Chuyên đề Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công trình thủy

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU iv

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY 1

1.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công trình thủy 1

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 1

1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 2

1.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động 2

1.1.2.2. Năng lực sản xuất 3

1.1.2.3. Quy trình sản xuất 5

1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 6

1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty 6

1.1.3.2. Đặc điểm quản lý 9

1.2. Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công trình thủy 10

1.2.1. Phương pháp hạch toán 10

1.2.3. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán 18

1.2.3.1. Chính sách kế toán chung của công ty 18

1.2.3.2. Các chế độ kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Công trình thủy 18

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY 22

2.1. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công trình thủy 22

2.2. Kế toán chi phí sản xuất 23

2.2.1. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) 23

2.2.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty CP Đầu tư và Xây dựng Công trình thủy 23

2.2.1.2. Chứng từ cho việc tập hợp chi phí NVL TT 23

2.2.1.3. Hạch toán Chi phí NVL TT 25

2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) 29

2.2.2.1. Đặc điểm về chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty 29

2.2.2.2. Chứng từ hạch toán chi phí NCTT 30

2.2.2.3. Kế toán chi phí NCTT 33

Tài khoản sử dụng 33

2.2.3. Tập hợp chi phí máy thi công (MTC) 35

2.2.3.1. Đặc điểm hạch toán chi phí MTC 35

2.2.3.2. Chứng từ để hạch toán chi phí MTC 35

2.2.3.3. Kế toán chi phí máy thi công 38

2.2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 41

2.2.4.1. Đặc điểm kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 41

2.2.4.2. Chứng từ để hạch toán chi phí sản xuất chung 42

2.2.4.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 42

2.3. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình 46

2.3.1. Đặc điểm của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Công trình thủy 46

