Chuyên đề Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Cầu Giấy

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường chống tham nhũng trong bộ máy Nhà nước để không gây khó khăn cho sự phát triển DNNQD.

Chính phủ mạnh dạn cổ phần hoá ngay các doanh nghiệp của Nhà nước có quy mô vốn lớn, đang hoạt động có hiệu quả, mà không phải thuộc lĩnh vực quan trọng như Công ty Bia Sài Gòn, Công ty Sữa Việt Nam, một số Công ty Xi măng, Nhà máy Mía đường, May mặc, tạo sự đột phá tăng tốc đẩy nhanh thực sự quá trình cổ phần hoá DNNN thúc đẩy thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả.

Chính phủ kiên quyết thực hiện đúng cam kết với IMF, ADB, WB, WTO, AFTA, về cải tổ DNNN, chống bao cấp, bảo trợ quá mức cho DNNN, thúc đẩy phát triển DNNQD.

Không hình sự hoá các quan hệ kinh tế - dân sự trong quan hệ vay vốn giữa các ngân hàng khi xảy ra các tranh chấp khi doanh nghiệp không trả được nợ cho ngân hàng.

 

doc76 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh nghiệp với nhiều hình thức đa dạng. Mỗi cán bộ tín dụng sẽ chịu trách nhiệm về hợp đồng tín dụng của minh từ thẩm định dự án, tiếp xúc với khách hàng, lập hồ sơ cho vay, theo dõi quá trình vốn vay và thực hiện nghiệp vụ xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo còn giúp giám đốc phát hiện những vướng mắc, trở ngại để từ đó đề xuất, kiến nghị phương pháp xử lý, điều chỉnh và bổ sung để hoàn thiện cơ chế cho vay của chi nhánh. Nhiệm vụ của phòng kinh doanh đối nội là chấp hành nghiêm túc quy trình cho vay một cách chặt chẽ, duy trì sự ổn định trong hoạt động kinh doanh, khắc phục các các khoản nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng cho các khoản vay. Phòng kế toán - thanh toán : Là phòng với chức năng chính là thu hút nguồn vốn của doanh nghiệp và cá nhân cho ngân hàng. Phòng được chia thành hai bộ phận: kế toán thanh toán và kế toán nội bộ. Các nhân viên của bộ phận kế toán thanh toán trực tiếp giao dịch với khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán hộ khách hàng, thu phí dịch vụ và hạch toán cho vay, nhận gửi, phát tiền trong ngày… Kế toán nội bộ hạch toán các khoản chi phí, thu nhập phát sinh trong quá trình hoạt động và hạch toán các khoản điều chuyển vốn của ngân hàng. Phòng tài trợ thương mại : Thu hút tiền gửi ngoại tệ đồng thời hạch toán các khoản vay bằng ngoại tệ, đảm bảo nhu cầu thanh toán của khách hàng, thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Ngoài ra còn thanh toán các hợp đồng cho vay bảo lãnh liên quan đến ngoại tệ và xuất nhập khẩu, kinh doanh mua bán ngoại tệ… Nhiệm vụ của phòng : Kiểm tra các hợp đồng kinh tế, hướng dẫn khách hàng ký hợp đồng với nước ngoài, mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu khi khách hàng có nhu cầu. Thực hiện các chức năng chuyển tiền và kinh doanh ngoại tệ đòi hỏi phải nắm bắt tình hình tỷ giá. Phòng nguồn vốn : Tạo nguồn vốn cho ngân hàng từ nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi trong dân cư và các doanh nghiệp, vốn vay NHNN và các tổ chức tín dụng trên địa bàn đảm bảo đủ nguồn vốn để phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Cầu Giấy. Phòng còn có nhiệm vụ kiểm tra tình hình hoạt động của 7 quỹ tiết kiệm trên địa bàn quận. Nhiệm vụ của phòng: Tăng trưởng vững chắc và có uy tín với khách hàng, đảm bảo khả năng thanh toán và