đối phương có liên quan. + Gửi file thanh toán bù trừ đi đến trung tâm thanh toán bù trừ: có thể copy file số liệu thanh toán bù trừ đi vào đĩa mềm để thanh toán viên mang đến trung tâm thanh toán bù trừ hoặc chuyển qua mạng Modem đến trung tâm thanh toán bù trừ. Trước khi gửi file số liệu thanh toán bù trừ về trung tâm thanh toán bù trừ phải kiểm tra lại file này gồm: Kiểm tra trên file, ngày tháng, nội dung và hình thức của file để tránh trường hợp nhầm lẫn hoặc file gửi đến trung tâm thanh toán bù trừ không sử dụng được gây chậm trễ trong quá trình thanh toán bù trừ tại trung tâm hoặc bị loại không được phép tham gia phiên bù trừ đó. + Căn cứ vào các bảng kê mẫu số 12 tiến hành hạch toán vào tài khoản thanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên. + Kẹp từng bảng kê mẫu số 12 cùng chứng từ tương ứng vào sổ chứng nhận giao nhận chứng từ với từng ngân hàng đối phương, đến giờ mang đến trung tâm thanh toán bù trừ cùng với bảng kê mẫu số 14 để tham gia phiên bù trừ. b. Công việc tại trung tâm thanh toán bù trừ b1. Công việc của các ngân hàng thành viên tại trung tâm thanh toán bù trừ. Hàng ngày dù có phát sinh hay không phát sinh nhu cầu thanh toán bù trừ thì đến phiên thanh toán bù trừ các ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ phải đến trung tâm thanh toán bù trừ để tham gia thanh toán bù trừ. Nếu có phát sinh nhu cầu thanh toán bù trừ thì ngân hàng thành viên phải đem các chứng từ gốc kèm theo bảng kê mẫu số 12 giao cho các ngân hàng thành viên đối ứng. Riêng bảng kê mẫu số 14 và đĩa mềm đã copy file số liệu thanh toán bù trừ đi giao cho ngân hàng chủ trì (nếu không truyền file bù trừ qua mạng Modem về trung tâm thanh toán bù trừ). Khi giao nhận chứng từ cán bộ thanh toán bù trừ phải thực hiện kiểm tra ký giao nhận các chứng từ và bảng kê mẫu số 12 cho các ngân hàng thành viên đối phương khác, chấp nhận hay không chấp nhận khi có các chứng từ số liệu thanh toán bù trừ sai lầm. + Không chấp nhận thì phải sửa sai lại số liệu bảng kê mẫu số 12 và ký xác nhận, đồng thời yêu cầu ngân hàng chủ trì sửa lại file số liệu trên máy tính theo số liệu mới đã sửa và in lại bảng kê mẫu số 12 và 14 đúng. Trường hợp trong phiên bù trừ ngân hàng thành viên mất khả năng thanh toán Cán bộ đi bù trừ phải làm đơn xin vay có xác nhận của kế toán trưởng, chủ trì khoản đề nghị ngân hàng chủ trì cho vay để đảm bảo thanh toán bù trừ. Sau phiên bù trừ các ngân hàng thành viên nhận được kết quả thanh toán bù trừ của phiên bù trừ gồm: + Các chứng từ và bảng kê mẫu số 12 do các ngân hàng thành viên khác giao. + Bảng kết quả thanh toán bù trừ và file sẽ có số liệu thanh toán bù trừ được copy vào đĩa mềm hoặc truyền qua Modem. Trường hợp ngân hàng thành viên không phát sinh nhu cầu thanh toán bù trừ cũng phải đến tham gia phiên bù trừ tại trung tâm thanh toán bù trừ để nhận kết quả thanh toán bù trừ của ngân hàng chủ trì giao và bảng kê mẫu số 12 cùng chứng từ do ngân hàng thành viên khác giao. b2. Công việc của ngân hàng chủ trì tại trung tâm thanh toán bù trừ. + Copy file với ngân hàng thành viên: Ngân hàng chủ trì copy file dữ liệu thanh toán bù trừ đi của các ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ vào máy chủ của mạng bằng đĩa mềm hoặc qua đường truyền Modem. + Sửa tạo file của các thành viên: Trong quá trình giao nhận chứng từ và bảng kê mẫu số 12 của các ngân hàng thành viên trong phiên bù trừ nếu phát hiện sai lầm các bộ phận thanh toán ngân hàng thành viên phải sửa trực tiếp lên bảng kê mẫu số 