Chuyên đề Nâng cao chất lượng chương trình du lịch biển Hội An - Cù Lao Chàm tại trung tâm văn hóa thể thao Thành phố Hội An

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

LỜI CẢM ƠN 3

MỤC LỤC 4

Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH 7

I. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái (DLST)và chương trình du lịch (CTDL). 7

1. Khái niệm về du lịch sinh thái: 7

2. Khái niệm và phân loại chương trình du lịch 8

2.1 Khái niệm về chương trình du lịch: 8

2.2 Phân loại chương trình du lịch: 8

3. Nội dung và đặc điểm của chương trình du lịch: 9

3.1 Nội dung của chương trình du lịch 9

3.2 Đặc điểm của chương trình du lịch: 9

4.Tính hấp dẫn và khả năng sinh lợi của chương trình du lịch : 10

4.1 Tính hấp dẫn của chương trình du lịch : 10

4.2. Khả năng sinh lợi của chương trình du lịch 10

II. Kinh doanh lữ hành. 11

1. Khái niệm kinh doanh lữ hành. 11

2. Bản chất kinh doanh lữ hành. 12

3. Chức năng và vai trò của kinh doanh lữ hành 13

3.1. Chức năng 13

3.2.Vai trò: 13

4. Sản phẩm lữ hành 14

5. Vai trò và chức năng của doanh nghiệp lữ hành. 14

5.1.Vai trò của doanh nghiệp lữ hành. 14

5.2. Chức năng của doanh nghiệp lữ hành. 15

5.3. Phân loại những doanh nghiệp lữ hành 16

Phần II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNGCHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH BIỂN “HỘI AN-CÙ LAO CHÀM” TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA 17

I. Tổng quan về trung tâm văn hóa: 17

1. Giới thiệu chung về trung tâm văn hoá Hội An: 17

2. Qúa trình thành lập và phát triển tại văn phòng hướng dẫn tham quan phố cổ Hội An. 17

3. Cơ cấu tổ chức quản lý của trung tâm: 18

3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty 18

3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy văn phòng hướng dẫn 20

4. Cơ sở vật chất kỷ thuật tại trung tâm: 21

5. Hệ thống sản phẩm của Trung Tâm: 22

II. Tình hình hoạt động kinh doanh tại trung tâm văn hoá Hội An. 23

1. Tình hình hoạt động kinh doanh. 23

1.1. Ngành du lịch và dịch vụ thương mại: 23

1.2. Đội ngũ hướng dẫn viên: 25

2 . số liệu lượng khách Cù lao Chàm tại trung tâm: 25

III. Tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng khai thác du lịch biển “Hội An-Cù Lao Chàm”tại trung tâm văn hóa trong thời gian qua. 27

1. Các tour du lịch về biển Hội An-Cù Lao Chàm. 27

2. Tình hình biến động nguồn khách đến Cù Lao Chàm. 32

3.Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 33

4. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ du lịch biển đảo cù lao chàm 36

Phần III: MỘT SỐ GIAỈ PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH BIỂN “ HỘI AN- CÙ LAO CHÀM” TẠI TRUNG TÂM VĂN HOÁ THỂ THAO THÀNH PHỐ HỘI AN 37

I. Cơ sở đưa ra đề tài: 37

1. Dựa vào tầm vĩ mô: 37

1.1.Về nhân tố kinh tế : Khi xét về nhân tố này người ta dựa vào: 37

1.2. Nhân tố thể chế và pháp lí: 38

1.3. Nhân tố xã hội: bao gồm các yếu tố: 39

1.4. Nhân tố tự nhiên: 40

1.5. Nhân tố công nghệ và kỷ thuật: 41

2. Môi trường vi mô: 42

2.1.Đối thủ tiềm tàng 42

2.2.Các doanh nghiệp cạnh tranh: 42

2.3.Khách hàng hay du khách 44

2.4. Nhà cung ứng: 44

2.5. Sản phẩm thay thế: 45

II. Một số giải pháp nhằm “nâng cao chất lượng chương trình biển Hội An- Cù Lao Chàm”. Tại trung tâm văn hóa Thành phố Hội An. 45

