MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG & NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG 3
I. Khái quát về quá trình hình thành & phát triển của công ty giấy Bãi Bằng. 3
1. Giới thiệu khái quát về nghề sản xuất giấy. 3
1.1. Nguyên tắc sản xuất giấy. 3
1.2. Sơ lược lịch sử giấy viết. 3
2. Khái quát về công ty giấy Bãi Bằng 4
2.1. Tên công ty 4
2.2. Trụ sở giao dịch 4
2.3. Loại hình doanh nghiệp 4
2.4. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty giấy Bãi Bằng: 4
2.5 Quá trình hình thành của công ty. 6
II. Đặc điểm TCBMQL & CNNV phòng ban của công ty giấy Bãi Bằng. 7
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 7
Hiện tại công ty đang hoạt động với sơ đồ bộ máy tổ chức như sau: 7
2. Sơ đồ tổ chức của công ty giấy Bãi Bằng 8
3. Chức năng của các phòng ban: 9
3.1. Chức năng của ban điều hành 9
3.2. Chức năng các phòng: 10
3.2.1 Văn phòng: 10
3.2.2 Phòng Tổ chức lao động: 10
3.2.3 Phòng tài chính kế toán: 14
3.2.4 Phòng Kế hoạch: 14
3.2.5 Phòng Kỹ thuật: 14
3.2.6 Phòng Xuất nhập khẩu và thiết bị phụ tùng: 14
3.2.7 Phòng Kinh doanh: 15
3.2.8 Phòng lâm sinh: 15
3.2.9 Tổng kho: 15
III. Đặc điểm NNL của công ty. 15
IV. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 23
1. Tài chính 23
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh những năm gần đây 23
2.1 SXCN 24
2.2 Về doanh thu: 24
2.3 Về quỹ lương 25
V. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất giấy của công ty 25
PHẦN II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG 28
II. Quy chế chính sách trả lương cho CBCNV tại công ty. 28
1.Quy chế chung 28
2 Quy chế về xây dựng,sử dụng và quản lý quỹ tiền lương 30
3. Quy chế về hình thứ trả lương 33
3.1 Trả lương theo thời gian 35
3.1.1 Bố trí thời giờ làm việc 35
3.1.2 Thanh toán tiền lương 36
3.2. Trả lương theo sản phẩm 39
3.2.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể 39
3.2.2 Lương khoán 44
III. Sự cần thiết hoàn thiện Chính sách trả lương tại công ty 46
PHẦN III. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY 47
I. Định hướng phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam: 47
1. Quan niệm phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam: 47
2. Mục tiêu tổng quát từng giai đoạn: 48
3. Mục tiêu cụ thể về sản xuất bột và giấy: 48
3.1 Về chỉ tiêu sản lượng: 48
3.2 Đặc điểm sản phẩm của công ty 49
3.3. Về vấn đề sử dụng nguyên liệu: 50
3.4. Vấn đề bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển sản xuất bột giấy và giấy: 50
II. Một số kiến nghị về hình thức chính sách trả lương tại công ty 50
1. Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian. 50
1.1. Phân công bố trí lại một số vị trí làm việc của lao động quản lý 50
1.2. Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian 53
2. Hoàn thiện hình thức trả lương sản phẩm và hình thức khoán. 54
2.1. Hoàn thiện công tác định mức lao động 54
2.2. Hoàn thiện tổ chức và phục vụ nơi làm việc, bố trí lao động và nghiệm thu sản phẩm. 55
2.3. Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể 55
3. Các biện pháp khắc phục 56
3.1. Nâng cao chất lượng lao động và tinh giảm lao động quản lý 56
3.2. Kỷ luật lao động 57
3.3. Tổ chức chỉ đạo sản xuất 57
KẾT LUẬN 59
63 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác trả lương ở công ty giấy Bãi Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 000
1 093 560 000
Doanh thu
"
861 766 629
1 048 200 000
1 142 109 915
1 353 124 000
Lợi nhuận
"
4 626 581
24 902 000
74 426 307
82 344 142
Sản lượng giấy sản xuất
Tấn
78 000
92 000
101 000
103 000
Sản lượng giấy tiêu thụ
"
65 000
Lao động và tiền lương
Lao động bình quân trong kì
người
5934
2537
2305
2142
Tiền lương thực chi
1000đ
107 779 000
81 755 00
80 130 000
78 565 000
Lương bình quân tháng
"
1 514
2 685
3 210
3 700
Nguồn: phòng kế hoạch tổng công ty giấy VN
2.1 SXCN
Năm 2004 giá trị SXCN: Công ty đạt 908 tỷ đồng, Năm 2005 giá trị SXCN: Toàn công ty đạt 906 tỷ đồng, bằng 97,9% KH năm 2005 và bằng 99,85% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2006 giá trị SXCN: Toàn Tổng công ty đạt 997 tỷ đồng, bằng 107,22% KH năm 2006 và bằng 110% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2007 giá trị SXCN: Toàn tổng công ty đạt 1093 tỉ đồng, bằng 109,3% KH năm 2007 và bằng 109,6% cùng kì năm trước.
