Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các sơ đồ, bảng, biểu
Biểu 2.1: Biểu phí bảo lãnh của NHĐT & PT HN 65 6
LỜI NÓI ĐẦU 7
CHƯƠNG 1 9
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 9
1.1. Doanh nghiệp xây lắp trong nền kinh tế. 9
1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp xây lắp 9
1.1.2. Vai trò và vị thế của Doanh nghiệp xây lắp. 9
1.1.2.1. Sự phát triển của DNXL tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn lực của đất nước. 10
1.1.2.2. DNXL thu hút một số lượng lao động đông đảo, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội. 10
1.1.2.3. Sự phát triển của các DNXL giữ một vai trò chủ đạo, đóng góp một phần chủ yếu cho Ngân sách nhà nước. 10
1.1.2.4. DNXL góp phần đưa đất nước tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 11
1.1.3. Đặc điểm hoạt động của các DNXL. 11
1.1.3.1. Đặc điểm về loại hình tổ chức sản xuất, ngành nghề hoạt động. 11
1.1.3.2. Đặc điểm của sản phẩm xây lắp. 12
1.1.3.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất của các DNXL. 15
1.1.4.4. Đặc điểm chu chuyển vốn sản xuất kinh doanh của DNXL. 16
1.2. Những vấn đề cơ bản về bảo lãnh của NHTM đối với DNXL. 19
1.2.1. Tổng quan về bảo lãnh của Ngân hàng thương mại. 19
1.2.1.1. Khái niệm bảo lãnh Ngân hàng. 19
1.2.1.2. Đặc điểm của bảo lãnh Ngân hàng. 21
1.2.1.3. Vai trò của bảo lãnh Ngân hàng. 23
1.2.1.4. Chức năng của bảo lãnh Ngân hàng. 24
1.2.1.5. Phân biệt giữa bảo lãnh với các công cụ đảm bảo khác trong hoạt động Ngân hàng thương mại. 25
1.2.1.6. Phân loại bảo lãnh Ngân hàng. 27
1.2.1.7. Quy trình bảo lãnh. 31
1.2.2. Bảo lãnh của NHTM đối với DNXL. 34
1.2.2.1. Vai trò của BLNH đối với DNXL. 34
1.2.2.2. Các loại hình BLNH được áp dụng chủ yếu trong xây lắp. 35
1.3. Chất lượng bảo lãnh đối với DNXL. 38
1.3.1. Quan điểm về chất lượng bảo lãnh. 38
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng bảo lãnh của các DNXL. 40
1.3.2.1. Các chỉ tiêu định tính. 40
1.3.2.2. Các chỉ tiêu định lượng. 41
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng bảo lãnh của các DNXL. 44
1.3.3. Nhân tố rủi ro trong bảo lãnh đối với các DNXL 44
1.3.3.2. Các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới chất lượng bảo lãnh của DNXL. 50
CHƯƠNG 2 52
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH ĐỐI VỚI DNXL TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI 52
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. 52
2.1.1. Sơ lược lich sử hình thành và phát triển. 52
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHĐT & PT HN. 54
2.1.3. Hoạt động của NHĐT & PT HN trong giai đoạn 2005-2007. 54
2.1.3.1. Những hoạt động cơ bản của NHĐT & PT HN. 54
2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHĐT & PT HN trong giai đoạn 2005 – 2007. 55
2.2. Thực trạng bảo lãnh đối với các DNXL tại NHĐT & PT HN. 62
2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo lãnh tại Việt Nam hiện nay. 62
2.2.2. Quy trình thực hiện bảo lãnh của NHĐT & PT HN đối với DNXL. 64
2.2.3. Các yếu tố cơ bản trong nghiệp vụ Bảo lãnh đối với DNXL tại Chi nhánh NHĐT & PT HN. 67
2.2.4. Đặc điểm các loại bảo lãnh trong xây lắp tại NHĐT & PT HN. 73
2.2.5. Chính sách khách hàng trong nghiệp vụ bảo lãnh đối với DNXL tại NHĐT & PT HN. 77
2.3. Thực trạng chất lượng bảo lãnh đối với DNXL tại NHĐT & PT HN. 78
2.3.1. Phân tích các chỉ tiêu định tính. 78
2.3.2. Phân tích các chỉ tiêu định lượng. 80
2.3.2.1. Dư nợ bảo lãnh hàng năm tại NHĐT & PT HN. 80
2.3.2.2. Thu từ hoạt động bảo lãnh. 83
2.4. Đánh giá chất lượng bảo lãnh đối với DNXL tại NHĐT & PT HN. 85
2.4.1. Những kết quả đạt được. 85
2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân. 87
2.4.2.1. Tồn tại 87
2.4.2.2. Nguyên nhân 90
CHƯƠNG 3 93
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH ĐỐI VỚI DNXL TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI 93
3.1. Định hướng hoạt động của NHĐT & PT HN giai đoạn 2008-2010. 93
