Chuyên đề Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty bánh kẹo Hải Châu

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị.

Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm của kế toán. Công việc tính giá thành là xác định giá thành thực tế từng loại sản phẩm và toàn bộ sản phẩm đã hoàn thành.

Bộ phận tính giá thành phải cân đối xem xét tổng thể các căn cứ sau để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp.

- Cơ cấu tổ chức và đặc điểm quy trình công nghệ.

Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng loại sản phẩm, từng công việc sản xuất là một đối tượng tính giá thành.

Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành.

Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm đã hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất.

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày. Ghi cuối tháng. Quan hệ đối chiếu Nguyên tắc của hình thức sổ nhật ký chung là phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian vào một quyển gọi là nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào nhật ký chung, lấy số liêu để ghi sổ cái. Mỗi bút phản ảnh trong sổ nhật ký chung được chuyển vào sổ cái ít nhất hai tài khoản có liên quan. Đói tượng các tài khoản quan trọng, hay phát sinh nhiều nghiệp vụ có thể mở sổ nhật ký đặc biệt hay sổ nhật ký phụ. Cuối tháng hay định kỳ cộng các nhật ký đặc biệt lấy số liệu ghi vào sổ nhật ký chung hoặc vào thẳng sổ cái. Từ sổ cái kế toán tiến hành lập bảng cân đối phát sinh vào cuối tháng. Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ cái và bảng tổng hợp số liệu chi tiết. Cuối tháng tổng hợp số liệu lập bảng báo cáo kế toán. Hiện nay, công ty đã trang bị máy vi tính phục vụ công tác kế toán, tạo điều kiện nâg cao hiệu quả công việc rất thận tiện cho việc đối chiếu, kiểm tra số liệu, lập và in sổ sách kế toán, báo cáo tài chính. Phần mềm kế toán thì trình tự xử lý số liệu như sau: Xử lý nghiệp vụ Nhập dữ liệu -Vào nhật ký chung -Vào sổ cái -Vào các sổ chi tiết -Đưa ra các báo cáo: bảng CĐKT, báo cáo KQKD, bảng cân đối TK. In và lưu trữ Khoá sổ và chuyển sang kỳ tiếp theo Chứng từ gốc Nhân viên kế toán cần nhập các thông tin ở chứng từ kế toán vào máy ví dụ như: Số hoá đơn, ngày tháng lập chứng từ, số lượng sản phẩm (hay số tiền) tuỳ theo từng phần hành mà nhân viên kế toán vào cho thích hợp. II. Tình hình thực tế về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty Bánh kẹo hải châu 1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: 1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí: Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, đòi hỏi công việc đầu tiên mà nhà quản lý phải làm là xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, nó là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến tính chính xác của thông tin kế toán cung cấp từ quá trình tập hợp chi phí sản xuất. Vì vậy, xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của công ty có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất từ việc hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên TK, sổ chi tiết… ở công ty Bánh kẹo Hải Châu, việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được coi trọng đúng mức nhằm tính đúng, tính đủ đầu vào. