MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I : SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY VẬT TƯ BƯU ĐIỆN I 3
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH. 3
1. Tài sản cố định và vai trò, vị trí của TSCĐ trong sản xuất kinh doanh: 3
2.Đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ. 4
3. Nhiệm vụ kế toán và nội dung tổ chức kế toán TSCĐ ở DNSX 4
II. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 5
1. Phân loại tài sản cố định 5
2. Đánh giá tài sản cố định: 7
III. KẾ TOÁN CHI TIẾT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH: 9
IV. HẠCH TOÁN BIẾN ĐỘNG TSCĐ HỮU HÌNH: 10
1. Thủ tục và hồ sơ: 10
2. Tài khoản sử dụng. 10
3. Hạch toán tình hình biến động tăng TSCĐ hữu hình. 12
5. Hạch toán tình hình biến động giảm TSCĐ hữu hình 15
V. HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH 18
1. Đặc điểm và tài khoản phản ánh 18
2. Phương pháp hạch toán 19
VI. HẠCH TOÁN TSCĐ THUÊ NGOÀI VÀ THUÊ. 21
1. Hoạt động thuê (cho thuê) tài chính: 21
2. Thuê ( cho thuê ) TSCĐ hoạt động 24
VII. HẠCH TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. 25
1. Khái niệm và phương pháp tính khấu hao. 25
2. Tài khoản sử dụng. 27
3. Phương pháp hạch toán. 27
VIII. HẠCH TOÁN SỬA CHỮA TSCĐ 28
1. Trường hợp sửa chữa nhỏ mang tính bảo dưỡng. 28
2. Trường hợp sửa chữa lớn, mang tính chất phục hồi hoặc nâng cấp 29
PHẦN II: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY VẬT TƯ BƯU ĐIỆN I 31
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY. 31
1. Quá trình hình thành và phát triển 31
2. Ngành nghề kinh doanh. 31
3. Tình hình chung về công tác kế toán 34
II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY 38
1. Đặc điểm TSCĐ của công ty 38
2. Phân loại: 38
3. Đánh giá TSCĐ 40
4. Hạch toán chi phí TSCĐ 41
5. Hạch toán tổng lương TSCĐ 48
6. Hạch toán khấu hao TSCĐ. 49
7. Hạch toán sửa chữa TSCĐ. 54
PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH Ở CÔNG TY VẬT TƯ BƯU ĐIỆN I 56
I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH Ở CÔNG TY VẬT TƯ BƯU ĐIỆN 56
II. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH CÔNG TY VẬT TƯ BƯU ĐIỆN I. 56
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định ở công ty vật tư bưu điện I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng được mà doanh nghiệp xét thấy không thể (hoặc có thể) sửa chữa để khôi phục hoạt động nhưng không có lợi về mặt kế toán hoặc những TSCĐ lạc hậu về mặt kỹ thuật hay không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh mà không thể nhượng bán được
Căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi các bút toán sau
+ BT 1. Xoá sổ TSCĐ
Nợ TK: 2141: giá trị hao mòn
Nợ TK: 821: giá trị còn lại
Nợ TK: 211 nguyên giá
+ BT 2. Số thu hồi về thanh lý
Nợ TK: 111, 112: thu hồi bằng tiền
Nợ TK: 152,153: thu hồi vật liệu, dụng cụ nhập kho
Nợ TK: 131, 138: phải thu hồi vật liệu, dụng cụ nhập kho
Có TK: 333.1: thuế VAT phải nộp
Có TK: 721: thuế nhập thanh lý
+ BT 3. Tập hợp chi phí thanh lý (tự làm hay thuê ngoài)
Nợ TK: 821: chi phí thanh lý
Có TK: liên quan: 111, 112, 331, 334...
