Chuyên đề Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Việt Tiên Sơn

* Kế toán tiền lương: Để hạch toán kế toán tiền lương tại công ty sử dụng một số chứng từ như: Bảng chấm công, Phiếu ghi sản phẩm.sổ sách để theo dõi: Bảng thanh toán Lương, Chứng từ ghi sổ, sổ cái. Tài khoản sử dụng 334 “lương công nhân viên”, 338 “các khoản trích theo lương”,622 “ chi phí NCTT”, 627 “chi phí sản xuất chung”, 641 “chi phí bán hàng”, 642 “chi phí quản lý” Trình tự hạch toán như sau: cuối tháng căn cứ vào chứng từ gốc (bảng chấm công, phiếu ghi sản phẩm), kế toán lập bảng tính ra tiền lương và các khoản phải trả theo lương cho cán bộ công nhân viên của các phòng ban, khi chi trả lương căn cứ vào các chứng từ chi kế toán vào chứng từ chi sổ, vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, vào sổ cái.

* Kế toán TSCĐ: Do tình hình TSCĐ có nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện và tính chất khác nhau. Để thuận tiện cho việc theo dõi và hạch toán công ty phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng: TSCĐ đang sử dụng, TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý. Tài khoản sử dụng: 211 “Tài sản cố định hữu hình”, 213 “ tài sản cố định vô hình”, 212 “tài sản cố định thuê tài chính”, 214 “ hao mòn luỹ kế” Chứng từ sử dụng: Hoá đơn, Biên bản giao nhận, Bản nghiêm thu kỹ thuật, biên bản thanh lý nhượng bán Sổ sách sử dụng: Sổ TSCĐ, Bảng tính khấu hao, chứng từ ghi sổ, sổ cái. Trình tự hạch toán như sau: Căn cứ vào các chứng từ gốc (Biên bản giao nhận, hoá đơn,.) kế toán vào chứng từ chi, bảng kê chứng từ chi. Căn cứ vào bảng kê này kế toán vào Chứng từ ghi sổ, sổ đăng kí chưng từ ghi sổ, vào sổ cái các tài khoản liên quan.

 

doc82 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Việt Tiên Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cổ đông đã thảo luận và thống nhất 100% toàn bộ nội dung và điều lệ công ty gồm 8 chương và 65 điều. Ngày 21/03/2003 Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn được cấp giấy phép kinh doanh và chính thức đi vào hoạt động. Mặc dù, công ty mới chính thức đi vào hoạt động được hơn 4 năm nay song nhờ sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể lãnh đạo và nhân viên trong Công ty, Công ty đã tìm được vị thế cho mình trong địa bàn tỉnh nói riêng và trong nước nói chung. Công ty đã nhận được sự tín nhiệm và bước đầu xây dựng được uy tín trên thị trường. Công ty đã nhận được nhiều dự án, công trình vừa và lớn như: Khu dân cư Thị trấn Sao Đỏ-Chí Linh, Trung tâm thương mại Thị trấn Sao Đỏ…tạo công ăn việc làm ôn định cho hơn 100 lao động trên địa bàn tỉnh, tạo thu nhập và ổn định cuộc sống cho người dân trên địa bàn Công ty hoạt động. 2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn hoạt động trên các lĩnh vực sau: Đầu tư và xây dựng cơ bản Kinh doanh dịch vụ nhà hàng, hàng thủ công mỹ nghệ Sản xuất và kinh doanh phân vi sinh Trong đó, lĩnh vực hoạt động chính là đầu tư và xây dựng cơ bản. Lĩnh vực này bao gồm các hoạt động: đầu tư, xây dựng cơ bản, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng, nạo vét, san lấp… Trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản Công ty đã trúng thầu và giành được nhiều hợp đồng lớn, có ý nghĩa quan trọng như: khu dân cư tập trung thị trấn Sao Đỏ, Khu trung tâm thương mại Thị trấn Sao Đỏ, dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân vi sinh ở Cẩm Giàng…Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nhà