3.1.1. Đánh giá môi trường hoạt động kinh doanh. 93
3.1.1.1. Môi trường bên trong. 93
3.1.1.2. Môi trường bên ngoài. 97
3.1.2. Định hướng phát triển chung của NHĐT & PT HN năm 2008. 101
3.1.3. Định hướng phát triển của NHĐT & PT HN về bảo lãnh đối với Doanh nghiệp xây lắp trong thời gian tới. 104
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh đối với DNXL. 105
3.2.1. Xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng bảo lãnh nói chung và bảo lãnh đối với DNXL nói riêng linh hoạt và thích hợp trong từng giai đoạn phát triển. 105
3.2.2. Đa dạng hoá đối tượng khách hàng. 105
3.2.3. Hoàn thiện chính sách phí bảo lãnh. 106
3.2.4. Kiên quyết thực hiện quy định về tài sản bảo đảm. 107
3.2.5. Thực hiện nghiêm ngặt quy trình bảo lãnh. 108
3.2.6. Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn cán bộ. 109
3.2.7. Khai thác hiệu quả những ứng dụng công nghệ thông tin. 110
3.2.8. Đẩy mạnh phát triển công tác nghiên cứu khoa học tại Chi nhánh. 112
3.2.9. Đẩy mạnh công tác marketing, nâng cao uy tín của Ngân hàng. 112
3.2.10. Một số giải pháp khác. 113
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng bảo lãnh đối với DNXL tại NHĐT & PT HN. 114
3.3.1. Kiến nghị đối với Quốc Hội. 114
3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành. 115
3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 117
3.3.4. Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 118
3.3.5. Kiến nghị đối với Chủ đầu tư (Bên A) và Nhà thầu (Bên B). 119
KẾT LUẬN 121
124 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng bảo lãnh đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỷ (+22%). Đây là nguồn vốn có chi phí thấp, đem lại hiệu quả cao trong hoạt động của Chi nhánh.
Chi nhánh đã đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. Ngoài sản phẩm tiết kiệm truyền thống, Chi nhánh đã triển khai thêm các loại sản phẩm huy động vốn mới có hàm lượng công nghệ cao và mang nhiều tiện ích cho khách hàng như: sản phẩm tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ có giá…Do vậy, Chi nhánh đã duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hàng năm, tuy nhiên chưa ổn định, còn mang tính chất phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất của đơn vị, một số điểm huy động vốn dân cư vẫn chưa phát huy được hiệu quả tối đa và thị phần huy động vốn của Chi nhánh trên địa bàn Hà Nội chưa tương xứng theo yêu cầu phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
c. Hoạt động tín dụng.
Bảng 2.2: Tình hình HĐ Tín dụng của NHĐT & PT HN 2005-2007
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng dư nợ tín dụng
4.082
4.335
3.990
1. Theo kỳ hạn
Cho vay ngắn hạn
3.061
3.442
3.216
Cho vay trung dài hạn
1.021
893
774
2. Theo thành phần kinh tế
Doanh nghiệp Nhà nước
2.653
2.124
1.397
Doanh nghiệp ngoài QD
1.429
2.211
2.593
3. Theo tài sản bảo đảm
Có TSBĐ
980
1.214
1.456
Không có TSBĐ
3.102
3.121
2.534
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHĐT & PT HN 2005)
♦ Quy mô tín dụng.
Theo bảng số liệu trên ta thấy hoạt động tín dụng về cơ bản bám sát mục tiêu: chủ động tăng trưởng, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ trên nguyên tắc chấp hành nghiêm minh giới hạn tín dụng đươc NHĐT & PT Hà Nội phê duyệt. Tổng dư nợ tín dụng (không kể ODA, nợ khoanh, chờ xử lý) đến 31/12/2007 là 3.990 tỷ đồng, bằng 99,8% giới hạn của NHĐT & PT Việt Nam.
Thị phần tín dụng trên địa bàn là 2,2% (của các Chi nhánh BIDV trên địa bàn là 16%).
♦ Cơ cấu tín dụng
Từ chỗ chỉ có tín dụng ngắn hạn, trung dài hạn phục vụ chủ yếu các đơn vị xây lắp, cho đến nay NHĐT & PT HN đã đưa ra nhiều hình thức tín dụng đáp ứng đa dạng phù hợp với nhu cầu của khách hàng như: tín dụng ngắn hạn, trung dài hạn, đồng tài trợ, tín dụng dự phòng, tài trợ thương mại, cho vay tiêu dùng. Do đó, dư nợ tín dụng của Chi nhánh không ngừng được nâng cao cả về chất lượng và số lượng. Cơ cấu tín dụng đã được thay đổi phù hợp với hoạt động của NHTM.