Kế hoạch năm 2008 toàn Tổng công ty sản xuất được 3722 tỷ đồng bằng 119% so với năm 2007 và mục tiêu của nhà máy giấy Bãi Bằng la 110 nghìn tấn trong năm 2008 này.
2.2 Về doanh thu:
Năm 2004 tổng doanh thu: đạt 861,766 tỷ đồng
Năm 2005 tổng doanh thu đạt 1123,218 tỉ đồng bằng 107,16% KH năm 2005 và bằng 130% so cùng kỳ năm trước.Doanh thu xuất khẩu đạt 13,8 triệu USD.
Năm 2006 tổng doanh thu: đạt 997,707 tỷ đồng bằng 107,04% KH năm 2006 và bằng 101% so cùng kỳ năm trước. Doanh thu xuất khẩu đạt 20, triệu USD.
Sản phẩm chủ yếu:
Giấy các loại : năm 2004 đạt 78 nghìn tấn trong khi lượng tiêu thu chi là 65 nghìn tấn. Vi` vậy năm 2004 có thể nói là năm chưa hoàn thành kế hoạch SXKD của công ty. Nguyên nhân chính là năm 2004 nhà máy dừng hoạt động một thời gian để nâng cấp máy móc.
Năm 2005 sản lượng giấy làm ra là 92 nghìn tấn, trong khi lượng tiêu thụ là 100 nghìn tấn. Có thể thấy công ty sản xuất không kịp với đơn đặt hàng của khách, nguyên nhân là sau khi được nâng cấp máy móc, chất lượng giấy của công ty tăng lên rõ rệt, tạo uy tín lớn tại thị trương trong nước và quốc tế.
Năm 2006, công ty 101 nghìn tấn giấy, và lượng tiêu thụ là 100%.
2.3 Về quỹ lương
Quỹ lương thực chi giảm dần qua các năm, điều đó hoàn toàn hợp lý vì cơ cấu lao động cảu nhà máy được giảm dần sau khi nhà máy nâng cấp hạ tầng cơ sở. Công ty có nhưng chính sách khuyến khích để những người lao động gần đến tuồi về hưu nghỉ sớm. Điều đó đã giảm được cho nhà máy hàng ngàn lao động, nâng mức lương bình quân từ 1,5 triệu/người/tháng trong năm 2004 lên đến 2,6 triệu/người/tháng trong năm 2005.
Năm 2006 mức lương trung bình của người lao động tăng lên 3,2 triệu /người/tháng. Nguyên nhân là năm 2006 công ty tách xí nghiệp vận tải có 248 người ăn theo lương doanh thu của xi nghiệp vận tải( lương của xí nghiệp vận tải thương thấp hơn so với các xí nghiệp khác)
Năm 2007 nhờ làm ăn tiếp tục có lãi và cơ cấu lao động giảm nên lương của người lao động vẫn tiếp tục tăng. Có thể nói hình thức trả lương theo doanh thu như thế này rất khuyến khích người lao động làm việc.
V. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất giấy của công ty
Công ty giấy Bãi Bằng có công nghệ sản xuất đươc nhập từ Thụy Điển. Đây là một nhà máy giấy sản xuất khép kín, từ xử lý cây nguyên liệu đến khi ra giấy thành phẩm, với các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất như: Nhà máy điện, Nhà máy Hóa chất, Phân xưởng sản xuất bột giấy, Phân xưởng xeo giấy; Xí nghiệp cơ khí - bảo dưỡng, Xí nghiệp vận tải, cảng sông.
Dây chuyền sản xuất của Công ty giấy Bãi Bằng gồm các bộ phận sau:
Dây chuyền chế biến mảnh gỗ, tre, nứa có công xuất 400 m3 gỗ/ h và 250 m3 tre nứa/ h.
Dây chuyền nấu, tẩy bột gồm 3 nồi nấu, mỗi nồi có dung tích 140m3 , công suất 90.000 tấn bột tẩy trắng/ năm. Hệ thống tẩy trắng 4 giai đoạn.