cho vay kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế. Phòng tiền tệ - kho quỹ : Theo dõi tiền mặt và ngân phiếu, thu đủ chi đủ trên cơ sở chứng từ kế toán chuyển sang. Thực hiện công tác điều chuyển tiền, kiểm đếm và bảo quản tiền, các giấy tờ có giá, đảm bảo an toàn kho quỹ. Quản lý hộ tài sản khách hàng, quản lý toàn bộ giấy tờ có giá của hệ thống ngân hàng, quản lý giấy tờ thế chấp và tài sản đảm bảo của khách hàng. Ngoài ra, phòng còn đáp ứng kịp thời các nhu cầu thu chi tiền mặt của khách hàng. Phòng vi tính : Cập nhật số liệu của toàn bộ chi nhánh, chuyển số liệu của chi nhánh lên NHCT Việt Nam để hạch toán chung toàn hệ thống. Đây là phòng tập trung số liệu trong ngày, có lãi vay, lãi trả. Phòng còn chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng và duy trì hoạt động của toàn bộ hệ thống máy tính của NHCT Cầu Giấy. Phòng tổ chức hành chính : Quản lý tổ chức hành chính, phân công lao động đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất để các phòng ban và các bộ phận hoạt động. Làm công tác tham mưu cho ban giám đốc trong công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực,đề bạt, nâng lương cho cán bộ công nhân viên. Nhiệm vụ của phòng: Thực hiện đầy đủ các chính BHYT, BHXH, công đoàn,…cho cán bộ công nhân viên. Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ quản lý tài sản phục vụ cho các phòng ban, các hoạt động kinh doanh. Phòng còn phải thực hiện các công tác hành chính đảm bảo cho hoạt động kinh doanh hiệu quả. Phòng kiểm soát nội bộ: Kiểm soát và nắm bắt được tất cả các nghiệp vụ chủ yếu như nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ, nghiệp vụ thanh toán quốc tế và công tác pháp chế. Phòng có nhiệm vụ: thông qua công tác kiểm tra để kịp thời đề ra biện pháp uốn nắn những sai lệch, sửa chữa khuyết điểm, phát huy những mặt mạnh, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm cá nhân. Phòng giao dịch Cầu Diễn: Gồm hai bộ phận là tín dụng, kế toán và kho quỹ. Phòng gồm có một trưởng phòng, một phó phòng và các nhân viên, hoạt động đầy đủ như một ngân hàng. Chức năng của phòng giao dịch Cầu Diễn là cho vay và hoạt động tiền gửi dân cư và doanh nghiệp. Với nhiệm vụ làm tốt công tác tiếp thị khách hàng, thúc đẩy việc thu hút thêm khách hàng góp phần tăng số lượng khách đến giao dịch cho NHCT Cầu Giấy. Với cơ cấu tổ chức như trên, mỗi phòng ban, bộ phận ở chi nhánh NHCT Cầu Giấy có nhiệm vụ, chức năng khác nhau, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt mục tiêu chung của chi nhánh là lợi nhuận ngày càng tăng, đồng thời góp phần làm tăng trưởng và phát triển kinh tế trên địa bàn quận Cầu Giấy cũng như toàn thành phố Hà Nội. 2.1.3.Khái quát về hoạt động của NHCT Cầu Giấy Năm 2005 là năm có nhiều biến động về kinh tế tài chính trong nước và quốc tế nhưng nền kinh tế nước ta vẫn chuyển biến theo chiều hướng tích cực, các mục tiêu kinh tế cơ bản vẫn hoàn thành. Trong năm 2005, hoạt động ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng NHCT Cầu Giấy đã hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh nên đạt được một số kết quả nhất định: 2.1.3.1.Công tác huy động vốn NHCT Cầu Giấy luôn coi trọng công tác huy động vốn, đảm bảo qui mô nguồn vốn tăng trưởng ổn định. Sau 5 năm đi vào hoạt động, chi nhánh NHCT Cầu Giấy đã đạt được những kết quả sau: Bảng 2.1: Phân