2.3.2. Tập hợp chi phí sản xuất cho công trình và tính giá thành 46

CHƯƠNG 3:MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY 58

3.1. Những nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty CP Đầu tư và Xây dựng Công trình thủy 58

3.1.1. Những ưu điểm 58

3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại 59

3.2.1. Tính tất yếu của việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành 60

3.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty 61

KẾT LUẬN 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công trình thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lập cho từng công trình hay từng giai đoạn của công trình. Vật liệu được cung ứng theo yêu cầu của tiền độ công trình và theo kế hoạch vật tư đã lập. 2.2.1.2. Chứng từ cho việc tập hợp chi phí NVL TT Với đặc điểm về NVL cho công trình xây dựng như đã trình bày ở trên, chứng từ cho việc tập hợp chi phí NVL TT chủ yếu dựa trên Hóa đơn mua NVL (trong trường hợp mua NVL chuyển thẳng đến chân công trình) hoặc phiếu xuất kho kèm theo để nghị cung ứng vật liệu của đơn vị thi công công trình. Ví dụ: Ngày 10/12/2007, Công ty xuất kho 5 tấn Xi măng PC30, đơn giá là 690.909VND/1 tấn để phục vụ cho việc thực hiện công trình xây dựng cảng Xăng dầu hàng không. Ngày 13/12/2007, Công ty mua 2 tấn nhựa đường của nhà cung cấp là Công ty TNHH Hải Nam, đơn giá là 7.200.000VNĐ/1 tấn. Số nhựa đường này được vận chuyển thẳng đến chân công trình. Chứng từ cho nghiệp vụ này sẽ gồm hóa đơn mua hàng và phiếu xuất kho HOÁ ĐƠN GTGT Mẫu số: 01 GTKT – 3LL Liên 2: Giao khách hàng AL/ 2003B Ngày 13/12/2007 0228973 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Hải Nam Địa chỉ: ……….. Số tài khoản:…………… Điện thoại:……. MS: Họ tên người mua hàng: Nguyễn Đạt Tân Tên đơn vị: Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Công trình thủy Địa chỉ: 58 Phạm Minh Đức, Hải Phòng Số tài khoản:………… Hình thức thanh toán: TM/CK MS: STT Tên hàng hoá Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 01 Nhựa đường tấn 2 7.200.000 14.400.000 Cộng tiền hàng 14.400.000 Thuế suất: 10% Tiền thuế GTGT 1.440.000 Tổng cộng tiền thanh toán 15.840.000 Số tiền viết bằng chữ: Mười lăm triệu tám trăm bốn mươi nghìn đồng chẵn Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Mẫu số 02-VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 10/12/2007 Số phiếu: PX0712-005 Họ và tên người nhận: Địa chỉ(bộ phận): Lý do xuất kho: Xuất vật tư cho công trình Cảng Xăng dầu hàng không Xuất tại kho: Công ty STT Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Xi măng PC30 Tấn 5 690.909 2.072.727 . Ngày 10 tháng 12 năm 2007 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) tên) 2.2.1.3. Hạch toán Chi phí NVL TT Tài khoản sử dụng TK 621 – Chi phí NVLTT Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ, được chi tiết theo từng công trình. Tài khoản này có 2 tài khoản con: TK 6211 – Chi phí NVL Chính TK 6212 – Chi phí NVL phụ Trình tự ghi nhận chi phí NVL TT như sau Căn cứ vào hóa đơn mua NVL chuyển thẳng đến chân công trình và phiếu xuất kho NVL theo đề nghị cung ứng vật liệu, kế toán các xí nghiệp lập bảng kê chi tiết TK 621. Bảng kê này giúp theo dõi một cách chi tiết tất cả các loại nguyên vật liệu dùng cho từng công trình trong một tháng, về số lượng, đơn giá, tổng số tiền nhằm phản ánh một cách chi tiết tất cả các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh cho từng công trình trong tháng. Bảng kê chi tiết này gần tương tự như sổ chi tiết TK 621, nhưng chi tiết hơn đến cả số lượng từng loại vật liệu xuất dùng. Bảng kê chi tiết này không chỉ để xác định chi phí NVLTT cho từng công trình trong