12 và 14, ký tên xác nhận sửa đồng thời yêu cầu ngân hàng chủ trì sửa lên file số liệu và in bảng kê mới (quá trình này phải được sự đồng ý và ký nhận của các bên tham gia có liên quan, có bảo lưu số liệu trước và sau khi sửa bằng giấy). + Ghép tất cả các file đi cho các ngân hàng thành viên: Tất cả các file số liệu thanh toán bù trừ đi do các ngân hàng thành viên gửi đến được ghép lại thành một file thanh toán bù trừ đi chung để tổng hợp, tính toán kết quả thanh toán bù trừ và in bảng kê ở bước sau. + In bảng kê đi, đến tổng hợp mẫu số 12 để kiểm tra đối chiếu lại số liệu: Ngân hàng chủ trì in ra bảng kê mẫu số 12 tổng hợp để đối chiếu với bảng kê mẫu số 12 và số liệu thanh toán bù trừ của từng ngân hàng thành viên. + In bảng tổng hợp kết quả thanh toán bù trừ mẫu số 14: Công việc này nhằm để đối chiếu tổng hợp số phải thu, phải trả trên bảng thanh toán bù trừ mẫu số 14 của các ngân hàng thành viên nộp vào. Ngân hàng chủ trì in bảng kê tổng hợp kết quả thanh toán bù trừ mẫu số 14 từ file số liệu thanh toán bù trừ đi chung đã tập hơp được ở các bước trước để kiểm tra. + Tạo file thanh toán bù trừ đến cho các ngân hàng thành viên: Từ file số liệu đi chung tạo ra các file chính là các số liệu, các chứng từ đến cho các ngân hàng thành viên (tương ứng với các chứng từ ngân hàng thành viên nhận được trong phiếu bù trừ). Các file chính này kết hợp với file thanh toán bù trừ đi của các ngân hàng thành viên để tạo ra các file gồm cả số liệu đi và đến cho từng ngân hàng thành viên. Bước này còn tạo ra file tổng hợp bù trừ để in các bảng kết quả thanh toán bù trừ mẫu số 15 và bảng tổng hợp cân đối mẫu số 16. + In bảng kết quả thanh toán bù trừ mẫu số 15 và 16: Bảng mẫu số 15 được in cho từng ngân hàng thành viên để thể hiện kết quả thanh toán cuối cùng là ngân hàng thành viên được thu hay phải trả. Bảng mẫu số 16 được lập trên cơ sở các bảng mẫu số 15 để kiểm tra tính cân đối, chính xác trong việc lập các bảng mẫu số15 thông qua bảng kết quả thanh toán bù trừ mẫu số 15, ngân hàng chủ trì hạch toán số chênh lệch phải thu, phải trả vào tài khoản tiền gửi của các ngân hàng thành viên tại ngân hàng chủ trì. Trường hợp đối với ngân hàng thành viên mất khả năng thanh toán, ngân hàng chủ trì xem xét từng trường hợp cụ thể cho vay thanh toán theo khả năng có thể. b3. Công việc tại ngân hàng thành viên kết thúc nghiệp vụ. + In bảng kê đi và đến: Từ file số liệu thanh toán bù trừ đến nhận được chứng từ ngân hàng chủ trì, ngân hàng thành viên in bảng kê thanh toán bù trừ mẫu số 12 gồm các chứng từ đi và các chứng từ đến do thành viên thanh toán giao dịch khác giao cho. + Chuyển đổi file thanh toán bù trừ: Bước này thực hiện sửa đổi cấu trúc của dữ liệu chung thành cấu trúc riêng biệt thích hợp với cấu trúc dữ kiện kế toán giao dịch phát sinh của ngân hàng thành viên để không phải nhập lại số liệu các chứng từ thanh toán bù trừ nhận về để hạch toán. + Đối chiếu kiểm tra lại các bảng kê mẫu số 12 và chứng từ nhận về với bảng kê in ra từ file số liệu thanh toán bù trừ đến, đồng thời kiểm tra lại bảng kê mẫu số 15 để tiến hành hạch toán vào các tài khoản thích hợp. + Có thể tóm tắt quy trình thanh toán bù trừ theo sơ đồ sau: Chứng từ thanh toán bù trừ đi Chứng từ thanh toán bù trừ đến - Các bảng kê thanh toán bù trừ (Bảng kê mẫu số 12 + chứng từ gốc và bảng kê mẫu số 14). - Dữ liệu thanh toán bù trừ đi (Đĩa mềm hoặc Modem). - Các bảng kê thanh toán bù trừ (Bảng kê mẫu số 12 + chứng từ gốc và bảng kê mẫu số 15). - Dữ liệu thanh toán bù trừ đến (Đĩa mềm hoặc Modem). Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng và thanh toán Ngân hàng. Giống như những loại hình doanh nghiệp khác, Ngân hàng cũng có các chức năng : Chức năng quản trị, kinh doanh kỹ thuật, kế toán, tín dụng và tài chính. Trong các chức năng này thì chức năng kế toán được coi là hệ thần kinh của Ngân hàng, các nghiệp vụ phát sinh đều được kế toán ghi nhận, phân loại tổng hợp và báo cáo. Đối với Ngân hàng phải phù hợp với tiến trình đổi mới của nền kinh tế, song Ngân hàng luôn phải là yếu tố đột phá, đi trước để phục vụ và thúc đẩy hoạt động kinh tế. Ngược lại, đổi mới kinh tế tạo điều kiện thúc đẩy đổi mới hoạt động Ngân hàng. Đi kèm với sự phát triển kinh tế là sự phát triển của các giao dịch mang tính chất thương mại mà kết quả là dẫn tới sự gia tăng trong lĩnh vực thanh toán. Sự phát triển kinh tế không bao giờ ngừng cho nên nhu cầu về thanh toán cũng vì thế mà tăng mãi. Theo đà đó công tác thanh toán không dùng tiền mặt, mà thanh toán bù trừ là một bộ phận của thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng không thể rút khỏi việc đổi mới. Ngược lại, phải đổi mới liên tục để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phức tạp hiện nay. Bởi vậy, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các hình thức thanh toán nhằm làm cho cơ chế thanh toán trở lên sống động hơn vẫn là công việc mà Ngân hàng đang và sẽ làm. Chương II: Tình hình Tổ chức thanh toán bù trừ của Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình. 1. Khái quát đặc điểm tình hình hoạt động của Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình. Ngân hàng công thương Ba Đình được thành lập theo Quyết định số 93 ngày 24/3/1993 của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam là chi nhánh phụ thuộc của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Năm 1997 sau quyết định mới của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Ba Đình là một chi nhánh phụ thuộc của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Do tổ chức hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên Ngân hàng Công thương Ba Đình luông được đánh giá là một trong những chi nhánh hàng đầu của hệ thống NHCT Việt Nam. Đặc biệt trong lễ tổng kết phong trào thi đua năm 1998, Tổng giám đốc NHCT Việt Nam đã quyết định trao danh hiệu chi nhánh đạt thành tích thi đua loại xuất sắc cho chi nhánh NHCT Ba Đình. Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình là một đơn vị kinh tế, hoạt động kinh doanh trên địa bàn quận Ba Đình là một trung tâm hành chính, chính trị quốc gia, chủ yếu là các cơ quan của Đảng của Nhà nước và ngoại giao trên địa bàn quận hầu như không có đơn vị sản xuất kinh doanh lớn. Các đơn vị kinh tế vừa và nhỏ phát triển chậm, kinh tế ngoài quốc doanh và một số ngành nghề truyền thống chưa đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác do ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt, khủng hoảng tiền tệ trong khu vực đã làm cho tốc độ phát triển của một số ngành kinh tế có phần chững lại, thiểu phát làm cho nhiều đơn vị bị ứ đọng sản phẩm, hàng hoá. Một số doanh nghiệp bị giảm lãi, tăng lỗ, nợ đọng kéo dài, khả năng thanh toán kém. Bên cạnh đó, năm 1999 cũng là năm mà các NHTM phải cạnh tranh nhau gay gắt, cũng kinh doanh trên cùng một địa bàn trong điều kiện Nhà nước liên tục hạ lãi suất tiền gửi, tiền vay, chênh lệch giữa đầu vào, đầu ra ngày càng thu hẹp. Những đặc điểm, tình hình nói trên gây ra rất nhiều khó khăn