Chuyên đề Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Láng Hạ - Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I. CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ. 6

1.1. Khái niệm và các đặc trưng của doanh nghiệp vừa và nhỏ: 6

1.1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ: 6

1.1.2. Các đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ: 8

1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường: 10

1.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: 12

1.2.1. Khái niệm về cho vay: 12

1.2.2. Các phương thức cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: 14

1.3. Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: 15

1.3.1. Quan điểm vể chất lượng cho vay: 15

1.3.2. Sự cần thiết của nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: 17

1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay: 18

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với DNVVN: 25

1.4.1. Các nhân tố khách quan: 26

1.4.2. Các nhân tố chủ quan: 28

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – LÁNG HẠ. 34

2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Láng Hạ: 34

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của MB Láng Hạ: 34

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự: 35

2.1.3. Đặc điểm môi trường kinh doanh của MB Láng Hạ: 40

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của MB Láng Hạ: 41

2.2. Thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Láng Hạ: 45

2.2.1. Cơ cấu cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: 46

2.2.2. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ đối với DNVVN: 51

2.2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn: 54

2.2.4. Vòng quay vốn tín dụng: 55

2.3. Thực trạng cho vay DNVVN khi áp dụng hỗ trợ lãi suất của NHNN: 56

2.4. Đánh giá chất lượng cho vay đối với DNVVN: 58

2.4.1.Những kết quả đạt được: 58

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân: 59

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DNVVN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – LÁNG HẠ. 63

3.1. Định hướng hoạt động cho vay DNVVN của MB Láng Hạ trong những năm tới: 63

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với DNVVN tại MB Láng Hạ: 64

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng: 64

3.2.2. oàn thiện cơ chế cho vay đối với DNVVN: 65

3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro đối với các DNVVN: 66

3.2.4. Tăng cường hoạt động marketing các loại sản phẩm mới tới các DNVVN: 67

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát: 67

3.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ: 68

3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay DNVVVN tại MB Láng Hạ 69