tháng mà còn nhằm mục đích theo dõi tình hình vật tư của công ty. Bảng 2-1 Bảng kê chi tiết TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công trình: Cảng xăng dầu hàng không Tháng 12 năm 2007 Đơn vị: VNĐ Chứng từ Loại NVL sử dụng TK đối ứng Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền SH NT PX005 10/12/07 Xi măng PC30 152 Tấn 5 690.909 2.072.727 0228973 13/12/07 Nhựa đường 331 Tấn 2 7.200.000 14.400.000 … Cộng 108.468.100 Bảng 2-2 Sổ chi tiết TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công trình: Cảng xăng dầu hàng không Tháng 12 năm 2007 Đơn vị: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi Nợ TK 621 SH Ngày tháng Tổng số tiền Chia ra 6211 6212 0228973 13/12/07 Mua Nhựa đường 331 14.400.000 14.400.000 PX005 10/12/07 Xuất xi măng PC30 152 2.072.727 2.072.727 … Cộng 108.468.100 108.468.100 Định kỳ, kế toán các xí nghiệp hạch toán chi phí mua nguyên vật liệu trực tiếp cho từng công trình căn cứ vào hóa đơn mua hàng hay phiếu xuất kho NVL, kế toán sẽ phản ánh vào các nhật ký chứng từ, lập bảng tổng hợp chi tiết TK 621, đồng thời lập bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ cho các công trình. Bảng 2-3 Bảng tổng hợp chi tiết TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tháng 12 năm 2007 Đơn vị: VNĐ TT Tên công trình TK đối ứng Tổng cộng 152 111 112 331 1 Cảng xăng dầu hàng không 30.570.000 7.700.200 70.127.900 108.468.100 … … … … … … … Tổng cộng 105.306.400 8.500.000 18.173.900 200.028.850 332.009.150 Dưới đây là bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ trong tháng 12 năm 2007 cho từng công trình. Bảng phân bổ này có tác dụng cho biết giá trị vật liệu và công cụ dụng cụ xuất dùng cho từng công trình trong tháng là bao nhiêu. Phần vật liệu và công cụ dụng cụ xuất dùng cho máy thi công và sản xuất chung cũng được thể hiện trên bảng này. Như vậy trong tháng 12 năm 2007, tổng giá trị vật liệu xuất dùng là 105.306.400 VNĐ, trong đó giá trị vật liệu xuất cho việc thi công Cảng Xăng dầu hàng không là 30.570.000 VNĐ Bảng 2-4 Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ Tháng 12 năm 2007 Đơn vị: VNĐ STT Ghi có các TK Ghi nợ các TK 152 153 1 - TK 621 105.306.400 + Cảng xăng dầu hàng không 30.570.000 …………… …………. 2 - TK 627 33.785.180 3.415.200 + Cảng xăng dầu hàng không 20.220.600 303.200 …………… …………. …………. 3 - TK 623 1.448.720 304.400 + Cảng xăng dầu hàng không …. ………….. ................ ................ Tổng cộng 140.540.300 3.719.600 Số liệu của bảng tổng hợp chi tiết TK 621 được dùng làm căn cứ để ghi vào “Bảng tổng hợp chi tiết” TK 154 đồng thời là căn cứ để kiểm tra, đối chiếu với Nhật ký chứng từ số 7 và sổ cái TK 621. Trên cơ sở của bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ và các nhật ký chứng từ liên quan, kế toán giá thành sẽ phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng công trình vào bảng kê số 4, từ đó tổng hợp chi phí vào nhật ký chứng từ số 7, số liệu của Nhật ký chứng từ 7 được dùng để ghi sổ cái TK 621. (Bảng tổng hợp chi tiết TK 154, Nhật ký – chứng từ số 7, bảng kê số 4 và sổ cái TK 621 sẽ được trình bày cuối chương này trong phần tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm). 