hàng và hàng thủ công mỹ nghệ, Công ty đã đáp ứng được một lượng nhu cầu lớn của khách du lịch trong nước và nước ngoài trên lộ trình du lịch tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử như: Hạ Long, Cửa Ông, Tuần Châu…(Quảng Ninh), Côn Sơn, Kiếp Bạc…(Chí Linh-Hải Dương)…tạo cho khách du lịch ®iểm dừng chân nghỉ ngơi và mua sắm lý tưởng, đồng thời đem lại một nguồn doanh thu không nhỏ cho Công ty. Trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân vi sinh, đây là một lĩnh vực mà Công ty mới đi vào hoạt động, do đó còn rất khó khăn phía trước. Song Công ty quyết tâm phát triển lĩnh vực này trở thành một lĩnh vực mũi nhọn tiếp theo để đáp ứng nhu cầu trồng trọt rất lớn trên địa bàn tỉnh Hải Dương và các tỉnh lân cận. Do đặc điểm sản xuất và kinh doanh đa dạng như vậy nên thị trường hoạt động của công ty là vô cùng rộng, đáp ứng mọi đối tượng khách hàng.Từ đó ta thấy Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn có những hướng đi đúng đắn, phù hợp, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 3. Một số chỉ tiêu thể hiện sự phát triển của Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn tuy mới đi vào hoạt động song bước đầu đã đạt được kết quả và dần đi vào ổn định. Điều này được thể hiện cụ thể qua một số chi tiêu sau qua 2 năm 2005-2006: Stt Các chỉ tiêu Đầu kì Cuối kì Số tương đối Số tuyệt đối 1 Tổng doanh thu(đồng) 3.902.210.172 15.902.325.386 12.000.115.214 3,08 2 Tổng chi phí(đồng) 3.899.195.047 15.891.271.131 11.992.076.084 3,08 3 Tổng lợi nhuận(đồng) 3.015.125 11.054.255 839.130 2,7 4 Tổng vốn lưu động(đồng) 1.016.353.370 10.544.350.651 9.527.997.281 9,4 5 Tổng vốn cố định(đồng) 9.183.852.640 15.678.599.931 6.494.747.290 0,7 6 Lao động sử dụng(người) 80 122 37 0,43 7 Thu nhập bq(đồng/người) 800.000 1.005.000 205.000 0,256 Từ bảng số liệu trên ta thấy, các chỉ tiêu thể hiện tình hìn tài chính của Công ty trong 2 năm qua đã có sự tăng trưởng nhưng với mức độ khác nhau. Cụ thể là: Tăng cao nhất là chỉ tiêu Tổng vốn lưu động tăng từ 1.016.353.370 đồng lên 10.544.350.651 đồng, tức tăng 9.527.997.281 đồng tương đương với 9.4%. Chỉ tiêu này tăng cao như vậy là do Công ty đã huy động được một lượng lớn nguồn vốn lưu động nhằm đáp ứng yêu cầu trao đổi, lưu thông, phát triển toàn diện các mặt của Công ty để tạo nguồn thu trước mắt và tạo niềm tin của bạn hàng trên thị trường. Sự tăng của vốn lưu động đã làm cho doanh thu của Công ty tăng 12.000.115.214 đồng tương ứng với 3,08%. Tổng doanh thu tăng chứng tỏ bước đi của Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn đã thu được kết quả. Tuy nhiên, với tổng mức chi phí bỏ ra như vậy thì sự tăng trưởng này là còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng doanh thu chưa phù hợp là do: Công ty đang trong quá trình mở rộng đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật, chi phí tuyển dụng lao động…do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Điều này là hoàn toàn phù hợp. Tổng lợi nhuận của Công ty tăng 8.039.130 đồng tương ứng với 2,7%. Như vậy là lợi nhuận tăng vẫn còn ở mức thấp so với lượng vốn mà Công ty bỏ ra. Điều này chứng tỏ vốn đầu tư của Công ty còn đọng nhiều ở các khâu sản xuất, tiêu thụ… Tăng thấp nhất là tổng thu nhập bình quân đầu người. Thu nhập bình quân đầu người của Công ty trong 2 năm chỉ tăng từ 800.000 đồng lên 1.005.000 đồng, tức tăng 250.000 đồng tương ứng với 2,5%. Việc tăng thu