Chuyên đề Nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I: Thực trạng công tác Giám sát và Đánh giá đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư 3

I.Một vài nết về Vụ thẩm định và Giám sát đầu tư 3

1.Chức năng - Nhiệm vụ - Cơ cấu tổ chứcc 3

1.1.Chức năng - Nhiệm vụ 3

1.2.Cơ cấu tổ chức 4

2.Một số nhiệm vụ chính của Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư về Đánh giá và Giám sát đầu tư 4

3.Phương thức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư 5

II.Thực trạng công tác giám sát và đánh giá đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư 6

A-Chế độ báo cáo và nội dung giám sát, đánh giá đầu tư tại Vụ 6

1.Nội dung giám sát, đánh giá đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư 6

1.1. Đánh giá tổng thể đầu tư 6

1.2.Giám sát, đánh giá dự án đầu tư 7

2.Báo cáo về giám sát đánh giá đầu tư 8

2.1.Chế độ báo cáo 8

2.2.Thời hạn báo cáo định kỳ 8

B- Công tác tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư giai đoạn 2003-2006 9

1.Quy định về giám sát, đánh giá dự án đầu tư của nước ta 9

2.Tổ chức thực hiện công tác giám sát và đánh giá dự án đầu tư giai đoạn 2003-2006 11

2.1.Báo cáo giám sát, đánh giá chung các dự án đầu tư từ các đơn vị 11

2.2.Tình hình tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư giai đoạn 2003-2006 13

2.2.1.Thực trạng công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư chung của cả nước giai đoạn 2003-2006 13

2.2.2.Thực trạng công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư của các Bộ -Cơ quan ngang bộ, Cơ quan Chính phủ, các địa phương và các Tổng Công ty 91 16

2.2.3.Giám sát, đánh giá dự án đầu tư các dự án đầu tư nhóm A 31

*Thực hiện chế độ báo cáo giám sát đánh giá đầu tư: 31

2.3.Tổ chức nhân sự thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư 36

3. Hoạt động giám sát, đánh giá dự án đầu tư dưới góc độ quản lý Nhà nước về đầu tư 36

3.1.Công tác quy hoạch 36

3.2.Chống dàn trải trong đầu tư phát triển sử dụng vốn Nhà nước 38

3.3.Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư 39

3.4.Xử lý nợ khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách 40

3.5.Rà soát, đánh giá hệ thống các văn bản pháp luật về đầu tư 41

4. Đánh giá công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư giai đoạn 2003-2006 của Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư 42

4.1.Kết quả đạt được 42

4.2.Những tồn tại, hạn chế 44

Chương II: Kiến nghị, giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư 47

I. Bối cảnh công tác giám sát, đánh giá đầu tư của Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư trong những năm sắp tới 47

II.Kiến nghị và giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát đánh giá dự án tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư 48

1. Định hướng chung trong cả nước về công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư 48

a. Định hướng chung đầu tư trong cả nước thời kỳ 2006-2010 48

b. Định hướng chung cả nước về công tác giám sát, đánh giá đầu tư 49

c.Nhiệm vụ chủ yếu của công tác giám sát, đánh giá đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư trong thời kỳ tới 50

2.Tăng cường phân cấp trong quản lý đầu tư 52

3.Nhóm kiến nghị giải pháp về hệ thống thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư 52

3.1.Tổ chức hệ thống giám sát, đánh giá chặt chẽ từ cấp Trung ương xuống địa phương 52

* Giám sát của cộng đồng 53

3.2.Ban hành các quy định về giám sát, đánh giá đầu tư 54

a) Quy định về chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư 54

b) Quy định về văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư 55

3.3.Hiện đại hoá, tin học hoá hệ thống tổ chức thực hiện 57

4.Thiết lập các tiêu chuẩn trong công tác đấu thầu 57

5.Giám định chặt chẽ quá trình tổ chức thực hiện dự án 59

6.Nhóm kiến nghị về nhân sự - con người 59

6.1.Nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ 59

6.2.Xác định trách nhiệm của các đơn vị giám sát đánh giá dự án 60

Kết luận 63

 

