Phương pháp KKĐK là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên liên tục về tình hình biến động của các loại vật liệu, hàng hoá, sản phẩm trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế và lượng xuất dùng. Độ chính xác của phương pháp này không cao mặc dù phương pháp này tiết kiệm được công sức ghi chép và nó chỉ tồn tại với những doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại hàng hoá, vật tư khác nhau, giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuất bán.
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2021 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Một số ý kiến về kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc liệt của cạnh tranh ngày càng cao. Bán hàng là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, nó giúp doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá, thu hồi được vốn và đảm bảo có lãi để tái đầu tư mở rộng. Bán hàng là một bước nhảy nguy hiểm chết người.
Bán hàng là khâu rất quan trọng đối với tất các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân nói chung và đối với doanh nghiệp thương mại nói riêng. Đặc điểm của doanh nghiệp thương mại là không trực tiếp sản xuất ra hàng hoá mà làm nhiệm vụ trung gian lối giữa sản xuất với tiêu dùng. Trong quá trình kinh doanh doanh nghiệp thương mại gồm 2 khâu chính mua và bán, trong đó khâu bán là khâu quyết định. Để có thể đứng vững và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải làm tốt khâu bán. Để có thể làm tốt khâu bán hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải có hoạt động tạo nguồn thật tốt. Công tác dự trữ thật đầy đủ để đảm bảo cung cấp những hàng hoá có chất lượng cao, giá cả phù hợp cho khách hàng và đặc biệt người quản lý phải quản lý một cách chặt chẽ hoạt động bán hàng tình hình xuất - nhập để đảm bảo có một sự hạch toán thật chính xác, trung thực đảm bảo cung cấp những thông tin kịp thời cho quá trình ra quyết định trong kinh doanh.
Bằng phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa lý luận và thực tiễn em xin thực hiện chuyên đề "Một số ý kiến về kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại". Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Nội dung của chuyên đề này gồm những phần chính sau:
Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại.
Phần II: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại hiện nay.
Kết luận
Phần I: Cơ sở lý luận cơ bản về kế toán
I. Những vấn đề chung về tiêu thụ hàng hoá trong các doanh nghiệp thương mại.
1. Khái niệm tiêu thụ hàng hoá, ý nghĩa của tiêu thụ hàng hoá.
a. Khái niệm về tiêu thụ hàng hoá.
Theo quan điểm cổ điển thì coi tiêu thụ hàng hoá chỉ là một khâu của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng theo quan điểm Marketing hiện đại thì tiêu thụ hàng hoá là một quá trình gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn, khâu có sự liên hệ chặt chẽ, hoạt động biện chứng với nhau. Vậy tiêu thụ hàng hoá là gì? Xét về bản chất của tiêu thụ hàng hoá là quá trình chuyển hoá hàng hoá từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ.
Xét theo quan điểm của hiệp hội kế toán quốc tế thì tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ, lao vụ là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụ lao vụ đã thực hiện cho khách hàng, đồng thời thu được tiền hoặc khách hàng chấp nhận thanh toán.
b. ý nghĩa của tiêu thụ hàng hoá đối với doanh nghiệp thương mại.
Hoạt động bán hàng của doanh nghiệp thương mại là sự thực hiện giá trị hàng hoá và chuyển quyền sở hữu. Kết thúc quá trình này người mua nhận được hàng và người bán nhận được tiền.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại gồm hai khâu chính mua và bán trong đó hoạt động bán hàng là cơ bản và quan trọng nhất vì nó quyết định các nghiệp vụ khác: Nghiệp vụ mua hàng và dự trữ. Vai trò của nó thể hiện:
- Có bán được hàng mới thực hiện được chức năng của doanh nghiệp thương mại đó là thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
- Hoạt động bán hàng là căn cứ để tính toán các hoạt động khác.
- Hoạt động bán hàng thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là thước đo để đánh giá chất lượng công tác quản lý. Dùng làm tiêu thức để so sánh các doanh nghiệp với nhau.
- Là phương tiện cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, qua đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
- Là sợi dây liên hệ bền vững KH - DN, quyết định sự tái tạo nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp thương mại.
- Là phương tiện để doanh nghiệp thương mại có thể thu hồi được vốn và tiến hành quá trình tái đầu tư mở rộng.
