Chuyên đề Nâng cao chất lượng công tác Đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TM VÀ DỊCH VỤ THỊNH AN 3

I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THỊNH AN 3

1. Quá trình hình thành và phát triển của C.ty TNHH Thịnh An. 3

2. Chức năng nhiệm vụ của công ty 4

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty . 4

4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm gần đây. 7

5. Đặc điểm hoạt động kinh doanh Công ty TNHH TM & DV Thịnh An 10

5.1 Sản phẩm của công ty. 10

5.2. Khách hàng. 11

5.3 Đối thủ cạnh tranh 11

5.4Thị trường tiêu thu sản phẩm 12

6.Công tác đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp. 13

6.1 Xác định nhu cầu đào tạo. 14

6.2 Kế hoạch chương trình đào tạo. 16

II: MỘT ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THỤÂT ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY. 17

2.1 Đặc điểm về vốn. 17

2.2 Đặc điểm về lao động 18

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THỊNH AN. 20

1. Các hình thức đào tạo. 20

1.1. Theo đối tượng. 20

1.2. Theo địa điểm. 21

1.3. Theo cách tổ chức. 22

2 Kế hoach đào tạo nguồn nhân lực của công ty. 22

3. Nội dung đào tạo nhân viên của Công ty TNHH Thịnh An. 23

3.1. Đào tạo năng lực chuyên môn kỹ thuật. 23

3.2. Đào tạo văn hoá doanh nghiệp. 24

3.3. Đào tạo về chính trị lý luận. 25

3.4. Đào tạo phương pháp công tác. 26

4 Phương pháp đào tạo nhân viên của công ty. 27

5. Quy trình đào tạo nhân viên tại Công ty TNHH Thịnh An. 28

5.1. Xây dựng kế hoạch chương trình đào tạo. 29

5.2. Triển khai thực hiện chương trình đào tạo. 30

5.3. Đánh giá hiệu quả đào tạo. 31

6. Kết quả đào tạo nhân viên của công ty TNHH Thịnh An. 32

6.1 Kết quả đào tạo nhân viên của công ty. 32

6.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công ty. 33

7. Đánh giá chung về công tác đào tạo nhân viên tại công ty TNHH TM& DV Thịnh An. 35

7.1. Những ưu điểm trong việc thực hiện công tác đào tạo nhân viên tại công ty. 35

7.2. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác đào tạo nhân viên tại công ty. 36

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH TM & DV THỊNH AN. 37

I. PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN CỦA CÔNG TY TNHH TM & DV THỊNH AN 37

1. Phương hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 37

1.1 Một số mục tiêu của công ty trong năm tới. 38

2. Công tác về đào tạo nhân viên của công ty TNHH TM & DV Thịnh An trong thời gian tới. 38

II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH THỊNH AN 40

1. Giải pháp liên quan đến phương pháp đào tạo. 40

2. Giải pháp liên quan đến quy trình đào tạo nhân viên. 42

2.1. Xác định nhu cầu đào tạo. 42

2.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân sự. 43

2.3. Triển khai thực hiện. 44

2.4. Đánh giá kết quả đào tạo nhân viên. 44

3. Một số giải pháp khác. 45

4. Những kiến nghị. 46

4.1. Kiến nghị cá nhân đối vơi nhà nước. 46

4.2. Kiến nghị cá nhân đối với công ty. 47

KẾT LUẬN CHUNG 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

 

