Chuyên đề Một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHỆP

I – Khái quát chung về chất lượng sản phẩm

II – Tính tất yếu của việc nâng cao chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp

PHẦN THỨ HAI

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỊNH LIỆT

I – Giới thiệu chung về Công ty

II – Những đặc điểm chủ yếu về tình hình hoạt động của Công ty

III – Phân tích thực trạng tình hình hoạt động của Công ty và công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty

IV - Đánh giá những thành công và tồn tại trong hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt

PHẦN THỨ BA

NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở CÔNG TY BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỊNH LIỆT

I – Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty năm 2003

II – Một số biện pháp tăng khả năng chất lượng sản phẩm của Công ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt

KẾT LUẬN

 

 

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g 20 năm ra đời và phát triển công ty đã hình thành với quy mô quản lý từ một đơn vị nhà máy với 6 phòng ban chuyên môn nghiệp vụ, ba phân xưởng với 350 cán bộ công nhân viên đến nay đã phát triển thành một công ty với 5 phòng ban nghiệp vụ và 4 xí nghiệp trực thuộc với tổng số cán bộ là 282 người và đã trải qua các giai đoạn thử thách biến đổi về mọi mặt cơ cấu sản phẩm hàng hoá thiết bị công nghệ . 2. Đặc điểm cơ sở vật chất và quy trình công nghệ của công ty Nhà máy với diện tích 7 ha và đầy đủ các phòng ban chức năng, hai nhà xưởng sản xuất chính và các sàn đúc Bê tông ngoài trời kho tàng, nhà xe đầy đủ với 3 xí nghiệp chính . * Xí nghiệp cấu kiện: Với dây truyền khép kín tự tạo lồng cốt thép cho cấu kiện đến kiện Bê tông và đúc cấu kiện cho khách hàng . - Hai dây truyền công nghệ sản xuất cột điện ly tâm các loại - Một dây truyền ống cống ly tâm nhiều chủng loại 200mm - 300mm 400mm - 600mm 800mm - 1000mm 1250mm - 1500mm 1750mm - 2000mm - Một dây truyền lò hơi dưỡng hộ bê tông - Ngoài ra còn một số dây truyền đợn vị cấu kiện dùng cho các công trình đặc biệt . - Hai trạm trộn bê tông với công suất 30m3/ h * Xí nghiệp bê tông thương phẩm: chuyên phục vụ bán bê tông thương phẩm phục vụ tới chân công trình thiết bị gồm: - Một dây truyền nghiền, sàng đá - Một trạm bê tông 30m3/ h - Mười xe vận chuyển bê tông công suất mỗi xe 4m3 - Một xe bơm bê tông thương phẩm phục vụ tới chân công trình thiết bị gồm: - Một cẩu dầm Liên Xô 10 tấn - Hai cẩu dầm Bê Tông 5 tấn - Hai cẩu chân dê 5 tấn - Một cẩu tháp 5 tấn 3. Đặc điểm tổ chức bộ máyquản lý của công ty Công Ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt là một doanh nghiệp Nhà nước với tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập. Với cơ chế thị trường trong thời kì đổi mới, với chức năng, nhiệm vụ của Công ty được giao để củng cố lại tổ chức năng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh Công ty đã nhiều lần điều chỉnh kiện toàn cơ cấu tổ chức các đơn vị trực thuộc và lao dộng được sắp xếp hợp lý đúng trình độ và công việc. Bộ máy của công ty được tổ chức theo một cấp, Ban Giám Đốc trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh trong toàn công ty.Toàn bộ nguồn vốn trong công ty do Giám Đốc nắm giữ và có quyền quyết định mọi vấn đề cũng như việc điều