MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 3
I. Một số vấn đề cơ bản về tiền lương và các khoản trích theo lương 3
1. Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương 3
1.1. Khái niệm tiền lương 3
1.2. Khái niệm và các khoản trích theo lương 7
2. Chức năng của tiền lương 9
3. Yêu cầu của tổ chức tiền lương 9
II. Các nhân tổ ảnh hưởng đến công tác quản lý tiền lương 11
III. Quỹ tiền lương và các hình thức trả lương 11
1. Khái niệm quỹ tiền lương 11
2. Các hình thức trả lương 13
2.1. Tiền lương theo thời gian 13
2.2. Trả lương theo sản phẩm 15
2.3. Chế độ tiền lương khoán 18
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 134 19
I. Khái quát về Công ty công trình giao thông 134 19
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty công trình giao thông 134 19
2. Bộ máy tổ chức của Công ty công trình giao thông 134 22
2.1. Ban giám đốc gồm có 1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc 22
2.2. Các phòng ban 22
2.3. Các đội công trình 24
II. Đặc điểm của quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương 25
1. Tổ chức quản lý lao động 26
2.1. Trả lương theo thời gian 27
2. Trả lương theo sản phẩm 29
3. Quỹ tiền lương 30
4. Quản lý trích theo lương 32
5. Phân tích tình hình lao động và tiền lương của Công ty công trình giao thông 134 34
6. Quy trình ghi sổ của Công ty công trình giao thông 134 36
PHẦN 3. PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN VỀ CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở CÔNG TY CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 134 36
I. Nhìn một cách tổng quát về công tác tiền lương và các khoản theo lương ở Công ty công trình giao thông 134 36
1. Những mặt đã làm được 36
2. Những điều còn tồn tại ở Công ty 36
II. Một số ý kiến nhằm hoàn tiền công tác quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty công trình giao thông 134. 36
KẾT LUẬN 38
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương tại công trình giao thông 134, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương theo sản phẩm tập thể.
+ Lương sản phẩm tập thể được áp dụng để trả cho các loại công việc nặng nhọc, có định mức thời gian dài, cá nhân từng người không thể làm được hoặc để trả cho những loại công việc khó xác định được kết qủa cho từng cá nhân. Khi thực hiện chế độ tiền lương sản phẩm tập thể trước hết phải xác định đơn giá hoặc tiền lương cả nhóm được lĩnh. Công thức tính đơn giá giống như hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp cá nhân.
+ Sau khi xác định được tiền lương của cả đơn vị được lĩnh, tìm phương pháp chia lương cho từng công nhân. Có 2 phương pháp chia lương đó là chia lương theo giờ hệ số và chia lương hệ số đầu chỉnh.
2.2.4. Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến.
Hình thức tiền lương này sử dụng nhiều đơn giá khác nhau để trả cho công nhân tăng sản lượng ở mức độ khác nhau. Những sản phẩm đạt định mức sản lượng thì trả lương theo đơn giá chung, nhưng sản phẩm vượt định mức thì trả theo đơn giá tăng dân (đơn giá luỹ tiến).
Lương sản phẩm luỹ tiến - qđm x ĐL x qvđmi x ĐL (1 + ki)
Trong đó:
qđm: Số lượng sản phẩm định mức
ĐL: Đơn lượng một sản phẩm
qvđmi: Số lượng sản phẩm vượt định mức.
ki: Mức tăng của đơn giá sản phẩm.
Ưu điểm của chế độ tiền lương này là khuyến khích công nhân tăng nhanh số lượng sản phẩm. Nhưng nhược điểm lớn của nó là tốc độ tăng tiền lương bình quân sẽ lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Vì vậy, chế độ trả lương này chỉ áp dụng hạn chế trong một số trường hợp. Cần động viên hoàn thành dứt điểm công việc, hoàn thành sớm nhiệm vụ, các khâu yếu của dây truyền sản xuất. Khi khắc phục được các hiện tượng trên phải trở lại hình thức trả lương theo sản phẩm thông thường.