nhập chậm như vậy là do Công ty mới đi vào hoạt động. Nhưng với đà phát triển như hiện nay thì trong một tương lai không xa, thu nhập của người lao động trong Công ty sẽ được nâng cao để cải thiện đời sống, nâng cao chất lượng lao động. 4. Thuận lợi và khó khăn của Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn có 7 thành viên góp vốn và cùng nhau điều hành Công ty. Các thành viên đã từng hoạt động trong nhiệu lĩnh vực khác nhau, có người còn đang công chức. Do vậy, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý và điều hành, có mối quan hệ tốt trong xã hội. Đây vừa là yếu tố khó khăn nhưng cũng đồng thời là điều kiện thuận lợi trong việc phát triển công ty trên nhiều mặt. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đa dạng và phong phú đáp ứng được mọi yêu cầu cho mọi đối tượng khác nhau trong xã hội, phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá hiện đai hoá đất nước. Do đó nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các cơ quan nhà nước và nhân dân. Trụ sở chính của Công ty đặt tại Quán Sui-Cộng Hoà-Chí Linh-Hải Dương, nằm giữa vùng tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, giao thông thuận lợi. Đây cũng là một trong những thế mạnh của Công ty. Bên cạnh những thuận lợi nói trên thì Công ty cũng còn gặp nhiều khó khăn như: cơ sở vật chất còn thiếu, kinh nghiệm thương trường còn non thấp, đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn tại Công ty. Bên cạnh đó còn một lực lượng không nhỏ công nhân thời vụ phục vụ tại các công trường nên khó khăn trong việc quản lý… Nhưng với tiềm năng của mình cùng với sự nỗ lực của toàn thể nhân viên trong Công ty, sự quan tâm của các ban ngành chức năng trong tỉnh Công ty tin rằng trong tương lai không xa sẽ trở thành một đơn vị vững mạnh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà. II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT TIÊN SƠN Bộ máy quản lý của Công ty CP Việt Tiên Sơn được tổ chức theo mô hình chực tuyến chức năng. Đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị, sau đó đến Giám đốc Công ty, đến các phó giám đốc và các phòng ban chức năng và các đơn vị trực thuộc Công ty. Cụ thể được tổ chức theo sơ đồ sau: Chủ tịch HĐQT Phòng TCHC Phòng Kinh Doanh Phòng Kế Hoạch Kỹ Thuật Phòng Kế Toán Các Đơn Vị Trực Thuộc Các Phòng Ban Chức Năng Giám Đ ốc P.Giám Đốc P.Giám Đốc P.Giám Đốc Đầu Tư XD Khu Dân Cư Nhà Hàng Sao Đỏ Trung Tâm Mua Sắm Trung Tâm Làng Nghề Nhà Máy SX Phân Các Đội Xây Dựng * Chủ tịch hội đồng quản trị: Có quyền lực cao nhất, chịu toàn bộ trách nhiệm về mọi vấn đề có liên quan đến công ty.Trực tiếp quản lý và điều hành mọi việc thông qua giám đốc. * Giám đốc: Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả kinh doanh của Công ty. Trực tiếp lãnh đạo và quản lý, điều hành công việc của các phòng ban và các đơn vị trực thuộc. Định hướng chiến lược phát triển của Công ty. * Các phó giám đốc: có nhiệm vụ cùng nhau chỉ đạo và theo dõi hoạt động của các phòng ban chức năng và các đơn vị trực thuộc. Chỉ đạo kịp thời theo các chiến lược mà cấp trên đề ra. Báo cáo kịp thời tình hình sản xuất, kinh doanh, hoạt động của toàn Công ty cho cấp trên. * Phòng Kế toán: Có nhiệm vụ trực tiếp theo dõi và phản ánh tình hình tài chính của Công ty theo đúng chế độ và quy định của Nhà nước. Cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình tài chính của Công ty giúp cho các nhà lãnh đạo ra quyết định một