MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG: 3
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng: 3
1.1.2. Đặc trưng của tín dụng ngân hàng: 4
1.1.3. Phân loại tín dụng ngân hàng: 4
1.1.4. Nguyên tắc tín dụng: 5
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ: 6
1.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ: 6
1.2.2. Đặc điểm của DNV&N: 7
1.2.3. Vai trò của các DNV&N trong nền kinh tế: 11
1.3. CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ: 13
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của cho vay ngắn hạn: 13
1.3.2. Sự cần thiết CVNH đối với DNV&N: 15
1.3.3. Các phương thức cho vay ngắn hạn: 17
1.3.4. Quy trình cho vay ngắn hạn: 20
1.4. CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ: 21
1.4.1. Quan niệm về chất lượng CVNH đối với DNV&N: 21
1.4.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với DNV&N: 23
1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn đối với DNV&N: 25
1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ: 28
1.5.1. Về phía ngân hàng: 28
1.5.2. Về phía DNV&N: 31
1.5.3. Các nhân tố khác: 32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÔNG ANH 35
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÔNG ANH: 35
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: 35
2.1.2. Cơ cấu tổ chức: 36
2.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÔNG ANH: 38
2.2.1. Hoạt động huy động vốn: 38
2.2.2. Về tín dụng: 41
2.2.3. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ: 45
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh: 46
2.3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ: 47
2.3.1. Khái quát về khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đông Anh: 47
2.3.2. Thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn đối với DNV&N: 48
2.3.3. Đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn đối với DNV&N: 58
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÔNG ANH 63
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÔNG ANH: 63
3.1.1. Phương hướng trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng Công thương Đông Anh: 63
3.1.2. Định hướng cho vay ngắn hạn đối với DNV&N tại chi nhánh ngân hàng Công thương Đông Anh. 64
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÔNG ANH: 65
3.2.1. Nâng cao công tác thẩm định cho vay: 65
3.2.2. Đa dạng hoá các phương thức cho vay: 69
3.2.3. Xây dựng chính sách cho vay phù hợp với DNV&N: 71
3.2.4. Đảm bảo tốt hơn quy trình cho vay: 73
3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng: 74
3.2.6. Xây dựng chiến lược Marketing đúng đắn: 76
3.2.7. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát khoản vay. 78
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÔNG ANH: 79
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước: 79
3.3.2. Kiến nghị với NHNN: 80
3.3.3. Kiến nghị với NHCT Việt Nam: 81
KẾT LUẬN 83
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người vay. Một xã hội có sự ổn định cao, trình độ dân trí cao thì tạo điều kiện cho việc mở rộng cho vay. Trong nền kinh tế mà tư cách đạo đức của người vay thấp thì sẽ tạo ra rủi ro đạo đức đối với người cho vay vì người đi vay có ý định lừa gạt ngân hàng từ lúc bắt đầu vay vốn. Như vậy sự ổn định về xã hội tác động mạnh đến chất lượng các khoản vay.
1.5.3.4. Các đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn:
Các DNV&N không chỉ là khách hàng mục tiêu của nhiều ngân hàng nên khách hàng có thể lựa chọn tổ chức tín dụng nào phù hợp nhất, đem lại lợi ích cao nhất cho họ để vay vốn. Điều này đã gây ra sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong cùng địa bàn. Do vậy các ngân hàng thực hiện tốt chính sách khách hàng như đa dạng các hình thức cho vay ngắn hạn, thủ tục cho vay đơn giản hơn, gia tăng các dịch vụ tiện ích…Như vậy ngân hàng mới thu hút được các DNV&N tạo điều kiện sàng lọc đối tượng khách hàng do vay sẽ nâng cao được chất lượng cho vay.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÔNG ANH
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÔNG ANH:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Ngân hàng Công Thương Việt Nam là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với mạng lưới hoạt động phủ khắp cả nước. Đến cuối năm 2006, tổng tài sản của NHCT chiếm 19% tổng tài sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam, thị phần cho vay và đầu tư chiếm khoảng 21%, huy động vốn khoảng 22%. Ngân hàng Công thương Đông Anh là một trong những chi nhánh cấp một trực thuộc NHCT Việt Nam hoạt động ngày càng có hiệu quả kể từ ngày thành lập.
