Chuyên đề Mức sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh ở Thanh Hoá

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

 

PHẦN MỘT. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU MỨC SINH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 3

1. Các khái niệm và một số phạm trù liên quan đến mức sinh. 3

1.1. Dân số: 3

1.2. Mức sinh: 3

1.2.1. Mức sinh lý tưởng: 3

1.2.2. Số con mong muốn: 4

1.2.3. Mức sinh thực tế: 4

1.2.4. Khả năng sinh sản. 4

2. Các chỉ tiêu đo lường, đánh giá mức sinh. 5

2.1. Tỷ suất sinh thô (CBR): 5

2.2. Tỷ xuất sinh chung (GFR): 5

2.3. Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR): 6

2.4. Tổng tỷ suất sinh (TFR): 7

2.5 Tỷ xuất tái sinh thô (GRR): 8

2.6. Tỷ xuất tái sinh sản tính dân số nữ (NRR): 8

2.7. Thời điểm sinh: 8

2.8. Độ dài trung bình của một thế hệ: 9

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh. 10

3.1 Các học thuyết về mức sinh và quản lý mức sinh. 10

3.1.1 Mô hình tham biến trung gian: 10

3.1.2. Lược đồ các nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh: 11

3.1.3. Mô hình của Roald Freeman: 12

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh: 13

3.2.1. Các yếu tố nhân khẩu học: 13

3.2.2. Các yêu tố sinh học: 15

3.2.3. Các yếu tố kinh tế xã hội: 15

3.2.4 Các yếu tố phong tục tập quán tâm lý, xã hội: 16

4. Sự cần thiết phải nghiên cứu, điều chỉnh mức sinh: 17

4.1. Mức sinh và dân số : 17

4.2 Mức sinh và phát triển kinh tế xã hội: 18

4.3. Mức sinh và nguồn lao động: 19

4.4. Mức sinh với vấn đề gia đình, môi trường và ổn định: 20

 

PHẦN HAI. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DÂN SỐ VÀ BIẾN ĐỘNG MỨC SINH CỦA THANH HOÁ TRONG NHỮNG NĂM QUA 22

1. Đặc điển chủ yếu của Thanh Hoá ảnh hưởng Đên mức sinh và dân số: 22

1.1. Đặc điểm tự nhiên: 22

1.2. Đặc điểm kinh tế : 23

1.3. Đặc điểm về văn hoá, xã hội, phong tục tập quán , dân tộc, tôn giáo : 26

2. Thực trạng dân số và biến động mức sinh của Thanh Hoá trong những năm qua (1995 – 1999). 28

2.1. Biến động dân số : 28

2.1.1. Quy mô, tốc độ tăng dân số qua các năm : 28

2.1.2 Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính : 31

2.1.3. Sự phân bố dân số trên địa bàn : 33

2.1.4. Sự phân bố dân số giữa các dân tộc : 35

2.2. Biến động mức sinh : 36

2.2.1. Biến động tỷ suất sinh thô (CBR) qua các năm : 37

2.2.2. Biến động tỷ suất sinh chung (GFR) qua các năm : 38

2.2.3. Biến động tỷ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi (ASFR) qua các năm: 38

2.2.4. Biến động tổng tỷ suất sinh (TFR) qua các năm: 40

2.2.5. Biến động tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên : 41

2.2.6. Mức sinh giữa các dân tộc: 43

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh : 44

2.3.1. Hôn nhân ảnh hưởng đến mức sinh: 45

2.3.2. Ảnh hưởng của trình độ học vấn tới mức sinh: 47

2.3.3. Áp dụng các biện pháp tránh thai và mức sinh: 51

2.3.4. Vai trò, địa vị của phụ nữ ảnh hưởng đến mức sinh: 54

2.3.5. Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em và tỷ suất chết trẻ em (IMR) ảnh hưởng đến mức sinh: 57

2.3.6. Ảnh hưởng của tâm lý xã hội và phong tục tập quán tới mức sinh: 61

2.3.7. Ảnh hưởng của chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình đến mức sinh: 63

 

PHẦN BA. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐIỀU CHỈNH VÀ QUẢN LÝ MỨC SINH Ở THANH HOÁ TRONG THỜI GIAN TỚI. 66

1- Dự báo dân số và mức sinh trong 10 năm tới. 66

1.1. Cơ sở dự báo: 66

1.2. Dự báo dân số và mức sinh của tỉnh trong vòng 10 năm tới: 66

2. Một số giải pháp kiến nghị: 67

2.1. Các giải pháp giảm mức sinh: 67

2.1.1. Phát triển kinh tế xã hội: 67

2.1.2. Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. 70

2.1.3. Mở rộng công tác thông tin, giáo dục, truyền thông dân số làm thay đổi hành vi sinh đẻ. 72

2.1.4. Nâng cao trình độ dân trí, tăng cường vai trò của gia đình và bình đẳng giới: 74

2.1.5. Phát triển mạng lưới y tế, tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình tập trung ở những vùng nghèo, vùng sâu của tỉnh. 76