và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Nhưng ngược lại địa bàn này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động tiết kiệm tại chi nhánh lại gây ra những khó khăn cho công tác cho vay của ngân hàng do những điều kiện tình hình đã nêu trên. Song, với sự nỗ lực, sáng tạo trong kinh doanh của 332 cán bộ công nhân viên với trình độ chuyên môn liên tục được đào tạo nâng cao với nguồn vốn hơn 1500 tỷ đồng. NHCT Ba Đình đã tạo được chỗ đứng vững chắc cho mình trong toàn hệ thống, với chỉ tiêu lợi nhuận được giao năm 1999 là 24 tỷ đồng, trong khi có rất nhiều khó khăn như giảm lãi suất, cạnh tranh ngày càng gay gắt, nên mục trên hoàn thành kế hoạch lợi nhuận là khó khăn lớn với chi nhánh. Nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, chi nhánh đã có nhiều giải pháp tích cực nên kết quả chỉ tiêu lợi nhuận trong năm 1999 đạt 28,036 tỷ vượt 4,036 tỷ (16,8%) so với kế hoạch và vượt lên đứng thứ hai trong toàn hệ thống. Phát huy những thành tích đã đạt được và để khẳng định vai trò của mình bằng nhữngviệc làm cụ thể của NHCT Ba Đình như bố trí, sắp xếp cán bộ học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra giám sát thường xuyên, phát hiện những sai sót kịp thời để chỉnh sửa, thưởng phạt nghiêm minh toàn NHCT khu vực Ba Đình đến ngày 31/12/1999 đã thu được những kết quả sau: * Về công tác nguồn vốn: Tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/1999 là 1.615 tỷ 916 triệu đồng tăng so với cùng kỳ năm trước là 344 tỷ 699 triệu đồng trong đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi thanh toán là 270 tỷ 743 triệu đồng tiền gửi tiết kiệm là 1345 tỷ 218 triệu đồng. Tình huy động vốn của NHCT khu vực Ba Đình trong 6 tháng đầu năm 1999 và 2000 Đơn vị : Triệu VND. Triệu USD Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 1999 6 tháng đầu năm 2000 Tăng Số tiền Tỷ lệ % Tổng nguồn vốn 1.271.217 1.615.916 344.699 27,11% Vốn huy động = VND 1.088.067 1.345.218 257.151 23,63% Vốn huy động = ngoại tệ 13,1USD @ 183.769 19,3 USD @ 183.769 6,2 USD @ 87.548 32,12% Số liệu lấy từ bảng tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 1999 và năm 2000 * Về công tác cho vay và sử dụng vốn: Do tình hình kinh tế trong nước có nhiều khó khăn, môi trường đầu tư không thuận lợi, vật tư hàng hoá trong một số ngành kinh tế ứ đọng lớn, chậm tiêu thụ, nhiều doanh nghiệp đã không dám đầu tư vào sản xuất kinh doanh, các trương trình kích cầu của chính phủ triển khai chậm, nền kinh tế thiếu các dự án đầu tư có hiệu quả, cả nước xây dựng cơ bản chỉ đạt 87% so với kế hoạch năm, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp cũng chậm lại, trong đó công nghiệp khu vực kinh tế quốc doanh chỉ tăng 4,9% so với 7,9% của năm 1998, đồng thời cũng giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu thành phần kinh tế trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Vì số lượng dự án có đủ điều kiện cho vay không nhiều, lại thêm sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng nên nhìn chung vốn đầu tư cũng bị hẹn chế đối Ngân hàng công thương Ba Đình. Nhưng với sự quyết tâm cao, chi nhánh đã vận dụng kịp thời, linh hoạt các chủ trương, chính sách đúng đắn của Nhà nước, của ngành, bám sát từng đơn vị kinh tế và có những giải pháp tích cực, nên kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn đạt kết quả tốt về công tác cho vay và sử dụng vốn. Bảng 1. Bảng tổng kết tình hình tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn của NHCT khu vực Ba Đình trong 6 tháng đầu năm 1999 và 2000 