Chi nhánh NHCT Đông Anh là một chi nhánh trực thuộc ngân hàng Công Thương Việt Nam, được thành lập theo quyết định số: 05/HĐQT ngày 07 tháng 12 năm 1996 của chủ tịch hội đồng quản trị NHCT Việt Nam. Tiền thân là phòng giao dịch và sau đó chuyển thành chi nhánh NHCT Đông Anh trực thuộc chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương. Tháng 01 năm 2007, chi nhánh được nâng cấp thành Chi nhánh NHCT Đông Anh trực thuộc NHCT Việt Nam.
Là huyện ngoại thành, người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông song trong huyện có 6 tổ chức tín dụng đang hoạt động là: Chi nhánh ngân hàng Công Thương Đông Anh, chi nhánh ngân hàng NN & PTNT Đông Anh, chi nhánh NHĐT&PT Đông Anh, chi nhánh ngân hàng chính sách Đông Anh, phòng giao dịch của ngân hàng thương mại cổ phần Sacombank và ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Techcombank. Và các ngân hàng này đều có trụ sở gần nhau. Để tồn tại trong môi trường này đòi hỏi chi nhánh NHCT Đông Anh phải không ngừng nỗ lực phấn đấu để vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Đặc biệt là chi nhánh lại thành lập sau hai chi nhánh của ngân hàng NN&PTNT và NHĐT&PTNT. Trong mấy năm gần đây hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn do cơ chế cạnh tranh gay gắt. Đứng trước những khó khăn đó, chi nhánh đã tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh theo hướng mở đường đi mà không giới hạn địa bàn hoạt động. Chính vì vậy sau những ngày đầu hoạt động thì đến nay qui mô và hoạt động của chi nhánh đã ngày càng mở rộng. Qua 11 năm hoạt động chi nhánh đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, đã tạo được lòng tin đối với người dân, đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn và luôn khẳng định là đơn vị kinh doanh có hiệu quả. Và trong vài năm gần đây chi nhánh đã có những thay đổi trong việc lựa chọn khách hàng mục tiêu để đảm bảo cạnh tranh hiệu quả và đối tượng chính được hướng tới là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ thay vì các doanh nghiệp lớn như trước đây.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng kho quỹ
Phòng kiểm tra nội bộ
Phòng giao dịch Sóc Sơn
Phòng giao dịch Bắc T Long
Phòng khách hàng cá nhân
Phòng tổng hợp
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán
Phòng quản lý rủi ro
Phòng khách hàng DN
Điểm giao dịch Nội Bài
ĐGD số 08
Quỹ TK 73
KT chi tiêu
Vi tính
KT Giao dịch
ĐGD số 09
Phòng tài trợ TM
2.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÔNG ANH:
2.2.1. Hoạt động huy động vốn:
Xác định ý nghĩa quyết định của nguồn vốn đối với hoạt động ngân hàng là thước đo sức mạnh và là cơ sở cho việc đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, cho vay, Ngân hàng công thương Đông Anh đã áp dụng nhiều hình thức huy động vốn và có những chính sách huy động vốn hợp lý làm cho số vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng trong thời gian qua. Tận dụng lợi thế là một Ngân hàng quốc doanh lớn NHCT Đông Anh đã áp dụng nhiều biện pháp hữu hiệu trong chiến lược kinh doanh để áp dụng cho công tác huy động vốn. Ngân hàng công thương Đông Anh đã hoạt động trên địa bàn 11 (1996 -2007) do vậy ngân hàng đã có những kinh nghiệm nhất định và đã có những uy tín nhất định nên đã thu hút được ngày càng nhiều tiền gửi của dân cư.