3.3.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà Nước: 70

3.3.2. Đối với các DNVVN: 71

3.3.3. Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội: 72

KẾT LUẬN 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5647 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Láng Hạ - Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngân hàng. Nó phản ánh cương lĩnh tài trợ của ngân hàng, là hướng dẫn chung cho các cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng, tạo sự thống nhất trong hoạt động tín dụng. Chính sách tín dụng của ngân hàng có vai trò cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng và đầu tư an toàn theo đúng chiến lược phát triển của ngân hàng. Do đó, việc hoạch định chính sách tín dụng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của ngân hàng. Đưa ra được chính sách tín dụng hợp lý sẽ thu hút khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động cho vay trên cơ sở phân tán rủi ro, quản lý được các hiện tượng nợ xấu, hạn chế rủi ro tín dụng....góp phần nâng cao chất lượng công tác cho vay với DNVVN. Thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động tín dụng. Các quá trình trong quy trình cho vay đều cần có thông tin đầy đủ để ngân hàng có thể ra quyết định, kiếm soát hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp. Đây chính là nguyên liệu đầu vào cho quá trình cho vay bao gồm: các thông tin về hoạt động kinh doanh, môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, môi trường kinh tế... Để hoạt động cho vay đạt hiệu quả cao thì hệ thống thông tin cần chính xác và kịp thời. Nếu thông tin không đầy đủ hoặc không chính xác sẽ gây đến các quyết định sai lầm trong hoạt động tài trợ, ảnh hưởng đến chất lượng cho vay. Đối với các DNVVN, nguồn thông tin của các doanh nghiệp thường khó tiếp cận hơn đối với các doanh nghiệp lớn, và có tiếp cận được thì cũng không thể đảm bảo những thông tin đó là chính xác. Vì thế, ngân hàng cần chủ động xây dựng hệ thống thông tin của riêng mình, để có những đánh giá chính xác nhất về doanh nghiệp. Ngân hàng có đảm bảo được thông tin để đánh giá về doanh nghiệp là chính xác và kịp thời thì mới có thể đảm bảo chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp đó. Trình độ của cán bộ tín dụng: Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng chỉ ra phương châm hoạt động và các bước hoạt động cho vay của mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, việc thực hiện chúng lại phụ thuộc vào các cán bộ tín dụng. Do đó, trình độ của cán bộ tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của hoạt động cho vay. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có số lượng lớn, rất đa dạng về quy mô và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, cán bộ tín dụng phải có đủ năng lực để phân tích, đánh giá chính xác khách hàng vay vốn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Muốn như vậy, cán bộ tín dụng phải có năng lực và được đào tạo kĩ lưỡng, liên tục và toàn diện. Việc cho vay đối với DNVVN gặp nhiều khó khăn hơn các doanh nghiệp khác do những đặc điểm của DNVVN như khó tiếp cận số liệu, tiếm ẩn nhiều rủi ro về quản lý...nên đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kinh nghiệm hơn, có những biện pháp thu thập thông tin liên quan đến DNVVN sáng tạo và linh hoạt. Cho vay đối với DNVVN cũng đòi hỏi nhân viên tín dụng tập trung hơn, theo dõi kiểm soát sát sao hơn. Nhân viên tín dụng phải tiếp xúc thường xuyên với những biến động liên quan nhiều lĩnh vực, ngành nghề, gặp gỡ nhiều khách hàng và đối mặt với nhiều cám dỗ. Do đó, nhân viên tín dụng cần được tuyển chọn cẩn thận, bố trí hợp lý, quan tâm rèn luyện về kiến thức, nghiệp vụ cũng như về đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp. Nhân viên tín dụng hoạt động có hiệu quả, đánh giá chính xác về doanh nghiệp, đưa ra quyết định tài trợ chính xác và giám sát chặt chẽ trong quá trình giải ngân sẽ giúp ngân hàng nâng cao chất lượng cho vay, và mang lại uy tín cho ngân hàng. Trong khi đó, nếu nhân viên tín dụng chưa đủ trình độ đánh giá khách hàng, bỏ qua những khách hàng tiềm năng hay quyết định tài trợ cho các dự án không đủ chất lượng sẽ làm suy giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng, gây thiệt hại về doanh thu cho ngân hàng và làm giảm uy tín của ngân hàng. Như vậy, nhân viên tín dụng là nhân tố quan trọng và tác động trực tiếp đến chất lượng cho vay của ngân hàng.Đây là nhân tố cần được chú trọng, đầu tư rèn luyện để nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng. Chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra và kiểm soát: Thẩm định là khâu phân tích trước khi cấp tín dụng của quy trình tín dụng. Đây là bước quan trọng nhất, quyết định chất lượng của phân tích tín dụng mà nội dung chủ yếu là thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng và đánh giá thông tin về khả năng hoàn trả của khách hàng, tính khả thi của dự án, thẩm định tài sản đảm bảo....Việc thẩm định cần tiến hàng đúng trình tự theo quy trình tín dụng, nếu không thì sẽ có thể gây đến các rủi ro cho ngân hàng. Nhìn chung, đây là khâu quan trọng trong việc quyết định chất lượng cho vay của khoản vay. Kiếm tra và kiểm soát là các khâu sau khi cấp tài trợ, giúp cho ngân hàng có những thông tin về tình hình kinh doanh, sử dụng vốn của khách hàng. Việc thực hiện công tác kiểm tra và kiểm soát chặt chẽ giúp ngân hàng nhanh chóng phát hiện các sai phạm của doanh nghiệp nếu có để có thể sửa chữa, từ đó tạo điều kiện nâng cao chất lượng cho vay. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – LÁNG HẠ. 2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Láng Hạ: 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của MB Láng Hạ: Chi nhánh NHTMCP Quân Đội Láng Hạ là chi nhánh cấp 2 thuộc hệ thống NHTMCP Quân Đội. Chi nhánh được thành lập ngày 26/12/2005 tại địa chỉ 233- Láng Hạ. Tuy mới chỉ có 3 năm hoạt động nhưng chi nhánh Láng Hạ được đánh giá là một chi nhánh hoạt động hiệu quả, đặc biệt là về tăng trưởng tín dụng. MB Láng Hạ được giao cho những nhiệm vụ sau: Nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng Việt Nam Đồng và ngoại tệ. Huy động vốn dưới mọi hình thức bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ (tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu…) Cho vay ngắn, trung và dài hạn với mọi thành phần kinh tế, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, hùn vốn, liên doanh, liên kết, hợp tác, đồng tài trợ. Bảo lãnh: Dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo lãnh công trình, thanh toán…bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn trong và ngoài nước. Làm ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ cho đầu tư phát triển từ các nguồn vốn của Chính Phủ, các tổ chức tài chính, kinh tế, các đoàn thể, các cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự: Chi nhánh gồm 4 phòng ban: phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân, phòng thanh toán quốc tế, phòng kế toán giao dịch với tổng số cán bộ nhân viên là 24. Mỗi phòng ban có những chức năng và nhiệm vụ như sau: 2.1.2.1. Phòng khách hàng doanh nghiệp: Chức năng: Phòng khách hàng doanh nghiệp là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; đồng thời thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của MB. Nhiệm vụ: - Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp. - Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm của MB; Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngọa tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử…; Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho khách hàng là doanh nghiệp. - Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của MB. - Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch: Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bào lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác; Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của MB; Đưa ra các đề xuất chấp thuận/ từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định; Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng. Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký; Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc, tìm biện pháp thu hồi khoản cho vay này; - Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; Quản lý tài sản đảm bảo theo qui định của MB. - Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của MB. - Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý tín dụng. - Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh. - Thực hiện phân loại nợ cho từng khách hàng theo quy định hiện hành, chuyển kết quả phân loại nợ cho tổ quản lý nợ có vấn đề để tính toán trích lập dự phòng rủi ro. 2.1.2.2 Phòng khách hàng cá nhân: Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các các nhân, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tề; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của MB. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng là cá nhân. Nhiệm vụ: - Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các cá nhân theo qui định của NHNN và MB. - Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm của NHTMCP Quân Đội; Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử…; Làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của NHTMCP Quân Đội đến khách hàng là các khách hàng cá nhân. Nghiên cứu đưa ra các đè xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho khách hàng là các cá nhân. - Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch: Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bào lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác; Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định củaMB; Đưa ra các đề xuất chấp thuận/ từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định; Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng. Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký; Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc, tìm biện pháp thu hồi khoản cho vay này. - Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; Quản lý tài sản đảm bảo theo qui định của MB. - Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý tín dụng. - Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh. - Thực hiện phân loại nợ cho từng khách hàng theo quy định hiện hành, chuyển kết quả phân loại nợ cho tổ quản lý nợ có vấn đề để tính toán trích lập dự phòng rủi ro. 2.1.2.3 Phòng kế toán giao dịch: Chức năng: Là phòng nghiệp vụ các giao dịch trực tiếp với khách hàng: cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của nhà nước và NHTMCP Quân Đội. Thực hiện nhiệm vu tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng. Nhiệm vụ: - Phối hợp với phòng thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy, thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày. Nhận các dữ liệu tham số mới nhất từ MB. Thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch. - Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng:Mở, đóng các tài khoản ( ngoại tệ và VNĐ ); Thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền từ tài khoản; Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, tiền mặt, thanh toán và chuyển tiền VND, chuyển tiền ngoại tệ; Thực hiện các giao dịch giải ngân, thu nợ, thu lãi, xoá nợ; Thực hiện nghiệp vụ thấu chi (theo hạn mức được cấp) chiết khấu chứng từ có giá theo quy định. - Thực hiện kiểm soát sau: Kiểm soát tất cả các bút toán mới và các bút toán điều chỉnh; tra soát tài khoản điều chuyển vốn ( ngoại tệ và VNĐ ) với trụ sở chính, tra soát với ngân hàng ngoài hệ thống điện chuyển tiền giao dịch của cá nhân và doanh nghiệp; Kiểm tra đối chiếu tất cả các báo cáo kế toán; kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theo thẩm quyền, kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đối chiếu lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên theo quy định; - Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh điện tử, thanh toán liên ngân hàng. - Quản lý thông tin, séc và giấy tờ có giá, các chứng từ gốc... 2.1.2.4 Phòng thanh toán quốc tế: Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của NHTMCP Quân Đội. Nhiệm vụ: Thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu theo hạn mức được cấp: Thực hiện các nghiệp vụ phát hành, sửa đổi, thanh toán L/C nhập khẩu, thông báo và thanh toán L/C xuât khẩu; Thực hiện các nghiệp