• Theo kỳ hạn
Tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ khá lớn, năm 2005 là 75%, năm 2006 là 79,3%, năm 2007 là 80,6%. Dư nợ trung dài hạn năm 2006 giảm 128 tỷ đồng (-12,54%) so với năm 2005, đến năm 2007 giảm 119 tỷ đồng (-13,33%) so với năm 2006). Có nhiều lý do giải thích cho điều này:
- Giai đoạn này rất nhiều các doanh nghiệp thuộc khối xây lắp giao thông (khách hàng chủ yếu của ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ) làm ăn kém hiệu quả, do vậy ngân hàng rất khó khăn cho việc cấp vốn vì các khách hàng không đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng.
- Trong thời gian này công tác thu nợ trung, dài hạn được thực hiện tốt, có nhiều dự án được thu nợ mà các dự án mới thì chưa cho vay đựơc tất yếu sẽ dẫn đến dư nợ trung, dài hạn giảm.
• Theo thành phần kinh tế.
Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế cũng đã được cải thiện rõ rệt, tăng tỷ trọng dự nợ ngoài quốc doanh trong tổng dư nợ từ 35% (năm 2005) lên 51% (năm 2006), và đặc biệt là 65% (năm 2007). Đây là đổi mới tích cực của ngân hàng, phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế. Ngân hàng tăng dần tỷ trọng cho vay với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với mục tiêu bình đẳng hoá môi trường kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, gia tăng thu nhập và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
• Theo tài sản đảm bảo
Nhận thức được tầm quan trọng của TSBĐ trong dư nợ vay, trong những năm gần đây, ngân hàng đã nỗ lực và áp dụng nhiều biện pháp để tăng dư nợ có TSBĐ. Cụ thể, năm 2005 tỷ trọng cho vay có TSBĐ so với tổng dư nợ là 24%, năm 2006 là 28%, đến năm 2007 là 36,5%. Do đó, chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng liên tục được tăng cao.
♦ Chất lượng Tín dụng
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng
tại Chi nhánh NHĐT & PT HN
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Tỷ lệ nợ xấu
4%
2,56%
Tỷ lệ nợ quá hạn
0,48%
0,16%
Trích Dự phòng rủi ro
65,45
81,18
Sử dụng Dự Phòng rủi ro
141,33
49,12
(Nguồn: phòng Nguồn vốn NHĐT & PT HN)
Dư nợ xấu đến cuối năm 2007 là 102 tỷ đồng, chiếm 2,56% Tổng dư nợ, trong đó nợ nhóm 3 giảm từ 162 tỷ (năm 2006) xuống còn 66 tỷ, nợ nhóm 4 giảm 1 tỷ (dư 31/12/2007 bằng 0), và nợ nhóm 5 giảm từ 49 tỷ xuống 36 tỷ. Tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,16% thấp hơn nhiều so vơi năm 2006.
d. Hoạt động dịch vụ.
Bảng 2.4: Kết quả thu phí dịch vụ tại NHĐT & PT HN 2005-2007
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng thu dịch vụ phí
29
45.5
51,9
Tỷ lệ thu dich vụ phí/Tổng thu nhập
6,3%
8%
9%
(Nguồn: Phòng Nguồn vốn NHĐT & PT HN)
Hoạt động dịch vụ của Chi nhánh được triển khai với mục tiêu mở rộng, phát triển và nâng cao chất lượng các loại dịch vụ. Tổng số phí thu được trong năm 2007 là 51,9 tỷ, tăng 14% so với năm 2006 và tăng 79% so với năm 2005. Trong đó:
- Dịch vụ bảo lãnh vẫn là dịch vụ được triển khai đầy đủ tất cả các loại với doanh số bảo lãnh đạt 2.600 tỷ, tăng 13% so với năm 2006, số dư bảo lãnh đến 25/12/2007 là 2.418 tỷ. Phí bảo lãnh đạt 35 tỷ đồng, chiếm 67,4% dịch vụ phí của Chi nhánh.
- Hoạt động Ngân quỹ được đảm bảo an toàn tuyệt đối với doanh số thu chi tiền mặt là 24.781 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2006.
- Hoạt động thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ luôn được đảm bảo an toàn và ngày càng phát triển. Doanh số thanh toán quốc tế đạt 415 triệu USD, tăng 20% so với năm 2006 và phí thu được 9,9 tỷ, tăng 36% so với 2006. Thu nhập ròng về kinh doanh ngoại tệ đạt 2,8 tỷ, tăng 36% so với 2006.