Với việc nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm đa dạng, các hình thức tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu... với thủ tục gọn nhẹ và tinh thần phục vụ chu đáo của các cán bộ công nhân viên nên công tác huy động vốn luôn luôn tăng trưởng. NHCT Đông Anh đã giúp cho khách hàng quản lý có hiệu quả và an toàn nguồn vốn. Mặc khác do áp dụng linh hoạt các chính sách khách hàng thực sự hấp dẫn cùng với lãi suất linh hoạt cùng lãi suất linh hoạt cùng với việc mở rộng mạng lưới giao dịch; điểm giao dịch số 09, phòng giao dịch Bắc Thăng Long.
Tính đến ngày 31/12/2006 tổng nguồn vốn huy động được là 1357 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn khá cao( năm 2005 tăng so với năm 2004 là 14,822%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 11,595%)
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn trong giai đoạn 2004 - 2006.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Tổng nguồn
1. So sánh tương đối
2. So sánh tuyệt đối
1059
1216
14,82%
157
1357
11,595%
141
Nguồn vốn VND
1. So sánh tương đối
2. So sánh tuyệt đối
759
864
13,8%
105
937
8,4%
73
Nguồn vốn ngoại tệ
1. So sánh tương đối
2. So sánh tuyệt đối
300
352
17,33%
52
420
20,45%
72
(Nguồn: Phòng tổng hợp Chi nhánh NHCTĐA)
Trong cơ cấu tổng nguồn thì nguồn vốn ngoại tệ có xu hướng tăng, nguồn nội tệ cũng tăng nhưng tăng chậm hơn so với nguồn ngoại tệ do ngân hàng mở rộng dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ cho khách hàng có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Bảng 2.2: Cơ cấu tổng nguồn phân theo tính chất nguồn vốn huy động
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Số dư đến
31/12/2004
Số dư đến 31/12/2005
Tăng (+) giảm (-)
Số dư đến 31/12/2006
Tăng (+) giảm (-)
Tổng nguồn
1059
1216
14.8%
1357
TGDN
456
500,442
9,75%
521
4,096%
TGCN
173
235
35,8%
351
49,36%
TGCTCTD
430
480
11,62%
485
1,04%
(Nguồn: Phòng tổng hợp Chi nhánh NHCTĐA)
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổng nguồn theo tính chất huy động.
(Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh NHCTĐA)
Qua bảng số liệu trên ta thấy mức tăng tiền gửi từ các thành phần không đồng đều. Nguồn huy động từ cá nhân tăng mạnh nhất và vẫn đang có xu hướng tăng. Nguồn tiền gửi của dân cư tăng nhanh qua 3 năm 2004, 2005, 2006 với tốc độ tăng tương ứng là 35,8% và 39%. Năm 2006 là năm có số dư tiền gửi tiết kiệm của dân cư cao nhất từ trước đến nay. Tiền gửi của dân cư tăng nhanh là do nhận thức của người dân về các dịch vụ ngân hàng đang ngày càng cải thiện ngoài ra còn do ngân hàng mở rộng mạng lưới huy động thông qua các quỹ tiết kiệm cũng như các điểm giao dịch. Trong năm chi nhánh đã áp dụng đa dạng các hình thức gửi tiền , triển khai kịp thời các hình thức tiết kiệm dự thưởng kèm theo quà khuyến mại, chủ động quảng cáo đẩy mạnh công tác tiếp thị. Bên cạnh đó chi nhánh còn thực hiện việc trả lương cho cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp bằng việc chuyển tiền lương của họ vào tài khoản ATM của từng người do đó đã huy động được lượng lớn tiền nhàn rỗi trong dân cư. Trong khi tiền gửi của doanh nghiệp có tăng nhưng tăng rất chậm và có xu hướng giảm dần. Năm 2005 tăng so với năm 2004 là 9,75%(44,42 tỷ) năm 2006 tăng 4,096%( 21 tỷ đồng).
