Chuyên đề Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại công ty cơ khí 79

Nắm vững năng lực sản xuất, có biện pháp tổ chức kỹ thuật để khai thác khả năng tiềm tàng của phân xưởng, chỉ đạo lập và giao kế hoạch cho các tổ sản xuất phù hợp với đặc diểm của từng lúc, từng nơi nhằm đảm bảo hoàn thành vượt mức kế hoạch của nhà máy.

Chỉ đạo mọi mặt hoạt động trong phân xưởng, tiến hành công tác lập tiến độ sản xuất, chuẩn bị sản xuất, tổ chức lao động, điều độ sản xuất cho nhịp nhàng cân đối theo đúng tiến độ của nhà máy.

Nghiên cứu vận dụng sáng tạo và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh mọi chỉ thị, mệnh lệnh của giám đốc, của quy trình, quy định kỹ thuật, quy chế trong sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn lao động trong sản xuất và sinh hoạt.

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại công ty cơ khí 79, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỹ thuật, bậc thợ bình quân là 3.3 và 262 nhân viên khác. Năm 1975 cùng với việc di chuyển hàng ngàn tấn trang thiết bị máy móc nhà xưởng đã hoàn thành 100,01% sản lượng hàng hoá đạt 3486900 đồng. Năm 1976 đạt 101,1 % sản lượng hàng hoá đạt 5486900 đồng. Và cả 2 năm nhà máy đều được tổng cục tặng bằng khen. Trung tuần tháng 6-1977 tổng cục kỹ thuật điều đồng chí HOàNG KIM KHải về làm giám đốc nhà máy. Năm 1978- 1980, để đối phó với tình hình thực tê giữa tháng 7/1978 nhà máy chuyển sang chế độ làm việc và sinh hoạt theo thời chiến. Từ năm 1978 -1980 nhà máy đã sản xuất nhiều mặt hàng đột xuất để phục vụ kịp thời cho chiến đấu : Như sản xuất kích xe tăng, sản xuất các công trình xa để phục vụ sửa chữa lưu động. sản xuất 2000 gạt mưa,10000 kẹp cáp, 10 triệu đạn bi, 1 triêu con dao tông, số ô tô. Đến năm 1982 sau khi về làm giám đốc nhà máy đồng chí nguyễn mão đã có một số thay đổi khá sâu sắc. Chỉ trong một thời gian ngắn nhà máy đã đưa toàn bộ các phân xưởng vào hoạch toán kinh tế và áp dụng nhiều biên pháp trả lương hết sức mới (như : Khoán thưởng, trả lương theo sản phẩm không hạn chế, trả lương theo sản phẩm nhập kho, trả lương theo khoán từng việc, giao quỹ lương cho các xưởng). Hàng phục vụ kinh tế phát triển như : Líp xe đạp, máy tuốt lúa. Vì có sự thay đổi tích cực trong sản xuất nên giá trị sản lượng có năm 1982 bằng cả 2 năm 1980, 1981 cộng lại. Đến năm 1987 nhiều mặt hàng phục vụ kinh tế phát triển như: Líp xe đạp, máy tuốt lúa. 1.2- thời kỳ sau đổi mới(1990 - nay). Sau khi đồng chí nguyễn văn ninh lên làm tổng bí thư nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam đã mở ra chođất nước một con đường mới. Dần dần xoá bỏ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, công nhận các thành phần kinh tế và chỉ đạo cho đất nước phát triển kinh tế theo hướng “Nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước” Đứng trước cơ hội mới của đất nước nhà máy Z179 cũng đã vào cuộc cùng đất nước xây dựng nền kinh tế mớivới rất nhiều cơ hội mới cũng như những thách thức đang chờ đón nhà máy. Được sự đồng ý của cấp chủ quản và tập đoàn dAEwoo thành lập liên doanh vidamco. Phần lớn đất của công ty được dành cho liên doanh nên mặt bằng sản xuất bị thu hẹp đi rất nhiều. Trước khi liên doanh nhà máy Z179 có diện tích là gần50 nghìn m2. Sau khi liên doanh nhà máy đã cắt đi 38 