Chuyên đề Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội

Hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh khá nhộn nhịp, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu của khách hàng về xuất nhập khẩu, góp phần tích cực tăng trưởng nguồn vốn, tín dụng nội, ngoại tệ và mở rộng nguồn thu dịch vụ. Doanh số thanh toán quốc tế tăng cao cả về số món và số tiền, doanh số thanh toán hàng xuất nhập khẩu trong năm 2007 đạt gần 170 triệu USD.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh Chi nhánh đã tuân thủ chặt chẽ quy trình, kỹ thuật thao tác nghiệp vụ về tiếp nhận, quản lý, kiểm tra xử lý bộ hồ sơ thanh toán tra soát với nước ngoài an toàn, chính xác. Đồng thời Chi nhánh cũng luôn tăng cường công tác tiếp cận khách hàng, đặc biệt là khách hàng lớn, khách hàng có nhu cầu thanh toán quốc tế tại các phòng giao dịch.

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2640 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịch vụ. - Trung gian thanh toán: Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Bên cạnh đó ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán. Nhiệm vụ của ngân hàng là khai thác thị trường khu vực phía Nam Hà Nội và thực hiện những chương trình của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. b)Nhiệm vụ của các phòng ban của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội * Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch Tổng hợp - Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương. Đề xuất kế hoạch tiếp thị, thông tin tuyên truyền, quảng bá, đặc biệt là các hoạt động của Chi nhánh, các dịch vụ, sản phẩm trên thị trường. - Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hoá doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí tuyên truyền, quảng bá hoạt động của Chi nhánh và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. - Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các Chi nhánh trên địa bàn. - Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các Chi nhánh trên địa bàn. - Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng. - Tổng hợp, soạn thảo các báo cáo chuyên đề theo quy định. * Phòng Tín dụng - Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: Sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu, gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. - Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. - Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. - Tiếp cận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. - Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết; đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng. - Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyền đề theo quy định. * Phòng Thanh toán Quốc tế - Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. - Thực hiện thanh toán Quốc tế thông qua mạng SWIFT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. - Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán Quốc tế. - Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài. * Phòng Kế toán – Ngân quỹ - Thực hiện hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. - Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với Chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng cấp trên phê duyệt. - Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn. - Thực hiện các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo luật định. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. - Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ, định mức tồn quỹ theo quy định. - Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Quản lý, giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối của hệ thống ATM. - Tổng hợp, thống kê, lưu trữ số liệu, hồ sơ giấy tờ về hạch toán, kế toán, quyết toán, các báo cáo và các thông tin liên quan đến hoạt động của Chi nhánh theo quy định. Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê. * Phòng Hành chính – Nhân sự - Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của Chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt. - Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của Chi nhánh. - Thực thi Pháp luật liên quan đến an ninh, phòng cháy nổ tại cơ quan. - Lưu trữ các văn bản Pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản , quy chế của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. - Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh; thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của Chi nhánh. - Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại Chi nhánh. - Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ lao động, vật rẻ mau hang, quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan. - Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá - tinh thần và thăm hỏi ốm, đau, hiểu, hỷ cán bộ, nhân viên. * Tổ Kiểm tra, Kiểm toán nội bộ - Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với công tác kiểm tra, kiểm toán của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình. - Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm toán theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và kế hoạch của đơn vị, kiểm toán nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngay tại Hội sở, các Chi nhánh phụ thuộc. - Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm. Tổ chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên Chi nhánh Ngân hàng cấp 2. Tổng hợp và báo cáo kịp thời các chế độ kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của Chi nhánh, đơn vị mình theo định kỳ gửi tổ kiểm tra, kiểm toán văn phòng đại diện và Ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Hàng tháng có báo cáo nhánh về các công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm tra, kiểm toán của mình gửi về Ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ. - Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc, trưởng ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ hoặc Giám đốc giao cho. 2.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội 2.1.3.1.Hoạt động huy động vốn Năm 2001 là năm mà ngành ngân hàng đang đặt trước sự cạnh tranh gay gắt và nguy cơ mất thị phần trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, đồng thời Chi nhánh lại hoạt động trên địa bàn thành phố có rất nhiều ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần…, hơn nữa các doanh nghiệp hầu hết đã có quan hệ truyền thồng với một hoặc nhiều ngân hàng cho nên đối với Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội, việc chiếm lĩnh thị trường, thị phần gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, ngay từ đầu Chi nhánh đã xác định công tác huy động vốn là hoạt động trọng tâm, Chi nhánh đã tăng cường tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng quanh địa bàn, áp dụng khuyến mại, tặng quà… để huy động tiền gửi của dân cư. Bảng 2: Tình hình tăng trưởng nguồn vốn qua các năm Đơn vị : tỷ đồng (Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2002-2006 của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội) Bảng 3: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn 2.550.286 3.784.272 4.439.075 7.952.850 8.321.150 1 Phân theo kỳ hạn 2.550.286 100 3.784.272 100 4.439.075 100 7.952.850 100 8.321.150 100 Không kỳ hạn 312.492 12,3 720.120 19,2 906.366 20,4 1.188.470 15 1.238.154 14,9 Kỳ hạn < 12 tháng 639.861 25,1 1.444.878 38,1 1.890.674 42,6 1.488.998 18,7 1.591.683 19,1 Kỳ hạn > 12 tháng 1.597.933 62,6 1.619.274 42,7 1.642.035 37,0 5.275.382 66,3 5.491.313 66 2 Phân loại theo NV 2.550.286 100 3.784.272 100 4.439.075 100 7.952.850 100 8.321.150 100 Tiền gửi dân cư 855.622 33,6 1.121.080 29,6 1.389.375 31,3 4.226.550 53,15 4.182.458 50,3 Tiền gửi TCTD 850.642 33,3 1.224.447 32,4 552.835 12,4 133.899 1,68 572.548 6,8 Tiền gửi TCKT, TCXH 298.370 11,7 1.026.121 27,1 2.049.723 46,2 3.592.401 45,17 3.566.144 42,9 Vốn uỷ thác đầu tư 545.652 21,4 412.624 10,9 447.142 10,1 3 Phân theo loại tiền 2.550.286 100 3.784.272 100 