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty với đặc điểm sản xuất hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang hầu như không có trong ca, trong ngày, mỗi loại, mỗi nhóm sản phẩm được sản xuất trên một dây chuyền công nghệ riêng biệt thuộc một phân xưởng. Chính vì vậy các loại sản phẩm của phân xưởng cũng chính là của công ty. ở công ty hoạt động của từng phân xưởng mang tính độc lập, không liên quan với nhau; trong mỗi phân xưởng hình thành các tổ đội để đảm nhiệm một khâu công việc trong toàn bộ quá trình sản xuất. NVL được đưa vào chế biến theo mọt quy trình công nghệ được lập sẵn, không có sự gián đoạn về mặt kỹ thuật và thời gian. Các chi phí sản xuất phát sinh gắn liền trực tiếp với hoạt động sản xuất sản phẩm trong phân xưởng. Riêng đối với phân xưởng cơ khí: việc sửa chữa bảo dưỡng máy móc cho phân xưởng sản xuất nào trong năm phân xưởng sản xuất trên thì chi phí phát sinh sẽ được tập hợp ngay vào chi phí sản xuất chung của chính phân xưởng sản xuất đó. Chi phí sản xuất sau khi được tập hợp cho từng phân xưởng sẽ được tập hợp cho toàn công ty. Từ thực tiễn như trên và để đảm bảo yêu cầu của công tác quản lý, công tác hạch toán kế toán; công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng (hoặc từng sản phẩm). Kỳ tập hợp chi phí là hàng tháng. Trong khuôn khổ bài viết, em xin nêu điển hình cách tập hợp chi phí sản xuất cho một phân xưởng cụ thể - phân xưởng Bánh I, còn đối với các phân xưởng khác chi phí sản xuất được tập hợp tương tự. 1.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí: Do công ty xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí là từng loại sản phẩm (hoặc là từng phân xưởng) cho nên những chi phí phát sinh liên tục trực tiếp đến loại sản phẩm hay phân xưởng nào sẽ tập hợp trực tiếp cho sản phẩm, phân xưởng đó. Như vậy, kế toán sử dụng phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí sản xuất cho từng đối tượng sử dụng chi phí. Chi phí sản xuất của công ty bao gồm 3 khoản mục chi phí chính là: - Chi phí NVL trực tiếp: là những khoản chi về NVL sản xuất, thực tế đã chi ra trong kỳ, được tập hợp vào TK 621-"chi phí NVL trực tiếp" - Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản tiền phải chi trả cho những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm trong kỳ, được tập hợp vào TK 622-" chi phí nhân công trực tiếp" - Chi phí sản xuất chung: là những khoản chi phí khác, ngoài hai khoản chi phí trên mà doanh nghiệp phải chi trả để phục vụ trực tiếp cho sản xuất, được tập hợp vào TK 627-"chi phí sản xuất chung". Các khoản chi phí này bao gồm: + Chi phí nguyên liệu, công cụ dụng cụ + Chi phí nhân viên phân xưởng + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí khác bằng tiền Đối với chi phí sản xuất chung, nếu có những chi phí nào không hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng kế toán thì phải tiến hành phân bổ theo các tiêu thức cụ thể (theo chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…) 2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất: 2.1. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp: Hàng năm công ty sản xuất một khối lượng lớn sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Sản phẩm của công ty là hơn 30 loại bánh kẹo, bột canh do đó khoản mục chi phí NVL thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí (70%-80%) và chúng cũng bao gồm rất nhiều loại khác nhau. Vì chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành như vậy nên việc hạch toán chi tiết chính xác và đầy đủ chi phí NVL trực tiếp này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định lượng tiêu hao NVL trong sản xuất và đảm bảo tính chính xác trong việc tính toán giá thành sản phẩm. Chi phí NVL trực tiếp ở công ty Bánh kẹo Hải Châu bao gồm: - Chi phí NVL, vật liệu chính - Chi phí NVL phụ - Chi phí nhiên liệu. - Chi phí vật liệu trực tiếp khác. Những chi phí này được dùng trực tiếp vào sản xuất. - NVL chính là đối tượng lao động chủ yếu trong các doanh nghiệp sản xuất, là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm một cách ổn định trực tiếp, chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Tại công ty Bánh kẹo Hải Châu, NVL chính bao gồm: bột mi, đường, sữa bột, dầu thực vật, muối… riêng đối với sản phẩm bột canh, NVL chính bao gồm: muối, mì chính, đường, hạt tiêu, tỏi… NVL này chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của công ty (khoảng 85%), do đó đòi hỏi phải được theo dõi chặt chẽ, quản lý cụ thể, sát sao qua các khâu để góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. - Vật liệu phụ ở công ty chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng lại là những vật liệu không thể thiếu được và làm tăng giá trị của sản phẩm. Đó là: tinh dầu, vani, phẩm mầu… chúng tham gia vào quá trình sản xuất kết hợp với vật liệu chính để hoàn thiện nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có hương vị và màu sắc hấp dẫn. - Nhiên liệu là loại vật liệu dùng để cung cấp nhiệt cho quá trình sản xuất bao gồm: xăng, dầu, than, củi… - Vật liệu khác dùng trong quá trình sản xuất bao gồm: bao bì, nhãn mác… thuộc phân xưởng in phun của công ty được dùng cho từng loại sản phẩm, để quản lý theo dõi những biến động trong quá trình sản xuất sản phẩm như: hộp carton, túi bánh… Là loại chi phí trực tiếp nên chi phí NVL trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào từng đối tượng sử dụng (phân xưởng hoặc sản phẩm) theo trị gía thực tế của từng NVL đó. Để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động NVL trong quá trình sản xuất, kế toán sử dụng các TK 152 Nguyên vật liệu chi tiết thành các tiểu khoản ăTiểu khoản 1521 Nguyên vật liệu chính: bao gồm bột mì, đường các loại, bột sữa, nha.. ăTiểu khoản 1522 Nguyên vật liệu phụ bao gồm muối, trứng gà, dầu Shortening, bột hương liệu như bột cacao, bột cam, ..tinh dầu các loại như tinh dầu chanh, tinh dầu cam, tinh dầu mơ .., vanilla, lecithin .. ăTiểu khoản 1523 Nhiên liệu: than Kiple, xăng , dầu .. ăTiểu khoản 1524 Phụ tùng thay thế dùng cho công tác sửa chữa, bảo dưỡng các loại máy móc thiết bị, dây chuyền công sản xuất như các loại dây má, lò xo, trục máy .. ăTiểu khoản 1525 Thiết bị, dụng cụ vật liệu XDCB như sơn các loại, xi măng .. ăTiểu khoản 1526 Bao bì các loại: túi P.E, hộp carton, khay nhựa, giấy gói lương khô , .. ăTiểu khoản 1527: Nguyên liệu khác ăTiểu khoản 1528 Phế liệu thu hồi: bao gồm các loại bao bì rách hỏng, bột mì, đường rơi vãi … TK 621-"Chi phí NVL trực