2. Các phương thức bán hàng:
a. Bán buôn hàng hoá.
a1: Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho.
Theo hình thức này hàng hoá bán cho bên mua được xuất ra trực tiếp của đơn vị bán buôn. Hàng hoá được bên mua ký nhận đủ hàng và chấp nhận nợ thì hàng được xác định là tiêu thụ (và đã trả tiền hoặc) theo phương thức này gồm 2 hình thức:
Bán hàng theo hình thức bán hàng trực tiếp giao cho bên mua tại kho.
Bán hàng theo hình thức chuyển hàng gửi cho người mua theo hợp đồng.
a2: Bán buôn vận chuyển thẳng.
Theo phương thức này hàng hoá bán cho bên mua được giao thẳng từ kho của bên cung cấp (đơn vị bán hàng cho đơn vị bán buôn) hoặc giao hàng thẳng từ nhà kho, bến cảng… mà không qua kho của doanh nghiệp thương mại. Theo phương thức này gồm hai hình thức:
Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao tay ba.
Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng, hàng hoá được xác định là tiêu thụ khi nhận được tiền của bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán.
a3: Bán hàng theo phương thức gửi hàng đại lý, ký gửi.
Theo phương thức này đơn vị có hàng gửi đại lý, ký gửi chuyển hàng cho đơn vị nhận bán hàng đại lý, ký gửi và thanh toán tiền hoa hồng cho bên nhận bán. Khi bên nhận bán hàng đại lý, ký gửi thông báo đã bán được hàng hoặc trả tiền về hàng nhận đại lý, ký gửi thì hàng mới được xác định là tiêu thụ.
b. Bán lẻ hàng hoá
Gồm hai hình thức.
b1: Bán lẻ thu tiền tập trung: là phương thức bán hàng mà nghiệp vụ giao hàng và thu tiền bán hàng tách rời nhau.
b2: Bán hàng thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này người bán trực tiếp thu tiền của khách hàng mua hàng và trực tiếp giao hàng cho khách hàng.
c. Các phương thức bán hàng khác.
c1: Phương thức bán hàng trả góp.
Bán hàng trả góp là phương thức bán hàng tiền nhiều lần. Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định.
c2: Các trường hợp khác được coi là tiêu thụ.
- Tiêu thụ nội bộ.
- Mang hàng đi hội chợ triển lãm, quảng cáo, chào hàng, khuyến mại…
d. Bán hàng theo phương thức khoán.
e. Bán hàng theo hình thức đổi hàng.
II. Kế toán nghiệp vụ bán hàng.
A. Kế toán nghiệp vụ mua hàng ở các doanh nghiệp thương mại kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX).
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục trên các TK phản ánh từng loại hàng tồn kho. Phương pháp này được sử dụng phổ biến ở nước ta hiện nay, bởi những lợi ích hiện có của nó. Tuy nhiên, những doanh nghiệp có nhiều loại vật tư hàng hoá có giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuất bán mà áp dụng phương pháp này thì sẽ tồn rất nhiều công sức. Nhưng phương pháp này có độ chính xác cao và cung cấp thông tin một cách kịp thời, cập nhật.
1. Tài khoản sử dụng
a. TK 156 - Hàng hoá.
Dùng để phản ánh giá trị thực tế hàng hoá tại kho của các công ty doanh nghiệp thương mại và nó được chi tiết theo từng kho, quầy, từng loại hàng hoá kết cấu, nội dung:
Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá trị thực tế hàng hoá tại kho, quầy gồm giá mua và chi phí thu mua.
Bên có: - Trị giá mua của hàng xuất kho, quầy.
- Phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ
Dư nợ: Giá trị thực tế hàng hoá tồn kho, quầy.
Tài khoản 156 chi tiết thành: TK 1561 - Giá mua hàng hoá
TK 1562 - Chi phí mua hàng hoá.
b. Tài khoản 157 - hàng gửi bán:
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hàng hoá đã ghi hoặc chuyển bán cho khách hàng. Hàng hoá, sản phẩm nhờ bán đại lý, ký gửi, giá trị dịch vụ, lao vụ đã hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng, nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.
Kết cấu, nội dung:
Bên nợ: - Trị giá hàng hoá đã gửi đi chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán cuối kỳ.
- Trị giá lao vụ do đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán.