chuyển vốn cho các đơn vị trực thuộc nằm trong hệ thống của Công ty . Giúp việc cho Giám Đốc là Phó Giám Đốc và các phòng ban chức năng và nghiệp vụ. Các bộ phận này chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám Đốc trên nguyên tắc tập trung dân chủ, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục vụ tổ chức. Mối quan hệ giữa các bộ phận bình đẳng hợp tác tạo điều kiện hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ theo chức năng nhiệm vụ được giao của từng bộ phận. Căn cứ chủ trương chính sách pháp luật Nhà nước Giám Đốc Công ty xây dựng và ban hành những nội quy, quy chế, quyền tự chủ cho các bộ phận đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật và có hiệu quả, thực hiện các chính sách cán bộ, sử dụng an toàn lao động, trật tự Xã hội, bảo vệ môi trường... Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được phân chia như sau: Sơ đồ số 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty bê tông và xây dựng thịnh liệt Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Tổ Kế Kinh Kĩ Chức Toán Doanh Thuật Hành Tài KCS Chính Vụ Xí Nghiệp Xí nghiệp Xí Nghiệp Cấu Kiện Bê Tông Cơ Điện Giám Đốc Công ty là người được giao quyền quản lý doanh nghiệp là người chỉ huy cao nhất trong doanh nghiệp có nhiệm vụ quản lý toàn diện và chịu mọi mặt sản xuất, kĩ thuật, phương thức kinh doanh và đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Để có thể tập trung hoàn thành tốt công tác Giám Đốc Công ty giao quyền chỉ huy sản xuất kĩ thuật cho Phó Giám Đốc Công ty đảm nhiệm toàn phương pháp lãnh đạo quản lý công ty, Giám Đốc thực hiện công tác phân quyền theo hình thức phân quyền ngang nghĩa là quyền quyết định được chia ra các cấp chức năng phù hợp với phòng ban cụ thể như sau: * Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám Đốc Công ty về mặt tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý lao động tiền lương và bảo vệ nội bộ . * Phòng tài vụ: Tham mưu giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám Đốc Công ty về công nghệ đầu tư và kiểm tra chất lượng sản phẩm, đánh giá hàng hoá vào, ra của Công ty . Ngoài sử dụng phương pháp phân quyền ngang Giám Đốc Công ty đã thực hiện liên hợp phương pháp hành chính kinh tế trong điều hành sản xuất đưa ra chỉ thị mệnh lệnh mang tính bắt buộc biểu hiện dưới các quy chế an toàn lao động, quy chế về các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực công ty đã đồng thời kết hợp chặt chẽ với việc sử dụng tiền lương, tiền thưởng và các công lực động viên vật chất khác làm đòn bẩy kinh tế. Hiện nay đang được sử dụng trích từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của công ty . 4. Đặc điểm về vốn và tài sản của công ty Nguồn vốn kinh doanh là nguồn lực của mỗi doanh nghiệp, nó là tiền đề của mỗi doanh nghiệp và không thể thiếu được cho sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp đó. Trong quá trình hoạt động kinh doanh luôn phải đầu tư về cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh từ đó củng cố được uy tín của mình trên thị trường. Muốn thực hiện được điều đó bắt buộc phải có nguồn lực đó là khả năng tài chính để trang trải được những chi phí từ đó đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết đặt ra cho mỗi doanh nghiệp . Cùng với xu thế của công ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt đã phải nỗ lực phấn đấu để vươn lên chiếm ưu thế trên thị trường. Năm 2001 số vốn lưu động của công ty là 22.326.283.000đ số vốn cố định đạt 5.295.917.000đ Để hiểu rõ tình hình hoạt động tài chính của Công ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt ta có thể phân tích thông qua bảng phân tích tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2000 và 2001 như sau: Bảng số 1 Bảng phân tích cơ cấu tài sản của công ty Đơn vị tính: 1000đ Chỉ Tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng tài sản 20.533..240 100% 27.622.200 100% 7.088.960 34,5% I. Tài sản LĐ 15.909.565 67,7% 22.326.283 80,8% 8.416.718 60,5% 1.Tiền 501.887 2,5% 890.845 3,2% 388.958 77,4% 2. Khoản p. thu 8.887.812 43,3% 16.785.000 60,8% 7.897.218 88,9% 3. Hàng tồn kho 4.159.513 20,1% 3.916.133 14,1% -243.380 -5,9% 4. TSLĐ khác 360.353 1,7% 334.275 1,2% -26.078 -0,9% II. TSCĐ 6.623.675 32,3% 5.0095.917 19,2% -927.758 -14,0% Theo số liệu trên bảng tài sản của Công ty đưa vào sử dụng cuối năm tăng 34,5% điều đó chứng tỏ rằng quy mô sản xuất của Công ty đã mở rộng hơn so với đầu năm . Ơ đầu năm Công ty đầu tư vào tài tản lưu động chiếm 67,7%, Tài sản cố định chiếm 32,3% và cuối năm 2001 tỷ trọng tương ứng là 80,8% và 19,2.Đối với một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tỷ trọng tài sản cố định nhỏ là không được tốt cho sản xuất. Công Ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt của Nhà nước cơ sở vật chất được viện trợ của Nhà nước và Ba Lan nên cấn phải đầu tư vào tài sản cố định để phát triển cả về quy mô và chất lượng sản phẩm . Trên bảng phân tích cơ cấu tài sản của Công ty ta thấy các khoản thu chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản, ở đầu năm các khoản thu chiếm 43,3%, cuối năm tăng lên 60,8% so với tổng tài sản. Từ đó có thể thấy vốn của Công ty bị các dơn vị khác chiếm dụng đã tăng hơn so với cùng kì năm trước . Sự biến động tình hình tài chính của Công ty một mặt do sự biến động về tài sản, mặt khác còn do sự biến đổi các nguồn vốn dùng để tài trợ cho tài sản đó. Bởi vì đó chính là hai mặt của tài chính, doanh nghiệp sử dụng và huy động vốn . Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp cho phép đánh giá được mối quan hệ kinh tế của doanh nghiệp đó. Vì vậy việc phân tích nguồn vốn của công ty sẽ cho thấy việc huy động vốn hình thành quỹ tiền tệ để tài trợ cho số tài sản hiện có của doanh nghiệp như thế nào . Để xem xét cơ cấu cũng như biến động của các loại vốn ta lập bảng sau: Bảng số 02 Bảng phân tích nguồn vốn của công ty Đơn vị tính: 1000đ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A.Nợ p.trả 13.368.412 65,1% 18.995.839 68,7% 5.627.427 42,1% 1.Nợ ng.hạn 9.901.825 74,1% 16.135.043 84,9% 6.233.218 62,9% 2Nợ d.hạn 3.466.587 25,,9% 2.860.796 15,1% -605.791 -17,47% B.Ng. vốn CSH 7.164.828 34,9% 8.626.361 31,3% 1.461.533 20,3% 1.NVKD 6.482.736 90,47% 7.385.830 85,6% 903.094 13,9% 2.Quỹ ĐTPT 119.089 1,66% 387.158 4,48% 268.069 225,1% 3.Lãi chua Phân phối 525.944 7,34% 773.959 8,97% 248.015 47,2% 4.Quỹ dự phòng TC 37.059 0,53% 79.387 0,95% 42.328 114,2% Theo bảng trên cho thấy số vốn của Công ty phần lớn là do ngân sách Nhà nước cấp và bố sung từ lợi nhuận, ở đầu năm và cuối năm. Số vốn do ngân sách Nhà nước cấp và bổ sung từ lợi nhuận là (90,47%và 