tiếp" với các tiểu khoản: TK 6211: Chi phí NVL trực tiếp Phân xưởng Bánh 1 TK 6212: Chi phí NVL trực tiếp Phân xưởng Bánh 2 TK 6213: Chi phí NVL trực tiếp Phân xưởng Bánh 3 TK 6214: Chi phí NVL trực tiếp Phân xưởng Kẹo TK 6215: Chi phí NVL trực tiếp Phân xưởng Bột canh TK 153- "Công cụ dụng cụ" Đối với những vật liệu mua ngoài không nhập kho mà dùng trực tiếp vào sản xuất, thì khi có phát sinh thuế VAT đầu vào được khấu trừ, kế toán sử dụng TK 133-"Thuế GTGT được khấu trừ" (vì công ty Bánh kẹo Hải Châu hạch toán thuế VAT theo phương pháp khấu trừ). Việc tính giá NVL tại công ty được tính theo gía thực tế. Khi nhập kho vật liệu, giá để ghi sổ là giá gốc trên hoá đơn (giá chưa có thuế VAT) cộng với chi phí mua. Cụ thể: - Đối với vật liệu mua ngoài nhập kho: Giá vật liệu = Giá gốc ghi trên + Chi phí vận chuyển + Thuế NK nhập kho hoá đơn bốc dỡ (nếu có) - Đối với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: Giá vật liệu = Giá trị vật liệu + Chi phí gia công và nhập kho xuất gia công chi phí khác có liên quan Để tiện cho việc quản lý nguyên, nhiên vật liệu và định khoản chính xác, tiết kiệm thời gian, các loại nguyên, nhiên vật liệu được mã hoá và lập thành danh mục. Khi mã hoá, chữ số thứ hai trong mã số là nhóm của loại nguyên, nhiên vật liệu đó. Ví dụ: bột mì, đường thuộc nhóm 1 (1521) có mã số là 01001 và 01002, còn túi P.E Hương Thảo là bao bì thuộc nhóm 6 (1526) có mã số là 06001. Đối với vật liệu xuất kho: do đặc điểm sản xuất của công ty mà số lần xuất kho NVL là nhiều và liên tục, nhưng số lượng NVL nhập kho lại theo từng đợt, không liên tục, số lượng nhập là nhiều do đó công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền từng lần nhập để xác định trị giá NVL xuất kho. Vì giá của vật tư thông thường là ổn định, biến động ít trong kỳ nên giá vật tư xuất kho cũng không biến động nhiều. Công thức xác định Gía trị thực tế của Gía trị thực tế của NVL i Đơn giá bình NVL i tồn đầu tháng + nhập trong tháng = quân của loại = vật liệu i Số lượng NVL i Số lượng NVL i tồn đầu tháng + nhập trong tháng Gía thực tế VL Gía mua chưa tính CP thu Chiết khấu, giảm nhập kho thuế GTGT mua giá, bớt giá VD: Đầu tháng 01/02, bột sữa gầy tồn 1532 kg trị giá 54.571.370 .Trong tháng, bột sữa gầy được nhập hai lần, căn cứ Hoá đơn (GTGT) và Phiếu nhập kho: Lần I: Gía mua chưa tính thuế GTGT là 89.375.000đ, chi phí thu mua (vận chuyển, bốc dỡ): 450.000đ, hàng mua được bớt giá: 500.000đ, khối lượng thực nhập: 2.497 kg (hao hụt 3 kg trong định mức) Lần II: Gía mua chưa tính thuế GTGT là 36.874.000đ, khối lượng thực nhập 998 kg (hao hụt trong định mức: 2 kg) Khi kế toán vật tư nhập hai phiếu nhập kho trên vào máy, máy tự động tính ra đơn giá xuất kho bột sữa gầy trong tháng: 54.571.370+(89.375.000+450.000-500.000)+36.874.000 =35.959,9 (đ/kg) 1.532+2.497+998 * Trình tự hạch toán NVL trực tiếp như sau: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất từng tháng và định mức tiêu hao NVL cho từng tấn sản phẩm tháng trước, phòng kế hoạch vật tư tính ra lượng NVL định mức để sản xuất từng loại sản phẩm trong tháng này. Lượng NVL cần cho = Định mức NVL để ´ Sản lượng KH sản xuất sản phẩm i sản xuất 1 tấn sản phẩm i sản phẩm i (tấn) Từ đó, đầu tháng phòng kế hoạch vật