2.3.6. Làm thay đổi tâm lý xã hội, phong tục tập quán đối với hôn nhân và sinh đẻ. 77

2.3.7. Bổ sung, hoàn thiện các chế độ chính sách; 79

2.2. Kiến nghị: 80

 

KẾT LUẬN. 82

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

 

doc93 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 9063 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mức sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh ở Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ánh thực tế khả năng sinh sản trung bình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trên tổng phụ nữ ở Thanh Hoá là 48,97% năm 1989 tăng lên 49,9% năm 1999 do vậy khả năng sinh đẻ tương đối của dân số tăng. GFR phản ánh gần hơn khả năng sinh sản nên phản ánh được xu hướng này. GFR sẽ loại trừ tác động nhóm dân số nam và nữ trên 60, dưới 15 tuổi mà gia tăng tự nhiên dân số giảm sẽ làm giảm nhóm này (do giảm nhóm dân số dưới 14 tuổi ) hay nói khác đi mẫu số của CBR được phản ánh bởi gia tănh dân số, còn mẫu số GFR phản ánh gia tăng phụ nữ 15 – 49 tuổi. Để chứng minh điều này thực tế tốc độ tăng dân số từ 1995 – 1999 bình quân là 1,3% còn phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tăng bình quân 1,65% (số liệu từ UBDS). Mẫu số của GFR tăng nhanh hơn do đó GFR giảm mạnh hơn CBR. Điều này cho thấy rõ hơn hiệu quả của chương trình DSKHHGĐ trong thời gian qua. Mặc dù vậy qua số liệu bảng trên ta thấy GFR giảm rât nhanh chứng tỏ số sinh hàng năm đã giảm rất nhiều. Bình quân mỗi năm giảm được 5,78%o. Giảm mạnh nhất là năm 1998 – giảm 8,92%o so với 1997. Sau đó giảm chậm hơn – 1999 giảm 5,9%o. GFR trung bình mỗi năm giảm được 5,78%o, có nghĩa là trên 1000 phụ nữ ở tuổi sinh đẻ bình quân giảm được gần 6 trẻ em sinh ra . Năm 1999, GFR đạt 81 trẻ em sinh ra trên 1000 phụ nữ tuổi 15 – 49. Cũng như chỉ tiêu CBR, GFR dự báo sẽ ổn định và tiến đến dừng lại khi TFR đạt số con thay thế. 2.2.3. Biến động tỷ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi (ASFR) qua các năm: Để thấy rõ hơn tình hình biến động mức sinh của tỉnh, ta đi sâu vào xem xét tỷ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi. Nghiên cứu chỉ tiêu này cho chúng ta biết rõ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được chia theo các nhóm khác nhau thì nhóm nào có tỷ suất sinh cao, ở độ tuổi nào số trẻ em sinh ra nhiều nhất. Có như vậy mới xác định được chính xác đối tượng cần phải tập trung chú ý nhất trong công tác vận động sinh đẻ có kế hoạch. Bảng 7: Biến động tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi. Nhóm tuổi (x) ASFRx 1991 1995 1999 15 – 19 0,028 0,0340 0,0301 20 - 24 0,220 0,1785 0,2032 25 - 29 0,230 0,2120 0,1571 30 – 34 0,146 0,1110 0,0728 34 - 39 0,095 0,0528 0,0337 40 - 44 0,096 0,0226 0,143 45 - 49 0,026 0,0091 0,0099 TFR 3,955 3,1 6,61 Nguồn: UBDS - KHHGGĐ tỉnh Thanh Hoá. Số liệu cho thấy khá rõ ràng xu hướng thay đổi về mức độ sinh của dân số, mức sinh giảm dần theo cả số lượng và quy mô dân số. Nếu biểu diển trên đồ thị, ta sẽ thấy đường ASFR năm 1999 nằm dưới đường ASFR năm 1995 và đường này lại nằm dưới đường ASFR năm 1991. Điều này có nghĩa tổng tỷ suất sinh đã giảm đi và ở từng độ tuổi, người phụ nữ hiện nay đều sinh ít hơn so với thời gian trước. Ngoài ra mức độ tập trung của ASFR cũng thay đổi rất nhiều. Nếu như năm 1991 phụ nữ sinh nhiều con nhất ở độ tuổi 25 – 29 và cũng rất cao ở nhóm tuổi 20 –24, giảm dần từ độ tuổi 35 trở đi. Đến năm 1995, phụ nữ sinh con nhiều nhất vẩn năm ở độ tuổi 25 – 29 nhưng đã giảm đi và các nhóm tuổi khác đều thấp hơn thì đến năm 1999, phụ nữ sinh nhiều nhất lại tập trung ở nhóm tuổi 20 - 24, nhưng thấp hơn so với năm 1995. ở nhóm 25 – 29 lại rất thấp và các nhóm tuổi sau đó giảm dần và đều thấp hơn so với năm 1995. Tóm