MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
Chương I: Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại 5
1.1. Cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM 5
1.1.1. Khái quát về NHTM 5
1.1.2. Cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM 12
1.2. Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp và nhỏ của NHTM 19
1.2.1. Khái niệm chất lượng cho vay 19
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 20
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM 23
1.3.1. Nhân tố chủ quan 23
1.3.2. Nhân tố khách quan 25
Chương II: Thực trạng chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam 28
2.1. Khái quát về Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam 28
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch I 28
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và các hoạt động của Sở giao dịch I 29
2.2. Thực trạng chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam 39
2.2.1. Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 39
2.2.2. Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 45
2.3. Đánh giá chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 48
2.3.1. Kết quả đã đạt được 48
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 49
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch I 54
3.1. Định hướng hoạt động cho vay của Sở giao dịch I trong những năm tới 54
3.1.1. Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 54
3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay DNV&N của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam 57
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở 58
3.2.1. Thiết lập chính sách cho vay hợp lý & đơn giản hóa quy trình cho vay đối với các DNV&N 58
3.2.2. Đổi mới cơ cấu huy động vốn 59
3.2.3. Đa dạng hóa các loại tài sản đảm bảo tiền vay 60
3.2.4. Nâng cấp hệ thống thông tin tín dụng đối với hoạt động cho vay của Sở giao dịch I 60
3.2.5. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng 61
3.3. Kiến nghị 62
3.3.1. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 62
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam 63
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 64
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1616 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở Giao dịch 1 – Ngân hàng Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trong các lĩnh vực khác nhau và rất phức tạp. Nếu một cán bộ tín dụng yếu kém về năng lực hoặc chưa được đào tạo một cách đầy đủ sẽ thiếu khả năng phân tích và đánh giá chính xác khách hàng vay vốn, không bao quát được các điểm yếu cũng như những sai sót của khách hàng. Mặt khác, việc cho vay đối với doanh nghiệp và nhỏ thường gặp khó khăn trong việc ngân hàng không thu thập được đầy đủ các số liệu thống kê của doanh nghiệp. Vì thế rất khó khăn trong việc phân tích, so sánh, đánh giá tình hình doanh nghiệp… dẫn đến việc đánh giá sai về khách hàng hoặc có thể bị lừa đảo, lợi dụng. Thêm vào đó cũng phải kể đến tư cách đạo đức không tốt của một vài cán bộ tín dụng đã câu kết với khách hàng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi vốn.
- Phương pháp quản trị rủi ro: Cho vay là hoạt động chính yếu của ngân hàng. Nếu quản lý tốt giúp cho ngân hàng luôn chủ động kiểm soát được tình hình hoạt động cho vay, duy trì được thu nhập của ngân hàng từ hoạt động này. Ngược lại, nếu NHTM chưa có được cơ cấu quản trị rủi ro đúng đắn, khoa học và chi tiết để đề ra được mức độ rủi ro cho phép với mỗi nhóm khách hàng thuộc các ngành khác nhau thì rất dễ dẫn đến tình trạng không kiểm soát được dư nợ cho vay đối với khách hàng, các khoản nợ quá hạn hay các khoản nợ khó đòi… và từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của NHTM.
1.3.2. Nhân tố khách quan
Ngoài những nhân tố khách quan, chất lượng hoạt động cho vay của NHTM còn chịu tác động của những yếu tố khách quan sau:
- Một là đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có đặc điểm chung là quy mô sản xuất kinh doanh không lớn, năng lực tài chính còn hạn chế và đa dạng về loại hình doanh nghiệp.