- Doanh số thanh toán 2007 đạt 95.511 tỷ, phí thu được là 2,6 tỷ, tăng 30% so với 2006.
- Thực hiện lắp đặt thêm 6 máy ATM, đưa tổng số máy ATM Chi nhánh quản lý lên 18 máy, triển khai lắp đặt được 25 máy POS. Chi nhánh cũng phát hành được 6.741 thẻ, đạt 134% kế hoạch.
- Triển khai nhiều dịch vụ mới như: Western Union, HomeBanking, BIDV @ Securities, dịch vụ đại lý nhận lệnh giao dịch chứng khoán. Riêng với chỉ tiêu doanh thu khai thác phí bảo hiểm, Chi nhánh đạt 3,6 tỷ, tăng 16% so với 2006 và hoàn thành 110% kế hoạch năm.
Thực hiện thanh toán lương cho 58 đơn vị với tổng số gần 7000 cán bộ.
Bảng 2.5: Kết quả thực hiện thu phí dịch vụ 2007 của các đơn vị trực thuộc Chi nhánh NHĐT & PT HN
Đơn vị: Triệu đồng, %
STT
Tên phòng ban
Thu dịch vụ phí
Kế hoạch
Thực hiện
% TH so
với KH
Tổng số
51.500
51.859
101%
I
1.
2
3
4
Khối Phòng Tín dụng
Phòng Tín dụng 1
Phòng Tín dụng 2
Phòng Tín dụng 3
Phòng Tín dụng 4
30.050
9.000
6.850
2.200
14.000
32.684
9.337
6.971
2.305
14.071
102%
104
102
105
101
II
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Khối Phòng Giao dịch
Phòng Giao dịch 1
Phòng Giao dịch 2
Phòng Giao dịch 6
Phòng Giao dịch 10
Phòng Giao dịch 11
Phòng Giao dịch 12
Phòng Giao dịch 17
Phòng Giao dịch 18
Phòng Giao dịch 19
7.050
260
1.050
600
3.000
230
110
400
1.350
50
7.300
294
1.118
438
3.015
308
115
496
1.454
92
104%
113
106
73
101
134
105
124
108
184
III
1
2
Khối điểm giao dịch
Điểm Giao dịch 2
Điểm Giao dịch 3
350
300
50
529
450
79
151%
150
158
IV
1
2
Khối Phòng Dịch vụ
Phòng DV KHDN
Phòng DV KHCN
2.500
2.400
100
2.234
2.129
105
89%
89
105
V
1
2
Khối chức năng
Phòng TTQT
Phòng KHNV
10.500
8.000
2.500
12.035
9.215
2.820
115%
115
113
(Nguồn: phòng Nguồn vốn NHĐT & PT HN)
2.2. Thực trạng bảo lãnh đối với các DNXL tại NHĐT & PT HN.
2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo lãnh tại Việt Nam hiện nay.
Tại Việt Nam, vào đầu những năm 90, khi nền kinh tế nước nhà bắt đầu hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực, các hoạt động Ngân hàng trở nên đa dạng, phong phú, trong đó hoạt động bảo lãnh và tái bảo lãnh được phát triển như một tất yếu khách quan. Để khắc phục tình trạng bảo lãnh tràn lan, kém hiệu quả và phù hợp với Điều lệ quản lý ngoại hối ban hành theo Nghị định số 161/HĐBT ngày 14/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 192/NH/QĐ ngày 17/9/1992 ban hành Quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài. Đây có thể được coi là văn bản pháp lý đầu tiên tại Việt Nam điều chỉnh việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh tại các Ngân hàng thương mại.
Ngày 30/8/1993, Chính phủ ký ban hành Nghị định số 58/CP ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài. Để triển khai hướng dẫn thi hành, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 23/QĐ-NH14 ngày 21/2/1994 ban hành Quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài. Quyết định này thay thế Quyết định số 192/NH-QĐ và thông tư có liên quan hướng dẫn việc quản lý vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp.
Sau một thời gian thực hiện, theo yêu cầu đặt ra trong thực tiễn, nhất là nghiệp vụ bảo lãnh đã khá phát triển trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, thực hiện Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các Tổ chức tín dụng, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/08/2000 về việc ban hành quy chế bảo lãnh Ngân hàng. Quy chế này đã dựa trên cơ sở kế thừa những quy định cũ và một số phát sinh thực tế trong quá trình thực hiện Quy chế bảo lãnh vay vốn nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 23/QĐ-NH14 và Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 196/QĐ-NH14 ngày 16/09/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Quy chế bảo lãnh được ban hành nhằm mục tiêu điều chỉnh tất cả các loại hình, hoạt động bảo lãnh của các tổ chức tín dụng, không phân biệt và tách ra nhiều quy chế bảo lãnh như trước. Sự ra đời của Quyết định số 283/2000/QQĐ-NHNN14 thay thế cho các quy định về bảo lãnh trước đó, kèm theo các Quyết định số 386/2001/QĐ-NHNN ngày 11/04/2001, Quyết định 2348/2001/QĐ-NHNN ngày 29/10/2001 đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lĩnh vực bảo lãnh Ngân hàng của các TCTD.