c. Giảm do chuyển thành công cụ, dụng cụ nhỏ
Trong trường hợp này, kế toán cần cắn cứ vào giá trị còn lại của TSCĐ để ghi các bút toán cho phù hợp
- Nếu giá trị còn lại nhỏ, kế toán sẽ phân bổ hết vào chi phí kinh doanh
Nợ TK: 214: chi phí hao mòn luỹ kế
Nợ TK: 6273: tính vào chi phí sản xuất chung
Nợ TK: 6413: tính vào chi phí bán hàng
Nợ TK: 6423: tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK: 211: nguyên giá TSCĐ
- Nếu giá trị còn lại lớn sẽ đưa vào chi phí trả trước để phân bổ dần vào chi phí kinh doanh
Nợ TK: 214: giá trị hao mòn luỹ kế
Nợ TK: 1421: giá trị còn lại
Có TK: 211: nguyên gía TSCĐ
- Nếu TSCĐ còn mới, chưa sử dụng, kế toán ghi
Nợ TK: 1531: nếu nhập kho
Nợ TK: 1421: nếu đem sử dụng
Có TK: 211 nguyên gía TSCĐ
d. Giảm do góp vốn liên doanh bằng TSCĐ
Những TSCĐ gửi đi tham gia liên doanh do không còn thuộc quyến sử dụng và quản lý của doanh nghiệp nữa nên được coi như khấu hao hết giá trị một lần. Phân chênh lệch giữa gía trị vốn góp với giá trị còn lại của TSCĐ góp vốn sẽ được ghi vào bên nợ hoặc có TK: 412
Nợ TK: 222: giá trị vốn góp liên doanh dài hạn
Nợ TK: 128: giá trị vốn góp liên doanh ngắn hạn
Nợ TK: 2141: giá trị hao mòn
Nợ (hoặc có) TK: 412 - phần chênh lệch
Có TK: 211 - nguyên giá TSCĐ.
e. Trả lại TSCĐ cho các bên tham gia liên doanh
Khi hết hạn hợp đồng liên doanh hoặc khi thừa vốn hay khi các bên tham gia liên doanh rút vốn, nếu doanh nghiệp trả lại vốn góp liên doanh bằng TSCĐ, ngoài việc ghi giảm vốn kinh doanh, kế toán còn phải xóa sổ TSCĐ giao trả. Cần chú ý rằng, khi giao trả, nếu phát sinh chênh lệch giữa giá trị còn lại theo sổ sách với giá đánh giá lại để giao trả, phần chênh lệch sẽ được kế toán phản ánh ở TK: 412
+ BT 1. Xoá sổ TSCĐ
Nợ TK: 411 (chi tiết vốn liên doanh) giá trị còn
Nợ TK: 2141: giá trị hao mòn
Nợ (hoặc có) TK 412: phần chênh lệch (nếu có)
Có TK 211: nguyên giá
+ BT 2. Thanh toán nốt số vốn liên doanh còn lại
Nợ TK 411 (chi tiết vốn liên doanh)
Có TK liên quan (111, 112, 338): phần chênh lệch giữa giá trị vốn góp với giá trị còn lại.
g. Thiếu phát hiện qua kiểm kê
Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của giám đôcd doanh nghiệp (hoặc cấp thẩm quyền), kế toán ghi
Nợ TK: 214.1: giá trị hao mòn
Nợ TK: 138.8, 334: giá trị cá nhân phải bồi thường
Nợ TK: 3381: giá trị thiếu chờ xử lý
Nợ TK: 411: ghi giảm vốn
Nợ TK: 3381: tính vào chi phí bất thường
Có TK: 211: nguyên giá
V. Hạch toán tài sản cố định vô hình
1. Đặc điểm và tài khoản phản ánh
Tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp mặc dầu bản thân chúng không có hình dạng nhưng có thể chứng minh sự hiện diện của chúng bằng những vật hữu hình như giấy chứng nhận, giao kèo, hoá đơn hay các căn bản có liên quan. Tất cả những tài sản cố định vô hình hay cũng có đặc điểm tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, giá trị của chúng cũng được chuyển dần vào chi phí kinh doanh từng chu kỳ. Để theo dõi tình hình biến động, hiện có của tài sản cố định vô hình, kế toán sử dụng tài khoản 213 - tài khoản cố định vô hình.
Bên nợ: nguyên giá TSCĐ vô hình tăng thêm.
Bên có: nguyên giá TSCĐ vô hình giảm trong kỳ.
Số dư bên nợ: nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có.
Tài khoản 213 chi tiết thành 6 tiều khoản.
213.1: quyền sử dụng đất.
213.2: chi phí thanh lý thành lập doanh nghiệp.
213.3: bằng phát minh sáng chế.
213.4: chi phí nghiên cứu, phát triển.
213.5: chi phí về lợi thế thương mại.
213.8: tài sản cố định vô hình khác
2. Phương pháp hạch toán
a. Tăng tài sản cố định vô hình trong quá trình thành lập, chuẩn bị kinh doanh.
Kế toán phải tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến quá trình thành lập doanh nghiệp ( nghiên cứu, thăm dò, lập luận chứng, chi phí thủ tục pháp lý, khai trương...)
Nợ TK: 241.2: tập hợp chi phí thực tế ( không kể thuế VAT).
Nợ TK 331: thuế VAT được khấu trừ.
Có các TK liên quan: 111, 112, 331, 333,...
Khi kết thúc quá trình đầu tư, bước vào kinh doanh, toàn bộ các khoản chi phí này được ghi nhận như một tài sản của doanh nghiệp, thay cho việc ghi giảm vốn đầu tư.