4.439.075 100 7.952.850 100 8.321.150 100 Nội tệ 2.101.784 82,4 3.061.582 80,9 3.600.428 81,1 7.379.638 92,79 7.752.995 93,17 Ngoại tệ 448.502 17,6 722.690 19,1 838.647 18,9 573212 7,21 568.155 6,83 Đơn vị: Triệu đồng (Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2003-2007 của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội) Xét theo kỳ hạn, nguồn vốn không kỳ hạn các năm 2003 – 2005 tăng nhanh do việc tích cực khai thác các nguồn vốn dự án, bộ ngành, kết quả của việc phát triển mạng lưới và các dịch vụ khác, tuy vậy, nguồn vốn không kỳ hạn huy động được trong 2 năm 2006, 2007 đang có xu hướng giảm xuống do ảnh hưởng của sự phát triển thị trường chứng khoán và lạm phát. Xét theo tính chất nguồn huy động, qua các năm tỷ trọng nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức tín dụng chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn huy động, cùng với tiền gửi của dân cư đã chiếm một tỷ trọng khá ưu thế trong cơ cấu của Chi nhánh. Tiền gửi dân cư tăng nhanh qua các năm là do đời sống kinh tế và thu nhập của người dân tăng lên song do ngân hàng đã áp dụng nhiều hình thức huy động phù hợp với thị hiếu và lợi ích của người gửi tiền. Các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế gửi tiền chủ yếu là để thanh toán qua các ngân hàng, các dịch vụ liên ngân hàng nên nguồn vốn huy động qua các tổ chức này tăng lên rất nhanh qua các năm đặc biệt là năm 2004, tốc độ tăng trưởng rất cao do ngân hàng áp dụng công nghệ hiện đại trong thanh toán đảm bảo nhanh chóng, chính xác. Tuy vậy, nguồn vốn này cũng đang có xu hướng giảm trong 2 năm 2006, 2007 do các Tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong việc huy động vốn. 2.1.3.2.Dư nợ và thị phần tín dụng các thành phần kinh tế Dư nợ cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều tăng lên qua các năm, nhưng xét về tỷ trọng thì dư nợ ngắn hạn và trung hạn tăng lên trong khi dư nợ dài hạn có tỷ trọng giảm đi, đó là do Chi nhánh đã thực hiện theo chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là giảm tốc độ cho vay dài hạn xuống. Tổng dư nợ tăng dần qua các năm, nguyên nhân là do Chi nhánh thực hiện nghiêm chỉnh theo chỉ đạo của TW. Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra Chi nhánh tiếp tục thực hiện chính sách tiếp cận để mở rộng cho vay đối với mọi đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, đi đôi với việc kết hợp chặt chẽ giữa củng cố bạn hàng truyền thống và đẩy mạnh thu hút khách hàng mới. Về cơ cấu thì tập trung chủ yếu là dư nợ của các doanh nghiệp nhà nước. Trong đó khách hàng có mức dư nợ cao nhất là: Công ty thực phẩm miền Bắc, Tổng công ty sông Đà, Tổng công ty máy và thiết bị Công nghiệp... Hầu hết các doanh nghiệp này đều hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước có quan hệ tín dụng với Chi nhánh đều hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại là chủ yếu. Ngoài khách hàng là doanh nghiệp nhà nước , hiện đang có trên 55 khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh có dư nợ tại Chi nhánh. Dư nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh (chủ yếu là của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Việt Nam). Kết quả này cũng khẳng định một cách chắc chắn đường lối chiến lược là phát triển theo xu hướng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; tăng cường, tập trung phát triển khu vực khách hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tín dụng trang trại, hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác: toàn Chi nhánh đang cho vay trên 500 khách hàng là hộ gia đình cá nhân, chủ yếu là cho vay cầm cố sổ tiết kiệm và cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên trong các doanh nghiệp nhà nước . Để thu hút khách hàng, mở rộng tín dụng, Chi nhánh đã phối hợp với Ngân hàng Deustche Bank và Công ty liên doanh LEVER để thực hiện Chương trình hỗ trợ tài chính cho các Nhà phân phối sản phẩm của LEVER. Đây là một phương thức cho vay mới – phương