2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) 2.2.2.1. Đặc điểm về chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty Chi phí nhân công trực tiếp là tất cả các chi phí về lao động phải bỏ ra có liên quan trực tiếp đến từng công trình, không bao gồm phần tiền lương cho nhân viên lái máy thi công, nhân viên quản lý chung… Nhân công trực tiếp thi công công trình sẽ gồm 2 lực lượng chính: Những nhân viên có trong danh sách lao động của công ty. Đối với những người này Công ty sẽ tiến hành trích các khoản trích theo lương gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Những nhân viên này thường là tổ trưởng các đội thi công, người vừa trực tiếp tham gia thi công vừa giám sát công việc của các thành viên khác trong đội. Những lao động thuê ngoài không trong danh sách nhân viên của công ty. Trong một số trường hợp như các công trình ở xa, điều kiện di chuyển lao động khó khăn hoặc công trình bước vào giai đoạn nước rút, Công ty tiến hành thuê mướn lao động bên ngoài (chủ yếu là lao động tại nơi thi công). Công việc này làm giảm chi phí di chuyển lao động, hạn chế những khó khăn về sinh hoạt của công nhân. Đối với lực lượng lao động này Công ty giao cho các Đội trưởng các công trường thi công quản lý và trả lương theo hình thức khoán việc. Công ty không phải tiến hành trích các khoản trích theo lương cho đối tượng này. Đây cũng là đặc điểm chung cho hầu hết các doanh nghiệp xây lắp do đặc thù của ngành. Về chi phí NCTT, nếu như đối với hầu hết các doanh nghiệp sản xuất khác, chi phí nhân công thường là chi phí bất biến hoặc ít biến động do số lượng nhân công thường ổn định và lương nhân công ít thay đổi. Nhưng đối với một doanh nghiệp xây lắp, do nhân công để thực hiện công trình phần lớn là lao động thuê ngoài phục vụ riêng cho nhu cầu của từng công trình nên chi phí nhân công lại thường xuyên thay đổi theo từng công trình, từng thời điểm. Chi phí nhân công trực tiếp để thực hiện công trình sẽ thay đổi theo giá thuê lao động trên thị trường. 2.2.2.2. Chứng từ hạch toán chi phí NCTT Đối với nhân viên trong danh sách, chứng từ gốc để ghi nhân chi phí NCTT sẽ là bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Cơ sở để lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội cho nhân công trong danh sách là bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương có chữ ký của người nhận tiền, hợp đồng lao động…. Còn đối với lao động thuê ngoài, chứng từ gốc để hạch toán chi phí NCTT sẽ là bảng phân bổ tiền lương cho lao động thuê ngoài. Bảng phân bổ tiền lương cho lao động thuê ngoài được lập dựa trên số tiền thực tế phải cho lao động thuê ngoài, được quy định hợp đồng lao động thuê ngoài, hợp đồng khoán việc. Khi công trinhg hoàn thành theo từng giai đoạn, dựa vào biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, công ty chi trả tiền cho đội trưởng đội thi công để thanh toán cho lao động thuê ngoài. Trình tự luân chuyển chứng từ như sau: Khi nhận thi công một công trình, hạng mục công trình nào đó, giám đốc xí nghiệp lập hợp đồng làm khoán. Hợp đồng làm khoán được ký theo từng phần công việc, tổ hợp công việc trong đó ghi rõ thời gian thực hiện hợp đồng, khối lượng, đơn giá giao khoán, trách nhiệm của người nhận khoán, người giao khoán. Cuối tháng căn cứ vào hợp đồng làm khoán, phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành, bảng chấm công do công trường gửi đến, kế toán xí nghiệp tiến hành tính lương cho từng người và lập bảng thanh toán lương cho công nhân (bảng này được lập riêng cho công nhân trong danh sách và công nhân thuê ngoài). Sau đó gửi lên phòng kế toán xí nghiệp hợp đồng làm khoán, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, bảng chấm công cùng bảng thanh toán tiền lương. Phòng kế toán xí nghiệp đối chiếu chúng và lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH đối với lao động trong danh sách, và bảng phân bổ tiền lương đối với công nhân thuê ngoài (Công ty không tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho lao động thuê ngoài). Sau đây là ví dụ về bảng phân bổ tiền lương và BHXH cho nhân viên trong danh sách và bảng phân bổ tiền