MỤC LỤC
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP 1
I.Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp 1
1.Khái niệm và tầm quan trọng của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp 1
1.1.Khái niệm quản trị nhân sự 1
1.2. Tầm quan trọng của quản trị nhân sự 3
2. Mục tiêu của quản trị nhân sự. 4
3. Nội dung cơ bản của quản trị nhân sự 5
3.1. Tuyển dụng nhân sự 5
3.2. Bố trí và sử dụng nhân sự 6
3.3.Đào tạo và phát triển nhân sự 7
3.4. Đãi ngộ nhân sự 8
II. Đãi Ngộ nhân sự trong doanh nghiệp 9
1 .Tầm quan trọng của đãi ngộ nhân sự 9
1.1 Khái niệm đãi ngộ nhân sự 9
1.2. Vai trò của đãi ngộ nhân sự 10
1.2.1. Đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 10
1.2.2. Đối với việc thoả mãn nhu cầu lao động 11
1.2.3. Đối với việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực cho xã hội 12
2. Các hình thức đãi ngộ nhân sự 13
2.1 Đãi ngộ tài chính 13
2.1.1.Tiền lương 13
2.1.2. Tiền thưởng 15
2.1.3 Cổ phần 16
2.1.4. Phụ cấp 16
2.1.5. Trợ Cấp 16
2.1.6. Phúc lợi 17
2.2. Đãi ngộ phi tài chính 18
2.2.1. Đãi ngộ thông qua công việc 18
2.2.2. Đãi ngộ thông qua môi trường làm việc 19
3. Tổ chức công tác đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp 21
3.1. Xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự 21
3.1.1. Các nguyên tắc xây dựng chính sách đãi ngộ 21
3.1.2. Các căn bản cứ xây dựng chính sách đãi ngộ 22
3.1.3. Yêu cầu đối với chính sách đãi ngộ. 23
3.1.4. Một số chính sách đãi ngộ nhân sự cơ bản trong doanh nghiệp thương mại. 24
3.2. Triển khai thực hiện chính sách đãi ngộ nhân sự 27
3.2.1. Xây dựng hệ thống đánh giá thành tích công tác của người lao động 27
3.2.2. Thiết lập các quy định, quy tắc, thủ tục hỗ trợ thực hiện chính sách đãi ngộ nhân sự. 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU TỪ LIÊM 34
I. Giới thiệu tóm lược về công ty cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm 34
1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 34
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. 35
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ và bộ máy hoạt kinh doanh. 37
II. Môi trường kinh doanh của đơn vị. 40
2.1. Môi trường bên ngoài. 40
2.2. Môi trường kinh doanh bên trong của Công ty. 41
2.3. Nhận xét chúng về MTKD của Công ty . 42
III.Phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty 43
A. Các mặt hoạt động kinh doan chủ yếu của doanh nghiệp 43
1.1. Mặt hàng kinh doanh và đặt điểm của nó. 43
1.2. Nguồn cung ứng của doanh nghiệp. 44
B. Tình hình lao động tiền lương 44
2.1.Kết cấu lao động 44
2.2 Tổ chức và quản lý lao động. 45
2.3. Phân tích năng suất lao động. 46
2.4. Phân tích tình hình tiền lương và tiền thưởng. 47
C. Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 48
IV.Thực trạng công tác đãi ngộ nhân sự trong công ty cổ phần dịch vụ xuất nhập khẩu từ liêm. 51
1.Thực trang công tác đãi ngộ tài chính trong công ty 51
1.1.Đãi ngộ tài chính trực tiếp 51
1.1.1 .Đãi ngộ thông qua tiền lương 51
1.1.2.Đãi ngộ thông qua tiền thưởng 58
1.2. Đãi ngộ tài chính gián tiếp 60
2. Thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm . 62
2.1.Thực trạng công tác đãi ngộ thông qua công việc 62
2.2 Thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính thông qua môi trường làm việc 65
V.Đánh giá công tác đãi ngộ nhân sự tại công ty cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu từ liêm. 67
1.Nhận xét và đánh giá về công tác đãi ngộ nhân sự tại Công ty 67
1.1. Những ưu điểm. 67
1.2. Những hạn chế. 69
CHƯƠNG III : MỘT SỒ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU TỪ LIÊM 70
I.Mục tiêu phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. 70
1.Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh 70
II.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ nhân sự tại Công ty cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm. 70
A. Các giải pháp liên quan đến đãi ngộ tài chính 71
1.Giải pháp về tiền lương. 71
2. Giải pháp về tiền thưởng. 76
3.Các giải pháp liên quan đến đãi ngộ tài chính gián tiếp . 77
B. Các giải pháp liên quan đến đãi ngộ phi tài chính. 78
1.Các giải pháp liên quan đến đãi ngộ phi tài chính thông qua công việc. 78
1.1 Trong giai đoạn phân công giao việc. 78
1.2 .Trong quá trình nhân viên thực hiện công việc 79
2.Một số giải pháp liên quan đến môi trường làm việc. 80
2.1.Xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa cấp trên cấp dưới . 80
2.2 Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp đoàn kết, chan hoà. 81
2.3 . Nâng cao chất lượng điều kiện làm việc –sắp xếp thời gian làm việc hợp lý . 82
C. Một số ý kiến đề xuất khác . 83
1.Về tuyển dụng : 83
2.Về đào tạo ,phát triển nhân sự. 84
3.Về đánh giá nhân sự. 84
99 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng công tác đãi ngộ nhân sự tại công ty CPSXDVXNK Từ Liêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiệt hai cho Công ty.