theo đối tượng huy động vốn Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.Tiền gửi DN 590.104 46.06 532.819 40.05 803.681 48.57 Không kỳ hạn 365.271 61.90 322.217 60.47 618.380 76.94 Có KH <12 tháng 124.747 9.73 103.320 7.76 142.142 17.69 Có KH >12 tháng 95.996 16.27 99.274 18.63 38.675 4.81 Tiền gửi đảm bảo thanh toán 4.090 0.69 8.008 1.50 4.484 0.56 2.Tiền gửi dân cư 690.924 53.93 721.624 54.23 746.528 45.11 -TG tiết kiệm 568.661 82.30 565.822 78.41 607.695 81.40 Không KH 10.913 1.58 4.997 0.69 1.137 0.19 Có KH<12 tháng 344.032 60.50 309.823 54.75 314.070 51.68 Có KH>12 tháng 213.716 37.58 251.002 44.36 292.488 48.13 -Phát hành công cụ nợ 122.263 17.69 155.802 21.59 138.833 18.60 3.Tiền vay TCTD 4 0.01 76.000 5.72 104.500 6.32 Tổng nguồn vốn huy động 1.281.032 100.00 1.330.443 100.00 1.654.709 100.00 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của NHCT chi nhánh Cầu Giấy) Bảng số liệu đã mô tả kết quả huy động vốn của chi nhánh từ năm 2003 đến năm 2005. Tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được tăng mạnh qua các năm, đến 31/12/2005 là 1.654.709 triệu đồng, tăng 324.266 triệu đồng so với năm 2004 và tương ứng tăng 124.37%. Nguồn tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn hơn với 65.38%. Tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn thứ hai với 32.62% trong đó tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 58.86%. Tiền vay từ các tổ chức tín dụng năm 2003 chỉ có 4 triệu đồng nhưng đến 2004 đã tăng lên 76.000 triệu đồng và sang năm 2005 đã là 104.500 triệu đồng. 2.1.3.2.Công tác sử dụng vốn Bảng 2.2: Phân theo cơ cấu cho vay Đơn vị: triệu đồng Dư nợ đầu tư và cho vay Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng 1.171.231 100 1.208.080 100 1.216.762 100 Dư nợ đầu tư 3.031 0.26 1.968 0.16 2.460 0.20 Dư nợ cho vay 1.168.200 99.74 1.206.112 99.84 1.214.302 99.80 Trong đó CV ngắn hạn 920.868 78.83 881.661 73.10 878.292 72.32 VNĐ 843.793 91.63 717.600 81.39 730.403 83.16 Ngoại tệ 77.075 8.37 164.061 18.60 147.889 16.84 CV trung hạn 76.113 6.51 85.833 7.11 70.122 5.77 VNĐ 76.113 100 82.840 96.51 67.744 96.60 Ngoại tệ 0 0 2.993 3.49 2.379 3.40 CV dài hạn 171.219 14.65 238.617 19.78 265.888 21.89 VNĐ 169.776 99.15 190.195 79.90 173.593 65.29 Ngoại tệ 1.443 0.85 48.422 20.30 92.295 54.71 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của NHCT chi nhánh Cầu Giấy) Trên cơ sở nguồn vốn huy động khá ổn định, công tác sử dụng vốn của NHCT Cầu Giấy cũng đạt được nhiều kết quả khả quan. Năm 2004, tổng dư nợ tăng 36.849 triệu đồng so với năm 2003, năm 2005 tăng 8.682 triệu đồng so với năm 2004. Theo kỳ hạn vay, tỷ lệ cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Năm 2003, tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 78.83% tổng dư nợ cho vay trong khi cho vay trung hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ là 6.51% và cho vay dài hạn chiếm 14.65%. Tỷ lệ này tương ứng của năm 2004 là 73.10% - 7.11% - 19.78% và năm 2005 là 72.32% - 5.77% - 21.89%. Như vậy, nguồn cho vay trung hạn có giảm song cho vay dài hạn lại tăng dần qua các năm. Trong hoạt động cho vay thì chủ yếu vẫn là cho vay bằng VNĐ vì khách hàng của NHCT khu vực Cầu Giấy chủ yếu là doanh nghiệp trong nước, hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ít. 2.1.3.3.Hoạt động kinh doanh khác