Dây chuyền sản xuất gồm 2 máy xeo, mỗi máy có lô rộng 3,8 m, vận hành với tốc độ 1000-1500m / phút.
Dây chuyền thu hồi xút với một lò hơi thu hồi công suất 36 tấn hơi/h.
Nhà máy điện có một lò hơi động lực đốt than công suất 145 tấn hơi / h, một lò hơi thu hồi công suất 36 tấn hơi / h, hai tuabin và 2 máy phát điện có tổng công suất 28 MW.
Nhà máy hóa chất có công suất 7.000 tấn xút / năm.
Thiết bị của Công ty được cung cấp từ nhiều nước trên thế giới: Thụy Điển, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Mỹ
Các thiết bị chịu va đập và mài mòn cao, như các thiết bị trên dây chuyền xử lý nguyên liệu: băng chuyển tre, gỗ, máy chặt, máy bóc vỏ cây, thiết bị tuyển chọn và vận chuyển mảnh.
Các thiết bị chịu áp lực và nhiệt độ cao, như các thiết bị nồi hơI, các thiết bị nấu, thiết bị nén, thiết bị ngưng, sấy
Các thiết bị chịu ăn mòn hóa học cao, thiết bị trên dây chuyền nhà máy hóa chất, lò thu hồi, tẩy rửa bột
Ngoài dây chuyền sản xuất được bố trí thành các phân xưởng trên,công ty còn có:
Xí nghiệp vận tải chịu trách nhiệm quản lý, điều hành tất cả các phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường thủy, đường sắt thuộc sự quản lý của nhà máy.
Xí nghiệp Sửa chữa – Bảo dưỡng được trang bị tốt về cơ khí , điện, hệ thống và điều khiển đủ khả năng tự sửa chữa và cung ứng một số phụ tùng cho nội bộ nhà máy.
Hệ thống kho công nghệ, kho thành phẩm.
Nhà nhân viên vận hành điều khiển trung tâm.
Hệ thống cấp nước và thải nước (trạm bơm sông Lô, trạm xử lý thô, trạm xử lý nước thải, hệ thống ống ngầm và hai ống nước thải ra sông Hồng).
Cảng tiếp nhận nguyên liệu An Đạo có khả năng bốc xếp 500.000 tấn/năm.
Tuyến đường sắt trên 10km từ ga Tiên Kiên đến nhà máy.
Dây chuyền công nghệ của Công ty hiện nay được đánh giá là hiện đại nhất Việt Nam. Tuy vậy hiện nay đã lạc hậu so với công nghệ của thế giới. Việc đầu tư đổi mới công nghệ tốn nhiều thời gian và cần một nguồn vốn lớn. Sau khi đã cải tiến và đầu tư cho đến nay có thể nói công ty đã có một cơ sở vật chất kĩ thuật khá vững chắc, một công nghệ sản xuất hiện đại nhất và cho kết quả sản xuất cao nhất so với toàn nghành giấy trong nước. Trong tương lai không xa, công ty sẽ đầu tư để mở rộng quy mô, lắp đặt dây chuyền sản xuất mới để có thể nâng cao sản lượng giấy.
Nghiên cứu các giải pháp xử lý môi trường nhằm giảm tới mức tối thiểu ảnh hưởng môi trường
PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
I. Quan điểm về chính sách trả lương cho người lao động tại công ty
- Công ty luôn có quan điểm rằng trả lương cho công nhân luôn có lợi cho người lao động song vẫn đảm bảo công bằng hợp lý, công khai, minh bạch.
- Việc phân phối tiền lương và thưởng phải đạt được mục tiêu khuyến khích CBCNV lao động sản xuất và quản lý,tích cực phát huy sáng kiến tăng năng suất sản xuất cũng như hiệu quả làm việc.
- Luôn đảm bảo cuộc sống ổn định cho người lao động
II. Quy chế chính sách trả lương cho CBCNV tại công ty.
1.Quy chế chung
Điều 1: Cơ sở tính lương cho CBCNV Tổng công ty Giấy Việt Nam là căn cứ thang bảng lương quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Liên Bộ về chế độ tiền lương mới cho doanh nghiệp Nhà nước.
1 - Lương cấp bậc trả theo thang bảng lương quy định tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP .
2 - Phụ cấp lương bao gồm:
a. Phụ cấp chức vụ được thực hiện theo bảng phụ cấp của Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004
b. Phụ cấp trách nhiệm được áp dụng theo thông tư số 03/2005/BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005. Phụ cấp cho cán bộ Đoàn thể được thục hiện theo quyết định số 128/QD – TW ngày 14/12 năm 2004 của bí thư trung và thực hiện theo hướng dẫn số 1913/HD-TLĐ ngày 27/9/2005 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về thực hiện chế độ tiền lương và phụ cấp trức vụ lãnh đạo(bầu cử ,bô nhiệm) trong hệ thống công đoàn Việt Nam.
c.Phụ cấp làm đêm cho CBCNV làm ca 3 từ 23h đêm hôm trước đến 7h sáng hôm sau bằng 30% tiền lương hàng ngày.
d. phụ cấp làm thêm giờ: Làm thêm giờ vào ngày thường, tiền lương làm thêm giờ bằng 150% tiền lương làm trong giờ quy định được trả, Làm them giờ vào các ngày ngỉ trong tuần, tiền lương làm thêm giờ bằng 200% tiền lương làm trong giờ quy định được trả. Làm thêm giờ vào ngày lễ , tiền lương làm thêm giờ bằng 300% tiền lương làm trong giờ quy định được trả. Thời giờ làm thêm không được quá 4h/ngày và 200h/năm
d.Phụ cấp trách nhiệm an toàn viên được tính bằng 0,05 mức lương tối thiểu nhà nước quy định
e. Phụ cấp độc hại nguy hiểm trong các công ty nhà nước theo thông tư số 04/2005/TT-BLĐTB ngày 5/1/2005 của Bộ lao động thương binh xã hội
Điều 2: Mức tiền lương của CBCNV cao hay thấp phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị, đơn giá và quỹ tiền lương được Hội đồng quản trị Tổng công ty Giấy Việt Nam phê duyệt.
Điều 3: Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, công bằng, hợp lý, công khai. Làm công việc gì, chức vụ gì hưởng lương theo bậc, thang, bảng lương của công việc đó, chức vụ đó. Trả lương theo cấp bậc công việc đối với những công việc trả theo sản phẩm riêng.
Việc phân phối tiền lương, tiền thưởng phải đạt được mục tiêu động viên khuyến khích CBCNV hăng say lao động sản xuất, tích cực phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm tăng năng suất, hiệu quả công việc và mức thu nhập ổn định.
Điều 4: Đối tượng áp dụng:
1- Cán bộ công nhân viên đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn và có kỳ hạn từ 1 năm trở lên làm việc tại các đơn vị thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam ( trừ hợp đồng thử việc, hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng khoán việc).
2- Các cán bộ chuyên trách đoàn thể
2 Quy chế về xây dựng,sử dụng và quản lý quỹ tiền lương
Điều 5 : Căn cứ mức độ hoàn thành kế hoạch kinh doanh để xác định quỹ lương được chi hàng tháng, quý và cả năm. Tổng quỹ lương được chi gồm:
Vtql = Vđg+Vtldvkh+Vbs+Vdpnt
Trong đó:
- Vtql: Tổng quỹ tiền lương
- Vđg: Quỹ lương tính theo đơn giá.
- Vtldvkh: Quỹ tiền lương từ dịch vụ khác không tính trong đơn giá.
- Vbs: Quỹ lương bổ sung ( lương trả cho ngày nghỉ phép, lễ, tết, hội họp, học tập, giờ nghỉ chế độ lao động nữ....).
- Vdpnt: Quỹ lương dự phòng năm trước chuyển sang.
Quỹ lương theo đơn giá sẽ được điều chỉnh khi thực hiện kế hoạch lợi nhuận tăng hoặc giảm và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu từ 10% trở lên.
Quỹ lương của năm 2006 là 112 000 000 000 đ
Quỹ lương của năm 2007 là 117 000 000 000 đ
Nguyên nhân của sự tăng quỹ lương trong năm 2007 trong khi lao động giam 100 người là do những nguyên nhân sau:
Do năm 2007 nhà máy sản xuất vượt mức kế hoạch và có lãi cao hơn trên 1 sản phẩm cùng loại của năm 2006, mặc dù số lượng lao động ít hơn nhưng năng suất làm việc cao hơn.
Điều 6: Chi tiêu quỹ tiền lương:
Tổng quỹ lương thực hiện của công ty được phân phối như sau:
1, Trả lương trực tiếp cho người lao động bằng 76% tổng quỹ lương.