vụ nhờ thu liên quan đến xuất nhập khẩu ( nhờ thu kèm bộ chứng từ, nhờ thu không kèm theo bộ chứng từ, nhờ thu séc thương mại); Phối hợp các phòng khách hàng doanh nghiệp lớn và phòng doanh nghiệp vừa và nhỏ để thực hiện chiết khấu bộ chứng từ, nghiệp vụ biên lai tín khác, bao thanh toán, bao thanh toán tuyệt đối. 2.1.3. Đặc điểm môi trường kinh doanh của MB Láng Hạ: 2.1.3.1. Những thuận lợi: Chi nhánh được thành lập vào cuối năm 2006, thời điểm tăng cao nhu cầu về dịch vụ ngân hàng. Là một chi nhánh của ngân hàng TMCP Quân Đội – ngân hàng đã có uy tín và lịch sử lâu năm, do đó, mặc dù là chi nhánh cấp 2, nhưng chi nhánh đã nhanh chóng chiếm được lòng tin của các khách hàng và tăng doanh thu liên tục trong các năm qua, đạt được nhiều khen thưởng của ngân hàng. Địa bàn Láng Hạ là khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp với các quy mô khác nhau, đồng thời dân cư đông đúc. Đây là lợi thế của chi nhánh để khai thác được nguồn vốn huy động từ dân cư và nhu cầu vốn từ các doanh nghiệp. Đặc điểm về địa bàn như trên cũng đã quyết định mục tiêu kinh doanh của chi nhánh, đó là tập trung vào các hoạt động tín dụng và huy động vốn. Chi nhánh có đội ngũ nhân viên 100% trình độ đại học và trên đại học với tuổi đời đều còn rất trẻ, ham học hỏi cũng là một ưu thế cho sự phát triển năng động của chi nhánh. Ngoài ra, chi nhánh còn được sự hướng dẫn, chỉ đạo sâu sắc từ phía lãnh đạo ngân hàng trong những ngày đầu thành lập. Ngay khi thành lập, chi nhánh luôn đi đầu trong việc áp dụng những công nghệ mới vào hoạt động ngân hàng khi ngân hàng phát động thực hiện. Tất cả những thuận lợi trên giúp cho chi nhánh Láng Hạ liên tục vượt chỉ tiêu kinh doanh trong những năm qua với những con số ấn tượng. 2.1.3.2. Những khó khăn: Ngoài những thuận lợi khi chi nhánh được thành lập như đã nêu ở trên, chi nhánh cũng gặp phải không ít những khó khăn: Khu vực Láng Hạ vốn đã tập trung rất nhiều chi nhánh của các ngân hàng TMCP khác, đây là khu vực có sự cạnh tranh cao đòi hỏi ngân hàng chi nhánh phải liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ và tìm kiếm khách hàng. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Địa bàn cũng không có nhiều doanh nghiệp lớn, hoặc nếu có thì là khách hàng truyền thống của các ngân hàng Nhà Nước thành lập lâu năm trên địa bàn. Các doanh nghiệp nhỏ rất nhiều, nhưng quá đa dạng về ngành nghề và loại hình. 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của MB Láng Hạ: Tuy chỉ mới đi vào hoạt động được 3 năm, nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của MB Láng Hạ đã cho thấy tiềm năng phát triển của mình. Sau đây là một số chỉ tiêu quan trọng của MB Láng Hạ: Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh MB - Láng Hạ Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng tài sản 72.568 140.231 245.620 Huy động vốn 71.897 136.604 211.736 Dư nợ 65.662 98.492 201.156 Lợi nhuận trước thuế 5.421 8.200 14.256 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh 2006-2008) Nhận xét chung: Tốc độ tăng tài sản sấp sỉ so với tốc độ tăng vốn huy động (lần lượt là 194% và 150%). Con số trên cho thấy sự ra tăng đồng đều giữa vốn huy động và các khoản tăng dự phòng vì trên thực tế thì tài sản cố định tăng không đáng kể. Tốc độ tăng tín dụng nhảy vọt ở năm sau là 204% cho thấy tiền năng phát triển mạnh khi mới đi vào khai thác thị trường tiềm năng của MB Láng Hạ. Nhìn chung, khi nhìn qua bảng kết quả kinh doanh của MB Láng Hạ, ta thấy được sự phát triển đi lên của hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong tất cả các hoạt động. Để làm rõ hơn sự tăng trưởng của từng bộ phận, chúng ta sẽ phân tích cụ thể đối với hai hoạt động cơ bản: huy động vốn và tín dụng. 2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn: Có thể nhận thấy hoạt động huy động vốn của MB Láng Hạ phát triển với tốc độ cao, đặc biệt là năm 2007 là 190% và năm 2008 là 155%, đều lớn hơn tốc độ tăng của toàn hệ thống MB. Cơ cấu tiền gửi khá ổn định, trong đó, chiếm ưu thế là tiền gửi có kỳ hạn và chủ yếu là tiền gửi của dân cư (chiếm tỷ trọng trung bình là 70%). Trong năm 2007, tỷ trọng này có giảm xuống còn 67% có thể do sự thay đổi nhiều lần về lãi suất khiến khách hàng không muốn gửi dài hạn. Nhưng tỷ lệ này đã trở về ổn định trong năm 2008. Các chương trình huy động linh hoạt của MB đã thu hút khách hàng. MB cũng được đánh giá là ngân hàng huy động với lãi suất cao, ổn định với nhiều chương trình dự thưởng hấp dẫn. Ngoài ra, chi nhánh luôn nhận được sự phản hồi tốt từ khách hàng về thái độ phục vụ của nhân viên giao dịch với sự tận tâm, hướng dẫn nhiệt tình - luôn là tiêu chí trong văn hóa của MB. Số vốn huy động ngày càng tăng cao của chi nhánh chứng tỏ chi nhánh ngày càng thu hút được khách hàng đến gửi tiền, đồng nghĩa với chi nhánh đã gây được uy tín với khách hàng trong địa bàn. Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của MB Láng Hạ Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số tiền gửi của khách hàng 71.897 100% 136.604 100% 211.736 100% Tiền gửi không kỳ hạn 19.528 27% 44.915 33% 58.390 28% Tiền gửi có kỳ hạn 52.369 73% 91.689 67% 153.346 72% ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Láng Hạ 2006 - 2008 ) Hoạt động tín dụng: Đối với hoạt động tín dụng, từ những phân tích ưu thế và bất lợi của chi nhánh, chi nhánh đưa ra mục tiêu khách hàng, đó là tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và dù chỉ mới thành lập được 3 năm, chi nhánh đã gặt hái được những thành công nhất định trong việc tiếp cận các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đến ngày 31/12/2008, tổng dư nợ của chi nhánh đạt 201.156 tỷ đồng tăng 204% so với đầu năm. Về cơ cấu dự nợ, tỷ lệ khác hàng doanh nghiệp có xu hướng tăng rất nhanh trong tổng dư nợ. Điều này chứng tỏ hoạt động hiệu quả của chi nhánh, đi đúng vào đối tượng khách hàng tập trung, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cơ cấu khách hàng doanh nghiệp chiếm đến gần 80% cơ cấu dư nợ năm 2008 và khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh là doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 100%. Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ của MB Láng Hạ Đơn vị: triệu đồng 2006 2007 2008 Tổng dư nợ 65.662 98.492 201.156 Khách hàng doanh nghiệp 50.418 80.669 164.754 Khách hàng cá nhân 15.244 17.823 36.402 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của MB Láng Hạ 2006 -2008) Trong năm 2008, tỷ lệ vay ngắn hạn chiếm 74.5%, vay trung hạn chiếm 26.5% và không có vay dài hạn. Chi nhánh tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, và với đối tượng doanh nghiệp trên, chi nhánh cũng chỉ tập trung phần lớn vào vay vốn lưu động (vay ngắn hạn). Thực hiện chỉ đạo của ngân hàng, chi nhánh liên tục giới thiệu tới các doanh nghiệp khách hàng các hình thức vay ưu đãi của ngân hàng như cho vay ưu đãi với doanh nghiệp xây lắp, doanh nghiệp vận tải… 2.1.4.3. Kết quả kinh doanh: Với các kết quả như trên, tình hình lợi nhuận trước thuế của MB Láng Hạ tăng dần qua các năm và được biểu diễn như sau: Biểu đổ 2.1: Lợi nhuận trước thuế của MB Láng Hạ Đơn vị: tỷ đồng ( Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 -2008 ) Kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy tiềm năng của chi nhánh, mặc dù chi nhánh mới thành lập không lâu. Năm thứ hai tốc độ tăng doanh thu là 160%, và đến năm 2008 lên tới 175%. Tốc độ tăng doanh thu cho thấy hiệu quả hoạt động của chi nhánh. Mặc dù tăng cao nhưng tốc độ tăng doanh thu vẫn thấp hơn tốc độ tăng dư nợ cho thấy chi nhánh cần đề ý quản lý chi phí. Chi phí chủ yếu phát sinh ở hoạt động thanh toán quốc tế, đây là hoạt động còn mất nhiều chi phí và chưa mang lại hiệu quả cao cho chi nhánh. 