Bên có: - Trị giá hàng hoá, lao vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán hoặc đã thanh toán .
Dư nợ: Trị giá hàng hoá đã gửi đi chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán.
TK 157 có thẻ chi tiết để theo dõi từng loại hàng hoá gửi đi bán, dịch vụ, lao vụ đã cung cấp thực hiện cho khách hàng.
c. TK 511 - doanh thu bán hàng.
Dùng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế tiêu thụ của doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ hoạt động kinh doanh.
Kết cấu, nội dung:
Bên nợ: - Số thuế phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, lao vụ đã chuyển cho khách hàng và đã xác định là tiêu thụ.
- Trị giá hàng bị trả lại
- Khoản giảm giá hàng bán
- Kết chuyển doanh thu thuần vào TK xác định kết quả kinh doanh.
Bên có: Doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm và chuyển cho lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ.
TK 511: Doanh thu bán hàng không có số dư cuối kỳ.
TK 511: Có bốn TK cấp 2:
TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá.
TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm
TK 5113: Doanh thu chuyển cho dịch vụ.
TK 5114: Doanh thu trợ cấp trợ giá:
d. TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ : dùng để phản ánh doanh thu của số hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội bộ.
Kết cấu, nội dung.
Bên nợ:
- Trị giá hàng hoá bị trả lại (theo giá bán tiêu thụ nội bộ) khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận trên khối lượng hàng hoá, dịch vụ, tiêu thụ nội bộ trong kỳ.
- Kết chuyển doanh thu nội bộ thuần và TK xác định kết quả kinh doanh.
Bên có:
- Tổng số doanh thu bán hàng nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ.
TK 152 không có số dư cuối kỳ
e. TK 632 - Giá vốn hàng bán:
TK này dùng để phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ bán hàng trong kỳ.
Kết cấu, nội dung:
Bên nợ: trị giá vốn của hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã chuyển cho theo từng hoá đơn
Bên có: Kết chuyển giá vốn của hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ vào bên nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. TK 632 không có số dư cuối kỳ.
2. Phương pháp hạch toán nghiệp vụ bán hàng đối với những loại hàng hoá chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
a. Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho.
BT1: Trị giá mua thực tế của hàng tiêu thụ.
Trị giá mua của hàng tiêu thụ
Nợ TK 632
Có TK 156 (1561)
BT2: Doanh thu của hàng tiêu thụ.
Nợ TK 111, 112, 131,1368… Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng (không thuế GTGT)
Có TK 333 (33311) Thuế VĐT đầu ra
b. Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng.
- Khi xuất hàng chuyển bán.
Trị giá thực tế của hàng chuyển bán
Nợ TK 157
Có TK 156
- Khi hàng hoá được xác định là tiêu thụ, phản ánh doanh thu
Nợ TK 111, 112, 131, 136… Tổng giá trị thanh toán
Có TK 511: Doanh thu chưa có thuế
Có TK 333 (33311): Thuế VAT đầu ra.
- Phản ánh trị giá mua của hàng được chấp nhận
Nợ TK 632
Có TK 157
c. Kế toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao tay ba.
Phản ánh giá mua của hàng hoá đã tiêu thụ.
Nợ TK 632 : Giá mua của hàng hoá chưa có VAT
Nợ TK 133: Vốn đầu tư đã khấu trừ.
Có TK 331: Số tiền theo giá thanh toán phản ánh doanh thu bán hàng.
Nợ TK 131: Số tiền, phải thu theo giá thanh toán
Có TK 511: Theo giá bán chưa có thuế
Có TK 333 (33311) thuế VĐT đầu ra
d. Kế toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng.
- Phản ánh hàng chuyển bán thẳng.
Nợ TK 157: Giá mua của hàng hoá chưa có VĐT
Nợ TK 133: VAT được khấu trừ
Có TK 331: Tổng số tiền theo giá thanh toán.
- Khi hàng được xác định tiêu thụ.
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền theo giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu chưa có thuế
Có TK 333 (33311) VAT đầu ra.
- Kết chuyển giá vốn hàng bán
Giá mua của hàng đã tiêu thụ
Nợ TK 632
Có TK 157
e. Kế toán nghiệp vụ bán lẻ.
Tất cả các loại tiền thanh toán (séc, ngân phiếu…) đều ghi vào TK 111.