thức thấu chi nên cần phải có thời gian nhất định để triển khai thử nghiệm. Phấn đấu thực hiện mục tiêu hiện đại hoá Ngân hàng và cung ứng các sản phẩm dịch vụ của một ngân hàng hiện đại; Chi nhánh đã thực hiện thành công mô hình giao dịch một cửa, tạo sự thông thoáng trong giao dịch đối với khách hàng. Ngoài ra, nó cũng đòi hỏi các thanh toán viên phải không ngừng hoàn thiện tất cả các nghiệp vụ: kế toán, thanh toán, ngân quỹ, … để đáp ứng được yêu cầu hoạt động, là động lực thúc đẩy mạnh mẽ trình độ của cán bộ ngân hàng. 2.1.3.3.Nợ quá hạn Đến ngày 31/12/2007, toàn Chi nhánh có số dư nợ quá hạn 35,316 tỷ đồng, chiếm 0,12%/tổng dư nợ. Nguyên nhân chính là do: - Thu thập thông tin về khách hàng chưa đầy đủ. - Do tác động của thị trường dẫn đến sản xuất kinh doanh thua lỗ, khách hàng không có điều kiện trả nợ đúng hạn hoặc không trả được nợ. - Việc xem xét và thực hiện bảo đảm tiền vay chưa đúng quy định. Do cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng nên Chi nhánh đã tự động nới lỏng các điều kiện cho vay nên không đáp ứng được các yêu cầu bảo đảm tiền vay. - Đến kỳ trả nợ nhưng người vay thường là cán bộ công nhân viên đi công tác vắng nên không trả nợ kỳ hạn kịp, ngân hàng chuyển toàn bộ số dư sang nợ quá hạn; Xét về bản chất thì đây không phải phát sinh nợ quá hạn xấu, đảm bảo khả năng thu nợ. Nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vì vậy Chi nhánh cần có biện pháp tích cực trong công tác thu thập thông tin khách hàng, kiểm tra kiểm soát trong quá trình vay vốn và cần có biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. 2.1.3.4.Về hoạt động thanh toán quốc tế Hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh khá nhộn nhịp, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu của khách hàng về xuất nhập khẩu, góp phần tích cực tăng trưởng nguồn vốn, tín dụng nội, ngoại tệ và mở rộng nguồn thu dịch vụ. Doanh số thanh toán quốc tế tăng cao cả về số món và số tiền, doanh số thanh toán hàng xuất nhập khẩu trong năm 2007 đạt gần 170 triệu USD. Trong quá trình hoạt động kinh doanh Chi nhánh đã tuân thủ chặt chẽ quy trình, kỹ thuật thao tác nghiệp vụ về tiếp nhận, quản lý, kiểm tra xử lý bộ hồ sơ thanh toán tra soát với nước ngoài an toàn, chính xác. Đồng thời Chi nhánh cũng luôn tăng cường công tác tiếp cận khách hàng, đặc biệt là khách hàng lớn, khách hàng có nhu cầu thanh toán quốc tế tại các phòng giao dịch. 2.2.Thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội 2.2.1.Thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội trong năm 2007 tác động tới ngân hàng: Năm 2007, mặc dù có những tác động bất lợi của nền kinh tế thế giới và thiên tai, dịch bệnh trong nước, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội vẫn đạt được khá toàn diện so với kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 8,5% - mức cao nhất trong 10 năm qua, là năm ấn tượng về sự tăng tốc của thị trường chứng khoán Việt Nam, giá trị giao dịch tăng 3 lần so với năm 2006, giá trị vốn hoá đạt gần 500 nghìn tỷ, bằng khoảng 43,8% GDP ( Năm 2006 chỉ bằng 22,7%). Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá cao (21,5%), vượt 3,4% so với kế hoạch; kim ngạch nhập khẩu tăng 35,5% so với năm trước nâng mức nhập siêu lên mức kỷ lục với tỷ lệ nhập/xuất đã tăng trên 70% so với năm 2006. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội tăng 16,4%, bằng 40,6% GDP; trong đó vốn đầu tư của khu vực dân cư và tư nhân tăng 19,5%, chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư. Cam kết vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 20,3 tỷ USD ( năm 2006 đạt 12 tỷ USD), vốn đầu tư gián tiếp 5,7 tỷ USD, kiều hối đạt 9 tỷ USD và ODA đạt 5,4 tỷ USD. Những tiến bộ đạt được về kinh tế - xã hội đã góp phần giữ vững ổn định chính trị và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Tuy nhiên , chỉ số giá tiêu dùng tăng cao ( tăng 12,63%) đã ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của nền kinh tế và đời sống