Các thành viên hội đồng quản trị được hưởng thù lao, tiền thưởng do đại hội cổ đông quyết định.
Ban kiểm soát: Gồm 3 thành viên do đại hội đồng bầu cử, trong đó có một thành viên có chuyên môn kế toán. Nhiệm kỳ của kiểm soát viên trùng với nhiệm kỳ của hội đồng quản trị.
Trách nhiệm của kiểm soát viên:
Kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các bảng tổng kết năm tài chính của Công ty và đề nghị triệu tập đại hội khi thấy cần thiết.
Trình đại hội cổ đông kết quả thẩm tra tài chính của Công ty và ý kiến độc lập của mình. Đại hội đồng cổ đông không thông qua quyết toán năm tài chính nếu chưa được ban kiểm soát xem xét và có ý kiến.
Báo cáo trước đại hội đồng về sự kiện tài chính bất thường xảy ra, về ưu khuyết điểm trong quản lý tài chỉnh của Giám đốc và của đại hội đồng quản trị.
Yêu cầu các nhân viên trong Công ty cung cấp tình hình số liệu, tài liệu và các thuyết minh liên quan đến các hoạt động kinh doanh của Công ty.
Tham gia một số liên hợp hội đồng quản trị nhưng không có quyền biểu quyết.
Được hưởng thù lao do đại hội cổ đông quyết định, chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông về những vi phạm của mình gây thiệt hại cho Công ty.
- Tổng Giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị có trách nhiệm chung về tình hình sản xuất kinh doanh của toàn Công ty, điều phối liên kết các hoạt động xuất nhập khẩu với sản xuất và kinh doanh nội thương, tạo ra sự kết nối lưu thông luồng hàng hóa bên trong Công ty.
- Phó Tổng Giám đốc kiêm Phó chủ tịch hội đồng quản trị chịu trách nhiệm quản lý và điều phối mọi hoạt động cấp dưới một cách sâu sát và có hiệu quả. Phối hợp các hoạt động trong kinh doanh giữa các phòng ban một cách nhịp nhàng và ăn khớp.
Phòng kinh doanh 1: Chuyên về kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh một số mặt hàng tiêu dùng.
Phòng kinh doanh số 2: Chuyên kinh doanh xe máy.
Phòng kinh doanh số 3: Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng điện tử điện lạnh
Phòng kinh doanh số 4: Kinh doanh thuốc tân dược
Phòng kinh doanh số 5: Kinh doanh nội thương.
Phòng kinh doanh số 6 : Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
Phòng kinh doanh số 7: Là cửa hàng ăn uống đặc sản Lạng Sơn, địa chỉ 335 Cầu Giấy.
Phòng kinh doanh số 8: Kinh doanh dịch vụ thể thao và kinh doanh bất động sản.
Phòng kinh doanh số 9: Là Khách sạn Quế Hương 97 Cầu Giấy.
Phòng kinh doanh số 10: Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng sắt thép và bán lẻ xăng dầu.
Phòng tổ chức hành chính.
Phòng kế toán tài vụ.
Xưởng lắp ráp đồ điện tử điện lạnh.
Cửa hàng khu mai dịch.
II. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ.
2.1. Môi trường bên ngoài.
- Khách hàng: Là các tổ chức cá nhân trong xã hội: Do đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp vừa là kinh doanh nội thương - ngoại thương, vừa tham gia kinh doanh thương mại - dịch vụ, nên khách hàng vừa là người tiêu dùng, các đại lý, các doanh nghiệp khác trên thị trường.