Nợ TK 213.2
Có TK 241
Đồng thời nếu sử dụng vốn chủ sở hữu, kế toán ghi
Nợ TK liên quan:413, 431, 441.
Có TK 411
b. Tăng tài sản cố định vô hình do bỏ tiền mua bằng phát minh, sáng chế, đặc nhượng, quyền sử dụng đất (thuê đất).
+ BT 1. Phản ánh nguyên tài sản cố định tăng thêm
Nợ TK 213 (2131, 2133, 2138...)... nguyên giá
Nợ TK 133.2: thuế VAT đã khấu trừ
Có các TK liên quan: 111, 112, 311, 331...
+ BT 2. Kết chuyển nguồn vốn tương ứng
Nợ TK liên quan: 414, 431, 441.
Có TK 441
c. Tăng tài sản cố định vô hình do đầu tư nghiên cứu, phát triển nhằm lợi ích lâu dài của doanh nghiệp
+ BT 1. Tập hợp chi phí đầu tư, nghiên cứu (chi tiết theo từng dự án)
Nợ TK 241.2: chi phí thực tế
Nợ TK 133.1: thuế VAT được khấu trừ
Có các TK liên quan: 111, 112, 331...
+ BT2. Kết chuyển giá trị đầu tư, nghiên cứu khi kết thúc quá trình nghiên cứu
Căn cư vào kết quả thu được của từng dự án (thành công, thất bại được công nhận là phát minh, sáng chế...vv)
Nợ TK 213.3: nếu được nhà nước công nhận là phát minh sáng chế
Nợ TK 213.4: nếu không được công nhận là phát minh nhưng được coi là sáng kiến áp dụng tại doanh nghiệp.
Nợ TK: 627, 631, 642, 142.1: nếu dự án thất bại (phân bổ dần hoặc phân bổ một lần)
Có TK 2412: kết chuyển chi phí đầu tư nghiên cứu theo từng dự án
+ BT 3. Kết chuyển vốn.
Nợ TK liên quan: 414, 431, 441
Có TK: 411
d. Tăng TSCĐ vô hình do phải chi phí về lợi thế thương mại
Khi chi về thương mại, cần xác định chính xác số tiền phải bỏ ra bởi vì lợi thế thương mại gắn với TSCĐ hữu hình cụ thể như nhà cửa, nhà máy, cửa hàng... căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi.
+ BT1. Nguyên giá TSCĐ hữu hình.
Nợ TK : 111: nguyên giá TSCĐ hữu hình
Nợ TK: 213.5: nguyên giá TSCĐ vô hình
Nợ TK: 133.2: thuế VAT được khấu trừ
Có các TK liên quan: 111,112,331
+ BT 2. Kết chuyển nguồn vốn tương ứng
Nợ TK: 414, 431, 441
Có TK: 411
e. Tăng do nhận thấy vốn góp, vốn cổ phần băng TSCĐ vô hình ( phát minh, sáng chế, nhãm hiệu, lợi thế thương mại...)
Nợ TK: 213
Có TK: 411
f. Các trường hợp tăng khác (nhận lại vốn góp liên doanh, được cấp phát, biếu tặng...)
Nợ TK: 213 - nguyên giá tăng
Có TK: 222 - nhận cấp phát biếu tặng.
g. giảm do nhượng bán và giảm do các trường hợp giảm khác (góp vốn liên doanh, trả lại vốn góp liên doanh...).
Nợ TK: 111, 112...
Có Tk : 213.
Ngoài ra, khi trích dư khấu hao, phải xoá sổ TSCĐ:
Nợ TK: 214.3
Có TK :213.
VI. Hạch toán TSCĐ Thuê ngoài và thuê.
Khi xét thầy việc mua sắm ( hoặc sử dụng) TSCĐ không hiệu quả bằng việc đi thuê ( hoặc cho thuê) hoặc không đủ vốn để đầu tư, doanh nghiệp có thể đi thuê hoặc cho thuê ). Căn cứ vào thời gian và điều kiện cụ thể, việc đi thuê ( hoặc cho thuê) được phân thành thuê ( cho thuê) tài chính và thuê ( cho thuê) hoạt động.