của nhân dân. Về hoạt động ngân hàng : tổng nguồn vốn huy động toàn hệ thống ngân hàng tăng 36,5%, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tăng khoảng 34% so với năm 2006. Đặc biệt, khối ngân hàng thương mại cổ phần có tốc độ tăng trưởng dư nợ lên tới 103%, thị phần tín dụng của khu vực này cũng tăng tới 24,7% so với tỷ lệ 19,7% của thời điểm cuối năm 2006. Việc các ngân hàng thương mại cổ phần liên tục bức phá về nâng cao năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng vốn điều lệ, chú trọng phát triển dịch vụ đa dạng, đã tạo nên môi trường cạnh tranh ngân hàng gay gắt hơn. Ngoài ra tình hình tiền tệ năm 2007 chịu ảnh hưởng không nhỏ của diễn biến tài chính quốc tế, biến động về lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) liên tục giảm còn 4,25%/năm; giá dầu, vàng và một số vật tư thiết yếu tăng cao; Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát như : tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu kho bạc… Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng nói chung và ảnh hưởng tới Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng. Tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội : Trong những năm qua, chi nhánh đã thường xuyên tiến hành kiểm tra chuyên đề tín dụng theo các đề cương của Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thông Việt Nam chỉ đạo. Tất cả các chi nhanh cấp II, phòng giao dịch có dư nợ cho vay, trong đó có dư nợ cho vay ngắn hạn đều được kiểm tra. Trong công tác kiểm tra, việc cho vay ngắn hạn trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại được đặc biệt quan tâm do đặc thù lĩnh vực này có nhiều biến động, đòi hỏi ngân hàng sau khi cho vay phải theo sát, nắm vững tình hình , trên cơ sở đó mà đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp. Đối tượng thương được quan tâm trong các cuộc kiểm tra không chỉ dừng lại ở mặt hồ sơ mà còn kiểm tra thực tế tình hình kinh doanh của khách hàng, tình hình thực hiện phương án kinh doanh, thực trạng tài sản bảo đảm… Việc làm này có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý cho vay ngắn hạn và thực tế kết quả đã đạt được khẳng định. Kết quả kiểm tra cho thấy, hầu như không có vụ việc nào ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng do khách quan hoặc chủ quan cán bộ ngân hàng gây ra. Sau khi kiểm tra tín dụng, chi nhánh luôn tổ chức kiểm điểm lại những việc chưa làm được, những việc còn sai sót, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời. Kết quả kiểm tra cũng cho thấy rằng, những sai sót trong công tác tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội chủ yếu là sai sót nhỏ về mặt hồ sơ và thường được hoàn thiện, bổ sung ngay khi được phát hiện ra, hoàn toàn không có những sai sót do cố ý làm trái của cán bộ ngân hàng. STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)  Tổng dư nợ 1.278 100 1.571 100 2.130 100 3.746 100 2.474 100 Dư nợ TW 668 52,3 698 44,4 1.011 47,5 2145 57,3 536 21,7 Dư nợ địa phương (ĐP) 610 47,7 873 55,6 1.119 52,5 1601 42,7 1938 78,3 1 Dư nợ ĐP theo thời gian 610 100 873 100 1.119 100 1601 100 1938 100 Ngắn hạn 398 65,2 580 66,4 805 67,2 952 59,5 862 44,5 Trung hạn 31 5,1 132 15,2 129 17,8 305 19 108 5,6 Dài hạn 181 29,7 161 18,4 185 15,0 344 21,5 968 49,9 2 Dư nợ ĐP theo thành phần kinh tế 610 100 873 100 1.119 100 1601 100 1938 100 Doanh nghiệp nhà nước 521 85,4 672 77,0 876 78,3 840 52,5 1207 62,3 DN ngoài quốc doanh 61 10,0 152 17,4 182 16,3 572 35,7 475 24,5 Hợp tác xã, hộ gia đình cá thể 28 4,6 49 5,6 61 5,4 189 11,8 256 13,2 3 Dư nợ ĐP phân theo ngành kinh tế 610 100 873 100 1.119 100 1601 100 1938 100 Công nghiệp và tiểu thủ CN 167 27,4 244 27,9 341 30,5 382 23,9 545 28,1 Thương mại, dịch vụ 279 45,7 436 49,9 574 51,3 1082 67,6 1094 56,4 Dự án đầu tư 164 26,9 193 22,2 204 18,2 137 8,5 299 15,5 Bảng 4: Tình hình dư nợ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội Đơn vị : Tỷ đồng (Nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2003-2007 