Chuyên đề Mười năm quan hệ Việt Nam - ASEAN (1995 - 2005)

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC ASEAN 3

1. Quan hệ Việt Nam - ASEAN giai đoạn (1975 - 1995) 3

1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN 3

1.2. Quan hệ Việt Nam - ASEAN giai đoạn (1975 - 1979) 6

1.3 Giai đoạn từ 1979-1989 9

1.4 Tiến trình cải thiện quan hệ với các nước Đông Nam á và gia nhập ASEAN của Việt Nam (1989 - 1995). 12

2. Thái độ của các nước lớn đối với việc Việt Nam gia nhập ASEAN 18

CHƯƠNG II: QUAN HỆ VIỆT NAM ASEAN TỪ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP ASEAN ĐẾN NAY (1995 - 2005) 22

1. Quan hệ Việt Nam - ASEAN trong lĩnh vực an ninh, chính trị, ngoại giao 22

1.1 Lĩnh vực an ninh 22

1.2 Lĩnh vực chính trị 24

1.3 Trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại 27

2. Quan hệ việt nam - ASEAN trong lĩnh vực hợp tác kinh tế - thương mại. 28

3. Trong lĩnh vực văn hoá - xã hội 31

CHƯƠNG III: TRIỂN VỌNG MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM - ASEAN TRONG THẾ KỶ 21 34

1. Nhìn lại mười năm Việt Nam gia nhập ASEAN. 34

2. Triển vọng quan hệ Việt Nam - ASEAN trong thế kỷ 21. 36

2.1 Cơ hội mới 36

2.2 Những thách thức ở phía trước. 38

KẾT LUẬN 42

 