nghìn m2 đất cho liên doanh nên hiện nay diện tích của nhà máy chỉ còn 11nghìnm2. Cùng với sự thu hẹp của mặt bằng thì một phần lớn cán bộ công nhân của nhà máycũng chuyển sang làm việc tại liên doanh này. Trong khi đó công ty lại không có các mặt hàng quốc phòng ,cùng với sự bất ổn nội bộ, sự vướng măc trong sản xuất kinh doanh đã làm cho công ty không những không phát triển lên được mà còn ngày càng trở nên tụt hậu so với nhiều doanh nghiệp khác trong quân đội. Cố gắng tìm lối thoát và bươn trải để giữ vững sản xuất đảm bảo việc làm cho cán bộ công nhân viên của công ty. Công ty cơ khí 79 luôn phải đứng trước nhiều thách thức và sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường nhất là về giá thành sản phẩm. Bất lợi của công ty là nguồn vốn quá ít, máy móc thiết bị đã cũ, thiếu đồng bộ và xuống cấp. Việc sản xuất đa phần là ở mức nhỏ lẻ, đơn chiếc, ít có loại lớn nên hiệu quả thấp. Đời sống và việc làm của hàng trăm cán bộ công nhân thường xuyên bị ảnh hưởng. Tình hình đó cứ kéo dài và làm cho nhiều người bi quan lo lắng, thiếu yên tâm và không gắn bó với công ty. Năm qua cùng với sự hỗ trợ nhiều mặt của cơ quan chủ quản nhất là về nguồn vốn đã tạo thêm điều kiện cho công ty vững bước phát huy khả năng nghành nghề của mình. Công ty đã được đầu tư mua sắm máy móc và sửa chữa thiết bị sản xuất bánh răng. Việc tinh giảm biên chế và từng bước ổn định tổ chức cũng được tiến hànhlàm cho bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Cùng với việc sản xuất đáp ứng cho nhu cầu khách hàng như các loại phụ tùng cho đường dây tải điện, phụ tùng cho nghành sản xuất xi măng, nghành đường sắt, nghành dầu khí. Công ty đẩy mạnh nghiên cứu, thiết kế chế tạo thành công nhiều mặt hàng mới như : Bánh răng hộp số máy nông nghiệp, hộp số hành tinh vi sai cho nhà máy cơ khí quang trung. 2- Những đặc điểm của nhà máy ảnh hưởng tới công tác tổ chức lao động khoa học. 2.1- Đặc điểm về lao động- tiền lương. 2.1.1- Đặc điểm về lao động. 2.1.1.1- theo giới tính. Bảng2 : phân loại lao động theo giới tính. STT Chỉ tiêu 1999 2000 2001 6-2002 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1. Tổng 236 100 268 100 264 100 276 100 2. Nữ 88 37 90 33.6 98 37.1 102 37 3. Nam 148 63 178 66.4 166 62.9 174 63 (Nguôn số liệu : phòng tổ chức lao động - công ty cơ khí 79) Theo các số liệu của bảng trên ta thấy rằng từ năm 1999 đến những tháng đầu năm 2002 tỷ lệ lao động nữ của nhà máy luôn ổn định ở mức xấp xỉ 37% và tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động trực tiếp sản xuất cung ổn định ở mức 32%. Là một nhà máy cơ khí với tỷ lệ nữ như vậy có thể nói là tương đối cao. Điều này đặt ra cho các nhà tổ chức lao động của nhà máy (cụ thể là phòng tổ chức lao động) phải bố trí xắp xếp công việc của nhà máy một cách hợp lý sao cho vừa đảm bảo ổn định sản xuất hoàn thành kế hoạch sản xuất đặt ra vừa đảm bảo các quyền lợi của người lao động (đặc biệt là đối với lao động nữ ) do nhà nước quy định. Hiện nay, nhà máy vẫn duy trì quỹ của hội phụ nữ và quỹ này được hình thành từ một phần trích từ nhà máy và từ sự đóng góp của người lao động nữ trong nhà máy. Quỹ này dùng để giúp đỡ những người lao động nữ khi họ gặp rủi ro, khó khăn trong cuộc sống. Điều này thể hiện sự quan tâm của nhà máy đến những lao