- Trường hợp nhân viên bán hàng nộp thừa tiền doanh thu vẫn ghi theo số tiền phải nộp (giá bán cuả hàng hoá) khoản tiền thừa ghi vào thu nhập bất thường.
Nợ TK 111: Số tiền thực nộp
Có TK 511: Doanh thu theo giá bán chưa thuế
Có TK 333 (33311) thuế VAT đầu ra
Có TK 721: Số tiền thừa.
+ Kết chuyển giá vốn hàng bán
Nợ TK 632
Có TK 156
- Trường hợp nhân viên bán hàng nộp thiếu tiền bán hàng doanh thu vẫn ghi theo giá bán, số tiền thiếu nhân viên bán hàng phải bồi thường, không được bù trừ giữa những lần phát sinh thừa thiếu, giữa những nhân viên bán hàng có phát sinh thừa thiếu.
Nợ TK 111: Số tiền thực nộp
Nợ TK 138 (1388) Số tiền thiếu nghiệp vụ bán hàng phải bồi thường.
Có TK 511: Doanh thu theo giá bán chưa thuế
Có TK 333 (33311): VAT đầu ra
+ Kết chuyển giá vốn hàng bán.
Nợ TK 632
Có TK 156.
f. Bán hàng trả góp và bán hàng ký gửi, đại lý.
- Bán hàng ký gửi, đại lý
+ Tại đơn vị giao hàng đại lý.
Phản ánh giá vốn của hàng chuyển giao cho cơ sở nhận làm đại lý hay bán hàng ký gửi.
Nợ TK 157
Có TK 156.
Phản ánh giá mua của hàng đại lý, ký gửi đã được bán
Nợ TK 632
Có TK 157
Phản ánh doanh thu
Nợ TK 111, 112, 131 : Số tiền đã trừ vào hoa hồng
Nợ TK 641: Hoa hồng gửi đại lý bán
Có TK 511 (5112): Doanh thu theo giá bán chưa thuế
Có TK 333 (33311): VAT đầu ra
Nếu hàng hoá gửi đại lý đưa về nhập kho (không tiêu thụ được).
Nợ TK 156
Có TK 157
+ Kế toán bên nhận đại lý
Hàng nhận đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của bên gửi do đó khi nhận hàng đại lý bán kế toán ghi vào TK 003.
Nợ TK 003: Trị giá hàng nhận đại lý.
Khi tiêu thụ hàng nhận đại lý
Nợ TK 111: Số tiền thu được theo giá bán
Có TK 5113: Hoa hồng nhận đại lý
Có TK 331: Số tiền phải trả cho bên gửi đại lý ghi đen
Có TK 003: Trị giá hàng nhận đại lý đã tiêu thụ.
Khi trả tièn cho bên nhận đại lý
Nợ TK 331
Có TK 111, 11 2
Số thuế VAT phải nộp tính trên chênh lệch giá hoặc hoa hồng được hưởng.
VAT phải nộp
Nợ TK 331
Có TK 3331
Sơ đồ hạch toán tiêu thụ tại đơn vị bán hàng đại lý, ký gửi.
TK 911
TK 511
TK 111,112
Kết chuyển doanh thu
thuần
Hoa hồng đại lý
được hưởng
TK 331
Phải trả chủ hàng
Toàn bộ tiền
hàng
Thanh toán tiền hàng cho chủ hàng
TK 003
Nhận
Bán trả lại
g. Phương thức bán hàng trả góp.
Kế toán theo phương thức bán hàng trả góp như sau:
Khi xuất hàng giao cho người mua.
BT1: Phản ánh trị giá hàng mua của hàng hoá xuất kho
Nợ TK 632
Có TK 156
BT2: Phản ánh doanh thu của hàng bán trả góp.
Nợ TK 111, 112: Số tiền người mua thanh toán lần đầu vào thời điểm mua
Nợ TK 131: Tổng số tiền còn phải thu ở người mua.
Có TK 511: Doanh thu tính theo giá bán trả 1 lần
Có TK 333 (33311) VAT đầu ra
Có TK 711: Tổng số lợi tức trả chậm.
Sơ đồ hạch toán bán hàng trả góp.