tư sẽ lập ra "Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức" cho từng phân xưởng. VD: Tháng 01/ 02, phòng KH- VT đề ra kế hoạch sản xuất cho phân xưởng Bánh I như sau: Bảng 1: Kế hoạch sản xuất sản phẩm tháng 01/ 99 Phân xưởng Bánh I STT Tên Sản Phẩm SL kế hoạch (kg) 1 Bánh Hương Thảo 7500 2 Bánh quy Hoa quả 1500 3 Lương khô dinh dưỡng 25000 4 Lương khô cacao 15000 Tổng cộng 49000 Định mức tiêu hao cho sản xuất các sản phẩm ở phân xưởng Bánh 1 như sau: Bảng 2: Định mức tiêu hao vật tư cho một tấn sản phẩm PX Bánh I Stt Tên Vật tư Đv H.Thảo Quy HQ LK DD LK cacao 1 Bột mì Kg 690 710 780 760 2 Đường Kg 220 226 115 118 3 Bột sữa gầy Kg 28,5 29 14,2 14,6 ... ... Từ đó tính ra lượng bột mì hạn mức cấp cho phân xưởng Bánh I: 7,5x0,69 +1,5x0,71 +25x0,78 +15x0,76 = 37,14 (tấn) Đối với các loại nguyên vật liệu khác được tính tương tự. Xem Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức phân xưởng Bánh I (Bảng 3) Bảng 3: Công ty Bánh kẹo Hải Châu Phòng Kế hoạch - Vật tư Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức Tháng 01năm 2002. ĐM : 49 tấn Bánh Hương Thảo: 7,5 tấn ; Quy Hoa quả: 1,5 tấn. Lương khô dinh dưỡng: 25 tấn ; Lương khô cacao: 15 tấn Đơn vị được lĩnh : ………………..Phân xưởng Bánh I……………………. Phụ trách kế hoạch vật tư: ………..Nguyễn Hồng Hải…………………….. Phụ trách kho:…………………… chị Dung……………………………….. TT Tên Vật tư nguyên liệu Mã số ĐV tính HM đ.lĩnh Thực lĩnh Số lượng Ký nhận Số lượng Ký nhận 1 Bột mì 01001 kg 37.140 17.140 20.000 2 Đường 01002 kg 6.634 3.500 3.134 3 Bột sữa gầy 01004 kg 831,25 531,25 300 4 Muối 02001 kg 5,8 5,8 - 5 Trứng gà 02005 quả 250 100 130 6 Vanilla 02007 kg 4,7 2,7 2 7 Bột cacao 02104 kg 120 120 - 8 Tinh dầu cam 02208 kg 22 22 - 9 NH4HCO3 02410 kg 0,85 9 - 10 Than Kiple 03001 kg 5.300 3.700 1.600 11 Túi P.E H.Thảo 06004 chiếc 15.000 9.000 6.100 12 Giấy gói LK 06212 cuộn 8.000 6.000 2.000 .. .. .. .. .. .. 19 Bìa lót đáy thùng 06413 chiếc 5.250 3.000 2.100 Phòng KH- VT PX Bánh I Thủ kho Khi nhận NVL tại kho vật tư của công ty, công nhân của tổ vận chuyển phân xưởng sẽ ký nhận vào cột ký nhận trên phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức và vận chuyển về kho của phân xưởng, giao nhận với thủ kho phân xưởng. Nếu trong tháng, kế hoạch sản xuất được điều chỉnh tăng phòng kế hoạch vật tư sẽ lập thêm phiếu xuất kho NVL căn cứ vào sản lượng sản phẩm cần gia tăng và định mức hao phí cho từng sản phẩm. (xin xem biểu 04) Bảng 04 : Công ty Bánh kẹo Hải Châu Số:…. Mẫu số 02VT QĐ số 1141TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của BTC Phiếu xuất kho Ngày 8 tháng 1 năm 2002 Họ tên người nhận hàng : ……………….Nguyễn Văn Thanh……………… Bộ phận: …………………………..Phân xưởng bánh 1…………………….. Lý do xuất kho:…………………sản xuất bánh Hương Thảo……………….. Xuất tại kho:………………….Chị Dung………………………………. TT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm,hàng hoá) Mã số Đv tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Bột mì 01001 Kg 17 140 17 140 3625,3 62 137 642 2 Đường 01002 Kg 3 500 3 500 4 210 14 735 000 Cộng 76 872 642 Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Bảy mươi sáu triệu tám trăm bảy hai nghìn sáu trăm bốn mươi hai đồng. Phụ trách bảo quản Phụ trách cung tiêu Người nhận Kế toán trưởng Thủ kho Để đảm bảo quản lý chặt chẽ phản ánh được chi phí thực tế phát sinh tại các phân xưởng, công ty đều cử phụ trách thống kê theo dõi việc xuất dùng, sử dụng NVL tại phân xưởng. Hàng ngày, nhân viên thống kê phân xưởng có nhiệm vụ thống kê theo dõi việc xuất dùng nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao cho sản xuất sản phẩm tại phân xưởng. Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao cho sản xuất sản phẩm nào được nhân viên thống kê tập hợp vào sản phẩm đó. Cuối tháng nhân viên thống kê phân xưởng tập hợp lượng tiêu hao của từng loại NVL cho từng sản phẩm và thể hiện việc tập hợp này trên một biểu gọi là "Báo cáo sử dụng vật tư" được lập riêng cho từng phân xưởng. Báo cáo sử dụng vật tư cho ta số liệu về lượng nguyên vật liệu tiêu hao của từng loại sản phẩm. Như vậy, ngoài một số NVL chỉ dùng để sản xuất một loại sản phẩm được tập hợp trực tiếp, thì một số nguyên nhiên vật liệu phụ được dùng cho sản xuất nhiều loại sản phẩm phải được tập hợp để cuối tháng nhân viên thống kê phân xưởng tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm. Tiêu thức phân bổ là sản lượng sản xuất được trong tháng. Các loại NVL phụ cần phân bổ như các loại tinh dầu, phẩm màu, hương liệu…, nhiên liệu cần phân bổ là than Kiple. VD: Căn cứ vào bảng khối lượng công việc hoàn thành của phân xưởng và tổng lượng than Kiple đã tiêu dùng cho sản xuất sản phẩm trong tháng, thống kê phân xưởng Bánh I sử dụng công thức sau để phân bổ lượng than tiêu dùng cho các sản phẩm: Tổng KL than phát sinh Sản lượng Khối lượng than SXSP(i) = X sản phẩm i Tổng SL các SP của PX (i) Bảng 5: bảng kết quả công việc Phân xưởng Bánh I Nhập kho chị Nga Tên sản phẩm Sản lượng thực tế (kg) Bánh Hương Thảo 7.482 Bánh Quy Hoa quả 1.615 Lương khô dinh dưỡng 25.046 Lương khô cacao 15.183 Tổng cộng 49.326 Thủ kho Quản đốc phân xưởng Căn cứ vào các số liệu đã tập hợp trong tháng, lượng than đã chi dùng là 5.370 kg, thống kê phân xưởng Bánh I tính ra lượng than phân bổ cho sản xuất các sản phẩm, cụ thể: Lượng than cho SX Quy Hoa quả: Lượng than cho SX LK cacao : Sau khi đã tập hợp và phân bổ tất cả các loại nguyên nhiên, vật liệu, bao bì cho các sản phẩm trong phân xưởng, thống kê phân xưởng Bánh I hoàn thành Báo cáo sử dụng vật tư và cuối tháng chuyển lên phòng Tài vụ cho kế toán vật tư . Xin xem Báo cáo sử dụng vật tư phân xưởng Bánh I (bảng số 6). Trong bảng này, tuy điện và nước không phải là nguyên nhiên, vật liệu nhưng cũng được thống kê phân xưởng tính toán và tập hợp trong bảng. Tại phòng tài vụ, kế toán vật tư căn cứ vào các chứng từ xuất vật liệu của thủ kho công ty, thủ kho phân xưởng, tiến hành phân loại chứng từ theo từng loại, nhóm vật liệu và đối tượng sử dụng. Ngoài việc theo dõi về mặt số lượng NVL tiêu hao, kế toán vật tư còn phải theo dõi cả về mặt giá trị. Định kỳ từ 5 đến 7 ngày, từ các chứng từ gốc (PNK, PXK, hoá đơn mua hàng), kế toán tiến hành ghi sổ nhật ký chung bằng các định khoản kế toán tương ứng với từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh do nhân viên kế toán gõ lệnh yêu cầu, với chương trình cài sẵn, máy vi tính tự động ghi vào Nhật ký chung (xin xem biểu số 07). Biểu số 07: Trích Sổ Nhật ký chung Đơn vị: Công ty bánh kẹo Hải Châu Nhật ký chung Từ ngày 1/01 đến ngày 31/01 năm 2002 Ngày Số CT Diễn giải TK Nợ TK Có Số tiền 8/1 31/1 ……… Xuất kho bột mì cho Px Bánh 1 Xuất kho túi Hương Thảo Xuất kho túi lương khô Xuất kho đường trắng cho Bánh1 Mua sữa cho phân xưởng Bánh 1 ……………………….. Tiền lương phải trả CNQLPX B1 Trích BHXH T1/02 cho QLPX B1 …………………….. 