1. Chiến lược và mục tiêu của trung tâm trong thời gian đến 45

1.1. Quan điểm và định hướng phát triển du lịch biển đảo Cù Lao Chàm. 45

1.2 . Mục tiêu phát triển. 49

1.3. Các tính toán dự báo. 49

2.Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện giải pháp 51

2.1. Thuận lợi: 51

2.2.Khó khăn 51

3. Một số giải pháp phát triển du lịch tại biển – đảo Cù Lao Chàm. 52

3.1. Giải pháp về tổ chức quản lý khai thác tài nguyên khu du lịch. 52

3.2. Giải pháp về quy hoạch đầu tư phát triển 53

3.3. Giải pháp về môi trường 54

3.4. Giải pháp mang tính ngiệp vụ 57

4. Giải pháp về tuyên truyền xúc tiến quảng bá 57

III. Kiến nghị và Kết luận 61

KẾT LUẬN 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2770 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng chương trình du lịch biển Hội An - Cù Lao Chàm tại trung tâm văn hóa thể thao Thành phố Hội An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại cảng du lịch Cửa Đại bắt đầu khám phá tour du lịch biển đảo. 8h50: Tàu cập cảng du lịch Bãi Làng – Cù Lao Chàm. Quý khách tham quan trung tâm Truyền thông – Thông tin Bảo tồn biển về hình ảnh và cảnh vật thiên nhiên, di tích, danh thắng và con người Cù Lao Chàm . Tham quan Âu thuyền, nơi neo đậu của tàu thuyền cư dân làng chài. Tham quan ngôi chùa Hải Tạng trên 250 năm tuổi và một cái giếng cổ trên 200 năm. 10h00: Đưa du khách xuống thuyền tham quan và ngắm cảnh thiên nhiên biển đảo cùng những rạn San Hô lúc ẩn lúc hiện muôn màu sắc lung linh dưới mặt nước biển trong xanh, có các loài có đủ màu sắc sặc sỡ và các hệ động thực vật biển như: sao biển, cầu gai, ốc Tai Tượng,..v..v… 12h00: Du khách dùng cơm trưa tại nhà hàng với các món ăn đặc sản biển Cù Lao Chàm và nghỉ trưa tự do. 14h00: Tham quan các khu du lịch sinh thái Biển. Tắm biển dã ngoại leo núi, tắm suối. 15h30: Du khách lên tàu về Hội An. 16h30: Tàu cập cảng du lịch Cửa Đại, ô tô đưa khách về lại nơi đón, kết thúc Tour chia tay khách. DỊCH VỤ BAO GỒM: Ô tô, tàu thuyền phục vụ trọn Tour, Lệ phí tham quan, Hướng dẫn, sử dụng các dịch vụ vui chơi giải trí. Ăn uống theo chương trình. Các món ăn đặc sản biển tươi, chất lượng cao. Lặn biển, ngắm san hô, phao bơi mặt nạ. Nhân viên cứu hộ và hướng dẫn. Bảo hiểm du lịch trọn tour. Khách được trang bị phao cứu sinh, nước uống trên thuyền. DỊCH VỤ KHÔNG BAO GỒM: Giặt ủi, chi phí cá nhân. Thuế VAT DỊCH VỤ THƯ GIÃN: Du thuyền câu cá, giăng lưới, câu mực, xem san hô bằng tàu đáy kính, lặn bắt ốc, chèo, lắc thúng chai. Các dịch vụ thư giãn khác.v.v. Giá tour: Đi tàu du lịch Khách nước ngoài: 17USD Khách trong nước: 270.000VNĐ - Trẻ em dưới 12 tuổi tính bằng ½ giá vé - Khách ở trong nội thành được miễn phí xe đưa đón Chương trình 2: Khám phá nét đẹp hoang sơ Cù Lao Chàm. (tour 2 ngày 1 đêm) + Ngày 1: 6h30: Xe đón khách tại gia đình và khách sạn. 8h00: Tàu khởi hành tại cảng du lịch Cửa Đại bắt đầu khám phá tour du lịch biển đảo. 8h50: Tàu cập cảng du lịch Bãi Làng – Cù Lao Chàm. Quý khách tham quan trung tâm Truyền thông – Thông tin Bảo tồn biển về hình ảnh và cảnh vật thiên nhiên, di tích, danh thắng và con người Cù Lao Chàm . Tham quan Âu thuyền, nơi neo đậu của tàu thuyền cư dân làng chài. Tham quan ngôi chùa Hải Tạng trên 250 năm tuổi và một cái giếng cổ trên 200 năm. 10h00: Đưa du khách xuống thuyền tham quan và ngắm cảnh thiên nhiên biển đảo cùng những rạn San Hô lúc ẩn lúc hiện muôn màu sắc lung linh dưới mặt nước biển trong xanh, có các loài có đủ màu sắc sặc sỡ và các hệ động thực vật biển như: sao biển, cầu gai, ốc Tai Tượng,..v..v… 12h00: Du khách dùng cơm trưa tại nhà hàng với các món ăn đặc sản biển Cù Lao Chàm và nghỉ trưa tự do. 14h00: Tham quan các khu du lịch sinh thái Biển. Tắm biển dã ngoại leo núi, tắm suối. 18h00: Dùng cơm tối và nghỉ ngơi Buổi tối: Tham quan tự do và hoà mình vào các hoạt động của người dân trên đảo như: Chong đèn xúc mực ban đêm, giăng thả lưới bắt cá, câu cá (nếu quí khách có nhu cầu). 