- Người cung ứng: Hoạt động kinh doanh của Công ty là tổng hợp. Với mảng kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà cung ứng của Công ty là các đơn vị kinh doanh nước ngoài như: Nhật, Trung Quốc, ấn Độ, Nga, Italy..chuyên cung cấp các mặt hàng doanh nghiệp kinh doanh như: Thiết bị máy móc, xe máy, hàng điện tử điện lạnh, hàng sắt thép.
- Đối thủ cạnh tranh: Với các chức năng kinh doanh nội thương bán lẻ hàng tiêu dùng và kinh doanh bất động sản, cung ứng dịch vụ (cửa hàng ăn uống, khách sạn), đối thủ cạnh tranh là tương đối rộng, bao gồm các doanh nghiệp có tham gia kinh doanh các lĩnh vực mà doanh nghiệp có tham ia.
b) Môi trường vĩ mô.
- Các yếu tố về kinh tế-xã hội.
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều chính sách mới đã được Nhà nước ban hành nhằm thúc đẩy sự phát triển cảu doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của nền kinh tế quốc dân nói chung. Với chủ trương cổ phần hóa các DNNN, Công ty từ DNNN nay chuyển sang CTCP hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn. Nhất là trong xu thế mở cửa của nền kinh tế, hòa nhập với kinh tế trong vùng và trên thế giới, nhiều cơ hội và thử thách đang chờ đón Công ty.
Với tình hình thu nhập quốc dân tăng 8, lạm phát giảm và kiểm soát được tạo điều kiện cho Công ty về đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, còn có nhiều tồn tại bức xúc do biến động của tiền tệ Châu á, nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế có xu hướng chậm lại, làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty cũng như của các doanh nghiệp kháChiều. Bài Đứng trước điều kiện kinh tế hội nhập cũng đặt ra nhiều thách thức cho Công ty.
- Điều kiện địa lý tự nhiên: Công ty có tru sở tại 32 cầu giấy và các phòng ban nằm rải khắp Hà Nội nên điều kiện đầu tư phát triển ht kinh doanh của Công ty là rất lớn. Nhất là trong điều kiện thành phố Hà Nội đang trong tiến trình quy hoạch, nhiều khu trung cư, khu liên hiệp thể thao (Mai Dịch), khu công nghiệp và bến xe rất gần trụ sở của Công ty giúp cho Công ty kịp thời nắm bắt nhu cầu phát sinh và đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu đó, tạo điều kiện kinh doanh có hiệu qủa.
- Điều kiện Pháp luật: Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách mới tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, phát huy quyền tự chủ sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là hệ thống Pháp luật của Nhà nước đã từng bước hoàn thiện, tạo ra một hành pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động. Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa hội nhập Thế giới. Hội nhập vào nền kinh tế ASEAN tham gia AFTA và đang tiến hành tham gia tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO). Để đáp ứng tình hình trên Nhà nước ban hành một số Luật Thương Mại, Hải quan, thuế và một số văn bản hướng dẫn thực hiện một cách đúng đắn, thuận lợi các chủ chương. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh trong khuân khổ Pháp Luật.
Bên cạnh đó, là một doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa theo chủ chương của Nhà nước, Công ty đã định hướng và hưởng các chế độ ưu đãi đảm bảo cho kinh doanh có hiệu quả và thực tế cho thấy kể từ khi cổ phần Công ty đã liên tục làm ăn có lãi, mở rộng hoạt động kinh doanh tạo nhiều công việc cho người lao động, nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên.
2.2. Môi trường kinh doanh bên trong của Công ty.
- Nguồn nhân lực: Hiện nay, danh sách cán bộ công nhân viên của công ty có 92 người, trong đó số lao động là cổ đông của Công ty có 87 người (một cổ đông là Nhà nước).
Số cán bộ Công ty Nhà nước chuyển sang hiện đang công tác là 68 người. Số lao động là cổ đông của Công ty tănglên năm 2003 là 10 người, do yêu cầu tăng cường cán bộ nghiệp vụ chuyên môn cho Công ty như: Tài chính, Kế toán, Vi tính, Kinh doanh, Xuất nhập khẩu. Riêng cán bộ thị trường, kinh doanh nội - ngoại thương làm ăn có hiệu quả Công ty sẵn sáng tiếp nhận vào.
Với cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực gọn nhẹ, nhà quản trị có thể điều phối và quán xuyến các hoạt động của Công ty đã ăn khớp, nâng cao năng xuất lao động bình quân.