85,6% ) Vốn kinh doanh của Công ty tính đến năm 2001 là 7.385.830.000đ . Theo bảng số 02 này vốn chủ sở hữu đầu năm và cuối năm chiếm tỷ trọng rất lơn so với tổng nguồn vốn.Tỷ suất tài trợ cao thể hiện các quyết định đầu tư vào sản xuất kinh doanh của Công ty không phải phụ thuộc vầo các đơn vị bên ngoài, đây là điều có lợi cho Công ty . Theo bảng trên ta thấy vốn chủ sở hữu tăng 1.461.533.000đ trong đó nguồn vốn kinh doanh tăng 9903.094.000đ . Điều này cho thấy rất rõ rằng: Công ty càng mở rộng quy mô sản xuất thì nguồn vốn huy động bên ngoài càng lớn. Vì vậy mà tỷ trọng vốn cần huy động bên ngoài của Công ty cuối năm tăng lên 5. Đặc điểm về nguồn nhân lực của công ty Đối với Công ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt nhiệm vụ đặt ra cho Giám Đốc Công ty là sử dụng hợp lý sức lao động, đảm bảo các điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động phát huy cao nhất năng lực, sở trường của người lao động cùng nhau tạo lập. Công ty đạt hiệu quả kinh tế cao tập thể lao động mà trước hết là Giám Đốc Công ty, người đứng đầu Công ty vừa có trách nhiệm vừa có quyền quyết định các hình thức, phương pháp, biện pháp thích hợp để tổ chức và quản lý lực lượng lao động trong Công ty, từ việc tuyển dụng sắp xếp bố trí lao động phù hợp ngành nghề trình độ, sức khoẻ tâm sinh lý để đào tạo và bồi dưỡng nâng cao tay nghề trả lương quyết định khen thưởng hoặc thi hành kỷ luật đối với công nhân viên chức theo đúng chế độ và pháp luật về lao động . Hiện nay số cán bộ công nhân viên chức trong công ty là 282 người trong đó lao động trực tiếp là 79%, còn lại 21% là gián tiếp, số lao động được bố trí ở các đơn vị sản xuất của xí nghiệp trực thuộc Công ty và đựơc đào tạo, hướng dẫn, chuyên môn hoá công việc . Cuối năm 2001 vừ qua Công ty đã mở lớp đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho hơn 60 công nhân lao động trực tiếp của công ty với thời gian đào tạo là hai năm và thời gian học được bố trí vào các ngày thứ bảy và chủ nhật . Căn cứ vào tiêu chuẩn và yêu cầu sản xuất kinh doanh Công ty trực tiếp tuyển dụng số lao động cần thiết hoặc giải quyết thôi việc và chấm dứt hợp đồng lao động Để tiếp nhận số công nhân cần thiết đảm bảo đáp ứng yêu cầu của Công ty, Giám Đốc Công ty đề ra các tiêu chuẩn cụ thể trong việc tuyển dụng như trình độ tay nghề, tuổi đời và giới tính Hiện tại Công ty có khoảng 190 Cán bộ công nhân viên có biên chế còn lại là các lao động hợp đồng theo các điều khoản quy định trong bộ luật lao động đã có . Tuỳ theo tính chất sản xuất kinh doanh Giám Đốc Công ty và người lao động thoả thuận ký kết theo các, hình thức hợp đồng sau: Hợp đồng không thời hạn áp dụng đối với những Cán bộ công nhân viên có biên chế từ trước ( những cán bộ kỹ thuật chủ chốt trong Công ty ) Hợp đồng lao động có thời hạn áp dụng đối với những lao động bắt đầu mới tuyển dụng với thời hạn 6 thàng đến 36 tháng Giám Đốc Công ty xây dựng các nội quy, quy chế nhằm cụ thể hoá những quy định của Nhà nước và kỹ thuật lao động, bảo hộ lao động kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp tổ chức giáo dục và tạo điều kiện cho mọi người trong Công ty nắm vững và thực hiện đúng các nội quy, quy chế đó trong trường hợp không đảm bảo an toàn lao động Giám Đốc Công ty đình chỉ sản xuất . Giám Đốc Công ty có quyền cho người lao