TK 911
TK 511
K/c doanh thu thuần
TK 33311
TK711
Lợi tức trả chậm
Thuế VAT phải nộp
Tính trên giá bán thu tiền ngay
DT theo giá
bán tiền ngay
Số tiền người mua
trả lần đầu
TK 131
Tổng số
tiền còn phải thu ở người mua
TK 111, 112
Thu ở người mua
các kỳ sau
h. Bán hàng theo phương thức đổi hàng.
Trong trường hợp tiêu thụ theo hình thức đổi hàng, kế toán phản ánh như bán chịu rồi thu bằng hiện vật kế toán phản ánh như sau:
- Nếu hàng mang đi thuộc diện VAT theo phương pháp khấu trừ và hàng nhận về được dùng cho hoạt động kinh doanh chịu thuế theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi các bút toán:
Khi xuất kho hàng hoá để đổi hàng hoá khác:
Nợ TK 131: Tổng số tiền theo giá thanh toán của hàng xuất đổi.
Có TK 511: Doanh thu theo giá bán chưa thuế của hàng xuất đổi
Có TK 333 (33311) VAT đầu ra
Phản ánh giá mua của hàng xuất đổi.
Giá mua của hàng xuất đổi
Nợ TK 632
Có TK 156
Khi nhập kho hàng đổi
Nợ TK 156 Giá mua hàng hoá chưa có VAT
Nợ TK 133 VAT được khấu trừ
Có TK 131: Tổng số tiền theo giá thanh toán.
- Nếu hàng đem đi trao đổi thuộc diện chịu thuế VAT theo phương pháp khấu trừ và hàng nhận về dùng cho hoạt động kinh doanh chịu thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu VAT, kế toán ghi:
Nợ TK 156: Giá trao đổi (cả thuế VAT phải nộp của hàng mang đi)
Có TK 511: Doanh thu bán hàng(giá không có VAT)
Có TK 333 (33311) VAT của hàng mang đi trao đổi.
k. Phương pháp tiêu thụ nội bộ.
Hạch toán tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị thành viên về nguyên tắc hạch toán như tiêu thụ bên ngoài. Cụ thể:
- Khi chuyển cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ giữa các đơn vị thành viên trong công ty, tổng công ty kế toán ghi các bút toán:
BT1: Phản ánh trị giá mua của hàng xuất kho
Nợ TK 632
Có TK 156
BT2: Phản ánh doanh thu tiêu thụ nội bộ
Nợ TK 111, 112: Tiền hàng đã thu
Nợ TK 136 (1368): Số tiền hàng phải thu nội bộ
Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 333 (33311) thuế VAT phải nộp.
- Trường hợp dùng hàng hoá, sản phẩm… mang đi biếu, tặng, quảng cáo, chào hàng… kế toán phản ánh như sau:
BT1: Phản ánh giá mua của hàng xuất kho
Nợ TK 632
Có TK 156
BT2: Phản ánh doanh thu tiêu thụ
+ Nếu dùng phục vụ cho kinh doanh ghi:
Nợ TK 641, 642
Có TK 512
+ Nếu dùng cho biếu tặng, thưởng công nhân viên chức… (bù đắp bằng quỹ thưởng, quỹ phúc lợi)
Nợ TK 431: Tính theo tổng giá thanh toán
Có TK 512: Doanh thu của hàng tiêu thụ chưa thuế
Có TK 333 (33311) VAT phải nộp.
3. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh hàng chịu VAT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế VAT.
a. Nguyên tắc chung.
Về hạch toán giá mua của hàng xuất kho tính theo VAT theo phương pháp trực tiếp hoặc không phải chịu VAT cũng tương tự như những loại hàng hoá chịu thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, chỉ khác trong chỉ tiêu doanh thu (ghi nhận TK 511, 512) bao gồm cả thuế VAT. Thuế VAT phải nộp cuối kỳ ghi nhận vào chi phí quản lý.
b. Phương pháp hạch toán
Các nghiệp vụ của hai trường hợp này hầu như giống nhau chỉ khác ở bút toán phản ánh doanh thu tiêu thụ.
Doanh thu của hàng tiêu thụ.