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1879 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng công tác Đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hưởng khá lớn đến công tác đào tạo nhân lực của công ty , mặt khác chi phí cho đào tạo khá lớn do vậy hàng năm công ty đều phải đầu tư khá lớn cho công tác đoà tạo nhân lực. Đây cũng là vấn đề mà các nhà quản trị của công ty quan tâm. 2.2 Đặc điểm về lao động Nguồn lao động , lao động của công ty chủ yếu là những lao động ở các tỉnh lân cận như : Thái Bình , Hà tây , Hưng Yên , Hải Dương đây là những khu vực có nguồn lao động dồi dào mặt khác chi phí cho lao động này cũng không cao . Đây là thế mạnh để công ty cạnh tranh về chi phí , nhưng về lao động kỹ thuật lại đòi hỏi rất cao và công ty cũng phải chi phí khá lớn cho bộ phận công nhân này. Do nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực hàng năm công ty tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho nguời lao động đặc biệt là công nhân bộ phận kỹ thuật , bộ phận xử lý tin học , bộ phận sửa chữa. Một phần lớn lao động của công ty là lao động phổ thông , lao động có kỹ năng nghề nghiệp khá thấp. Do vậy công tác đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động trong công ty là vấn đề mà các nhà quản trị quan tâm nhất hiện nay. Bảng 3 . Bảng phẩn bổ lao động của công ty trong năm qua ( ĐVT: Nguời ) Bộ phận Quản lý Kỹ thuật Nhân viên bán hàng Nhân viên thị trường Số lượng 8 12 112 8 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Trong đó: Trình độ Đại học + Cao đẳng : 12 Trung cấp : 15 Công nhân kỹ thuật : 50 Trình độ chuyên môn của người lao động trong công ty đã có sự thay đổi trong năm qua. Cơ cấu lao động cũng thay đổi cán bộ giữ vai trò chủ chốt của công ty đều có bằng đại học và cao đẳng . Nhân viên bán hàng cũng được đào tạo về kỹ năng giao tiếp và kỹ năng bán hàng , cán bộ kỹ thuật chủ yếu là các kỹ sư và những người có kinh nghiệm . Cán bộ quản lý hàng năm đều được gửi đến các trường kinh tế để đào tạo nâng cao kinh nghiệm trong quản lý. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THỊNH AN. 1. Các hình thức đào tạo. Đào tạo nhằm mục đích nâng cao tay nghề, kĩ năng của người lao động chuẩn bị cho họ theo kịp với những thay đổi của cơ cấu tổ chức và của bản thân công việc. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo nhân viên do đó công ty đã áp dụng các hình thức đào tạo sau: Bảng 4.Các hình thức đào tạo nhân sự tại công ty. Hình thức đào tạo Thường xuyên KhôngThường xuyên Không Theo đối tượng - Đào tạo nhân viên x - Đào tạo nhà quản trị x Theo địa điểm - Đào tạo nhân sự tại công ty + Đào tạo lần đầu x + ĐTtrong quá trình làm việc x - Đ.T nhân sự bên ngoài công ty x Theo cách tổ chức - Đào tạo trực tiếp x - Đào tạo từ xa x - Đào tạo qua Internet x (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) 1.1. Theo đối tượng. Căn cứ vào cơ cấu, số lượng lao động trong công ty, công ty tiến hành áp dụng hai hình thức đào tạo: Một hình thức dành cho nhân viên và một hình thức khác dành cho nhà quản trị. - Đào tạo nhân viên: Hình thức đào tạo này giúp cho nhân viên nâng cao trình độ tay nghề và các kĩ năng cho phù hợp để thực hiện công việc theo yêu cầu hiện tại và tương lai, nhưng công việc đào tạo cho nhân viên không được tiến hành thường xuyên, nhiều khi chỉ mang tính hình thức do đó không mang lại hiệu quả cao. - Đào tạo nhà quản trị: Công ty ít sử dụng hình thức này đối với đào tạo nhà quản trị. Những nhà quản trị ở công ty thường là người đã có kinh nghiệm làm việc do vậy mà công ty không sử dụng hình thức này. 1.2. Theo