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1729 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mười năm quan hệ Việt Nam - ASEAN (1995 - 2005), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ore văm 1993 đạt 1,4 tỷ USD (so với năm 1987 là 10 triệu USD), với Inđonêxia trong 9 tháng đầu năm 1993 đạt gần 130 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - Thái Lan năm 1993 đạt 5076,4 triệu bạt (so với 1991 là 3538,3 triệu bạt). Buôn bán giữa Việt Nam với Malaixia và Philippin cũng tăng lên nhiều lần so với những năm trước đó. Từ năm 1993, ASEAN đã lập cơ chế hiệp thương giữa Việt Nam và ASEAN. Nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 26 tại Singgapore (1993) Việt Nam được mời tham gia diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) để bàn về vấn đề chính trị an ninh của khu vực Châu á - Thái Bình Dương. cũng trong năm 1993, Việt Nam được mời tham gia và các dự án, các chương trình trên 5 lĩnh vực: khoa học - công nghệ, môi trường, dịch vụ và y tế, văn hoá - thông tin, phát triển xã hội và các dự án khác. Thái độ tích cực của Việt Nam trong quan hệ với các nước ASEAN đã được ASEAN và quốc tế đánh giá cao. Đáp lại, các nước ASEAN tuyên bố "Muốn thấy Việt Nam gia nhập ASEAN". Như vậy, trong năm 1993, quan hệ Việt Nam - ASEAN đã phát triển và đạt được những tiến bộ vượt bậc và biểu hiện là việc Việt Nam từng bước tham gia vào một số hoạt động của ASEAN và thiện chí của Việt Nam về việc tham gia vào hiệp hội Đông Nam á đã được sự đồng tình ủng hộ của các nước thành viên tổ chức này. Bước sang năm 1994, công tác đối ngoại nói chung của Việt Nam được tích cực triển khai trên các hướng đã được khai thông trong năm 1993 với diện rộng hơn, nhiều đối tác hơn. Nhìn chung số đoàn vào thăm Việt Nam và đoàn Việt Nam thăm các nước tăng lên rõ rệt. Việt Nam đã đón tiếp 5 nguyên Thủ quốc gia, 10 Thủ tướng, 4 Chủ tịch Quốc hội và gần 100 đoàn cấp Bộ trưởng. Quan hệ Việt - Mỹ cũng đã từng bước được khai thông. Tháng 2/1994, Mỹ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam. Việc Việt Nam trở thành thành viên liên kết của Hội đồng hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC), Việt Nam trở thành quan sát viên đầy đủ của tổ chức Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Tình hình trên đã tác động mạnh mẽ đến quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Nam á, đặc biệt là đối với tổ chức ASEAN. Năm 1994, quan hệ Việt Nam - ASEAN tiếp tục phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong năm này tiếp tục diễn ra nhiều cuộc thăm viếng lẫn nhau của các nguyên thủ quốc gia. Đặc biệt, trong tháng 3/1994, đã diễn ra 4 cuộc thăm hữu nghị lẫn nhau của các nguyên thủ quốc gia Việt Nam và ASEAN (Thủ tướng Singgapore Gôchôctông, Thủ tướng Thái Lan và Tổng thống Philippin thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười thăm chính thức Malaixia). Trên lĩnh vực quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, từ năm 1994 Việt Nam đã tham gia 6 uỷ ban và 5 dự án chuyên ngành của ASEAN. Các nước ASEAN là bạn hàng quan trọng của Việt Nam. Việt Nam trở thành thị trường đầu tư hấp dẫn của các nước ASEAN. Đến 1994, các nước ASEAN có khoảng 150 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD, chiến 15% tổng số đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (so với năm 1990, khoản đầu tư này gấp 10 lần). Nhìn chung, quan hệ Việt Nam - ASEAN trong năm 1994 đã đạt được nhiều bước phát triển mới. Tháng 4/1994, trong chuyến thăm chính thức Inđônêxia, Chủ tịch nước Lê Đức Anh tuyên bố Việt Nam đang xúc tiến quá trình chuẩn bị để gia nhập ASEAN. Trước thiện chí đó của Việt Nam, các nhà lãnh đạo cao cấp của ASEAN đã lần lượt tuyên bố hoàn toàn ủng hộ việc Việt Nam gia nhập ASEAN. Tại hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 27 (từ 22 - 23/7/1994) các nước ASEAN đã nhất trí đưa ra tuyên bố tập thể sẵn sàng đón nhận Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN. Như vậy đến tháng 7/1994, việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã được sự nhất trí cao của các nước thành viên ASEAN. Ngoại trưởng Singgapore Gryacuma cho rằng: Việt Nam gia nhập ASEAN sẽ là một đóng góp quan trọng vào việc xây dựng một Đông Nam á hoà bình, ổn định, hợp tác và phồn vinh. Dư luận của các nước ASEAN đều thống nhất việc mở rộng ASEAN nói chung và đặc biệt là việc kết nạp Việt Nam sẽ tạo thêm thế và lực mới cho Hiệp hội các nước Đông Nam á cả về đối nội và đối ngoại. Điều này không chỉ phù hợp với nguyện vọng của nhân dân khu vực mà còn phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đaị. Ngày 17/10/1994, Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đã gửi thư tới Bộ trưởng ngoại giao Brunây, Chủ tịch đương nhiệm Uỷ ban trường trực ASEAN (ASC) chính thức đặt vấn đề Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á. Quyết định này của Việt Nam được các nước ASEAN hoan nghênh. Hai bên cùng chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho việc Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trong tiến trình Việt Nam hội nhập ASEAN. Năm 1995, hoạt động đối ngoại của Nhà ưnứoc ta có sự khởi sắc mới. Nhìn tổng thể Việt Nam đã "phủ sóng ngoại giao" suốt từ Bắc tới Nam, từ Đông sang Tây với các sự kiện nổi bật như: Quan hệ Việt - Mỹ chính thức được bình thường hoá từ 11/7/1994, Hiệp định khung hợp tác Việt Nam - EU đã được ký kết, quan hệ Việt Nam với các nước Tây Bắc Âu được mở rộng và phát triển từ sau các cuộc viếng thăm của Thỷ tướng Võ Văn Kiệt tới các nước ở khu vực này. Đối với các nước Đồng Nam á, quan hệ song phương và đa phương giữa Việt Nam với các nước ASEAN đã bước sang giai đoạn mới, giai đoạn Việt Nam và ASEAN chuẩn bị các thủ tục để Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á. Tháng 1/1995, phái đoàn các quan chức cao cấp ASEAN đến Việt Nam trao đổi ý kiến về chế độ thương mại, hệ thống thuế quan của Việt Nam chuẩn bị cho việc Việt Nam gia nhập tổ chức này. Vấn đề Việt Nam gia nhập ASEAN đã được các nước thành viên này hoàn toàn ủng hộ. Thủ tướng Malaixia và Thủ tướng Singgapore nhấn mạnh rằng: Sự khác biệt về chính trị - xã hội không phải là trở ngại cho việc Việt Nam gia nhập ASEAN. Tháng 2/1995, các nước ASEAN nhất trí làm lễ kết nạp Việt Nam trước phiên họp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28. Ngày 28/7/1995, tại Banđa Seri Begawan, thủ đô của Vương quốc Brunây Đaruxalem, đã diễn ra trọng thể lễ kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ bảy đầy đủ và chính thức của ASEAN. Như vậy, quan hệ Việt Nam với các nước thành viên ASEAN và tổ chức ASEAN ngày càng phát triển, được đánh dấu bằng việc Việt Nam trởthành thành viên đầy đủ của tổ chức ASEAN. Về ý nghĩa của việc gia nhập Hiệp hội tổ chức các quốc gia Đông Nam á, Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm nói: "Chúng ta đang chứng kiến xu thế khu vực hoá và quốc tế hoá phát triển nhanh chóng ở mọi nơi, trong xu thế tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng rõ nét. Trong tình hình đó, hội nhập khu vực và hội nhập thế giới để phát triển trở thành tất yếu khách quan. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN là một biểu hiện cụ thể của xu hướng đó. 2. Thái độ của các nước lớn đối với việc Việt Nam gia nhập ASEAN Mỹ: Từ lâu Mỹ và ASEAN thực sự là hai đối tác của nhau cả về kinh tế lẫn an ninh chính trị. Theo quan điểm của Mỹ, việc duy trì hoà bình ổn định ở Châu á nói chung và Đông Nam á nói riêng dưới ảnh hưởng của Mỹ, phù hợp với lợi ích của họ. Sau chiến tranh lạnh, Việt Nam không còn là nhân tố quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ như trước đây, nhưng lại được Mỹ quan tâm trong chính sách khu vực của họ. Ngày 7/7/1995 ông Burn, phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Mỹ tuyên bố: "Việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam là phụ vụ lợi ích quốc gia của Mỹ ở Châu á - Thái Bình Dương". Xuất phát từ những lý do trên, Mỹ đã huỷ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam (2/1994) và bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam (7/1995). Đồng thời Mỹ khuyến khích Việt Nam tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực, nhất là đối với các nước đồng minh của mình. Chính vì vậy, việc Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN được Mỹ đồng tình, ủng hộ. Trung Quốc: Đông Nam á là những nước nằm ở phía Đông Nam của Trung Quốc. Trong lịch sử cũng như hiện tại, Trung Quốc luôn tìm cách gây ảnh hưởng và bảo vệ lợi ích của họ ở khu vực này. Sau chiến tranh lạnh, "một trong những mục tiêu quan trọng trong chính sách của Trung Quốc ở Đông Nam á là tạo ra một khu vực hoà bình, ổn định, trong đó Trung Quốc có thể tham gia về mặt kinh tế và được bảo đảm rằng không có cường quốc nào khác thống trị bất cứ bộ phận nào của Đông Nam á. "Việt Nam tuy chưa phải là nhân tốt ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, nhưng lại là một nước láng giềng gần gũi, có những nét tương đồng về văn hoá, lịch sử, lại có vai trò rất quan trọng ở khu vực Đông Nam á. Do đó, việc tham gia vào Hiệp hội ASEAN sau khi quan hệ Việt - Trung đã được bình thường hoá, sẽ tạo điều kiên cho Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng và quan hệ của mình đối với Đông Nam á nói riêng và Châu á - Thái Bình Dương nói chung, phục vụ cho lợi ích kinh tế, chính trị và an ninh của họ. Vì thế, Trung Quốc đã tuyên bố chính thức ủng hộ Việt Nam gia nhập ASEAN và coi đây là nhân tố đóng góp cho hoà bình, ổn định và phát triển khu vực. Nhật Bản: Là một cường quốc kinh tế với tham vọng trở thành cường quốc chính trị trong tương lai. Để đạt được mục tiêu này Nhật Bản đặc biệt chú ý tăng cường ảnh hưởng của họ đối với khu vực Châu á - Thái Bình Dương, trực tiếp là đối với Đông Nam á, nơi có vị trí chiến lược quan trọng và tiềm năng kinh tế lớn. Việt Nam có vị trí rất quan trọng từ địa - chính trị và địa - kinh tế cũng như an ninh ở khu vực Đông Nam á . Do vậy, việc Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN sẽ góp phần cho hoà bình, ổn định khu vực, vì vậy được phía Nhật Bản hoan nghênh và ủng hộ một cách tích cực. Đối với Nga, khu vực Châu á - Thái Bình Dương có tầm quan trọng ngày càng tăng, đặc biệt về kinh tế. Một phần ba tổng số thương mại của Nga được thực hiện với khu vực Châu á - Thái Bình Dương, với xu thế tiếp tục tăng hơn nữa trong tương lai. Vị trí của ASEAN lại rất quan trọng đối với tổ chức diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC). Vì vậy, nước Nga phải đặt trọng tâm vào việc tăng cường quan hệ với các nước ASEAN. Việt Nam là nước có quan hệ truyền thống với Liên Xô (cũ) và hiện tại đang có mối quan hệ hợp tác về nhiều mặt với Nga. Do đó, chính phủ Nga muốn thông qua Việt Nam để đẩy mạnh quan hệ với ASEAN. Xuất phát từ mục đích trên nước Nga đã tỏ thái độ ủng hộ việc Việt Nam gia nhập ASEAN. Qua thái độ của một số nước lớn đối với việc Việt Nam gia nhập ASEAN, cho thấy hầu hết họ đều ủng hộ Việt Nam. Đây là cơ sở để Việt Nam phát triển quan hệ hợp tác với các cường quốc kinh tế và tổ chức kinh tế quốc tế. Như vậy, việc Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN là một mốc lịch sử trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam á, đã tăng cường vai trò, vị trí của ASEAN với tư cách một tổ chức khu vực quan trọng, góp phần thúc đẩy xu thế hoà bình ổn định, hợp tác, phát triển và thịnh