Đến năm 2006 NHNN ban hành Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN. Đây được coi là văn bản pháp luật mới nhất quy định về quy chế bảo lãnh. Nhìn chung, so với Quyết đinh 283/2000/QĐ-NHNN14 thì văn bản này không có sửa đổi nhiều lắm về nội dụng chính, chỉ sửa đổi hoàn thiện một số mục cho phù hợp với tình hình ở Việt Nam. Cụ thể, một số khái niệm về bảo lãnh ở quyết định 26 được đưa ra tổng quát hơn, thay đổi tên bảo lãnh hoàn thanh toán thành bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, giảm số dư bảo lãnh của khách hàng tại Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài không vượt quá từ 25% xuống 15% vốn tự có, bổ sung thêm phần chấp nhận bảo lãnh đối ứng… Sự ra đời của Quyết định 26/2006/QĐ-NHNN một lần nữa thể hiện quyết tâm của NHNN đẩy nhanh quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về bảo lãnh, đảm bảo nâng cao tính chủ động trong kinh doanh của các TCTD, thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ bảo lãnh giữa doanh nghiệp và các TCTD, đồng thời, góp phần cải tiến không ngừng để phù hợp với các thông lệ quốc tế trên bước đường hội nhập.
2.2.2. Quy trình thực hiện bảo lãnh của NHĐT & PT HN đối với DNXL.
Quy trình bảo lãnh tại NHĐT & PT HN được thực hiện lần lược theo 5 bước cơ bản sau:
Quyết định bảo lãnh
Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ
Phát hành bảo lãnh
Kết thúc bảo lãnh
Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh
Bước 1: Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ.
Cán bộ thực hiện bảo lãnh (CB.THBL) hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ theo đúng quy định đối với mỗi loại bảo lãnh, bao gồm: Giấy đề nghị bảo lãnh; hồ sơ pháp lý về khách hàng; hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính; hồ sơ về đảm bảo bảo lãnh. Riêng đối với bảo lãnh xây lắp thì cần yêu cầu thêm những hồ sơ sau:
- Bảo lãnh dự thầu: Tài liệu mời thầu, quy chế hoặc quy định đấu thầu của Chủ đầu tư trong đó ghi rõ các trường hợp vi phạm quy chế (quy định) đấu thầu và trách nhiệm nghĩa vụ mỗi bên dự thầu.
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Hợp đồng thi công (hợp đồng chính thức hoặc hợp đồng dự thảo trước khi ký chính thức) hoặc hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị quy định về các điều kiện thực hiện hợp đồng và bảo lãnh thực hiện hợp đồng; thông báo trúng thầu hoặc phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền.
- Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm: Hợp đồng kinh tế quy định cụ thể về trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm, các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của các bên. Nếu hợp đồng kinh tế không quy định rõ thì phải có một hợp định rõ trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm, các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của các bên.
- Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: Văn bản cam kết của các bên về số tiền ứng trước, thời gian và tiến độ, phương thức hoàn trả nguồn vốn, xác định rõ các trường hợp vi phạm, nghĩa vụ của bên nhận tiền ứng trước (nếu trong hợp đồng kinh tế chưa quy định rõ).
Sau khi nhận được hồ sơ bảo lãnh của khách hàng, CB.THBL kiểm tra, kiểm soát các tài liệu của bộ hồ sơ về số lượng, các yếu tố trên tài liệu về tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh và yêu cầu khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ (nếu thiếu).
Bước 2: Quyết định bảo lãnh.
Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ từ khách hàng, CB.THBL tiến hành thẩm định hồ sơ. Trong quá trình thẩm định phải thẩm định rõ các nội dụng sau:
Tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh.
Năng lực pháp lý của khách hàng xin bảo lãnh.
Việc chuyển tiền ký quỹ vào tài khoản ký quỹ để thực hiện bảo lãnh.
Tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án (Đối với bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh vay vốn)
Đối với các DNXL, CB.THBL không chỉ thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp xin bảo lãnh mà còn phải thẩm định năng lực tài chính của Chủ đầu tư và thẩm định các dự án mà DNXL đã và đang triển khai, nhằm đảm bảo nguồn vốn để thực hiện công trình một cách hiệu quả. Qua đó Chi nhánh xác định rủi ro và các biện pháp phòng ngừa. Ngoài ra, Chi nhánh còn xem xét đưa ra các yêu cầu về ký quỹ và tài sản đảm bảo (TSĐB), đặc biệt đối với lĩnh vực xây lắp là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro thì đây là một điều kiện không thể thiếu nhằm hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. Song Chi nhánh cũng không nên quá coi trọng vấn đề này, xem nó như là một vấn đề quyết định bảo lãnh cho doanh nghiệp.