địa điểm. - Đào tạo nhân sự tại công ty. Đây là các hình thức đào tạo nhân sự được thực hiện ngay trong công ty, bao gồm các hình thức sau: + Đào tạo lần đầu: Hình thức đào tạo này được công ty áp dụng đối với các nhân viên mới nhằm giúp họ hội nhập và thích nghi một cách nhanh chóng vào môi trường làm việc của công ty, bao gồm giúp cho nhân viên mới biết về công ty, tôn chỉ hoạt động, chuyên môn, giới thiệu nhân viên mới với người phụ trách và các đồng nghiệp khác, các giá trị văn hoá tinh thần, các truyền thống tốt đẹp, các chính sách nội quy, các yếu tố về điều kiện làm việc; các chế độ khen thưởng, kỷ luật... Công ty rất chú trọng tới hình thức đào tạo này, vì khi nhân viên mới vào làm việc họ thường có tâm lý lo sợ, chán nản, thất vọng nhưng nếu có sự quan tâm, giúp đỡ của công ty, của các đồng nghiệp sẽ giúp nhân viên mới mau chóng thích nghi và cảm thấy tin tưởng thoải mái với môi trường làm việc mới. + Đào tạo trong quá trình làm việc. Đây là hình thức đào tạo mà công ty thường áp dụng đối với công nhân học nghề nhằm mục đích bổ sung những kiến thức, kĩ năng cho người lao động để họ có thể thực hiện tốt hơn công việc hiện tại và tương lai. Các hình thức đào tạo này trong công ty thường là do các bộ phận chức năng trong công ty thực hiện. Người đào tạo, huấn luyện ở đây có thể là nhà quản trị, các chuyên gia kỹ thuật, người lao động có tay nghề cao trong công ty. Hình thức đào tạo nhân sự này không được công ty tiến hành thường xuyên vì số lượng các nhà quản lý còn hạn chế, trong khi khối lượng công việc phải làm quá nhiều. - Đào tạo nhân sự bên ngoài doanh nghiệp. Đây là hình thức đào tạo nhân sự được thực hiện ở các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp. Khi người lao động có nhu cầu cần đào tạo để thăng tiến sẽ tự đi tìm hiểu về nơi đào tạo, chuyên ngành cần đào tạo và khi tham gia vào những khoá học này người lao động sẽ phải tự trả học phí cho khoá học đó. Công ty chỉ trả học phí cho người lao động khi họ tham gia vào những khoá học chính trị. Tuy nhiên, số người được cử đi học theo hình thức này là không nhiều. 1.3. Theo cách tổ chức. Do đặc điểm hoạt động của công ty, công ty chỉ sử dụng hình thức đào tạo trực tiếp chứ không sử dụng hình thức đào tạo từ xa hay hình thức đào tạo qua mạng Internet. Hình thức đào tạo tại chỗ thường được áp dụng đối với công nhân học nghề. Hình thức này sẽ giúp người được đào tạo tiếp thu vấn đề nhanh hơn và có hiệu quả hơn. 2 Kế hoach đào tạo nguồn nhân lực của công ty. Hàng năm công ty đầu tư khá lớn cho công tác đào tạo nhân lực của công ty . Hàng năm công ty đều trích 10% doanh thu dành cho công tác đào tạo nhân lực , tuỳ theo đối tượng được đào tạo mà công ty lập kế hoạch đầu tư ngân sách . Đối tượng đào tạo: + Nhà quản trị : Mỗi năm công ty cử đi học tại các trường quản lý học từ 15 đến 20 ngày để nâng cao kinh nhiệm trong quản lý bao gồm : Các trưởng phòng , phó giám đốc , tổ trưởng . + Đối với lao động phổ thông công ty sẽ tổ chức các lớp học về kỹ năng chuyên môn , an toàn lao động , học cách sử dụng thiết bị kỹ thuật mới mỗi năm công ty tổ chức hai lần để cho người lao động trong công ty học + Đối với nhân viên thị trường và nhân viên bán hàng công ty gửi đi học ở các lớp chuyên môn huấn luyện mỗi năm 1 lần Ngân sách dùng cho công tác đào tạo nhân lực của công ty. + Dùng cho đào tạo nhà quản trị mỗi năm là : 50.00.000 + Dùng nhân viên bán hàng và nhân viên thị trường là .150.000.000 ồng) + Dùng cho người lao động phổ thông là : 150.000.000 (đồng 3. Nội dung đào tạo nhân viên của Công ty TNHH Thịnh An. Bảng 3: Nội dung đào tạo nhân