Ngoài hai hoạt động chính, NHCT cũng luôn chú trọng đến các mặt hoạt động khác của ngân hàng mình. Về hoạt động tài trợ thương mại: Tổng số L/C đã phát hành trong năm 2005 là 150 món với giá trị 26,2 triệu USD, giảm 111 món với giá trị 37,3 triêuj USD so với năm 2004. Thực hiện chi trả kiều hối 213 món với giá trị 702.000 USD, tăng 106.000 USD so với năm 2004. tổng phí thu được từ hoạt động tài trợ thương mại là 5.394 triệu VNĐ, tăng 2.348 triệu VNĐ so với 31/12/2004. Về hoạt động kế toán, thanh toán: Tính đến thời điểm 31/12/2005, tổng số khách hàng mở tài khoản tại NHCT Cầu Giấy là 286 khách hàng, nâng tổng số khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh lên 1.178 khách hàng. Doanh số thanh toán năm 2005 đạt 9.481 tỷ đồng với 66.059 món, trong đó thanh toán không dùng tiền mặt là 7.763 tỷ đồng. Về công tác tiền tệ kho quỹ: Tổng tiền mặt VNĐ thu đến 31/12/2005 là 1.793 tỷ đồng, tổng chi tiền mặt VNĐ là 1.762 tỷ đồng. Tổng thu ngoại tệ: 18.510.000 USD và 1.038.000 EUR. Tổng chi ngoại tệ: 18.546.000 USD và 1.046.000 EUR. Chi nhánh cũng phát hiện và thu hồi 36 triệu đồng tiền giả. Về công tác kiểm soát nội bộ: Công tác kiểm tra, kiểm soát cũng phát hiện kịp thời một số sai sót ở nghiệp vụ tín dụng, kế toán, mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Những sai sót chủ yếu là thiếu chữ ký trên chứng từ, hồ sơ vay vốn chưa đầy đủ…những sai sót này qua công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đã được bổ sung, khắc phục kịp thời. Về công tác tổ chức hành chính: Phòng hành chính tổng hợp thực hiện tốt nhiệm vụ được giao như cử cán bộ tham gia khoá học đào tạo và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, phục vụ chu đáo các hội nghị của ngân hàng, sửa chữa mua sắm, bổ sung trang thiết bị, phương tiện cho các phòng ban,…. 2.1.4.Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Cầu Giấy Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền Mức tăng(%) Số tiền Mức tăng(%) Số tiền Mức tăng(%) Thu nhập 108.775 - 95.093 -12.58 111.868 17.64 Chi phí 88.635 - 90.818 2.46 105.817 17.16 Lợi nhuận 20.114 - 4.775 -76.26 6.051 26.72 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm NHCT khu vực Cầu Giấy) Là một ngân hàng mới đi vào hoạt động nên NHCT Cầu Giấy còn gặp nhiều khó khăn. Thu nhập không ổn đinh, năm 2004 còn giảm 13.682 triệu đồng sơ với năm 2003 nhưng đến năm 2005, thu nhập của ngân hàng đã tăng lên 111.868 triệu đồng. Chi phí của ngân hàng tăng đều đặn qua các năm. Lợi nhuận năm 2003 rất cao với 20.114 triệu đồng song đến năm 2004 đã giảm, chỉ có 4.775 triệu đồng. Năm 2005, tuy thu nhập ngân hàng tăng cao nhưng do chi phí cũng tăng tương ứng nên lợi nhuận không cao, chỉ đạt 6.051 triệu đồng. 2.2.Thực trạng chất lượng cho vay DNNQD tại NHCT Cầu Giấy Cho vay là hoạt động chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động tín dụng. Với NHCT Cầu Giấy, cho vay DNNQD đã và đang tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Để phản ánh chất lượng cho vay DNNQD, ta có thể xem xét các chỉ tiêu: 2.2.1.Về doanh số cho vay Doanh số cho vay của NHCT Cầu Giấy, đặc biệt là doanh số cho vay đối với DNNQD được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.4: Tổng hợp doanh số cho vay qua các năm Đơn vị: Triệu đồng Doanh số cho vay 2003 2004 2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % DNNN 