cách chính xác, cũng như cung cấp các thông tin cần thiết cho các đối tượng khác bên ngoài sử dụng. * Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ là lập và triển khai các chiến lược kinh doanh của Công ty, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm khách hàng và đối tác mới…đề ra và thực hiện các chính sách khuyến mãi, các chính sách chăm sóc khách hàng, bảo hành … * Phòng Kế hoạch-Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch ngắn và trung hạn để triển khai, thực thi các kế hoạch vĩ mô mà giám đốc và hội đồng quản trị dưa xuống. Lập kế hoạch và theo dõi tiến độ công trình, dự án về mặt thời gian, chất lượng, kỹ thuật, tiến độ công trình… * Phòng Tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý nhân sự trong Công ty về số lượng, chất lượng lao động. Tuyển dụng, bố trí phân công công tác cho hợp lý với chuyên môn trình độ tạo hiệu quả cao trong công tác. Theo dõi và thực hiện các chế độ về lao động, các chính sách về lao động trong Công ty theo đúng quy định của bộ lao động * Các đơn vị trực thuộc: như Trung tâm mua sắm, trung tâm làng nghề, nhà hàng Sao Đỏ, nhà máy sản xuất phân vi sinh, các đội xây dựng có nhiệm vụ triển khai theo đúng kế hoạch mà cấp trên chỉ đạo. Hàng tháng phải báo cáo tình hình lại Công ty để có hướng chỉ đạo mới. III. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỦ QUỸ KẾ TOÁN TSCĐ, KIÊM KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG KẾ TOÁN KHO KẾ TOÁN THUẾ KẾ TOÁN VIÊN Trong đó nhiệm vụ và chức năng của các kế toán như sau: * Kế toán trưởng: có nhiệm vụ là chỉ đạo, bố trí, sắp xếp công việc cho các thành viên trong phòng kế toán. Chịu trách nhiệm về toàn bộ vấn đề tài chính của Công ty trước cơ quan thuế và các cơ quan chủ quản cấp trên. Hàng tháng lập báo cáo tài chính cho lãnh đạo Công ty và cơ quan thuế. Theo dõi, giám sát công tác của cấp dưới để tránh tình trạng sai sót xảy ra. * Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ theo dõi và tập hợp số liệu do các kế toán phần hành trong Công ty cung cấp để đến cuối kỳ kế toán lập các báo cáo tài chính có lien quan theo yêu cầu quản lý và theo đúng chế độ kế toán. * Kế toán TSCĐ kiêm kế toán tiền lương: - có nhiệm vụ theo dõi, giám sát giá trị TSCĐ hiện có tại Công ty. Theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, tình hình trích khấu hao, hiện trạng của các TSCĐ, máy móc thiết bị có trong Công ty. - Có nhiệm vụ theo dõi tình hình số lượng lao động hiện có tại công ty, ngày công làm việc…để làm căn cứ tính ra tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, tiền lương, thưởng, tiền ngoài giờ…cho cán bộ công nhân viên trong Công ty theo đúng chế độ mà bộ lao động quy định. * Kế toán kho: Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết cả về mặt số lượng và giá trị các loại hàng hoá, thành phẩm, nguyên vật liệu của Công ty. Hàng tháng đến cuối kì phải lập báo cáo Xuất-Nhập-Tồn các loại hàng hoá, vật liệu…chi tiết cho từng loại hàng hoá. * Thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ tình hình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, quản lý két tiền mặt của Công ty. Theo dõi tiền mặt và tiền gửi hiện có của Công ty. Hàng tháng lập báo cáo thu chi và kiểm kê quỹ tiền mặt, báo cáo tiền gửi… * Kế toán thuế: có nhiệm vụ thu thập toàn bộ các chứng từ có liên quan đến thuế như: hoá đơn mua hàng, hoá đơn bán hàng… để căn cứ vào đó tính ra số thuế phải nộp của Công ty, số thuế được khấu trừ và các loại thuế khác mà Công ty phải nộp cho Nhà nước theo quy định, hàng tháng phải lập báo cáo thuế * Kế toán viên: Các kế toán viên còn lại có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán chi tiết toàn bộ chi phí và các khoản phát sinh, tình hình thu chi, công nợ và các vấn đề khác có liên quan đến từng dự án. Mỗi kế toán chịu trách nhiệm theo dõi 1 dự án từ đầu cho đến khi hoàn thiện dự án và bàn giao công trình. 