Chuyên đề Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Mục lục

 

Lời Mở đầu 1

Chương 1: Chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng Thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 2

1.1 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ 2

1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ 2

1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 3

Những ưu điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 3

Những hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ 4

1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế. 5

1.2 Tổng quan về bảo lãnh của Ngân hàng thương mại. 6

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm bảo lãnh của ngân hàng thương mại. 6

1.2.1.1 Khái niệm bảo lãnh của ngân hàng thương mại. 6

1.2.1.2 Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng thương mại 7

1.2.2 Chức năng của bảo lãnh 8

1.2.3 Vai trò của bảo lãnh 9

1.2.3.1 Vai trò của bảo lãnh đối với nền kinh tế. 9

1.2.3.2 Vai trò của bảo lãnh đối với ngân hàng 9

1.2.3.3 Vai trò của bảo lãnh đối với doanh nghiệp 10

1.2.4 Phân loại Bảo lãnh 10

1.2.4.1 Theo mục đích bảo lãnh 10

1.2.4.2 Theo hình thức phát hành 12

1.2.4.3 Theo điều kiện bảo lãnh 15

1.3 Khái niệm về chất lượng bảo lãnh ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 18

1.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng thương mại đối với DN V&N. 19

1.4.1 Nhóm chỉ tiêu định tính 19

1.4.2 Các chỉ tiêu định lượng. 20

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng bảo lãnh. 22

1.5.1 Các nhân tố chủ quan. 22

1.5.1.1 Năng lực tài chính của ngân hàng. 22

1.5.1.2 Chính sách phát triển dịch vụ bảo lãnh 23

1.5.1.3 Quy trình bảo lãnh 23

1.5.1.4 Đội ngũ cán bộ ngân hàng 24

1.5.2 Các nhân tố khách quan 25

1.5.2.1 Các nhân tố từ phía khách hàng được bảo lãnh 25

1.5.2.2 Các nhân tố khác 26

Chương 2 : Thực trạng chất lượng bảo lãnh Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 27

2.1 Khái quát vê ngân hàng Công thương Ba Đình 27

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 27

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Công thương Ba Đình. 29

2.1.3 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng Công thương Ba Đình. 30

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 31

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng 33

2.1.3.3 Hoạt động tài trợ thương mại 34

2.1.3.4 Các hoạt động khác 35

2.2 Thực trạng chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với DN V&N. 38

2.2.1 Khái quát các DN V&N, khách hàng của Ngân hàng Công thương Ba Đình. 38

2.2.2 Cơ sở pháp lý của dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng công thương Ba Đình. 38

2.2.3 Quy trình bảo lãnh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với DNV&N. 39

2.2.4 Thực trạng bảo lãnh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với DN V&N. 41

2.2.4.1 Đối tượng DN V&N được bảo lãnh. 41

2.2.4.2 Các loại bảo lãnh đối với DN V&N. 42

2.2.4.3 Các hình thức phát hành. 42

2.2.4.4 Điều kiện được bảo lãnh đối với DN V&N. 42

2.2.4.5 Mức phí bảo lãnh đối với DN V&N. 43

2.3 Phân tích chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với DN V&N. 44

2.3.1 Dư nợ bảo lãnh. 44

2.3.2 Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh. 45

2.3.3 Cơ cấu bảo lãnh. 48

2.3.4 Dư nợ bảo lãnh quá hạn. 52

2.4 Đánh giá chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với doanh nghịêp vừa và nhỏ. 53

2.4.1 Kết quả đạt được. 53

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân. 54

2.4.2.1 Hạn chế. 54

2.4.2.2 Nguyên nhân của các hạn chế. 55

Nguyên nhân chủ quan. 55

Nguyên nhân khách quan. 56

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tại 57

Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với 57

Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 57

3.1 Định hướng phát triển dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng Công thương Ba Đình. 57

3.1.1 Định hướng phát triển chung của Ngân hàng Công thương Ba Đình. 57

3.1.2 Định hướng phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Ba Đình. 58

