Chuyên đề Một số vấn đề về xuất khẩu gạo của Việt Nam

Cho đến nay Việt Nam hầu như chỉ xuất khẩu gạo theo điều kiện FOB là chính, thêm vào đó xuất khẩu gạo của Việt Nam còn mang tính chất từng chuyến, từng đợt nên khó tìm được bạn hàng và thị trường ổn định. Phần lớn gạo xuất khẩu của Việt Nam phải xuất sang Singapore để tái xuất khẩu vì không tìm được thị trường trực tiếp. Đây cũng là nguyên nhân làm cho giá gạo Việt Nam thua thiệt rất nhiều. Mặt khác nước ta nằm trong khu vực Châu Á, nơi có nhiều nước cũng xuất khẩu gạo nên thường bị cạnh tranh, chèn ép giá trên thị trường xuất khẩu. Việc thiếu hụt thông tin thị trường và kinh nghiệm kinh doanh đã làm cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn các nước láng giềng.

docx50 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3317 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số vấn đề về xuất khẩu gạo của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gạo vượt ngưỡng 1 tỉ USD. Sang năm 1999, thị trường xuất khẩu gạo của ta tiếp tục được mở rộng so với năm 1998, trong đó có thể kể đến các thị trường trước đây và trong năm 1998 không nhập khẩu hoặc nhập khẩu ít như: BaLan, các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Inđônêsia vẫn là thị trường xuất khẩu chủ yếu cho gạo Việt Nam, với lượng gạo xuất khẩu vào thị trường này đạt gần 1,15 triệu tấn trong năm 1999, chiếm 42,5% lượng gạo nhập khẩu của nước này và một trong những nước nhập khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Cũng trong năm này nước ta xuất khẩu gạo vào Iran và Irắc khoảng 2,6%, vào thị trường Châu Phi chiếm 23,67% tổng lượng gạo nhập khẩu. Trong năm 2000, cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn ổn định, các thị trường lớn vẫn nhập khẩu gạo đó là: Philippin, Inđônêsia, Malaysia và Hồng Kông. Trong đó thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất là Irắc, riêng tháng 11 năm 2000 ta xuất sang Irắc 57,5 nghìn tấn gạo. Cũng trong tháng này, thị trường mới xuất khẩu gạo là Thổ Nhĩ Kỳ (22 tấn). Năm 2001, công việc tìm hiểu và mở rộng thị trường được thực hiện khá thành công, nhiều đoàn công tác cấp Chính Phủ, cấp Bộ đã được cử đi các thị trường Đông Nam Á, Châu Phi, Trung Đông, Châu Mỹ… Kết quả là nhiều thoả thuận Chính phủ về xuất khẩu gạo đã được ký, các hiệp định thương mại được ký với một số nước nhập khẩu gạo lớn ở Châu Phi. Đây cũng chính là cơ sở pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp xuất khẩu của ta thâm nhập vào các thị trường tiềm năng này, qua đó đẩy mạnh việc xuất khẩu trực tiếp tới các nhà nhập khẩu của họ. Việc xuất khẩu gạo vào các thị trường truyền thống như Nga và một số nước Đông Âu được phục hồi và có mức tăng khá. Trong năm 2001 Việt Nam trúng thầu 2 đợt gạo xuất sang Philippin với tổng sản lượng 400 nghìn tấn, thời hạn giao hàng từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2001. Ngoài ra, Việt Nam tiếp tục thanh toán các hợp đồng xuất khẩu gạo sang Châu Phi, Inđônêsia, Cuba. Các hợp đồng này đã nâng mức xuất khẩu gạo của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2001 lên 1,8 triệu tấn, trị giá 280,2 triệu USD, tăng gần 64,4% về lượng và 24,4% về giá trị so với cùng kỳ. Với phương châm lượng giảm- chất tăng, năm 2002 nước ta đã xuất khẩu 3,24 triệu tấn gạo thu về 725,500 triệu USD. Trong đó, thị trường