2, Chi khen thưởng cho đơn vị, người lao động có năng suất, chất lương cao, có thành tích trong công tác hoặc thưởng hoàn thành kế hoạch sản xuất hàng tháng bằng 6% tổng quỹ lương, gồm:
a.chi 3% tổng quỹ lương để khen thưởng cho đơn vị ,người lao động có năng suất, chất lượng cao, có thành tích trong công tác hoặc thưởng hoàn thành kế hoạch sản xuất hàng tháng
b Chi 2% tổng quỹ lương để khuyến khích CBCNV có trình độ chuyên môn cao làm tăng năng suất lao động.
c. Chi 1% tổng quỹ lương để khuyến khích cho các đơn vị theo kết quả thực hiện của các đơn vị như: Nhà máy điện bán điện lên lưới điện quốc gia có thêm doanh thu, Nhà máy Giấy sản xuất vượt kế hoạch để ra, xí nghiệp bảo dưỡng giảm thời gian đóng máy.
3, Trích quỹ khen thưởng từ quỹ lương bằng 8 % tổng quỹ lương.
4, Dự phòng quỹ tiền lương bằng 10% tổng quỹ lương thực hiện.
Điều 7: Phân phối tiền lương:
1, Quỹ tiền lương phân phối hàng tháng của đơn vị được xác định trên cơ sở tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu kinh doanh khác, đơn giá tiền lương được giao và bao gồm 2 phần:
- Quỹ lương cơ bản tính trên cơ sở mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, hệ số lương cấp bậc kể cả phụ cấp (nếu có) và ngày công thực tế làm việc.
- Quỹ lương bổ sung tính trên cơ sở phần mức lương tối thiểu tăng thêm do tăng năng suất, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch, hệ số lương cấp bậc kể cả phụ cấp chức vụ (nếu có), hệ số phân phối thu nhập theo mức độ phức tạp công việc và ngày công làm việc thực tế.
- Mức lương tối thiểu tăng thêm áp dụng bằng 350 000 đ và được điều chỉnh theo mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất
- Tiền lương trả cho CBCNV viên nghỉ do ngừng chờ việc, lễ, phép...thực hiện theo Bộ luật lao động và tính trên mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Điều 8: Quỹ khen thưởng từ quỹ lương và quỹ khen thưởng (nếu có) được dùng để thực hiện các chế độ khen thưởng bổ sung cho chế độ tiền lương nêu trên.
Điều 9: Quỹ khen thưởng được phân phối đến các tập thể hoặc cá nhân từ nguồn 6% tổng quỹ lương và quỹ khen thưởng (nếu có) theo mức độ hiệu quả công việc của các tập thể, cá nhân quy định tai mục 2 Điều 6 nêu trên. Thủ trưởng đơn vị đánh giá hiệu quả công việc của tập thể hàng tháng, quý.
Phân phối tiền thưởng được thực hiện thông qua quy định, quy chế cụ thể về: Thưởng năng suất tháng, thưởng an toàn điện, hoá chất, thưởng chất lượng, thưởng bán điện lên lưới quốc gia, thưởng bán thêm hóa chất có thêm doanh thu, nhà máy Giấy sản xuất vượt kế hoạch đề ra. Xí nghiệp bảo dưỡng thiết bị máy móc tốt, giảm thời gian đóng máy. Thưởng thi đua, thưởng đột xuất...
Các đơn vị có trách nhiệm phân phối các khoản tiền thưởng của tập thể, đơn vị đến từng cán bộ CNV tuỳ theo thành tích của từng người theo quy chế phân phối khen thưởng nội bộ của đơn vị đó.
Điều 10: Căn cứ nguồn quỹ khen thưởng, các đơn vị thưởng khuyến khích nhân dịp các ngày lễ, tết .. . và thưởng hoàn thành kế hoạch năm như sau:
1, Thưởng hoàn thành kế hoạch năm (tháng lương thứ 13) được tính trên cơ sở hệ số lương cấp bậc, phụ cấp chức vụ (nếu có), hệ số phân phối thu nhập theo mức độ phức tạp công việc, số tháng làm việc thực tế và hệ số hoàn thành nhiệm vụ (nếu có).
2. Các khoản chi vào ngày lễ 1/5 , 2/9 , tết dương lịch, tết nguyên đán.
Căn cứ vào tình hình thực tế, Giám đốc quyết định mức chi, đối tương chi cụ thể như sau:
- Mức chi vào ngày lễ 1/5 và 2/9 , tết dương lịch là 200 000 đ /người.
- Mức chi tết nguyên đán cho CBCNV là 500 000 đ/ người.
+ Đối tượng được hưởng như điều 4 ( có mặt làm việc tai thời diểm chi), Riêng CBCNV sinh đẻ đúng kế hoạch thì thời gian nghỉ đẻ theo chế độ được coi là thời gian nghỉ chế độ và được hưởng tiền lễ tết.
+ Tết nguyên đán chỉ chi cho người lao động đang có mạt làm việc tại công ty và cán bộ nghỉ hưu vào thời điểm trước tết nguyên đán.