 

docx68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2895 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.03% 0.00% Tổng công ty 91 43 0 0 0 0 0 0 0 43 0 0 83 26 47 32 22 1 2.53% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 2.53% 0.00% 0.00% 4.88% 1.53% 2.76% 1.88% 1.29% 0.06% Bộ,Cơ quan ngang Bộ 2 0 0 0 0 1 0 0 1 2 0 8 11 5 21 0 0 0.39% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.20% 0.00% 0.00% 0.20% 0.39% 0.00% 1.57% 2.15% 0.98% 4.11% 0.00% 0.00% Cơ quan CP 10 0 0 1 0 1 0 0 16 0 0 13 6 21 10 13 0 4.93% 0.00% 0.00% 0.49% 0.00% 0.49% 0.00% 0.00% 7.88% 0.00% 0.00% 6.40% 2.96% 10.34% 4.93% 6.40% 0.00% 2 2004 TỈnh,Thành phố 319 7 1 66 5 4 12 72 435 11 6 811 232 189 499 201 2 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% Tổng công ty 91 115 0 0 53 2 0 0 0 149 0 0 168 40 75 106 30 1 1.8% 0.0% 0.0% 0.8% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 2.4% 0.0% 0.0% 2.7% 0.6% 1.2% 1.7% 0.5% 0.0% Bộ,Cơ quan ngang Bộ 341 1 0 0 22 2 0 0 358 0 0 347 56 184 274 35 0 5.68% 0.02% 0.00% 0.00% 0.37% 0.03% 0.00% 0.00% 5.96% 0.00% 0.00% 5.78% 0.93% 3.06% 4.56% 0.58% 0.00% Cơ quan CP 4 0 0 0 0 0 0 0 12 0 0 21 13 6 13 1 0 1.61% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 4.82% 0.00% 0.00% 8.43% 5.22% 2.41% 5.22% 0.40% 0.00% 3 2005 TỈnh,Thành phố 1821 15 3 31 2 0 56 14 1573 54 28 2313 866 1312 1630 97 0 14.97% 0.12% 0.02% 0.25% 0.02% 0.00% 0.46% 0.12% 12.93% 0.44% 0.23% 19.01% 7.12% 10.79% 13.40% 0.80% 0.00% Tổng công ty 91 337 1 0 0 0 0 0 0 381 1 0 123 42 66 100 85 0 7.13% 0.02% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 8.06% 0.02% 0.00% 2.60% 0.89% 1.40% 2.12% 1.80% 0.00% Bộ,Cơ quan ngang Bộ 364 0 2 0 2 3 11 0 354 0 0 374 95 230 373 34 1 4.95% 0.00% 0.03% 0.00% 0.03% 0.04% 0.15% 0.00% 4.81% 0.00% 0.00% 5.08% 1.29% 3.13% 5.07% 0.46% 0.01% Cơ quan CP 12 0 0 0 0 1 1 0 38 0 0 28 16 20 23 1 0 10.43% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.87% 0.87% 0.00% 33.04% 0.00% 0.00% 24.35% 13.91% 17.39% 20.00% 0.87% 0.00% 4 2006 TỈnh,Thành phố 3173 26 5 7 41 14 6 6 3069 14 7 4119 863 2773 2604 18.27% 0.15% 0.03% 0.04% 0.24% 0.08% 0.03% 0.03% 17.67% 0.08% 0.04% 23.71% 4.97% 15.96% 14.99% 0.00% 0.00% Tổng công ty 91 52 0 0 0 0 1 11 0 74 0 0 73 48 59 70 6 2 2.32% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.04% 0.49% 0.00% 3.30% 0.00% 0.00% 3.25% 2.14% 2.63% 3.12% 0.27% 0.09% Bộ,Cơ quan ngang Bộ 421 0 0 0 0 0 0 0 438 0 1 365 103 144 308 12 4 5.54% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 5.76% 0.00% 0.01% 4.80% 1.35% 1.89% 4.05% 0.16% 0.05% Cơ quan CP 14 0 0 0 0 0 10 0 14 0 0 19 9 15 10 1 0 11.86% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 8.47% 0.00% 11.86% 0.00% 0.00% 16.10% 7.63% 12.71% 8.47% 0.85% 0.00% Nguồn: Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Theo bảng trên có thể rút ra các nhận xét sau: +Thứ nhất: Các dự án đầu tư có mức độ vi phạm các quy định đầu tư ngày càng tăng. Số các dự án vi phạm về thủ tục đầu tư tăng mạnh, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2003 có tỷ lệ các dự án đầu tư vi phạm thủ tục đầu tư ít nhất, chỉ 27 dự án (chiếm 0,89%). Tuy nhiên, đến năm 2004 tăng mạnh gần 5 lần con số sai phạm này. Năm 2006 đạt tỷ lệ cao nhất là 