động nữ và đó chính là những động lực để những người lao động luôn trung thành và làm việc hết mình vì công ty. 2.1.1.2- Theo trình độ chuyên môn. Bảng3 : phân loại lao động theo trình độ chuyên môn STT Chỉ tiêu Năm1999 Năm2000 Năm2001 6-2002 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1. Tổng số 236 100 268 100 264 100 276 100 2. Đại hoc + cao đẳng 25 10.6 33 12.3 35 13.3 42 15.2 3. Trung cấp 42 17.8 49 18.3 53 20 79 28.6 4. Sơ cấp 169 71.6 186 69.4 176 66.7 155 56.2 (Nguồn số liệu : phòng tổ chức lao động - công ty cơ khí 79) bảng4 : trình độ lành nghề của công nhân trong nhà máy Z179 STT Bậc thợ Năm1999 Năm2000 Năm2001 Năm2002 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1. 2/7 4 2.3 2 1 2 1 1 0.6 2. 3/7 30 17.3 31 15.2 28 14.5 27 12.9 3. 4/7 28 16.2 36 17.6 33 17.1 37 17.9 4. 5/7 34 19.7 43 21.1 39 20.2 42 20.6 5. 6/7 52 30 62 30.4 60 31.1 67 32.1 6. 7/7 25 14.5 30 14.7 31 16.1 35 16.7 7. Tổng 173 100 204 100 193 100 209 100 (Nguồn số liệu : phòng tổ chức lao động - công ty cơ khí 79) Hiện nay toàn nhà máy có đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm đã làm việc với nhau trong một thời gian dài, gồm có : 42 người có trình độ đại học (chiếm 15.2), 79 người có trình độ trung cấp (chiếm 28.6%),155 người có trình độ sơ cấp (chiếm 56,2%). So với các năm trước trình độ của cán bộ công nhân viên đã tăng nên một cách rõ rệt nhờ nhà máy đã chú trọng đến công tác đào tạo và huấn luyện cùng với việc tuyển mộ, tuyển chọn những người có năng lực về nhà máy để phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới : Cụ thể đến tháng 6-2002, số người có trình độ đại học tăng 4.6% so với năm 1999, 2.9% so với năm 2000 và 1.9% so với năm 2001 ; Số người có trình độ trung cấp tăng 10.6% so với năm 1999, 15.9% so với năm 2000, 8.6% so với năm 2001 ; Số người có trình độ sơ cấp đã giảm đi. Đối với công nhân lành nghề trực tiếp sản xuất thì trình độ của công nhân cũng được nâng cao hơn. Bảng5 : cấp bậc bình quân của công nhân Cấp bậc công nhân bình quân 1999 2000 2001 6-2002 5.01 5.09 5.14 5.21 (Nguồn số liệu : phòng tổ chức lao động – công ty cơ khí 79) Như vậy, với những chính sách đổi mới đúng đắn nhà máy đã có đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày một tăng về quy mô lẫn trình độ. Tuy nhiên, hiện nay với 15.6% cán bộ công nhân viên có trình độ đại học, còn lại là có trình độ trung cấp và sơ cấp thì đây là một con số còn khiêm tốn đối với một công ty như công ty cơ khí 79. 2.1.2-Về tiền lương: Công ty cơ khí 79 là công ty sản xuất theo dây truyền bán tự động, vì vậy, mọi công việc bắt buộc phải hoạt động liên tục. Hiện nay nhà máy đang áp dụng đồng thời hai hình thức trả lương cho cán bộ công nhân viên của nhà máy : Đối với công nhân sản xuất : Nhà máy áp dung hình thức lương khoán theo sản phẩm cho từng xưởng. Sau đó các xưởng phải thanh toán lương cho từng công nhân theo đúng chất lượng công việc và cấp bậc công viêc của họ. Đối với cán bộ quản lý nhà máy áp dụng hình thức trả lương thời gian. 2.3-Đặc điểm máy móc thiết bị : Qua bảng tình hình máy móc thiết bị của nhà máy chúng ta có thể khái quát nhận thấy rằng hiện nay nhà máy có hệ thống máy móc đã cũ kỹ và lạc hâụ. Cụ thể là phần lớn máy móc ở cấp độ 4 (78,74%), cấp độ 5 là 18,96%, còn một phần rất