2.2. Thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Láng Hạ: Phát triển hoạt động tín dụng của chi nhánh theo đúng đặc điểm địa bàn, nhiệm vụ và định hướng phát triển của ngân hàng phân công, cơ cấu cho vay của chi nhánh Láng Hạ có điểm đặc biệt, đó là 100% doanh nghiệp được nhận tài trợ đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cơ cấu cho vay như vậy giúp ngân hàng tập trung cao vào loại hình cho vay DNVVN, sẽ có điều kiện nâng cao chất lượng cho vay DNVVN hơn. Tuy nhiên, từ đặc điểm của DNVVN là rất đa dạng và phong phú về hoạt động, tổ chức....cũng là khó khăn cho hoạt động cho vay của chi nhánh. Trước hết, ta nhìn qua các kết quả cho vay đối với DNVVN của MB Láng Hạ. 2.2.1. Cơ cấu cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: Tình hình dư nợ cho vay của DNVVN tại MB Láng Hạ qua các năm như sau: Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay đối với các DNVVN tại MB Láng Hạ Đơn vị: triệu đồng ( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh MB Láng Hạ 2006-2008) Xét về mặt giá trị tuyệt đối, dư nợ đối với DNVVN của MB Láng Hạ liên tục tăng trong 3 năm thành lập. Điều này nhìn chung thể hiện sự mở rộng cho vay đối với các DNVVN và xu hướng này vẫn đang tiếp tục được phát huy. Năm 2007, dư nợ tăng 160% và đến năm 2008, con số dư nợ đã tăng gấp đôi. Mặc dù năm 2008, nền kinh tế bắt đầu gặp phải những khó khăn do việc tăng lãi suất huy động quá cao của các ngân hàng khiến cho lãi suất cho vay cũng phải tăng theo. Thêm vào đó, nửa năm sau của 2008, các DNVVN đã xuất hiện những dấu hiệu khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, các NHTM cũng gặp khó khăn hơn trong việc mở rộng tín dụng, nhưng chi nhánh Láng Hạ vẫn có con số tăng trưởng đáng chú ý với tốc độ tăng lên tới 204%. Tuy nhiên, tốc độ tăng nhanh về con số của MB Láng Hạ có thể được giải thích bằng việc chi nhánh chỉ mới đi vào hoạt động được hơn 3 năm. Chi nhánh vẫn còn đang trong giai đoạn khai thác thị trường nên khả năng mở rộng còn tốt. Ngoài ra, cũng có thể đánh giá phần nào về khả năng mở rộng cho vay của chi nhánh là tốt, và đã tạo được uy tín với DNVVN trên địa bàn, bước đầu tạo được các khách hàng truyền thống. Để đánh giá cụ thể về chất lượng cho vay đối với các DNVVN hơn nữa, chúng ta còn phải xem xét các chỉ tiêu khác nữa. Cơ cấu dư nợ đối với DNVVN phân theo kỳ hạn: Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ của DNVVN theo kỳ hạn. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Dư nợ tỷ trọng dư nợ tỷ trọng dư nợ tỷ trọng Tổng dư nợ DNVVN 50.418 100% 80.669 100,00% 164.754 100,00% Vay ngắn hạn 50.418 100% 73.069 90,58% 121.424 73.7% Vay trung hạn 0 0% 7.600 9,42% 43.330 26.30% Vay dài hạn 0 0% 0 0,00% 0 0,00% ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB – Láng Hạ 2006-2008 ) Năm đầu khi bước vào thành lập, chi nhánh không có món vay trung hạn nào thì đến năm tiếp theo, vay trung hạn đã tăng lên chiếm 9.42% trong cơ cấu cho vay các DNVVN. Tỷ lệ này tăng lên với tốc độ đáng kinh ngạc, năm 2008 đã tăng 570%, trong khi vay ngắn hạn chỉ tăng với tốc độ 166%. Như vậy, tốc độ tăng cho vay trung hạn cho thấy chi nhánh không chỉ cấp tín dụng cho DNVVN phục vụ cho vay lưu động nữa, mà đã phục vụ cho cả hoạt động đầu tư thiết bị, công nghệ sản xuất, mở rộng sản xuất. Cho vay trung hạn thường đi kèm theo lợi nhuận thu được lớn hơn do lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, việc cho vay trung hạn đối với DNVVN cũng kèm những rủi ro tiềm ẩn do đầu tư lâu dài, những biến động của thị trường....Do đó, khi cho vay trung hạn, ngân hàng thường phải thận trọng và đối tượng cho vay phải là những khách hàng có quan hệ với ngân hàng. Những khách hàng mà MB Láng Hạ xét cho vay trung hạn là những doanh nghiệp quy mô vừa, những khách hàng đã có những uy tín và vị trí nhất định trên thị trường: Hyundai Motor, Cửu Long Motor….Nếu hiệu quả cho vay tốt thì chi nhánh sẽ tăng uy tín của mình trong hoạt động cho vay. Cơ cấu dư nợ với DNVVN theo ngành nghề: Bảng 2.5 Cơ cấu dư nợ với DNVVN theo ngành nghề Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Tổng dư nợ 50.418 100% 80.669 100% 164.754 100% Nông-lâm-ngư nghiệp 0 0% 0 0% 0 0% Thương mại, dịch vụ 32.772 65% 41.948 52% 62.607 38% Công nghiệp, xây dựng 13.109 26% 26.621 33% 72.492 44% Ngành khác 4.538 9% 12.100 15% 29.656 18% ( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh MB Láng Hạ 2006-2008 ) Đối tượng cho vay chủ yếu của chi nhánh tập trung vào các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, các doanh nghiệp trong ngành côn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA5931.DOC
Tài liệu liên quan