Để đảm bảo hình thức trả lương theo sản phẩm luỹ tiến có hiệu qủa cần chú ý điều kiện cơ bản. Mức tăng của đơn giá tiền lương phải nhỏ hơn hoặc bằng mức tiết kiệm chi phí cố định, mức tăng đơn giá được khống chế theo công thức sau:
Kđ Ê
I (H - 1)
K x H
Trong đó: Kđ: hệ số tăng của đơn giá sản phẩm luỹ tiến.
L: Hệ số tiền lương trong giá thành đơn vị sản phẩm
H: Hệ số lương đạt
I: Hệ số chi phí cố định trong giá thành đơn vị sản phẩm.
2.3. Chế độ tiền lương khoán.
Hình thức tiền lương khoán áp dụng trong trường hợp không định mức được chi tiết cho từng bước công việc hoặc định mức được nhưng không chính xác. Khi áp dụng chế độ tiền lương này cần chú ý:
Tăng cường công tác kiểm tra để đảm bảo chất lượng và tiến độ hoàn thành công việc.
Thực hiện nghiêm túc chế độ khuyến khích lợi ích vật chất (thưởng phạt nghiêm minh).
phần II
thực trạng công tác quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương
ở Công ty CTGT 134
I. Khái quát về Công ty công trình giao thông 134
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty công trình giao thông 134
Công ty công trình giao thông 134 tiền thân là do xí nghiệp kiến trúc 1 và Công ty khảo sát thiết kế và xây dựng công trình 1 trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp xây dựng giao thông 1. Đến tháng 7/1993 được đổi tên thành Công ty công trình giao thông 134 theo Quyết định thành lập doanh nghiệp số 1353/QĐ/TCBC-LĐ ngày 5/1/1993 của Bộ trưởng Bộ GTVT và chứng nhận đăng ký kinh doanh số 108722 do trọng tài kinh tế Thành phố Hà Nội cấp ngày 19/7/1993, chứng chỉ hành nghề xây dựng số 392/BXD do Bộ trưởng Bộ xây dựng cấp ngày 26/9/1997.
a. Nội dung đăng ký điều chỉnh chứng chỉ hành nghề xây dựng: Nhận thầu các công trình xây dựng gồm:
- Công trình đào lắp, nạo vét và bồi đắp mặt bằng, đào đắp nền, đào đắp công trình (kênh, mương, đê, đập, hồ chứa nước, đường đất đá, đường nhựa, đường bê tông, đường sân bay…)
- Thi công các loại móng công trình như cọc dẫn, cọc khoan nhồi, ép bức thấm, đường chịu lực trên nền đất xử lý, trên nền đất yếu.
- Công việc thi công bằng phương pháp khoản nổ mìn để khai thác phá dỡ và tạo hình công trình.
- Công xây lắp kết công trình: xây gạch đá, bê tông cốt thép, kết cấu làm loại bê tông asphalt.
- Công việc hoàn thiện xây dựng, kỹ thuật trang trí nội thất, trát sơn vôi cửa, tường kính, trang trí vệ sinh, chống thấm.
- Công việc lắp đặt thiết bị công trình, lắp đặt thiết bị công nghệ và lắp đặt kết cấu phụ kiện tiêu chuẩn thuộc các loại công trình lắp đặt thiết bị cơ điện công trình, hệ thống đường dây và các trạm biến thế điện, hệ thống thiết bị và hệ thống đường ống dẫn truyền khí và chất lỏng, hệ thống thiết bị thuộc dây truyền công nghệ của các ngành công nghệ.
b. Vốn điều lệ doanh nghiệp và vốn kinh doanh của Công ty:
- Vốn đều lệ của doanh nghiệp và vốn kinh doanh thuộc sở hữu của doanh nghiệp Nhà nước. Tổng số vốn: 2.912.832.239 đồng
Trong đó: Vốn cố định: 2.228.636.594 đồng
Vốn góp liên doanh 570.000.000 đồng
- Vốn trung hạn đã bổ sung năm 1996, 1997 bằng thiết bị đồng bộ là 8 tỷ đồng.
- Được bổ sung làm cho tổng số vốn của Công ty là 4.912.832.239 đồng.