ít ở cấp độ 3 là (2.3%). Bảng 6 : tình hình trang thiết bị máy móc của nhà máy S TT Tên loại thiết bị Số lượng Tìnhtrạng sử dụng Cấp chính xác đang sử dụng Không sử dụng 1 2 3 4 5 1. Máy tiện 31 31 0 31 2. Máy phay. Phay vạn năng 13 13 0 13 Phay côn xoắn 3 3 1 2 Phay lăn 9 6 3 9 3. Máy mài Mài phẳng 5 3 2 3 2 Mài moài 4 4 4 Mái lỗ 3 3 3 Các loại khác 10 2 8 5 5 4. Máy khoan 16 11 5 12 4 5. Máy doa 3 1 2 3 6. Máy bào 3 2 1 2 1 7. Xọc răng 2 2 2 Xọc đơn 4 3 1 3 1 8. Máy hàn 9 5 4 5 4 9 Máy búa 5 5 5 10. Dập+ép ma sát 4 3 1 1 2 1 11. Lò nhiệt luyện Tôi h45 2 2 2 Lò tần số 1 1 1 Lò thấm than Các lò # 4 2 2 4 12. Lò đúc thép 1 1 1 13 Hệ mạ. 1 1 1 14 Các thiết bị # 42 24 15 24 15 Tổng số 174 130 44 0 0 4 137 33 (Nguồn số liệu : phòng cơ điện - công ty cơ khí 79) Giải thích:Cấp 1:máy nhập mới chưa sử dụng Cấp 2:máy mới sử dụng còn 80% Cấp3:máy còn 60% Cấp4:máy còn 40 % Cấp5:máy chuyển đại tu ,thanh lý. Máy móc của nhà máy hiện nay có nhiều đã hư hỏng và xuống cấp, công suất máy hiện nay chỉ đạt đựoc khoảng 60% công suất thiết kế. Đa phần là các máy ở trong tình trạng phải sửa chữa hoặc nâng cấp cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Điều này dẫn đến việc làm của người lao động không ổn định. Từ đó dẫn đến việc quản lý người lao động gặp không ít khó khăn.do máy móc trục trặc, công việc không ổn định vì phải phụ thuộc vào máy móc dẫn đến người lao động không yên tâm công tác làm cho năng xuất lao động và hiệu quả đạt được không cao. Từ đó đòi hỏi người quản lý đặc biệt là cán bộ ở phòng quản trị nhân lực cần phải thường xuyên giám sát và đôn đốc người lao động để họ yên tâm công tác đảm bảo kế hoạch sản cho nhà máy đã đề ra. 2.4- Kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy trong những năm qua. Bảng7 : kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cơ khí 79 Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm1999 Năm2000 Năm2001 Năm2002 1. Giá trị sản xuất 5454 6750 8142 10400 2. Doanh thu 6454 6605 8337 10400 3. Nộp ngân sách 658 432.9 369 4. Giá trị tăng thêm 1065 1783 1392 2063 5. Thu nhập bình quân 0.55 0.56 0.739 0.8 6. Năng xuất bình quân 23.02 25.57 30.38 37.68 (Nguồn số liệu : phòng tài vụ - công ty cơ khí 79) + Về giá trị tổng sản xuất. Giá trị tổng sản xuất qua các năm tăng lên một cách rõ rệt. Năm 2000 và năm 2001 giá trị tổng sản lượng đều tăng hơn 10% về số tuyệt đối và tăng xấp xỉ 1300 triệu đồng. Riêng năm 2002 công ty dự kiến giá trị tổng sản lượng sẽ tăng 22.58% về số tương đối và tăng 2238 triệu đồng về số tuyệt đối so với năm 2001. Có được kết quả như vậy là do sự phấn đấu nỗ lực của toàn nhà máy, cùng với sự quan tâm của cấp chủ quản. Năm 2001 công ty đã được cấp chủ quản đầu tư cho dây truyền sản xuất bánh răng côn xoắn - sản phẩm mà không phải nhà máy cơ khí nào cũng làm đựơc - chính điều đo đã góp phần không nhỏ vào việc tăng giá trị tổng sản lượng của nhà máy. + Về tổng doanh thu Qua các năm từ 1999 đến 2001 tổng doanh thu của nhà máy liên tục tăng. Duy có năm 2000 là mức tăng tương đối thấp chỉ tăng 1.51% về số tương đối và 151 triệu đồng về số tuyệt đối. Nguyên nhân ở đây là do ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng tiền tệ tại Châu á năm cuối 1999. Bước vào năm 2001 do có dây truyền sản xuất bánh răng côn xoắn và ký được