động trong biên chế cũ thôi việc hoặc chấm dứt hợp đông lao động đối với những người làm việc vi phạm nội quy lao động tuân theo thoả ước “ Lao động tập thể” được kí kết giữa Giám Đốc Công ty và đại diện người lao động (Chủ Tịch Công đoàn) . Hiện nay việc trả lương cho cán bộ công nhân viên được gắn liền với hiệu quả công việc của người lao động. Giám Đốc Công ty đã xây dựng các đơn giá tiền lương trên cơ sở bậc thang lương bình quân theo các quy định của Nhà nước, của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội. Đảm bảo tính kích thích và thực sự trở thành là đòn bẩy kinh tế trong sản xuất kinh doanh và trả lương được khoán thẳng cho các xí nghiệp chủ động và trả lương cho người lao động theo quy chế của Công ty quy định Nguồn tiền thưởng là lợi nhuận còn lại sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước trích lập các quỹ theo quy định của nghị định 59/ CP các chế độ tiền thưởng như: Tiết kiệm vật tư, chất lượng sáng kiến Công ty thực hiện các quy định của Nhà nước . Bảng số 3 Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty năm 2000- 2001 Chỉ Tiêu Năm 2000 Năm 2001 Số lượng Tỷ lệ Số lương Tỷ lệ * Tổng số lao động 260 100% 282 100% + Lao động gián tiếp 52 20% 59 21% -Trình độ Đại học và trên Đại học 19 28 -Trình độ trung cấp 33 31 +Lao động trực tiếp 208 80% 223 79% III/ Phân tích thực trạng tình hình hoạt động của công ty và công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty 1.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua Năm 1977 Nhà máy được xây dựng bằng số vốn viện trợ của Ba Lan về toàn bộ thiết bị với thiết kế sản xuất sản phẩm bê tông: dầm bê tông lỗ tròn . Nhưng từ khi thành lập do thay đổi thị trường xây dựng các sản phẩm chính theo thiết kế của nhà máy không còn phù hợp với các điều kiện thi công và thị trường hiện nay. Các sản phẩm theo thiết kế cũ không có khả năng tiêu thụ. Để tận dụng những trang thiết bị sẵn có công ty đã chuyển sang sản xuất các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn phục vụ cho nhà lắp ghép các khu chung cư tại Hà Nội như các khu Kim Liên, Giảng Võ, Thành Công với tổng số lượng hàng năm là 7000m3. Năm 1998 cùng với sự chuyển đổi cơ chế từ tập chung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường sẽ có sự chuyển hướng trong đầu tư xây dựng cơ bản trong cả nứơc nhà lắp ghép không còn phù hợp và không đựơc ngân sách cấp để phát triển tiếp tục Công ty đã chuyển hướng sang đầu tư thiết bị mở rộng các sản phẩm cột điện ly tâm, ống thoát nứơc ly tâm và đã phát triển mở rộng thị trường đến nay các sản phẩm này đã có mặt từ các tỉnh miền Trung đến tất cả các tỉnh phía Bắc. Năm 1994 đáp ứng nhu cầu của thị trường Công ty đã đầu tư thêm một dây chuyền công nghệ sản xuất bê tông thương phẩm cung cấp bê tông cho các công trình ở Hà Nội, với tổng giá trị đầu tư là 4,5 tỷ đồng. Đồng thời mở rộng và phát triển các mặt hàng chủng loại cột điện và ống thoát nước ly tâm do vậy đã tạo đà phát triển vượt bậc khối lượng tăng 120% Năm 1996 tiếp tục đầu tư với tổng số vốn là 5 tỷ đồng và đã có hướng chuyển đổi công nghệ tiên tiến thay công nghệ lạc hậu hiện có Đến nay tài sản của Công ty hiện có : - TSCĐ (nguyên giá ) 14.692.000.000đ + Vốn bổ sung :338.000.000đ + Vốn khác :8.659.000.000đ + Vốn ngân sách cấp: 5.595.000.000đ - Vốn lưu động 