6211 6211 6211 6211 6211 133 6271 6271 1521 1526 1526 1521 111 111 334 3383 62.137.642 1.025.535 1.854.454 14.735.000 151.100 15.110 7.695.967 685.236 Từ sổ Nhật ký chung, số liệu sẽ được máy vi tính tự động chuyển vào các sổ cái TK liên quan như TK 152, TK 153, TK 6211 (xin xem biểu số 08) Biểu số 08 Công ty Bánh kẹo Hải Châu Sổ cái Nguyên vật liệu trực tiếp - Phân xưởng Bánh I Số hiệu TK: 6211 Từ ngày 01/01/02 Đến ngày 31/01/02 Ngày Số Diễn giải TK Số tiền CT ĐƯ Nợ Có …………………………… 31/01 Xuất than cho SX Quy Hquả 1523 301.963 Xuất than cho SX Hương Thảo 1523 1.396.580 Xuất than cho SX LK thường 1523 4.678.714 Xuất than cho SX LK cacao 1523 2.836.052 Cộng đối ứng 1523 9.213.309 Xuất bao bì cho Quy Hoa quả 1526 425.736 Xuất bao bì cho Quy Hoa quả 1526 41.580 Xuất bao bì cho Quy Hoa quả 1526 377.190 Xuất bao bì cho Hương Thảo 1526 .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. Cộng đối ứng 1526 30.399.319 Phế liệu thu hồi px Bánh I 1528 2.135.600 Cộng đối ứng 1528 2.135.600 Cộng đối ứng tài khoản 152 247.821.726 2.135.600 Xuất băng dính cho SX Quy HQ 1531 24.000 .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. 1531 Xuất băng dính cho SX LKCC 1531 192.000 Cộng đối ứng 1531 612.000 Cộng đối ứng tài khoản 153 612.000 Kết chuyển CP NVL-Quy HQ 1541 11.164.816 Kết chuyển CP NVL - H.Thảo 1541 41.871.723 Kết chuyển CP NVL -LKDD 1541 120.168.724 Kết chuyển CP NVL - LKCC 1541 75.092.863 Cộng đối ứng 1541 246.298.126 Cộng đối ứng tài khoản 1541 246.298.126 Cộng phát sinh 248.433.726 248.433.726 Dư đầu kỳ Dư cuối kỳ Tương tự như vậy, số liệu sẽ được ghi chuyển lần lượt vào Sổ cái TK 6212, 6213, 6214, 6215 và cuối cùng kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp số liệu trên các TK này vào Sổ cái TK 621-Chi phí NVL trực tiếp toàn công ty Đồng thời khi nhận được Báo cáo sử dụng vật tư do thống kê phân xưởng gửi lên, sau khi đối chiếu, kiểm tra, kế toán vật tư ghi nhập vào Nhật ký chung cho từng phân xưởng số lượng nguyên vật liệu tiêu hao cho từng sản phẩm. Máy tính sẽ tự áp giá cho từng nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất và máy cũng tự động tính ra hao phí nguyên vật liệu cho sản xuất từng loại sản phẩm. Ví dụ: kế toán vật tư nhập vào Nhật ký chung bằng bút toán: Nợ TK 6211 - Quy Hoa quả : 1.684.002 Có TK 1521 - MS 01004 (bột sữa gầy): 1.684.002 Sau đó, căn cứ vào bút toán này, máy sẽ tự động tính và đưa ra bảng Chi tiết Chứng từ - Bút toán. Đây là bảng tập hợp về số lượng và giá trị các loại nguyên nhiên , vật liệu đã tíêu hao để sản xuất một loại sản phẩm (xin xem bảng 09) Bảng 09: Công ty Bánh kẹo Hải Châu chi tiết chứng từ - bút toán Ngày : 31/01/02 Diễn giải : Xuất vật tư cho LK cacao Mã VT Tên vật tư Lượng Đơn giá Tiền TK Nợ TK Có 01001 Bột mì 11.543,6 3.613,4 41.711.644 6211 1521 01002 Đường 1.791,6 5327,6 9.544.928 6211 1521 01004 Bột sữa gầy 221,8,2 39.959,9 7.976.625 6211 1521 02001 Muối 1,8 