Tuy đã đạt được một số thành tích nhất định như trong công tác huy động vốn đã có tăng trưởng và đạt 101% kế hoạch song cơ cấu nguồn thực sự chưa hợp lý, chủ yếu vẫn là tiền gửi của các doanh nghiệp và vốn vay của các tổ chức tín dụng, nguồn tiền gửi của dân cư đạt tỷ trọng trong tổng nguồn thấp năm 2006 đạt 25,8%, năm 2005 đạt 19.32%, năm 2004 đạt 16,33%. Hơn nữa các điểm giao dịch và một số quỹ tiết kiệm hoạt động chưa hiệu quả cũng như phong cách giao dịch của các nhân viên còn hạn chế về khả năng giao tiếp cũng như về nghiệp vụ.
2.2.2. Về tín dụng:
- Chỉ tiêu tổng dư nợ: Dư nợ cho vay nền kinh tế trong 3 năm vừa qua có xu hướng giảm. Năm 2004 đạt 850 tỷ, năm 2005 đạt 834 tỷ, năm 2006 đạt 796. Năm 2005 giảm so với năm 2004 là 16 tỷ( 1.88%) Năm 2006 giảm so với năm 2005 là 38 tỷ( 4.55%). Dư nợ cho vay trong 2 năm 2005 và 2006 giảm thực tế không giảm vì trong năm 2005 chi nhánh đã tiến hành phân loại lại nợ và trích lập dự phòng là 47,805 tỷ. Như vậy thực tế dư nợ vẫn tăng. Trong năm 2006 nếu tính cả nợ xấu được xử lý ra khỏi nội bảng thì tổng dư nợ cho vay là 896 tỷ. Như vậy, trong 2 năm qua, chi nhánh đã tiến hành rà soát, phân loại các khách hàng, tiến hành cho điểm khách hàng. Do vậy dư nợ của ngân hàng có giảm nhưng đây là tín hiệu mừng bởi chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ nâng cao, và cơ cấu nợ sẽ hợp lý hơn.
Bảng2.3: Dư nợ cho vay phân theo tính chất đảm bảo
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Dư nợ cho vay
850
834
796
Có bảo đảm bằng TS
484.5( 57%)
458.5 (58.2%)
398 (50%)
Không có BĐ bằng TS
365.5 (43%)
375.3 (42.8%)
398 (50%)
(Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh NHCTĐA)
Cho vay có đảm bảo bằng tài sản luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ. Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đạt 50 % trong năm 2006 giảm 5% so với năm 2005. Trong năm 2006 chi nhánh đã tích cực yêu cầu các đơn vị bổ sung tài sản bảo đảm cho dư nợ vay, do vậy đã tăng đáng kể được tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên đây là những con số có thể chấp nhận được bởi trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì các ngân hàng không thể cứng nhắc như trước. Với mỗi món vay thì phương án sản xuất kinh doanh mới là yếu tố quyết định và là nguồn trả nợ cho ngân hàng.
Bảng 2.4: Dư nợ phân theo tính chất sở hữu
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tổng dư nợ
850
834
796
DNNN
645 (75.8%)
517 (62%)
326.36 (41%)
DNN ngoài QD
205 ( 24.2%)
317 (38%)
470 ( 59%)
(Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh NHCTĐA)
Cho vay DNNN giảm mạnh trong 3 năm qua. Năm 2004 thì NH chủ yếu là cho vay DNNN với 78.5% tổng dư nợ cho vay. Nhưng trong 2 năm 2005 và 2006 thì tỷ lệ này đã giảm một cách nhanh chóng. Cho vay DNNN đạt 41% giảm so với năm 2005 là 21%. Đây là mức giảm đáng kể thể hiện quyết tâm của chi nhánh trong việc định hướng khách hàng mục tiêu mới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cơ cấu cho vay chuyển dịch theo hướng như trong 3 năm qua là rất tốt thể hiện sự bền vững và an toàn trong kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời còn thể hiện sự thay đổi chiến lược của chi nhánh lấy hiệu quả và an toàn là mục tiêu hàng đầu để cho vay không phân biệt thành phần kinh tế. Hơn nữa, tỷ lệ cho vay DNNN đã giảm trong 2 năm 2005- 2006 còn do các DNNN trên địa bàn thực hiện chủ trương của nhà nước là tiến hành Cổ Phần Hoá.