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 59

3.2.1 Đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh. 59

3.2.2 Thường xuyên kiểm tra và đánh giá dịch vụ bảo lãnh. 60

3.2.3 Nâng cao trình độ cán bộ thực hiện bảo lãnh. 60

3.2.4 Nâng cao chất lượng thẩm định và đánh giá khách hàng. 61

3.2.5 Hoàn thiện chính sách về phí bảo lãnh. 61

3.2.6 Nâng cao uy tín của Ngân hàng, phát triển mối quan hệ với các Ngân hàng khác. 62

3.2.7 Đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật liên quan đến bảo lãnh và quy trình bảo lãnh. 63

3.2.8 Tăng cường công tác quản trị rủi ro trong dịch vụ bảo lãnh. 63

3.3 Kiến nghị 65

3.3.1 Kiến nghị với NHCT Việt Nam. 65

3.3.2 Kiến nghị với chính phủ 66

Kết Luận 68

Danh mục tài liệu tham khảo. 69

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1934 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nhiệm về những hậu quả phát sinh do việc gián đạon nghiệp vụ do thiên tai, những rối loạn, dân biến, nổi dậy, chiến tranh hay bởi nguyên nhân nào khác ngoài khả năng kiểm soát của họ, hoặc do bất cứ các cuộc đình công hay bế xưởng. Trừ khi được phép rõ ràng, khi các Ngân hàng bắt đầu hot động trở lại, các Ngân hàng sẽ không thanh toán, không cam kết trả sau, chấp nhận các hối phiếu hoặc chiết khấu theo các tín dụng mà đã hết hiệu lực giữa lúc hoạt động của ngân hàng bị gián đoạn như vậy ”. 1.5.1.6 Công tác thẩm định khách hàng. Công tác thẩm định khách hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong một hợp đồng bảo lãnh của Ngân hàng. Đây là điều kiện tiên quyết để Ngân hàng xem xét có chấp nhận bảo lãnh cho doanh nghiệp hay không. Hợp đồng bảo lãnh cũng giống như hợp đồng tín dụng, khách hàng phải được thẩm định một cách kỹ càng về năng lực tài chính, tính khả thi của dự án, uy tín của doanh nghiệp đối với Ngân hàng và các doanh nghiệp khác…Từ đó Ngân hàng đánh giá chính xác mức độ rủi ro của khoản bảo lãnh, đảm bảo chất lượng khoản bảo lãnh đó. 1.5.2 Các nhân tố khách quan 1.5.2.1 Các nhân tố từ phía khách hàng được bảo lãnh Năng lực tài chính và khả năng kinh doanh của khách hàng được thể hiện ở khả năng sinh lời của doanh nghiệp, khả năng thanh toán nếu gặp sự cố, tài sản bảo đảm…Khi doanh nghiệp có tình hình tài chính ổn định, khả năng sinh lời cao và các tài sản bảo đảm có tính lỏng cao thì việc đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng sẽ dễ dàng khi đó chất lượng bảo lãnh sẽ được bảo đảm. Tính khả thi của dự án đóng vai trò rất quan trọng, một khi dự án có khả năng thực hiện tốt rủi ro từ phía khách hàng giảm từ đó ngân hàng sẽ dễ dàng chấp nhận bảo lãnh. Một dự án có tính khả thi kém ngân hàng có thể không bảo lãnh hoặc nếu bảo lãnh sẽ mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng, chất lượng bảo lãnh sẽ giảm sút. Đạo đức khách hàng là nhân tố tác động trực tiếp tới chất lượng bảo lãnh vì dịch vụ bảo lãnh là hoạt động dựa trên uy tín giữa các bên liên quan. Nếu khách hàng cung cấp thông tin một cách chính xác tạo điều kiện cho việc đánh giá thì luôn có những hợp đồng bảo lãnh với chất lượng cao. Mặt khác, khách hàng cố tính cung cấp thông tin sai lệch ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thẩm định dẫn đến đưa ra các quyết định không đúng với quy chuẩn cho phép, lúc đó chất lượng bảo lãnh sẽ không tốt. 1.5.2.2 Các nhân tố khác Tình hình kinh tế Với một nền kinh tế ổn định ngân hàng và doanh nghiệp đều có những bước phát triển mạnh mẽ sẽ thúc đẩy mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng bảo lãnh. Đặc biệt nếu tình hình kinh tế có nhiều biến động thì rủi ro trong dịch vụ bảo lãnh lại càng cao. Điều này có thể lý giải vì khi kinh tế biến động giá nguyên