Với quy mô sản xuất nhỏ gọn, ngành nghề đa dạng, công nghệ kỹ thuật không quá phức tạp… các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường dễ dàng thích nghi hơn các doanh nghiệp lớn trước sự biến động của nhu cầu thị trường. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng thuận lợi hơn các doanh nghiệp lớn rất nhiều trong việc chuyển đổi sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Chính vì vậy, khả năng khai thác và sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất linh hoạt và thường có điều kiện khấu hao máy móc thiết bị để thu hồi vốn, trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thiếu thông tin về thị trường, thiếu các chuyên gia phân tích kinh tế, thiếu các dữ liệu đầu vào để tiến hành phân tích kinh tế… nên dẫn đến tình trạng là việc tính toán và triển khai dự án không chính xác với thực tế, gây nên những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mặt khác, doanh nghiệp vừa và nhỏ có năng lực tài chính là không lớn nên cơ cấu vốn đầu tư thường không hợp lý. Do sự hạn hẹp về vốn tự có nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có xu hướng đầu tư vào tài sản cố định, nên dẫn đến thiếu vốn lưu động để tiến hành sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán nhanh bị hạn chế. Bên cạnh đó, nếu vốn tự có của doanh nghiệp ít và lợi nhuận của doanh nghiệp thấp trong khi các khoản nợ đến hạn phải thanh toán quá lớn sẽ làm giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến việc không hoàn trả được nợ vay ngân hàng.
- Hai là chính sách kinh tế xã hội và môi trường pháp lý: Chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa, ổn định cả về kinh tế và xã hội. Nếu chính sách thông thoáng, thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh, thu hồi được vốn trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên, không phải lúc nào chính sách kinh tế của Nhà nước cũng tạo nên sự thông thoáng vì chính sách của Nhà nước không thể cùng một lúc tối ưu mọi phương diện của đời sống kinh tế - xã hội. Tùy từng thời điểm, hoàn cảnh cụ thể mà chính sách của Nhà nước sẽ có tác động khác nhau tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó ảnh hưởng tới chất lượng cho vay của NHTM.
Bên cạnh đó, pháp luật có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung và chất lượng cho vay nói riêng. Pháp luật sẽ tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tiến hành thuận tiện và đạt kết quả cao. Nó còn là cơ sở pháp lý để giải quyết mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế. Các DN cũng như ngân hàng phải tuân thủ những quy định nghiêm chỉnh của pháp luật thì hiệu quả và lợi ích sẽ được đảm bảo. Nếu hệ thống pháp luật ban hành không đầy đủ, không đồng bộ, các văn bản dưới luật còn nhiều mâu thuẫn trong khi thực hiện và chưa thật phù hợp với các ban ngành, các đơn vị có liên quan đến hoạt động tín dụng thì có ảnh hưởng tới chất lượng cho vay của NHTM.
- Ba là tình hình kinh tế trong khu vực và trên thế giới: Tình hình biến động kinh tế quốc tế sẽ gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nếu tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tế biến động theo chiều hướng tăng thì sẽ có tác dụng thúc đầy xuất khẩu hàng hóa trong nước nhưng lại làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu có thể bị ứ đọng hàng hóa do giá tăng lên, chậm tiêu thụ. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm thì lại làm cho hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước do chi phí tăng lên. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay ngân hàng, làm giảm sút chất lượng cho vay của NHTM.
Chương II: Thực trạng chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam
2.1. Khái quát về Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch I
Ngân hàng công thương Việt Nam (Incombank) được thành lập tháng 7 năm 1988 trên cơ sở sát nhập Vụ tín dụng công nghiệp và tín dụng thương nghiệp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là 1 trong 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam, Ngân hàng Công thương có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn của ngân hàng luôn tăng trưởng qua các năm, và bắt đầu tăng mạnh từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/năm, đặc biệt có năm tăng đến 35% so với năm trước. Ngân hàng công thương Việt Nam có mạng lưới kinh doanh trải rộng trên toàn quốc với 2 sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội và sở giao dịch II tại thành phố Hồ Chí Minh), 130 chi nhánh và trên 700 điểm giao dịch. Ngân hàng hiện có 3 công ty hạch toán độc lập là công ty cho thuê tài chinh, công ty TNHH chứng khoán, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản cùng với 2 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ thông tin và Trung tâm đào tạo.