1.244.509.000đ trong đó: + Vốn ngân sách :1.244.509.000đ + Vốn tự bổ sung :154.818.000đ Công ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt là đơn vị sản xuất bê tông công nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là các chủng loại cấu kiện bê tông đúc sẵn và bê tông thương phẩm với hơn 60 chủng loại mặt hàng khác nhau. Nhưng có thể tóm tắt các loại cơ bản: - Cột điện ly tâm các loại - ống thoát nước ly tâm - Panel hộp theo tiêu chuẩn Việt Nam - Các cấu kiện khác - Bê tông thương phẩm Trong đó các sản phẩm cột điên ly tâm, ống thoát nước ly tâm và bê tông thương phẩm là chủ yêú . Các sản phẩm của Công ty phục vụ chủ yếu cho các công trình xây dựng lưới điện quốc gia và địa phương . Đối tượng khách hàng chủ yếu là các chủ đầu tư, chủ dự án và các công trình xây lắp trong toàn quốc với đặc điểm riêng biệt về sản phẩm của Công ty đối tượng khách hàng không phải là toàn diện (có nghĩa là không phải ai cũng muốn và cũng có khả năng mua hoặc sử dụng và có nhu cầu sử dụng ) mà chỉ tập chung vào một số lượng nguồn phát sinh trong thị trường và càng tăng lên với sự phát triển của xã hội và đất nước . Thị trường rất rộng lớn, tiềm năng cao thị trường hiện tại của Công ty mang tính chất cạnh tranh trong nước gay gắt không có thị trường xuất khẩu. Thị trường của Công ty rất rộng với thị trường hiện nay gồm có: Hà Nội, các tỉnh miền Trung và tỉnh miền Bắc Việt Nam. Dựa vào tình hình bạn hàng hiện tại có thể đánh giá sơ bộ về phần thị trường hiện tại của Công ty như sau với 3 vùng thị trường sau: Bảng số 9 Thị trường sản phẩm Hà Nội Các tỉnh miền Bắc Các tỉnh miền Trung 1.Cột điện ly tâm 80 40 80 2. ống thoát nước ly tâm 60 50 20 3.Panel hộp 20 50 00 4.Các cấu kiện khác 10-15 00 00 5.Bê tông thương phẩm 1o 00 00 Thị trường sản phẩm hàng hoá của Công ty thể hiện tính cạnh tranh gay gắt và phức tạp đồi hỏi sự thay đổi và phát triển về mọi mặt mới đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh, số lượng của đơn vị tham gia cung cấp trong thị trường ngày càng tăng. IV/Đánh giá thành công và tồn tại trong hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty bê tông và xây dựng thịnh liệt 1. Những thành công Trong những năm gần đây Công ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt tiếp tục triển khai các nhiệm vụ của giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá nhằm nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng kinh doanh. Các chỉ tiêu như sản lượng, doanh thu, lợi tức vượt mức kế hoạch, năng lực sản xuất được gia tăng đáng kể, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, uy tín của nhà máy trong ngành cũng như trên thị trường được xếp thứ hạng cao, đội ngũ cán bộ công nhân trẻ tuổi có trình độ tay nghề chiếm tỷ trọng khá lớn. Ngoài ra hàng năm Công ty còn trích ra một khoản tiền để mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, vì vậy đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty ngày càng được hoàn thiện về trình độ và chuyên môn nghiệp vụ tay nghề. Bên cạnh đó với chế độ thưởng phạt đúng lúc, đúng người cùng với việc đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị hiện đại đã nâng cao năng suất chất lượng lao động, tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình công tác của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Qua các