MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Nội dung 2
I. Vài nét khái quát về các thủ pháp tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí. 2
1. Thế nào là sự biểu cảm trong ngôn ngữ. 2
2. Vài nét khái quát về ngôn ngữ báo chí. 3
3. Những thể loại báo chí sử dụng các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí. 5
II. Các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí. 6
1. Vai trò, tác dụng của các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí. 6
2. Các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí. 7
3. Một số nhận xét sau khi khảo sát các giá trị biểu cảm trên báo. 16
III. Một số ý kiến nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả sử dụng các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí. 18
Kết luận 21
22 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số ý kiến nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả sử dụng các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khép kín và luôn có độ mở vì những thông tin về một sự kiện có thể được kết nối liên tục. Với các đặc thù như vậy, ta có thể rút ra các tính chất và cũng là yêu cầu đối với ngôn ngữ báo chí như sau:
- Tính chính xác
- Tính đại chúng
- Tính khuôn mẫu
- Tính cụ thể
- Tính ngắn gọn
- Tính thời sự
- Tính bình giá
- Tính định lượng
Ngôn ngữ báo chí có sự khác biệt so với ngôn ngữ văn học về mức độ của cái tôi tác giả, sự đánh giá và tính khuôn mẫu:
Về cái tôi tác giả: Cái tôi trong tác phẩm báo chí bao giờ cũng là tác giả, là cái tôi nhân chứng trực tiếp tiếp xúc với nguồn tin. Cái tôi trong tác phẩm văn học không bao giờ là tác giả mà là cái tôi nhân vật, là sản phẩm của sự hư cấu, tưởng tượng của tác giả. Tức là cái tôi của tác giả được hoá thân vào nhân vật sản phẩm hư cấu tưởng tượng.
- Về sự đánh giá, sự khác biệt về cái tôi dẫn đến sự đánh giá khác nhau (Nhà văn viết tác phẩm cũng là sự đánh giá nhận xét nhưng là sự đánh giá gián tiếp thông qua hành động xuy nghĩ của nhân vật. Nhà báo đánh giá công khai trực tiếp, cảm xúc khen chê - yêu, ghét là của chính tác giả của nhà báo mang tính xã hội, sự đánh giá của nhà văn mang tính cá nhân đơn lẻ.
- Về tính khuôn mẫu. Trong báo chí, khuôn mẫu có tính tất yếu, có tính xã hội rộng lớn do nhu cầu thông tin phải đảm bảo tính thời sự nên cần có khuôn mẫu để đưa tin nhanh, thuận lợi. Trong văn học khuôn mẫu thường mang tính cá nhân đơn lẻ tạo nên phong cách viết của nhà văn.
3. Những thể loại báo chí sử dụng các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí.
Như ta đã biết, báo chí có 3 mảng thể tài chính: Thể tài tin tức (bao gồm tin một câu, tin vắn, tin ngắn, tin thường, tin sâu, tin bình, tin tổng hợp, tin kết hợp) thể tài phản ánh (phóng sự, điều tra, phỏng vấn, tường thuật, ghi nhanh, bài người tốt việc tốt) thể tài chính luận (bình luận xã luận, chuyên luận, đàm luận, phiếm luận, luận văn tuyên truyền) ngoài ra còn có mảng thể tài văn nghệ trên báo chí. Mỗi thể loại nằm trong các mảng thể tài này đều có đặc điểm riêng, đặc điểm thể loại quy định cách viết (cách thể hiện) trong việc chuyển tải thông tin tới công chúng: Ví dụ tin thì đòi hỏi phải có tính thời sự, cập nhật, chính sác và phải ngắn gọn, để đảm bảo tính thời sự của sự kiện nên người ta chỉ phản ánh ở những lát cắt của sự kiện và theo những khuôn mẫu có sẵn với cách thể hiện trung tính (cái tôi tác giả không biểu hiện rõ) như địa điểm sảy ra sự kiện, thời gian, sảy ra như thế nào, nguyên nhân. Trong khi đó một số thể loại báo chí khác như phóng sự, ghi nhanh cần đi sâu tìm hiểu bản chất vấn đề, của sự kiện và lý giải một cách tỷ mĩ cặn kẽ để người đọc có thể hiểu được tương đối tường tận.Vì vậy nên phải sử dụng lối viết giầu hình ảnh sử dụng ngôn ngữ biểu cảm thu hút người đọc nhiều hơn tạo sự hứng thú không gây nhàm chán.