1. Hoạt động thuê (cho thuê) tài chính:
1.1. Hoạch toán tại đơn vị đi thuê:
a. Nguyên tắc hoạch toán:
Bên đi thuê phải ghi sổ TSCĐ theo nguyên giá tại thời điểm thuê ( tương đương giá mua TSCĐ trên thị trường) coi như là TSCĐ đi mua. Đồng thời phải phản ánh toàn bộ số tiền phải trả theo hợp đồng thuê như một khoản nợ dài hạn. Định kỳ thanh toán tiền cho bên cho thuê theo hợp đồng. Trong quá trình sử dụng, bên đi thuê phải tiến hành trích khấu hao cũng như phân bổ lãi đi thuê vào chi phí kinh doanh. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp đi thuê được hạch toán vào chi phí kinh doanh số tiền thực phải trả theo hợp đồng thuê từng kỳ. Trường hợp trả trước một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí tương ứng với số năm sử dụng TSCĐ. Thuế của hoạt động đi thuê (Nếu có) được ghi nhận khi thành toán tiền thuê.
b. Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi tình hình đi thuê TSCĐ dài hạn tài khoản sử dụng TK : 212 Tài khoản đi thuê tài chính.
Bên nợ: Phản ánh nguyên giá TSCĐ đi thuê dài hạn tăng thêm.
Bên có: Phản ánh nguyên giá TSCĐ đang thuê dài hạn giảm do trả cho bên cho thuê hoặc mua lại.
Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ đang thuê dài hạn.
TK: 212. Mở chi tiết theo từng tài khoản đi thuê.
c. Phương pháp hạch toán.
+ Khi nhận TSCĐ thuê ngoài căn cứ vào các chứng từ liên quan (biên bản giao nhận, hợp đồng đi thuê TSCĐ...) ghi
Nợ TK: 212: nguyên giá tài sản cố định ở thời điểm thuê
Nợ TK: 1421: số lãi cho thuê phải trả.
Có TK 342: tổng số tiền thuê phải trả (giá chưa có thuế)
+ Định kỳ thanh toán tiền thuê theo hợp đồng
Nợ TK 342: (hoặc là tài khoản 315) số tiền thuê phải trả
Nợ TK: 1332: thuế VAT đầu vào
Có TK liên quan (111, 112 v.v...) tổng số đã thanh toán.
+ Hàng kỳ trích khấu hao TSCĐ đi thuê và kết chuyển ( trừ dần) lãi phải trả vào chi phí kinh doanh.
Nợ TK liên quan: 627,641,642.
Có TK: 1421: Trừ dần lãi phải trả vào chi phí.
+ Khi kết thúc hợp đồng thuê
- Nếu trả lại TSCĐ cho bên thuê.
Nợ TK : 1421: Chuyển giá trị còn lại chưa khấu hao hết.
Nợ TK: 2142: Giá trị hao mòn.
Có TK: 212: Nguyên giá TSCĐ đi thuê.
- Bếu bên đi thuê được quyền sở hữu hoàn toàn.
+BT1. Kết chuyển nguyên giá TSCĐ:
Nợ TK : 211, 213.
Có Tk: 212: Nguyên giá
+ BT 2. Kết chuyển giá trị hao mòn luỹ kế.
Nợ TK: 2142
Có TK:2141, 2143 giá trị hao mòn
- Nếu bên đi thuêp phải trả tiền cho bên cho thuê để chuyển quyền sở hữu tài sản cố định
Nợ TK: 211
Có TK: 111, 112.
Nếu bên đi thuê trả lại tài sản cho bên cho thuê khi kết thúc hợp đồng thuê, nếu tài sản cố định thuê đã khấu hao đủ.
Nợ TK: 2142
Có TK: 212
- Nếu khấu hao chưa hết thì phải trích khấu hao cho đủ vào các đối tượng sử dụng trong trường hợp chưa trả hết nợ thì phải chuyển tiền thanh toán nốt.
Nợ TK: 342
Có TK: 111, 112.
1.2. Hạch toán tại đơn vị đi thuê.
- Khi giao tài sản cố định cho bên đi thuê:
Nợ TK: 228 giá trị tài sản cố định cho thuê
Nợ TK: 214 ( 214.1, 214.3) giá trị hao mòn (nếu có).
Có TK: 211, 213 nguyên giá tài sản cố định cho thuê.
Có TK: 241 chuyển giá trị xây dựng cơ bản hoàn thành sang cho thuê từng kỳ cả (vốn lẫn lãi).
Nợ TK liên quan: ( 111, 112, 138.8 ...) tổng số thu
Có TK 711 thu về cho thuê tài sản cố định
Có TK 33311 thuế VAT phải nộp.
Đồng thời xác định giá trị tài sản cố định cho thuê phải thu hồi trong quá trình đầu tư tương ứng với từng kỳ.
Nợ TK: 811
Có TK 228
- Nếu nhận lại tài sản cố định khi hết hạn cho thuê, căn cứ giá trị được đánh giá lại ( nếu có) ghi tăng tài sản cố định.