2, Thưởng nhân các ngày lễ, tết và ngay thành lập đơn vi: Mức tiền thưởng là 200 000 đ / người. Đối tượng được hưởng như điều 4 và có mặt làm việc tai thời điểm kỉ niệm ngày thành lập
3, Thưởng cho các danh hiệu thi đua thực hiện theo quy chế thi đua khen thưởng của Tổng công ty Giấy Việt Nam và công ty giấy Bãi Bằng
3. Quy chế về hình thứ trả lương
Điều 11: Phương pháp tính lương :
1, Đối với các đơn vị, bộ phận hưởng lương sản phẩm tập thể, tiền lương của từng người được tính như sau:
Lcn= Lcbcn + Lbs +Lpc + Lcđ + Ltg.
Trong đó:
Lcn: Tiền lương công nhân hoặc viên chức;
L cbcn: Tiền lương cơ bản tính theo hệ số lương cấp bậc hoặc chức vụ kể cả phụ cấp (nếu có) nhân mức lương tối thiểu Nhà nước quy định chia 22 ngày công chế độ (hoặc 26 ngày) nhân với ngày công làm việc thực tế.
Lbs: Tiền lương bổ sung tính trên cơ sở mức lương tối thiểu tăng thêm do tăng năng suất, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch; được tính trên mức lương tối thiểu tăng thêm nhân hệ số lương cấp bậc của từng người kể cả phu cấp chức vụ (nếu có) nhân với hệ số phân phối thu nhập chia 22 ngày công chế độ ( hoặc 26 ngày) nhân với ngày công làm việc thực tế.
Lcđ: Tiền lương chế độ ( ốm, thai sản, lễ, phép...) tính trên mức lương tối thiểu Nhà nước quy định .
Lpc: Tiền phụ cấp lương (phụ cấp trách nhiệm, ca 3, ...) trả theo quy định của Bộ Luật Lao động và chế độ hiện hành của Nhà nước.
Ltg : Tiền lương làm thêm giờ (nếu có) trả theo quy định tại mục 7 Điều 1 nêu trên.
* Đối với cán bộ Đảng, đoàn thể hưởng lương chuyên trách chỉ thanh toan tổng thu nhập cho từng người theo lương cấp bậc và phụ cấp chức vụ của chức danh doanh nghiệp nhà nước tương ứng
* Nguyên tác tính số công chế độ:
-Các đơn vị bố trí cho lao động nghỉ đủ phép, các lao động đi ca phải được nghỉ đủ bù vào các ngày lễ theo quy định.
- Công lễ tháng nào được thanh toán trực tiếp tháng đó.
- Đối với số công làm thêm giờ, các đơn vị bố tri cho CBCNV nghỉ bù. Trường hợp đặc biệt không bố trí nghỉ bù được,công ty sẽ thanh toán tiến lương theo chế độ nhà nước quy định.- Tiền lương thực tế được thanh toán theo đúng ngày công chế độ tiền lương của tháng đó.
2, Đối với các bộ phận hưởng lương theo đơn giá khoán sản phẩm riêng biệt,công ty thanh toán theo kết quả công việc thực hiện( đơn giá tiền lương sản phẩm được dủa trên cấp bậc theo công việc.)
3. Tiền lương cho cán bộ đi công tác , học tập, hôi họp trong và ngoài nước được thực hiện như sau:
a. Đối với trường hợp CBCNV được cử đi công tác hội họp, công tác trong nước,các khóa học bôi dưỡng chuyen môn nghiệp vụ ngắn hạn trong nước( dưới 1 năm được hưởng 100% tiền lương như khi đi làm việc.
b. Đối với trường hợp cán bộ đi đào tạo ngắn hạn và dài hạn tại nước ngoài, dài hạn trong nước được hưởng tiền lương và thu nhập theo quy định hiện hành của nhà nước.
4. Tiền lương của người lao động được trả vào 2 kỳ:
Kỳ I (tạm ứng)từ ngày 1 đến ngày 5 hàng tháng
Kỳ II ( thanh toán) từ ngày 15 đến ngày 20 của tháng tiếp theo
3.1 Trả lương theo thời gian
Hiện tại hình thức trả lương theo thời gian được công ty áp dụng cho tất cả các bộ phận trừ bộ phận đóng gói và hoàn thành sản phẩm Ram giấy và vở viết các loại.
3.1.1 Bố trí thời giờ làm việc
Căn cứ vào Nghị định số 195P/CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi. Trong đó: Tại khoản 1 điều 3 quy định: Thời giờ làm việc trong điều kiện môi trường bình thường là: Không quá 8h trong một ngày và không quá 48h trong 1 tuần.