giai đoạn thăng trầm của thời kì nền kinh tế thị trường. Công ty đã dần dần hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý hợp lý, các phòng ban, phân xưởng có quan hệ mật thiết với nhau, không có tình trạng chồng chéo chức năng, các công việc của Công ty được giải quyết nhanh chóng và giúp cho Công ty thích nghi với thị trường Công ty đã biết phối hợp các ưu điểm, lợi thế của mình luôn tạo ra được sức mạnh tổng hợp cạnh tranh và đầu tư đúng hướng, điều này đã giúp cho thị trường của Công ty luôn được mở rộng và vị thế của Công ty ngày càng được củng cố. Công ty luôn làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách, nên tạo dựng được lòng tin với cấp trên. Bên cạnh những thành công mà Công ty đã đạt được cần có những tồn tại mà Công ty cần phải giải quyết . 2. Những tồn tại Xét về mặt tổng thể, sự tăng trưởng của Công ty chỉ về mặt lượng, chưa có sự biến đổi về chất thực sự đã xuất hiện sự bất cập ở nơi này hay nơi khác về năng lực sản xuất sản phẩm, khả năng công nghệ, quản lý công nghệ và năm bắt thị trường. Có các trường hợp nội bộ bị triệt tiêu hoặc giảm yếu do có sự phối hợp đồng đều của từng bộ phận. Sau đây là một số tồn tại của công ty: - Về sản phẩm + Số lượng sản phẩm mới còn ít việc triển khai thương mại còn chậm trễ do các khó khăn về công nghệ, kĩ thuật, vật tư dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp thậm chí bỏ lỡ đơn hàng . + Các sảnphẩm đơn giản về công nghệ nên khả năng cạnh tranh thấp + Công nghệ không hoàn chỉnh, hàm lượng công nghệ trong sản xuất thấp, sai sót về chất lượng còn xảy ra dẫn đến các thiệt hại về chi phí sản xuất và thị trường. - Về năng lực sản xuất (bao gồm các thiết bị, khuôn mẫu, nguồn vật tư, công nghệ ) +Công tác thiết kế và chế tạo khuôn mẫu chưa hoàn hảo và đáp ứng tiến độ để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. +Nguồn cung cấp vật tư không ổn định và chưa vươn ra tầm thị trườn quốc tế làm hạn chế khả năng phát triển sản phẩm tiên tiến . +Công tác quản lý chất lượng chưa đi vào ổn định +Các dự án đầu tư tiến triển chậm và không đông bộ dẫn đến không phát huy được hiệu quả kinh doanh + Sự phối hợp giữa các bộ phận quản lý (kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, vật tư) không tạo ra được hiệu quả cho đầu tư . * Thị trường - Hiện nay mạng tiếp thị được triển khai theo các địa phương trong khi đó phòng kinh doanh chưa có đủ năng lực để bán các nguồn nhu cầu của các Công ty. - Chưa xây dựng được mối quan hệ hợp tác giữa các đơn vị trong ngành về hợp tác công nghệ. - Quan hệ giữa phòng kinh doanh và các ban ngành các của Công ty còn chưa đủ để hỗ trợ cho các trung tâm tiếp thị - Cũng như các đơn vị khác trong ngành, Công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá theo phương thức đấu thầu cạnh tranh. - Công tác qủang cáo chưa đem lại hiệu quả thiết thực . - Công tác giá thành còn chưa kích thích và chưa có tác dụng điều tiết cho việc tiếp thị, giá bán còn mang tính tự phát. 2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua 2.1 Phân tích các chỉ tiêu kinh doanh : Trong những năm gần đây Công ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến, hoàn thiện tính năng của sản phẩm và sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Công ty đạt được những thành tựu đáng kể trong kinh doanh từ năm 1998 đến