lại mức độ sinh con đã chuyển dịch từ nhóm tuổi 25 – 29 sang nhóm tuổi trẻ hơn . Xu hướng này sẻ làm cho tuổi sinh con đầu lòng của các bà mẹ sớm hơn, tăng độ dài thời kỳ sinh đẻ. Vì vậy khả năng mức sinh cao vẩn có thể xảy ra ở Thanh Hoá. Khi so sánh tỷ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi năm 1999 với các tỷ suất đặc trưng theo tuổi tương ứng của các năm trước sẽ thấy mức sinh của phụ nữ từ 25 tuổi trở lên giảm nhiều hơn so với phụ nữ trẻ. Mô hình này phổ biiến và phù hợp với dân số có mức sinh giảm (khi tuổi kết hôn không tăng nhiều). Điều này xuất hiện trong quá độ giảm mức sinh, khi phụ nữ lớn tuổi - đã đạt quy mô gia đình mong muốn - có nhiều nỗ lực để hạn chế số sinh của mình nhiều hơn so với phụ nữ trẻ – những người còn đang trong quá trình hoàn thành số con mong muốn của mình. Nhìn chung phụ nữ 15 – 19 tuổi có mức sinh rất thấp. Năm 1991 là 28%o, đến năm 1995 tăng lên 34%o. Đây là do ảnh hưởng của nạn tảo hôn thời kì này, kinh tế có cải thiện hơn, phụ nữ có xu hướng lấy chồng sớm và sinh con ngay sau khi cưới. Đến năm 1999 nức sinh của nhóm tuổi này giảm còn 30,1%o . Xu hướng này sẽ tiếp tục giảm do phụ nữ ngày càng kết hôn muộn hơn: Luật hôn nhân và gia đình quy định phụ nữ đủ 18 tuổi mới được kết hôn nên phụ nữ sinh con ở nhóm tuổi này rất ít do chưa đủ tuổi kêt hôn. Thêm vào đó, ngày nay khi nền kinh tế tri thức phát triển, người phụ nữ cần có một trình độ nhất định đẻ tham gia vào các hoạt động khác do vậy phải dành thời giam cho học tập trước khi kết hôn. Chính vì vậy hiện nay Nhà nước đang khuyến khích phụ nữ kết hôn sau tuổi 22. Cũng có thể giải thích ngược lại cho phụ nữ 20–24. ở độ tuổi này phụ nữ sinh con gần như nhiều nhất ở các năm, bởi lẽ ở độ tuổi này người phụ nữ kết hôn nhiều nhất và hầu hết sau khi kết hôn họ đều có con ngay. Về mặt sinh lý thì đây cũng là thời kì người phụ nữ có khả năng sinh đẻ cao nhất. 2.2.4. Biến động tổng tỷ suất sinh (TFR) qua các năm: Tổng tỷ suất sinh (tỷ suất sinh tổng cộng) phản ánh một cách khái quát và dễ hiểu nhất về tình hình mức sinh của tỉnh . TFR cho biết thực tế trung bình người phụ nữ có bao nhiêu con trong quảng đời sinh đẻ của mình. Hay nói khác đi TFR có khả năng dự báo một cách tốt nhất người phụ nữ có bao nhiêu con nếu họ tuân thủ các tỷ số sinh đặc trưng theo độ tuổi tại thời điểm tiến hành ước lượng TFR. Số liệu dòng 4 bảng 6 cho thấy TFR của Thanh Hoá giảm tương đối đều qua các năm. Năm 1989, TFR bằng 4,58 con – cao hơn mức trung bình cả nước (3,8 con năm 1988 ) đến năm 1999 TFR giảm xuống còn 2,61 con. Điều này có nghĩa là khi kết thúc tuổi sinh đẻ, hoàn thành nhiệm vụ sinh đẻ, trung bình một người phụ nữ sẽ sinh trên dưới 2,61 con. So sánh số liệu này với số liệu điều tra VN–DHS 96– 97 là 2,33 con cho thấy mức độ thực hiện kế hoạch hoá gia đình ở Thanh Hoá còn chậm so với cả nước. Tính bình quân ở Thanh Hoá TFR giảm được mỗi năm 0,197 con, còn trung bình cả nước mỗi năm giảm được 0,136 con. Như vậy mặc dù TFR của Thanh Hoá cao hơn cả nước song tốc giảm lại nhanh hơn. Điều này là đáng khích lệ trong công tác vận động giảm sinh, song do mức sinh ở Thanh Hoá còn cao và đây mới chỉ là thời kỳ đầu của giảm sinh. Lấy số liệu năm 1989 và 1999 thì TFR trung bình cả thời kỳ là 3,59 con, cao hơn TFR năm 1994 (3,3 con ). Điều mày chứng tỏ mức sinh ở Thanh Hoá vẫn đang tiếp tục giảm qua các năm. Mặt khác tốc độ giảm qua các năm là chậm dần . Năm 1996 giảm được 0,16 con so với 1995 , đến năm 1999 chỉ giảm 0,1 con so với 1998. Dự báo trong những năm tới TFR vẫn tiếp tục giảm nhưng với mức độ bão hoà tiến đến tỷ lệ sinh thay thế. Mức sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng rõ ràng rất khác nhau giữa các vùng. Năm 1994 theo số liệu thống kê của UBDS – KHHGĐ, TFR của khu vực miền núi là 3,61 – cao nhất; sau đó đến các huyện đồng bằng ven biển là 3,54; các huyện đồng bằng không ven biển là 3,17 và các thành phố thi xã là 2,47. Ngoài ra những vùng nào có điều kiện kinh tế xã hội tốt hơn thì mức sinh của vùng đó cũng thấp hơn: năm 1999 TFR của nông thôn là 3,01 con, thành thị là 1,69 con. Biểu hiện này cũng được lập lại tương tự khi đánh giá mức sinh của các đối tượng sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người và vùng phát triển. 