- Căn cứ vào Thông tư số 16/L ĐTBXH-TT ngày 23/4/1999 của Bộ lao động thương binh và xã hội hướng dẫn về thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn đối với những người làm cộng việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm, trong đó: Tại điểm 1 mục II có quy định: " Thời giờ làm việc hàng ngày rút ngắn 02( hai ) giờ trong ngày làm việc áp dụng với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm".
- Căn cứ thông tư số 23/1999/TT- BLDTBXH ngày 04/10/1999 của Bộ lao động thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ giảm giờ làm việc trong tuần đối với doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, tại khoản f, điều 2 mục II quy định:" Chế độ rút ngắn thời giờ làm việc trong ngày đối với người lao động làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm vẫn thực hiện theo thông tư 16/LDTBXH ngày 23/4/1997 của Bộ lao động thương binh xã hội".
Năm 1998 Công ty đã bố trí cho số lao động làm các công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm được giảm 2h/ca làm việc và đi làm theo chế độ đảo ca là 3 ca 5 kíp ( 8h/ca) (02 kíp thay nghỉ) để phù hợp với chế độ làm việc khác của công ty.
* Về nguyên tắc giảm giờ:
+ Công ty giảm giờ cho lao động đi theo chế độ hành chính và 3 ca 4 kíp là 40h/tuần( từ 48h xuống còn 40h/tuần)
+ Lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt nguy hiểm được giảm 2h/ca, phải đảm bảo 36h/ tuần ( từ 48h xuống 36h) và đảm bảo giờ công làm việc trong năm. Do đó:
- người lao động đi đủ ngày công 3ca 5 kíp bằng 219 công/năm
- Số ngày nghỉ trong năm là 365- 219 = 146 ngày
trong đó, số ngày nghỉ tiêu chuẩn được quy định là 105 ngày( thứ 7 và chủ nhật) + 1 ngày lễ = 112 ngày
vậy công ty cho người lao động đi đủ vòng ca chỉ được nghỉ phép, không bố trí nghỉ bù ngày lễ cho chế độ làm việc 3ca 5 kíp là hợp lý.
3.1.2 Thanh toán tiền lương
3.1.2.1 Thanh toán lương đã thực hiện :
- Theo công văn số 471/CV-TCHC ngày 5/11/1999 của Tổng giám đốc Công ty giấy BB về việc hướg dẫn thah toán lương quy định :
- Số công thanh toán tối đa = 22 công /tháng x 12 tháng = 264 công/năm
Trong đó: - Số công thực tế thanh toán là: 244 công
- Số công phép bình quân là: 20 công
Thực tế, công lễ chỉ được tính là 100% lương cơ bản, nếu quy ra lương sản phẩm chỉ bằng 40% công lương sản phẩm, vậy 9 công lễ quy ra lương sản phẩm thỉ chỉ bằng 4 công.
Như vậy: 264 công chi trả chi trả cho người lao động làm 3 ca 5 kíp gồm:
-240 công sản phẩm được thanh toán
- 9 công lễ
- 20 công phép
Lương của người lao động trong năm:
Lnăm = (Lth x 240 công SP/22) + Lphép (20 công) + Llễ(9 công)
= Lth x 10,9 + L phép(20 công) L lễ(9 công) (1)
Trong đó : Lth là lương tháng
3.1.2.2. Tính lương theo quy đổi 8 giờ sang 6 giờ:
- 1 công 8 giờ = 1 công 6 giờ + 2/6 = 8/6 công (6 giờ)
- Số công đi đủ vòng ca là 219 công /năm ( kể cả phép)
Trong đó : - Số ngày công nghỉ phép năm la 20 công
- Số công thực tế đi làm là 199 công
- Vậy quy đổi số công ra 8 h = 199 x 8/6 256 công SP (6h)
- Số công được thanh toán cả năm cả lễ và phép là 29 công
- Vậy tổng số công được thanh toán là ( 265 +29) = 294 công(6 giờ)/năm
Như vậy :số công chế độ quy định được thanh toán/tháng = 294/12 = 24,5 công
Tương ứng với tiền lương ngày là : Lth/24,5 công
Như vậy lương năm của lao động là :
L năm = (Lth x 265 công SP/24,5 công) + L phép(20 công) + L lễ (9 công)
= Lth x 10,8 công + L phép(20 công) + L lễ ( 9 công) (2)
So sánh công thức 1 và 2 cho thấy tiền lương công ty thanh toán với người lao động trong công thức 1 cao hơn so với công thức 2. Điều đó chứng tỏ người lao động được lợi và được trả đủ tiền lương lễ, phép và ngày công đi làm.