- Theo thời hạn:
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tổng dư nợ
850
834
796
Cho vay ngắn hạn
540.2
558.78
541.28
Cho vay T&D hạn
277.49
275.22
254.72
( Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh NHCTĐA)
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn
( Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh NHCTĐA)
Theo bảng số liệu trên thì ta thấy cho vay ngắn hạn luôn chiếm đa số và đang có xu hướng tăng. Năm 2006 có giảm so với năm 2005 nhưng đó là về tuyệt đối còn về tương đối thì con số này vẫn tăng. Năm 2006 đạt 68% và năm 2005 đạt 67%, các khoản cho vay ngắn hạn thường rủi ro thấp hơn so với cho vay trung và dài hạn. Hơn nữa do khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các DNV&N, với các khách hàng này thì nhu cầu vốn lưu động cũng như vốn thời vụ rất lớn nên cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao là hoàn toàn hợp lý.
- Tình hình thu hồi nợ và xử lý tài sản đảm bảo: Trong 2 năm qua chi nhánh đã có rất nhiều cố gắng cũng như giải pháp để xử lý thu hồi nợ và kết quả đạt được rất khả quan trong năm 2006 tuy nhiên không đạt được kết quả theo kế hoạch của TW giao.
+ Trong năm 2005 xử lý TS đảm bảo thu hồi nợ tồn đọng đạt 539 Trđ vượt so với kế hoạch TƯ giao là 28% và xử lý thu hồi nợ đã được XLRR là 489 Trđ chưa đạt so với KHTW giao.
+ Trong năm 2006; xử lý TS đảm bảo thu nợ tồn đọng là 561 triệu đồng tăng so với năm 2005 nhưng chỉ đạt 94% kế hoạch được giao.Và thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro đạt 13.086 Trđ tăng mạnh so với năm 2005 nhưng chưa đạt kế hoạch được giao.
Việc xử lý thu hồi nợ đã được XLRR và xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ tồn đọng đối với khách hàng này gặp rất nhiều khó khăn do phần lớn tài sản nằm ở những vùng nông thôn khó bán hoặc giá trị của tài sản giảm rất nhiều so với lúc định giá ban đầu. Có những khách hàng đã ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, đã chết hoặc đã đi làm ăn xa không thể liên lạc được. Tuy vậy những kết quả đạt được trong 2 năm vừa qua là rất đáng khích lệ mặc dù chưa đạt được kết quả TW giao.
2.2.3. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ:
Thông qua thanh toán mạng SWIFT hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ đã và đang được khách hàng quan tâm. Trong 3 năm qua chi nhánh đã đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ cho các khách hàng mở L/C nhập khẩu. Số lượng L/C nhập khẩu mở trong năm 2006 là 148 L/C với trị giá là 20,2 triệu USD. Thanh toán 167 L/C trị giá 21,2 triệu. Bên cạnh đó các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu khác cũng phát triển như thanh toán nhờ thu, thanh toán TT, hoạt động chi trả kiều hối, hoạt động mua bán ngoại tệ...
Trong năm 2006 sự thay đổi tỷ giá theo chiều hướng tăng lên của đồng đôla Mỹ và lãi suất cơ bản của đồng Đôla Mỹ tăng nên có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh. Nên doanh số mua vào và bán ra đều giảm so với hai năm trước. Hơn nữa còn do tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn. Mặc dù vậy NHCT Đông Anh vẫn giúp khách hàng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các doanh nghiệp như Cụm cảng hàng không Miền Bắc, công ty CP dịch vụ hàng không, Công ty CP xuất nhập khẩu Hà Anh...
Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh ngoại tệ trong 3 năm.
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Mua vào
51.2
36.42
35.7
Bán ra
51.1
36.2
35.5
(Nguồn: Phòng kế toán - Chi nhánh NHCTĐA)
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh:
Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm.