2.2.5. Biến động tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên : Mục tiêu cơ bản của chương trình DS – KHHGĐ ở VN hiện nay thể hiện rõ thông qua câu khẩu hiệu : “dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt “. Như vậy mục tiêu quy mô gia đình ít hơn 2 con, nâng cao chất lượng chăm sóc và đảm bảo cuộc sống cho thế hệ sau là phương châm hành động của chương trình dân số hiện nay. Nhưng trong công tác quản lý dân số Nhà nước chưa ban hành một văn bản pháp quy nào buộc mọi người phải tuân thủ. Chương trình dân số VN dựa trên nguyên tắc tự nguyện, lấy giáo dục, tuyên truyền làm biện pháp chính. Mặc dù ở một số địa phương có áp dụng một số biện pháp hành chính nhằm khuyến khích các cặp vợ chồng không sinh con thứ 3 trở lên và xử phạt đối với những người làm trái mục tiêu của chương trình dân số. Nhưng nhìn chung các biện pháp xử phạt chỉ mang tính răn đe và không có khả năng thực hiện triệt để. Biện pháp chủ yếu của chương trình DS là thông tin, giáo dục, tuyên truyền (T–G–T) có kết hợp với thưởng, phạt. Tuy mức sinh hiện nay đã giảm rất nhiều và đang đạt mức sinh thay thế song số % phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên ở Thanh Hoá còn khá cao. Mặc dù vậy mức độ này đã giảm rõ rệt qua các năm. Năm 1995 tỷ lệ này chiếm 35 % nhưng cho đến năm 1999 chỉ còn 17,01 %. Bình quân mỗi năm giảm được 4,5 %. Chiều hướng giảm của chỉ tiêu này cũng tương đối đều qua các năm. Riêng năm 1998 có sự giảm đột ngột, từ 29,84% năm 1997 còn 20,2% năm 1998- giảm đi 9,64%- bằng % giảm của 3 năm trước đó. Sự giảm này có ảnh hưởng trực tiếp đến giảm số sinh, đặc biệt năm 1998 giảm số sinh so với năm 1997 là 6447 trẻ em, tương đương với 8%. Số sinh giảm làm cho các tỷ suất sinh khác cũng giảm theo đột ngột. Sau năm 1998 tốc độ giảm sinh tiếp tục bình thường. Nhìn chung tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên hiện còn khá cao. Xét về mặt qui mô dân số, để dân số đi vào ổn định thì mức sinh phải đạt mức sinh thay thế. Mà điều này chỉ có thể đạt được khi người phụ nữ chỉ sinh khoảng 2 con. Tức là trường hợp sinh con thứ ba có thể có ( để bù đắp cho những phụ nữ sinh ít hơn 2con), nhưng không thể phổ biến như hiện nay. Một thực tế chứng tỏ hiện tượng sinh con thứ 3 hoàn toàn do mong muốn chủ quan của các cặp vợ chồng là có đến 8,4% số bà mẹ đã sinh 2 con muốn sinh con thứ 3 (theo số liệu điều tra KHHGĐ năm 2000.). Nếu tính cả những người đã có 3 con trở lên và những người chua có 2 con mà muốn có con thứ 3 thì quả thực mục tiêu KHHGĐ ở Thanh Hoá còn có nhiều khó khăn. Một cuộc phỏng vấn định tính tại một xã ở Thanh Hoá cũng cho thấy rõ tâm lý thích sinh con thứ ba. Mặc dù số con mong muốn của họ là 2 – 3 con, nhưng hiện tượng sinh con thứ ba ở xã này vẫn còn phổ biến. Kết quả cho thấy có 82% số cặp vợ chồng đã có 2 con gái muốn sinh thêm con; 14, 5% số cặp vợ chồng có một con trai, một con gái thích sinh con thứ 3; chỉ có 3,5% cặp vợ chồng có hai con trai muốn sinh thêm con thứ 3. Hiện tượng sinh con thứ tư chủ yếu là những gia đình đã có 3 con gái. Như vậy có thể kết luận rằng đa số phụ nữ sinh con thứ 3 là do tâm lý muốn có con trai. Tâm lý mong muốn có con gái bằng hành động sinh thêm con là rất ít và thường