Nợ TK: 211, 213 : Giá trị đánh giá lại hoặc giá trị còn lại
Nợ TK : 811 ( hoặc có TK 711): Phần chênh lệch giữa giá trị còn lại chưa thu hồi với giá trị được đánh giá lại.
Có TK : 228 Giá trị còn lại chưa thu hồi
2. Thuê ( cho thuê ) TSCĐ hoạt động
Tài sản cố định thuê hoạt động là TSCĐ thuê không thoả mãn một trong bốn tiêu chuẩn về thuê tài chính, khi thuê xong TSCĐ được giao cho bên thuê.
a. Tại đơn vị thuê.
Căn cứ hợp đồng thuê TSCĐ và các chi phí khác có liên quan đến việc thuê ngoài ( vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt ...) kế toán ghi.
Nợ các TK liên quan ( 627, 6421, 642 ) tiền thuê ( không có thuế VAT )
Và các chi phí liên quan khác.
Nợ TK 1331: Thuế VAT được khấu trừ.
Có TK 331( hoặc TK 3388 ) số tiền thuê phẳi trả.
Có TK 111, 112: Các chi phí khác.
Khi trả tiền cho đơn vị thuê:
Nợ TK 331( hoặc TK 3388 ).
Có TK 111, 112 ...
b. Tại đơn vị cho thuê.
TSCĐ cho thuê vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên hàng tháng vẫn phải trích khấu hao. Các chi phí liên quan đến việc cho thuê như khấu hao TSCĐ, cho thuê, chi phí môi giới, giao dịch, vận chuyển... Kế toán ghi:
Nợ TK 811: Tập hợp chi phí cho thuê.
Có TK 214 (2141,2143) khấu hao tài sản cho thuê
Có TK liên quan (111, 112...) các chi phí khác.
- Khoản thu về cho thuê:
Nợ TK liên quan (111, 112, 138...) tổng số thu.
Có TK 33311 thuế VAT phải nộp.
Có TK 711: số thu về cho thuê (trừ thuế VAT).
VII. Hạch toán khấu hao tài sản cố định.
1. Khái niệm và phương pháp tính khấu hao.
a. Khái niệm:
Trong quá trình sử dụng tài sản cố định thì tài sản cố định bị hao mòn dần về giá trị và hiện vật, phần giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm làm gia dưới hình thức trích khấu hao. Hao mòn là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ.
Khấu hao là một biện pháp chủ quan trong công tác quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn của TSCĐ.
- Khấu hao TSCĐ chính là biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐ đã hao mòn.
+ Đối tượng tính khấu hao: tât cả các TSCĐ mà doanh nghiệp sử dụng đều phải tính khấu hao.
Thời gian sử dụng tính khấu hao:
- Những TSCĐ đưa ra sử dụng tháng này thì tháng sau mới tính khấu hao.
- Những TSCĐ giảm trong tháng này thì tháng sau mới thôi tính khấu hao.
b. phương pháp tính.
Việc tính khấu hao TSCĐ có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau, lựa chọn phương pháp khấu hao nào là do quy định của nhà nước về chế độ quản lý tài sản đối với doanh nghiệp. Thực tế hiện nay phương pháp khấu hao phổ biến là phương pháp khấu hao đều theo thời gian (phương pháp tuyến tính cố định). Theo phương pháp này, khấu hao TSCĐ dựa vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao của TSCĐ đó.
Nguyên giáTSCĐ bình quân năm
Đối với một doanh nghiệp do yêu cầu sản xuất có thể tính tỷ lệ khấu hao cao hơn theo yêu cầu bảo toàn vốn của đơn vị được bộ tài chính cho phép.
Mức khấu hao bình quân năm
=
x
Tỉ lệ khấu hao bình quân năm
Mức khấu hao
bình quân năm
=
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng
Tỉ lệ hao
bình quân năm
=
100
Thời gian sư dụng
Mức khấu hao phải
Trích bình quân tháng
=
Mức khấu hao bình quân năm
12
Do khấu hao tài sản cố định được tính vào ngày 1 hàng tháng ( nguyên tắc tròn tháng) nên để đơn giản cho việc tính toán quy định những TSCĐ tăng (hoặc giảm) trong tháng thì sau mới tính (hoặc thôi tính) khấu hao. Vì thế, số khấu hao giữa các tháng chỉ khác nhau khi có biến động (tăng hoặc giảm) về TSCĐ. Bởi vậy hàng tháng kế toán tiến hành trích khấu hao theo công thức sau.