Sau khi tiến hành thẩm định, căn cứ ý kiến các phòng nghiệp vụ liên quan, CB.THBL lập Tờ trình để trình lãnh đạo. Sau khi xem xét tờ trình, Lãnh đạo Chi nhánh sẽ quyết định về việc bảo lãnh. Nếu dự án phức tạp, Lãnh đạo quyết định đưa ra họp HĐTD.
Bước 3: Phát hành bảo lãnh.
CB.THBL tiến hành hoàn chỉnh lại hồ sơ bảo lãnh (nếu có yêu cầu); thực hiện các biện pháp bảo đảm (trừ bảo lãnh ký quỹ 100% vốn tự có) như: thế chấp, cầm cố, ký quỹ, bảo lãnh của bên thứ ba…; ký hợp đồng bảo lãnh và phát hành thư bảo lãnh. Trường hợp phát hành bảo lãnh ký quỹ 100% không phải ký HĐBL với khách hàng. Thời hạn xem xét phát hành bảo lãnh của Chi nhánh tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của khách hàng.
Bước 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh.
CB.THBL theo dõi tình hình tài chính và SXKD của khách hàng từ khi phát sinh đến khi kết thúc nghĩa vụ bảo lãnh, đồng thời tiến hành thu phí bảo lãnh và kiểm tra TSBĐ cho bảo lãnh, đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và gia hạn bảo lãnh (nếu cần thiết). Hàng quý yêu cầu khách hàng gửi báo cáo định kỳ, hết năm tài chính yêu cầu khách hàng gửi các quyết toán được duyệt chính thức. Trường hợp Ngân hàng phải trả nợ thay cho khách hàng, CB.THBL phải tìm mọi biện pháp đôn đốc khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ. Nếu khách hàng không thực hiện được phải xử lý theo một trong các trường hợp sau: trích tiền ký quỹ của bảo lãnh thanh toán trả cho bên thụ hưởng (nếu có), cho khách hàng vay theo kế hoạch tín dụng đầu tư để trả thay (nếu khách hàng được Chính phủ chỉ đạo cho vay từ nguồn vốn tín dụng đầu tư để hỗ trợ trả nợ), cho khach hàng vay tạm thời chờ thanh toán để trả nợ thay (nếu khách hàng bị chậm thanh toán và có nguồn trả nợ rõ ràng), cho khách hàng vay bắt buộc để trả nợ thay theo quy định hiện hành.
Bước 5: Kết thúc bảo lãnh.
CB.THBL tiến hành tất toán bảo lãnh và giải toả tài sản đảm bảo bảo lãnh khi khách hàng đã hoàn tất xác nghĩa vụ theo hợp đồng bảo lãnh. Tiến hành đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm và lưu trữ hồ sơ. Riêng đối với các loại bảo lãnh cho DNXL cần lưu trữ các loại tài liệu sau:
- Bảo lãnh dự thầu: Thư mời thầu, quy định đấu thầu của Chủ đầu tư (bản phô tô).
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Hợp đồng thi công xây lắp (bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây lắp - bản chính) hoặc thông báo trúng thầu (bản chính); Hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị (bảo lãnh thực hiện hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị - bản chính).
- Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm: Hợp đồng thoả thuận trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm (bản chính).
- Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: Hợp đồng kinh tế hoặc hợp đồng bổ sung về cam kết của các bên về số tiền ứng trước (bản chính); Lệnh chi tiền (bản photo-nếu có).
2.2.3. Các yếu tố cơ bản trong nghiệp vụ Bảo lãnh đối với DNXL tại Chi nhánh NHĐT & PT HN.
a. Trình tự phát hành bảo lãnh.
` Sau khi ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng (DNXL), căn cứ vào yêu cầu phát hành bảo lãnh của Chủ đầu tư quy định trong Hợp đồng thi công xây lắp giữa khách hàng và Chủ đầu tư, CB.THBL trình Trưởng phòng, Lãnh đạo ký phát hành bảo lãnh.
b. Hình thức phát hành bảo lãnh.
NHĐT & PT HN phát hành bảo lãnh dưới các hình thức sau:
- Thư bảo lãnh (Letter of Guarantee hoặc Standby L/C): Thư bảo lãnh thường được áp dụng đối với với các loại bảo lãnh trong xây dựng, BL thanh toán và bảo lãnh vay vốn.