chỉ dùng lại ở 2 đến 3 con. Tâm lý này xẩy ra chủ yếu ở nông thôn , khi cuộc sống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên thì họ cho rằng giá trị của đứa con trai rất có ý nghĩa đối với gia đình và dòng họ. Điều tra KHHGĐ năm 1998 cũng cho thấy tỷ lệ sinh con thứ 3+ theo những nhóm phụ nữ có trình độ học vấn và nghề nghiệp khác nhau: Tỷ lệ phụ nữ có 3 con trở lên của nhóm mù chữ (chưa bao giờ đến trường ) là 67%: chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở là 65,9%: Tốt nghiệp phổ thông cơ sở là 55,5%; tốt nghiệp trung học là 39,4%. Nhìn chung tỷ lệ phụ nữ có trên 3 con giảm dần khi trình độ học càng cao và đặc biệt là phụ nữ đã đạt trình độ tốt nghiệp PTCS. Đi đôi với trình độ văn hoá cao là nghề nghiệp tiến bộ hơn, lao động trí óc mà thời giam nhàn rỗi ít. Chi phí cơ hội để sinh một đứa con là rất cao và do vậy họ ý thức được việc sinh thêm con có ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống. Cũng theo điều tra trên tỷ lệ lao động trí óc có trên 3 con chỉ chiếm 32,9%; Lao động phi nông nghiệp 34%; Lao động Nông nghiệp 52%; Lao động dự trữ 42,5%. Tỷ lệ phụ nữ có trên 3 con còn khá cao nhưng đã có sự giảm dần theo mức độ phức tạp của công việc . Từ những cuộc điều tra KHHGĐ trên cũng cho thấy hiện tượng sinh con thứ 3 là do nhiều nguyên nhân: Do không sử dụng biện pháp KHHGĐ hoặc có áp dụng nhưng bị vỡ kế hoạch; Do tâm lý thích sinh con trai từ đó sinh nhiều với kỳ vọng con trai; Do trình độ học vấn thấp kém, nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệp do vậy thích hợp với việc đông con đẻ đông lao động. 2.2.6. Mức sinh giữa các dân tộc: Phần trước chúng ta đã xem xét phân bố dân số giữa các dân tộc. Để xem xét gia tăng dân số giữa các dân tộc từ khía cạnh mức sinh, thấy được tác động của yếu tố dân tộc đến mức sinh chung của toàn tỉnh. Phần này chúng ta sẽ xem xét đến mối quân hệ đó dựa trên số liệu từ tổng điều tra dân số năm 1989 qua bảng sau: Bảng 8: Tỷ suất sinh thro các dân tộc. Nhóm dân tộc CBR GFR TFR 1- Kinh 29,8 117,2 3,6 2- Mường 35,5 147,0 4,4 3- Thái 40,4 182,3 5,7 4- H’Mông 53,4 258,9 9,3 5- Tày 34,0 140,5 4,3 6- Hoa 24,6 91,3 2,9 7- Dao 45,7 211,6 6,9 Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 1989. Nói chung, Tỷ suất sinh thô của hầu hết các dân tộc ít người đều cao và giao động trong phạm vi khá lớn từ 34%o đối với Tày và 53,4%o đối với H’Mông. Rõ ràng các điều kiện kinh tế xã hội đã tác động mạnh tới mức độ sinh của dân số. Nhìn chung càng ở vùng cao, càng có mức sinh cao. Do ở vùng cao, người dân thường sống cách biệt, trình độ văn hoá thấp và do đó cuộc sống người dân thường mang dáng dấp “truyền thống” nhiều hơn. Những yếu tố này thuận lợi cho sinh đẻ nhiều. Chẳng hạn, người H’Mông, người Dao, người Thái sống ở vùng núi cao nên có tỷ suất sinh thô cao nhất. Người Hoa sống ở thành phố, thị xã nên tỷ suất sinh thô rất thấp. Tỷ suất sinh tổng cộng phân bố tương tự như tỷ suất sinh thô. Những dân tộc có TFR cao nhất là H’Mông (9,3 con), Dao (6,9), Thái (5,7). Dân tộc có mức sinh thấp nhất là người Hoa (2,9 con ). Nhìn chung mức sinh có sự không đồng đều giữa các nhóm dân tộc ít người. Mức sinh cũng không thay đổi tỷ lệ theo quy mô dân số giữa các dân tộc. Điều này một phần phù hợp với chính sách phát triển các dân tộc thiểu số của Nhà nước – Không thực hiện quy mô gia đình ít con ở các dân tộc ít người, đang có nguy cơ diệt vong. Thực tế trên cũng cho thấy ảnh hưởng của công tác KHHGĐ ở dân tộc ít người. Đáng chú ý trong số này là dân tộc Tày và Mường, tuy dân số đông nhưng mức sinh được kiềm chế. Tuy nhiên mô hình sinh ở các nhóm dân tộc Dao, Thái, M’Mông thuộc loại tự nhiên. Phụ nữ ở các nhóm tuổi này thường có xu hướng sinh con sớm và con tiếp tục đẻ con cho đến hết khả năng sinh đẻ. Bên cạnh việc khuyến khích sinh đẻ, việc quan trọng là cần quan tâm tới các dân tộc này, làm cho họ nhận thức được tác hại của việc đẻ con sớm, đẻ dày... Tóm lại ở Thanh Hoá để bảo tồn được văn hoá dân tộc, từ thực tế trên nên đần tư cho công tác DS-KHHGĐ, không hạn chế sinh đẻ ở các dân tộc thiểu số, nhưng cần quan tâm đến sức khoẻ sinh sản của bà mẹ, trẻ em. Từ đó giảm tỷ lệ tử vong, tăng mức gia tăng tự nhiên của các dân tộc có nguy cơ diệt vong. Đảm bảo ổn định và phát triển chất lượng dân số của các dân tộc ít người. 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh : Thanh Hoá là một tỉnh có nền kinh tế phát triển còn nhiều hạn chế. Chúng ta vừa trải qua nền kinh tế nông nghiệp mà hậu quả để lại là sự gia tăng dân số quá nhanh hay người ta gọi là bùng nổ dân số. Tư duy về sự việc giới hạn dân số đã tiếp nhận đến người quản lý, nhưng với cơ chế quản lý và nền kinh tế còn lạc hậu “ sự theo đuổi những mục tiêu chủ quan mà không tính đến những yếu tố khách quan” - Phải vậy mà 2 lần mục tiêu dân số của chúng ta đặt ra (1981 - 1985) và (1986 - 1990) với tỷ lệ tăng dân số dưới 1,8% đã bị phá sản. Năm 1991 tỷ lệ này còn là 2,2%. Chúng ta đã chứng tỏ việc hiểu biết chưa đầy đủ quy luật của quá trình dân số và những vấn đề liên quan - Những yếu tố tác động: Bùng nổ dân số liên quan rất nhiều đến mức sinh và mức sinh này tác động với một hệ thống đa tích hợp nhiều nhân tố. Bên cạnh nhứng yếu tố quyết định trực tiếp đến mức sinh như: Hôn nhân và ly hôn, áp dụng biện pháp tránh thai, nạo phá thai...Là một hệ các nhóm yếu tố về kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, địa lý...tất cả những yếu tố này đều tác động đan xen lẫn nhau. Nghiên cứu phần này nhằm phân tích quy luật và thực tế tác động của các yếu tố đó, rút ra những yếu tố có tính chất quyết định hơn tới mức sinh ở Thanh Hoá - Đó cũng là cơ sở để xác định trọng tâm của chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình. 2.3.1. Hôn nhân ảnh hưởng đến mức sinh: Hôn nhân là một yếu tố quan trọng tác động đến mức sinh. Đặc biệt ở nước ta người phụ nữ chỉ có quyền có con khi họ lập gia đình, mặc dù hiện nay tình hình kinh tế còn ảnh hưởng đến hôn nhân song căn bản đạo lý người Việt Nam vẫn coi trọng vấn đề sinh con trên cơ sở có kết hôn. Khi cho rằng hôn nhân là yếu tố tác động đến mức sinh có nghĩa là tỷ lệ kết hôn, cơ cấu tuổi kết hôn, các quan hệ hôn nhân là những mặt tác động trực tiếp đến mức sinh. Tỷ lệ kết hôn là một chỉ tiêu chung nhất để xem xét mức độ kết hôn của dân số. Để đánh giá mức độ này có thể lấy tỷ lệ phụ nữ từ 19 - 45 tuổi đã kết hôn trên tổng số phụ nữ trong tuổi sinh đẻ 19 - 45 tuổi. ở Thanh Hoá chỉ tiêu này còn khá cao và đang giảm dần. Năm 1996 có 70,27% phụ nữ 15 – 49 tuổi đã kết hôn đến năm 1999 tỷ lệ này giảm xuống còn 68,5%. Lý do của tỷ lệ này ngày càng giảm và có ảnh hưởng tích cực tới mức sinh là do tính năng động của con người ngày càng cao. Do xu hướng kết hôn muộn và số người sống độc thân cao. Theo nguồn số liệu báo cáo hàng năm của Uỷ ban dân số từ 1989 đến 1999, ước lượng hồi quy giữa TFR và % phụ nữ kết hôn (% PNKH), ta được: TFR = - 13,775 + 0,2387 x % PNKH. Mô hình cho thấy ảnh hưởng của % phụ nữ đã kết hôn tới mức sinh là thuận chiều, tỷ lệ phụ nữ kết hôn giảm 1% thì TFR giảm được 0,2387 con. ảnh hưởng này là do xu hướng kết hôn muộn và phụ nữ sống độc thân. Vì vậy ta có thể thấy rõ hơn ảnh hưởng của hôn nhân đến mức sinh qua tuổi kết hôn trung bình. ở Thanh Hoá những năm trước đây tuổi kết hôn thường nằm trong khoảng từ 16 - 22 trong đó hiện tượng tảo hôn ở nông thôn luôn luôn xảy ra với nhiều lý do. Vài năm gần đây khi thực hiện truyền thông KHHDS người Việt Nam rất mong muốn có con