22h: Ngủ đêm trên bờ biển bằng lều du lịch. + Ngày 2: 6h00: Báo thức, thể dục, tắm biển. 7h30: Dùng điểm tâm. 9h00: Tổ chức đưa du khách xuống tàu tham quan làng nghề đánh bắt cá truyền thống ở Bãi Hương, tham quan lăng thờ Ông Tổ Nghề Yến. Tham quan hang yến quí khách sẽ thấy từng đàn Yến mải mê xây tổ trên những vách đá cheo leo dựng đứng thật diệu kỳ. 11h30: Du khách dùng cơm trưa nghỉ ngơi, tham quan tự do,chụp ảnh lưu niệm, tắm biển. 15h30: Du khách lên tàu về Hội An. 16h30: Tàu cập cảng du lịch Cửa Đại, ô tô đưa khách về lại nơi đón, kết thúc Tour chia tay khách. DỊCH VỤ BAO GỒM: Ô tô, tàu thuyền phục vụ trọn Tour, Lệ phí tham quan, Hướng dẫn, sử dụng các dịch vụ vui chơi giải trí. Ăn uống theo chương trình. Các món ăn đặc sản biển tươi, chất lượng cao. Lặn biển, ngắm san hô, phao bơi mặt nạ. Nhân viên cứu hộ và hướng dẫn. Bảo hiểm du lịch trọn tour. Khách được trang bị phao cứu sinh, nước uống trên thuyền. DỊCH VỤ KHÔNG BAO GỒM: Giặt ủi, chi phí cá nhân. Thuế VAT DỊCH VỤ THƯ GIÃN: Du thuyền câu cá, giăng lưới, câu mực, xem san hô bằng tàu đáy kính, lặn bắt ốc, chèo, lắc thúng chai. Các dịch vụ thư giãn khác.v.v. Giá tour: Đi tàu du lịch Không ăn trưa ngày 2 Có ăn trưa ngày 2 Khách nước ngoài: 32USD Khách nước ngoài: 35USD Khách trong nước: 510.000VNĐ Khách trong nước: 560.000VNĐ - Trẻ em dưới 12 tuổi tính bằng ½ giá vé - Khách ở trong nội thành được miễn phí xe đưa đón 2. Tình hình biến động nguồn khách đến Cù Lao Chàm. Bảng số: Số lượt khách đến Cù Lao Chàm theo từng tháng (2007 – 2009) Tháng Tổng Khách Quốc tế Khách nội địa 1 867 133 734 2 944 497 477 3 1531 739 792 4 2598 835 1763 5 3139 823 2316 6 7331 921 6410 7 8358 1424 6934 8 5313 1805 3505 9 1926 561 1365 10 165 100 65 11 464 124 340 12 433 161 272 (Nguồn: Phòng thương mại - du lịch thành phố Hội An) Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy rằng: Số lượng khách đến Cù Lao Chàm đông nhất là từ tháng 4 kéo dài đến tháng 9. Sở dĩ như vậy vì trong thời gian này là thời gian mà Cù Lao Chàm trở nên đẹp nhất nhờ khí hậu mát mẻ, dễ chịu, biển đẹp, cát trắng mịn, đầy nắng và gió, rất lý tưởng cho những chuyến dã ngoại, nghỉ ngơi cuối tuần cùng gia đình, bạn bè… Hơn nữa, thời gian này cũng là thời gian ở Cù Lao Chàm diễn ra nhiều hoạt động vui chơi, giải trí nhất như lễ giỗ tổ nghề Yến, đua thuyền, và nhiều hoạt động được lồng ghép trong chương trình “cảm xúc mùa hè” do thành phố Hội An tổ chức định kỳ hằng năm. Trong đó, khách nội địa tập trung cao nhất vào tháng 6,7,8, là do thời gian này là kỳ nghỉ của học sinh, sinh viên, và nhiều cán bộ công nhân viên khác. Khách quốc tế tập trung đông nhất vào tháng 7, 8, một phần là do đây là những tháng Hội An đón nhiều khách quốc tế trong năm với nhiều hoạt động lễ hội văn hóa đặc sắc. Vào các tháng 1, 2, 3, 10, 11, 12 là thời gian số lượng khách đến Cù Lao Chàm rất ít. Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm số lượng kháh này là do ở Cù Lao Chàm thường có bão và sóng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn của khách cũng như thu nhập, nhu cầu du lịch ra đảo của khách nội địa. Bên cạnh đó, thời gian này phần lớn khách quốc tế quay trở lại quê hương để sum họp cùng gia đình đón lễ Giáng sinh, đón năm mới,…Do đó để khắc phục tính thời vụ tại đây, nhất là vào các tháng vắng khách thì cần có những biện pháp “kéo” khách bằng cách kéo dài mùa du lịch, đa dạng các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ… 3.Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Hệ thống cung cấp điện Hiện tại, tình trạng chiếu sáng ở Cù Lao Chàm được cung cấp bởi nguồn điện phát dầu Diezel công suất thấp từ 75-100 KW/h và một máy phát phục vụ cảng cá từ 250-300 KW/h và chỉ phục vụ được 50% so với nhu cầu sinh hoạt. Điện sử dụng chủ yếu sinh hoạt ban đêm từ 19h đến 22h với giá tiền điện cao gấp 6 lần so với đất liền (4900 đồng/kw/h). Do vậy, làm hạn chế rất nhiều đời sống tinh thần của cư dân nơi đây. Nhưng một điều đáng mừng là hiện nay Viện Cơ học kết hợp với viện Công nghệ thong tin đang lắp đặt một trạm phát điện năng lượng gió và mặt trời tại Cù Lao Chàm. Đây là trạm phát điện đầu tiêntại Việt Nam sử dụng bộ nguồn thong minh có thể tự động lựa chọn điện gia hoặc điện mặt trời nhờ vào công nghệ lập trình trên chip chuyên dụng PSOC. Trạm phát điện này có công suất thiết kế là 1500KW, lắp đặt tại độ cao 10-15m. Ưu điểm nổi bật của phòng điện so với nhiệt điện và thủy điện là tận dụng được nguồn năng lượng vô tận là gió. Hơn nữa, máy phát điện này co thể dễ dàng bổ sung máy phát điện thong thường khi nhu cầu sử dụng điện tăng lên. Gió còn là nguồn nguyên liệu sạch không làm ô nhiễm không khí và nước khi tạo điện năng cóa khả năng giảm đáng kể lượng khí CO2 thải ra môi trường. Hệ thống cấp thoát nước Về cung cấp nước: Thời gian trước đây, có cái lạ đồng thời khá thú vị của Cù Lao Chàm là so với nhiều đảo khác thường sự thiếu nước ngọt thì nơi đây dù trên phần đất liền thì cách biển 1-2m vẫn có thể đào giếng lấy nước ngọt , thoải mãi dung trong sinh hoạt. Đặc biệt, có 4 con suối nước ngọt tự nhiên, bốn mùa nước chảy. Nguồn nước ngọt ở đây dồi dào tới mức đủ để canh tác hang chục hecta lúa nước. Hiện nay, hệ thống cung cấp nước tuy được quan tâm nhưng còn nhỏ lẽ. Thực hiên chương trình nước sạch nông thôn (327), nhân dân cùng với chính quyền địa phương và quân đội đã xây dựng vài bể chứa nước từ các con suối tự nhiên, có bể 50m3 (tại Bãi Làng) và xử lý cơ bản trước khi sử dụng, nhưng hiện tại các bể chứa nước này nhỏ, vào mùa hè các suối cũng cạn dần. nguồn nước sạch tại đây có nguy cơ khô cạn, nước sinh hoạt ở đây không những cung cấp cho nhu cầu cảu nhân dân trên đảo mà còn phục vụ cho nhu cầu đi lại trên biển của các tàu thuyền vãng lai. Vào mùa khô, nhiều giếng bị cạn và nhiễm mặn gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và hoạt động kinh tế tại đia phương. Theo thống kê tình trạng nước sạch vào mùa khô tại Cù Lao Chàm thì Bãi làng thiếu 10%, bãi Hương thiếu 40%, bãi Ông thiếu 90%, Thôn Cấm thiếu 95%. Về thoát nước: Hiện tại chỉ thoát nước tự nhiên, ở đây chưa có hệ thống thoát nước. Về chất lượng nước sinh hoạt khu vực Cù Lao Chàm: Nước sinh hoạt khu vực Cù lao Chàm không phát hiện kim loại nặng (Hg, As). Các kim loại khác như sắt, Mangan đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Một số chỉ tiêu như độ mặn, COD xấp xỉ mức cho phép ở một số vị trí có thể chấp nhận được. Hàm lượng Coliform ở các suối và giếng đều có phát hiện trên mức cho phép đặc biệt vào mùa mưa cao hơn mùa khô. Như vậy, có thể nói hệ thống câp thoát nước tại Cù Lao Chàm còn hạn chế, để đảm bảo nguồn nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt cũng như hoạt động kinh tế tại đảo cần có những nghiên cứu, đánh giá trữ lượng nước và hướng sử dụng để có hiệu quả hơn, vì trữ lượng nước ngầm tại đảo là rất lớn. Hệ thống giao thông: Đường bộ: nhờ sự quan tâm tích cực của các cấp lãnh đạo, hệ thống giao thông ở Cù Lao Chàm đang dần được nâng cấp, cải tạo tốt hơn. Hiện tại, có hai tuyến đường chính tại khu vực: + Đường quốc phòng (tuyến liên xã): đường cấp phối nhựa thâm nhập, mặt cắt đường 4m (chưa tính taluy). Đây là công trình của Bộ quốc phòng. + Đường bêtông trong các thôn dành cho người đi bộ và đi xe máy được nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách. Đường thủy: các tuyến vận tải chung quanh đảo còn nhiều hạn chế, khách du lịch muốn đi