2. Đặc điểm tổ chức hệ thống sổ kế toán tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn * Hình thức tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty: Xuất phát từ đặc điểm hoạt động của Công ty, để phù hợp và theo dõi mọi hoạt động tài chính của được chặt chẽ, Công ty áp dụng hình thức hạch toán kế toán theo phương pháp Chứng từ ghi sổ. Trình tự hạch toán được mô tả qua sơ đồ sau: Chứng Từ Gốc Chứng Từ Ghi Sổ Sổ Đăng Kí Chứng Từ Ghi Sổ Sổ Chi Tiết Bảng Tổng Hợp Chi Tiết Sổ Cái Bảng CĐ Số Phát Sinh Báo Cáo Tài Chính Hàng ngày, căn cứ vào những chứng từ gốc phát sinh, kế toán vào chứng từ ghi sổ, vào sổ chi tiết phù hợp dối với từng nghiệp vụ phát sinh, vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ. Sau đó từ chứng từ ghi sổ vào sổ cái các tài khoản liên quan, từ sổ kế toán chi tiết vào bảng tổng hợp chi tiết. Đến cuối kì căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối các tài khoản phát sinh. Đối chiếu giữa số liệu trong sổ đăng kí chứng từ ghi sổ với số liệu trong bảng cân đối tài khoản xem đã khớp nhau chưa. Sau đó mới dựa vào bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hợp chi tiết để lập các báo cáo tài chính liên quan. 3. Hệ thống chứng từ sử dụng tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn Công ty sử dụng hệ thống chứng từ theo Quyết định số 1141QĐ ngày 01/01/1995 của Bộ tài chính đã ban hành. Trong đó sử dụng hầu hết các chứng từ theo quy định bắt buộc như: phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, các chứng từ về lao động tiền lương,…Ngoài ra Công ty còn sử dụng các loại chứng từ có tính chất hướng dẫn như: giấy đề nghị thanh toán, giấy tạm ứng, biên lai thu tiền… Các chứng từ này được luân chuyển theo trình tự sau: xuất phát từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập các chứng từ gốc hợp lý. Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc để hạch toán chi tiết các quan hệ kinh tế phát sinh, từ đó vào các sổ chi tiết và tổng hợp liên quan. Cuối cùng là tiến hành lưu giữ và bảo quản chúng để tiện cho việc kiểm tra đối chiếu sau này. 4. Hệ thống tài khoản sử dụng tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn Cũng giống như hệ thống chứng từ kế toán, Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định số 1141QĐ ngày 01/01/1995 của bộ tài chính gồm 10 loại từ 0 đến 9. Bên cạnh đó, công ty cũng không sử dụng một số loại tài khoản như: 611, 631, 335 do Công ty hạch toán hang tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và không thực hiện trích trước các khoản chi phí. Do đặc điểm của sản xuất và kinh doanh đa dạng nên hệ thống tài khoản sử dụng trong Công ty được chi tiết đến tài khoản cấp III. Ví dụ như TK642 “Chi phí quản lý” được chi tiết thành 642.1, 642.2, 642.3, 642.4 …642.8. Trong đó TK642.8 “Chi tiếp khách” được chi tiết thành: 642.81 “Chi quan hệ đối ngoại, dao dịch.phuc vụ dự án”, 642.82 “Chi phí khác như: chi ốm đau, hiếu hỉ, trợ cấp khó khăn…. 