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tổng thu
68.938
101.497
131.946
Tổng chi
51.199
115.653
128.375
Lợi nhuận
17.739
-14.156
3.572
(Nguồn: Phòng kế toán – Chi nhánh NHCT Đông Anh)
Trong 3 năm qua tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong năm 2005 ngân hàng đã bị lỗ hơn 14 tỷ do tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều ngành gặp khó khăn, chỉ số giá cả tăng nhanh, lạm phát cao hơn so với dự tính. Một số ngành đang trong giai đoạn khó khăn là ngành XD cơ bản, hiện tại chính phủ vẫn chưa có biện pháp tháo gỡ cho ngành này do đó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của chi nhánh. Tuy có nhiều khó khăn nhưng chi nhánh vẫn cố gắng khắc phục để đi lên mặc dù năm 2005 không có lãi nhưng lợi nhuận chưa trích dự phòng rủi ro đạt khá cao năm 2005 đạt 28,058 tỷ và năm 2006 đạt 44,672 tỷ đồng. Lợi nhuận đã trích dự phòng rủi ro năm 2006 là 3,572 tỷ đồng. Trong năm 2006 toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh đã nỗ lực hết mình cộng với sự quan tâm và chỉ đạo của NHCT Việt Nam và NHNN Hà Nội, các ban ngành địa phương và sự hợp tác của khách hàng chi nhánh đã khắc phục khó khăn nỗ lực phấn đấu hoàn thành một số chỉ tiêu cơ bản của NHCT Việt Nam giao. Do vậy hoạt động kinh doanh năm 2006 đã có lãi.
2.3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ:
2.3.1. Khái quát về khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đông Anh:
Đông Anh là một huyện ngoại thành của Hà Nội. Có thể nói đây là một huyện còn tương đối chậm phát triển so với nhịp độ chung của thủ đô. Trên toàn địa bàn huyện có một số doanh nghiệp lớn như Công ty Cơ khí Đông Anh, Công ty khoá Việt Tiệp, Công ty gốm Từ Sơn...Bên cạnh đó là khoảng 200 DNV&N. Đây là một huyện mà người dân còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp. Trong vài năm trở lại đây thì huyện đã có những chủ trương thích hợp để khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, tạo điều kiện cũng như khuyến khích phát triển loại hình DNV&N để thu hút lượng lao động thừa của địa phương cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Các DNV&N là khách hàng của ngân hàng cũng có những đặc điểm chung như các DNV&N khác. Lĩnh vực hoạt động của các DNV&N rất đa dạng bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ Tuy nhiên do trên địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất hàng cơ khí và kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Do vậy cũng ảnh hưởng đến sự hình thành các DNV&N. Các DNV&N là khách hàng của chi nhánh tập trung chủ yếu ở trong lĩnh vực cơ khí, thương mại dịch vụ, các làng nghề truyền thống để cung cấp đầu vào cho một số doanh nghiệp lớn. Số lượng các DNV&N đang có xu hướng giảm trong 2 năm 2005 và 2006. Năm 2005 có 94 khách hàng là DNV&N có quan hệ vay vốn và đến năm 2006 chỉ còn 87 khách hàng. Số lượng khách hàng giảm là do chi nhánh đã sàng lọc và lựa chọn những khách hàng có uy tín để tiếp tục quan hệ còn những khách hàng hoạt động kinh doanh không có hiệu quả đều bị loại.
2.3.2. Thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn đối với DNV&N:
2.3.2.1. Tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNV&N:
Trong 3 năm qua thì dư nợ của các khách hàng không ổn định như số liệu thể hiện dưới đây. Dư nợ cho vay DNV&N chiếm tỷ trọng rất cao trong năm 2004 và 2005. Năm 2004 là 57,9%, năm 2005 là 58,8% và năm 2006 là 41,2%. Năm 2006 dư nợ cho vay đối với DNV&N giảm mạnh nhưng đây cũng không phải là tỷ lệ thấp ( > 40%). Kết quả này thể hiện sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các đối thủ trên cùng địa bàn trong việc thu hút các DNV&N.