Việc sử dụng các từ ngữ, lối nói giầu hình ảnh độc đáo sinh động hấp dẫn thường rất ít được sử dụng trong mảng đề tài chính luận và đặc biệt là mảng thể tài tin tức vì chúng thường đề cập đến những vấn đề sự kiện chính trị - xã hội đòi hỏi tính chính xác, nghiêm túc và tính khoa học cao. Tuy nhiên không phải là những dạng bài phản ánh là không quan trọng mà do đặc điểm thể loại những bài phóng sự, điều tra
Cung cấp cho độc giả một bức tranh toàn cảnh sinh động về các sự kiện các vấn đề tốt xấu trong dòng chảy thời sự của sự kiện (chứ không phải là những lát cắt như tin ở trên đã nói) muốn làm được điều đó phải sử dụng các thủ pháp biểu cảm trong ngôn ngữ.
Tất nhiên những phân định ở trên chỉ mang tính chất tương đối theo ý chủ quan của người viết vì chung quanh vấn đề này vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các thể loại báo chí đều có thể sử dụng các thủ pháp ngôn ngữ biểu cảm (loại trừ một số thể loại như tin).
Vấn đề là ở chỗ sử dụng chúng lúc nào, chỗ nào để có thể đạt hiệu quả tuyên truyền, truyền tải thông tin định hướng tư tưởng, đường dẫn dư luận xã hội một cách tích cực nhất.
II. Các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí.
1. Vai trò, tác dụng của các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí.
Macxin Gorki nói: Không có mặt trời không có hoa nở, không có bà mẹ không có anh hùng. Chúng ta cũng có thể khẳng định: trong ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ báo chí nói riêng, không sử dụng các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm là đã mất đi một nữa thông tin, một nữa sự thành công (loại trừ một số dạng không thể sử dụng đặc điểm này do tính chất thể loại của nó quy định) bởi báo chí có nhiệm vụ phải chuyển tải thông tin nhanh chóng, cập nhật không chỉ đến cái đầu của công chúng mà phải đến cả trái tim của công chúng. Vì thế các thủ pháp biểu cảm có vai trò to lớn và tác dụng tích cực trong báo chí mà biểu hiện cụ thể là:
* Vai trò.
- Các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí là công cụ phương tiện hữu hiệu chuyển tải thông tin tới độc giả. Phương tiện này không thay thế bằng bất kỳ phương tiện nào khác bởi không gì có thể so sánh được với tính chất dễ sử dụng, tính đa nghĩa, giàu thông tin của chúng (các thủ pháp biểu cảm).
- Tạo điều kiện cho người làm báo cáo có thêm kinh nghiệm trong việc sử dụng ngôn ngữ.
- Các thủ pháp tạo giá trị biểu cảm là người bạn đồng hành không thể thiếu đối với ngôn ngữ báo chí bởi sự liên quan mật thiết giữa chúng: các thủ pháp biểu cảm nâng cao giá trị, ý nghĩa của ngôn ngữ báo chí, còn ngôn ngữ báo chí tạo điều kiện để các thủ pháp này có "cơ hội" xuất hiện, giúp định hình những phong cách viết khác nhau.
* Tác dụng.
- Tạo sự đa dạng, phong phú, sinh động, hấp dẫn trong việc thể hiện nội dung tác phẩm báo chí/
- Tăng giá trị biểu đạt, sự hàm súc, cô động, tính sâu sắc cho tác phẩm báo chí
- Lôi cuốn độc giả, tạo cho độc giả niềm đam mê độc báo.
- Cung cấp cho nhà báo kỹ năng, phương pháp sử dụng ngôn ngữ báo chí một cách uyển chuyển linh hoạt.
- Tạo điều kiện cho các chuyên gia về ngôn ngữ học có cơ sở thực tế nghiên cứu và rút ra những giải pháp tốt hơn cho việc sử dụng ngôn ngữ báo chí nói riêng ngôn ngữ nói chung.
2. Các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí.
2.1. Mượn chất liệu văn học:
VD1: Nước sông Vĩ lên to, nhà giầu nọ có người chết đuối. Có người vớt được xác, nhà giàu đến xin chuộc, người ấy đòi giá quá cao, nhà giàu chưa biết tính toán thế nào bên đến hỏi Đặng Tích. Đặng Tích bảo:
Nó còn bán cái xác ấy cho ai được mà cần. Cứ yên.