viên tại công ty TNHH TM&DV Thịnh An. Nội dung đào tạo Áp dụng Không 1. Đào tạo năng lực chuyên môn kỹ thuật - Đào tạo các tri thức về nghề nghiệp x - Kĩ năng nghề nghiệp x - Phẩm chất, kinh nghiệm nghề nghiệp x 2. Đào tạo văn hoá doanh nghiệp - Các giá trị và quan điểm x - Lối ứng xử và phong tục x - Các quy định và quy tắc nội bộ x -Truyền thống và thói quen trong doanh nghiệp x - Tác phong làm việc x 3. Đào tạo về chính trị lý luận - Chính trị x - Lý luận x 4. Đào tạo phương pháp công tác x (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) 3.1. Đào tạo năng lực chuyên môn kỹ thuật. + Do đặc điểm kinh doanh của công ty là hoạt động thương mại các sản phẩm của công ty nhập về phải đúng chủng loại chất lượng vì vậy mà cán bộ phụ trách chuyên môn là rất quan trọng trong việc lựa chọn và đánh giá chất lượng sản phẩm vì thế mà Công ty cần phải tiến hành đào tạo năng lực chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên của công ty mình. Việc đào tạo năng lực chuyên môn kỹ thuật là rất cần thiết vì nó giúp cho cán bộ công nhân viên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật để thực hiện tốt nhất công việc hiện tại. Nhân viên có nắm vững chuyên môn, kĩ thuật mới thực hiện tốt được các nhiệm vụ được giao. Có nắm vững chuyên môn, kỹ thuật mới có thể làm cho sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ của mình đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp. Các nội dung đào tạo mà công ty thường sử dụng là: + Đào tạo các tri thức về nghề nghiệp. Công ty nhận thức được rằng để trở thành một nhân viên giỏi hay trở thành một nhà quản lý giỏi thì người lao động không chỉ có những kiến thức cơ bản về lĩnh vực mà họ đang làm mà họ phải có chuyên môn sâu về nghề nghiệp, do vậy mà những người có kinh nghiệm thường chỉ bảo cho những người mới để họ nắm vững và hiểu biết về công việc mà họ đang và sẽ làm. + Đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp. Để thực hiện tốt nhất các công việc được giao, mỗi người lao động phải có các kỹ năng nghề nghiệp nhất định. Để có được kĩ năng trong nghề nghiệp thì ngoài việc có kinh nghiệm sau một quá trình làm việc thì người lao động phải được đào tạo về kĩ năng. Có như vậy thì hiệu quả sản xuất sẽ được nâng cao. Nhưng vấn đề này chưa được chú trọng vì công ty cho rằng kĩ năng là cái mà người lao động có được sau một quá trình làm việc, chứ không nhất thiết là phải đào tạo. + Đào tạo phẩm chất, kinh nghiệm nghề nghiệp. Trong công ty, mỗi người lao động có những phẩm chất riêng khác nhau, tuỳ thuộc vào ngành nghề mà họ lựa chọn. Công ty chưa có áp dụng các hình thức, phương pháp đào tạo thích hợp để cán bộ công nhân viên của mình có các phẩm chất cần thiết cho công việc của họ, thường là người lao động rút ra kinh nghiệm và tự học những phẩm chất đó để làm tốt công việc được giao. Đối với nhà quản lý thì ngoài phẩm chất chính trị còn phải rèn luyện các phẩm chất khác như: Dám đương đầu, tinh thần trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo, hướng tới tương lai, khả năng giao tiếp với người khác..., người bán hàng phải có đức tính nhẫn nại kiên trì, trung thực, chân tình. 3.2. Đào tạo văn hoá doanh nghiệp. Đào tạo văn hoá công ty giúp cho người lao động hiểu và nhận thức đúng đắn về tổ chức của công ty nơi họ làm việc, từ đó thích ứng với tổ chức, hội nhập với môi trường làm việc của công ty. Nhận thức được vấn đề này, công ty rất chú trọng tới công tác đào tạo văn hoá công ty cho các thành viên. Tại công ty TNHH Thịnh An, việc đào tạo văn hoá công ty cho người lao động tập trung vào các nội dung sau: + Các giá trị và