vượng chung ở Đông Nam á. Việt Nam gia nhập ASEAN đã góp phần tạo môi trường khu vực thuận lợi cho sự phát triển của Việt Nam trong sự phát triển chung của khu vực, nâng cao vị trí và vai trò của Việt Nam tại Đông Nam á và trên trường quốc tế, tạo thuận lợi mở rộng quan hệ với các đối tác quan trọng khác trên thế giới. Với tư cách là thành viên chính thức, Việt Nam đã tham gia đầy đủ vào các chương trình, hoạt động chung của ASEAN, đồng thời tích cực đóng góp vào việc củng cố và tăng cường sự đoàn kết, nhất trí và hợp tác trong nội bộ hiệp hội trên cơ sở các nguyên tắc đồng thuận, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Tháng 12/1998, Việt Nam đã tổ chức thành công hội nghị cấp cao ASEAN VI taị Hà Nội. Với chủ đề "Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển đồng đều", Hội nghị cấp cao ASEAN VI đã thông qua "Tuyên bố Hà Nội" và "Chương trình hành động Hà Nội cùng các quyết định quan trọng khác làm cơ sở cho quan hệ hợp tác hiện tại và tương lai giữa các nước ASEAN với nhau cũng như giữa các nước ASEAN với những nước khác. Hội nghị đã đề ra kế hoạch tổng thể nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế đang diễn ra ở một số nước thành viên, củng cố tình đoàn kết và tăng cường hợp tác ASEAN, khôi phục lòng tin của cộng đồng quốc tế, bao gồm việc thúc đẩy quá trình thực hiện AFTA, cải thiện môi trường đầu tư ASEAN, thúc đẩy chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN… Tháng 4/1999, tại Hà Nội, Việt Nam đã tổ chức lễ kết nạp Camphuchia làm thành viên thứ 10 của Hiệp hội. Việc hoàn tất quá trình mở rộng ASEAN bao gồm tất cả các nước ở khu vực. Một Đông Nam á bị chia rẽ trong nhiều thập kỷ chiến tranh lạnh đã đoàn kết lại để đưa ASEAN vào giai đoạn phát triển mới hợp tác giải quyết các vấn đề, thực hiện các mục tiêu của tổ chức đầy triển vọng tốt đẹp cũng như vượt qua những thách thức trong thế kỷ XXI. Chương ii Quan hệ việt nam asean từ khi việt nam gia nhập asean đến nay (1995 - 2005) Sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào ngày 28/7/1995 đã đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ quốc tế của Việt Nam, mở ra một trang sử mới cho sự hoà hợp và liên kết khu vực trên toàn Đông Nam á. Đúng như lời phát biểu chào mừng của Bộ trưởng Ngoại giao Inđônêxia - nước có ảnh hưởng số 1 trong ASEAN tại lễ kết nạp Việt Nam ở thủ đô Banđar Seri Begawan, Brunây: "Chúng ta vừa chứng kiến một sự kiện trọng đại trong biên niên sử ASEAN. Việc kết nạp Việt Nam vào gia đình ASEAN có ý nghĩa to lớn hơn nhiều, chứ không phải chỉ là việc tăng số lượng thành viên từ 6 lên 7. Việt Nam chắc chắn sẽ làm tăng sức sống và sức mạnh tập thể của chúng ta. Vị thế chiến lược của Việt Nam, lực lượng lao động lành nghề của Việt Nam cũng như tài nguyên thiên nhiên phong phú của Việt Nam bổ sung và làm sâu sắc thêm ý nghĩa của sự hợp tác, đoàn kết thống nhất của ASEAN"(1 "Việt Nam sau 10 năm gia nhập ASEAN: thành tựu cơ hội và thách thức" - TSKH. Trần Khánh - Viện nghiên cứu Đông Nam á - kỷ yếu ASEAN. ). Những đánh giá và tiên đoán trên giờ đây đã và đang trở thành kiện thực. Việt Nam không những có đóng góp to lớn cho sự thống nhất và ổn định của ASEAN, mà còn trở thành thành viên có uy tín và ảnh hưởng khá lớn trong khu vực. Từ khi tham gia vào ASEAN, Việt Nam đã chủ động và tích cựu tham gia các hoạt động hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. 