Trị giá thực tế của hàng xuất khẩu
Tổng giá thanh toán
Nợ TK 111, 112, 131…
Có TK 511, 512…
4. Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu:
- Khi xuất kho hàng hoá chuyển đi xuất khẩu
Nợ TK 157
Có TK 156
- Trường hợp hàng chuyển thẳng đi bán
Nợ TK 157: Giá mua của hàng hoá chưa có VAT
Nợ TK 133: VAT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 141, 311… Số tiền theo giá thanh toán
- Khi hàng xuất khẩu được xác định là tiêu thụ, thu được tiền bằng ngoại tệ, doanh thu xuất khẩu ghi vào bên có TK 511 quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỉ giá thực tế (tỉ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm doanh nghiệp bán hàng). Số tiền ngoại tệ thu được phản ánh vào TK 1122 quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỉ giá hạch toán (tỉ giá do doanh nghiệp quyết định), khoản chênh lệch tỉ giá ghi vào TK 413.
+ Trường hợp tỉ giá thực tế > tỉ giá hạch toán
Nợ TK 1122: Số tiền theo tỉ giá hạch toán
Nợ TK 413 chênh lệch
Có TK 511: Doanh thu theo tỉ giá thực tế
+ Trường hợp tỉ giá thực tế < tỉ giá hạch toán
Nợ TK 1122: Số tiền theo tỉ giá hạch toán
Có TK 511: Doanh thu theo tỉ giá thực tế
Có TK 413: Chênh lệch.
Ghi đồng thời Nợ TK 007: Số nguyên tệ thu được
- Khoảng cách gía thực tế của hàng xuất khẩu đã tiêu thụ
Nợ TK 632
Có TK 157
- Khi tính thuế XK phải nộp
Số tiền được hoàn thuế
Thuế xuất khẩu phải nộp
Nợ TK 511
Có TK 3333
- Trường hợp doanh nghiệp được hoàn thuế VAT đầu ra vào của hàng xuất khẩu.
Nợ TK 111, 112
Có TK 133
B. Đối với những doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK)
Phương pháp KKĐK là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên liên tục về tình hình biến động của các loại vật liệu, hàng hoá, sản phẩm trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế và lượng xuất dùng. Độ chính xác của phương pháp này không cao mặc dù phương pháp này tiết kiệm được công sức ghi chép và nó chỉ tồn tại với những doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại hàng hoá, vật tư khác nhau, giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuất bán.
1. TK sử dụng
Phương pháp này sử dụng những TK sau:
a. TK 156 - Hàng hoá: TK này dùng để theo dõi trị giá vốn hàng hoá tồn kho.
Bên nợ: Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ
Bên có: Kết chuyển trị giá hàng hoá tồn kho, tồn quầy cuối kỳ.
Dư nợ: Giá trị hàng hoá tồn kho tại thời điểm kiểm kê.
b. TK 157 - Hàng gửi bán: Dùng để phản ánh trị giá vốn của hàng gửi bán, ký gửi, đại lý chưa bán được tại thời điểm kiểm kê.
Bên nợ: Trị giá hàng hoá gửi bán cuối kỳ
Bên có: Kết chuyển trị giá hàng hoá gửi bán đầu kỳ
Dư nợ: Trị giá hàng gửi bán chưa bán được thời điểm kiểm kê.
c. TK 611 - mua hàng hoá: TK này phản ánh trị giá hàng hoá mua vào theo giá thực tế và được mở chi tiết theo từng thứ hàng hoá.
Bên nợ: Trị giá hàng hoá thực tế chưa tiêu thụ đầu kỳ và tăng thêm trong kỳ do các nguyên nhân (mua vào, nhận cấp phát, nhận góp vốn).
Bên có: Giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
TK 611: Không có số dư cuối kỳ
d. TK 632 - giá vốn hàng bán: Dùng để xác định giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ.
Bên nợ: Trị giá vón hàng tiêu thụ trong kỳ
Bên có: kết chuyển trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ
2. Phương pháp hạch toán - đầu kỳ kết chuyển trị giá hàng chưa tiêu thụ:
Nợ TK 611
Có TK 156
- Kế toán doanh thu và xác định doanh thu thuần: Kế toán doanh thu và xác định doanh thu thuần ở các doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai định kỳ tương tự như ở các doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Doanh thu thuần
Nợ TK 511
Có TK 911
- Kết chuyển giá mua thực tế của hàng đã tiêu thụ (giá vốn hàng bán): ở các doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ cuối kỳ sau khi kiểm kê xác định trị giá hàng hoá còn lại cuối kỳ kế toán tính và kết chuyển trị giá thực tế của hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ.