Kẻ vớt được xác thấy nhà giàu không đến nữa, đâm lo. Bên đến hỏi Đặng Tích. Đặng Tích bảo:
Nó làm sao mua được cái xác ấy ở người khác. Cứ yên.
Chuyện lan ra, mọi người bảo Đặng Tích tuy là người có uy tín nhưng lại làm sai lẽ phải, thiếu cả tình. Đó là hạng người hai phải.
Người khác bàn thêm. Hạng người hai phải cũng nguy hiểm nhưng không đáng sợ bằng hạng người hai mang, vừa ăn lương Nhà nước, làm việc ở cơ quan công quyền miệng thì gào lên chống tham nhũng, chống tệ nạn xã hội nhưng lại bảo kê cho bọn xã hội đen để hưởng lợi.
Vậy nữa sao ?
Không đọc báo, nghe đài hay sao. Đồng tiền đã góp phần biến họ ra vậy đó!
- Ông chỉ đỡ vậy. Phẩm chất của họ mới là cái chính chứ.
- Dẫu sao họ cũng bỏ phí cả một quá khứ huy hoàng của chính mình
(Hai phải - hai mang! Lao động số 132/2002 ra này 25 . 5 . 2002)
VD2: Những người có mặt cả họ nhà trai lẫn nhà gái đều cười nghiêng ngã sau khi "qua 5 ải chém 6 tướng" rồi cũng đến cửa ải cuối cùng, cũng là cửa ải chú rể "đau lòng" nhất.
(Đám cưới ở Nga - những điều lý thú - Tiền phong số 7, báo tiền phong ra ngày 17.2.2002)
VD3. Hoặc ngày 15/5 Leverkusen sẽ chơi với trận chung kết tranh cúp Đức với Schaltre 04 trước khi gặp Real Madrid trong trận tranh cúp C1. Không biết CLB này sẽ thi đấu ra sao. Cấu chúc cho ước mơ ban đầu của họ không trở thành "miếng da lừa"
(Kẻ phá bĩnh gặp người khổng lồ TP số 19, ra ngày 12.5.2002)
Mùng 7 bắt đầu đến lớp học, cô ấy cùng gió tuyết chiều này ra với bạn bè, sai, bắt đầu đóng vai "Mạnh Thường Quân" rút phong bao lì xì trước.
Túi 18 gang tâm sự - Thiếu niên tiền phong số 24 tháng 2.2002
Sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt, cốt truyện từ các tác phẩm văn học làm cho câu văn trở nên giầu tính biểu đạt hơn cô đọng và tinh tế hơn. Cách sử dụng này thường mang tính khái quát hoá và điển hình hoá, ví như nói tới một anh chàng Sở Khanh là người ta hình dung ngay ra đó là người chuyên môn đi tán tỉnh lừa gạt tình cảm các cô gái, nói đến Tú Bà người ta biết ngay đó là từ dùng để chỉ mụ chứa gái mại dâmvv..
ở các ví dụ trên tì ở ví dụ 1 tác giả đã mượn cốt chuyện cổ và đưa vào đó những dữ kiện của thời hiện đại. ở phần đầu truyện là giữ nguyên phần sau đã thay đổi tình tiết làm cho người đọc có thể liên tưởng được ngay sự việc mà tác giả muốn đề cập.
ở ví dụ 2: tác giả đã mượn tình tiết trong Tam Quốc Diễn Nghĩa "Qua 5 ải chém 6 tướng" của Quan Công để nói lên những khó khăn mà chú rể phải trải qua khi đến rước dâu theo phong tục của người Nga.
ở ví dụ 3 hình ảnh "miếng da lừa" làm ta nghĩ ngay đến câu chuyện "Miếng da lừa" của nhà văn pháp Ban - Giắc nói về một người với những ước mơ của mình ngày càng nhỏ dần nhỏ dần ở đây tác giả cũng muốn ước mơ của R CLB Real Madrid không kết thúc như câu chuyện đó.
Còn ở VD4 nói "Mạnh Thường Quân"độc giả biết ngay đó là từ dùng để chỉ con người hào hiệp rộng lượng luôn sẵn lòng ra tay giúp đỡ người khác
Tuy nhiên khi sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt, cốt truyện từ các tác phẩm văn học, cần phải lấy những ví dụ điển hình hoặc đã được phổ biến rộng rãi để người đọc ai cũng hiểu. Cả 4 tờ báo được cả khảo sát đều chú trọng và làm tốt điều này.