1. Quan hệ Việt Nam - ASEAN trong lĩnh vực an ninh, chính trị, ngoại giao 1.1 Lĩnh vực an ninh Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) là diễn đàn đối thoại và trao đổi các vấn đề chính trị và an ninh ở khu vực Châu á - Thái Bình Dương, với sự tham gia của 22 nước thành viên gồm 10 nước ASEAN, 10 nước và bên đối thoại của ASEAN (Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Canada, EU), các nước quan sát viên của ASEAN và Mông cổ. Việt Nam tham gia diễn đàn này ngày từ cuộc họp đầu tiên (7/1994). Việc thành lập này khẳng định việc đối ngoại là biện pháp duy nhất thích hợp để giải quyết các vấn đề an ninh và hợp tác khu vực Đông Nam á, cùng mở rộng, giữa các nước thành viên, tạo cho hợp tác an ninh chính trị một cơ chế mới với sự tham gia của đông đảo các nước, ARF đã phản ứng tư duy mới của ASEAN về vấn đề hợp tác an ninh chính trị. Gắn với quốc tế, chú trọng xây dựng cán cân an ninh Đông Nam á trên cơ sở cân bằng lợi ích giữa các nước lớn. Kể từ khi trực tiếp tham gia vào ARF đến nay, Việt Nam đã làm được nhiều việc, trong đó nổi lên một số mặt đáng chú ý là: Đã chủ trì tổ chức được nhiều hộinghị, hội thảo cấp cao trong ASEAN và các bên đối thoại của ASEAN đã ký đựơc nhiều văn kiện quan trọng như "Hiệp ước Đông Nam á không có vũ khí hạt nhân " (ASEANWFZ) "Tuyên bố Băng cốc năm 1995", "Tuyên bố Hà Nội 1998" và "Tầm nhìn ASEAN năm 2002". Từ đó thúc đẩy hơn nữa xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển và bảo vệ an ninh ở khu vực cũng như trên thế giới. Trong các hoạt động các ARF, Việt Nam đã góp phần tích cực vào việc duy trì "Vai trò đầu tàu", đồng thời là "Động lực chính" của ASEAN tại các diễn đàn ARF ở tất cả các cấp. Việt Nam đã tích cực tham gia các nhóm "xây dựng lòng tin" và "Giảm nhẹ thiên tai" của ARF, thực hiện nhiều cuộc hội thảo quốc tế quan trọng, đặc biệt là các vấn đề chống tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu ma tuý, di sản bất hợp pháp và chống cướp biển. Do Việt Nam có vị trí địa lý - chính trị - quân sự quan trọng, chonên từ khi tham gai ARF, tiếng nói của Việt Nam cũng như của ASEAN trên trường quốc tế đã được đánh giá cao. Quan điểm và đề xuất của Việt Nam về nhiều vấn đề trong khu vực thường được nhiều tán thành. Các vấn đề của Việt Nam đưa ra thường mang tính tập thể cho nên có tính thuyết phục hơn và khi đi vào giải quyết cụ thẻe cũng có hiệu quả hơn. Thông qua ASEAN và đặc biệt là ARF, Việt Nam và các nước ASEAN đã tích cực hợp tác tìm kiếm những giải pháp để giải quyết những vând deef an ninh nhạy cảm như: vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc, Đài Lôan và các nước ASEAN là Việt Nam, Philippin, Inđônêxia, Mailaixia, Singapo và Brunây (chủ yếu là tranh chấp quần đảo Trường sa); vấn đề thử vũ khí hạt nhân; Vấn đề chạy đua vũ trang trong khu vực; Vấn đề đòi li khai ở một số nước ASEAN. Tuy vậy, các nứoc ASEAN phải kết hợp chặt chẽ vớiViệt Nam hơn nữa để mở rộng "Hợp tác anh ninh" với các nước trong khu vực, thông qua các hoạt động như chống tội phạm xuyên quốc gia, chống buôn lậu ma tuý, chón buôn bán phụ nữ, chống cướp biển và cứu trợ thiên tai, đồng thời thông qua hợp tác kinhtế - văn hoá - xã họi để thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh- nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trên các vùng biển đảo - vùng đặc quyền kinh tế quan trọng, các vùng cảng - cửa biển xung yếu và các cửa khẩu biên giới then chốt. Tăng cường hơn nữa các cuộc trao đổi, thăm viếng cảu các quan chức quốc phòng và ngoại giao ở tất cả các cấp giữa các nướctham gia ARF và đặc biệt là giữa các nước ASEAN. Việc các nước tham gia ARF nhanh chóng ký kết được những văn bản có tính hợp pháp lý ở khu vực, đặc biệt là "Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông" có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm giải pháp lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông, trên cơ sở đảm bảo hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khi vực trong thế kỷ 21. 1.2 Lĩnh vực chính trị Với tư cách là thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á, Việt Nam nhanh chóng hoà nhập vào các hoạt động của tổ chức này. Uỷ ban quốc gia về ASEAN, Việt Nam được thành lập để điều hành hoạt động cảu cá ban ngành, đơn vị trong nước, quan hệ hợp tác với ASEAN. Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị thành lập ở các Bộ và các cơ quan ngang Bộ, các bộ phanạ chuyên trách về hợp tác với ASEAN. Có thể nói, năm 1995 là năm hết sực có ý nghĩa đốivới Việt Nam và ASEAN. Sự thành công của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ V là một thắng lợi lớn của các nước trong khu vực, đặc biệt, trong Hội nghị này, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã được bầu làm phó chủ tịch Hội nghị. Đây là bước tiến khởi đầu đáng phấn khởi đối với Việt Nam. Với Hiệp ước về khu vực Đông Nam á không có vũ khíhạt nhân của Hội nghị đã thể hiện xu thế đấu tranh vì hoà bình đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở khu vực. Hội nghị thượng đỉnh cấp câp lần thứ năm thự sự đem lại nhiều ý nghĩa đói với các nước tham gia nhất là Việt Nam. Bên cạnh quyết tâm về một nền hoà bình bền vững và phát triển thìnhu cầu hiểu biết lẫn nhau, xích lại gần nhau là điều cấp bách hơn gao giờ hét. Nhu cầu đó xuất phát từ mong muốn đơn giản của nhân dân thế giới đó là cùng đoàn kết và phát triển. ASEAN cũng không thể nào nằm ngoài quỹđạo đó. Chínhvì vậy mà ASEAN luôn nổ lực mở rộng quan hệ quốc tế, với sáng kiến của Xingapo, các nước ASEAN trong đó có Việt Nam và cùng với Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã cùng với EU tổ chức hội nghị cấp cao á- âu lần đầu tiên (AESMI) tổ chức vào tháng 3/1996 tại Băng cốc (Thái Lan). Mục đích cao nhất mà hội nghị đề ra là tạo được quan hệ đối tác toàn diện vì sự phát triển to lớn giữa Châu á và Châu âu về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội. Việt Nam với tư cách là thành viên của ASEAN qua việc tham sự ASEMI đã nâng cao vị thế củamình ở trong va ngoài khu vực. ASEM2 được tổ chức tại Luôn Đôn tháng 4/1998 và ASEM3 được tổ chức tại Hàn Quốc (10/2000). Thông qua ASEAN và ASEM, nhất là ASEM5 tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam đề ra những chính sách phù hợp để hoà nhập khu vực, đồng thời tích cực nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam còn tham dự các Hội nghị ngoại trưởng ASEAN các cuộc họp về các bên đối thoại của ASEAN với tinh thần tráchnhiệm cao. Từ ngày 29 đến ngày 30/11/2004, Thủ tướng Phan Văn Khải tham dự hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 10 được tổ chức tại Viêng Chăn (Lào) với chủ đề "Thúc đẩy gia đình ASEAN an inh và năng độg thông qua tăng cường đoàn kết, liên kết kinh tế và tiến bộ xã hội ". Hội nghị đã ký chương trình Hành động Viêng Chăn (VAP) kế thừa chương trình Hành động Hà Nội (HPA) thời hạn 2004-2010; Ký hiệp định khung về 11 lĩnh vực ưu tiên liên kết ASEAN. Tại hội nghị, Thủ tướng Phan Văn Khải đã đưa ra nhiều ý kiến quan trọng nêu những định hướng cụ thể về hợp tác ASEAN, như về an ninh chính trị ASEAN cần tập trung vào ba hướng chính là: Tranh thru các nứoc bên ngoài tam gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC) và Hiệp ước khu vực Đông Nam á không có vũ khí hạt nhân, tăng cường các biện pháp chông khủng bố theo các thoả thuận đã ký, tắng cường xây dựng lòng tin trong đó có việc thực hiện tốt Tuyên bố về "cách ứng xử ở Biển Đông (DOC)", tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (DOC). Thông qua các Hội nghị cấp cao này đã làm cho các nước ASEAN thấy được vai trò của Việt Nam và sự cố gắng cho một môi trường an ninh chính trị ổn định ở khu vực. Có thể nói, Việt am và ASEAN đang ngày càng có được sự tin cậy lãn nhau hơn. Việt Nam cùng ASEAN ra sức cũng cố hoà bình khu cực đẻ phát triển. Từ giữa năm 1997, các nước ASEAN lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, đặt lên vai tổ chức ASEAN một tráchnhiệm hết sức nặng nê.f Bởi lúc này sự ổn định