vật liệu thay đổi ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời những thay đổi trong chính sách kinh tế của chính phủ tác động mạnh tới hoạt động của các ngân hàng từ đó khách hàng và ngân hàng khó gặp được nhau hoặc người được bảo lãnh khó có thể thực hiện nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Tất cả điều này đều làm cho chất lượng bảo lãnh giảm sút. Hành lang pháp lý là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng bảo lãnh ngân hàng. Tất cả các dịch vụ bảo lãnh đều tuân theo các quy phạm pháp luật của ngân hàng nhà nước, của chính phủ…một hành lang pháp lý thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho cả ngân hàng và khách hàng nhưng vẫn phải đảm bảo tính chặt chẽ và đồng bộ. Đây là yếu tố cốt lõi phát triển dịch vụ bảo lãnh có chất lượng cao. Chương 2 : Thực trạng chất lượng bảo lãnh Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.1 Khái quát vê ngân hàng Công thương Ba Đình 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Công thương là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Ngày 26 tháng 03 năm 1988, Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990. Ngày 27 tháng 03 năm 1993, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập Ngân hàng Công thương Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ. Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển đến nay, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt động được phân bố rộng khắp trên 56 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm 01 Hội sở chính; 03 Sở Giao dịch; 138 chi nhánh; 188 phòng giao dịch; 258 điểm giao dịch; 191 quỹ tiết kiệm; 742 máy rút tiền tự động (ATM); 02 Văn phòng đại diện; và 03 Công ty con bao gồm Công ty cho thuê tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán (VietinbankSC) và Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản; 03 đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, Ngân hàng Công thương còn góp vốn liên doanh vào Ngân hàng Indovina và Công ty Liên doanh Bảo hiểm Châu Á Ngân hàng Công thương Việt Nam (IAI); góp vốn vào 07 công ty trong đó có Công ty cổ phần Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên, Công ty cổ phần cao su Phước Hòa, Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương v.v. Ngân hàng Công thương hiện tại có quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Vốn điều lệ của Ngân hàng Công thương tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (31/12/2007) là hơn 7.608 tỷ đồng, tổng tài sản lên tới 166.112 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng tài sản toàn ngành ngân hàng. Theo Báo cáo tài chính chưa kiểm toán của Ngân hàng Công thương, tại thời điểm 30/09/2008 vốn điều lệ và tổng tài sản của Ngân hàng Công thương tương ứng là 7.626 tỷ đồng và 187.534 tỷ đồng. Trong bối cảnh chuyển đổi đó, chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình cũng đã được chuyển đổi thành một chi nhánh Ngân hàng thương mại quốc doanh với tên gọi Chi nhánh Ngân hàng Công thương quận Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Công thương thành phố Hà Nội. Hoạt động kinh doanh mang tính kinh doanh thực sự, thông qua việc đổi mới phong cách lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh, cùng với việc đa dạng hoá các loại hình kinh doanh dịch vụ, khai thác và mở rộng thị trường, đưa thêm các sản phẩm dịch vụ mới vào kinh doanh. Lúc này chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình hoạt động theo mô hình quản lý Ngân hàng Công thương ba cấp (TW - Thành phố - quận). Với mô hình quản lý này, trong những năm đầu thành lập ( 7/88 - 3/93 ) hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình kém