2.2. Chơi chữ, nói lái.
Nghe thông tin từ ông Nguyễn Lê - phó Giám đốc công ty thoát nước Hà Nội - mà thấy rầu cả lòng. Theo ông lê, với những trận mưa trên 50mm trong ba giờ thì có thể có tới hơn 30 đường phố Hà Nội bị úng ngập trong mùa mưa 2002 này. Sức nhờ số điểm ngập úng cụ bộ ở Hà Nội mùa mưa năm ngoài cũng là 30 30 bằng 30 tình hình úng ngập năm nay đúng là "vũ như cẫn.."
(úng ngập "Vũ như cẫn " - Lao động số 122 ra ngày 15 - 5 - 2002
Những năm ở Đường 7, sáng có quen biết một tài xế người Bắc rồi hai người bén duyên nhau. Đúng là anh "tài" đã "xế" vào cuộc đời sáng." Viết tiểu thuyết của đời mình Tiền phong số 7 ra ngày 17-2-2002.
Chơi chữ nói lái được sử dụng trong trường hợp muốn tại sự vui vẻ, di dỏm hoặc nhằm diễn tả một sự việc tế nhị mà không tiện nói thẳng ví dụ như "nguyễn y vân", vũ cẫn (nói lái) hoặc để nhấn mạnh ý mình định nói nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề, tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau (chơi chữ) kiểu như; Sông Tô mà chẳng lịch, "Những kẻ chỉ đào mà không tạo" hoặc như ví dụ "tài xế" (chỉ người lái xe) nhằm ám chỉ sự quá lứa và không tốt của người tài xế. Báo Tiền phong và Lao động hay sử dụng thủ pháp này.
Muốn cho chơi chữ nói lái có hiệu quả vừa báo phải có khả năng vận dụng linh hoạt từ ngữ và biết dùng như thế nào, trong trường hợp nào và ở chỗ nào trong bài báo cho thật "đắc địa".
2.3. Dùng cách diễn đạt giầu hình hình ảnh (tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn, châm ngôn)
Theo từ điển tiếng việt, thành ngữ là nhóm từ cố định đi với nhau để nói lên 1 ý gì đó (ví dụ. "ngựa quen đường cũ") tục ngữ là câu nói tóm tắt kinh nghiệm của người đời và thường được kể ra trong cuộc giao tế của xã hội (ví dụ trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa") danh ngôn là lời nói hay được nhiều người truyền tụng.
Nhưng trong báo chí thì việc sử dụng các thủ pháp này rất linh hoạt. Thành ngữ, tục ngữ được giữ nguyên dạng ví dụ như:
." Tên cướp đó tên Nguyễn Văn Thi đã từng hai lần vào tù vì tội "cưỡng đoạt tài sản công dân" nay vừa được ra tù vài tháng, mặc dù có sức khoẻ nhưng vẫn không chịu lao động kiếm sống một cách lương thiện mà vẫn mắc chứng "ngựa quen đường cũ"
(Mọi người gọi anh là Lục Vân Tiên Tiền phong số 101 21.5.2002)
Hay là sử dụng một vế hoặc thêm yếu tố mới như:
"Độ này mặt tôi bỗng nhiên bị mụn trứng cá nổi lên ầm ầm, trông đến là khổ coi" "có mụn thì vái tứ phương", tôi nghe ngóng khắp nơi xem có phương thuốc gì trị, được bệnh không?
(Kỹ năng làm đẹp Thiếu niên tiền phong số 32 tháng 3.2002)
Nguyên dạng của câu tục ngữ này là "có bệnh thì vái tứ phương" Tác giả đã thay đổi từ trong đó để tạo nên sự hài hước, dí dỏm đỡ khổ cứng cho bài viết.
Sử dụng các thủ pháp này làm cho bài báo sinh động, hấp dẫn và có sức thuyết phục, có độ tin cậy cao, tránh được những câu văn diễn đạt rườm rà vì nếu quá lạm dụng sẽ gây ra sự lặp lại, không có sự phá cách trong diễn đạt ở bài báo.
2.4. Dùng ẩn dụ:
ẩn dụ là kết quả rút gọn của phép so sánh, là sự chuyển đổi bên ngoài dựa trên sự giống nhau giữa các sự vật hiện tượng.