của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội) Tổng dư nợ tăng dần qua các năm 2003 -2006 là do số lượng khách hàng ngày càng tăng lên và các khoản vay đối với các khách hàng có uy tín được tăng lên : Năm 2003 : 1.278 tỷ; năm 2004 : 1.571 (tăng 22,93%); năm 2005 : 2.130 tỷ ( tăng 35,58%); năm 2006 : 3.746 tỷ ( tăng 75,87%) . Riêng năm 2007, tổng dư nợ là 2.474 tỷ , giảm 33,96% so với năm 2006 là do ngân hàng đã thu hồi hết nợ cho vay Công ty chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp, đầu năm dư nợ là 3.000 tỷ đồng, cuối năm dư nợ bằng không. Xét về cơ cấu tổng dư nợ thì dư nợ trung ương ( gồm có : Công ty chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp, công ty in…) luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với dư nợ địa phương ( dư nợ khách hàng tại chi nhánh). Đối với dư nợ địa phương theo thành phần kinh tế, dư nợ của doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn: năm 2003 : 85,4% ; năm 2004 : 77%; năm 2005 : 78,3%; năm 2006 : 52,5%; năm 2007 : 62,3%. Tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước giảm dần là do càng ngày có thêm nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ kinh tế tìm đến ngân hàng để vay vốn hơn. Đối với dư nợ địa phương phân theo ngành kinh tế, tỷ lệ cho vay với các ngành thương mại, dịch vụ lớn hơn tỷ lệ cho vay với các doanh nghiệp công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Tỷ lệ vốn đầu tư cho các dự án cũng không cao và thường là các dự án nhỏ do chi nhánh mới thành lập, nhưng tỷ lệ này đang có xu hướng tăng lên do ngân hàng đã bắt đầu đầu tư vào nhiều dự án lớn. 2.2.2. Thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội Hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng trước hết được thể hiện qua doanh số cho vay và doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn : Bảng 5: Doanh số cho vay và doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng doanh số cho vay 10.541.245 100 11.735.020 100 14.215.547 100 Doanh số cho vay ngắn hạn 4.215.461 40 3.424.214 29,18 5.021.564 35,32 Tổng doanh số thu nợ 9.303.157 100 10.135.154 100 11.741.215 100 Doanh số thu nợ ngắn hạn 3.110.514 36,65 3.320.641 32,77 4.025.635 34,28 (Nguồn : Báo cáo kết quả công tác tín dụng của phòng tín dụngcác năm 2005, 2006, 2007 – Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội) Trong 3 năm trở lại đây, doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội liên tục tăng lên: tỷ lệ tăng trưởng năm 2006 là 11,1%, năm 2007 là 21% . Đây là mức tăng trưởng cho vay ngắn hạn ấn tượng của ngân hàng từ khi thành lập cho đến nay. Đó là nhờ ngân hàng đã chủ động được nguồn vốn, nhận được hỗ trợ lớn từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nên chi nhánh luôn đáp ứng được tất cả các nhu cầu cho vay hợp lý của khách hàng. Điều đó đòi hỏi ngân hàng đã phải nỗ lực rất lớn vì việc huy động vốn trong thời gian gần đây rất khó khăn, nhất là nguồn vốn VND. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn cũng duy trì sự ổn định và phát triển qua các năm : năm 2005 là 4.215 tỷ đồng; năm 2006 là 3.424 tỷ đồng; năm 2007 là 5.021 tỷ đồng. Nguyên nhân là do nguồn huy động của ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp và cũng do ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức tăng cường huy động vốn hợp lý. Tuy vậy, ngân hàng cần phải chú ý hơn tới việc lãi suất cao làm mất cân đối giữa lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của ngân hàng. Trong những năm gần đây, doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội không chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tín dụng trung và dài hạn, đặc biệt là năm 2006, tỷ trọng của cho vay ngắn hạn chỉ là 29,18% - mức thấp nhất kể từ khi ngân hàng được thành lập. Nguyên nhân là do các khoản vay trung hạn từ các năm trước đã bắt đầu đến hạn trả nợ. Các khoản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2719.doc
Tài liệu liên quan