5. Hệ thống báo cáo sử dụng tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn Hiện nay Công ty sử dụng hai loại hệ thống báo cáo là: báo cáo tài chính và báo cáo quản trị. Hệ thống báo cáo tài chính được lập định kì vào cuối các quý bao gồm các loại sau: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo thuế. Hệ thống báo cáo quản trị được lập hàng tháng ( thường là vào vào cuối tháng) gồm: Báo cáo chi phí sản xuất, báo cáo kinh doanh, báo cáo thu chi…và một số báo cáo khác theo yêu cầu của nhà quản lý. Hiện nay, công ty cũng đang nghiên cứu, học hỏi và dần dần đưa quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 về chế độ kế toán doanh nghiệp mới vào áp dụng theo đúng quy định của bộ tài chính đã ban hành. 6. Đặc điểm một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty * Kế toán tiền lương: Để hạch toán kế toán tiền lương tại công ty sử dụng một số chứng từ như: Bảng chấm công, Phiếu ghi sản phẩm..sổ sách để theo dõi: Bảng thanh toán Lương, Chứng từ ghi sổ, sổ cái. Tài khoản sử dụng 334 “lương công nhân viên”, 338 “các khoản trích theo lương”,622 “ chi phí NCTT”, 627 “chi phí sản xuất chung”, 641 “chi phí bán hàng”, 642 “chi phí quản lý”…Trình tự hạch toán như sau: cuối tháng căn cứ vào chứng từ gốc (bảng chấm công, phiếu ghi sản phẩm), kế toán lập bảng tính ra tiền lương và các khoản phải trả theo lương cho cán bộ công nhân viên của các phòng ban, khi chi trả lương căn cứ vào các chứng từ chi kế toán vào chứng từ chi sổ, vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, vào sổ cái. * Kế toán TSCĐ: Do tình hình TSCĐ có nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện và tính chất khác nhau. Để thuận tiện cho việc theo dõi và hạch toán công ty phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng: TSCĐ đang sử dụng, TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý. Tài khoản sử dụng: 211 “Tài sản cố định hữu hình”, 213 “ tài sản cố định vô hình”, 212 “tài sản cố định thuê tài chính”, 214 “ hao mòn luỹ kế”…Chứng từ sử dụng: Hoá đơn, Biên bản giao nhận, Bản nghiêm thu kỹ thuật, biên bản thanh lý nhượng bán…Sổ sách sử dụng: Sổ TSCĐ, Bảng tính khấu hao, chứng từ ghi sổ, sổ cái. Trình tự hạch toán như sau: Căn cứ vào các chứng từ gốc (Biên bản giao nhận, hoá đơn,..) kế toán vào chứng từ chi, bảng kê chứng từ chi. Căn cứ vào bảng kê này kế toán vào Chứng từ ghi sổ, sổ đăng kí chưng từ ghi sổ, vào sổ cái các tài khoản liên quan. * Kế toán kho: Sử dụng các loại chứng từ và sổ sách sau: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng, hoá đơn mua hàng, sổ chi tiết vật tư hàng hoá, sổ kho, chứng từ ghi sổ, sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, sổ cái. Trình tự hạch toán được mô tả theo sơ đồ sau: Hoá đơn bán hàng Phiếu nhập kho Chứng từ chi Bảng kê chứng từ chi Giấy xin lĩnh vật tư Phiếu xuất kho Chứng từ ghi sổ Sổ cái Sổ đăng kí CTGS Sổ kho Sổ chi tiết vật tư, hàng hoá Hoá đơn bán hàng Phiếu nhập kho Chứng từ chi Bảng kê chứng từ chi Giấy xin lĩnh vật tư Phiếu xuất kho Chứng từ ghi sổ Sổ cái Sổ đăng kí CTGS Sổ kho Sổ chi tiết vật tư, hàng hoá Hoá đơn bán hàng Phiếu nhập kho Chứng từ chi Bảng kê chứng từ chi Giấy xin lĩnh vật tư Phiếu xuất kho Chứng từ ghi sổ Sổ cái Sổ đăng kí CTGS Sổ kho Sổ chi tiết vật tư, hàng hoá * Kế toán giá thành: Tài khoản sử dụng: 621 “Chi phí NVL TT”, 622 “ Chi phí NCTT”, 623 “Chi phí MTTC”, 627 “Chi phí SXC”, 154 “Chi phí sản xuất dở dang”, 241 “Xây dựng cơ bản dở dang”…Các chứng từ và sổ sách sử dụng: Hoá đơn, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng phân bổ chi phí NVL,CCDC,bảng phân bổ tiền lương máy thi công, sổ cái các tài khoản. Trình tự hạch toán như sau hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc có liên quan (các bảng phân bổ, Phiều nhập kho, xuất kho ...) kế toán vào chứng từ ghi sổ liên quan, lập các thẻ tính giá thành tính ra gí thành thực tế sản xuất xây dựng. Từ đó vào các sổ cái tài khoản. 