Bảng 2.8: Dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
DNV&N
492,150
490,478
328,124
Doanh nghiệp lớn
325,600
322,469
432,660
Cá nhân
32,250
20,776
35,942
Tổng dư nợ cho vay
850,000
834,000
796,726
( Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh NHCT Đông Anh)
Trong năm 2006 thì số lượng DNV&N là khách hàng của chi nhánh giảm đi 7 khách hàng (năm 2005 có 94 khách hàng và năm 2006 chỉ có 87 khách hàng). Lý do của số lượng khách hàng giảm là vì chi nhánh tiến hành sàng lọc lại khách hàng, không cho vay đối với những DNV&N có vốn chủ sở hữu thấp lại thiếu hoặc không có tài sản đảm bảo. Nhưng điều này cũng thể hiện sự yếu kém của chi nhánh trong việc thu hút các DNV&N mới đến vay vốn. Vì DNV&N là loại hình doanh nghiệp được Nhà nước chú trọng phát triển trong những năm qua do những ưu thế nhất định của nó trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay. Như vậy điều kiện thành lập các DNV&N đã dễ dàng hơn và có những ưu đãi trong phát triển hơn do vậy số lượng các DNV&N tăng mạnh nhưng số lượng các DNV&N là khách hàng của chi nhánh giảm nên chi nhánh cần xem xét lại vấn đề này. Năm 2006 tỷ trọng cho vay doanh nghiệp lớn tăng mạnh chiếm 54,27% tổng dư nợ cho vay.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng
( Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh NHCTĐA)
Đối với dư nợ cho vay của DNV&N thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong 3 năm qua. Tỷ trọng này đang có xu hướng tăng lên. Năm 2006 về số tuyệt đối thì giảm nhưng về số tương đối thì tăng 6,9% . Cho vay trung hạn và dài hạn đều giảm nhưng cho vay dài hạn giảm mạnh hơn. Như vậy có thể nói nhu cầu vốn ngắn hạn của các DNV&N vẫn còn rất lớn và sẽ còn tăng trong các năm tới.
Chi nhánh NHCT Đông Anh có thế mạnh trong cho vay ngắn hạn. Thể hiện ở dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ của chi nhánh. Trong 3 năm qua thì tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn chiếm trên 60% tổng dư nợ. Mặc dù xu hướng của chi nhánh là giảm tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng dần tỷ trọng cho vay dài hạn nhưng thực tế chi nhánh chưa làm được điều này. Do nguồn huy động của chi nhánh mặc dù có tăng trong 3 năm qua nhưng tính chất của nguồn thì thiếu sự ổn định chủ yếu vẫn là nguồn ngắn hạn do vậy để tránh rủi ro ngân hàng thường cho vay ngắn hạn. Hơn nữa theo qui định của NHNN thì các NHTM chỉ được phép dùng 40% nguồn ngắn hạn để cho vay dài hạn. Hơn nữa đối với DNV&N thì cho vay ngắn hạn là thế mạnh bởi DNV&N có nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cũng như nhu cầu vốn thời vụ lớn vì hàng hoá mà họ sản xuất mang tính chất thời vụ cao do vậy tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn chiếm từ 76% trở lên. Và hiện nay đang có xu hướng tăng lên. Năm 2006 đạt tới 83,13% tổng dư nợ. Hơn nữa đây chủ yếu là những khách hàng đã có quan hệ với chi nhánh trong nhiều năm, khách hàng mới rất ít nên họ đã vay dài hạn trong những năm trước đây khi mới thành lập để đầu tư trang thiết bị còn hiện nay họ chỉ có nhu cầu vốn cho sản xuất
Bảng 2.9: Dư nợ tín dụng đối với DNV&N trong 3 năm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Ngắn hạn
392,240
79.7
373,890
76.23
272,770
83.13
Trung hạn
40,356
8.2
32,371
6.6
28,020
8.542
Dài hạn
59,554
12.1
84,217
17.17
27,326
8.328
Tổng
492,150
100
490,478
100
328,116
100
( Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh NHCT Đông Anh)
2.3.2.2. Thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn đối với DNV&N:
Cho vay là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng. Tuy nhiên cũng như tất cả các ngành khác, lợi nhuận luôn gắn liền với mạo hiểm và rủi ro. Hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Với nguồn vốn huy động được việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả cao nhất là công việc hết sức khó khăn. Do vậy việc nâng cao chất lượng cho vay mà đặc biệt là cho vay ngắn hạn của chi nhánh là vấn đề cần bàn đến vì như đã phân tích ở trên thì dư nợ cho vay ngắn hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn đặc biệt là đối với DNV&N.