- Tiền vốn: là doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa với số vốn điều lệ khi thành lập Công ty là 4215 triệu đồng trong đó vốn của các cổ đông là cán bộ công nhân viên là 3422,5 triệu đồng chiếm tỷ lệ 80,5% vốn của Nhà nước là 828,5 triệu đồng chiếm tỷ lệ 19,5%. Đại hội đồng cổ đông đã xem xét các tờ chứng minh nguồn góc và xác định giá trị của các tài sản hiện vật đóng góp và Công ty cổ phần. Vốn điều lệ khi thành lập được chia thành 42510 cổ phần.
2.3. Nhận xét chúng về MTKD của Công ty .
- Khó khăn:
Thị trường của Công ty rộng lớn, đa dạng, phức tạp và không ổn định trong thời gian dài. Thị trường xuất nhập khẩu của Công ty chủ yếu là các nước thuộc khu vực Đông Nam á, Trung Quốc, Nhật Bản vì thế Công ty chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với thị trường quốc tế, sẽ là không có lợi trong điều kiện hội nhập cần thiết hiện nay. Tuy Công ty đã hướng sang các nước Tây Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ, từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước Đông Nam á. Với thị trường Việt Nam, từ sau khi cổ phần có nghị định cho phép các doanh nghiệp được phép tự do xuất nhập khẩu (chỉ cần đăng ký với bộ Thương Mại) thì áp lực cạnh tranh đối với Công ty bắt đầu tăng dần, khối lượng hàng hóa nhập khẩu trở nên quá tải với thị trường đồng thời nguồn hàng trong nước cho xuất khẩu cũng tạo áp lực không ít cho Công ty. Bên cạnh đó việc nhập khẩu hàng hóa của các Công ty khác cũng tạo nên những áp lực đói với hàng lắp ráp sản xuất của Công ty.
Đặc điểm của Công ty là kinh doanh nhiều chủng loại sản phẩm hàng hóa. Có thể chia các sản phẩm hàng hóa theo ngành hàng sau: Lương thực, may mặc, đồ dùng gia đình, thiết bị máy móc, gỗ và vật liệu xây dựng, dụng cụ phụ tùng hàng hóa vật tư khác. Chính vì vậy mà Công ty không thể tập trung mội nguồn lực cho lĩnh vực nào để tạo thế cạnh tranh nổi bật.
- Thuận lợi:
Tuy có gặp khó khăn là phải chịu sức ép tương đối mạnh từ phía môi trường. Song với loại hình công ty cổ phần, nội lực kinh doanh của Công ty là rất lớn. Đặc biệt là nguồn vốn kể từ khi Công ty chuyển sang cổ phần hóa nguồn vốn kinh doanh không ngừng tăng lên. Đây là một thế mạnh của Công ty. Bên cạnh đó cơ cấu tổ chức của Công ty gọn nhẹ hoạt đọng kinh doanh của Công ty liên tục phát triển. Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề và chuyên môn vững, do đó năng xuất lao động của Công ty cao, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
III.PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
A. Các mặt hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp.
1.1. Mặt hàng kinh doanh và đặt điểm của nó.
Công ty kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng khác nhau:
- Hàng điện tử điện lạnh chủ yếu nhập độc quyền từ Italya.
- Hàng xe máy nhập từ Nhật, Trung Quốc.
- Hàng sắt thép nhập khẩu ở Châu Âu, ấn độ, Hàn Quốc.
- Hàng phụ tùng xe Minsk nhập khẩu ở Nga.
- Thuốc tân dược nhập khẩu ở Hàn Quốc và các nước Châu á.
- Các mặt hàng nội thương từ các nhà cung ứng trong nước, xăng dầu từ tổng Công ty xăng dầu.
Như vậy có thể nói hình thức kinh doanh chủ yếu của Công ty là nhập khẩu hàng hóa từ các nhà cung ứng nước ngoài sau đó cung cấp tới khách hàng. Hàng hóa ở đây đảm bảo đúng quy cách và chất lượng mà khách hàng đưa ra.
Công ty còn cung ứng dịch vụ cho người tiêu dùng qua cửa hàng ăn uống đặc sản Lạng Sơn và khách sạn Quê Hương. Bên cạnh đó Công ty còn tham gia kinh doanh dịch vụ thể thao và kinh doanh bất động sản.ư
Hình thức kinh doanh tổng hợp như thế của Công ty đòi hỏi nhà quản trị phải có trình độ hiểu biết rộng để có thẻ kinh doanh có hiệu quả ở mọi lĩnh vực. Không những thế nhà quản trị cũng phải có cách thức điều phối nguồn lực trong Công ty sao cho hợp lý, phù hợp với mỗi lĩnh vực kinh doanh của Công ty. Có như thế mục tiêu đặt ra cho mỗi thời kỳ mới có thể thực hiện được.