- Chuyển quỹ phát triển sản xuất để mua sắm TSCĐ là: 492.000 đồng.
c. Trong thời gian từ khi thành lập đến nay, Công ty công trình giao thông 134 đã tham gia xây dựng nhiều công trình lớn phục vụ giao thông, vận tải như:
- Đường ô tô bờ phải, cầu cứng qua sông sesan, cầu quan điểm B và các hạng mục cầu đường kè thác thuộc công trình thuỷ điện Yaly.
- Nâng cấp và cải tạo đường Sơn Dương, Tân Trào, đường Na Hang - Foong Ma thuộc tỉnh Tuyên Quang.
- Đường Bắc Thăng Long - Nội Bài.
- Các đường quốc lộ 1A, 2, 5, đường 183 và đường cao tốc Láng - Hoà Lạc…
Các công trình Công ty thi công đều đảm bảo tiến độ và chất lượng, đạt hiệu quả kinh tế cao.
d. Những thành tích mà Công ty công trình giao thông 134 đạt được trong những năm qua là rất lớn, sản xuất kinh doanh tăng trưởng cao, tài chính lành mạnh, cân đối và ổn định. Cán bộ công nhân viên chức luôn luôn có tinh thần sáng tạo và tự lực tự cường, biết tận dụng những phương tiện sẵn có để đảm bảo thi công các công trình đòi hỏi kỹ thuật cao nên đã tiết kiệm được vốn đầu tư. Công ty đã tham gia đấu thầu và thắng thầu nhiều công trình bảo đảm đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên. Công ty luôn chú trọng đầu tư các thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Công ty. Công ty luôn đảm bảo tốt công tác an toàn lao động, đảm bảo thực hiện tốt mọi chính sách của Đảng và Nhà nước, của địa phương nơi đơn vị thi công.
Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty công trình giao thông 134.
Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty công trình giao thông 134, cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm: Ban giám đốc, bộ máy giúp việc và đội sản xuất.
- Bộ máy giúp việc gồm văn phòng và các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành công việc phù hợp với Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. Tại thời điểm phê chuẩn Điều lệ này gồm có: Văn phòng Công ty, phòng tổ chức cán bộ lao động - y tế, hành chính. Các đội sản xuất gồm có: đội công trình từ 1 -7 và đội xây dựng cầu 1, đội xây dựng cầu 2, xưởng sửa chữa.
- Quy chế về tổ chức và hoạt động thưo quy định của các đơn vị sản xuất do Ban giám đốc điều hành phù hợp với tổ chức và hoạt động của Công ty. Các đơn vị sản xuất có trách nhiệm quản lý, bảo toàn và phát triển toàn bộ các tài sản và nguồn lực khác mà Công ty giao cho, các đội sản xuất chịu sự điều động của Công ty. Đặc biệt căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng của mình là: xây lắp, thi công các công trình giao thông, xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng, tư vấn và thiết kế thi công các công trình. Căn cứ vào đặc điểm quá trình sản xuất kinh doanh, tính phức tạp của kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn của công trình thi công mà Công ty công trình giao thông 134 mới thành lập một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến và tham mưu Giám đốc Công ty. Giám đốc là người có quyền lực cao nhất, là người lãnh đạo cao nhất, là người ra quyết định chiến lược và chiến thuật cho Công ty.
Dưới Giám đốc là các Phó giám đốc giúp việc và thừa hành nhiệm vụ mà Giám đốc giao cho, có thể ra những quyết định, chiến lược khi được Giám đốc thống nhất và uỷ quyền. Các Phó giám đốc có thể tham mưu cho Giám đốc trong những công việc nhằm phát triển Công ty của mình.
Các phòng ban ngoài việc thực hiện các chức năng riêng của mình còn tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong việc quản lý và kiểm tra triển khai thực thi các nhiệm vụ. Giữa các phòng ban có mối liên hệ theo chiều ngang, mối liên hệ tư vấn.
Các đội công trình (từ đội 1 đến các đội xây dựng cầu) là tuyến sản xuất thực thi nhiệm vụ sản xuất của Giám đốc Công ty giao, tổ chức triển khai thi công các hạng mục công trình của Công ty.
Mặt khác Công ty công trình giao thông 134 là tổ chức sản xuất kinh doanh, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản tại ngân hàng, được phép sử dụng con dấu riêng. Do đó Công ty có quyền tổ chức bộ máy, tổ chức kinh doanh phù hợp và phân cấp, điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty xem xét quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể hoặc sát nhập các đơn vị trực thuộc.
2. Bộ máy tổ chức của Công ty công trình giao thông 134.
Công ty ban hành các quy chế, quy định nội dung xác định rõ nhiệm vụ chức năng, quyền hạn của các phòng ban, bộ phận quản lý từ trên xuống dưới.
3.1 Ban giám đốc gồm có 1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc.
Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, là người đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý của Côgn ty, ngoài việc uỷ quyền cho các Phó giám đốc, Giám đốc trực tiếp thông qua các trưởng phòng của các phòng ban và đội trưởng sản xuất trực tiếp.
Dưới Giám đốc là 3 Phó giám đốc giúp việc và thực hành nhiệm vụ của Giám đốc giao.
3.2 Các phòng ban, mỗi phòng ban có một nhiệm vụ riêng, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, các phòng ban tham mưu cho Giám đốc trong các công việc cần giải quyết để Giám đốc có thể ra quyết định kịp thời.
a. Phòng KTKH.
- Công tác kỹ thuật thi công: Lập các chỉ tiêu kỹ thuật xây dựng cơ bản như nhà cửa, đường xá. Nhiệm vụ cung cấp kỹ thuật thi công hợp lý giúp cho các đội có hành lang an toàn trong xây dựng thi công, an toàn kỹ thuật, bảo hộ lao động, chỉ đạo đôn đốc kết hợp với các đội để hoàn thành công trình. Tham mưu cho giám đốc biết được năng lực sản xuất của Công ty, các giải pháp, kỹ thuật trên cơ sở thiết kế, bóc tách khối lượng, giám sát thi công tại công trình, bàn giao nghiệm thu, lập hồ sơ hoàn công.
- Công tác hạch dự toán: là phải nắm chắc giá thành các công trình, tính toán các chi phí vật liệu cụ thể, thiết bị, nhân công để xây dựng dự toán nhằm đảm bảo tính khả thi của từng công trình, tham mưu cho lãnh đạo Công ty những chỉ tiêu kinh tế cụ thể của từng công trình, kịp thời và luôn có văn bản khoán trước khi đơn vị bắt đầu thi công. Nhiệm vụ chính của phòng kế hoạch dự toán là lập các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, làm nhiệm vụ marketing, giao nhiệm vụ cho các đơn vị sản xuất, đôn đốc thực hiện kế hoạch, sau khi sản phẩm hoàn thành được bàn giao, lên phiếu giá thanh toán, quyết toán công trình.
b. Phòng kế toán tài chính.
Có chức năng quyết toán các chế độ, hạch toán kinh tế và tài chính. Có nhiệm vụ công tác tài chính xây dựng kế hoạch đầu tư, khai thác sử dụng vốn đúng mục đích. Công tác kế toán là phân tích các hoạt động kinh tế, tổng hợp công tác sản xuất kinh doanh của Công ty, kiểm tra, kiểm soát các chỉ tiêu thực hiện các nghĩa vụ trích nộp với Nhà nước.
c. Phòng tổ chức CB-LĐ y tế
Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong công tác tổ chức cán bộ, tuyển dụng cán bộ công nhân, tổ chức các đơn vị sản xuất, đào tạo công nhân, công tác lao động tiền lương, công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
d. Phòng hành chính:
Làm tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong công tác hành chính quản trị, tổ chức hệ thống bảo vệ các khu vực thuộc Công ty, văn thư lưu trữ ghi nhận những thông tin đều chính xác kịp thời quản lý tài sản cố định như nhà cửa, thiết bị văn phòng.
e. Phòng vật tư thiết bị:
Có chức năng quản lý vật tư - thiết bị và nhiệm vụ cung ứng vật tư - thiết bị cho các đơn vị sản xuất theo đúng tiến độ, đảm bảo đúng chủng loại và chất lượng, điều động và phân phối thiết bị phục vụ thi công cho phù hợp đạt được hiệu qủa và năng suất cao. Hoàn tất mọi thủ tục nhập - xuất vật tư cho các công trình theo quy định của pháp luật. Tư vấn cho Giám đốc quản lý vật tư - thiết bị một cách hợp lý nhất để đạt được hiệu qủa cao nhất.