hiệu quả, không phát huy được thế mạnh và ưu thế của một chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn thủ đô, do hoạt động kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào Ngân hàng Công thương Thành phố Hà Nội, cùng với những khó khăn, thử thách của những năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo lối đổi mới của Đảng. Trước những khó khăn vướng mắc từ mô hình tổ chức quản lý cũng như từ cơ chế, bắt đầu từ 01/04/1993 Ngân hàng Công thương Việt Nam thực hiện thí điểm mô hình tổ chức Ngân hàng Công thương hai cấp ( Cấp TW - quận ), xoá bỏ cấp trung gian là Ngân hàng công thương Thành phố Hà Nội, đồng thời đổi mới và tăng cường công tác cán bộ. Do vậy, ngay sau khi nâng cấp quản lý cùng với việc đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực : hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đã có sức bật mới, hoạt động kinh doanh theo mô hình một Ngân hàng thương mại đa năng, có đầy đủ năng lực và uy tín để tham gia cạnh tranh một cách tích cực trên thị trường. Nhanh chóng tiếp cận được thị trường và không ngừng đổi mới, hoàn thiện mình để thích nghi với các môi trường kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Công thương Ba Đình. 2.1.3 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng Công thương Ba Đình. Trong 3 năm qua, tình hình kinh tế chính trị thế giới cũng như trong nước có nhiều bất ổn, nhưng ngành ngân hàng của Việt nam nói chung và chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình nói riêng vẫn tăng trưởng với tốc độ khá ổn định. Năm 2006, hoạt động của các Ngân hàng thương mại diễn ra sôi động, nhiều Ngân hàng mới được thành lập. Các ngân hàng mở thêm nhiều chi nhánh và điểm giao dịch, đồng thời nhiều Ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ. Đây là thời kỳ thị trường chứng khoán diễn ra sôi động, giá cổ phiếu liên tục tăng.Tuy nhiên trong năm 2006, lãi suất trên thị trường thế giới có nhiều biến động, FED đã nhiều lần điều chỉnh tăng lãi suất (5,25%/năm) đã tác động trực tiếp đến quan hệ tỷ giá và lãi suất của đồng Việt Nam, làm cho lãi suất huy động vốn VNĐ luôn không ổn định, cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng trở nên mạnh mẽ. Thêm vào đó là sự có mặt của các Ngân hàng thương mại nước ngoài làm cho cuộc cạnh tranh này càng trở nên gay gắt hơn. Năm 2007 tình hình hoàn toàn trái ngược với năm 2006, thị trường chứng khoán bớt nóng, giá cổ phiếu sụt giảm. Đặc biệt, FED nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất, do đó tỷ giá đồng USD giảm, các Ngân hàng hạn chế mua ngoại tệ vào. Điều này ảnh hưởng lớn đến các Ngân hàng thương mại bởi vì nhiều khách hàng truyền thống, khách hàng có uy tín, có kim ngạch xuất khẩu lớn thường bán ngoại tệ, chiết khấu bộ chứng từ, thanh toán quốc tế, vay vốn, gửi tiền... tại ngân hàng, nay không mua vào USD thì dễ bị khách hàng bỏ đi sang ngân hàng khác. Bước sang năm 2008 tình hình không khả quan hơn năm 2007 giá cổ phiếu liên tục giảm, vào thời điểm cuối năm chỉ số VNindex liên tục phá đáy do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trên toàn thế giới. Chính phủ các nước liên tục đưa ra các gói kích cầu, các chính sách hỗ trợ mới nhằm cải thiện tình hình. Vì vậy trong thời điểm cuối năm hoạt động của các Ngân hàng thương mại bắt đầu trở lên sôi động hứa hẹn một đợt phát triển mới cho chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình. 