từ bãi này đến bãi khác chủ yếu đi trên những thuyền nhỏ do người dân địa phương phục vụ. Hệ thống xử lý rác thải: Tình trạng rác thải ở Cù Lao Chàm là một vấn đề bức xúc và tồn tại nhiều năm chưa giải quyết được. Nan giải đầu tiên về sự tồn tại này đó là Cù Lao Chàm chưa thể có được một bãi rác theo đúng yêu cầu, bỡi lẽ nhiều lý do: không có đất xây dựng, quá gần rừng bảo vệ, chưa tìm được nguồn đầu tư. Nhưng dẫu sao đi nữa, Cù Lao Chàm không thể chấp nhận được rác và bảo tồn biển tồn tại song song. Vì vậy cần có biện pháp giải quyết rác thải tại đây. Cù Lao Chàm là nơi tập trung tàu thuyền rất đông, không những của ngư dân tại đây mà còn của những ngư dân từ nơi khác đến, hoạt động đánh bắt ở đây diễn ra rất mạnh mẽ, do đó khó tránh khỏi việc tràn dầu xuống biển gây những hậu quả rất lớn về môi trường. Do đời sống kinh tế còn thấp, việc vận chuyển vật liệu thựờng gặp nhiều khó khăn nên có nhiều hộ gia đình chưa có hố xí hợp vệ sinh. Đây cũng là vấn đề bức bách, do đó cần quan tâm dến vấn đề này hơn nữa. 4. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ du lịch biển đảo cù lao chàm Cơ sở lưu trú tại đảo rất hạn chế, hiện tại chỉ có 5 nhà nghỉ với 20 phòng, tiện nghi thiếu thốn, chưa được trang bị những tiện nghi tiêu chuẩn. Đa số du khách đến Cù Lao Chàm đề nghỉ qua đêm ở các bãi tắm cách xa làng, những khách này chủ yếu ở độ tuổi thanh niên thường đi theo đoàn, nhón sinh hoạt cắm trại. Một số khách thì ở trọ trong nhà dân. Cơ sở ăn uống: hiện nay trên đảo có (ít nhất) 9 nhà hàng ăn uống, 19 quán cà phê, 11 quán tạp hóa, 5 quán vừa bán coffee vừa bán tạp háo, cùng với một khu chợ nhỏ ở Bãi Làng và một vài quầy rau hành dọc các ngã đường. Các nhà hàng chủ yếu bán các món ăn chủ yếu từ hải sản như cua đá, vú sao, vú nàng,... chất lượng món ăn và vệ sinh tương đối đảm bảo. Tuy nhiên, những nhà hàng này có quy mô nhỏ, thiết kế đơn giản, chưa bắt mắt, chưa đủ tiêu chuẩn để phục vụ khách hàng quốc tế. Các cơ sở vui chơi giải trí: Ngoài trạm văn hóa xã, các thắng cảnh để nghỉ ngơi giải trí, và nhà có karaoke để kinh doanh và tự giải trí ở nhà, thì các cơ sở vui chơi khác hầu như không có gì. Các sản phẩm du lịch sinh thái còn mang tính đơn điệu. Một số sản phẩm du lịch như lặn biển, xem san hô, tắm nắng, tắm biển,v.v. các sản phẩm này chưa nhiều và lặp lại gây sự nhàm chán cho du khách. Phương tiện vận chuyển : Du khách đi lại trên đảo chủ yếu là đi bộ. Tuyến đường thủy từ đất liền ra đảo: xác định được tiềm năng du lịch của Cù Lao Chàm, hiện nay nhiều đơn vị kinh doanh vận chuyển khách đã tham gia tích cực và tuyến Hội An – Cù Lao Chàm. Phần III: MỘT SỐ GIAỈ PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH BIỂN “ HỘI AN- CÙ LAO CHÀM” TẠI TRUNG TÂM VĂN HOÁ THỂ THAO THÀNH PHỐ HỘI AN Cơ sở đưa ra đề tài: 1. Dựa vào tầm vĩ mô: Chất lượng hướng dẫn viên là khi hướng dẫn viên du lịch khi thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình điều có sự liên quan đến doanh nghiệp mà hướng dẫn viên khách hàng mà hướng dẫn viên phải phục vụ và các yếu tố liên quan khác như kinh tế, chính trị, đối thủ cạnh tranh chúng ta phải dựa vào môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Môi trường vĩ mô: bao gồm các nhân tố kinh tế, nhân tố thể chế và pháp lí, nhân tố xã hội, nhân tố tự nhiên, nhân tố công nghiệp và kĩ thuật. Tất cả các nhân tố này có tác động lớn đến chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên. Chính vì vậy mà người ta dựa vào môi trường vĩ mô để làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng chương trình du lịch biển tại Cù Lao Chàm. 1.1.Về nhân tố kinh tế : Khi xét về nhân tố này người ta dựa vào: + Thu nhập của người dân + Tỉ lệ phát triển khách hàng + Lãi xuất và hối xuất + Tỉ lệ lạm phát Sự tác động của nhân tố kinh tế