3.3. Các đội công trình và xây dựng có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất và thực thi nhiệm vụ sản xuất của Giám đốc Công ty giao, tổ chức triển khai thi công các hạng mục công trình của Công ty.
Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy ở Công ty
công trình giao thông 134
Giám đốc
Phó giám đốc nội chính
Phó giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc sản xuất
P.hành chính Công ty
P. Tổ chức C.bộ lao động y tế
P. Kế toán tài chính
P. Kinh tế kỹ thuật
P. Vật tư thiết bị
P. Kinh tế thi công
Đội CT1
Đội CT 2
Đội CT3
Đội CT4
Đội CT5
Đội CT6
Đội CT7
Đội XD cầu 1
Đội XD cầu 2
TCCG xưởng sửa chữa
II. Đặc điểm của quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương
Vấn đề tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty công trình giao thông 134 đã thu nút các cán bộ công nhân viên của Công ty. Trong quá trình thực hiện công tác quản lý tiền lương, các ban ngành đã phối hợp với nhau chặt chẽ để giải quyết những vấn đề phát sinh, đảm bảo chặt chẽ, kịp thời, chính xác để tiền lương thực sự trở thành đòn bẩy khuyến khích mọi cán bộ công nhân viên nâng cao hiệu qủa và chất lượng công việc.
1. Tổ chức quản lý lao động
Công ty công trình giao thông 134 vấn đề quản lý lao động là một bộ phận phức tạp trong việc kinh doanh, bởi vì trả thì lao động thường không thống nhất giữa các bộ phận, các đơn vị và các thời kỳ.
Để quản lý lao động về mặt số lượng, Công ty đã sử dụng sổ sách lao động để theo dõi và sổ này do phòng Tài chính kế toán lập (lập chung cho toàn Công ty và lập riêng từng bộ phận sản xuất) nhằm nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong Công ty. Bên cạnh đó, Công ty còn căn cứ vào sổ lao động (mở riêng cho từng người lao động) để quản lý nhân sự cả về số lượng và chất lượng lao động, về biến động và chấp hành chế độ đối với lao động.
Hiện nay, Công ty công trình giao thông 134 đã có đội ngũ lao động mạnh về số lượng và chất lượng. Tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty là trên 403 người trong đó lao động gián tiếp 20%, lao động trực tiếp tiếp 80%. Cơ cấu lao động của Công ty ngày càng hợp lý hơn, lao động gián tiếp có xu hướng giảm, trẻ hoá đội ngũ lao động đáp ứng được nhu cầu sản xuất hiện nay.
bảng thống cấp bậc thợ của Công ty
STT
Bậc thợ
Số người
Tỷ lệ
1
Bậc 2
5
1,24%
2
Bậc 5
60
14,89%
3
Bậc 4
189
46,9%
4
Bậc 5
100
24,81%
5
Bậc 6
40
9,92%
6
Bậc 7
9
2,23%
Cộng
403
100%
Để quản lý và nâng cao hiệu qủa sử dụng lao động, Công ty tổ chức hạch toán việc sử dụng thời gian lao động và kết qủa lao động. Chứng tỏ sử dụng để hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công. Bảng chấm công được lập riêng cho từng bộ phận, tổ đội sản xuất trong đó ghi rõ ngày làm việc, nghỉ việc của mỗi người lao động. Bảng chấm công do tổ trưởng các đội hoặc phòng ban trực tiếp ghi và để nơi công khai để công nhân viên chức giám sát thời gian lao động của từng người. Cuối tháng bảng chấm công được dùng tổng hợp thời gian lao động và tính lương cho từng bộ phận, đội sản xuất.