Ví dụ:
". ở VCK World Cup 2002 tới đây đương nhiên sẽ có các tiền đạo đi bóng ngoằn nghèo và các "tiều phu" (những thợ chặt rừng) của các hàng phòng ngự sẽ tìm cách đốn gục. Khi ấy các "cầu thủ thứ 23" sẽ phải rất cẩn thận mà huýt còi, kéo huýt sai sẽ khốn khổ với "búa rìu" dư luận."
(Cầu thủ thứ 23: - Thiếu niên tiền phong số 59 tháng 5-2002) h " hoặc "Cũng như nhiều cầu thủ trẻ khác Ibrahimovic cũng có "gót chân Achibles" của riêng mình"
(Lao động số 122 ra ngày 15.5.2002)
Hình ảnh "Tiều phu" ở ví dụ thứ nhất muốn nói tới lối chơi sấu của các cầu thủ và "cầu thủ thứ 23" chỉ người trọng tài điều khiển trận đấu. Còn nói gót chân Achilles" là chỉ những nhược điểm của cậu thủ Ibrahimovíc.
ở cả 2 ví dụ người viết đã sử dụng lỗi nói ẩn dụ gợi sự liên tưởng thú vị cho người đọc. Sử dụng thủ pháp này không chỉ làm cho câu văn cô đọng, hàm súc mà còn để cho độc giả có cơ hội hình dung một cách khá rõ về sự vật hiện tượng, làm cho họ dễ nhớ hơn và cảm thấy thích thú khi tiếp nhận.
2.5. Sử dụng khẩu ngữ.
Đó là những từ thường nắm trong vốn từ vựng văn hoá chuyên được dùng trong lời nói miệng. Chúng có đặc trưng là thân mật, bình dân thậm chí xuống xã, đối lập hẳn với ngôn ngữ trang trọng được sử dụng trong nghi lễ ngoại giao hoặc ngôn ngữ cứng nhắc đầy tính khuôn mẫu trong văn phòng khoa học.
Ví dụ:
" "Nhìn bà cũng được đấy nhưng sao tui thấy bà "tẩm" quá!
Thời buổi này, yêu nhiều được coi là mốt đó, sợ không có ai để yêu thôi ngố ạ.. " Tại một lớp đại học ngoại ngữ tại chức, tôi bị cô bạn tên Hoa ngồi cùng bàn "lên lớp" khi đem vấn đề này ra bình luận."
(Chuyện kể về những "trái tim nhiều ngăn"Tiền phong số 41 ra ngày 26.2.2002."
Một quầy hàng sang trọng trong Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza. Và một cửa hàng rất đàng hoàng với cái tên thời trang mới nghe cũng thật hấp dẫn và giá cả cũng thật "Cắt cổ" lại càng bảo đảm hơn cho món hàng"
(Những nỗi đau ở lại - sinh viên Việt Nam số 14 ra ngày 8.4.2002)
ở ví dụ đầu tiên, từ "tẩm ", "lên lớp" đã làm cho câu văn gọn hơn mà vẫn thể hiện được ý đồ của tác giả khi nói về quan niệm của giới trẻ về tình yêu. Nếu thay từ "tẩm" bằng từ ngốc nghếch hoặc dốt và từ "lên lớp" bằng từ dậy dỗ hoặc một từ khác thì câu văn sẽ mất đi sự độc đáo và rườm rà thể hiện được hết ý đồ của tác giả. Hai từ này khi sử dụng sẽ phù hợp hơn với ngôn ngữ của giới trẻ và họ có thể tiếp thu dễ dàng hơn.
ở ví dụ 2, từ "cắt cổ" làm cho câu văn độc đáo mà vẫn nói lên được là ở đó giá cả không phù hợp với nhu cầu của người dân. Khi sử dụng từ "cắt cổ" tác giả không cần phải đưa ra giá chính thức của mặt hàng mà người đọc vẫn có thể hình dung ra sự đắt đỏ của hàng hoá.
Còn ở ví dụ 3, các từ "đi khô" (hút ma tuý), "thuỷ " (tiêm chích) là những từ lóng chỉ những thời ký của quá trình nghiện hút. Từ "độ" là muốn nói tới liều lượng của người nghiện. Việc sử dụng các từ này làm độc giả hình dung một cách sống động, như được trải nghiệm với những người trong cuộc. Hơn nữa điều đó chứng tỏ thấy tác giả đã sống cùng với sự việc, có sự trải nghiệm tìm tòi và chính điều đó làm cho tác phẩm có sự tin cậy cao về mức độ chân thực của sự việc.