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Công thương Ba Đình Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng Vốn huy động 4350 5141 4492 Tiền gửi VNĐ 3497 4040 3410 Tỷ trọng ( % ) 80.39% 78.58% 75.91% Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh Nhìn chung những năm gần đây số vốn huy động được của chi nhánh là khá cao. Nhưng tỷ trọng về tiền gửi VNĐ đang giảm dần. Điều này là do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động các nhà đầu tư thiên về việc nắm giữ ngoại tệ ổn định hơn là nắm giữ VNĐ. Đến 31/12/2007 tổng nguồn vốn huy động đã tăng so với cùng kỳ năm trước là 18,18% trong đó tiền gửi VNĐ tăng 15,53%, tiền gửi ngoại tệ tăng 29,07%. Cuối năm 2008 tổng nguồn vốn huy động so với cùng kỳ năm trước đã giảm 12,6% trong đó tiền gửi VNĐ giảm 15,59%. Có thể thấy là công tác huy động vốn của chi nhánh trong năm 2007 được thực hiện khá tốt, quy mô huy động vốn lớn hơn năm 2006 rất nhiều. Tiền gửi VNĐ luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu huy động của chi nhánh nhưng đang có xu hướng ngày càng giảm dần do lượng tiền gửi bằng đồng ngoại tệ tăng dần. Năm 2008 tổng nguồn vốn huy động sụt giảm xuống còn gần bằng so với năm 2006 điều này là do cuộc khủng hoảng của kinh tế thế giới bắt đầu lan sang Việt Nam. Lạm phát tăng cao, giá trị nguyên liệu, vật liệu không ổn định kinh tế suy giảm. Cuộc đua lãi xuất trong các Ngân hàng thương mại bắt đầu bớt nóng do sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước. Cơ cấu vốn Bảng 2.2 Cơ cấu vốn của chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Vốn huy động từ TCKT Vốn huy động từ dân cư Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 2006 1962 43,31 2388 56,69 2007 2817 54,79 2324 45,21 2008 2187 48,68 2305 51,32 Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh Năm 2007 nguồn vốn được huy động từ các tổ chức kinh tế tăng mạnh 43,58% so với năm 2006. Nguồn tiền gửi từ các TCKT (Tổ chức kinh tế) là những nguồn tiền lớn, do đó Chi nhánh đã rất quan tâm đến việc huy động được nguồn tiền từ các TCKT này. Nguồn tiền gửi từ dân cư đang ngày càng giảm dần nhưng giảm không đáng kể, Nguồn vốn huy động từ dân cư giảm là do nhiều nguyên nhân, lạm phát tăng cao làm cho đồng tiền mất giá nên đối với các nhà dầu tư gửi tiền tiết kiệm không còn là sự lựa chọn hấp dẫn.Trong khi đó Thị trường bất động sản, thị trường Vàng lại đang khởi sắc, hấp dẫn các khách hàng dân cư. Chính vì vậy nhiều khách hàng đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi vào thị trường bất động sản và thị trường vàng thay vì gửi vào Ngân hàng nên làm cho nguồn huy động của dân cư giảm. 2.1.3.2 Hoạt động tín dụng Bảng 2.3: Tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Tổng dư nợ tín dụng Dư nợ VNĐ Dư nợ ngoại tệ Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Năm 2006 2360 1710 72,46 650 27,54 Năm 2007 2643 1844 69,77 799 30,23 Năm 2008 3201 2213 69,13 988 30,87 Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng liên tục qua các năm đặc biệt là năm 2008, dư nợ tín dụng tăng 21,11% so với cùng kỳ năm trước. Dư nợ VNĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng nhưng đang giảm dần. Nguyên nhân là do trong 3 năm gần đây tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động, trong nước lạm phát tăng đồng tiền không giữ được giá trị của mình các nhà vay vốn thiên về vay bằng tiền ngoại tệ do đó tỷ trọng dư nợ ngoại tệ cũng tăng lên. Chất lượng tín dụng Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn, làm ăn kém hiệu quả gây tình trạng nợ nần dây dưa ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của của chi nhánh. Do đó, Chi nhánh rất chú trọng công tác thẩm định tín dụng. Cùng với việc đánh giá thực trạng và chất lượng của từng đơn vị vay vốn, Chi nhánh đã áp dụng một loạt các giải pháp khác như rà soát lại các doanh nghiệp, bổ sung tài sản thế chấp cầm cố trong các doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh đầu tư cho vay các thành phần kinh tế khác, tiếp tục xử lý nợ tồn đọng, bám sát tình hình thanh toán vốn để thu nợ, xác định mức tín dụng đối với từng doanh nghiệp vay vốn. Bảng 2.4 Chất lượng tín dụng theo các nhóm Nợ của Ngân hàng Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Nợ nhóm 1 Nợ nhóm 2 Nhóm Nợ xấu Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Năm 2006 2177 92,25 183 7,75 0,927 0,04 Năm 2007 2488 94,14 114,28 4,32 40,72 1,54 Năm 2008 3061,3 95,64 38,33 1,2 101,37 3,16 Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Nhóm Nợ xấu tăng liên tục qua các năm điều này cho thấy công tác quản lý Nợ của Ngân hàng còn chưa đạt hiệu quả. Song song với đó là tình hình suy giảm kinh tế nhiều doanh nghiệp vay vốn làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ. Nợ nhóm 2 tiếp tục giảm trong khi dư nợ tín dụng tăng lên điều này chứng tỏ 3 năm gần đây Chi nhánh đã lựa chọn khai thác những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh và đồng thời chuyển dần nợ nhóm 2 sang nhóm nợ xấu làm nhóm Nợ xấu tăng. 2.1.3.3 Hoạt động tài trợ thương mại Hoạt động thanh toán quốc tế Về hoạt động thanh toán quốc tế, khối lượng thanh toán quốc tế ngày càng tăng cả về số món và giá trị thanh toán. Chi nhánh đã đảm bảo được quyền lợi cho các bên mua bán trong thanh toán hàng nhập, hàng xuất và chuyển tiền. Các giao dịch thanh toán được thực hiện kịp thời, chính xác, không để xảy ra sai xót. Ngoài ra Ngân hàng còn tư vấn cho khách hàng lựa chọn các phương thức thanh toán thích hợp, phối hợp với các phòng khách hàng để áp dụng các chính sách phí dịch vụ và lãi suất phù hợp, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ theo quy định của Ngành, của Nhà nước Hoạt động kinh doanh ngoại tệ Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ, doanh số mua bán ngoại tệ ngày càng tăng cao. Ngoài thu đổi mua bán ngoại tệ của các đại lý, qua thị trường tự do và thị trường liên Ngân hàng, Chi nhánh còn khai thác, thu mua từ các doanh nghiệp xuất khẩu, đơn vị có nguồn ngoại tệ lớn, đồng thời theo dõi sát sao chặt chẽ luồng tiền đi - đến, tỷ giá, hạn mức, điều chuyển vốn…Do vậy không có rủi ro, trạng thái ngoại tệ được khắc phục, tuân thủ theo đúng qui định của Ngân hàng Công thương Việt Nam. 2.1.3.4 Các hoạt động khác Kế toán giao dịch Năm 2006 có 5.554 tài khoản tiền gửi giao dịch thanh toán, khối lượng thanh toán 299.75 món, doanh số thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng 81,35%. Nhưng sang năm 2007 và 2008 tài khoản tiền gửi giao dịch thanh toán và khối lượng thanh toán không tăng do lạm phát trong nước và bất ổn của tài chính thế giới. Các món thanh toán, chuyển tiền đã thực hiện theo đúng quy trình nghiệp vụ, quy trình thanh toán điện tử trên hệ thống INCAS đảm bảo kịp thời, chính xác, an toàn tài sản. Phát triển dịch vụ thẻ Trong năm 2006 chi nhánh đã phát hành được 2908 thẻ ATM, đưa số thẻ ATM chi nhánh đang quản lý lên 5831 thẻ. Đồng thời lắp đặt 13 máy ATM ở nhiều vị trí thuận tiện cho khách hàng, phát hành 60 thẻ tín dụng quốc tế đạt 100% kế hoạch đề ra trong năm 2005, thiết lập 20 máy thanh toán EDC. Năm 2007 chi nhánh phát hành được 3509 thẻ ATM, 108 thẻ VISA và có 22 cơ sở chấp nhận thẻ. Năm 2008 phát hành được 18657 thẻ ATM, 89 thẻ VISA và 10 cơ sở chấp nhận thẻ. Số thẻ phát hành năm 2008 tăng đột biến so với các năm trước do chi nhánh mở rộng mạng lưới lắp đặt máy ATM và phát hành thêm nhiều loại thẻ mới với nhiều tính năng tiện ích cho người sử dụng. So với hế hoạch và yêu cầu phát triển dịch vụ thẻ thanh toán thì số thẻ phát hành và cơ sở chấp nhận đặt máy thanh toán còn thấp. Do vậy khối lượng thanh toán qua thẻ và thu phí dịch vụ còn bi hạn