Châu Á là 1580 triệu USD; Trung Đông: 900 USD; Châu Phi: 287 triệu USD; Châu Mỹ: 254 triệu USD; Châu Âu: 180 triệu USD. Thị trường xuất khẩu gạo năm nay của Việt Nam được mở rộng hơn, giá cả cũng được cải thiện hơn. Đến nay tuy gạo Việt Nam đã có mặt trên 80 nước thuộc tất cả các Đại lục, nhưng số lượng gạo do các tổ chức Việt Nam trực tiếp ký kết với các thị trường còn chiếm tỷ lệ thấp, số bán qua trung gian nước ngoài vẫn chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt là thị trường Châu Phi – nơi tiêu thụ khối lượng lớn gạo Việt Nam thì hầu hết do các trung gian nước ngoài đứng ra thực hiện, vì vậy gạo của Việt Nam luôn bị ép bán với gía thấp hơn giá thực tế, điều đó đã làm ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam. Cho đến nay Việt Nam chưa xây dựng được cho mình một hệ thống bạn hàng trực tiếp tin cậy, có mối quan hệ chặt chẽ, chưa có chính sách thích hợp về bạn hàng và thị trường quốc tế. Hiện nay thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn là vấn đề bức xúc đòi hỏi sự nỗ lực từ phía Nhà nước và các Doanh nghiệp. Thị trường là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của sản xuất. Trong những năm tới nước ta cần tiếp tục củng cố và khai thác các thị trường truyền thống đồng thời tìm kiếm thị trường mới. 2.3. Khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới . 2.3.1. Về chất lượng. Mặc dù gạo xuất khẩu của Việt Nam được xếp vào hàng “Top ten” một số mặt hàng nông sản nhưng đó chỉ là về phương diện sản lượng. Thực tế giá trị xuất khẩu của mặt hàng gạo so với sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác thì vẫn ở mức thấp. Có thể thấy rằng thách thức lớn nhất đối với gạo xuất khẩu của Việt nam là chất lượng và công nghệ chế biến. Chất lượng gạo được đánh giá theo tỷ lệ tấm trong gạo và kỹ thuật đánh bóng. Hiện tại trong cơ cấu sản xuất gạo chất lượng cao của ta còn ít chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong sản lượng, do đó mới chỉ đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Trong cùng thời gian Thái Lan xuất khẩu gạo phẩm cấp cao thường chiếm tới 60 – 62% còn Việt Nam chỉ ở 40 – 45% tổng lượng gạo xuất khẩu. Chính vì hạn chế này mà gạo Việt Nam chưa vào được các thị trường cao cấp mà gạo Mỹ, Thái Lan đang chiếm lĩnh. Bảng 6: Phân loại chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.(%) Loại gạo Năm Phẩm cấp cao (5-10% tấm) Phẩm cấp trung bình (15-20% tấm) Phẩm cấp thấp (>25% tấm) Tổng số 1993 27,3 21,5 51,2 100 1995 23,6 22,4 54,0 100 1997 39,2 8,4 52,4 100 1998 40 12 48 100 1999 47 15 44 100 2000 42 26 32 100 2001 41 17 42 100 2002 42 35 23 100 (Nguồn: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Số 3/2003) Trong những năm đầu xuất khẩu gạo Nam thường ít xuất khẩu trực tiếp mà xuất khẩu qua trung gian, bởi chất lượng gạo không cao. Chúng ta bán gạo cho Thái Lan, Singapore, các nước này làm trung gian thực hiện chế biến lại và sau đó tái xuất khẩu cho các nước khác. Năm 1989 là năm đầu tiên đất nước ta trở lại xuất khẩu gạo chủ yếu là gạo cấp thấp chiếm 97,42% (tỷ lệ tấm 25%). Trong thời kỳ này gạo xuất khẩu của ta không có khả năng cạnh tranh với gạo Thái Lan và các nước có truyền thống xuất khẩu gạo. Từ các năm sau để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế nước ta đã tập trung lớn vào việc sản xuất các loại gạo có