Số khấu hao phải trích tháng này
=
Số khấu hao đã trích trong tháng trước
+
Số khấu hao của những TSCĐ tăng thêm trong tháng trước
Số KH của những TSCĐ giảm đi trong tháng trước
-
Mức khấu hao trích trong tháng
Số lượng hoàn thành trong tháng
Mức khấu hao bình quân trên một đơn vị sản lượng
=
x
Mức khấu hao bình quân trên một đơn vị sản lượng
=
Tổng số KH phải trích trong thời gian sử dụng
Số lượng tính theo công suất thiết kế
Ngoài cách tính khấu hao đều theo thời gian như trên, ở nước ta một số doanh nghiệp còn tính khấu hao theo sản lượng. Cách tính này cố định mức khấu hao trên một đơn vị sản lượng nên muốn thu hồi vốn nhanh, khắc phục được hao mòn vô hình, đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng ca, tăng kíp, tăng năng xuất lao động để làm ra nhiều sản phẩm.
2. Tài khoản sử dụng.
Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng ( giảm) khấu hao, kế toán sử dụng TK: 214 - Hao mòn tài sản cố định. Bên cạnh đó kế toán còn sử dụng tài sản 009 - Ngồn vốn khấu hao cơ bản, để theo dõi tình hình hình thành và sử dụng số vốn khấu hao.
Bên nợ: phản ánh các nghiệp vụ làm tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản.
Bên có: phản ánh các nghiệp vụ làm giảm nguồn vốn khấu hao ( nộp cấp trên, cho vay, đầu tư mua sắm TSCĐ...)
Số dư bên nợ: số vốn khấu hao cơ bản hiện có.
3. Phương pháp hạch toán.
1) Định kỳ, (tháng, quý năm), trích khấu hao TSCĐ và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Nợ TK: 627 (6274 chi tiết theo từng phân xưởng): khấu hao TSCĐ sử dụng ở phân xưởng.
Nợ TK 6424: khấu hao TSCĐ dùng chung cho toàn doanh nghiệp.
Nợ TK: 6414: khấu hao tài sản cố định sử dụng cho tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ.
Có TK: 214 khấu hao phải trích.
2). Số khấu hao phải nộp cho NS hoặc cấp trên (nếu có).
Nợ TK:411: nếu không được hoàn lại.
Nợ TK: 1368: nếu được hoàn lại
Có TK: 336: số phải nợ cấp trên.
3). Tổng hợp TSCĐ vô hình (ghi theo nguyên giá).
Nợ TK: 2143
Có TK: 213
4). Tổng hợp TSCĐ chưa khấu hao hết nhưng phải nhượng bán hoặc thanh lý phần giá trị còn lại chưa thu hội phải được tính vào chi phí bất thường...
Nợ TK: 2141, 2143: giá trị hao mòn.
Nợ TK: 821: giá trị còn lại.
Có TK liên quan 211,213: nguyên giá.
Với TSCĐ đi thuê tài chính, khi hết hạn phải trả mà chưa trích đủ giá trị khấu hao thì gía trị còn lại của TSCĐ thuê ngoài phải tính vào chi phí phân bổ (nếu giá trị còn lại nhỏ).
Nợ TK: 2142: giá trị hao mòn.
Nợ TK: 142: giá trị còn lại
Có TK: 212: giá trị TSCĐ thuê tài chính.
VIII. Hạch toán sửa chữa TSCĐ
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng cần phải sửa chữa, thay thế để khôi phục năng lực hoạt động. Công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài và được tiến hành theo kế hoạch hay ngoài kế hoạch. Tuỳ theo quy mô, tính chất công việc sửa chữa, kế toán sẽ phản ánh vào các tài khoản thích hợp.
1. Trường hợp sửa chữa nhỏ mang tính bảo dưỡng.
Do khối lượng công việc sửa chữa không nhiều, quy mô sửa chữa nhỏ, chi phí phát sinh đến đâu được tập hợp trực tiếp vào chi phí kinhdoanh đến đó.
a) Nếu việc sửa chữa do xí nghiệp tự làm, chi phí sửa chữa được tập trung như sau.
Nợ TK liên quan: 627, 641, 642
Có TK chi phí: 111, 112, 331... tổng số tiền phải trả
2. Trường hợp sửa chữa lớn, mang tính chất phục hồi hoặc nâng cấp
a) Tập hợp chi phí sửa chữa
+ Nếu thuê ngoài
Khi hoàn thành công trình sửa chữa bàn giao, phản ánh số tiền phải trả theo hợp đồng cho người nhận thầu sửa chữa lớn.
Nợ TK: 113: thuế VAT được khấu trừ.
Nợ TK: 2413: chi phí sửa chữa thực tế.
Có TK: 331: tổng số tiền phải trả theo hợp đồng.