chế. Công tác quản lý kho quỹ Năm 2006, khối lượng tiền mặt thu chi qua quỹ Ngân hàng trong năm đạt 14.610 tỷ VNĐ, tăng 32,2% so với năm trước; ngoại tệ 390 triệu USD tăng 17,2% . Trong năm, 2006 đã trả lại cho khách hàng nộp tiền thừa 398 món với số tiền 559,45 triệu VNĐ, 12.200 USD và 3.000 EUR trong đó có món tiền thừa cao nhất là 100 triệu VNĐ. Năm 2007 và 2008 chi nhánh tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý kho quỹ và được NHNN Hà Nội và Ngân hàng Công thương Việt Nam nhận xét đánh giá là đơn vị chấp hành tốt các quy chế thu chi tiền mặt và bảo quản an toàn kho quỹ. Phát triển các điểm giao dịch Thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới của Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh đã cải tạo và nâng cấp địa điểm quỹ tiết kiệm 26-Quán Thánh, Quỹ tiết kiệm 21-Thành Công thành 2 điểm giao dịch mẫu theo đúng thiết kế của Ngân hàng Công thương Việt Nam, đồng thời khai trương thêm phòng giao dịch Tây Hồ, Văn Cao và nhiều Quỹ tiết kiệm tạo cho Chi nhánh có hệ thống giao dịch rộng lớn thuận tiện cho khách hàng. Công tác kiểm tra kiểm soát Trong 3 năm qua Chi nhánh luôn có kế hoạch kiểm tra hàng tháng, hàng quý trên các mặt hoạt động nghiệp vụ, trong đó rất chú trọng việc triển khai các biện pháp kiểm tra về bảo vệ kho quỹ, an ninh mạng. Riêng trong thanh toán điện tử mã thẩm quyền của từng cán bộ theo phân cấp được yêu cầu bảo mật nghiêm ngặt, do vậy các sai xót trong tác nghiệp đã được hạn chế, tài sản nhìn chung được bảo đảm an toàn. Các kiến nghị của các đoàn kiểm tra thuộc về tín dụng, tài trợ thương mại, kế toán tài chính…đều đã được chỉnh sửa và khắc phục kịp thời. Kết quả kinh doanh Bảng 2.5 Lợi nhuận của chi nhánh qua các năm Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Lợi nhuận chưa trích dự phòng rủi ro 129 134,726 210,267 Lợi nhuận đã trích dự phòng rủi ro 89,165 42,588 156,086 Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Lợi nhuận chưa trích dự phòng rủi ro của chi nhánh trong 3 năm đều tăng đặc biệt là năm 2008 tăng 56,07% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận chưa trích dự phòng rủi ro năm 2007 tăng 4,43% so với năm 2006 nhưng lợi nhuận sau khi trích dự phòng rủi ro lại thấp hơn, điều này có thể lý giải bởi trong năm 2007 tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước còn nhiều bất ổn do đó Chi nhánh phải trích dự phòng đối với các khoản vay cao hơn. Sang năm 2008 tình hình có phần ổn định hơn lợi nhuận sau khi trích dự phòng rủi ro tăng mạnh chứng tỏ Chi nhánh đang phát triển đúng hướng. Với sự cố gắng của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh lợi nhuận các năm luôn vượt kế hoạch, thu nhập cho cán bộ công nhân viên được ổn định tạo nền tảng cho sự phát triển sau này. 2.2 Thực trạng chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với DN V&N. 2.2.1 Khái quát các DN V&N, khách hàng của Ngân hàng Công thương Ba Đình. DN V&N không những là bộ phận rất lớn của nền kinh Việt Nam mà còn là khách hàng vô cùng quan trọng của Ngân hàng Công thương Ba Đình. Trải qua nhiều năm hoạt động đã có rất nhiều các DN V&N tham gia các hoạt động và dịch vụ của Ngân hàng, hiện nay Ngân hàng đang phục vụ nhu cầu cho gần 3000 DN V&N. Tuy khối lượng DN V&N là khá đông nhưng số lượng các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ bảo lãnh còn khá hạn chế một phần do quy định của Ngân hàng, một phần do các doanh nghiệp chưa hiểu rõ về loại hình dịch vụ này. Có khá nhiều các doanh nghiệp có mối quan hệ lâu đời với Ngân hàng như : Công ty cổ phần hoá dầu PERTROLIMEX, công ty tập đoàn xây dựng Ba Đình…. 