phẩm cấp cao, về sản xuất ta thu thêm được giống mới, cải tạo giống tăng thêm lượng gạo hạt dài có hương vị đậm đà hơn, về chế biến đã cải tiến đổi mới, tổ chức bảo quản tốt hơn từ năm 1998 đến nay, chất lượng gạo được cải thiện rõ rệt, gạo cấp cao thường xuyên chiếm tỷ trọng khoảng 40% (năm 1999 đạt tới 47%) tỷ trọng gạo cấp thấp giảm đáng kể, từ 51,2% năm 1993, xuống còn 44% năm 1999. Đến năm 2002, sự thay đổi chất lượng gạo được thể hiện qua: tỷ trọng lượng gạo cao cấp 42%, tỷ trọng gạo cấp thấp là 23%. Sở dĩ tỷ trọng gạo chất lượng cao và gạo chất lượng thấp chiếm phần lớn trong khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam là do thị trường gạo tập trung chủ yếu vào Châu Phi và Châu Á, nơi có nhu cầu gạo phẩm cấp thấp, còn gạo phẩm cấp cao là thể hiện sự nhạy bén của Việt Nam theo nhu cầu thế giới. Từ những con số trong bảng ta có thể thấy được những tiến bộ của ngành sản xuất lúa gạo nói chung, lĩnh vực xuất khẩu gạo nói riêng, điều đó được chứng minh qua chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được cải thiện tốt hơn. Chúng ta đều biết chất lượng gạo có liên quan đến hàng loạt các yếu tố từ khâu sản xuất đến khâu bảo quản, vận chuyển và chế biến thì ở Việt Nam đa số nông dân có tập quán phơi mớ và kéo dài thời gian thu hoặch …khiến hạt lúa dễ hút ẩm vào ban đêm, làm cho phân tử nước hấp thu mặt ngoài của tinh thể bột sẽ chịu một lực cản không đều, dẫn đến hiện tượng nứt hạt gạo. Ngoài ra trong quá trình tuốt lúa, lực va chạm của hạt gạo quá khô vào khung máy tuốt cũng tạo điều kiện cho hiện tượng nứt hạt gạo xảy ra ở tần suất lớn; tỷ lệ thóc thất thoát do không được làm khô và bảo quản kịp thời vào khoảng 10 - 15% thậm chí tới 15 - 20% khi thu hoặch vào vụ mưa. Thiết bị và công nghệ chế biến gạo thì phần lớn là lạc hậu, ít đầu tư cải tiến, chi phí sản xuất cao, chất lượng thành phẩm thấp; ở các tỉnh phía Bắc hiện có 278 cơ sở xay xát gạo quốc doanh, trong đó có 4 nhà máy công suất 60 tấn/ca, 46 nhà máy công suất 15 - 30 tấn/ca và 13000 cơ sở xay xát ngoài quốc doanh qui mô 3 - 5 tấn/ca. Còn ở các tỉnh phía Nam hiện có khoảng 348 cơ sở xay xát gạo quốc doanh và trên 30.000 cơ sở tư nhân. Trong khi đó, gạo xuất khẩu cần phải có các cơ sở xay xát lớn nhất (các cơ sở này có khả năng làm từ khâu đầu đến khâu cuối gạo xuất khẩu, tức là từ xay xát đến làm bóng) thì số lượng lại thật khiêm tốn. Còn lại là các cơ sở nhỏ chỉ làm công việc xay xát lại chiếm đa số.Có thể khẳng định, hiện nay, công nghệ thiết bị chế biến gạo của nước ta còn những bất cập so với các nước tiên tiến trong khu vực, tỷ lệ thu hồi sau quá trình xay xát chỉ đạt 60 - 62%, trong đó 40 - 42% gạo nguyên; chỉ có một số ít nhà máy do Nhà Nước quản lý có tỷ lệ thu hồi đạt 75 - 76% (52 - 55% gạo nguyên). Hơn nữa, các nhà máy xay xát có máy phân hạt theo kích cỡ là không phổ biến ở Việt Nam, chỉ có số ít nhà máy xay xát loại lớn có khả năng chọn màu và đảm bảo với nhà xuất khẩu là loại gạo mất màu đã được loại. Vì vậy vấn đề đặt ra là nước ta không chỉ đầu tư bổ sung cho sự nghiên cứu các loại giống thích hợp với điều kiện Việt Nam mà còn cần đầu tư máy móc, trang thiết bị và công nghệ hiện đại. Những thực tế bức xúc đó đã dẫn đến chất lượng gạo xuất khẩu nước ta chỉ đạt mức trung bình trong khu vực, thể hiện qua các mặt sau: độ đồng nhất kém, độ trắng và hình