quan điểm. Đây là những yếu tố quan trọng đặc trưng cho văn hoá công ty. Cán bộ công nhân viên trong công ty mới vào công ty sẽ được hướng dẫn về những chuẩn mực chung của công ty, những quan điểm của công ty... + Lối ứng xử và phong tục (thói quen). Mỗi công ty có cách ứng xử khác nhau trong công việc và trong các hành động hàng ngày, tạo nên những thói quen cho nhiều thành viên trong doanh nghiệp. Công ty Thịnh An cũng không nằm ngoài quy luật đó. Cán bộ công nhân viên rất thân thiện, hoà đồng, luôn giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình làm việc. Các nhóm làm việc tổ chức theo hình thức gia đình, chính điều này đã tạo ra sự gắn kết giữa các thành viên lại với nhau, khiến cho người lao động gắn bó với công ty hơn. + Các quy định, quy tắc nội bộ: Các quy định nội quy của công ty luôn được dán ở nơi nhiều người qua lại để cho công nhân luôn nắm rõ các qui định, chứ không tiến hành đào tạo về nội quy. Đây là điều rất bất cập, vì người lao động không nắm rõ nội quy. + Truyền thống, thói quen trong doanh nghiệp: Với hơn bảy năm phát triển của công ty, cán bộ công nhân viên luôn gìn giữ và phát triển các giá trị văn hoá tinh thần, các truyền thống tốt đẹp mà công ty đã tạo dựng được. + Tác phong làm việc, sinh hoạt: Công ty TNHH Thịnh An có một bước chuyển biến lớn trong việc thay đổi tác phong công nghiệp. Cán bộ công nhân viên đi làm đúng giờ, trong giờ làm việc không làm việc cá nhân, trong giờ làm việc không được phép ra ngoài, do đó hiệu quả công việc được nâng cao. 3.3. Đào tạo về chính trị lý luận. Bên cạnh việc đào tạo về chuyên môn kĩ thuật, đào tạo văn hoá cho cán bộ công nhân viên công ty cũng rất chú trọng tới việc đào tạo về chính trị. - Đào tạo về chính trị: Cuộc sống và hoạt động kinh doanh luôn thay đổi, đòi hỏi con người phải có bản lĩnh nhất định để tồn tại và phát triển. Điều này có thể có được thông qua đào tạo về chính trị cho người lao động. Người lao động có quan điểm chính trị đúng đắn sẽ vững vàng trong cuộc sống, có định hướng đúng cho sự phát triển của cá nhân và cả cộng đồng. Nội dung đào tạo chính trị cho người lao động mà công ty TNHH Thịnh An dùng để đào tạo bao gồm: - Phổ biến một cách nhanh chóng và kịp thời các nghị quyết, chính sách, chủ chương, đường lối của Đảng và Nhà nước, các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và liên quan đến người lao động trong doanh nghiệp. - Phổ biến các quy định, hướng dẫn của các cơ quan chủ quản và các cơ quan ban ngành khác có liên quan đến người lao động trong doanh nghiệp. - Bên cạnh đó công ty cũng chú trọng tới việc đào tạo đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cho người lao động. - Công ty chú trọng tới nội dung đào tạo này vì nó giúp cho người lao động có được lập trường vững chắc, đúng đắn không trái với chủ trương, đường lối, định hướng của Đảng, Chính phủ... - Công ty chưa chú trọng tới nội dung đào tạo về lý luận. Đây là nội dung đào tạo rất cần thiết vì đào tạo lý luận giúp cho người lao động hiểu rõ bản chất sự vật trên cơ sở đó từ việc biết suy ra việc chưa biết. Đó là cơ sở khoa học cần thiết, quan trọng cho mọi hoạt động của người lao động trong doanh nghiệp 3.4. Đào tạo phương pháp công tác. Để đạt được kết quả cao trong công việc, mỗi thành viên trong doanh nghiệp phải có phương pháp làm việc khoa học, đó là cách thức làm việc tốn ít thời gian mà thu được hiệu quả cao. Thông thường nội dung đào tạo này không được tiến hành đào tạo trong doanh nghiệp mà do người lao động tự rút kinh nghiệm sau một quá trình làm việc, họ sẽ phải tự sắp xếp quy trình làm việc của mình, nên làm