916.521 65.00 1061.342 60.98 987.304 56.00 DNNQD 493.570 35.00 679.198 39.02 775.729 44.00 Tổng 1.410.091 100.00 1.740.540 100.00 1.763.033 100.00 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm NHCT khu vực Cầu Giấy) Qua bảng số liệu trên, ta thấy doanh số cho vay của NHCT Cầu Giấy tăng lên liên tục qua các năm. Năm 2003, doanh số cho vay mới chỉ có 1.410.091 triệu đồng thì đến năm 2004 con số này đã là 1.740.540 triệu đồng, tăng 23.43%, đến năm 2005 là 1.763.033 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 1.3%. Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay là sự tăng lên của tỷ lệ cho vay đối với DNNQD, số tuyệt đối về doanh số cho vay ngoài quốc doanh lần lượt là 493.570 triệu đồng, 679.198 triệu đồng, 775.729 triệu đồng. Tỷ trọng cho vay DNNQD cũng tăng dần qua các năm, năm 2003, cho vay ngoài quốc doanh mới chỉ chiếm 35% tổng doanh số cho vay thì đến năm 2004 đã là 39.02% và năm 2005 tăng lên 44%. Sự tăng lên của doanh số cho vay thể hiện xu hướng phát triển lạc quan và sự tăng trưởng tương đối ổn định của ngân hàng. Bên cạnh đó là sự gia tăng nhanh chóng về doanh số cho vay của DNNQD, thể hiện một xu thế phát triển mới hợp lý, phù hợp với cơ chế thị trường. Sự phát triển trong doanh số cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cũng thể hiện sự ưu tiên trong chính sách cho vay của ngân hàng trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, đây chưa phải là một kết quả cao so với các chi nhánh trong hệ thống NHCT cho vay vì NHCT Cầu Giấy là một ngân hàng mới thành lập nên chưa phát huy hết tiềm năng và hiệu quả. Vì vậy trong thời gian tới, việc đẩy mạnh tăng trưởng doanh số cho vay nhất là cho vay DNNQD tại NHCT Cầu Giấy là một bài toán mà nhiệm vụ không chỉ của riêng phòng tín dụng mà toàn ngân hàng cần quan tâm xem xét. 2.2.2.Về doanh số thu nợ Doanh số thu nợ là một trong những chỉ tiêu rất quan trong thể hiện chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Doanh số thu nợ của NHCT Cầu Giấy được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.5: Tổng hợp doanh số thu nợ qua các năm Đơn vị: Triệu đồng Doanh số thu nợ Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % DNNN 619.894 68.41 1.136.635 66.76 1.069.472 60.94 DNNQD 286.233 34.59 565.994 33.24 685.369 39.06 Tổng 906.127 100.00 1.702.629 100.00 1.754.841 100.00 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm NHCT khu vực Cầu Giấy) Doanh số thu nợ cho biết ngân hàng có thu hồi được đầy đủ vốn gốc và lãi hay không, các khoản vay có an toàn hay không. Doanh số này còn cho biết lợi nhuận thực tế ngân hàng thu được là bao nhiêu. Thông qua bảng số liệu trên, ta có thể rút ra nhận xét doanh số thu nợ của ngân hàng tăng nhanh. Tỷ trọng thu được nợ của DNNQD chiếm một phần nhỏ hơn so với DNNN vì DNNQD vay ít hơn DNNN. Năm 2003, DNNQD thu nợ được 286.233 triệu đồng, chiếm 34.59% tổng dư nợ thu được trong năm. Sang năm 2004, tỷ lệ thu nợ của kinh tế ngoài quốc doanh giảm tuy tăng là 565.994 triệu đồng, nhưng chỉ chiếm có 33.24% tổng doanh số thu nợ. Tính đến cuối năm 2005, do ngân hàng tăng cho vay DNNQD nên doanh số thu nợ cũng tăng, đạt 685.369 triệu đồng, chiếm 39.06% tổng dư nợ cả năm. NHCT Cầu Giấy mở rộng cho vay đối với đối tượng là DNNQD, doanh số cho vay tăng tương ứng với doanh số thu nợ tăng nhưng vẫn chưa tăng