1.2. Nguồn cung ứng của doanh nghiệp.
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty thực hiện theo đơn đặt hàng của khách hàng. Công ty có quan hệ làm ăn với các nhà cung ứng từ nước ngoài (như đã nói ở trên) trên cơ sở hợp tác hai bên cùng có lợi, đặc biệt với hàng điện tử điện lạnh Công ty độc quyền nhập từ Italya do có quan hệ làm ăn lâu dài và uy tín. Các nguồn hàng nội thương Công ty nhập từ nhà cung ứng trong nước theo nhu cầu bán ra trong mỗi thời kỳ của Công ty.
B. TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG CỦA DOANH NGHIỆP.
2.1. Kết cấu lao động.
Biểu số 1: Tình hình sử dụng và cơ cấu lao động qua các năm
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
So sánh
2003/2002
2004/2003
I. Tổng số lao động
86
88
92
102
104,5
- Số lao động tăng
2
4
II. Cơ cấu lao động
1. Nam
48
50
54
104,16
108
2. Nữ
38
38
38
100
100
3. Lao động trực tiếp
56
58
62
103,5
106,8
4. Lao động gián tiếp
30
30
30
100
100
III. Trình độ lao động
1. Đại học
26
26
26
100
100
2. Cao đẳng
30
32
34
106,7
106,25
3. Trung cấp
30
30
32
100
106,7
· Tình hình lao động trong Công ty.
Do đặc điểm của Công ty là doanh nghiệp Thương Mại nên lao động trực tiếp chiếm đa số (trên 60%).
Tổng số lao động của Công ty dần qua các năm do mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên mức tăng không lớn, vì thế giữ được sự ổn định trong Công ty tránh những giao động trong công tác quản lý và ảnh hưởng tới năng suất lao động của Công ty.
Trong những năm qua, Công ty cũng có những biện pháp tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ của Công ty.
Công ty tạo nhiều điều kiện thuận lợi để cán bộ công nhân viên học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình. Số lao động trong năm 2001 tăng là do công ty đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh từ ba phòng kinh doanh phát triển lên 10 phòng, mở rộng kinh doanh cho các ngành nghề.
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tổng lao động của Công ty tăng đều qua các năm, điều này có nghĩa tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty tương đối ổn định. Hiện nay tổng số lao động là 92 người trong đó lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng 67,39%, sở dĩ lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao như vậy là do tính chất kinh doanh của Công ty- kinh doanh Thương Mại và cung ứng dịch vụ.
Tuy nhiên số cán bộ công nhân viên có trình độ đại học trong Công ty không tăng. Điều này cho thấy Công ty chưa chú trọng tới trình độ của cán bộ quản lý trong Công ty. Cần phải có những biện pháp nâng cao năng lực của lao động lên nữa nhằm đảm bảo hiệu quả làm việc.
2.2 Tổ chức và quản lý lao động.
Vấn đề lao động trong Công ty hiện nay nhìn chung còn lãng phí, dư thừa lao động, ngược lại cán bộ nghiệp vụ chuyên môn giỏi làm ra hiệu quả kinh tế lại rất nhiều.
Xuất phát từ đó, Đảng bộ Công ty đã đề ra biện pháp cụ thể sau:
Tiến hành rà xét lại khâu lao động trong Công ty, trên cơ sở sản xuất kinh doanh và quản lý hiện tại xem số lao động dư thừa là bao nhiêu.
Hướng phấn đấu: Những lao động sau khi cổ phần hóa đang công tác tại Công ty nói chung Công ty cố gắng mở rộng sản xuất kinh doanh dịch vụ để làm sao bố chí hết những lao động này (những người có tên trong bảng lương của Công ty, cửa hàng). Nhưng yêu cầu người lao động phải phục tùng tuyệt đối sự phân công lao động mới của Công ty, của Phòng, nếu ai không chấp nhận được quyền nghỉ chọn việc khác cho mình.
Tất cả cán bộ, lao động là cổ đông được ký hợp đồng dài hạn với Công ty, đến hết năm 2002 phải có điều kiện làm mua cổ phần từ 21,5 triệu đồng (cổ đông đủ) và phải có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có đủ năng lực chuyên môn hoàn thành công việc được giao.
Những lao động tồn động trước đây của Công ty cũ nay không mua cổ phần, xin nghỉ ở nhà đi làm nơi khác có thu nhập cao, Công ty không được phép cho nộp bảo hiểm xã hội để hưởg chế độ của nhà nước tại Công ty.