việc gì trước, nên làm việc gì sau... 4 Phương pháp đào tạo nhân viên của công ty. Bảng 5: Các phương pháp đào tạo nhân viên mà công ty áp dụng Đơn vị tính: người Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 CL TL(%) CL TL(%) Đối với nhà quản trị 1. Đào tạo nghề 0 0 0 0 0 0 0 2. Đào tạo nâng bậc 0 0 0 0 0 0 0 3. Trên đại học 0 0 0 0 0 0 0 4. Lớp bồi dưỡng ngắn ngày 11 13 16 2 18,18 3 23,07 5. Thảo luận, hội nghị 9 12 15 3 33,3 3 25 Đối với nhân viên 1. Đào tạo nghề 32 28 37 -4 -12,5 9 32,1 2. Đào tạo nâng bậc 30 36 41 6 20,0 5 13,88 3. Trên đại học 0 0 0 0 0 0 0 4. Lớp bồi dưỡng ngắn ngày 21 32 45 11 52,38 13 28,88 5. Thảo luận, hội nghị 15 27 41 12 80,0 14 51,85 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) • Đối với nhân viên. - Đào tạo nghề năm 2004 đào tạo được 32 người đến năm 2005 đào tạo được 28 người như vậy giảm 4 người so với năm 2004 tương đương với tỷ lệ giảm là 12,5%. Năm 2006 đào tạo được 37 người tăng 9 người so với năm 2005 tương ứng với tỷ lệ tăng là 32,1%. - Đào tạo nâng bậc: năm 2004 đào tạo được 30 người đến năm 2005 đào tạo được 36 người như vậy tăng 6 người so với năm 2004 tương đương với tỷ lệ tăng là 20%. Năm 2006 đào tạo được 41 người tăng 5 người so với năm 2005 tương ứng với tỷ lệ tăng là 13,88%. - Lớp bồi dưỡng ngắn ngày: Năm 2004 đào tạo được 21 người đến năm 2005 đào tạo được 32 người như vậy tăng 11 người so với năm 2004 tương đương với tỷ lệ giảm là 52,38%. Năm 2006 đào tạo được 45 người tăng 13 người so với năm 2005 tương ứng với tỷ lệ tăng là 28,88%. - Thảo luận, hội nghị: Năm 2004 đào tạo được 15 người đến năm 2005 đào tạo được 27 người như vậy tăng 12 người so với năm 2004 tương đương với tỷ lệ giảm là 80,0%. Năm 2006 đào tạo được 41 người tăng 14 người so với năm 2005 tương ứng với tỷ lệ tăng là 51,85%. + Phương pháp đào tạo học nghề Hàng năm công ty có mở các lớp đào tạo học nghề cho nhân viên, những nhân viên này phải học kỹ cả về lý thuyết và thực hành, chủ yếu là đào tạo về ngành dịch vụ thương mại chăm sóc khách hàng, tổ chức và quản lý các mặt hàng, giao tiếp với khách hàng..... + Lớp bồi dưỡng ngắn ngày: Phương pháp này được công ty áp dụng chủ yếu cho các bộ phận, phòng ban cần nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng với những thay đổi của nhà nước như lớp nâng cao nghiệp vụ kế toán, phương pháp tính lương mới, phương pháp thống kê... 5. Quy trình đào tạo nhân viên tại Công ty TNHH Thịnh An. Quá trình đào tạo nhân viên tại công ty TNHH Thịnh An hiện nay tuân theo ba bước như sau: Sơ đồ 3: Quy trình đào tạo nhân viên tại công ty Thịnh An. Xây dựng kế hoạch chương trình đào tạo Đánh giá hiệu quả đào tạo Triển khai thực hiện chương trình đào tạo (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) 5.1. Xây dựng kế hoạch chương trình đào tạo. Kế hoạch đào tạo nhân sự của công ty TNHH TM & DV Thịnh An được tiến hành theo những nội dung sau: + Các chính sách đào tạo nhân sự. Chính sách đào tạo của công ty quy định: Đối tượng tham gia vào quá trình đào tạo nghề phải tốt nghiệp phổ thông trung học, chi phí cho khoá đào tạo mà người tham gia phải đóng là 400.000 VNĐ cho thời gian đào tạo là 6 tháng. Trong thời gian 6 tháng tham gia vào khoá đào tạo, nhân viên học nghề sẽ được học lý thuyết, sau đó sẽ được xem nhân viên giỏi việc hướng dẫn, hai tháng sau kể từ khi tham gia khoá đào tạo, công nhân học nghề được thực hành ngay tại quầy bán hàng. Đến tháng thứ tư nhân viên học việc sẽ được trả lương dựa trên số lượng sản phẩm mà họ bán ra. Khi tham gia vào khoá đào tạo này, nhân viên học việc sẽ được lĩnh 200.000 VNĐ/tháng tiền ăn. + Các