lương cho lao động ngoài danh sách Bảng 2-5 Bảng phân bổ tiền lương (Công nhân thuê ngoài) Tháng 12 năm 2007 Đơn vị: VNĐ STT Ghi nợ TK 622 Ghi có TK 3342 1 Cảng xăng dầu hàng không 14.802.445 ... ... ... Tổng cộng 15.968.400 Bảng 2-6 Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Nhân viên trong danh sách) Tháng 12 năm 2007 Đơn vị: VNĐ STT Ghi có TK Ghi Nợ TK TK 3341- phải trả công nhân viên TK 338- Phải trả, phải nộp khác Tổng cộng Lương Các khoản phụ cấp Các khoản khác Cộng có TK 3341 KPCĐ BHXH BHYT Cộng có TK 338 1 TK 622 70.251.600 70.251.600 70.251.600 + Cảng xăng dầu hàng không 35.200.966 35.200.966 35.200.966 … … … … … … … … … … 2 TK 623 7.073.000 7.073.000 7.073.000 + Cảng xăng dầu hàng không 3.500.202 3.500.202 3.500.202 3 TK 627 17.867.408 17.867.408 357.348 2.680.111 357.348 3.394.807 21.262.215 + Cảng xăng dầu hàng không 9.875.200 9.875.200 197.504 1.481.280 197.504 1.876.288 11.751.488 ... ... … … … … … … … … … Tổng cộng 150.274.450 150.274.450 1.894.650 18.946.500 2.841.975 23.683.125 173.957.575 Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ghi nhận cả phần chi phí nhân công lái máy thi công và nhân viên quản lý chung. Phần chi phí này sẽ được ghi nhận vào chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung. 2.2.2.3. Kế toán chi phí NCTT Tài khoản sử dụng Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Do đặc điểm của đơn vị, tài khoản này được chia ra thành 2 tài khoản cấp 2 cho dễ theo dõi quá tình hình thanh toán cho người lao động, gồm: TK 6221 – Chi phí lương nhân công trong danh sách TK 6222 – Chi phí tiền công lao động thuê ngoài Trình tự ghi nhận Sau khi cơ bản phân bổ tiền lương và BHXH (đối với nhân viên trong danh sách) và bảng phân bổ tiền lương ( đối với lao động thuê ngoài), kế toán dựa vào đó để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Với công trình Cảng Xăng dầu hàng không, chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán như sau Nợ TK 6221-Chi phí lương nhân viên trong danh sách 14.802.445 Có TK 3341-Lương nhân viên trong danh sách 14.802.445 Nợ TK 6222-Chi phí tiền công lao động thuê ngoài 35.200.966 Có TK 3341- Tiền công lao động thuê ngoài 35.200.966 Từ các bảng phân bổ tiền lương, kế toán vào bảng kê số 4, sổ chi tiết TK 622, từ đó lấy số liệu để phản ánh lên bảng tổng hợp chi tiết TK 622 Bảng 2-7 Sổ chi tiết TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Công trình: Cảng xăng dầu hàng không Tháng 12 năm 2007 Đơn vị: VNĐ Diễn giải TK đối ứng Ghi Nợ TK 622 Tổng số tiền Chia ra 6221 6222 CP lương nhân viên trong danh sách 3341 14.802.445 14.802.445 CP tiền công lao động thuê ngoài 3342 35.200.966 35.200.966 Cộng 50.003.411 14.802.445 35.200.966 Bảng 2-8 Bảng tổng hợp chi tiết TK 622: chi phí nhân công trực tiếp Tháng 12 năm 2007 Đơn vị: VNĐ STT Tên công trình Có các TK đối ứng nợ TK 622 Cộng 3341 3342 1 Cảng xăng dầu hàng không 35.200.966 14.802.445 50.003.411 … … … … … Cộng 70.251.600 15.968.400 86.220.000 Số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết TK 622 được dùng làm căn cứ để ghi vào bảng tổng hợp chi tiết TK154, kiểm tra đối chiếu với Nhật ký chứng từ số 7 và sổ cái TK 622. Từ bảng kê số 4 kế toán ghi vào nhật ký chứng từ số 7 (phần TK 622), số liệu của nhật ký chứng từ số 7 được dùng làm căn cứ ghi sổ cái TK 622 (Bảng tổng hợp chi tiết TK 154, Nhật ký – chứng từ số 7, bảng kê số 4 và sổ cái TK 622 sẽ được trình bày ở cuối chương này, phần tổng hợp chi phí và tính giá thành công trình) 2.2.3. Tập hợp chi phí máy thi công (MTC) 2.2.3.1. Đặc điểm hạch toán chi phí MTC Máy thi công công ty sử dụng trong quá trình thi công các công trình gồm 2 loại: Máy thi