sớm khi lập gia đình. Người phụ nữ khi đã kết hôn là bước vào thời kỳ sinh sản. Như vậy tuổi kết hôn thấp thì thời kỳ sinh sản của phụ nữ được kéo dài ra, số phụ nữ bước vào tuổi sianh sản vẫn còn cao hơn nhiều phụ nữ ra khỏi tuổi sinh sản. Đây là lực lượng lớn gây bùng nổ dân số trong những năm vừa qua. Bên cạnh tác động của công tác DSKHHGĐ thì tuổi kết hôn trung bình có ảnh hưởng tới tỷ lệ tăng dân số. Một ví dụ cụ thể, giả sử mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 đến 2 con nhưng nếu như 20 tuổi họ đã có con thì sau 20 năm con họ sẽ bước vào tuổi sinh sản. Như vậy chỉ 60 tuổi là cháu họ đã bước vào độ tuổi sinh sản. Ngày nay điều kiện vật chất giúp con người ta nâng cao tuổi thọ. Ví dụ đơn giản cho thấy dân số đã tăng theo cấp số mới. Như vậy gia đình hiện nay vẫn còn nhiều thế hệ, chưa kể tình trạng tảo hôn do 1 số thanh thiếu niên đua đòi, hậu quả kết hôn vội vàng buộc phải làm cha, làm mẹ ở tuổi còn trẻ. Vài năm trở lại đây do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, quan hệ vợ chồng con cái bị xem nhẹ dẫn đến ly hôn ngày càng nhiều. ở Thanh Hoá năm 1989 tỷ lệ ly hôn, ly thân là 1,45%, sau 10 năm phát triển kinh tế thị trường tỷ lệ này tăng lên đến 1,88%. Thế nhưng tác động mức sinh của ly dị lại giảm xuống mức tối thiểu do việc kết hôn lại nhanh chóng của đa số các vụ ly dị. Các gia đình ly hôn hầu như đã có 1 đến 2 con sau một vài năm chung sống. Sau ly hôn tỷ lệ tái hôn thường rất cao. Pháp luật nước ta quy định mỗi gia đình được sinh 1 đến 2 con thì tái sinh hợp pháp là một gia đìng mới, họ cũng có quyền có thêm con lần thứ 2. Hiện tượng tái hôn làm cho giả thuyết tác động giảm mức sinh của ly dị không còn đúng nữa. Trái lại là tác động tiêu cực đến mức sinh chưa kể đến vấn đề nhân đạo. Thực trạng này đang là bài toán khó giải quyết cho các nhà hoạch định chính sách dân số. Ngoài ra khi xem xét hôn nhân và mức sinh còn phải chú ý tời các kiểu hôn nhân khác đang hình thành như có con ngoài giá thú, hiện tượng đa thê (chồng có vợ riêng...) mà pháp luật chưa kiểm soát được. Ngày nay, hiện tượng goá bụa, không con không còn nhiều. Như vậy các chỉ báo tuổi kết hôn trung bình, tỷ lệ ly hôn, tái hôn, hôn nhân bất hợp pháp hiện đang tác động tới mức sinh và cần được kiểm soát. Muốn giảm đượcmức sinh cần kết hợp với các biện pháp giáo dục: Phải nâng cao độ tuổi kết hôn bằng giáo dục ý thức, trách nhiệm, giảm tối đa các vụ tảo hôn; phát huy nét đẹp truyền thống gia đình, tránh hiện tượng ly hôn, tái hôn. Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông dân số KHHGĐ, giáo dục tầng lớp trẻ ý thức rõ ràng trách nhiệm dân số. 2.3.2. ảnh hưởng của trình độ học vấn tới mức sinh: Trình độ học vấn là kết quả của quá trình được giáo dục một cách có tổ chức, có hệ thống ở trường lớp, và nó được xác định bằng "bằng cấp" chứng chỉ mà Bộ giáo dục cấp sau khi người đó hoàn thành cấp học theo đúng quy định. Sinh đẻ ngoài ý nghĩa nhu cầu nhân văn còn là một sự kiện lớn, một bài toán đầu tư lớn về kinh tế, thời gian sức lực của con người. Do vậy con người càng có trình độ hiểu biết, càng có năng lực mới có thể điều chỉnh hành vi sinh sản của mình đến mức hợp lý tối đa. Sinh sản hay hạn chế sinh sản là quyền của mỗi công dân, mỗi phụ nữ có chồng. Tính tự nguyện, tự giác này vừa đòi hỏi, vừa phụ thuộc và trình độ hiểu biết của mỗi người. Nhờ có học vấn cao, con người dễ dàng nhận thấy và thừa nhận tính hợp lý, lợi ích của sinh ít con thông qua KHHGĐ. Mặt khác đối với nữ, nhờ giáo dục năng lực làm việc được nâng cao, địa vị của họ trong gia đình và ngoài xã hội được cải thiện, họ muốn giành nhiều thời gian cho việc làm nên thường lấy chồng muộn, sinh con ít. Còn đối với nam giới họ dễ dàng chấp nhận một quan hệ bình