dạng, kích thước hạt không đồng đều, độ bạc bụng cao, tỷ lệ hạt khác màu, hạt vàng, hạt hỏng, hạt đen, độ ẩm, hạt vỡ…đều cao hơn gạo của các nước khác. Về chủng loại, gạo xuất khẩu Việt Nam chủ yếu vẫn là gạo tẻ hạt dài được sản xuất hầu hết ở ĐBSCL. Còn loại gạo hạt trắng số 1 với 100% hạt nguyên, gạo đặc sản, gạo thơm còn rất ít. Việt Nam chỉ mới bước đầu xuất khẩu gạo tám thơm được trồng ở Miền Bắc, gạo Nàng Hương, Chợ Đáo ở Miền Nam với số lượng nhỏ và không đều đặn qua các năm. Nhìn chung chất lượng và chủng loại gạo xuất khẩu của nước ta trong chừng mực nào đó còn thấp, nhất là so với gạo Thái Lan, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Với những cố gắng hiện nay của ngành trồng lúa trong việc cải tạo giống, công nghệ xay xát, đánh bóng, chọn màu, chúng ta có thể hy vọng rằng phẩm cấp gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ được cải thiện nhiều hơn trong vài năm tới. 2.3.2. Về giá. Giá cả do chất lượng, điều kiện thương mại, quan hệ cung cầu quyết định. Hiện nay trên thị trường thế giới có rất nhiều loại gạo, với mỗi loại gạo, sự biến động về giá cũng khác nhau, giá cả biến động còn phụ thuộc vào thời vụ. Giá gạo của thế giới trong những năm qua thường xuyên biến động, do đó giá gạo Việt Nam cũng có xu hướng dao động theo giá cả của thị trường thế giới. Mặc dù chúng ta đạt kết quả cao trong xuất khẩu gạo nhưng hiệu quả chưa cao. Giá gạo của Việt Nam thường thấp hơn so với giá gạo xuất khẩu bình quân trên thế giới (FOB - Thái Lan). Trong 5 năm qua giá gạo bình quân của Việt Nam là 262,6 USD/tấn, còn của Thái Lan bán cùng kỳ là 295 USD/tấn. Như vậy giá gạo của Thái Lan luôn cao hơn giá gạo của Việt Nam 10 – 13%, nhưng không phải do Việt Nam tự động hạ giá mà buộc phải chấp nhận mức giá thấp, cách biệt khá xa so với mặt hàng gạo quốc tế vì chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của thị trường như: chất lượng sản phẩm còn thấp và không đồng đều, cơ sở hạ tầng phụcvụ xuất khẩu gạo vừa thiếu vừa kém, năng lực bốc xếp thấp, chi phí cao, thiếu ổn định trong việc cung ứng hàng. Bảng dưới đây cho thấy sự thua thiệt về gía gạo xuất khẩu của Việt Nam so với Thái Lan. Bảng7: Giá gạo của Việt Nam và Thái Lan trên thị trường thế giới. (Đơn vị: USD/tấn). Năm Giá FOB Thái Lan- loại 5% tấm Giá FOB Việt Nam- loại 5% tấm Chênh lệch 1989 311 236 - 75 1997 265 245 - 20 1998 285 270 -15 1999 240 232 - 8 2000 190 174 -16 2001 181 198 +17 2002 200 197 - 3 (Nguồn: Ngoại thương 1 – 2002) Từ thập kỷ 60 trở lại đây người ta thường dựa vào giá xuất khẩu gạo của Thái Lan (điều kiện giao hàng FOB – Băngkok) làm giá quốc tế mặt hàng gạo, giá này được xem là giá chuẩn mực, phản ánh được thực chất quan hệ cung – cầu và quy luật vận động của giá cả trên thị trường gạo thế giới. Giá gạo thế giới trong những năm qua thường xuyên thay đổi và có xu hướng giảm. Trong thập kỷ 90, cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á và yếu tố thời tiết đã làm giảm nhu cầu gạo trên thị trường, gây ra việc giảm giá gạo quốc tế. Có thể dẫn ra đây giá gạo FOB – Bangkok, loại gạo 5% tấm: năm 1989 là 311 USD/tấn, thì đến năm 1999 là 240 USD/tấn. Tuy nhiên từ năm 2000 trở lại đây, giá gạo trên thị trường thế giới đã “khởi sắc” hơn do các nước Đông Á nền kinh tế đang đi vào giai đoạn phục hồi nên nhu cầu nhập khẩu gạo tăng lên, cộng với tốc độ tăng thu nhập bình quân trên đầu người cao ở một số nước Châu Á dẫn đến nhu cầu gạo tăng đặc biệt là gạo phẩm cấp cao. Cho đến nay Việt Nam hầu như chỉ xuất khẩu gạo theo điều kiện FOB là chính, thêm vào đó xuất khẩu gạo của Việt Nam còn mang tính chất từng chuyến, từng đợt nên khó tìm được bạn hàng và thị trường ổn định. Phần lớn gạo xuất khẩu của Việt Nam phải xuất sang Singapore để tái xuất khẩu vì không tìm được thị trường trực tiếp. Đây cũng là nguyên nhân làm cho giá gạo Việt Nam thua thiệt rất nhiều. Mặt khác nước ta nằm trong khu vực Châu Á, nơi có nhiều nước cũng xuất khẩu gạo nên thường bị cạnh tranh, chèn ép giá trên thị trường xuất khẩu. Việc thiếu hụt thông tin thị trường và kinh nghiệm kinh doanh đã làm cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn các nước láng giềng. Một trong những nguyên nhân chính của sự chênh lệch giữa giá gạo Thái Lan và giá gạoViệt Nam vẫn là yếu tố chất lượng. Giá gạo Việt Nam cũng tăng dần cùng xu hướng tăng của chất lượng gạo và quan hệ cung cầu với thị trường lúa gạo thế giới. Khoảng cách giữa giá gạo Việt Nam với giá gạo Thái Lan đã giảm dần: từ 40 - 55 USD/tấn những năm 1989 - 1994 xuống còn 20 - 25 USD/tấn những năm 1995 - 2000. Năm 1998 do đồng Batt Thái Lan mất giá, nên giá gạo Việt Nam đã tiếp cận giá gạo Thái Lan. Do nhu cầu giảm so với cùng kỳ năm 1998 giá thị trường thế giới năm 1999 luôn ở mức thấp, vì vậy nên giá gạo xuất khẩu của Việt Nam không cao, giá xuất khẩu cả năm trung bình chỉ ở mức xấp xỉ 221 USD/tấn. Đây là mức giá thấp nhất so với giá trung bình từ năm 1995 trở lại đây. Sang năm 2000 tổng lượng xuất khẩu đạt 3,5 triệu tấn, tổng kim ngạch đạt 668 triệu USD, so với năm 1999 thì lượng giảm 1,17 triệu tấn và giá trị giảm 360 triệu USD. Với kết quả xuất khẩu như trên, tính toán cho thấy giá xuất khẩu bình quân năm 2000 đạt 188 USD/tấn, thấp hơn mức giá bình quân năm 1999 là 3USD/tấn và năm 1998 tới trên 87 USD/tấn. Nguyên nhân là do lượng gạo giao dịch trên thị trường thế giới giảm liên tục từ 25 triệu tấn năm 1999, xuống còn 22,3 triệu tấn năm 2000. Sự sút giảm liên tục như vậy đã làm cho giá thị trường gạo thế giới giảm mạnh và cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Cuối năm 2000 và đầu năm 2001 giá gạo thế giới liên tục giảm, nhưng bắt đầu tăng từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2001. Cụ thể giá gạo FOB tại Việt Nam vào tháng 5/2001, loại 5% tấm là 158 USD/tấn, loại 25% tấm là 137 USD/tấn. Song từ tháng 8/2001giá gạo Việt Nam đột ngột tăng, lần đầu tiên kể từ nhiều năm nay giá gạo Việt Nam đắt hơn giá gạo Thái Lan trên thị trường quốc tế, giá gạo 5% tấm của Việt Nam giá 175 USD/tấn trong khi đó giá gạo Thái Lan cùng loại là 169 USD/tấn. Tính đến cuối tháng 12/2001 giá gạo Việt Nam cao hơn trên 20 USD/tấn so với giá gạo xuất khẩu cùng loại của Thái Lan, trong khi thông thường giá gạo Việt Nam rẻ hơn 15 – 25 USD/tấn. Nguyên nhân là do trong năm 2001 lũ lụt lại xảy ra ở ĐBSCL, mặc dù không gây thiệt hại nhiều tới sản lượng nhưng việc thu gom, phơi sấy và vận chuyển gạo gặp nhiều khó khăn, đẩy chi phí lên cao. Cùng với chi phí cao là việc Việt Nam khan hiếm nguồn cung gạo xuất khẩu do các nhà xuất khẩu đã mua gạo bằng mọi giá để gấp rút hoàn thành những hợp đồng đã ký với Irăc, Châu Phi, Philippin và Cuba, trong khi đó nông dân lại không muốn