chính trị là hết sức cần thiết. Tại cuộc họp Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN tại Maninla(philipin) đã đề cập đến vấn đề khủng hoảng và quyết tâm phụ hồi nền kinhe tế ở khu vực. Trong hội nghị này, các nước thành viên cam kết sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau để khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng. Các nước này khẳng định sự cần thiết phải đẩy mạnh hợp tác kinh tế để đảm bảo sự phát triển của khu vực cũng như trên thế giới. Việt Nam đã tham gia tích cực cùng các nước khác tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu để khắc phục nhanh hậu quả của cuộc khủng hoảng. Sự tham gia tích cực của Việt Nam đã được các nước trong khu vực, các nước ASEAN thừa nhanạ rằng Việt Nam có nhiều nổ lực và đáon góp tích cực vào sự hợp tác và đoàn kết ASEAN. Ngày 6/1/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải đã dự hội nghị cấp cao đặc biệt cảu các nhà lãnh đạo ASEAN mở rộng tại Facata (Inđônêxia) về việc khắc phục hậu quả động đất, sóng thần. Thủ tướng Phan Văn Khải nếu một số sáng kiến: Lập có chế phản ứng nhanh các khuvực, đềnghị chủ tịch ASEAN chủ động triệu tập họp khẩn cấp các nước thành viên ASEAN khi xảy ra tình trạng khẩn cấp các nước thành viên ASEAN khi xảy ra tình trạng khẩn cấp về thiên tai hay dịch bệnh tại khu vực để bàn phương hướng, biện pháp giải quyết, tăng cường chia sẽ thông tin và lập hệ thống cảnh báo sớm về thiên tai kế cả động đất, có có chế phối hợp và điều phối tốt hoạt động cứu trợ, trong đó nhấn mạnh vai trò trung tâm cuả Liên Hiệp Quốc. Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ tích cực tham gia đóng góp vào việc chung của thế giới. Tại cuộc gặp Chủ tịch nước Trần Đức Lương nhân Họ nghị cấp cao á - Phi tổ chức tại Inđônêxia ngày 23/4/2005, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Cô-phi-An-Nan nhận xét: "Việt Nam đã đạt nhiều mục tiêu thiên niene kỷ, đóng vai trò quan trọng trong khối ASEAN và khu vực. ASEAN và Liên Hiệp Quốc có thế xây dựng khuôn khổ hợp tác để đóng góp vào hoà bình và phát triển".((2) "Lãnh đạo các nước và tổ chức Quốc tế đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong ASEAN" - Báo Nhân dân - Trang 4, 26/7/2005 ) Việt Nam cũng tích cực duy trínhững nguyên tắc cơ bản đã trở thành bản sắc riêng của ASEAN, nhất là nguyên tắc "Đồng Thuận", "Không can thiệp công việc nội bộ của nhau", góp phần giữ vững sự đoàn kết, thống nhất, năng động trong đa dạng của ASEAN. 1.3 Trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các nước và bên đối thoại quan trọng, tham gia tổ chức nhiều hoạt động tăng cường quan hệ với các nước đối thaọi giữa ASEAN với các cường quốc như Nhật Bản, Nga, Mỹ và henẹ nay là ô-xtrây-li-a. Việt Nam cũng tham gia tích cực tiến trình hợp tác ASEAN+3 (với 3 nước Đông - Bắc á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) và các nổ lực tién tới việc hình thành một khuôn khổ hợp tác mới, trên quy mô toàn khu vực Đông á. Cùng với ASEAN Việt nam còn tham gia tích cực vào các khuôn khổ hợp tác liên khu vực khác như Diễn đàn hợp tác á- âu (ASEM) và Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC).Nước ta đã tổ chức thắng lợi Hội nghị cấp cao á - âu 5C (ASEM-5) năm 2004 và đăng chuẩn bị để đăng cai Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC. Có thể nói, quan hệ Viểt Nam - ASEAN trong an ninh, chính trị và ngoại giao đang ở một tầm cao mới, trong tương lai mối quan hệ này sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn. Việt Nam sẽ phấn đấu để đạt được niềm mong mỏi của các nước ASEAN về khu vực Đông Nam á hoà bình ổn định và hợp tác. 2. Quan hệ việt nam - ASEAN trong lĩnh vực hợp tác kinh tế - thương mại. Trước 1989 Việt N

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34334.doc
Tài liệu liên quan