7. Nhận xét và đánh giá chung về tình hình tổ chức kế toán tại Công ty Qua thời gian thực tập tại Công ty, được tìm hiểu về tình hình tổ chức, quản lý và hoạt động của bộ máy kế toán của Công ty tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến nhận xét riêng như sau: Nhìn chung bộ máy kế toán của Công ty hoạt động có hiệu quả, tổ chức hạch toán và quản lý phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Cụ thể là trong suốt thời gian thành lập đến nay đã được hơn 4 năm, bộ máy kế toán đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và chức năng của mình đối với Công ty cũng như đối với các cơ quan Nhà nước như: phòng tài chính, phòng thuế…không để xảy ra sai sót gì, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đánh giá chính xác, sát thực tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn kịp thời…Song việc giao cho mỗi kế toán viên chịu trách nhiệm theo dõi, hạch toán từ đầu đến khi kết thúc bàn giao dự án có những ưu và nhược điểm sau: - Ưu điểm: sự phân chia hạch toán như vậy sẽ giúp cho mỗi kế toán chuyên tâm và chịu trách nhiệm cao trong từng dự án, nắm chắc được tình hình cụ thể của từng dự án mà mình được giao. - Nhược điểm: -Do mỗi người phải chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình hạch toán từ đầu đến khi kết thúc và bàn giao công trình dự án nên việc kiểm tra giám sát lẫn nhau ở từng khâu, từng công đoạn hạch toán sẽ giảm. Do đó có thể dẫn đến việc sai sót, gian lận trong hạch toán, công việc của mỗi kế toán viên lớn, đòi hỏi mỗi kế toán viên phải nắm chắc nghiệp vụ và cách hạch toán . ii.thùc tr¹ng tæ chøc kÕ to¸n tËp hîp chi phÝ s¶n xuÊt vµ tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm ë c«ng ty cæ phÇn viÖt tiªn s¬n. 1. Đặc điểm kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn Ngành sản xuất sản phẩm xây lắp là một ngành sản xuất có tính chất công nghiệp, song đây là một ngành sản xuất công nghiệp đặc biệt nên mang nhiều nét đặc trưng riêng so với các ngành công nghiệp khác như về tổ chức sản xuất, quy trình sản xuất…cũng như tiêu thụ sản phẩm. Những đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức hạch toán kế toán nói chung và công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Cụ thể: Một đặc trưng nổi bật của ngành là : địa bàn hoạt động thường rất rộng, luôn thay đổi theo địa bàn thi công công trình, dự án. Bản thân Công ty không thể tự quyết định được vị trí của mỗi công trình, dự án. Do đó, việc quản lý chi phí phát sinh là việc hết sức khó khăn. Nếu chi phí mà không được quản lý tốt và phân bổ một cách hợp lý thì sẽ ảnh hưởng đến việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, điều vô cùng quan trọng đối với ngành xây lắp. Bởi nếu không cạnh tranh được với các đối thủ về mặt giá thành sản phẩm thì khó mà có thể giành được các hợp đồng trong khi tham gia đấu thầu. Mặt khác, do hoạt động xây lắp diễn ra ở ngoài trời nên chịu sự tác động lớn của điều kiện thời tiết, khí hậu đến tiến