3.1.2.3. Thanh toán tiền lương làm ca đêm
Trước đây, việc công ty có một số lượng lớn lao động nên việc định biên lao động còn chưa chặt chẽ, dư thừa lao động ở nhiều vị trí. Chỉ sau chế độ giải quyết lao động dôi dư từ tháng 7/2005 thì việc bố trí lao động dần dần ổn định lại. Công ty sẽ tiếp tục thực hiện việc định biên lao động chặt chẽ hơn nữa.
Mặt khác, từ tháng 12/2205 về trước phụ cấp làm đêm chỉ bằng 35% lương cơ bản.Việc tính toán mức tiền lương ngày được chia theo số công chế độ lẽ ra phải là 24,5 công/tháng, nhưng công tháng, nhưng trên thực tế công ty áp dụng số công chế độ được chia là 22 công. Như vậy, việc thanh toán 6 công ca 3 cho 1 tháng là hợp lý, công ty không quy đổi số công để bù.
Năm 2006 công ty đã trích 15 000 000 000 đ để thanh toán tiền lương làm ca đêm và năm 2007 con số này là 14 000 000 000 đ. Nguyên nhân của sự chênh lệch là năm 2007 đã rút số công nhân làm ca đêm để đảm bảo sức khỏe của họ, mặt khác do cải tiến sức lao động và những máy móc hiện đại chỉ có thể thao tác ban ngày - để tránh nguy hiểm cho công nhân như máy nghiền gỗ công nghiệp- đã góp phần cắt giảm số lao động làm ca đêm.
Ưu điểm của hình thức trả lương theo thời gian:
Có thể nói việc áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đối với cán bộ quản lý và một số đối tượng khác đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Bởi trước hết nó phù hợp với tính chất công việc là khó có thể định mức và đo lường kết quả thực hiện công việc một cách chính xác. Chế độ nay đã được công ty áp dụng có sáng tạo (tách hệ số điều chỉnh thành hệ số công ty để nâng cao trách nhiệm của toàn bộ công nhân viên trong công ty):
Việc tính toán trả lương theo cách này không phức tạp, dễ tính. Nhìn vào bảng thanh toán lương sẽ phản ánh được trình độ người lao động (thông qua hệ số lương, lương cấp bậc), phản ánh được tính chất công việc qua phụ cấp trách nhiệm.
Đặc biệt tại công ty, thông qua hệ số công ty ta thấy không chỉ công nhân hưởng lương sản phẩm mới phụ thuộc vào kết quả sản xuất mà những người hưởng lương thời gian, tiền lương của họ cũng phụ thuộc hệ số công ty, phụ thuộc vào kết quả chung của cả tập thể công ty. Như vậy, thông qua hệ số công ty nâng cao thêm ý thức trách nhiệm của người quản lý trong quản lý để sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả.
Nhược điểm:
Do việc trả lương căn cứ vào hệ số lương cấp bậc, ngày công thực tế, phụ cấp trách nhiệm sẽ không phản ánh mức độ hoàn thành công việc ở mức độ tốt, trung bình hay kém. Do vậy có thể dẫn đến người lao động không thực sự hết lòng, tận tâm, tận lực đối với công việc, không tạo ra động lực khuyến khích họ hăng say làm việc, phát huy sáng kiến dẫn đến ảnh hưởng không tốt đến tất cả các khâu và đến năng suất lao động chung của công ty.
3.2. Trả lương theo sản phẩm
Hình thức trả lương theo sản phẩm chỉ áp dụng cho bộ phận đóng gói Ram giấy và hoàn thành giấy viết các loại.
3.2.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể
Đối tượng áp dụng tại công ty:
Do đặc trưng tại công ty, đa số các máy móc sản xuất theo dây chuyền nên một số lớn công nhân trong công ty làm việc theo dây chuyền. Do đó công nhân làm việc tại khâu nào thì hưởng lương theo đơn giá tiền lương tại khâu đó.Tuy nhiên hình thức tính lương này chỉ áp dụng cho khâu thành phẩm tại bộ phận hoàn thành. Khi tính lương cả nhóm dựa trên số lượng sản phẩm mà cả nhóm làm được trong tháng sau đó chia cho từng công nhân theo quy định của công ty.
Cách tính lương:
Tổng lương mà cả nhóm nhận được tính theo công thức:
TL = ĐGt * SLtt * HScty
Trong đó:
TL: Tiền lương trong tháng mà cả tổ nhận được
ĐGt: Đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7461.doc