đẳng và có trách nhiệm trong lĩnh vực KHHGĐ. Chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng của học vấn tới mức sinh thông qua tuổi kết hôn lần đầu, việc nhận thức và sử dụng biện pháp tránh thai và hành vi sinh sản. Học vấn và tuổi kết hôn: Trình độ học vấn của phụ nữ có liên quan tới tuổi kết hôn khá chặt chẻ. Trong đời sống tuổi kết hôn lần đầu là cái mốc để đánh dấu hành vi sinh đẻ của người phụ nữ bắt đầu , nó liên quan chặt chẻ tới tình trạnh gia đình đông con hay it con. Thông thường người phụ nữ có trình độ học vấn cao thường kết hôn muộn. Những người này họ phải mất nhiều thời gian vào công việc học tập khi còn trẻ (độ tuổi mà phụ nữ học vấn thấp đã kết hôn và sinh con ). Mặt khác khi trình độ cao thì họ mong muốn tìm kiếm cơ hội làm việc tốt hơn, có một điều kiện kinh tế khá hơn trước khi lập gia đình. Từ đó dẩn đến việc kết hôn muộn. Ngược lại kết hôn muộn tạo cơ hội cho họ nâng cao trình độ học vấn và ổn định công việc. Trình ảnh hưởng đến mức sinh thông qua nhiều hành vi (sữ dụng BPTT, số con mong muốn, khoảng cách lần sinh) nhưng trước hết thể hiện rõ nhất thông qua tuổi kết hôn trung bình lần đầu. Thể hiện điều này qua bảng sau: Bảng 9: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu theo trình độ học vấn. Trình độ học vấn Tuổi kết hôn trung bình thực tế (tuổi) Số con trung bình thực tế (con) 1. Mù chữ 18,05 3,2 2. Chưa tốt nghiệp PTCS 19,16 2,96 3. Tốt nghiệp PTCS/ 5 – 9 19,87 2,65 4. Tôt nghiệp PTTHB1/9- 11 21,12 2,39 5. Tốt nghiệp PTTHB2 - 12 23,5 2,29 Nguồn: Kết quả điều tra KHHGĐ năm 1997 – Cục thống kê Thanh Hoá. Kết quả điều tra trên cho thấy khá rõ ràng sự khác biệt tuổi kết hôn và số con giữa những người có trình độ văn hoá khác nhau. Khoảng cách tuổi kết hôn giữa những người chưa tôt nghiệp PTCS với người mù chữ lớn hơn khoảng cách so với nhóm đã tôt nghiệp PTCS. Tốt nghiệp PTCS là mức trình độ văn hoá làm thay đổi tuổi kết hôn ở độ tuổi sớm. ở độ tuổi kết hôn cao hơn thì phụ nữ tốt nghiệp PTTHb2 có khoảng cách lớn so với các nhóm trình độ thấp hơn. Lý do là khi đạt đến trình độ tôt nghiệp PTTH (trình độ văn hoá hoàn thiện ), họ có nhu cầu công việc ổn định, tham gia các công việc xã hội hoạc học tập len cao đẳng, đại học. Nhân thức của họ về hôn nhân, gia đình và sinh con cao hơn nên họ không vội vàng trong hôn nhân. Số con trung bìng thực tế của những người có trình độ văn hoá cao cũng giảm dần, gắn liền với tuổi kết hôn lần đầu. Học vấn có ảnh hưởng đến mức độ kết hôn. Nhóm phụ nữ có trình độ học vấn cao là nhóm có tỷ lệ kết hôn thấp. Do ảnh hưởng của cơ chế thị trường mà những người có trình độ học vấn cao thường có tỷ lệ li hôn, ly thân nhiều. Số con đã có khi ly hôn cũng thấp hơn so với những phụ nữ có trình độ học vấn thấp. ảnh hưởng của mức độ kết hôn tới giảm mức sinh của phụ nữ có trình độ văn hoá cao là thấp hơn phụ nữ có trình độ văn hoá thấp. b. Học vấn với nhận thức và sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT). Việc thực hiện các biện pháp tránh thai phụ thuộc vào nhận thức của đối tượng thực hiện. Sự hiểu biết về các biện pháp tránh thai sẽ ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của đối tượng. Trình độ học vấn càng cao, càng tạo điều kiện cho người phụ nữ hiểu biết hơn về thôn tin DS-KHHGĐ. Có kiến thức về các biện pháp tránh thai nên dễ dàng lựa chọn cho mình 1 biện pháp thích hợp để đạt được mục đích sinh con và có mức sống cao hơn. Khi người vợ đạt được trình độ học vấn nhất định, họ thường mạnh dạn hơn trong việc trao đổi với chồng về số con mong muốn và việc lựa chọn, sử dụng các biện pháp tránh thai. Bảng 10: Tỷ lệ phụ nữ hiểu biết và sử dụng các biện pháp tránh thai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4370.doc
Tài liệu liên quan