bán thóc ra vì chưa biết tiến triển lũ lụt và sản lượng vụ thu hoạch sau thế nào. Bước sang 2002, chất lượng gạo được nâng cao, các loại gạo cao cấp, gạo tám thơm, gạo đồ của DNTN khi đưa mẫu chào hàng đã được các công ty nước ngoài đặt mua ngay với giá cao. Năm 2002, Việt Nam tuy xuất khẩu gạo với khối lượng thấp hơn 2001 nhưng lại thu về giá trị cao hơn. Như vậy trong cạnh tranh xuất khẩu gạo thì vấn đề chất lượng và giá cả có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Hiện trạng của gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới là không khả quan, giá gạo không ổn định và bị cạnh tranh khốc liệt thường ở mức thấp so với các nước khác đặc biệt là Thái Lan. Điều này lý giải tại sao kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam chưa tương xứng với khối lượng xuất khẩu. Để xuất khẩu đạt hiệu quả cao chúng ta cần có đầy đủ thông tin, nhu cầu khách hàng, xu hướng biến động giá cả trên thị trường đồng thời phải thay đổi chiến lược phương thức kinh doanh, cần phải tính toán nên xuất khẩu một khối lượng nào mà tương ứng với nó là quy mô đầu tư tối ưu. 2.3.3.Phương thức thanh toán. Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và thử thách vì vậy chương trình xuất khẩu gạo của ta chủ yếu là đổi hàng và trả nợ, còn bán theo phương thức thanh toán L/C chỉ ở mức độ nhỏ, do đó khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới của Việt Nam thời gian này rất kém. Qua nhiều năm xuất khẩu gạo phương thức thanh toán có nhiều tiến bộ, phương thức L/C dần chiếm tỷ trọng cao hơn và đã trở thành phương thức thanh toán chủ yếu. Điều đó đã từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên trường quốc tế. Do khó khăn về thị trường, bạn hàng và giá cả nên trong những năm đầu Việt Nam quay lại thị trường xuất khẩu thì phương thức đổi hàng vẫn còn chiếm tỷ trọng không nhỏ. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp hiện tượng này lại có tác dụng quan trọng đôí với Doanh nghiệp để có chỗ đứng trên thị trường gạo thế giới. Đến năm 1994 - 1995 thì hai phương thức thanh toán trực tiếp và đổi hàng không còn nữa mà thay vào đó là hình thức thanh toán qua L/C, gần như chiếm tỷ trọng tuyệt đối. Hiện nay trong phạm vi quy định chung của Nhà nước, phương thức kinh doanh và thanh toán được vận dụng linh hoạt ở tầm Doanh nghiệp, đảm bảo nguyên tác thu hồi vốn và kinh doanh có hiệu quả. Hiệp Hội Xuất khẩu lương thực Việt Nam cảnh báo, các Doanh nghiệp tham gia vào thị trường gạo thế giới muốn làm ăn có lãi và tránh thua thiệt thì cần phải có phương thức kinh doanh và thanh toán linh hoạt, đa dạng. Phương thức thanh toán của hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay khá đa dạng và linh hoạt cụ thể là: bán trả chậm, đại lý, gửi bán, đổi hàng, tham gia đấu thầu bán lẻ cho các siêu thị, hợp tác liên doanh với người tiêu thụ. Kết quả đó đã có tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay trên thị trường gạo quốc tế, các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đã luôn linh hoạt phương thức thanh toán để chiếm được nhiều thị trường khác nhau. Ví dụ như ở thị trường Châu Phi, hiện nay khối lượng gạo Việt Nam được tiêu thụ nhiều hơn gạo Thái Lan đó là do Việt Nam đã xác định rằng, thị trường này tuy nhập khẩu nhiều gạo nhưng lại có khả năng thanh toán kém, do đó Việt Nam đã áp dụng phương thức