847 1.524 6211 1522 02007 Vanilla 1,5 20.108 30.162 6211 1522 02104 Bột cacao 120 32.100 3.852.000 6211 1522 02410 NH4HCO3 3 38.593,8 115.781 6211 1522 03001 Than Kiple 1.653 1.715,7 2.836.052 6211 1523 06304 Giấy gói LK cacao 3.070 856,2 2.628.635 6211 1526 153c Băng dính 16 12.000 192.000 6211 153c 06312 Bìa lót đáy thùng 1.530 126 192.780 6211 1526 06402 Hộp carton Quy HQ 1.530 1.143 8.146.332 6211 1526 Cộng 77.228.463 Phế liệu ở PX BI -2.135.300 1528 6211 Tổng cộng 75.092.863 . Tiếp theo máy tính cũng tự động nhập các số liệu về xuất nguyên vật liệu (cả về mặt giá trị và số lượng) vào sổ chi tiết vật tư và đưa ra Bảng tổng hợp Nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu. (xin xem bảng số 10 ). Báo cáo là tài liệu rất quan trọng làm cơ sở tiến hành tập hợp toàn bộ NVL-CCDC xuất dùng để lập Bảng phân bổ NVL-CCDC.(bảng số 11) Cuối tháng, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở từng phân xưởng. Đối với phân xưởng Bánh I, kế toán ghi vào Nhật ký chung bằng bút toán: Nợ TK 1541: 248.433.726 Có TK 6211: 248.433.726 Sau đó, máy tính sẽ tự động ghi nhập bút toán trên vào sổ Cái TK 1541 và 6211. 2.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp: Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tại công ty bánh kẹo Hải Châu bao gồm: Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân sản xuất trực tiếp. Ngoài ra còn bao gồm các khoản tiền phụ cấp, trợ cấp… Trong điều kiện hiện nay khi máy móc sản xuất còn hạn chế thì chi phí nhân công trực tiếp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành. Như vậy, tiền lương của công nhân sản xuất là một bộ phận quan trọng trong chi phí sản xuất của công ty. Hiện nay, công ty bao gồm khoảng 1000 cán bộ công nhân viên trong đó lực lượng lao động gián tiếp chiếm 15%. Xuất phát từ loại hình sản xuất, đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý … công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương - Trả lương theo thời gian được áp dụng cho những công nhân viên không trực tiếp tham gia sản xuất. - Trả lương theo sản phẩm cho công nhân sản xuất trực tiếp. Hình thức trả lương này có tác dụng khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động, tăng sản lượng, đẩy nhanh tiến độ sản xuất, tạo ra nhiều lợi nhuận cho công ty. Tuỳ thuộc vào nhu cầu lao động của từng bước công việc, tại các phân xưởng, lao động được bố trí một cách hợp lý. Số lao động này được chia thành các tổ sản xuất - phụ trách là các tổ trưởng, các tổ trưởng có nhiệm vụ đôn đốc công nhân, đảm bảo tiến độ công việc và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cơ sở để tính lương là bảng chấm công, bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành và bảng đơn giá tiền lương. Trình tự luân chuyển chứng từ để hạch toán tiền lương được như sau: Bảng chấm công Bảng thanh toán t/lươngở mỗi Px Phòng tổ chức Phòng kế toán Giám đốc duyệt chi Thủ quỹ phát tiền Kế toán tổng hợp Lưu chứng từ Cụ thể hàng ngày, các quản đốc ở phân xưởng (hoặc tổ trưởng) có nhiệm vụ theo dõi thời gian sản xuất, chấm công cho từng công nhân trong ngày theo quy định của Bảng chấm công, sau đó lập bảng thanh toán tiền lương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100257.doc
Tài liệu liên quan