nhanh bằng doanh số cho vay, chứng tỏ DNNQD làm ăn chưa thực sự hiệu quả nên khả năng trả nợ còn hạn chế. Mặt khác, chỉ tiêu này cũng chưa phản ánh chính xác chất lượng cho vay của ngân hàng vì khoản vay còn phụ thuộc nhiều vào kỳ hạn vay, phải xem xét khoản vay đó là vay ngắn hạn hay vay trung, dài hạn. 2.2.3.Về dư nợ cho vay Dư nợ cho vay phản ánh số dư cho vay của ngân hàng tại thời điểm 31/12 các năm. Là một chỉ tiêu mang tính tổng hợp, phản ánh tình hình cho vay của ngân hàng được thể hiện qua bảng số liệu: Bảng 2.6: Tổng hợp doanh số dư nợ qua các năm Đơn vị: Triệu đồng Dư nợ cho vay nền kinh tế Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % DNNN 838.081 71.74 762.788 63.24 680.620 56.05 DNNQD 330.118 28.26 443.322 36.76 533.682 43.95 Tổng 1.168.199 100.00 1.206.110 100.00 1.214.302 100.00 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm NHCT khu vực Cầu Giấy) Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế qua các năm đều có sự tăng trưởng, tuy số lượng tăng không nhiều song đã có sự chuyển dịch cơ cấu trong cho vay với sự giảm cho vay DNNN và tăng cho vay DNNQD. Năm 2003, tỷ trọng dư nợ cho vay khu vực quốc doanh chiếm tới 71.74% với 838.081 triệu đồng trong khi dư nợ cho vay DNNQD chỉ chiếm 28.26% tương ứng với 330.118 triệu đồng. Đến năm 2003, tỷ trọng dư nợ cho vay DNNQD đã chiếm 36.76% trong tổng dư nợ, và sang năm 2005, tỷ trọng dư nợ cho vay ngoài quốc doanh đã tăng lên đến 43.95%. Điều này thể hiện xu hướng mới trong hoạt động cho vay của ngân hàng, đó là tăng cường cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Dư nợ cho vay của DNNQD năm 2004 tăng 113.204 triệu đồng và 34.29% so với năm 2003. Và đến năm 2005 chỉ tăng 90.360 triệu đồng tương ứng với 20.38% so với năm 2004 nhưng ta thấy được tỷ trọng dư nợ của DNNQD đã tăng lên. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tăng trưởng phản ánh rõ nét sự phát triển hoạt động tín dụng của NHCT Cầu Giấy. 2.2.4.Về vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu này phản ánh vốn của ngân hàng cho vay đối với DNNQD quay nhanh hay chậm và có bao nhiêu vòng quay trong một kỳ nhất định, thường là một năm Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Bảng 2.7: Tốc độ luân chuyển vốn đối với cho vay DNNQD Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.Doanh số thu nợ 906.127 100.00 1.702.629 100.00 1.754.841 100.00 DNNN 619.894 68.41 1.136.635 66.76 1.069.472 60.94 DNNQD 286.233 34.59 565.994 33.24 685.369 39.06 2.Dư nợ bình quân 916.218 100.00 1.187.155 100.00 1.210.206 100.00 DNNN 689.768 75.28 800.435 67.42 721.704 59.63 DNNQD 226.450 24.72 386.720 32.58 488.502 40.37 3.Vòng quay VTD 0.99 1.43 1.45 DNNN 0.89 1.42 1.48 DNNQD 1.26 1.46 1.40 ( Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHCT Cầu Giấy ) Vòng quay vốn cho vay của ngân hàng đối với DNNQD đã tăng trong thời kỳ 2003-2005. Tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của toàn ngân hàng tăng qua các năm, từ 0.99 năm 2003, tăng lên 1.43 năm và năm 2005 là 1.45. Vòng quay vốn tín dụng trong cho vay đối với DNNQD năm 2004 cao hơn năm 2003 và cao hơn năm 2005. Năm 2005, vòng quay tín dụng DNNQD là 1.40, thấp hơn vòng quay tín dụng của DNNN là 1.48, mặc dư nợ bình quân cao nhưng doanh số thu nợ thấp nên vòng quay vốn tín dụng chưa cao. 2.2.5.Về nợ quá hạn NHCT Cầu Giấy luôn