Để hạch toán kết qủa lao động, kế toán sử dụng các chứng từ ban đầu khác nhau, đó chính là các báo cáo về kết qủa như "Phiếu giao nhận sản phẩm", "phiếu khoán", "hợp đồng giao khoán", "bảng kế khối lượng công việc hoàn thành"… Chứng từ hạch toán lao động phải do người lập (tổ chức hoặc đội trưởng) ký, cán bộ kiểm tra kỹ thuật xác nhận được lãnh đạo duyệt y. Sau đó các chứng từ này được chuyển cho các nhân viên hạch toán ở đội để tổng hợp kết qủa lao động toàn đội sản xuất, phân xưởng, rồi chuyển về phòng tài chính kế toán xác nhận và để làm căn cứ tính lương, tính thưởng cho người lao động. Tất cả mọi hoạt động diễn ra ở các đội sản xuất, các phân xưởng đều được theo dõi một cách chặt chẽ trên các sổ ở các đơn vị nơi người lao động trực tiếp sản xuất và bộ phận quản lý ở Công ty cũng mở sổ tổng hợp kết qủa lao động để tổng hợp chung cho toàn Công ty.
Các hình thức trả lương và các khoản tính theo lương.
Trong Công ty công trình giao thông 134 phòng kế toán có trách nhiệm tính lương và thanh toán lương cho người lao động.
2.1. Hình thức trả lương theo thời gian:
- Hình thức tiền lương theo thời gian là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc trình độ, cấp bậc kỹ thuật và theo thang lương của người lao động.
- Trong mỗi tháng lương lại tuỳ theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn mà chia ra làm nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có một mức lương nhất định. Đơn vị để tính tiền lương thời gian là tiền lương tháng, lương ngày, lương giờ:
Công thức để xác định lương thời gian là:
210.000 x hệ số
Ltg = x C
26
Trong đó:
- 210.000: Mức lương tối thiểu
- C: Số công đi làm .
Mức lương
Mức lương một ngày =
Số ngày làm việc quy định trong tháng
Hình thức lương theo thời gian:
Theo hình thức này căn cứ vào thời gian làm việc thực tế của người lao động để tính ra tiền lương phải trả cho từng người theo đúng thang bậc lương của họ . Hình thức này có thể áp dụng theo thời gian giản đơn hay theo thời gian có thưởng .
Đối với công ty công trinh giao thông 134 điều kiện để áp dụng việc trả lương theo hình thức này là:
Bảng chấm công: Bảng này được dùng để theo dõi công thực tế, làm việc, ngừng việc, nghỉ hưởng BHXH... để có căn cứ để tính ra tiền lương, BHXH trả cho từng người. Đây cũng là bảng dùng để theo dõi quản lý người lao động trong công ty.
Trách nhiệm ghi bảng chấm công là các bộ phận, phòng ban, tổ nhóm... phải có một người chuyên trách theo dõi và ghi (đánh dấu) vào bảng chấm công những người trong đội, số ngày đi làm hay vắng mặt , từng ngày trong tháng. ở công ty công trình giao thông 134 thường người chấm công là đội trưởng hoặc kế toán đơn vị chấm công hàng ngày hàng tháng. Cuối tháng người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công cùng các chứng từ lieen quan như phiếu nghỉ hưởng BHXH... về phòng kế toán đối chiếu và quy ra công để tính lương và BHXH cho từng người.
Trích bảng chấm công khối cơ quan của công ty công trính giao thông 134 tháng 12 năm 2001.
Công ty CTGT Mẫu số 01 – LDTL
Ban hành theo QĐ số 1141 – TC /QĐ / CĐKT
Ngày 1/11/1995 của bộ tài chính
Bảng chấm công
Tháng 12 -2001
Stt
Họ và tên
Chức vụ
Cấp bậc lương
Ngày trong tháng
Quy ra công
1
2
3
4
5
6
7
…
…
31
Số công hưởng lương theo thời gian
Số công nghỉ việc hưởng 100% lương
Số công nghỉ việc hưởng …% lương
Số công hưởng BHXH
1
Phạm Tiến Lực
GĐ
6,03
+
+
+
+
+
+
+
26
2
Lưu Đình Tuyến
KTT
5,26
+
+
+
+
+
+
+
26
3
Trần Đức Liệu
KT
2,81
+
+
+
+
+
+
+
26
4
Hoàng Thị Giang
PGĐ
5,26
+
+
+
+
+
+
+
26
5
Mai Thu Hương
BS
3,12
+
+
+
+
+
+
+
26
Cộng
112
Người duyệt Phụ trách bộ phận Người chấm công
(Ký, Họ tên) (Ký, Họ tên) (Ký, Họ tên)
- Căn cứ vào bảng chấm công kế toán tiền lương dựa vào những ký hiệu chấm công trong bảng của tứng người để tính ra số ngày công của tứng loại tương ứng. để ghi vào các cột 32,33,34,35,36, kế toán tiền lương dựa vào số ngày công đã quy đổi của từng người để ghi vào bảng thanh toán lương .