chương trình đào tạo nhân viên: Các chương trình đào tạo nhân viên tại công ty TNHH TM& DV Thịnh An được xây dựng trên các nội dung như: Mục tiêu đào tạo nhân viên trong từng thời kì của công ty; đối tượng đào tạo; hình thức và phương pháp phù hợp với từng đối tượng; nội dung đào tạo nhân viên, lịch trình thời gian thực hiện đào tạo nhân viên; lộ trình công danh; kinh phí... + Công ty TNHH TM& DV Thịnh An áp dụng phương tiện đào tạo trên mô hình. Biện pháp này mang lại hiệu quả đào tạo rất cao. Vì công nhân nắm bắt được ngay vấn đề, nhớ lâu đồng thời giúp cho công nhân có thể áp dụng ngay những gì đã học. + Xuất phát từ việc nhận thức được vai trò của đào tạo công nhân viên, công ty đã có kế hoạch đào tạo nhân viên cho công ty mình, đồng thời nâng cao được nghiệp vụ, trình độ chuyên môn định kì hàng năm cho cán bộ công nhân viên của mình. + Thỉnh thoảng công ty liên hệ mời giáo viên giảng dạy cho cán bộ công nhân viên về ngoại ngữ, vi tính, kinh tế... tại công ty hoặc ngoài công ty. Việc đào tạo này nhằm góp phần nâng cao trình độ hiểu biết của cán bộ công nhân viên đồng thời giúp họ nhận thức được rõ ràng trách nhiệm cũng như quyền lợi của mình đối với công ty và qua đó bổ sung kiến thức còn yếu kém đối với những cán bộ trong công ty. Đối với những cán bộ trẻ có năng lực có ý chí vươn lên cũng được công ty tạo điều kiện cho đi học thêm hoặc công ty tổ chức các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn. 5.2. Triển khai thực hiện chương trình đào tạo. Quá trình triển khai thực hiện chương trình đào tạo thể hiện rõ vai trò tổ chức, điều phối, hướng dẫn, động viên của nhà quản trị trong việc tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt nhất mục tiêu đào tạo nhân viên đã vạch ra. 5.2.1. Triển khai thực hiện đào tạo bên trong doanh nghiệp. Sau khi xác định được kế hoạch đào tạo, công ty tiến hành đào tạo nhân viên với những bước như sau; Việc thực hiện quá trình này bao gồm các công việc sau đây; Việc đào tạo công nhân diễn ra trong 6 tháng, đầu tiên công nhân sẽ được học lý thuyết, để tìm hiểu về yêu cầu phải đạt được sau khi đào tạo, cũng như biết được cách thức công việc mình sẽ được đào tạo... Sau đó, nhân viên sẽ được tham gia vào quá trình làm việc. Việc đào tạo cho nhân viên mới sẽ do nhân viên có kinh nghiệm trong công ty đảm nhận. Do kinh phí đào tạo có hạn nên việc đào tạo, giảng dạy, huấn luyện công nhân đặc biệt nhân viên học thường là do cán bộ công nhân viên có thâm niên kinh nghiệm cao trong công ty đảm nhiệm. Nhiều khi giáo viên hướng dẫn chỉ giỏi chuyên môn nhưng lại không có khả năng sư phạm nên gây ra khó khăn cho học viên trong quá trình học tập. 5.2.2. Triển khai thực hiện đào tạo bên ngoài công ty. Công ty triển khai đào tạo bên ngoài công ty đối với những người tham gia vào khoá học chính trị, còn đối với hình thức học tại chức, chuyên tu thì đều do cá nhân người lao động tự túc. Để tiến hành đào tạo chính trị, trước hết, công ty tìm kiếm, lựa chọn các đối tác có khả năng đảm đương được các mục tiêu yêu cầu mà công ty đặt ra. Để lựa chọn được các đối tác thích hợp, công ty thường xem xét trên một số những yếu tố sau: Uy tín, dịch vụ, cơ sở vật chất, chi phí, năng lực của đội ngũ giảng viên. 5.3. Đánh giá hiệu quả đào tạo. Việc đánh giá hiệu quả đào tạo của công ty TNHH TM& DV Thịnh An chủ yếu được tiến hành theo những phương pháp sau: - Ý kiến phản ánh của người tham gia khoá đào tạo. Sau khoá đào tạo công ty thường phát phiếu điều tra cho công nhân học nghề. Trong phiếu đó ghi các câu hỏi có liên quan đến khóa đào tạo như: Nội dung đào tạo có thiết thực không, phương