là rất lớn đến tất cả các ngành khác nhau mà đặc biệt là những ngành thoả mãn nhu cầu thứ yếu của con người như du lịch .Việc nhận dạng các tác lực của nhân tố kinh tế gúp cho nhà quản lí doanh nghiệp đánh giá sự ảnh hưởng của nó đến ngành, doanh nghiệp .Xét trên địa bàn thành, hiện nay thu nhập của người dân có xu hướng tăng lên . Nền kinh tế Quảng Nam ngay phố HộiAn càng phát triển với xu hướng này thu nhập của người dân có thể tăng cao hơn trong thời gian đến, do nhu cầu đi du lịch ngày càng lớn và đây là cơ hội cho các nhà kinh doanh du lịch khai thác triệt để nguồn khách từ thành phố Hội An. Mặc khác với mức sống của người dân được cải thiện, yêu cầu về chất lượng cuộc sống được nâng cao nên nhu cầu về chất lượng phục vụ tăng lên, điều này đòi hỏi các nhà kinh doanh du lịch nói chung và nhà kinh doanh lữ hành nói riêng, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên phục vụ, quản lý và hoàn thiện hơn trong công tác tổ chức chương trình du lịch của du khách để có thể khai thác khách và đáp ứng nhu cầu của du khách tốt hơn. Đặc điểm về kinh tế Cù Lao Chàm: Sản xuất trên đảo chủ yếu là sản xuất nhỏ, lạc hậu, mang tính chất tự cung, tự cấp. Về thương mại - du lịch - dịch vụ trên đảo còn khá manh mún, nhỏ lẻ. Cư dân trên đảo sống chủ yếu bằng các nghề: đánh bắt thủy hải sản và nông nghiệp. Do đặc điểm địa chất, địa hình trên đảo với khí hậu thời tiết chưa thuận tiện nên nông nghiệp trên đảo chỉ mang tính chất ước lệ vì không đủ phục vụ cho nhu cầu tại chỗ của nhân dân trên đảo. Phần lớn người dân chủ yếu dựa vào nghề cá nhưng quy mô đánh bắt còn thấp cho dù ngư trường tương đối lớn vì dân cư không có vốn để đủ khả năng đầu tư vào các đội tàu thuyền chuyên phục vụ cho đánh bắt xa bờ. 1.2. Nhân tố thể chế và pháp lí: + Các chính sách của nhà nước và cơ quan chủ quản của nghành. Hiện nay Ủy ban nhân dân thành phố Hội An đã quyết định đưa ngành du lịch trỏ thành ngành kinh tế mũi nhọn. Có nhiều sự ủng hộ về đầu tư, xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng như việc mở rộng tuyến đường trong khu phố cổ nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển du lịch ngày càng cao. + Các bộ luật về công ty nói chung và nghành kinh doanh nói riêng + Các văn bản của nhà nước về các lĩnh vực có liên quan + Các hiệp hội người tiêu dung nhà cung ứng các dịch vụ tiêu dùng. Với các yếu tố trên ảnh hưởng đến chất lượng chương trình du lịch rất lớn, trong nghiệp vụ chuyên môn của hướng dẫn viên, yêu cầu hướng dẫn viên phải có sự hiểu biết rộng về nhân tố này,các dịch vụ cung ứng khác . Các hướng dẫn viên dựa vào những yếu tố trên để thực hiện công việc sao cho không ảnh hưởng đến quá trình công tác của mình, không làm tổn thất lợi ích của công ty cũng như không làm cho khách du lịch phải phàn nàn. Việc hiểu rõ các văn bản pháp luật, các quy chế luật pháp sẽ đem lại cho hướng dẫn viên cách giải quyết tốt khi khách. 1.3. Nhân tố xã hội: bao gồm các yếu tố: + Vai trò của phụ nữ trong công tác xã hội. Không như trước đây, người phụ nữ lúc nào cũng chỉ lo chăm sóc gia đình. Cùng với sự đi lên của xã hội vai trò của người phụ nữ cũng thay đổi dần ngoài công việc nội trợ họ còn có thể đảm nhiệm cả công việc xã hội. Vì thế vấn đề đi du lịch không còn là những chuyến công tác dành riêng cho nam giới mà phụ nữ họ vẫn có thể tham gia vào những chuyến hành trình đó và họ cũng có thể tự tổ chức cho mình một chuyến du lịch mà không nhất thiết phải có sự trợ giúp của người khác. + Áp lực về nhân khẩu và tăng dân số. + Phong cách sống và ý thức của cộng đồng về du lịch. Các yếu tố này nói lên số lượng dân số của một nước nhiều hay ít và khả năng đi du lịch của người dân cao hay thấp. Điều này ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Với xã hội có lượng người dân đi