Bảng thanh toán lương được ghi theo thứ tự tương ứng, trong bảng thanh toán lương kế toán lương dựa vào hệ số lương (hệ số cấp bậc) và hệ số lương thời gian hệ số này do công ty quy định là 1,5 nhân với mức lương tối thiểu để tính ra số tiền lương của từng người. Từ bảng thanh toán lương thì tiền lương của từng người được xác định như sau :
Lương thời gian
=
210.000 x hệ số x hệ số công ty
x số công đi làm
26
Theo bảng thang toán lương ta có tiền lương của ông Phạm Tiến Lực được xác định như sau :
Lương ông Lực
=
210.000 x 6,03
x 26 = 1.899.450
26
Lương ông Tuyến
=
210.000 x 5,26
x 26 = 1.656.900
26
Công ty còn tính 6% khấu trừ vào lương của công nhân viên bao gồm 5% BHXH và 1% BHYT, cách xác định số BHXH và BHYT mà người lao động phải nộp.
Số BHXH & BHYT
=
Lương cơ bản + phụ cấp nếu có
x % tỷ lệ trích
Với cách tính trên thì số BHXH, BHYT mà ông Phạm Tiến Lực phải nộp
= { 210.000 x 6,03 + 94.000 } x 6% = 81.618 đồng.
Từ đó xác định được số tiền lương mà từng người nhận được = Tổng số tiền lương của từng người – số nộp BHXH. Vậy tiền lương thực tế mà ông Phạm Tiến Lực nhận được = 1.993.450 – 81.618 = 1.911.832 đồng.
Trong đó tiền lương chính là 1.899.450 , tiền lương phụ là 94.000 đồng
Trích bảng thanh toán lương của công ty tháng 12 năm 2001.
bảng thanh toán lương
Tháng 12 năm 2001
Stt
Họ và tên
Bậc lương
Hệ số lương
Lương thời gian
Phụ cấp
Tổng số
Nộp BHXH
Số được lĩnh
Số công
Số tiền
Số tiền
ký
1
Phạm Tiến Lực
7
6,03
26
1.899.450
94.000
1.993.450
81.648
1.911.832
2
Lưu Đình
Tuyến
6
5,26
26
1.656.900
84.000
1.740.900
71.316
1.669.584
3
Trần Đức Liệu
2
2,81
26
585.150
855.150
35.406
849.744
4
Hoàng Thị Giang
6
5,26
26
1656.900
84.000
1.740.900
71.316
1.669.584
5
Mai Thu Hương
4
3,12
26
982.800
982.800
39.312
943.488
Cộng
7.000.156
262.000
7.346.200
298.968
7.047.232
Kế toán thanh toán Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
( Ký , họ tên ) ( Ký , họ tên ) ( Ký , họ tên )
Cùng với bảng thanh toán tiền lương kế toán còn phải lên bảng kê chi tiết cho từng tổ , đội , bảng kê chi tiết gồm có 2 bảng , một bảng dùng để tập hợp phân loại từng loại chi phí , một bảng dùng để tập hợp số BHXH, BHYT, KPCĐ.
Trích tờ kê chi tiết tập hợp TK 627 và TK 642 của công ty công trình giao thông 134 tháng 12 năm 2001.