Do yêu cầu của việc mở rộng hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ trong nền kinh tế thị trường và đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế, ngày 30/12/1998, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng công thương Việt Nam đã ký quyết định số 134/QĐ – HĐQT – NHCT1 sắp xếp và tổ chức hoạt động Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam theo điều lệ tổ chức và hoạt động của ngân hàng công thương Việt Nam. Đến ngày 1/1/1999, Sở giao dịch chính thức được thành lập, có trụ sở tại số 10 Lê Lai, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, trở thành 1 trong 2 Sở giao dịch của ngân hàng công thương Việt Nam, hạch toán phụ thuộc như một đơn vị thành viên trong hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam.
Ngày 20/10/2003, Chủ tịch HĐQT NHCTVN ban hành quyết định số 153/QĐ-HĐQT về mô hình tổ chức mới của Sở giao dịch I theo Dự án hiện đại hoá ngân hàng và công nghệ thanh toán do Ngân hàng thế giới (World Bank) tài trợ. So với ban đầu khi mới thành lập thì hiện nay, Sở giao dịch I đã mang một bộ mặt hoàn toàn mới.
Theo điều lệ của Ngân hàng công thương Việt Nam, Sở giao dịch I là đại diện uỷ quyền của Ngân hàng công thương Việt Nam, có quyền tự chủ trong kinh doanh theo phân cấp của Ngân hàng công thương Việt Nam, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Ngân hàng công thương Việt Nam. Sở giao dịch I có con dấu riêng và mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Sở giao dịch I được ký hợp đồng kinh tế, được chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự phân cấp uỷ quyền của Ngân hàng công thương Việt Nam.
Sở giao dịch I ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của Ngân hàng công thương Việt Nam. Kể từ khi được thành lập đến nay, Sở giao dịch I đã không ngừng phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng, trở thành một trong những ngân hàng hiện đại, đạt hiệu quả cao trong hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam; đã, đang và sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng – tài chính của nền kinh tế.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và các hoạt động của Sở giao dịch I
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước, có tổ chức nhân sự theo phân cấp uỷ quyền của Ngân hàng công thương Việt Nam. Hiện nay, Sở giao dịch I có 280 cán bộ, trong đó có 16 cán bộ có trình độ trên đại học (chiếm 5,7%), 213 cán bộ có trình độ đại học (chiếm 76%) và số cán bộ còn lại được đào tạo cao đẳng.
Ngày 20/10/2003, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng công thương Việt Nam đã ban hành quyết định số 153/QĐ – HĐQT về mô hình tổ chức mới của Sở giao dịch I theo dự án hiện đại hoá ngân hàng và công nghệ thanh toán do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Thực hiện dự án này, 9 phòng ban và một tổ bảo hiểm trước đây của Sở giao dịch I đã được tổ chức lại thành 12 phòng ban và một ban giám đốc gồm 01 Giám Đốc và 04 Phó Giám Đốc.
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng Khách hàng
cá nhân
Phòng Khách hàng II
Phòng Khách hàng I
Phòng quản lý
rủi ro
Phòng kế toán – tài
chính
Phòng kế toán
giao dịch
Phòng thanh toán
xuất-nhập khẩu
Phòng dịch vụ thẻ
Phòng thông tin
điện toán
Phòng tiền tệ - kho
quỹ
Phòng tổng hợp - tiếp thị
2.1.2.2. Các hoạt động cơ bản
a. Sản phẩm dịch vụ của Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam
Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam hoạt động như một ngân hàng đa doanh, loại hình sản phẩm dịch vụ của Sở có thể được chia thành các nhóm sau:
Nhận tiền gửi
Cho vay và bảo lãnh
Tài trợ thương mại
Dịch vụ thanh toán
Dịch vụ ngân quỹ
Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử
Hoạt động đầu tư
Dịch vụ khác
b. Tình hình huy động vốn và cho vay của Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam
Phát huy thế mạnh truyền thống, trong những năm qua công tác huy động vốn của Sở giao dịch I vẫn duy trì và phát triển. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn trên địa bàn, nhưng Sở giao dịch I đã chủ động khai thác các hình thức huy động phong phú như: phát hành kỳ phiếu nội, ngoại tệ với nhiều kỳ hạn, các hình thức tiết kiệm, tiền gửi… từ mọi thành phần trong nền kinh tế, nên đã thu hút được số lượng đông đảo khách hàng.