công của công ty: đối với loại máy thi công của công ty thì chi phí máy thi công được tính chính là chi phí khấu hao máy thi công được phân bổ cho từng công trình. Ngoài ra còn bao gồm chi phí nhân viên lái máy và chi phí xăng dầu vận hành máy. Máy thi công thuê ngoài: máy thi công của công ty số lượng có hạn nhưng nhu cầu để phục vụ các công trình là rất lớn, mặt khác đa số các công trình được thực hiện ở những nơi xa kho máy của công ty nên việc điều động va sử dụng máy thi công của công ty sẽ là không hiệu quả. Vì vậy việc sử dụng máy thi công thuê ngoài sẽ là giải pháp tối ưu. Đối với máy thi công thuê ngoài thì chi phí máy thi công được ghi nhận sẽ chính là chi phí phải trả cho hợp đồng thuê máy. Nếu hợp đồng đã bao gồm tất cả các chi phí kể cả tiền xăng dầu phục vụ chạy máy thì số tiền ghi trên hóa đơn của bên cho thuê sẽ là phần chi phí được ghi nhận. Còn trong trường hợp tiền thuê chưa bao gồm cả chi phí xăng dầu chạy máy thì phần chi phí này sẽ được cộng vào để xác định chi phí MTC Như vậy, việc ghi nhận chi phí MTC sẽ phụ thuộc vào việc máy thi công đó là của công ty hay đi thuê ngoài. 2.2.3.2. Chứng từ để hạch toán chi phí MTC Đối với máy thi công thuê ngoài Thông thường phương thức thuê là thuê trọn gói, bao gồm cả nhiên liệu và công nhân vận hành máy. Máy thi công thuê ngoài phục vụ cho công trình nào thì chi phí thuê máy thi công được tập hợp trực tiếp cho công trình đó. Căn cứ vào các chứng từ gốc: hợp đồng thuê máy, hóa đơn giá trị gia tăng, hay giấy biên nhận tiền do bên cho thuê lập, kế toán lập bảng kê chi phí máy thi công thuê ngoài phát sinh trong tháng cho từng công trình và hạch toán vào chi phí dịch vụ mua ngoài Đây là một ví dụ về hóa đơn cho chi phí thuê máy thi công HOÁ ĐƠN GTGT Mẫu số: 01 GTGT – 3LL Liên 2: Giao khách hàng AL/ 2007B Ngày 30/12/2007 0038996 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Hưng Thịnh Địa chỉ: ……….. Số tài khoản:…………… Điện thoại:……. MS: Họ tên người mua hàng: ……….. Tên đơn vị: Công ty CP Đầu tư và Xâu dựng Công trình thủy Địa chỉ: 58 Phạm Minh Đức, Hải Phòng Số tài khoản:………… Hình thức thanh toán: TM/CK MS: STT Tên hàng hoá Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 01 Thuê máy ủi phục vụ công trình cảng Xăng Dầu hàng không Máy 1 10.000.000 10.000.000 Cộng tiền hàng 10.000.000 Thuế suất: 10% Tiền thuế GTGT 1.000.000 Tổng cộng tiền thanh toán 11.000.000 Số tiền viết bằng chữ: Mười một triệu chẵn Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Đối với máy thi công của Công ty. Các đội thi công khi có nhu cầu về máy thi công sẽ làm đơn xin điều động máy gửi cho phòng Thiết bị - Vật tư – Kỹ thuật. Nếu có máy phù hợp với yêu cầu phòng Thiết bị - Vật tư – Kỹ thuật sẽ viết lệnh điều động máy cho từng công trình. Toàn bộ hoạt động của máy thi công được phòng theo dõi thông qua “Phiếu theo dõi hoạt động của máy thi công”. Phiếu này được lập riêng cho từng loại máy. Khi máy thi công được điều động cho sản xuất thi công, cán bộ phòng Thiết bị - Vật tư – Kỹ thuật sẽ ghi ngày tháng, họ tên người điều khiển máy và công trình mà máy phục vụ vào phiếu theo dõi hoạt động của máy thi công. Khi sử dụng máy thi công của công ty, chi phí máy thi công sẽ bao gồm: Chi phí nhân công lái máy, là phần tiền lương trả cho nhân công lái máy thi công, được thể hiện trên bảng phân bổ lương và BHXH (Bảng 2 – 6 đã trình bày ở trên) Chi phí nhiên liệu cho chạy máy thi công, gồm chi phí xăng dầu hay tiền điện để chạy máy. Căn cứ vào các hóa đơn thanh toán tiền điện, tiền mua xăng dầu phục vụ máy thi công mà kế toán ghi nhận vào chi phí máy thi công. Trong trường hợp máy thi công được sử dụng cho nhiều công trình