Bảng kê chi tiết tập hợp chi phí
Khối cơ quan Tờ kê chi tiết
Tháng 12 năm 2001
Stt
Diễn giải
Ghi có TK 334 ghi Nợ các TK khác
TK 627
TK 642
1
Khối cơ quan
21.176.863
2
Các đội
12.532.128
Cộng
12.532.128
21.176.863
Kế toán còn phải tính ra các khoản trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ tập hợp lên tờ kê chi tiết (Trích tờ kê chi tiết)
Công ty CTGT 134 Khối cơ quan Tờ kê chi tiết
Tháng 12 năm 2001
Stt
Diễn giải
TK đối ứng
BHXH
(20%)
BHYT
(2%)
KPCĐ
(2%)
Cộng
1
Khối cơ quan
642
10.518.413
1.402.455
1.402.455
13.323.323
2
Các đội
627
1.579.68
210.624.210
210.624
2.000.928
Cộng
10.676.381
1.613.079.
1.613.079
15.324.251
Bảng kê chi tiết khấu trừ vào lương của công nhân viên
Stt
Diễn giải
Tổng số tiền
BHXH (5%)
BHYT(1%)
Cộng
1
TK 627
10.531.200
526.560
105.312
631.872
2
TK642
70.122.756
3.506.138
701.227
4.207.365
Cộng
80.653.956
4.032.698
806.539
4.839.237
Dựa vào các tờ kê chi tiết kế toán tiền lương tiến hành nên bảng phân bổ tiền lương cho toàn công ty.
Sau đó từ các tờ kê chi tiết kế toán tiến hành phân bổ chi phí nhân công quản lý vào các công trình theo tiêu thức phân bổ như sau:
CFNC quản lý phân bổ cho từng công trình
=
Tổng CP NC quản lý
x
Tiền lương của từng công trình
Tổng tiền lương CNTTSX
CFNC quản lý phân bổ cho công trình 9
=
80.653.956
x
563.930.000
683.611.036 + 6326.000
= 65.923.675
Hình thức thanh toán:
Khi thanh toán lương cho công nhân viên công ty công trình giao thông 134 chủ yếu là thanh toán giảm nợ tiền tạm ứng và tiền mặt, nếu thanh toán bằng tiền tạm ứng đòi hỏi phải có giấy thanh toán tiền tạm ứng, giấy này phải được ghi chi tiết từng phần.
Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt kế toán dựa vào thanh toán tiền lương tiến hành viết phiếu chi .
Trích phiếu chi tiền mặt tháng 12 năm 2001 của công ty.
Đơn vị Phiếu chi Quyển số
Tổ CT9 Số 121
Nợ TK 334
Có TK 111
Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Văn Nghĩa
Đơn vị: Khối cơ quan.
Lý do chi: Trả lương cho công nhân viên.
Số tiền: 7.047.232 (Viết bằng chữ): bảy triệu không trăm bốn mươi bảy nghìn hai trăm ba mươi hai đồng.
Kèm theo 1 chứng từ gốc:
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): bảy triệu không trăm bốn mươi bảy nghìn hai trăm ba mươi hai đồng.
Thủ quỹ Người nhận tiền Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Sau đó kế toán tiền mặt sẽ tiến hành phản ánh lên nhật ký chứng từ số 1.
Sơ đồ minh hoạ
TK : 334
TK 111
TK : 627, 642
TK : 338
80.653.956
75.814.719
4.839.237
15.324.251
3. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Theo hình thức này tiền lương phải trả cho người lao động sđược tính theo số lượng và chất lượng sản phẩm công việc hoàn thành , để trả lương được theo hình thức này công ty công trình giao thông 134 tính đơn giá tiền lương sản phẩm bằng cách dựa vào bảng nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành .
Trích biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành. Cùng với bảng chấm công kế toán tiền lương tiến hành tính lương cho từng cá nhân theo thang bậc lương và năng suất của từng người trong đội.
Công ty CTGT 134 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Công trình 9 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Biên bản nghiệm thu khối lượng
Công việc hoàn thành
Công trình: Tuyến Thánh Ca Thành - Bản Biển - QL 34- Cao Bằng
Đoạn tuyến: km 96 - km106
- Bên giao: Đội công trình 9
- Bên nhận: Tổ sản xuất tổ 1
- Thời gian thi công từ ngày 1/7-21/7/2001
TT
Hạng mục công việc
Đơn vị
Khối lượng
Đơn giá
Thành t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34291.doc