Bảng 2.1: Tổng vốn huy động của Sở giao dịch I
(đơn vị: tỷ đồng,%)
2005
2006
2006/2005
2007
2007/2006
Tổng vốn huy động
- VND
-Ngoại tệ (quy đổi VND)
16.071
13.709
2.362
17.448
14.953
2.495
108,6
109,1
105,6
17.266
14.644
2.622
98,96
97,9
105,1
Tăng trưởng (%)
8,57
-1,04
(Tổng vốn huy động: không bao gồm vốn tự có)
(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam)
Hình 2.2: Tình hình huy động vốn của Sở Giao dịch I
Trong 2 năm 2006 và 2007, việc huy động vốn của Sở giao dịch I gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh huy động vốn giữa các NH ngày càng gay gắt với việc mở rộng màng lưới hoạt động; Các ngân hàng liên tục gia tăng lãi suất huy động trong khi lãi suất huy động vốn của NHCT Việt nam luôn duy trì thấp hơn. Đặc biệt là trong năm qua, các doanh nghiệp có nguồn tiền gửi lớn tại Sở I thực hiện gửi tiền có kỳ hạn theo lãi suất đấu thầu cạnh tranh đã làm lãi suất bình quân đầu vào tăng lên nhiều so với các năm trước ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của Sở giao dịch I.
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động của Sở giao dịch I
(đơn vị: tỷ đồng)
Năm 2005
Năm 2006
2007
Tổng vốn huy động
16.071
17.448
17.266
Tiền gửi doanh nghiệp
- Tỷ trọng (%)
10.399
64,7
9.859
56,5
12.183
70,5
Tiền gửi dân cư
- Tỷ trọng (%)
3.908
24,3
3.370
19,3
3.432
19,9
Tiền gửi khác
- Tỷ trọng (%)
1.764
11
4.219
24,2
1.651
9,6
(Nguồn vốn huy động không bao gồm vốn tự có)
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam)
Như vậy, qua số liệu trên ta thấy:
Thứ nhất, Sở giao dịch I huy động vốn chủ yếu từ tiền gửi của doanh nghiệp. Trong 3 năm, tỷ trọng của nguồn này luôn là lớn nhất. Tuy nhiên, đây lại là một nguồn không ổn định do có kỳ hạn ngắn và doanh nghiệp có thể rút vốn bất cứ lúc nào mà không phải báo trước. Đây là một bất lợi cho hoạt động kinh doanh của Sở.
Thứ hai, tỷ trọng nguồn vốn từ tiền gửi doanh nghiệp mặc dù trong năm 2006 giảm so với năm 2005, nhưng đến năm 2007 thì lại tăng lên, chiếm đến 70,5% tổng vốn huy động. Việc quá phụ thuộc vào một nguồn vốn huy động là một bất lợi trong công tác huy động vốn của Sở.
Cùng với hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng cũng là một hoạt động hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại hiện nay. Các hình thức cho vay Sở cung cấp cho khách hàng gồm có: cho vay ngắn hạn, cho vay trung – dài hạn. Ngoài việc cho vay trực tiếp từ ngân hàng, Sở còn kết hợp với các ngân hàng khác trên địa bàn cấp tín dụng dưới dạng đồng tài trợ. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Sở giao dịch I đã đơn giản hoá thủ tục cho vay nhằm tạo sự nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định.