- Mở L/C trả chậm (Deferred L/C): L/C trả chậm là một loại bảo lãnh Ngân hàng thường được áp dụng trong bảo lãnh vay vốn trong đó Bên cho vay chính là bên bán thiết bị nước ngoài hoặc bên tài trợ cho Bên bán thiết bị nước ngoài.
- Ký bảo lãnh trên hối phiếu (Bill of Exchange) hoặc giấy nhận nợ (Promissory notes): thường áp dụng trong bảo lãnh vay vốn.
c. Các loại hình BL chủ yếu trong xây lắp tại NHĐT & PT HN.
Bảo lãnh dự thầu.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm (Bảo lãnh bảo hành).
Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước.
Trong các loại hình bảo lãnh trên thì bảo lãnh dự thầu là lớn nhất.
d. Bên được bảo lãnh
Theo quy định của NHNN và quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại NHĐT & PT HN, thì đó là tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh và tham gia đấu thầu các dự án đầu tư tại Việt Nam,các tổ chức tín dụng và các pháp nhân khác.
Tuy nhiên, trong thực tế, đã và đang phát sinh một đối tượng đề nghị được bảo lãnh, đó là các liên danh. Trường hợp này, các bên liên danh thống nhất cử ra một đại diện cho liên danh trong giao dịch đấu thầu/thực hiện hợp đồng với Chủ đầu tư và bảo lãnh với Ngân hàng. Bên đại diện cho liên danh chịu toàn bộ trách nhiệm trước Chủ đầu tư và Ngân hàng về các nghĩa vụ của liên danh liên quan đến đấu thầu, thực hiện hợp đồng và bảo lãnh.
e. Số tiền bảo lãnh.
Đó chính là số tiền NHĐT & PT HN cam kết sẽ trả cho Bên thụ hưởng bảo lãnh khi Bên được bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên hưởng bảo lãnh. Số tiền bảo lãnh được ghi cụ thể trong Hợp đồng bảo lãnh và Thư bảo lãnh.
f. Giới hạn bảo lãnh.
• Tổng số dư bảo lãnh (bao gồm tổng số dư bảo lãnh và các cam kết phát hành theo hình thức thư tín dụng chứng từ, ngoại trừ hình thức mở thư tín dụng trả ngay được khách hàng ký quỹ đủ hoặc được cho vay 100% giá trị thanh toán) của NHĐT & PT HN đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng. Chi nhánh phải thường xuyên theo dõi và cập nhật thông tin về mức vốn tự có của Ngân hàng (theo thông báo của Hội sở chính hoặc thông tin từ Ban Nguồn vốn kinh doanh tiền tệ) để bảo đảm tổng số dư bảo lãnh không vượt quá tỷ lệ trên.
• Tổng dư nợ cho vay và dư bảo lãnh của NHĐT & PT HN đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của Ngân hàng và đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của Ngân hàng. trừ trường hợp quy định tại Điều 9 Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng ban hành kèm Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Tổng giám đốc.
g. Phạm vi trách nhiệm bảo lãnh.
Đó chính là các nghĩa vụ tài chính của Bên được bảo lãnh, được quy định trong hồ sơ mời thầu, hợp đồng thi công xây lắp và các quy định của pháp luật, mà Ngân hàng cam kết thực hiện thay khi Bên được bảo lãnh không thực hiện đúng, đầy đủ.
h. Thời hạn bảo lãnh.
Đó là khoảng thời gian mà trong phạm vi đó cam kết bảo lãnh có hiệu lực. Mọi khiếu nại hay yêu cầu thanh toán liên quan đến bảo lãnh phải được gửi đến trụ sở của Bên bảo lãnh (NHĐT & PT HN) trong phạm vi thời gian đó.
Thời hạn bảo lãnh được xác định căn cứ vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh của Bên được bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thoả thuận hoặc cam kết khác.
i. Thời hạn hiệu lực.
Trong một số trường hợp, thời hạn hiệu lực ngắn hơn thời hạn bảo lãnh, ví dụ: bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: thời hạn hiệu lực bắt đầu kể từ khi khoản tiền ứng trước được chuyển về tài khoản của Bên được bảo lãnh và kết thúc khi Bên được bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước theo quy định tại Hợp đồng. Thời hạn bảo lãnh trong trường hợp này được kéo dài đến khi Bên được bảo lãnh xuất trình đầy đủ chứng từ chứng minh rằng Bên được bảo lãnh đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước.
k. Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Đó là các điều kiện vi phạm mà theo đó nếu Bên được bảo lãnh vi phạm một trong các điều kiện này thì Bên được bảo lãnh và NHĐT & PT HN phải trả cho Chủ đầu tư một khoản tiền trong phạm vi số tiền bảo lãnh.