du lịch thấp sẽ tác động khá lớn đến quá trình phát triển kinh tế của đất nước bởi du lịch đem lại. Ngoài ra với khách du lịch có ý thức kém về du lịch sẽ tạo cho hướng dẫn viên khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Nhưng với sự hiểu biết của người dân nước ta như hiện nay về du lịch thì đây là điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp không khói này, vấn đề đi du lịch không chỉ dành cho người có thu nhập cao mà với những người có thu nhập thấp vẫn có thể tổ chức cho mình một chuyến du lịch. Về xã hội: Về Y tế: Dân cư Cù Lao Chàm có được sức khỏe tốt do không khí trong lành, họ hoạt động rất nhiều đặc biệt là với nghề biển. Tuy nhiên, bệnh tật có thể gõ cửa từng nhà, từng người bất cứ lúc nào. Tại Cù Lao Chàm, dịch vụ y tế rất giới hạn, chủ yếu là để sơ cứu kịp thời. Cả đảo hiện có 1 trạm xá y tế nhưng rất giới hạn về thuốc men và trang thiết bị khám chữa bệnh, trạm xá hoạt động với 1 bác sĩ, 3 y sĩ, 1 y tá và 2 nữ hộ sinh. Trạm xá này đặt tại Bãi Làng, là công trình kiên cố do tổ chức quốc tế tài trợ nhân đạo với tổng diện tích là 200m2/17 phòng. Vì vậy mà hơn 50% tổng số bệnh tật và tai nạn xảy ra tại Cù Lao Chàm thường được mang vào Hội An chữa trị. * Về giáo dục: Toàn xã hiện có 1 trường mẫu giáo với 4 lớp, 7 giáo viên với 69 trẻ đến trường. Toàn xã cũng có một trường phổ thông cơ sở trong đó có một cơ sở cấp I và cấp II gồm 14 phòng học ở Bãi Làng và một cơ sở cấp I gồm 5 phòng ở Bãi Hương. Toàn đảo hiện có 17 giáo viên tiểu học và 22 giáo viên THCS. Học sinh cấp II ở Bãi Hương phải đi bộ hoặc thuyền cách 4 km lên Bãi Làng để học. Các kết quả nghiên cứu kinh tế - xã hội cho thấy rằng một vài học sinh ở Bãi Làng đặc biệt là ở Bãi Ông là không thể đến được trường cấp II và cấp III Trần Quý Cáp trong Hội An. Nguyên nhân là do thiếu nguồn tài chính, không ham thích học tập, cần phải ở nhà để phụ giúp gia đình… Từ phân tích trên ta thấy, tình hình kinh tế - xã hội tại Cù Lao Chàm còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết một cách tích cực để nâng cao mức sống cho cộng đồng dân cư nơi đây. 1.4. Nhân tố tự nhiên: Trong ngành kinh doanh du lịch nếu như không có tài nguyên du lịch thì không thể xem là kinh doanh du lịch. Khách du lịch đi du lịch với mục đích nghỉ dưỡng, công vụ hay nghiên cứu tìm hiểu tham quan đều cần đến tài nguyên du lịch. Nếu tài nguyên du lịch bị khai thác bừa bãi hay nguồn năng lượng ngày càng khan hiếm thì ngành du lịch sẽ xuống cấp, nhưng riêng về du lịch Việt Nam thì có rất nhiều thuận lợi cho ngành này: + Với hàng loạt các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã được tôí chức du lịch thế giới UNESCO công nhận như Vịnh Hạ Long, Thánh Địa Mỹ Sơn, Phố Cổ Hội An, các di tích lịch sử của cố đô Huế Và Động Phong Nha, bên cạnh đó chúng ta còn vô số tài nguyên tự nhiên thuận lợi cho du lịch về nghĩ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu như: Đà Lạt, Sa Pa, Chùa Hương, cổ viện Chàm, đền Ngọc Sơn, núi Bà Đen, Rừng Cúc Phương... cùng cả hệ thống động thực vật quý hiếm. Đây là thuận lợi cho du lịch việt nam bởi nó không đơn thuần là du lịch về văn hóa hay du lịch sinh thái mà nó là sự tổng hợp của hai loại hình du lịch này. + Sự góp phần của tài nguyên biển cũng không kém phần quan trọng cho phát triển du lịch của một quốc gia hay một vùng .Quảng Nam là điểm du lịch lý tưởng cho du khách với các khu phố cổ,các làng nghề truyền thống , xưởng thủ công mỹ nghệ ,các món ăn dặc sản đậm đà hương vị xứ quảng. Tất cả những yếu tố trên là điều kiện để trung tâm khai thac khách ngày càng nhiều hơn cho mình. 1.5. Nhân tố công nghệ và kỷ thuật + Sự ra đời của công nghệ mới + Chế độ về bản quyền phát minh + Thương mại hoá công nghệ và kỷ thuật. Mặc dù ngành du lịch được xem là ngành công nghệ không