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay của Sở giao dịch I
(đơn vị: tỷ đồng)
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng vốn huy động
16.071
17.448
17.266
Tổng dư nợ cho vay
2.788
2.776
3.101
Tổng dư nợ cho vay /Tổng vốn huy động
17,35%
16%
18%
(Tổng vốn huy động không bao gồm vốn tự có)
(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam)
Hình 2.3: Tăng trưởng dư nợ cho vay của Sở giao dịch I
Trong 03 năm qua, công tác cho vay của Sở được mở tộng tới mọi đối tượng khách hàng là các Tổng công ty; Công ty liên doanh; Công ty có vốn đầu tư nước ngoài; DNV&N; Khu vực kinh tế tư nhân; Cho vay tiêu dùng… nhằm đa dạng hóa khách hàng theo hướng chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Vốn vay được hướng vào những ngành hàng, mặt hàng chiến lược có triển vọng phát triển bền vững như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm, điện lực, dầu khí, viễn thông… và các khoản vay đều phát huy tốt hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, so với năm 2005, dư nợ cuối năm 2006 giảm 12 tỷ (giảm 0,43%) là do:
Một số Tổng công ty trả nợ ngân hàng theo kế hoạch chưa vay lại như: Tập đoàn Bưu chính viễn thông giảm dư nợ trên 100 tỷ, Công ty FPT giảm dư nợ 70 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa, hoạt động kinh doanh có hiệu quả đã tận dụng vốn tự có để kinh doanh, không vay vốn ngân hàng.
Sang năm 2007, dư nợ cho vay cuối năm của Sở đã có bước phát triển đáng kể, tăng 325 tỷ (tăng 11,7%) so với năm 2006, tăng 313 tỷ (11,2%) so với năm 2005, là do:
Sở giao dịch I chú trọng đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh đến các DNV&N, cho vay tiêu dùng… là khách hàng có tiềm năng phát triển, tăng trưởng nhanh về số lượng và quy mô, là lực lượng năng động và hiệu quả của nền kinh tế.
Năm 2007, Sở giao dịch I được Ngân hàng Công thương chọn làm ngân hàng đầu mối giải ngân dự án vệ tinh VINASAT của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, trong đó NHCT tham gia 86 triệu USD.
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay của Sở giao dịch I
(đơn vị: tỷ đồng,%)
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng Dư nợ
Trong đó:
2.788
2.776
3.101
Phân theo loại tiền
- Dư nợ VND
Tỷ trọng
1.889
67,7
1.906
68,7
1.958
63
- Dư nợ ngoại tệ
Tỷ trọng
899
32,3
870
31,3
1.143
37
Tổng
100
100
100
Phân theo thành phần kinh tế
- Dư nợ cho vay TPKT Quốc doanh
Tỷ trọng
2.066
74,1
2.081
74,9
2.341
75.5
- Dư nợ cho vay TPKT Ngoài Qdoanh
Tỷ trọng
722
25,9
695
25,1
760
24,5
Tổng (%)
100
100
100
(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam)
Từ hai bảng trên có thể thấy rằng:
- Sở giao dịch I chủ yếu cho vay bằng nội tệ, tuy nhiên thì cho vay bằng ngoại tệ vẫn chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong cơ cấu dư nợ của Sở, và đang có xu hướng gia tăng. Đối tượng khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế quốc doanh, dư nợ đối với khu vực kinh tế này trung bình gấp 3 lần dư nợ đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
- Vốn huy động của ngân hàng chưa được sử dụng có hiệu quả tối đa. Tỷ lệ Dư nợ/ Tổng vốn huy động trong 3 năm đều không vượt quá 20%. Lý giải cho vấn đề này là tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp trong tổng vốn huy động của Sở chiếm tỷ trọng lớn, mà đây là một nguồn không thích hợp để cho vay của ngân hàng như đã nói ở trên. Đây cũng là một vấn đề mà Sở giao dịch I cần quan tâm xem xét để có đề xuất được các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập hiện nay.
Mặt khác trong những năm qua, hoạt động cho vay đối với nền kinh tế của Sở đang ngày càng cải thiện rõ rệt về chất, thể hiện:
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay của Sở Giao dịch I – NHCT Việt Nam
(Đơn vị: tỷ đồng, %)
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Nợ quá hạn
7,2
1,5
0
Tổng dư nợ
2.788
2.776
3.101
I. Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ
0,26
0,054
0
Tổng doanh số cho vay
5.193
6.960
7.380
Tổng doanh số thu nợ
4.819
6.971
7.056
II. Tỷ trọng doanh số thu nợ/ doanh số cho vay
92,8
100,16
95,6
(Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam 2005, 2006, 2007)
Từ bảng trên nhận thấy, hoạt động cho vay của Sở đang ngày nâng cao về chất, tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ giảm dần cả về tỷ trọng và số tuyệt đối. Đáng chú ý, kết thúc năm 2007, hoạt động cho vay của Sở ghi nhận là không còn nợ quá hạn. Phát huy được thế mạnh của mình, trong 3 năm 2005, 2006 và 2007, lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Sở đã đóng góp một phần không nhỏ trong lợi nhuận hợp nhất của toàn bộ hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam.