thì tiến hành phân bổ chi phí máy thi công cho từng công trình theo ca máy sử dụng tại mỗi công trình. Chi phí vật liệu công cụ dụng cụ cần thiết xuất dùng để phục vụ chạy hay sửa chữa máy. Để ghi nhận phần chi phí này ta lấy số liệu từ bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ (Bảng 2-4 đã trình bày ở trên) Chi phí khấu hao máy thi công, được thể hiện qua giá trị khấu hao máy thi công trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ mà kế toán lập. Hàng tháng kế toán tài sản cố định trích khấu hao máy móc để đưa vào chi phí. Phương pháp khấu hao là phương pháp đường thẳng, việc trích khấu hao được thực thiện theo nguyên tắc tròn tháng. Số khấu hao này sẽ được kế toán ghi vào “Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ”. Dựa vào bảng này ta xác đinh được số khấu hao từng loại máy móc thiết bị để phân bổ vào từng phần chi phí cho phù hợp. Bảng tính này tính ra số khấu hao của tất cả TSCĐ trong công ty, kế toán chi phí giá thành chỉ quan tâm tới phần khấu hao máy móc thi công cho từng công trình. Bảng 2-9 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Tháng 12 năm 2007 Chỉ tiêu Số năm khấu hao Nơi sử dụng Toàn Công ty TK 623 … Nguyên giá Số khấu hao I. Số khấu hao trích tháng trước 922.663.800 7.688.800 4.050.420 II. Số khấu hao tăng trong tháng - - - III. Số khấu hao giảm, trong tháng - - - IV. Số khấu hao phải trích tháng này 922.663.800 7.688.800 4.050.420 1. Máy trộn bê tông 5 24.000.000 400.000 400.000 2.Máy vi tính SS 15 6 12.000.000 200.000 … … … … … Tổng cộng 922.663.800 7.688.800 4.050.420 … 2.2.3.3. Kế toán chi phí máy thi công Tài khoản sử dụng Để hạch toán chi phí máy thi công, tài khoản sử dụng là TK 623 – Chi phí máy thi công. TK này được chi tiết thành các tài khoản con sau: TK 6231 – Chi phí nhân công lái máy TK 6232 – Chi phí vật liệu TK 6233 – Chi phí dụng cụ TK 6234 – Chi phí khấu hao máy thi công TK 6237 – Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6238 – Chi phí bằng tiền khác Trình tự ghi nhận chi phí máy thi công Do trong cùng một thời gian, một máy thi công thường được sử dụng cho rất nhiều các công trình nên việc theo dõi chi phí máy thi công phát sinh chi tiết theo công trình là rất khó khăn. Vậy nên, đối với chi phí máy thi công, kế toán tiến hành theo dõi chi phí máy thi công chi tiết theo từng máy rồi đến cuối tháng mới phân bổ cho từng công trình. Hàng ngày, căn cứ vào các loại chứng từ gốc để ghi nhận chi phí máy thi công như phiếu chi thanh toán tiền điện, nước; bảng thanh toán lương cho nhân viên lái máy; hóa đơn thanh toán tiền dầu; bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ… kế toán vào “Bảng kê chi phí máy thi công”, chi tiết cho từng loại máy thi công. Bảng 2-10 Bảng kê chi phí máy thi công Máy trộn bê tông Tháng 12 năm 2007 Chứng từ Diễn giải Số tiền Số hiệu Ngày tháng 17 5/12/07 Tiền nước 250.000 15 5/12/07 Tiền điện 736.100 … … … … BTTTL 30/12/07 Lương công nhân điều khiển máy 410.000 BPBKH 30/12/07 Trích khấu hao 124.999 Tổng cộng 2.516.500 Cuối tháng đối với những máy thi công trong tháng phục vụ cho nhiều công trình khác nhau thì kế toán tiến hành phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho từng công trình. Tiêu thức phân bổ là chi phí nhân công trực tiếp. Việc phân bổ chi phí máy thi công cho từng công trình được thể hiện trên “Bảng phân bổ chi phí máy thi công” Bảng 2-11 Bảng phân bổ chi phí máy thi công cho từng công trình Tháng 12 năm 2007 Số TT Tên máy Tên công trình Tổng Cộng Công trình cảng xăng dầu hàng không Công trình Đình Vũ Công trình Lương quán … 1 Máy trộn bê tông 1.683.332 833.168 2.516.500 2 Máy đóng cọc 420.000 410.000 830.000 … … … … … … … Tổng cộng 24.231.530 1.300.410 1.110.785 ... 