Những lao động Công ty đang quản lý trong qú trình sản xuất kinh doanh, do thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, vi phạm pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của tập thể sẽ bị xử lý theo Luật lao động và quy chế điều hành lao động của Công ty. Tùy theo mức độ từ cảnh cáo, bồi thường thiệt hại 100% về kinh tế đến cho nghỉ việc rồi sa thải buộc thôi việc.
Về chế độ chính sách bảo hiểm của Nhà nước đối với người lao động trong điều kiện Công ty cổ phần theo Nghị định 44 vẫn giữ nguyên như doanh nghiệp Nhà nước (đối với hợp đồng xác định).
2.3. Phân tích năng suất lao động.
Vấn đề năng suất lao động là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh tình hình sử dụng lao động của Công ty. Mặt khác nó còn có ý nghĩa rất lớn là tăng nhanh tốc độ chu chuyển hàng hóa, giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh, tăng thu nhập cho Công ty, đồng thời tăng thu nhập cho người lao động. Năng suất lao động còn có tác dụng giảm bớt thời gian lao động góp phần tăng năng suất lao động xã hội.
Năng suất lao động (w) = Tổng doanh thu bán hàng/ số lượng lao động.
W(2002)
=
75417/86
=
876,95 (trđ)
W(2003)
=
65098/88
=
739,75(trđ)
W(2004)
=
147835/92
=
1606,90(trđ)
Nhìn vào số liệu trên ta thấy năng suất lao động năm 2003 giảm137,2(trđ) với năm 2002 tương ứng với giảm 15,64%. Năng suất lao động giảm nhưng số người lao động lại tăng,điều này là không tốt.Nhưng nguyên nhan chủ yếu là do doanh thu của công ty giảm 10319(trđ).Sang năm 2004 năng suất lao động của Công ty tăng 2,17 lần so với năm 2003 với mức tăng 867,15(trđ) tương ứng với117,22%. Nguyên nhân do doanh thu năm 2004 tăng 2,27 lần so với năm 2003 và số lao động tăng lên 4 người.
2.4. Phân tích tình hình tiền lương và tiền thưởng.
Kích thích vật chất là một động lực quan trọng thúc đẩy nhân viên làm việc một cách nhiệt tình có trách nhiệm. Từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vì thế Công ty đặc biệt chú trọng tác tới công tác tiền lương và tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên.
- Tiền lương.
Tiền lương có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động, nó không những nuôi sống người lao động mà còn đảm bảo cuộc sống của gia đình họ, đảm bảo tái sản xuất sức lao động, đảm bảo phù hợp với sự đóng góp và sức lực cá nhân đối với công việc, mặt khác phải hợp lý công bằng. Công ty đã thực hiện chế độ trả lương cho cán bộ dưới hai hình thức lương khoán và lương được xếp theo nguyên tắc của Công ty làm nhiều hưởng nhiều làm ít hưởng ít, nếu làm mất tài sản của Công ty thì phải bồi thường 100%.
Ngoài tiên lương ra các cổ đông còn được hưởng cổ tức hàng năm. năm 2002 lãi cổ tức là 5%, năm 2003 lãi cổ tức là 8%, năm 2004 lãi cổ tức là 12%. Như trên đã phân tích ở trên, do năm 2003 Công ty đã mở rộng sản xuất kinh doanh nên lợi nhuận thu được tăng lên vì thế lợi tức tăng từ 5% lên 8%.Đến năm 2004 do Công ty làm kinh doanh tốt hơn nữa dẫn đến lãi cổ tức tăng lên 12%.
- Tiền thưởng.
Với tất cả mọi nhân viên trong Công ty đều có chế độ tiền lương dưới nhiều hình thức khác nhau như bằng tiền mặt, quà tặng trong các trường hợp như lễ tết. Kích thích về mặt tinh thần, tiền thưởng, các khoản thu nhập khác là yếu tố quan trọng kích thích nhân viên tích cực làm việc. Do vậy Công ty luôn quan tâm các mặt sau:
Mở rộng chương trình phúc lợi, quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên như quà tặng, quà cưới hỏi, giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, khích lệ tinh thần con em cán bộ công nhân viên bằng các phần thưởng cho các cháu là học sinh học giỏi, học sinh tiên tiến.
Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao Qua đó tạo nên sự giao lưu giữa các bộ phận để gặp gỡ trao đổi, tạo ra mối đoàn kết trong toàn Công ty.