Bảng 2.6: Tỷ trọng lợi nhuận của Sở giao dịch I trong toàn bộ hệ thống
NHCT Việt Nam.
(đơn vị: triệu đồng)
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Lợi nhuận của Sở giao dịch I
347.500
343.055
331.500
Lợi nhuận trước thuế toàn hệ thống NHCT VN
423.093
599.639
Tỷ trọng (%)
82
57
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam và báo cáo thường niên năm 2005, 2006, 2007 – Ngân hàng công thương Việt Nam)
2.2. Thực trạng chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam
2.2.1. Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trước đây, do những hạn chế trong thể lệ tín dụng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường khó tiếp cận được với nguồn vốn vay của các NHTM. Những trở ngại trong việc thế chấp tài sản đảm bảo, cũng như sự phức tạp của các thủ tục và các điều kiện khác như doanh nghiệp vay vốn phải kinh doanh có lãi trong năm gần nhất, báo cáo tài chính được kiểm toán… đã làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó tiếp cận được với nguồn vốn vay ngân hàng hoặc làm cho chi phí vay vốn đội lên rất cao. Nhưng trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực từ phía các cơ quan Nhà nước giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng hơn. Nghị định số 178/1999/ NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 29/12/1999 về “bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng” (sau này được thay thế bằng Nghị định số 163/2006/ NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm ), Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước về việc “ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” đã thực sự không còn sự phân biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với doanh nghiệp quốc doanh.
Trong cơ cấu dư nợ cho vay của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn chiếm một tỷ trọng lớn. Các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, uy tín, có năng lực tài chính luôn là những đối tượng tập trung mở rộng tín dụng của Sở.
Bảng 2.7: Dư nợ cho vay đối với DNV&N của Sở giao dịch I
(đơn vị: tỷ đồng,%)
Năm 2005
Năm 2006
2006/2005
Năm 2007
2007/2006
Tổng dư nợ cho vay
Trong đó:
2.788
2.776
99,6
3.101
111,7
- Dư nợ đối với DNV&N
Tỷ trọng
1.461
52,4
1.685
60,7
115,3
1.916
61,8
113,7
- DN quốc doanh
Tỷ trọng
1.112
76,1
1.185
70,3
106,6
1.201
62,7
101,4
- DN ngoài quốc doanh
Tỷ trọng
349
23,9
500
29,7
143,3
715
37,3
143
Tổng
100
100
100
(Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam 2005, 2006, 2007)
Từ bảng trên ta thấy: Dư nợ cho vay hàng năm đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thường chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng Dư nợ của Sở giao dịch I, chiếm khoảng 60 % trong tổng dư nợ và đang có xu hướng tăng lên; trung bình mỗi năm tăng khoảng 13 – 15 %/năm. So với tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ cho vay thì dư nợ cho vay đối với DNV&N của Sở giao dịch I có tốc độ tăng trưởng đáng kể, thể hiện:
Hình 2.4: tăng trưởng dư nợ cho vay đối với DNV&N của Sở Giao dịch I
Mặt khác, có thể thấy rằng trong 03 năm qua, tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNV&N khu vực kinh tế quốc doanh có xu hướng giảm.
Hình 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay đối với DNV&N của Sở giao dịch I theo thành phần kinh tế
Từ năm 2005 đến năm 2007, tỷ trọng cho vay đối với DN quốc doanh giảm chỉ còn 62,7%. Lý giải cho điều này chính là sự phát triển rất nhanh về mặt số lượng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội trong những năm qua khi Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực cùng với sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế tạo điều kiện cho các DNV&N mở rộng sản xuất kinh doanh, tiêu thụ được sản phẩm và trả nợ ngân hàng.