Trường hợp ứng trước tiền công hoặc thanh toán cho người nhận thầu sửa chữa lơn TSCĐ.
Nợ TK: 331
Có TK liên quan: 111, 112, 311
+ Nếu do doanh nghiệp tự làm
Tập hợp chi phí sửa chữa thực tế chia ra theo từng công trình
Nợ TK: 2413
Có TK chi phí: 111, 112, 152, 214, 334, 338...
b) Kết chuyển giá thành công trình sửa chữa khi hoàn thành
Tuỳ theo quy mô, tính chất, thời gian và mực đích sửa chữa, sau khi công việc sửa chữa hoàn thành, TSCĐ được phục hồi năng lực hoạt động hay tăng năng lực và kéo dài tuổi thọ, kế toán sẽ kết chuyển toàn bộ chi phí sửa chữa vào các tài khoản thích hợp.
+ Trường hợp sửa chữa nâng cấp kéo dài tuổi thọ
Ghi tăng nguyên giá TSCĐ (không phân biệt sửa chữa trong hay ngoài kế hoạch)
Nợ TK: 211: nguyên giá (giá thành sửa chữa thực tế)
Có TK: 2431: giá thành thực tế công tác sửa chữa.
+ Trường hợp mang tính chất phục hồi, tiến hành theo kế họach kết chuyển vào chi phí phải trả.
Nợ TK: 335: giá thành thực tế công tác sửa chữa
Có TK: 2413
+ Trường hợp mang tính chất phục hồi, tiến hành ngoài kế hoạch. Giá thành sửa chữa được kết chuyển vào chi phí trả trước.
Nợ TK: 1421: giá thành thực tế công tác sữa chữa.
Có TK: 2413
Phần II
Tình hình tổ chức kế toán TSCĐ ở công ty vật tư bưu điện I.
I/ Đặc điểm tình hình chung của công ty.
1. Quá trình hình thành và phát triển
Quá trình hình thành.
Công ty vật tư bưu điện I là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam.
+ Trụ sở chính: 178 Triệu Việt Vương – Hà Nội
+ Điện thoại (04) 9782364
+ Fax (04) 9782368
+ Chi nhánh số 2 Thanh hải thành phố Đà Nẵng
+ Các trung tâm xây dựng : 18 Nguyễn Du – Hà Nội
+ Số cán bộ công nhân viên 170 ( trong đó gồm cán bộ quản lý).
+ Hình thức sổ kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ
Công ty vật tư bưu điện I được thành lập do sự hợp nhất của công ty vật tư bưu điện và công ty dịch vụ kỹ thuật viễn thông Việt Nam thành công ty dịch vụ kỹ thuật vật tư bưu điện và công ty dịch vụ kỹ thuật vật tư bưu điện I. Tên điện tín là COKYVINA theo quyết định số 372/QĐ - TCCBLĐ ngày 30 – 3 – 1990 của tổng cục trưởng tổng cục bưu điện.
Quá trình phát triển:
Kể từ ngày được thành lập đến nay công ty đã luôn cố gắng tiến hành kinh doanh có hiệu quả đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên và hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước. Quy mô hoạt động của công ty ngày càng được mở rộng với hiệu suấ tiêu thụ hàng hóa ngày càng cao.
2. Ngành nghề kinh doanh.
Theo giấy phép số 111640 cấp ngày 23 – 6 – 1994 của sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà nội, ngành nghề kinh doanh của công ty như sau:
Xuất nhập khẩu trực tiếp thiết bị, toàn bộ thiết bị lẻ các vật tư bưu chính viễn thông điện tử tin học phát thành truyền hình theo yêu cầu của khách hàng, làm đại lý hoặc uỷ quyền đại lý các ngành nêu trên.
Làm dịch vụ tư vấn kỹ thuật các vấn đề liên quan đến chuyên ngành bưu chính viễn thông
Sản xuất lắp đặt vận hành phục hồi và sửa chữa các phương tiện vật tư cho công ty bán ra theo yêu cầu khách hàng.
Tổ chức bộ máy quản lý công ty
Công ty vật tư bưu điện I là một doanh nghiệp thương mại, kinh doanh các các loại sản phẩm liên quan đến ngành bưu chính viễn thông.
Bộ máy quản lý của công ty như sau.