Trị giá thực tế của hàng đã tiêu thụ trong kỳ
Nợ TK 632
Có TK 611
Phần II: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại hiện nay
I. Những thành tựu đạt được.
Nhìn chung công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại hiện nay đã cung cấp được những thông tin cần thiết phục vụ cho việc quản lý kinh doanh và quản lý chặt chẽ tài sản của doanh nghiệp. Kế toán đã ghi đầy đủ tình hình xuất bán, thanh toán tiền hàng, hàng tồn kho, doanh thu… Do đó việc cung cấp số liệu cho công tác quản lý, lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp với cơ quan cấp trên được thực hiện một cách hoàn chỉnh đầy đủ, theo đúng chính sách, chế độ kế toán quy định.
Nhìn chung các doanh nghiệp đã thực hiện chế độ kế toán của nhà nước được tiến hành một cách triệt để. Mặt khác các doanh nghiệp cũng có những cải tiến tương đối phù hợp với quy mô trình độ kế toán của doanh nghiệp mình. Việc cải tiến mà các doanh nghiệp tiến hành hầu như đúng với chế độ kế toán hiện hành.
II. Những vấn đề còn tồn tại và phương hướng giải quyết.
Bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại cần phải tháo gỡ, cải tiến để công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại hiện nay ngày càng hoàn thiện. Cụ thể:
TK 156 được chi tiết thành 2 TK cấp II
1561: Giá mua của hàng hoá
1562: Chi phí thu mua hàng hoá
TK cấp II 1561 được chi tiết thành những tài khoản cấp III theo từng kho hàng, quầy hàng, chi nhánh. Nếu chi tiết như trên thì doanh nghiệp thương mại chỉ theo dõi được mặt gía trị của hàng nhập, xuất, tồn, còn về mặt chủng loại mặt hàng. Các doanh nghiệp rất khó có thể theo dõi được, chặt chẽ về số lượng, chủng loại mặt hàng nhập, xuất, tồn của từng kho hàng. Để có thể khắc phục vấn đề trên đang tồn tại trong một số các doanh nghiệp thương mại thì phòng kế toán của các doanh nghiệp đó cần mở thêm các tài khoản cấp IV chi tiết hàng hoá nhập, xuất, tồn kho theo từng loại hàng hoá.
Có những mặt hàng doanh nghiệp thương mại mua về vừa để bán vừa để tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp cũng được đưa cả vào TK 156 như vậy rất khó xác định lượng, hàng thực chất mua về để bán và để tiêu dùng và cũng khó khi xác định lượng hàng hoá thực chất được tiêu thụ. Vậy nên chăng nên mở một tài khoản cấp II trong TK 156 để hạch toán lượng hàng hoá mua về để dùng cho tiêu dùng nội bộ.
Kết luận
Để giúp cho người quản lý và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nắm vững tình hình tài chính của doanh nghiệp thì đòi hỏi công tác kế toán của doanh nghiệp phải thật sự chính xác trung thực, hợp lý. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động kế toán ngày càng diễn ra sôi động và phức tạp vì vậy đòi hỏi hệ thống hạch toán, kế toán của nhà nước phải không ngừng được hoàn thiện có như vậy mới tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp quản lý và điều khiển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và một cách tốt nhất và cơ quan có thẩm quyền của nhà nước mới có thể giám sát chặt chẽ những hoạt động kế toán diễn ra trong nền kinh tế.
Thương mại có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Doanh nghiệp thương mại có thể coi là một loại hình doanh nghiệp trung gian, nó làm nhiệm vụ kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Hoạt động chính của doanh nghiệp thương mại là mua để bán nhằm kiếm lời. Vì vậy hoạt động bán hàng có vai trò đặc biệt đối với doanh nghiệp thương mại, nó quyết định doanh nghiệp làm ăn có lãi hay lỗ, tồn tại hay không tồn tại và phát triển trên thương trường. Do đó việc hạch toán nghiệp vụ bán hàng của doanh nghiệp thương mại đòi hỏi phải được thực hiện một cách chặt chẽ, chính xác, trung thực để giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt được khâu bán. Công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng trong doa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 70633.DOC