l. Phương thức thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Khi có thông báo của bên hưởng bảo lãnh về sự vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh và các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được đáp ứng, NHĐT & PT HN phải trả ngay số tiền theo yêu cầu của bên hưởng bảo lãnh trong phạm vi số tiền được bảo lãnh. Nếu Bên được bảo lãnh không chủ động trả hoặc trả không đủ, Ngân hàng trích tài khoản tiền gửi của Bên được bảo lãnh để trả. Nếu áp dụng các biện pháp trên mà vẫn không đủ tiền trả cho bên nhận bảo lãnh thì Ngân hàng sẽ trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc với số tiền trả nợ thay theo lãi suất nợ quá hạn của Bên được bảo lãnh đối với Ngân hàng và áp dụng các biện pháp cần thiết để thu nợ.
m. Bảo đảm cho bảo lãnh.
Căn cứ vào tình hình đặc điểm của tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và uy tín của khách hàng, Chi nhánh và khách hàng thoả thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp đảm bảo cho bảo lãnh. Các hình thức đảm bảo cho bảo lãnh bảo gồm:
Ký quỹ (đủ 100% hoặc ký quỹ một phần số tiền bảo lãnh).
Thế chấp, cầm cố.
Bảo lãnh bằng tài sản của Bên thứ ba.
- Bảo lãnh bằng uy tín của Bên thứ ba, thường được áp dụng trong trường hợp Tổng công ty bảo lãnh cho các đơn vị thành viên.
Tín chấp dựa trên uy tín và năng lực tài chính của doanh nghiệp.
n. Phí bảo lãnh.
Theo quy định tại NHĐT & PT HN thì đó là số tiền mà Bên được bảo lãnh phải trả cho Bên bảo lãnh (NHĐT & PT HN), và được quy định trong Hợp đồng bảo lãnh
Phí bảo lãnh = Số tiền BL * Số ngày BL thực tế * Mức phí BL
Biểu 2.1: Biểu phí dịch vụ bảo lãnh của NHĐT & PT HN
MÃ PHÍ
DANH MỤC CÁC LOẠI PHÍ
MỨC PHÍ
1
Ký quỹ 100%
F001
1.1
Phát hành bảo lãnh
1,5%/Số tiền bảo lãnh kể từ ngày hiệu lực đến ngày hết hạn
Tối thiểu: 300.000VND
F002
1.2
Sửa đổi tăng tiến
1,5%/Số tiền tăng thêm kể từ ngày hiệu lực đến ngày hết hạn.
Tối thiểu: 200.000VND
F003
1.3
Sửa đổi gia hạn ngày hiệu lực
1,5%/Số tiền bảo lãnh kể từ ngày đến ngày hết hạn.
Tối thiểu: 200.000VND
F004
1.4
Sửa đổi khác
200.000VND/lần
F005
1.5
Huỷ thư bảo lãnh
200.000VND
2
Ký quỹ dưới 100%
2.1
Bảo lãnh thanh toán
F006
- Phát hành bảo lãnh thanh toán
(Bảo lãnh thanh toán thuế XNK: 2,5%/năm/số tiền bảo lãnh kể từ ngày hiệu lực đến ngày hết hạn, tối thiểu 300.000 VND).
4%/năm/số tiền bảo lãnh kể từ ngày hiệu lực đến ngày hết hạn.
Tối thiểu: 500.000VND
F007
- Sửa đổi tăng tiến
Bằng phí phát hành lần đầu kể từ ngày sửa đổi đến ngày hết hạn.
F008
- Sửa đổi gia hạn ngày hiệu lực
Bằng phí phát hành lần đầu kể từ ngày sửa đổi đến ngày hết hạn.
2.2
Các loại bảo lãnh khác
F009
- Phát hành các loại bảo lãnh khác
2%/năm/số tiền bảo lãnh kể từ ngày hiệu lực đến ngày hết hạn.
Tối thiểu: 300.000VND
F010
- Sửa đổi tăng tiến
2%/năm/số tiền tăng thêm kể từ ngày hiệu lực đến ngày hết hạn.
Tối thiểu: 200.000VND
F011
- Sửa đổi gia hạn ngày hiệu lực
2%/năm/số tiền kể từ ngày hiệu lực đến ngày hết hạn.
Tối thiểu: 200.000VND
F012
2.3
Sửa đổi khác
200.000VND/lần
F013
2.4
Huỷ thư bảo lãnh
200.000VND/lần
F014
3
Bảo lãnh bằng tiếng Anh
Phí tương ứng từ F001 đến F013 + 100.000VND/bản
Bản dịch Bảo lãnh bằng tiếng Anh/ hoặc tiếng Việt
200.000 VND/bản
2.2.4. Đặc điểm các loại bảo lãnh trong xây lắp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33196.doc