độ thi công công trình, chất lượng công trình cũng như chi phí phát sinh thêm. Đây là yếu tố khách quan nhưng Công ty cũng cần phải chú ý tính toán để giảm đến mức thấp nhất những tổn thất có thể xảy ra để tránh lãng phí. Sản phẩm sản xuất của ngành xây lắp mang tính chất đơn chiếc, sản phẩm hoàn thành là các công trình, hạng mục công trình, dự án. Mỗi sản phẩm có đặc điểm riêng về thiết kế kỹ thuật, kết cấu, quy mô, địa điểm xây dựng…Do vậy, việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải tập hợp riêng và tính riêng cho từng công trình, hạng mục công trình, dự án. Xuất phát từ các đặc trưng ngành như: quá trình thi công lâu dài, phức tạp, sản phẩm mang tính đơn chiếc… Mặt khác, để đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán kế toán, tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn các khoản chi phí sản xuất được theo dõi và hạch toán riêng theo từng công trình, hạng mục công trình, dự án. Mỗi công trình, dự án đều được mở các sổ chi tiết riêng để tập hợp và theo dõi từng khoản chi phí phát sinh. Chi phí sản xuất bao gồm các loại sau: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung. Để minh hoạ cho bài viết của mình em xin lấy số liệu thực tế của công trình nhà lên men thuộc dự án xây dựng nhà máy xử lý phế thải chăn nuôi thành phân vi sinh (hay còn gọi tắt là DA3). Công trình xây dựng nhà lên men được tiến hành thi công vào tháng 12 năm 2005 và hoàn thành vào cuối tháng 3 năm 2006. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn như sau: Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Sổ cái TK621, 622, 623, 627, 154 Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết TK621, 622, 623, 627, 154 Chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc - Phiếu xuất kho - Bảng thanh toán lương - Hợp đồng thuê máy - Hoá đơn điền nước.. 2. Kế toán các khoản mục chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp 2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: * Đặc điểm: Xuất phát từ đặc thù riêng của lĩnh vực xây lắp là: chi phí sản xuất lớn, địa điểm tổ chức hoạt động sản xuất thường ở xa Công ty và thay đổi thường xuyên, thời gian tiến hành kéo dài…Vì vậy mà kế toán tập hợp chi phí nói chung và kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nói riêng có nhiều nét khác so với các lĩnh vực sản xuất thông thường. Cụ thể: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất xây lắp có giá trị lớn, rất lớn thường chiếm từ 60% đến 65% giá thành sản phẩm hoàn thành. Do vậy, việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất thi công và đảm bảo tính chính xác của giá thành công trình xây dựng. Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán riêng cho từng công trình, dự án theo giá thực tế của loại vật liệu đó. Đơn giá nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ xuất kho được tính theo giá thực tế đích danh, tức là nhập với giá nào thì xuất theo giá đó. Mặt khác, do khối lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho mỗi công trình, dự án lớn, rất lớn nên vấn đề kho chứa và bảo quản nguyên vật liệu hết sức phức tạp và khó khăn. Để thuận tiện cho việc thi công các công trình, dự án nhằm đảm bảo đáp ứng đủ và kịp thời vấn đề nguyên vật liệu cho các công trình, tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn tiến hành tổ chức kho vật tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công ty cổ phần việt tiên sơn.doc
Tài liệu liên quan