Bên cạnh đó, dư nợ cho vay đối với DNV&N theo thời hạn cho vay của Sở giao dịch I trong những năm qua đang có những thay đổi rất rõ rệt:
Bảng 2.8: Dư nợ cho vay đối với DNV&N theo thời hạn cho vay của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam
(đơn vị: tỷ đồng,%)
Năm 2005
Năm 2006
2006/2005
Năm 2007
2007/2006
Dư nợ cho vay đối với DNV&N
1.461
1.685
115,3
1.916
113,7
- Cho vay ngắn hạn
1.044
1.328
127,2
1.661
125
Tỷ trọng (%)
71,4
78,8
86,7
- Cho vay trung, dài hạn
417
357
85,6
255
71,4
Tỷ trọng (%)
28,6
21,2
13,3
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng Sở Giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam năm 2005, 2006, 2007)
Hình 2.6: Thay đổi tỷ trọng cho vay DNV&N của Sở Giao dịch I theo thời hạn cho vay qua các năm
Qua bảng trên ta thấy cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay đối với DNV&N của Sở giao dịch I, trên 70% /năm. Hoạt động cho vay ngắn hạn đối với các DNV&N chủ yếu là để thanh toán các yếu tố đầu vào sản xuất, bổ sung vốn lưu động tạm thời, còn hoạt động cho vay trung, dài hạn chủ yếu là để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất hiện có, xây dựng, mua sắm, đổi mới trang thiết bị…
Dư nợ cho vay ngắn hạn đối với DNV&N của Sở trong 3 năm qua có sự tăng trưởng rõ rệt, thể hiện: từ năm 2005 đến năm 2007, tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn tăng từ 71,4% lên đến 86,7%. Quy mô cho vay đối với DNV&N của Sở đều tăng qua các năm chứng tỏ rằng Sở đã quan tâm đến vai trò của các DNV&N trong nền kinh tế và nguồn vốn của Sở ngày càng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay trung, dài hạn vẫn còn khiêm tốn đã phần nào phản ánh tình trạng cho vay của Sở giao dịch cho các DNV&N trong việc cải tiến, mở rộng, nâng cao trình độ công nghệ, năng lực sản xuất, trang thiết bị máy móc… vẫn còn hạn chế. Về mặt dài hạn, điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới khả năng cạnh tranh về chất lượng cho vay của Sở.
2.2.2. Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.2.2.1. Dư nợ cho vay và tỷ trọng cho vay đối với DNV&N
Theo bảng 2.8 như đã phân tích ở trên, ta có thể thấy rằng hoạt động cho vay đối với DNV&N là một hoạt động quan trọng của Sở. Dư nợ cho vay đối với DNV&N luôn chiếm tỷ trọng cao (khoảng 60%) trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Năm 2007, dư nợ cho vay đối với DNV&N đạt 1.916 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNV&N tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng cho vay đối với nền kinh tế cho thấy rằng Sở giao dịch I ngày càng chú trọng đến việc tăng cường cho vay đối với các DNV&N.
2.2.2.2. Thực trạng nợ quá hạn trong hoạt động cho vay DNV&N của Sở
Có thể nói tỷ lện nợ quá hạn của NHTM là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng đó. Bảng 2.6 cho thấy trong những năm qua, tỷ lệ nợ quá hạn của Sở liên tục giảm và luôn ở mức thấp. Đó là do các CBTD của Sở đã thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng, liên tục kiểm tra, giám sát, đôn đốc khách hàng trong việc trả nợ vay và xử lý các khoản nợ tồn đọng bằng quỹ dự phòng rủi ro theo quy định và lựa chọn được những dự án vay vốn hiệu quả, có khả năng trả nợ ngân hàng. Bảng dưới đây cho thấy tình hình nợ quá hạn trong hoạt động cho vay DNV&N của Sở:
Bảng 2.9: Nợ quá hạn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở Giao dịch 1 – Ngân hàng Công thương Việt Nam.DOC