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 1999 6 tháng đầu năm 2000 Tăng Số tiền Tỷ lệ % Tín dụng ngắn hạn 1.356 1.559 203,4 15 Doanh số thu nợ 1213 1.331 145,56 12 Dư nợ ngắn hạn 405 575,1 170,10 42 Tín dụng trung và dài hạn 85 87.04 2,04 2,4 Doanh số thu nợ 45 51.3 6,30 14 Tài liệu lấy từ bảng tổng kết tình hình hoạt động kd trong 6 tháng đầu năm 1999 và năm 2000. Bảng 2. tình hình dư nợ và đầu tư kinh doanh bình quân của NHCT khu vực Ba Đình Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 1999 6 tháng đầu năm 2000 Số tiền Tỷ lệ Tăng (+) Giảm (-) Tăng (+) Giảm (-) Tổng dư nợ và đầu tư kinh doanh 578.676 617.059 29.383 5% Cho vay ngắn hạn bình quân 461.156 488.816 27.66 6% Cho vay dài hạn bình quân 102.208 101.186 1.022 1% Nợ quá hạn 9.616 9.475 1,141 1,46% Tài liệu lấy từ bảng tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 1999 và năm 2000. * Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng công thương Ba Đình : Với chỉ tiêu lợi nhuận được giao năm 1999 là 24 tỷ đồng, trong khi lãi suất cho vay giảm liên tục trong năm, mức chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào và đầu ra giảm so với năm trước, cạnh tranh kinh doanh ngày càng gay gắt, nên mục tiêu hoàn thành kế hoạch lợi nhuận là một khó khăn lớn đối với chi nhánh. Nhưng với sự nỗ lực của toàn thể CBCNV, chi nhánh đã có nhiều giải pháp tích cực nên kết quả chỉ tiêu lợi nhuận trong năm 1999, đạt 28,036 tỷ, vượt 4,036 tỷ (16,8%) so với kế hoạch và đứng thứ 2 trong hệ thống . 2. Tình hình thanh toán và thanh toán bù trừ của Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình 2.1. Tình hình thanh toán của Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình: Năm 1999 nền kinh tế nước ta tiếp tục đối mặt với những khó khăn thử thách, một số ngành kinh tế chủ yếu như xi măng, than, đường, giấy tồn kho ở mức cao, sức tiêu thụ giảm, những ảnh hưởng tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ còn nặng nề, tốc độ tăng trưởng một số ngành có xu hướng chậm lại so với những năm trước đây; thị trường trầm lắng, sức mua xã hội tăng chậm, xuất hiện xu hướng cung vượt cầu đối với nhiều loại hàng hoá, tình trạng thiểu phát kéo dài liên tục ứ tháng 3 đến tháng 10 và tính cả năm tốc độ tăng giá tiêu dùng chỉ ở mức 0,1%. Đây là tốc độ tăng giá thấp trừ trước tới nay. Bên cạnh đó, thiên tại như hạn hán, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung đã gây ra nhiều thiệt hại nặng nề trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt là những tháng cuối năm do tâm lý tác động sự cố Y2K đã làm cho tiền tiết kiệm giảm mạnh. Tình hình trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình nói riêng. Song trong những năm qua được sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Việt Nam, của Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội, của quận và nhiều cấp ban ngành cộng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình đã đạt được kết quả tốt. Nằm trên địa bàn quận Ba Đình, phần lớn tập trung các đơn vị hành chính sự nghiệp, dân cư đông đúc, tình hình sản xuất kinh doanh không được sầm uất như các quận khác trong thành phố. Địa bàn này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động tiết kiệm nhưng lại gây khó khăn cho công tác cho vay của Ngân hàng công thương Ba Đình. Song với sự nỗ lực của hơn 300 cán bộ công nhân viên với trình độ chuyên môn được đào tạo lại nâng cao trình độ cũng như đổi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28244.doc
Tài liệu liên quan