đặt ra cho mình mục tiêu là an toàn về vốn, đạt lợi nhuận hợp lý, công tác sử dụng vốn không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Trong quá trình cho vay, điều quan trọng nhất là ngân hàng vừa phải đảm bảo thu đủ cả vốn gốc lẫn lãi, vừa phải đảm bảo lợi ích của khách hàng. Chất lượng tín dụng là một vấn đề mà các NHTM đều đặc biệt quan tâm vì nó là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá một ngân hàng có hoạt động hiệu quả hay không. Và nhắc đến chất lượng tín dụng là nghĩ ngay đến tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng. Nợ quá hạn cho vay DNNQD Tỷ lệ NQH cho vay DNNQD = x 100% Tổng dư nợ DNNQD Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Nợ quá hạn DNNQD 23.504 28.373 32.156 Dư nợ DNNQD 330.118 443.322 533.682 Tỷ lệ NQH DNNQD(%) 7.12 6.40 6.03 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm NHCT khu vực Cầu Giấy) Ta thấy tình hình nợ quá hạn của ngân hàng trong cho vay DNNQD được cải thiện rõ rệt qua từng năm. Năm 2003, tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay DNNQD là 7.12% với số tuyệt đối là 23.504 triệu đồng. Năm 2004, mặc dù nợ quá hạn tăng lên 28.373 triệu đồng nhưng dư nợ cho vay DNNQD cũng tăng lên 443.322 triệu đồng nên tỷ lệ nợ quá hạn lại chỉ có 6.40%, thấp hơn năm 2003. Năm 2005 có sự tăng mạnh trong cho vay DNNQD với 533.682 triệu đồng , nợ quá hạn cũng tăng nhưng không nhiều với giá trị 32.156 triệu đồng và tỷ lệ nợ quá hạn năm 2005 là 6.03%. Xem xét tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của NHCT Cầu Giấy trong ban năm qua, ta thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn tuy cao nhưng nằm trong khoảng từ 5% - 10% là tỷ lệ nợ quá hạn an toàn nên có thể nhận xét rằng chất lượng cho vay DNNQD của ngân hàng khá tốt. Xem xét năm 2005, ta có số liệu về tình hình nợ quá hạn của DNNQD so với DNNN: Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu DNNN DNNQD Dư nợ cho vay 680.620 533.682 Nợ quá hạn 48.370 32.156 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 7.11 6.03 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm NHCT khu vực Cầu Giấy) Biểu đồ 2.1: Thể hiện tình hình nợ quá hạn của DNNN so với nợ quá hạn của DNNQD tại 31/12/2005 Theo tỷ lệ đảm bảo an toàn về chất lượng tín dụng thì tỷ lệ nợ quá hạn từ 5%- 10% là tỷ lệ an toàn, chứng tỏ ngân hàng có hoạt động tín dụng đảm bảo. Ta nhận thấy, tỷ lệ nợ quá hạn của cả DNNN và DNNQD năm 2005 tương ứng là 7.11% và 6.03% là tỷ lệ an toàn, và tỷ lệ nợ quá hạn của DNNQD thấp hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn của DNNN, có thể nói DNNQD đã có hoạt động kinh doanh tốt hơn, khả năng trả nợ cao hơn. Chỉ tiêu NQH cho vay TDH DNNQD NQH cho vay NH DNNQD Số tiền 12.786 19.370 % 39.76% 60.24% Nếu phân theo thời hạn cho vay Đơn vị: Triệu đồng Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn phân theo thời hạn cho vay Như vậy, qua biểu đồ ta có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn DNNQD chiếm một tỷ trọng lớn hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay trung, dài hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay ngắn hạn chiếm 60.24% tổng nợ quá hạn trong khi tỷ lệ nợ quá hạn cho vay trung, dài hạn chỉ chiếm 39.76%. Điều này cho thấy các khoản vay trung, dài hạn an toàn hơn vì tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn các khoản cho vay ngắn hạn. Nếu phân theo thời hạn gia hạn nợ: Chỉ tiêu Số tuyệt đối Tỷ trọng NQH đến 6 tháng 21.233 66% NQH từ 6 – 12 tháng 7.717 24% NQH đến 12 tháng 3.216 10% Tổng nợ quá hạn 32.156 100% (Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHCT Cầu Giấy năm 2005) Biểu đồ 2.3. Tình hình nợ quá hạn phân theo thời gian tại 31/12/2005 Như vậy, qua bảng trên ta thấy nợ quá hạn dưới 6 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất, đến 66%. Còn các khoản nợ quá hạn từ 6 – 12 tháng chỉ chiếm 24 % và ít nhất là nợ quá hạn trên 12 tháng chỉ chiếm 10% tổng nợ quá hạn. Điều này chứng tỏ rằng, tuy tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay DNNQD khá cao nhưng tỷ lệ nợ quá hạn này khá an toàn vì chủ yếu là các khoản nợ dưới 6 tháng. Đến 31/12/2005, tổng nợ quá hạn trong cho vay DNNQD là 32.156 triệu đồng với tỷ lệ nợ quá hạn là 6.03%. Các đơn vị ngoài quốc doanh có nợ quá hạn lớn như: Công ty cổ phần 118 ( 5.046 triệu đồng ), công ty TNHH Sao Sáng ( 3.707 triệu đồng ), công ty cổ phần kinh doanh nhà ( 3.086 triệu đồng ),… 2.3.Đánh giá chất lượng cho vay đối với DNNQD của NHCT Cầu Giấy 2.3.1.Những kết quả đạt được Qua những số liệu được phân tích ở trên, ta thấy NHCT Cầu Giấy trong những năm qua đã đạt được thành tựu trong công tác cho vay nói chung và cho vay DNNQD nói riêng với chất lượng cho vay ngoài quốc doanh : Tính đến 31/12/2005, tổng dư nợ cho vay và đầu tư tại chi nhánh là 1.232.794 triệu đồng, trong đó: - Dư nợ cho vay nền kinh tế: 1.214.302 triệu đồng, chiếm 98.5% - Dư nợ đầu tư kinh doanh khác: 18.492 triệu đồng, chiếm 1.5% Nếu phân tích dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế - Cho vay DNNN: 680.620 triệu đồng, chiếm 56.05% - Cho vay DNNQD: 533.682 triệu đồng, chiếm 43.95% a. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay ngoài quốc doanh khá cao và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn ngang bằng và có xu hướng tăng vượt so với dư nợ cho vay doanh nghiệp quốc doanh. Năm 2003, dư nợ cho vay DNNQD là 330.118 triệu đồng, đến năm 2004 đã tăng lên 443.322 triệu đồng và năm 2005 do mở rộng cho vay DNNQD nên dư nợ đạt 533.682 triệu đồng. Sự tăng trưởng này thể hiện sự phát triển trong công tác cho vay của ngân hàng nói chung và của mảng cho vay ngoài quốc doanh nói riêng. b. Mở rộng cho vay phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Việt Nam và định hướng phát triển của NHCT Cầu Giấy - Mở rộng cho vay tất cả các thành phần kinh tế theo hướng giảm dần cho vay DNNN, thực hiện ngân hàng của mọi thành phần kinh tế và của toàn dân. Số lượng DNNQD quan hệ với ngân hàng tăng lên. Năm 2003, mới chỉ có khoảng 30 DNNQD vay vốn NHCT Cầu Giấy thì đến 31/12/2005, số lượng DNNQD là khách hàng của ngân hàng đã là 59 DNNQD. Tỷ trọng dư nợ cho vay kinh tế ngoài quốc doanh, từ 28.26% năm 2003 tăng lên 43.95% năm 2005. - Mở rộng cho vay trung và dài hạn đối với DNNQD. Ngân hàng đã bắt đầu quan tâm đến cho vay trung và dài hạn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này có vốn đầu tư và máy móc, trang thiết bị hiện đại để nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm. Tổng dư nợ cho vay DNNQD đến thời điểm 31/12/2005 là 533.682 triệu đồng thì dư nợ cho vay trung, dài hạn của D

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36462.doc
Tài liệu liên quan