trả chậm, phương thức trả sau và phương thức tuần hoàn cho thị trường này, nhờ vậy mà gạo Việt Nam có ưu thế hơn gạo Thái Lan. Hay với thị trường Irắc, ngoài các hợp đồng mua bán gạo thông thường Việt Nam còn xuất khẩu gạo sang nước này theo chương trình “Đổi dầu lấy lương thực”, qua đó Việt Nam không chỉ bán được gạo mà còn giữ vững và mở rộng hơn thị trường này. Trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang nghiên cứu và mở rộng phạm vi thanh toán nhằm đa dạng hoá phương thức thanh toán. Đây cũng là điều kiện để thu hút và giữ khách hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu, giúp gạo của Việt Nam có khả năng bán được và phù hợp với những đặc điểm mới của thanh toán quốc tế. 2.4. Hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo. Từ năm 1989 Việt Nam bắt đầu xuất khẩu gạo với số lượng lớn, nhanh chóng chiếm được vị trí là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Xuất khẩu gạo tăng nhanh cả về số lượng và kim ngạch, chất lượng gạo đã có những tiến bộ. Một trong những yếu tố dẫn đến kết quả trên là chúng ta đã có cơ chế đièu hành xuất khẩu gạo. Cơ chế này được hoàn thiện liên tục qua từng năm. Trong đó, Nhà nước thực hiện tổ chức thu mua gạo xuất khẩu thông qua các đầu mối xuất khẩu, và hạn ngạch xuất khẩu gạo, nhằm điều tiết lượng gạo xuất khẩu. Nhà Nước phân bổ đầu mối cho các tỉnh vùng lúa, Nhà Nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động xuất khẩu gạo nhằm thực hiện nguyên tắc ưu tiên hàng đầu cho mục tiêu an ninh lương thực quốc gia. Ngoài ra Chính Phủ còn phân bổ hạn ngạch cho các tỉnh vùng lúa, uỷ nhiệm cho lãnh đạo các tỉnh điều hành và quản lý nhằm đảm bảo cơ chế xuất khẩu gạo được linh hoạt hơn. Nhiều năm qua đầu mối xuất khẩu gạo là một điểm nóng trong hoạt động xuất khẩu gạo. Thời gian đầu, nhiều Doanh nghiệp nhà nước tìm mọi cách để được trực tiếp xuất khẩu gạo. Nhiều hoạt động tranh mua tranh bán trong nước thương nhân nước ngoài lợi dụng để ép giá, ép cấp gây tổn hại lợi ích quốc gia trong xuất khẩu gạo. Nhằm khắc phục tình trạng cạnh tranh tự phát hỗn loạn, năm 1992 Bộ Thương Mại không chỉ quyết định mức giá tối thiểu mà còn cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trương tinh giảm số doanh nghiệp nhà nước được phép xuất khẩu gạo nhằm nâng cao trình độ tập trung hoá và chuyên môn hoá xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện có nhiều trở ngại phức tạp nảy sinh. Tuy Nhà Nước quy tụ được phần lớn (khoảng 70%) lượng gạo xuất khẩu vào số ít doanh ngiệp đầu mối chính nhưng số doanh nghiệp nhỏ vẫn còn khá đông. Do đó tổng số doanh nghiệp xuất khẩu gạo vẫn nhiều, thậm chí còn tăng qua các năm như sau: năm 1989 : 23 đầu mối xuất khẩu gạo, 1991:26, 1992:43, 1993:43, 1994:45, 1996:15, 1997:16, 1998: 33, 1999:40 Sau khi sắp xếp lại hệ thống lương thực quốc doanh thành 2 Tổng Công ty lương thực Trung Ương vào năm 1995, sang năm 1996 chính phủ lại rà soát kĩ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Do vậy lần đầu tiên vào năm 1996 cả nước chỉ còn 15 doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu trực tiếp và cũng là lần đầu tiên đảm bảo xuất khẩu gạo vượt ngưỡng 3 triệu tấn. Đến các năm gần đây số đầu mối lại có hướng tăng nhanh và thực tế lại xuất khẩu với không ít bất cập. Hàng năm Chính phủ có quyết định riêng về điều hành xuất khẩu