26.642.725 Sau khi phân bổ xong kế toán lập vào sổ chi tiết TK 623 và “Bảng tổng hợp chi tiết TK 623”. Cũng giống như các bảng tổng hợp chi tiết khác, bảng tổng hợp chi tiết TK 623 được sử dụng để ghi vào “Bảng tổng hợp chi tiết TK 154”, kiểm tra đối chiếu với Nhật ký chứng từ số 7 và sổ cái TK 623 Bảng 2-12 Sổ chi tiết TK 623 – Chi phí máy thi công Công trình: Cảng xăng dầu hàng không Tháng 12 năm 2007 Đơn vị: VNĐ Diễn giải TK đối ứng Ghi Nợ TK 623 Tổng số tiền Chia ra … Máy trộn bê tông - 1.683.332 - - Máy đóng cọc - 420.000 - - … Cộng 24.231.530 Bảng 2-13 Bảng tổng hợp chi tiết TK 623 – Chi phí máy thi công Tháng 12 năm 2007 STT Tên công trình Chi phí máy thi công 1 Cảng xăng dầu hàng không 24.231.530 2 Công trình Đình Vũ 1.300.410 ... … Cộng 26.642.725 Cuối tháng căn cứ vào các bảng phân bổ, nhật ký chứng từ liên quan kế toán ghi vào bảng kê số 4, từ bảng kê số 4 ghi vào nhật ký chứng từ số 7, và từ nhật ký chứng từ số 7 kế toán ghi sổ cái TK 623 (Bảng tổng hợp chi tiết TK 154, Nhật ký – chứng từ số 7, bảng kê số 4 và sổ cái TK 622 sẽ được trình bày ở cuối chương này, phần tổng hợp chi phí và tính giá thành công trình) 2.2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 2.2.4.1. Đặc điểm kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh ở từng tổ đội sản xuất nhưng không được tính trực tiếp vào từng đối tượng cụ thể. Chi phí sản xuất chung ở đây thường bao gồm những chi phí sau: Chi phí nhân viên quản lý đội: Là tiền công lao động cho nhân viên quản lý đội. Người này có thể tham gia quản lý đội thi công của một hay nhiều công trình trong cùng một thời điểm nên chi phí này sẽ được tập hợp vào chi phí sản xuất chung và phân bổ cho từng công trình. Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho thi công công trình như: cây chống gỗ, xà gồ, cốt pha, bảo hộ lao động, cuốc, xẻng, bàn xoa...Các công cụ dụng cụ này được phân bổ hết một lần vào chi phí không phân biệt giá trị công cụ dụng đó là lớn hay nhỏ. Chi phí khấu hao TSCĐ: là phần chi phí khấu hao những máy móc thiết bị sử dụng cho việc quản lý đội, kho tàng, bến bãi… Chi phí dịch vụ mua ngoài: các khoản chi phí cho tiền điện, nước…phục vụ cho việc thi công công trình Chi phí SXC khác: như tiền ăn ca của toàn đội xây dựng, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp… Các khoản mục thuộc chi phí sản xuất chung khoản nào có thể tập hợp riêng theo từng công trình thì sẽ được hạch toán chi tiết theo từng công trình. Nhưng đa số các khoản chi phí này không thể hạch toán chi tiết nên chúng sẽ được tập hợp cho cả kỳ rồi phân bổ cho các công trình theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp. 2.2.4.2. Chứng từ để hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung bao gồm rất nhiều các chi phí khác nhau nên chứng từ dùng để tập hợp chi phí sản xuất chung cũng rất đa dạng. Chi phí nhân viên quản lý chung và các khoản trích theo lương cho nhân viên toàn đội: bảng phân bổ lương và BHXH (Bảng 2-6 đã trình bày ở trên) Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ: Phiếu xuất kho công cụ dụng cụ, vật liệu, hóa đơn mua vật liệu công cụ dụng cụ dùng trực tiếp cho công trình không qua kho. (Ví dụ về phiếu xuất kho và hóa đơn mua NVL tương tự như trong phần tập hợp chi phí NVLTT) Chi phí khấu hao TSCĐ: bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Bảng 2-9 đã trình bày ở trên) Chi phí dịch vụ mua ngoài: hóa đơn dịch vụ mua ngoài Những chứng từ này là cơ sở để hạch toán chi phí sản xuất chung. 2.2.4.3. Hạch toán chi phí sản xuấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31458.doc
Tài liệu liên quan