2.2.2 Cơ sở pháp lý của dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng công thương Ba Đình. Dịch vụ bảo lãnh là hoạt động ẩn chứa nhiều rủi ro vì vậy cần phải có một khung pháp lý chặt chẽ để hạn chế rủi ro. Đã có rất nhiều quy định của chính phủ về dịch vụ bảo lãnh, mới đây nhất đó là quyết định số 20/2006/QĐ-NHNN do thống đốc NHNN ký thay thế cho các quyết định : Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/08/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng. Quyết định số 386/2001/QĐ-NHNN ngày 11/04/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/08/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Quyết định số 1348/2001/QĐ-NHNN ngày 29/10/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi một số quy định liên quan đến thu phí bảo lãnh của các tổ chức tín dụng. Quyết định số 112/2003/QĐ-NHNN ngày 11/02/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/08/2000 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước. Thông tư số 02/TT-NHNN14 ngày 16/04/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu đối với hàng tiêu dùng của các tổ chức tín dụng. Ngoài việc tuân thủ các quyết đinh của NHNN Ngân hàng Công thương cũng ban hành các quy định riêng để phù hợp với việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng. Đó là quyết định số 2937/QĐ-NHCT35 ngày 26 tháng 12 năm 2008 của tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam. 2.2.3 Quy trình bảo lãnh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đối với DNV&N. Quy trình bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Ba Đình tuân theo quy trình chung của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam.Nhằm đảm bảo tính chặt chẽ và khoa học trong việc thực hiện một hợp đồng bảo lãnh Ngân hàng Công thương Việt Nam đưa ra quy trình bảo lãnh với 12 bước. Bước 1 : Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị bảo lãnh và sao gửi hồ sơ. Người thực hiện: Cán bộ thanh toán xuất nhập khẩu : Trường hợp khách hàng ký quỹ đủ 100% giá trị bảo lãnh. Cán bộ tín dụng : Trường hợp khách hàng ký quỹ không đủ 100% giá trị bảo lãnh. Nội dung : Hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ. + Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ pháp lý. + Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ khoản bảo lãnh. + Lập hồ sơ bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh. - Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ bảo lãnh, sao gửi và hoàn chỉnh hồ sơ. Bước 2 : Thẩm định/ tái thẩm định bảo lãnh, trình duyệt kết quả thẩm định/ tái thẩm định bảo lãnh. Thẩm định/ tái thẩm định bảo lãnh, lập kết quả thẩm định/ tái thẩm định. Kiểm soát và trình duyệt kết quả thẩm định/ tái thẩm định bảo lãnh. Bước 3 : Thẩm định rủi ro bảo lãnh độc lập và trình duyệt báo cáo kết quả thẩm định rủi ro bảo lãnh. Thẩm định rủi ro bảo lãnh và lập báo cáo kết quả thẩm định rủi ro. Kiểm soát và chuyển báo cáo thẩm định rủi ro. Bước 4 : Xét duyệt khoản bảo lãnh. Bước 5 : Soạn thảo hợp đồng cấp bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm, ký kết hợp đồng và các giấy tờ liên quan (nếu có), làm thủ tục giao nhận tài sản bảo đảm và giấy tờ tài sản bảo đảm. Soạn thảo hợp đồng và các giấy tờ liên quan. Kiểm soát hợp đồng và các giấy tờ liên quan. Hoàn thiện hợp đồng và các giấy tờ liên quan. Ký kết hợp đồng. Thực hiện công chứng, chứng thực đăng ký giao dịch bảo đảm đối với hoạt động bảo đảm. Thực hiện thủ tục giao nhận TSBĐ, hồ sơ TSBĐ. Bước 6 : Nhập các thông tin về khách hàng, khoản bảo lãnh, tài sản bảo đảm; kiểm soát, giám sát việc nhập thông tin trên hệ thống INCAS; mở Facility trên hệ thống INCAS. Bước 7 : Đăng ký, phát hành bảo lãnh. B

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3177.doc.doc
Tài liệu liên quan