Thực hiện sự chỉ đạo trực tiếp của NHCT Việt Nam trong những năm qua NHCT Đông Anh đã thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp, các quy định, quy chế, thực hiện quy trình cho vay theo đúng các bước trong Sổ tay tín dụng. Thực hiện đúng theo chủ trương của NHCT Việt Nam trong việc tăng trưởng tín dụng lành mạnh, lấy hiệu quả, an toàn là chính không mở rộng tín dụng một cách tràn lan. Chi nhánh đã ngày càng tạo được niềm tin cho các doanh nghiệp lớn cũng như các DNV&N. Điều này khẳng định chất lượng cho vay của chi nhánh không chỉ cung cấp vốn kịp thời, chính xác, hiệu quả cho khách hàng mà ngày càng tạo được niềm tin cho họ do đó khách hàng có điều kiện kinh doanh có hiệu quả tạo nguồn thu ổn định để trả gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng.
- Dư nợ cho vay ngắn hạn đối với DNV&N theo tính chất đảm bảo.
Dư nợ cho vay ngắn hạn trong 3 năm giảm mạnh. Năm 2006 giảm 101 tỷ (-27%). Dư nợ giảm một phần là do dư nợ chung của toàn chi nhánh giảm ngoài ra còn do chi nhánh chưa đa dạng hoá các phương thức cho vay dẫn đến không cạnh tranh được với các đối thủ trên cùng địa bàn. Hiện nay chi nhánh mới chủ yếu áp dụng cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức.
Bảng 2.10: Dư nợ cho vay ngắn hạn theo tính chất đảm bảo
Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Dư nợ cho vay
392,240
373,890
272,770
Có bảo đảm bằng TS
215,732( 55%)
214,986 (57.5%)
136,385( 50%)
Không có BĐ bằng TS
176,508 (45%)
158,904 (43.5%)
136,385 (50%)
(Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh NHCTĐA)
Tài sản thế chấp là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho khoản cho vay an toàn hơn. Đối với các ngân hàng trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì vấn đề tài sản đảm bảo không còn mang tính chất quyết định như trước kia. Vấn đề được các ngân hàng quan tâm hàng đầu khi cho vay chính là hiệu quả của phương án vay vốn tuy nhiên tài sản đảm bảo chính là lá chắn giúp cho khoản vay có chất lượng hơn. Ngân hàng sẽ yên tâm hơn khi giao vốn cho khách hàng. Trong 3 năm qua thì dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo tăng giảm không đều nhưng năm 2006 giảm chỉ còn 50 % nhưng đây cũng là tỷ lệ tương đối cao phản ánh chất lượng cho vay của ngân hàng khá tốt.
-Tình hình về nợ quá hạn:
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng không thể tránh được việc phát sinh nợ quá hạn. Nợ quá hạn hiện nay đang là vấn đề bức xúc của các ngân hàng. Chỉ tiêu nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng cho vay của các ngân hàng. Những khoản nợ đến hạn mà khách hàng không trả được (cố tình không trả hoặc không có khả năng trả) đều phải chuyển sang nợ quá hạn.
Quy mô nợ quá hạn lớn chứng tỏ ngân hàng bị chiếm dụng vốn lớn. Khách hàng của ngân hàng sử dụng không hiệu quả vốn vay nên không có nguồn thu để trả nợ ngân hàng. Chất lượng tí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32130.doc