Ban lãnh đạo
Phòng nghiệp vụ và pháp chế NT
Phòng kế hoạch kinh doanh
Phòng kế toán
Trung tâm kinh doanh tại Hải Phòng
Chi nhánh tại Đà Nẵng
Trung tâm bảo quản vân chuyển hàng hoá tại Đà Nẵng
Giám đốc chi nhánh
Trạm tiếp nhận vật tư tại Hải Phòng
Cửa hàng kinh doanh
Phó Giám đốc chi nhánh
Tổ hành chính
Tổ kế
toán
Tổ kho
Cửa hàng kinh doanh
Tổ kế hoạch
Trung tâm kinh doanh tại hà nội
Phòng tổ chức hành chính
Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là: 170 người
Chức năng của các phòng ban như sau
- Phòng tổ chức hành chính:
+ Cố vấn cho ban lãnh đạo trong việc tuyển chọn đào thảo nhân sự toàn công ty
+ Đưa ra những quyết định về tiền lương tiền thưởng, bậc lương bảng lương bảng lương cho cán bộ công nhân viên công ty.
- Phòng kế hoạch kinh doanh
+ Quan hệ với khách hàng, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, cũng như dự báo cung cầu trên thị trường để từ đó thàm mưu ban lãnh đạo cũng như phòng tổ chức lập kế hoạch kinh doanh, kịp thời đáp ứng đủ nhu cầu trên thị trường trong từng thời điểm nhất định với mức chính sách giá cả khuyến mại... nhất định
+ Thiết lập mạng lưới bán hàng thông qua việc lập các đại lý, của hàng kinh doanh trên thị trường
- Phòng kế toán
+ Là nơi cung cấp thông tin về tài chính của công ty
+ Giám đốc đồng tiến , sử lý các chứng từ công ty
+ Thông qua các hoạt động nghiệp vụ quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả
- Phòng nghiệp vụ và pháp chế ngoại thương
+ Đàm phán ký kết hợp đồng, tiếp nhận hàng giao cho chủ đầu tư đến tận công trình
3. Tình hình chung về công tác kế toán
- Kể từ khi đảng và nhà nước ta chuyển đổi cơ chế quản lý từ bao cấp sang thị trường cạnh tranh lành mạnh, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Trong đó nhu cầu về thông tin liên lạc và các dịch vụ liên quan đến dịch vụ bưu chính viễn thông trong kinh doanh cũng như tiêu dùng ngày càng cao cả về chất và lượng. Nắm bắt được xu thế đó nhờ có một ban lãnh đạo sáng suốt, nhạy bén và đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động có trình độ chuyên môn cao. Công ty vật tư bưu điện I kể từ ngày thành lập đã không ngừng phát triển, mức độ ảnh hưởng của công ty ngày càng xa, kéo theo đó là một loạt các vấn đề cũng như nghiệp vụ kế toán tăng lên rất nhiều. Bởi vậy phòng kế toán đã được ban lãnh đạo quan tâm đổi mới những trang thiết bị khoa học kỹ thuật hiện đại cũng như nhân sự
Hiện nay công tác kế toán tập trung tại phòng kế toán là sổ nhật ký chứng từ.
Sơ đồ kế toán theo hình thức NKCT
Chứng từ gốc
Sổ chi tiết
Bảng phân bổ
Sổ quỹ
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo kế toán
Sổ cái
Ghi hàng ngày
Đối chiếu kiểm tra
Ghi cuối tháng (kỳ)
Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế
toán tổng hợp
Kế
toán TSCĐ
Kế
toán tiền lương BHXH
Kế
toán hàng
Kế
toán hàng hoá
Kế
toán TGNN
Thủ quỹ
- Kế toán trưởng
+ Điều hành toàn bộ hoạt động của phòng, lập báo cáo định kỳ cho các đơn vị trực thuộc liên quan như cơ quan thuế, ngân hàng...
Ký các quyết định thanh toán
- Kế toán tài sản cố định
+ Theo dõi tình hình biến động tài sản cố định trong toàn công ty
+ Hạch toán khấu hao, sửa chữa TSCĐ
+ Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp TSCĐ
- Kế toán tổng hợp
+ Lập các báo cáo tài chính quyết toán lỗ lãi trong kinh doanh, lập kế hoạch tài chính cho công ty
- Kế toán hàng thanh toán
+ Kiểm tra lập các chứng từ thu chi theo quy định , kế toán mở của sổ liên quan
- Kế toán hàng hoá
+ Theo dõi số lượng giá trị hàng hoá nhập xuất tồn kho trong tháng, trong quý
- Kế toán tiền gửi ngân hàng
+ Theo dõi nợ tiền vay ngân hàng, hàng tháng cung cấp số liệu cho ngân hàng và kế toán viên, thường xuyên cung cấp số liệu tiền gửi ngân hàng của các tài khoản liên quan cho các nghiệp vụ để theo dõi lập báo cáo
- Kế toán tiền lương BHXH
Theo dõi tiền lương và các khoản trí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20421.DOC