khói và nguồn lao động chủ yếu là nhân lực nhưng với công nghệ và kỷ thuật mới sẽ góp phần vào việc kinh doanh có hiệu quả hơn. Hướng dẫn viên thường sử dụng sức lực của mình để hướng dẫn, phục vụ khách nhưng với công nghệ cao sẽ giúp cho hướng dẫn viên bớt đi phần công lực của mình và tạo cho hướng dẫn viên có nhiều điều kiện hơn trong việc học hỏi nâng cao kiến thức, hiểu biết về khách du lịch về chương trình mình thực hiện cũng như trong quá trình cần sự giúp đỡ của các bộ phận khác. Công nghệ, kỷ thuật của Việt Nam có sự đóng góp không nhỏ cùng với mạng lưới thông tin liên lạc hiện đại lẫn hệ thống giao thông phong phú và đa dạng như: máy bay, tàu thủy, ô tô, tàu lửa...đã tạo cho ngành du lịch có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho việc đi lại của du khách. Ngoài những loại hình du lịch truyền thống chúng ta có thể dựa vào công nghệ hiện đaị trên để đưa vào loại hình du lịch du thuyền trên biển hay vòng quanh đất nước bằng tàu hỏa. 2. Môi trường vi mô 2.1.Đối thủ tiềm tàng: bao gồm các công ty hiện nay không ra mặt cạnh tranh nhưng vẫn có khả năng cạnh tranh trong tương lai. Khả năng cạnh tranh của đối thủ tiềm năng được đành giá qua ý niệm “rào cản ngăn chặn sự gia nhập vào ngành kinh doanh”. Có ba nguồn rào cản chính ngăn chặn sự gia nhập: - Sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp có vị thế uy tín vững vàng - Lợi thế tuyệt đối về giá thành có thể phát sinh từ công nghệ sản xuất cao hoặc do kinh nghiệm lâu năm trong ngành kinh doanh, do bằng sáng chế hoặc bí quyết công nghệ, do chi phí lao động, nguyên vật liệu thấp hoặc do những kỹ xão trong quản lí. - Tác dụng giảm phí theo qui mô bao gồm hiệu quả giảm phí do sản xuất đại trà những sản phẩm đã được tiêu chuẩn hoá do giá chiết khấu với số lượng lớn vật tư nguyên liệu ở đầu vào sản phẩm hoặc do quản bá đại tràn giúp hạ thấp chi phí sản xuất trên từng sản phẩm. 2.2.Các doanh nghiệp cạnh tranh Các doanh nghiệp cùng kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ như doanh nghiệp vốn đã có vị thế vững vàng trên thị trường trong cùng một ngành nghề kinh doanh. Mức độ cạnh tranh càng cao, giá cạnh tranh càng giảm kéo theo lợi nhuận càng giảm. Do đó, yếu tố cạnh tranh về giá là một nguy cơ đối với lợi nhuận của công ty. Có ba nhân tố quan trọng tạo thành mức độ cạnh tranh giữa các công ty hoạt động cùng một lĩnh vực: - Cơ cấu cạnh tranh là sự phân bố số lượng và tầm cỡ các công ty cạnh tranh trong cùng ngành kinh doanh - Tình hình nhu cầu của thị trường nếu tăng lên làm giảm áp lực cạnh tranh vì nó là cơ hội hàng đầu để mở rộng thị phần của công ty. Ngược lại, nhu cầu có xu hướng giảm là một nguy cơ đáng kể buộc công ty phải chống chọi để bảo vệ thu nhập và thị phần của mình. Rào chắn ngăn chặn doanh nghiệp ra khỏi ngành là sự mất mát khi một doanh nghiệp muốn rút lui khỏi ngành. Trong kinh doanh lữ hành, có rất nhiềìu đối thủ cạnh tranh mà trung tâm cần quan tâm và có biện pháp chống lại sự cạnh tranh đó cũng như tạo ra các điểm mạnh để cạnh tranh: + Công ty du lịch xí nghiệp sông hội. + Các coonh ty lữ hành như vietravel,An Phú travel… Điểm mạnh: Quan hệ rộng với nhiều hãng lữ hành và đại lý du lịch ở nước ngoài có uy tín cao. Khai thác khách đường biển mạnh. Điểm yếu: Chưa có khách sạn trực thuộc công ty . Sản phẩm du lịch còn hạn chế. Điểm mạnh của công ty: Có đội ngũ lãnh đạo, tổ chức một cách khoa học. Là đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa và quốc rế có uy tín Lịch sử hình thành công ty lâu năm. Khả năng khai thác chương trình trên địa bàn Hôi An tương đối mạnh. Có quy mô tổ chức và hoạt động lớn. Lực lượng lao động và trình độ chuy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng chương trình du lịch biển Hội An- Cù Lao Chàm.doc
Tài liệu liên quan