Nói tóm lại trong công tác tiền lương, tiền thưởng Công ty đã đặc biệt chú trong và có sự quan tâm đúng mức. Bởi Công ty nhận thấy sự tác động mạnh mẽ của chúng tới việc kích thích nâng cao năng suất lao động của nhân viên, là đại lý để tăng hiệu kinh doanh của Công ty.
C. Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Để biết rõ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua cũng như quy mô, xu hướng phát triển của Công ty, chúng ta xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm - Hà Nội qua 3 năm 2002-2004 bằng bảng số liệu 1.
Biểu số 2: Bảng báo cáo Kết quả kinh doanh ,chỉ tiêu tài chính cơ bản trong 3 năm
Chỉ tiêu
So sánh
2002
2003
2004
2003/2002
2004/2003
ST
ST
ST
ST
TL%
ST
TL%
Tổng doanh thu
75.417
65.098
147.835
-10.319
-13,68
82.737
127,09
Các khoản giảm trừ
+ Giảm giá hàng bán
+ hàng bán bị trả lại
523
0
0
-523
-100
-
-
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt
1. Doanh thu thuần
74.894
65.098
147.835
-9.796
-13,07
82.737
127,09
2.Giá vốn hàng bán
67.146
57.807
137.107
-9.339
-13,91
79.300
137,18
3. Lợinhuận gộp
7.748
7.291
10.728
-457
-5,90
3.437
47,14
4. Chi phí bán hàng
2.795
2.459
3.933
-336
-12,02
1.474
59,94
5. Chi phí quản lý DN
1.915
1.975
1.860
60
3,13
-115
-5,82
6. Chi phí tài chính
0
0
1.054
-
-
1.054
100
7. lợi nhuận từ họat động K D
3.038
2.855
3.881
-183
-6,02
1.026
35,93
8. khoản thu nhập bất thường
652
621
587
-31
-4,75
-34
5,47
9.Chi phí bất thường
0,568
0,670
0,478
0,102
17,95
-0,192
-28,65
10. lợi nhuận bất thường
651,432
620,33
586,522
-31,102
-4,77
-33,808
-5,45
11.Tổng lợi nhuận trước thuế
3.690
3.476
4.468
-214
-5,80
992
28,53
12. thuế thu nhập phải nộp
882
869
953
-13
-1,47
84
9,66
13. lợi nhuận sau thuế.
2.808
2.607
3.515
-201
-7,16
908
34,83
Nguồn từ: Báo cáo kết quả kinh doanh và chỉ tiêu tài chính của 3 năm gần đây.
Qua bảng số liệu ta thấy: Về tổng thể hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2003 so với 2002 giảm, năm 2004 so với năm 2003 tăng đáng kể. Cụ thể: ở năm 2003 so với năm 2002 tổng doanh thu giảm dần đến doanh thu thuần cũng giảm, thêm vào đó các khoản giảm trừ (hàng bán bị trả lại) không những không tăng mà còn không có. Chứng tỏ hàng hoá của Công ty đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh, từ đó là cơ sở để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu.
Lợi nhuận gộp năm 2003 so với 2003 đã giảm 457(trđ) tương ứng với tỷ lệ giảm 5,9%. Chi phí bán hàng giảm 336 triệu đồng tương ưng với tỷ lệ giảm 12,02% cho thấy thực tế Công ty đã giảm được chi phí bán hàng khi mở rộng phạm vi kinh doanh. Đây là một biểu hiện tốt để tăng lãi ròng,phù hợp với chức năng kinh doanh thương mại của Công ty.Bên cạnh đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 60(trđ) hay 3,13% cho thấy Công ty phải chú ý đến chi phí của hoạt động quản lý .
Tổng lợi nhuận trước thuế giảm 214(trđ) chủ yếu do lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm183(trđ) .Do vậy tổng lợi nhuận sau thuế cung giảm ở mức 201(trđ) tương ứng với mức giảm 7,16%.
Sang năm 2004 tông doanh thu tăng 82737(trđ) so với năm 2003 tương ứng với tỷ lệ 127,09%.Lợi nhuận gộp tăng 3437(trđ) hay 47,14% ,nhưng lợi nhuận gộp có mức tăng thấp hơn doanh thu do giá vốn bán hàng tăng 79300(trđ) hay 137,18% .
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 1026(trđ) hay 35,93% với mức tăng thấp hơn so với doanh thu là do năm 2004 Công ty phải trả khoản chi phí tài chính lớn mà cụ thể là lãi vay ngân hàng với 1054(trđ).Lợi nhuân sau thuế của Công ty tăng là 908(trđ) tương ứng với 34,83%.Đây là bước khá tốt của công ty so với năm 2002 và 2003.