pháp dạy có hiệu quả không, trình độ sư phạm của cán bộ giảng dạy như thế nào? Trên cơ sở những ý kiến đó công ty tiến hành đánh giá hiệu quả, đồng thời cố gắng thay đổi cho phù hợp để nâng cao hiệu quả đào tạo. - Tổ chức thi sau đào tạo. Sau khi khoá đào tạo kết thúc, công ty TNHH TM& DV Thịnh An tiến hành tổ chức các cuộc thi tay nghề để thông qua đó đánh giá hiệu quả đào tạo. - Sự thay đổi hành vi của người được đào tạo sau khoá đào tạo. Việc đánh giá hành vi công tác của người được đào tạo ở công ty TNHH TM& DV Thịnh An được tiến hành từ 3 đến 6 tháng sau khi họ trở về cương vị làm việc. Những hành vi công tác được đánh giá sự thay đổi là thái độ làm việc, tính quy phạm trong hành vi công tác, độ thành thạo trong kỹ năng thao tác, khả năng giải quyết vấn đề... Ngoài ra, công ty TNHH TM& DV Thịnh An còn áp dụng các biện pháp đánh giá định lượng hiệu quả công việc. Khi thực hiện các chương trình đào tạo, công ty TNHH TM& DV Thịnh An còn đánh giá hiệu quả đào tạo về mặt định lượng thông qua việc so sánh, phân tích tổng chi phí và lợi ích do đào tạo mang lại. 6. Kết quả đào tạo nhân viên của công ty TNHH Thịnh An. 6.1 Kết quả đào tạo nhân viên của công ty. Từ bảng các phương pháp đào tạo nhân sự mà công ty áp dụng ta có số liệu về số lượng đào tạo của công ty qua các năm như sau: Bảng 6.: Cơ cấu lao động theo các cấp. Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Nhà quản trị 20 25 31 5 25 6 24 Người lao động 98 123 164 25 25.51 41 33.33 (Nguồn: Phòng hành chính) Qua bảng 8 ta thấy số lượng lao động được đào tạo tăng dần qua các năm, điều này chứng tỏ công ty khá chú trọng vào việc nâng cao trình độ cho công nhân viên của công ty để thích ứng với nhu cầu công việc và sự phát triển đi lên của công ty TNHH TM& DV Thịnh An. Năm 2004 đối tượng nhà quản trị được đào tạo là 20 người, năm 2005 là 25 người, tăng 5 người so với năm 2004, tương ứng tỷ lệ tăng là 25%. Năm 2006 là 31 người tăng 6 người so với năm 2005 và tỷ lệ tăng là 24%. Đặc biệt là những công nhân lao động trực tiếp thì tăng đáng kể, cụ thể là: Năm 2004là 98 người, năm 2005 là 148 người tăng 30 người so với năm 2004, tương ứng tỷ lệ tăng là 25.42%. Năm 2006 là 195 người tăng 47 người so với năm 2005 và tỷ lệ tăng là 31.75%. Hai đối tượng nhà quản trị và người lao động đã làm cho số tổng công nhân viên tham gia quá trình đào tạo tăng đáng kể qua các năm, cụ thể là: Số người tham gia đào tạo năm 2004 là 118 người, năm 2005 là 148 người tăng 30 người so với năm 2004, tương ứng tỷ lệ tăng là 25.42%. Năm 2006 là 195 người tăng 47 người so với năm 2005 và tỷ lệ tăng là 31.75%. 6.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công ty. Công ty đã áp dụng các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty được xây dựng dựa trên số liệu hoạt động của công ty các số liệu để đánh giá dựa trên số liệu hoạt động của kỳ thực tế. Bảng 7: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 2004 – 200600.000) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 05 với 04 So Sánh 06 với 05 CL Tỷ lệ % CL Tỷ lệ % 1. Tổng doanh thu 1,051 1,213 1,594 162 15.41 381 31.41 2. Tổng chi phí tiền lương 840 905 1,013 65 7.73 108 11.93 3. Tổng số lao động 74 68 70 6 8.11 2 2.94 4. LN sau thuế 78.48 209.52 315.36 131.04 166.97 105.84 50.51 5. NSLĐ bình quân 14.20 17.84 22.77 3.64 25.63 4.93 27.63 6. Hệ số sử dụng chi phí tiền lương. 0.8 0.72 0.63 -0.08 -10 -0.09 -0.125 7. Tiền lương bình quân 11.35 13.3 14.47 1.95 17.18 1.17 8.8 8. Chi phí tiền lương/ 1 đồng lợi nhuận 10.7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12704.doc
Tài liệu liên quan