Các từ ngữ hội thoại khi được sử dụng đã làm cho khoảng cách giữa độc giả với các sự kiện, sự việc, nhân vật được đề cập trong bài báo được gần gủi thân mật hơn và giỏi giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ của đời sống hàng ngày được xoá nhoà hay giao thoa với nhau và cũng không còn khoảng cách giữa báo chí và hiện thực. Tạo tâm lý thoải mái cho người đọc làm cho họ có hứng thú đọc báo.
Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng chỗ, đúng cách hoặc quá lạm dụng thì sẽ dẫn đến sự dung tục, thậm chí phản các giá trị quan niệm đạo đức. Vì vậy phải hết sức chú ý khi sử dụng ngôn ngữ hội thoại trong ngôn ngữ báo chí và đặc biệt không nên đưa lên báo những từ quá bậy bạ tầm thường.
2.6. Vay mượn từ ngữ từ tiếng nước ngoài.
Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ của riêng mình. Tuy nhiên do điều kiện hoàn cảnh kế toán - xã hội - văn hoá khác nhau mà nảy sinh những sự vật hiện tượng có thể có ở dân tộc này nhưng lại không có ở dân tộc khác. Hoặc giả do ảnh hưởng của sự giao lưu văn hoá mà một số từ ngữ để chỉ tên sự việc, hiện tượng ấy hoặc do cảm thấy các từ vay mượn đó không những chỉ ra đúng đắn bản chất của sự việc hơn mà còn tiện lợi và dễ sử dụng hơn ví dụ như ở Việt Nam ta vẫn hay dùng từ "ghi đông xe đạp", "cái tuộc nơ vít" cụ thể hơn ta xét ví dụ sau:
" .. ông ta không làm cho một tờ báo cụ thể nào mà chỉ hợp tác làm những chuyên san về đời tư nghệ sĩ, thậm chí còn bớt móc hay lăng xê vô tội vạ cho một ai đó với mục đích chỉ là để có. tiền"
(Tờ văn nghệ của hội VHNT Bình Dương đã bị lợi dụng để bênh vực cho ông Dũng Thanh như thế nào? Tiền phong số 101 ra ngày 21.5.2002)
ở đây có sử dụng từ vay mượn từ tiếng nước ngoài: làng xê (Lancer)
Trong tiếng pháp từ này có nghĩa là ném ra, phóng ra, quăng lên nhưng khi sử dụng thì từ này lại mang nghĩa là dựa lên, nâng lên quá với cái bản chất vốn có. Tuy nhiên việc sử dụng từ này cũng làm cho câu văn ngắn gọn, cô đọng mà vẫn đảm bảo ý nghĩa và gợi hình ảnh.
Việc vay mượn từ ngữ nước ngoài làm cho ngôn ngữ báo chí trở nên sống động hơn và đôi khi việc vay mượn nhiều khi là bắt buộc. Không phải là không có những từ mang ý nghĩa tương thích mà thường những từ đó mang tính chất nguyên nghĩa nhiều hơn tính chất biểu cảm như "AIDS, World Cup " Vì vậy trong khi sử dụng các từ vay mượn, nhà báo phải chú ý đến ý nghĩa của chúng để đảm bảo sự chính xác về thông tin và chính xác trong cách diễn đạt. Hiện nay có một thực tế là việc phiên âm cùng một từ tiếng nước ngoài trên báo hay cả ở các tác phẩm văn học (tên nhân vật, địa danh) không thống nhất dễ gây sự lộn xộn, khó hiểu đối với độc giả làm cho họ khó tiếp thu hoặc lúng túng trong cách hiểu. Cũng nên tránh sử dụng quá nhiều từ ngữ vay mượn bởi thế sẽ dần làm mai mốt và nghèo đi những từ ngữ tiếng việt vốn "rất đẹp" của chúng ta (theo lời chủ tịch Hồ Chí Minh)
2.7. Dùng dấu câu (chủ yếu là dấu ngoặc kép và dấu chấm lửng).
Dấu ngoặc kép thường dùng để biểu đạt sự trích dẫn, sự gọi tên tác giả tác phẩm hoặc tổ chức, cơ quan. Trong một số trường hợp dấu ngoặc kép thường dùng để biểu đạt sắc thái ý nghĩa khác có giá trị biểu cảm.