gạo và tiêu thụ lúa gạo. Nhà nước còn hỗ trợ tài chính mua lúa gạo tạm trữ, lượng mua tạm trữ năm 1999 là 1,5 triệu tấn quy ra thóc, năm 2000 là 1 triệu tấn quy gạo được hỗ trợ lãi vay Ngân hàng trong 6 tháng. Trong thời gian gần đây, cùng với quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, chính sách khuyến khích xuất khẩu, mức thuế xuất khẩu của Việt Nam đã giảm dần và năm 1999 thuế xuất khẩu gạo được quy định: gạo 25% tấm thuế suất 0%, các loại khác thuế suất 1%. Từ cuối năm 1999 đến nay, giá gạo thị trường thế giới liên tục giảm làm cho giá gạo Việt Nam xuất khẩu cũng phải giảm theo. Để tiêu thụ kịp thời lúa hàng hoá cho nông dân và để ngăn chặn tình trạng giá lúa liên tục xuống thấp, Chính phủ quyết định giao cho tổng công ty lương thục Miền Nam và công ty kinh doanh xuất khẩu gạo ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo và doanh nghiệp được hỗ trợ lãi vay ngân hàng trong 12 tháng, đồng thời áp dụng các giải pháp kích cầu và hạn chế cung. Đến năm 2001 Nhà nước thực hiện bãi bỏ qui định về hạn ngạch xuất khẩu gạo, để bất cứ Doanh nghiệp nào có đăng ký kinh doanh trong ngành lương thực cũng có thể xuất khẩu gạo trực tiếp. Bên cạnh đó Chính phủ còn chủ trương quy hoạch gắn các công ty kinh doanh lương thực xuất khẩu vơí từng vùng lúa gạo để công ty phối hợp với địa phương có nhiệm vụ bao tiêu sản phẩm, thu mua lúa cho nông dân, trực tiếp hỗ trợ cho nông dân các yếu tố đầu vào của sản xuất, đảm bảo lợi ích của người nông dân và ổn định thị trường các doanh nghiệp chế biến kinh doanh gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra còn có một số trung tâm giao dịch ở những vùng lúa tập trung được xây dựng để người sản xuất có thể giao dịch trực tiếp với các doanh nghiệp thu mua lương thực theo phương thức và giá sàn qui định của Nhà nước. Mục đích hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo này là nhằm làm cho gạo Việt Nam có sức cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới. 2.5. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian qua. 2.5.1. Những thành tựu đạt được. Tổng cộng 14 năm (1989 – 2002) sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt được bốn thành tựu nổi bật sau: Thứ nhất: Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà Nước, kinh tế nông nghiệp và nông thôn nước ta đã có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng với nhịp độ cao và khá ổn định (tăng bình quân 4,5% một năm). Đặc biệt sản xuất lương thực tăng bình quân khoảng 1 triệu tấn/năm, từ một đất nước thiếu lương thực, trở thành một nước không chỉ bảo đảm đầy đủ các nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà còn có khối lượng ngày một tăng, là nước đứng thứ 2 (sau Thái Lan) về xuất khẩu gạo. Thứ hai: Góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội, tạo tiền đề bước vào giai đoạn phát triển mới CNH- HĐH. Từ năm 1989 đến nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Theo đánh giá tổng quát của các cơ quan chức năng mặc dù trong cùng thời gian qua tỷ lệ tăng dân số vẫn ở mức khá cao với bình quân từ 1,8 - 2%/năm, đồng thời những năm gần đây những thiệt hại do thiên tai bão lụt gây ra nặng nề trên diện rộng song chúng ta vẫn có lượng gạo dư thừa cho xuất khẩu hằng năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMột số vấn đề về xuất khẩu gạo của Việt Nam.docx