nay. Bảng số 4 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện qua các năm của công ty Đơn vị : 1000đ Chỉ Tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch 1.Doanh thu thuần 26.215.604 29.559.318 3.343.714 2.Giá vốn hàng bán 23.185.642 26.104.953 2.919.311 3.Lợi tức gộp 3.029.962 3.154.365 124.403 4.CF bán hàng và QL 2.204.394 1.895.535 -308.859 5.Lợi tức thuần 825.568 1.258.830 433.262 6.Lợi tức bất thường 000 30.484 7.Tổng lợi tức trước thuế 825.568 1.289.314 463.746 8.Thuế lợi tức 206.481 223.328,5 16.847,5 9.Lợi tức sau thuế 619.087 1.065.985,5 446.898,5 10.Thu nhập bình quân 1 người/tháng 850 920 70 Bảng số 5 Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của công ty Chỉ tiêu Còn phải nộp KB Phải nộp KB Đã nộp KB Tỷ lệ 1.Thuế 432.900 1.477.900 1.376.050 72% 2.BHXH,BHYT,KPCĐ 35.538 184.860 150.398 68,2% 3.Các khoản phải nộp 94.324 94.324 Bảng số 6 Bảng phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm của công ty Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 1.Tỷ suất lợi nhuận/Tổng doanh thu 2,3,6 3,6 2.CF bán hàng và QL/Tổng doanh thu 8,4 6,41 3.Tỷ suất lợi nhuận/Vốn 2,67 4,08 - Cơ cấu vốn 4.TSLĐ/Tổng số tài sản 67,7 80,8 5.TSCĐ/Tổng số tài sản 32,3 19,2 6.Nợ phải trả/Tổng số tài sản 65,1 68,7 -Khả năng thanh toán 7.TSLĐ/Nợ ngắn hạn 1,4 1,38 8.Tiền hiện có/Nợ ngắn hạn 0,05 0,055 Từ những năm 1997-1998 công ty phải cố gắng khắc phục khó khăn nhưng đến năm 1999 khó khăn không phải là không còn với chi phí trong năm là 8,4% và với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 2,36% điều này chứng tỏ Công ty đang làm ăn có hiệu quả nhưng khối lượng sản phẩm sản xuất ra chưa nhiều, công tác tiêu thụ thực hiện tốt với các sản phẩm thuộc ngành xây dựng còn các sản phẩm không thuộc ngành xây dựng cần phải đẩy nhanh tồc độ tiêu thụ hơn nữa để chu kỳ sản xuấ ngắn hơn. Năm 2001 do có nhiều cải tiến trong đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ nên khối lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ tăng. Mức doanh thu trong năm đạt 29.559.318.000đ tăng 12,75% so với năm 2000. Lợi tức sau thuế tăng 246.898.500đ (tức 39,8%) so với năm 2000. Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu đạt 3.6% tăng 0,24% so với năm 2000. Chứng tỏ hiệu quả trong sản xuất kinh doanh do khối lượng sản phẩm sản xuất tăng ,công tác tiêu thụ nhanh nên chi phí trên tổng doanh thu giảm1,99% so với năm 2000. Khả năng thanh toán của Công ty năm 2001 đạt 1,38 tuy thấp hơn 0,02 so với năm 2000 nhưng khả năng thanh toán lớn hơn 1 điều này cho thấy khả năng thanh toán của Công ty đạt yêu cầu. Mức thu nhập bình quân trên 1 đầu người tăng nhanh đạt 920.000đ /1 tháng. Qua phân tích kết quả kinh doanh của Công ty trong vòng 2 năm (2000-2001) có thể thấy rằng: Quy mô sản xuất của Công ty Bê Tông và Xây Dựng Thịnh Liệt không ngừng mở rộng để đáp ứng nhu câù sản phẩm trên thị trường . 2.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm Do tính chất sản xuất và tiêu thụ của Công ty khá đặc biệt nên kế hoạch sản xuất của công ty phụ thuộc hoàn vào chất lượng sản phẩm . số lượng sản phẩm sản xuất ra ngoài sản phẩm thuộc đơn đặt hàng còn lại Công ty giao cho các chi nhánh. Vì vậy kế hoạch sản xuất cũng chính là việ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100402.doc
Tài liệu liên quan