Ví dụ:
" .. Một mình Deportivo đã "tiêu diệt" tới hai đội trưởng đội tuyển quốc gia. Đầu tiên là Roykeane đội trưởng đội tuyển Xcốtlen, chấn thương nặng trong trận lượt đi - tiếp theo là David Beckhan, đội trưởng đội tuyển Anh bị gẫy xương bàn chân."
(Những bất ngờ nghiệt ngã. Tiền phong chủ nhật số 15 ra ngày 14.4.2002).
ở ví dụ này từ tiêu diệt" dùng để phê phán lối chơi bóng thô bạo của Deportivo biến những trận đấu bóng với tinh thần thể thao thành những trận chiến.
Dấu chấm lửng được dùng trong trường hợp liệt kê chưa hết hoặc lược bỏ một thành tố nào đó. Ngoài ra, dấu chấm lửng còn có chức năng giãn, nhịp câu văn, báo hiệu sự bất ngờ hoặc khêu gợi sự phán đoán suy nghĩ hay còn tạo nên những khoảng làng trong lòng độc giả.
Ví dụ:
"Về thành phố . Mua cỏ"
(Lao động số 131 ra ngày 24.5.2002)
Đây là tít của bài báo tạo nên sự bất ngờ cho người đọc. Thường thì chỉ thấy nói về quê mua cỏ chứ mấy ai đã nghe thấy về thành phố mua cỏ bao giờ?.
Ngoài dấu ngoặc kép, dấu chấm lững, báo chí còn sử dụng một số dấu khác để tạo giá trị biểu cảm như dấu chấm than (!), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than kết hợp dấu chấm hỏi (!?) nhằm biểu lội sự nghi ngờ hoặc vừa nghi ngờ vừa mỉa mai châm biếm.
" . Chỉ một bộ lễ phục thoạt đầu gọi là quốc phục, một "sản phẩm" mà nhiều người vẫn cảm thấy "chưa đẹp, chưa bản sắc" (ngay cả Bộ VHTT cũng chưa thật sự vừa ý màu sắc) mà sinh ra câu chuyện tranh chấp, đôi co, chia chác chiếc bánh công danh, trong chiếc áo mỏng manh?!.."
(Quyền tác giả thuộc về . Nhà quản lý?! Tiền phong số 105 ra ngày 27.5.2002.
2.8. Vay mượn thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khoa học khác.
Ví dụ:
" Chỉ thị 17/2002/CT -UB ngày 9.4.2002 được ban hành thực chất chỉ nhằm nhấn mạnh tăng cường thêm cho chỉ thị 15. Song dấu sao đến thời điểm này thì cơn sốt cũng có vẻ hạ nhiệt "
(Đất "nguội" - lao động số 132 ra này 25.5.2002).
ở cụ từ "cơn sốt cũng có vẻ hạ nhiệt" đó là vay mượn từ ngành y học.
Việc sử dụng cum từ này làm cho độc giả cảm nhận được sự biến động mạnh mẽ và bất thường của thị trường nhà đất ở Hà Nội mà không cần đến cách diễn đạt dài dòng khác.
2.9. Dùng so sánh.
So sánh là đối chiếu hai sự vật (hai tính chất, hai trạng thái, hai sự việc) A và B giống nhau. A là sự vật chưa biết hoặc cái gì đó chưa rõ B là sự vật đã, biết nhờ đó qua B mà người đọc, người nghe biết A hoặc hiểu thêm về A hay ngược lại. Sự so sánh có thể biểu hiện ở nội dung bài báo nhưng cũng có khi là ở ngay tít.
Ví dụ:
"Vương Sóc: chiếc áo khoác đã quá thời"
Tiền phong số 7 ra ngày 17.2.2002.
Sự so sánh giữa nhà Văn Vương Sóc với chiếc áo khoác đã quá thời làm cho ta dễ dàng hình dung ra sự không phù hợp giữa các sáng tác của vương sóc với nền văn học ngày nay ở Trung Quốc. Hình ảnh chiếc áo khoác đã quá thời thì ai cũng có thể hiểu được mà tác giả không phải dài dòng giải thích.