nhiều hợp đồng như : hợp đồng sản xuất ty sứ cho ngành điện lực hay làm cầu xe ben la cho tổng cục... Vì vậy đến năm 2001 tổng doanh thu đã tăng 17.32% về số tương đối và 1732 triệu đồng về số tuyệt đối so với năm 2000. + Về giá trị tăng thêm. Mặc dù tổng doanh thu và giá trị tổng sản lượng đều tăng qua các năm nhưng do sự biến động về giá cả nguyên vật liệu và giá dầu mỏ tăng vcùng với một số sản phẩm sản xuất ra không đạt chất lượng nên năm 2001 giá trị tăng thêm đã giảm 3.91% về số tương đối tương ứng với 391 triệu đồng về số tuyệt đối so với năm 2000. + Về thu nhập bình quân. Từ năm 1999 cho đến nay toàn bộ cán bộ công nhân viên của nhà máy đã và đang nỗ lực để đưa nhà máy thoát khỏi sự trì trệ của thời kỳ bao cấp để lại. Mặc dù trong những năm qua nhà máy gặp rất nhiều khó khăn nhưng với sự hỗ trợ của cấp chủ quản và với sự nỗ lực của toàn bộ công nhân viên nhà máy đã giúp cho nhà máy đứng vững và đảm bảo thu nhập của người lao động qua các năm đều tăng cho dù mức độ tăng chưa đưọc như mong muốn. Qua các số liệu trên ta thấy nhìn chung trong tình hình khó khăn của nhà máy, tình hình thực hiện kế hoạch của công ty qua các năm là khá cao. Tỷ lệ % so với năm trước đều tăng. Tuy nhiên trong sản xuất và kinh doanh nhất là tạo việc làm cho người lao động còn gặp không ít khó khăn. Có được thành quả như vậy là do sự nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên nhà máy nói riêng và có sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ quản lý của công ty . 2.5 -Những thuận lợi và khó khăn. Trong những năm qua nhà máy đã từng bước phát triển rõ rệt. a.Thuận lợi. Năm 2001 nhà máy có những mặt thuận lợi sau : Được sự quan tâm của đảng ủy, thủ trưởng tổng cục và các cơ quan chức năng của tổng cục. Tổng cục đã tạo điều kiện giúp đỡ nhà máy trên các mặt : Về xây dựng tổ chức lực lượng, về đầu tư chiều sâu và các hỗ trợ khác. Có sự đoàn kết thống nhất trong lãnh đạo chỉ huy và trong toàn đảng bộ. Sau đại hội đảng bộ lần thứ 8 cán bộ và công nhân viên đoàn kết tin tưởng, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Thị trường năm 2001 có chuyển biến hơn các năm trứơc. b-Những khó khăn nhà máy gặp phải. Khả năng công nghệ, thiết bị và lao động của nhà máy còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Công tác quản lý của nhà máy còn nhiều vấn đề bất cập . Nhà máy vẫn ở trong tình trạng thiếu vốn sản xuất và kinh doanh. Hàng quốc phòng chiếm tỷ trọng thấp trong giá trị sản xuất. II-Thực trạng công tác tổ chức lao động khoa học cho cán bộ quản lý ở công ty cơ khí 79 1-tổ chức bộ máy sản xuất 1.1-cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cơ khí 79 Giám đốc Phó giám đốc hành chính kiêm bí thư đảng Phó giám đốc Sản xuất –kinh doanh Phòng tổ chức lao động Phòng tài vụ Phòng kế hoặch Phòng chính trị Phòng hành chính Phòng Kỹ thuật Phòng cơ điện Phân xưởng gia công nóng Phân xưởng cơ khí I Phân xưởng cơ khí III Bộ phận kho Ghi chú: *( ) : Quan hệ trực tuyến *( ) : Quan hệ chức năng Trên đây là loại cơ cấu tổ chức kiểu : “ Cơ cấu trực tuyến chức năng”. Cơ cấu này có ưu điểm : Giữ được chỉ huy theo tuyến, thực hiện được chế độ một thủ trưởng, sử dụng được kiến thức của đội ngũ tham mưu, là cơ cấu gọn nhẹ, hợp lý, có hiệu quả. 1.2- Cơ cấu chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, từng chức danh a-Chức năng nhiệm vụ của ban giám đốc. Chức năng nhiệm vụ của giám đốc nhà máy : Chịu trách nhiệm chung, toàn diện các mặt của nhà máy. Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác (công tác kế hoạch, công tác tài chính, công tác tổ chức lao động- tiền lương, công tác đầu tư phát triển : Tùy theo các lĩnh vực đầu tư giám đốc sẽ giao cho các phó giám đốc thực hiện cụ thể công tác này. Chức năng nhiệm vụ của phó giám đốc Thực hiện chức năng nhiệm vụ phó giám đốc về chính trị do Đảng uỷ tổng cục công nghiệp quốc phòng quy định. Giúp giám đốc nhà máy chỉ đạo, triển khai thực hiện lĩnh vực công tác, công tác chính trị, công tác hành chính hậu cần, công tác thanh tra, pháp chế, một số nội dung của công tác đầu tư phát triển, công tác kinh doanh. Các phó giám đốc của nhà máy phải chịu trách nhịêm trước giám đốc nhà máy trong việc chỉ đạo các lĩnh vực công tác được phân công và phải chủ động phối hợp với nhau để thực hiện các công việc không được phân công. b -Chức năng nhiệm vụ của phòng tổ chức lao động. Vị trí, chức năng : Phòng tổ chức lao động là cơ quan trực thuộc giám đốc, chuyên nghiên cứu, vận dụng và hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý xí nghiệp, nghiên cứu vận dụng và tổ chức thực hiện các chế độ chính sách đã ban hành với cán bộ, công nhân viên trong công ty. Đảm bảo thực hiện quản lý lao động, quản lý tổ chức biên chế theo yêu cấu nhiệm vụ sản xuất từng thời kỳ một cách hợp lý nhất, tiết kiệm nhất, tăng năng xuất lao động. Là cơ quan nghiên cứu, xây dựng phương thức trả lương hợp lý, bồi dưỡng đào tạo dạy nghề cho công nhân và thực hiện chế độ bảo hộ lao động trong toàn nhà máy. Nhiệm vụ chung của phòng tổ chức lao động. Căn cứ vào nhiệm vụ, đặc điểm tình hình của nhà máy, nghiên cứu đề nghị giám đốc quyết định cơ cấu, xắp xếp biên chế các phòng, ban, phân xưởng. Xây dựng hoàn thiện các chế độ nội quy của nhà máy. Hướng dẫn việc xây dựng các nhiệm vụ chức trách cho đến từng chức danh công tác trong nhà máy, tổ chức ban hành và theo dõi thực hiện, từng thời kỳ tổ chức chỉnh lý bổ xung. Căn cứ nhiệm vụ kế hoạch và yêu cầu sản xuất trong năm lập kế hoạch đáp ứng lao động đảm bảo yêu cầu cho sản xuất. Tổ chức thực hịên đúng và đầy đủ các chính sách, chế độ có liên quan đến việc tăng giảm nhân sự và quản lý sử dụng lao động. Cùng công đoàn thực hiện các chính sách, chế độ về bảo hiểm xã hội và phúc lợi tập thể. Tổ chức quản lý chặt chẽ lực lượng lao động về mọi mặt (trong đó việc quản lý hồ sơ, lý lịch) có sự phối hợp với văn phòng đảng uỷ. Tổ chức phổ biến quán triệt các chế độ chính sách một cách kịp thời và thường xuyên đến các đối tượng thực hịên và hướng dẫn việc thi hành. Thực hiện đầu đủ các chế độ báo cáo với cấp trên theo quy định. Xây dựng các chế độ, nội quy thuộc phạm vi công tác tổ chức nhân sự, các nhiệm vụ chức trách, chế độ công tác, lề lối làm việc của từng chức danh công tác trong phòng, tổ chức thực hiện và định kỳ tổng kết bổ xung. Tính toán lập kế hoạch quỹ lươngvà quản lý quỹ lương của nhà máy. Căn cứ các định mức ban đầu (Do phòng kỹ thuật xây dựng) tổ chức theo dõi việc thực hiện xây dựng hoàn thiện bổ xung các định mức lao động từng thời kỳ tổng kết và tổ chức xét duyệt, hiệu chỉnh. Trực tiếp chỉ đạo, tổ chức việc trả lương theo sản phẩm, xác minh các chứng từ, thanh toán tiền lương, tiền thưởng và những khoản tiền lương khác của các bộ phận và cá nhân trong xí nghiệp. Lập kế hoạch an toàn lao động quý,năm, kiểm tra thường xuyên và phát hiện kịp thời những thiếu xót về bảo hộ lao động. Xác minh nguyên nhân các vụ tai nạn lao động, đề xuất biện pháp xử lý, phòng ngừa. Kiểm tra việc cấp phát và sử dụng trang bị bảo hộ lao động. Việc bồi dưỡng hiện vật, thời gian làm việc của công nhân làm ở nơi nặng nhọc, độc hại. Tổ chức quản lý các kỳ thi nâng bậc, kiểm tra tay nghề, thi thợ giỏi, làm thư ký cho các hội đồng thi này. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến khoa học kỹ thuật trong nhà máy. chỉ đạo công tác tổng kết xây dựng các báo cáo chuyên đề về kỹ thuật, nghiệp vụ. Xây dựng phòng thành một tập thể vững mạnh về tư tưởng, đạo đức tác phong, giỏi về nghịêp vụ, mọi người thông thạo chức trách và hoàn thành sáng tạo mọi nhiệm vụ. Nhiệm vụ cụ thể của phòng tổ chức lao động. Trưởng phòng : Phụ trách chung, ký duyệt, họp. Phó phòng : Phụ trách về mảng tiền lương, định mức lao động, và phụ trách về mảng đào tạo. Nhân viên: + Phụ trách về mảng chấm công quản lý lao động. Quản lý nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. + Phụ trách về bảo đảm các chế độ, chính sách cho người lao động, và công đoàn nhà máy. Quyền hạn của phòng tổ chức lao động : Hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các phân xưởng, phòng ban về mặt nghiệp vụ tổ chức, nhân sự, huấn luyện, đào tạo, an toàn bảo hộ lao động. Phổ biến quán triệt và hướng dẫn thi hành các chế độ, chính sách của đảng và nhà nước về mặt lao động tiền lương. Tham gia các hội đồng lương, các hội đồng kỷ luật, hội đồng sáng kiến, hội đồng nâng bậc của nhà máy. Đình chỉ tạm thời các cuộc thi cử không đúng thể lệ và chịu trách nhiệm trước giám đốc về quyết định đó. Đề nghị xét nâng bậc, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên. C-Nhiệm vụ chức năng phòng kế toán tài chính : Nhiệm vụ cụ thể : Công tác nghiệp vụ kế toán, thống kê, kiểm soát hoạch toán. Tổ chức và thực việc vào sổ, ghi chép thanh toán và phản ánh chính xác tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp gồm : Các khoản chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, chi tiêu hành chính sự nghiệp. Số lượng, chất lượng sản phẩm, bán thành phẩm. Thường xuyên kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành các chế độ bảo quản, sử dụng nhập xuất tài sản, vật tư. Kiểm soát việc thực hiện các chế độ kỷ luật tài chính, các khoản thu nhập và việc sử dung đúng đắn các khoản vốn. Giám sát việc chấp hành chế độ quản lý tài chínhvề lao động tiền lương, phụ cấp,quỹ lương và chế độ bảo đảm điều kiện làm việc, sức khoẻ đời sống của cán bộ. Nắm vững sự biến động chung về tài sản cố định chung của nhà máy và từng bộ phận. Công tác tài chính. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính đã được duyệt để xây dựng kế hoạch thu chi tài chính năm,quý và lập dự toán thu chi hàng tháng của nhà máy. Theo dõi, quản lý tình hình sử dụng các loại vốn và nguồn vốn nghiên cứu các biện pháp sử dụng vốn tiết kiệm có hiệu quả cao. Lập kế hoạch thu chi tiền mặt và quản lý việc thực hiện các khoản thu, chi tiền mặt, quỹ tiền mặt và các chứng khoán khác có giá trị như tiền nhận, lĩnh tiền mặt và nộp tièn mặt vào nhân hàng theo lệnh chi, thu của giám đốc. Theo dõi và giải quyết việc thanh toán sòng phẳng, đúng hạn, đúng thủ tục mọi khoản công nợ. Xây dựng kế hoạh kinh phí và thông báo tình hình chi cho các phòng ban. Công tác tổ chức quản lý : Xây dựng các chế độ, nội quy thuộc phạm vi chức năng quản lý của phòng, xây dựng nhiệm vụ, chức trách, lề lối làm việc của từng chức danh công tác của phòng, tổ chức thực hiện và định kỳ rút kinh nghiệm, chỉnh lý. d-Chức năng nhiệm vụ của phòng kỹ thuật : Nhiệm vụ cụ thể : Thiết kế các sản phẩm mới hoặc thiết kế cải tiến sản phẩm theo yêu cầu sản xuất của nhà máy. Vận dụng thực hiện đầy đủ “Tiêu chuẩn nhà nước”. Bảo đảm thiết kế có chất lượng, có tính năng sử dụng tốt, có tính kinh tế và có tính công nghệ cao. Nghiên cứu tài liệu thiết kế của các sản phẩm không do nhà máy thiết kế, phát hiện những sai sót, những bất hợp lý và các yêu cầu không phù hợp với khả năng công nghệ của nhà máy, đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi. Thực hiện việc cấp phát thu hồi, quản lý tài liệu thiết kế, công nghệ theo đúng quy định trong điếu lệ công tác kỹ thuật. Chủ trì công tác chế thử định hình sản phẩm. chỉ đạo và tổng kết chế thử, chỉnh lý tài liệu thiết kế. Đưa duyệt chính thức để đưa vào sản xuất loạt. Tổ chức và quản lý kho sản phẩm mẫu của nhà máy. Định kỳ tổ chức kiểm tra mẫu mực sản phẩm trong quá trình sản xuất. Nếu phát hiện sai sót phải có biện pháp giải quyết và báo cáo giám đốc ngay. Tham gia công tác nghiên cứu khoa học, phổ biến khoa học kỹ thuật và công tác huấn luyện của nhà máy theo các nội dung được phân công. Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất nghiên cứu, cải tiến công nghệ sẵn có. Giải quyết kịp thời các vướng mắc kỹ thuật đảm bảo sản xuất liên tục, có năng xuất và chất lượng cao. Tổ chức, theo dõi, nuôi dưỡng phong trào “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất ”. Xây dựng phòng thành một tập thể vững vàng về nhận thức tư tưởng, có đạo đức, tác phong tốt. Giỏi chuyên môn kỹ thuật có khả năng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. e-Nhiệm vụ chức năng phòng cơ điện. Nhiệm vụ cụ thể. Tổ chức, thực hiện sửa chữa chu kỳ, chăm sóc kỹ thuật, toàn bộ thiết bị công nghệ, năng lượng, phương tiện vận chuyển trong nhà máy theo kế hoạch sửa chữa dự phòng hàng năm đã được duyệt. Nghiên cứu thực hiện các biện pháp tổ chức và kỹ thuật nhằm giảm thời gian ngừng máy chữa và keó dài tuổi thọ của máy. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng và trạng thái kỹ thuật của thiết bị, kịp thời áp dụng các biện pháp phòng hỏng máy bất thường và không an toàn khi sử dụng. Nâng cao trình độ kỹ thuât, tay nghề, áp dụng và nghiên cứu những kinh nghiệm tiên tiến, quy trình công nghệ mới và công tác sửa chữa để giảm các chỉ tiêu tiêu hao cho sửa chữa hạ giá thành và cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân. Quản lý và tổ chức thực hiện công tác dầu mỡ, nước tưới mát, dây chuyền lực cho các máy hoạt động. Tổ chức công tác thống kê, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật và thực hiện nghiêm chế độ báo cao. f-Chức n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc23325.doc
Tài liệu liên quan