IV.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU TỪ LIÊM.
Trong nền kinh tế thị trường luôn luôn có biến động,công ty cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm luôn chứng tỏ được sự tự chủ của mình .Điều đó được thể hiện rõ qua công tác đãi ngộ nhân sự tại công ty .
1.Thực trang công tác đãi ngộ tài chính trong công ty
1.1.Đãi ngộ tài chính trực tiếp
1.1.1 .Đãi ngộ thông qua tiền lương
Tiền lương là một vấn đề quan trọng mà mọi người lao động quan tâm đến khi làm việc cho một doanh nghiệp nào đó .Tiền lương không những là khoan thu nhập cơ bản giúp người lao động tồn tại mà qua đó còn phản ánh được năng lực trình độ của mỗi người .Để hiểu rõ hơn về tiền lương ,ta phân tích về lao động tiền lương của công ty qua 3 năm :2002-2003-2004
Biểu số 3: Bảng về Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty
Các chỉ tiêu
2002
2003
2004
So sánh
2003/2002
2004/2003
CL
Tỷ lệ%
CL
Tỷ lệ%
1. Tổng doanh thu (M) trđ
75.417
65.098
147.835
-10.319
-13,68
82.737
127,09
2.Lợi nhuận sau thuế(trđ)
2.808
2.607
3.515
-201
-7,16
908
34,83
3.Tổng số lao động (T)(người)
86
88
92
2
2,32
4
4,54
4. Tổng quỹ lương(trđ)
1.940,16
1.605,12
2.185,92
-335,04
-17,26
580,8
36,18
5.Năng suất lao động(W=M/T)
876,95
739,75
1606,90
-137,2
-15,64
867,15
117,22
6.Tiền lương bình quân(trđ)
1,88
1,52
1,98
-0,36
-19,15
0,46
30,26
7.Mức sinh lời của 1 lao động
32,65
29,63
38,20
-3,02
-9,24
8,57
28,92
Nguồn từ: Báo cáo tổng hợp lao đông,tiền lương của công ty trong 3 năm gần đây
Xét tình hình biến động chung của tổng quỹ lương trong mối quan hệ tổng doanh thu ta thấy rằng dù doanh thu có biến động nhưng công ty vẫn đảm bảo đươc mức lương cho người lao động .Tổng doanh thu năm 2003 so với năm 2002 giảm 10319(trđ ),tương ứng giảm 13,68% .Sang năm 2004 doanh thu lại tăng 8273(trđ) với mức tăng ứng là 127,09 %.
Quỹ lương của công ty được trích ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh .Vì vậy khi doanh thu có biến động mạnh mẽ thì tổng quỹ lương cũng chịu sự ảnh hưởng .Cái quan trọng nhất là công ty cần phải đảm bảo đãi ngộ thông qua tiền lương một cách tốt nhất có thể cho người lao động .Năm 2003 so với năm 2002 thì tổng quỹ lương giảm 335,04(trđ) tương ưng với 17,26 %.Sang năm 2004 tổng quỹ lương tăng 580,8(t)rđ ,tương ứng với mức tăng 36,18%.
Chỉ tiêu cụ thể nhất trong công tác đãi ngộ này chính là tiên lương bình quân mà người lao động được hưởng .Năm 2002 là 1,88 triệu đồng ,năm 2003 là 1,52 triệu đồng, năm 2004 là 1,98 triêu đồng .
Đây đều là mức lương khá cao so với mặt bằng chung của xã hội. Năm 2003 mức lương bình quân giảm 0,36(trđ), tương ứng với giảm 19,15% chủ yếu do doanh thu năm 2003 thấp so với năm 2002 . Năm 2004 mức lương bình quân tăng 0,46(trđ) ,tương ứng với mức tăng 30,26% .
Năng suất lao động năm 2003 giảm 15,64% hay 137,2(trđ) nhưng sang năm 2004 ta thấy năng suất tăng 177,22% tương ưng với 876,12(trđ) so với năm 2003 cho ta thấy Công ty đã có những điều chỉnh hợp lý để tăng năng suất lao động.
Qua 2 chỉ tiêu tiền lương bình quân và năng suất lao đông ta thấy được mối quan hệ qua lại giữa chúng,khi mà năng suất lao đông giảm thì tiền lương bình quân cũng giảm theo.
Mức sinh lời của 1 lao động trong Công ty năm 2003 giảm 3,02 (trđ) hay 9,24 % so với năm 2002 làdo lơi nhuận của Công ty năm 2003 giảm so với năm20
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7486.doc