Ngoài các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí đã nêu ở trên còn một số thủ pháp khác như: sử dụng phép nghịch nghĩa, nói dựa trích dẫn, hoán dụ, sử dụng từ địa phương mà người viết chưa có điều kiện tiếp cận một cách đầy đủ. Mong rằng sẽ sớm có dịp quay trở lại với vấn đề này.
3. Một số nhận xét sau khi khảo sát các giá trị biểu cảm trên báo.
Người viết khảo sát trên bốn tờ báo đó là: Lao động, Tiền phong, sinh viên Việt Nam và Thiếu niên Tiền Phong. Có thể coi đó là bốn tờ báo đại diện cho bốn lứa tuổi khác nhau. Báo thiếu niên đại diện cho những mầm non của đất nước rất cần sự chăm sóc, giáo dục đúng đắn. Báo sinh Việt Nam và tiền phong đại diện cho một thế hệ trẻ với đầy đủ trí thức khoa học kỹ thuật hay đây chính là những chủ nhân tương lai không xa của đất nước. Báo lao động đại diện cho những người lao động chân chính đang hàng ngày lao động làm ra của cải vật chất cũng như cung cấp cho những thế hệ sau nguồn chất sám cần thiết để có thể tiếp tục sự nghiệp của họ.
Đối với mỗi loại đối tượng cần có một phương thức biểu đạt khác nhau phù hợp với trình độ tri thức của họ. Mặt khác do nhu cầu tiếp cận khác nhau mục đích tiếp nhận cũng khác nhau. Có thể sự tiếp nhận của đối tượng này chỉ nhằm giải quyết về nhu cầu thông tin những đối tượng khác thì lại với mục đích là giải trí.
Qua việc khảo sát đề tài "Nhu cầu và điều kiện tiếp nhận các sản phẩm báo chí của sinh viên hiện nay " (Nhóm sinh viên Báo 17A phân viện Báo chí và tuyên truyền) về nhu cầu tiếp nhận thì thấy nhiều đối tượng có nhu cầu lớn nhất là thông tin và giải trí. Việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tượng là rất cần thiết vì:
+ Đã là con người thì phải có nhu cầu về vật chất và tinh thần. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của mỗi người cũng càng lớn.
+ Trong nền nông nghiệp hiện đại hiện nay, ai nắm được thông tin thì người đó có khả năng chiến thắng trong cuộc cạnh tranh kinh tế - xã hội và các lĩnh vực khác.
Thông tin là sự biểu hiện trình độ tri thức của con người và qua việc tiếp nhận thông tin biết được trình độ của đối tượng để có thể đáp ứng được nhu cầu của họ.
Trở về bốn tờ báo, một qua khảo sát thấy rằng việc sử dụng các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ đã đạt được một số thành công nhất định. Trước hết là ở ba tờ báo lao động, Tiền phong và Sinh viên:
* Thành công:
Sử dụng các thủ pháp biểu cảm, các nhà báo đã đánh trúng tâm lý độc giả không thích ăn mãi một món đơn điệu, tẻ nhạt mà cần phải biết đổi món. Điều quan trọng là món ăn ấy không những phải ngon mà còn phải trình bày đẹp mắt để kích thích người ăn. Thực ra, việc dùng các thủ pháp biểu cảm nhằm tạo sự hấp dẫn cho tờ báo không phải là mới. Ngay từ buổi bình minh của nền báo chí Việt Nam, những người làm báo đã có quan niệm "văn báo bất phân". Trải qua các thời kỳ thăng trầm của lịch sử, báo chí nước ta đã có những bước phát triển tiến bộ, báo Lao động, Tiền phong, Sinh viên cũng không nằm ngoài quy luật này và đã đạt được một số thành công nhất định.
Biểu hiện cụ thể:
Phần lớn các bài báo sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí làm cho câu văn thêm giầu hình ảnh, tăng giá trị, ý nghĩa của câu văn, bài báo, làm cho thông tin bớt khô khan và dễ tiếp nhận. Thành công nữa là vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo, chủ động các thủ pháp biểu cảm nói trên vào bài báo, tạo sự phong phú đa dạng về ngữ điệu và phong cách thể hiện. Từ đó làm cho tờ báo trở nên sinh động và hấp dẫn, lôi cuốn hơn, tạo sự thích thú đọc sự của độc giả đồng thời góp phần tích cực tạo nên pho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0326.doc