18% trên tổng số các dự án thực hiện đầu tư. Điều này lý giải là do số dự án thực hiện đầu tư qua các năm cũng tăng lên, công tác quản lý đầu tư ở các địa phương vẫn còn yếu về nhiều mặt nên việc kiểm soát các dự án đầu tư ở địa phương cũng gặp nhiều khó khăn. Số các địa phương có vi phạm về thủ tục đầu tư ngày càng gia tăng. Năm 2003, mới chỉ có 3 tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ và Hà Nam vi phạm. Đến năm 2004, con số này đã là 13 tỉnh. Theo số liệu thông báo, tới giai đoạn hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có số dự án vi phạm thủ tục đầu tư lớn nhất (năm 2005 là 990, đến năm 2006 đã tăng lên 247% lên 2445 dự án). Đây là địa bàn đông dân, đất rộng và có tiềm năng kinh tế lớn của nước ta. Nhiều dự án trong và ngoài nước đã chọn Thành phố Hồ Chí Minh là địa điểm đầu tư. Do vậy, vấn đề giám sát, đánh giá dự án ở thành phố này rất quan trọng. Nếu không thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế nước ta. Mức độ vi phạm về quản lý đầu tư cao nhất trong các đơn vị gửi báo cáo thuộc về các Cơ quan Chính phủ. Năm 2006 vi phạm cao nhất với tỷ lệ 11,86% trên số dự án thực hiện đầu tư tại đơn vị này. Đáng chú ý ở các Bộ -Cơ quan ngang Bộ tỷ lệ gia tăng dự án vi phạm rất nhanh. Năm 2003 mới chỉ có 2 dự án vi phạm thủ tục đầu tư (0,39%), sang năm 2004 đã tăng lên 341 dự án, tăng 170% so với năm trước. Các năm sau số lượng vi phạm liên tục tăng. Liên tục trong nhiều năm vi phạm về chậm tiến độ luôn chiếm ưu thế và duy trì ở mức độ cao.Năm 2003 vi phạm về chất lượng xây dựng thấp lớn nhất là 2 dự án, chậm tiến độ mới chỉ đạt 1 dự án. Năm 2004, các dự án chất lượng xây dựng thấp đã được khắc phục song chậm tiến độ lại tăng mạnh, từ năm 2004 là 341 dự án đến cuối năm 2006 đã lên 468 dự án. +Thứ hai: Trong số các dự án vi phạm quy chế quản lý đầu tư, có nhiều nguyên nhân gây ra việc vi phạm này. Nguyên nhân chậm tiến độ: tình trạng chậm tiến độ là nguyên nhân gây ảnh hưởng rất lớn. Số dự án chậm tiến độ năm 2003 là 84 (2,78%), năm 2004 là 435 (5,48%), năm 2005 là 1573 (12,93%) và năm 2006 là 3069 (18%). Tại các Tổng Công ty 91, tình trạng này cũng là vấn đề chính yếu. Tổng Công ty Bưu Chính Viễn thông trong 4 năm liên tiếp đều có dự án chậm tiến độ với số lượng tương đối cao. Tương tự như vậy, chậm tiến độ cũng xảy ra tại Tổng Công ty hàng không. Đặc biệt, Tổng Công ty điện có số dự án chậm tiến độ cao nhất năm 2005 là 312 dự án.Trong số các nguyên nhân gây ra vi phạm về thủ tục đầu tư tại các Tổng Công ty, chậm tiến độ chiếm tỷ lệ cao nhất, số liệu trong bảng cho thấy tình trạng này xảy ra nhiều nhất vào năm 2005 với 381 dự án (trong đó tập đoàn điện lực đã chiếm tới 312 dự án). Như vậy, tình trạng chậm tiến độ ngày càng gia tăng. Tỉnh Hà Nam nhiều năm liền đều xảy ra tình trạng này. Nhưng tiêu biểu nhất là Thành phố Hồ Chí Minh có số dự án chậm tiến độ diễn ra ngày càng nhiều. Tính tới cuối năm 2006, số dự án chậm tiến độ ở địa phương này đã lên tới 2431 dự án (trong khi số liệu báo cáo năm 2003 không có dự án nào). Điều này cho thấy tình trạng chậm tiến độ ngày một tràn lan ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, qua đây cũng cần phải xem lại các báo cáo giám sát đánh giá đầu tư của thành phố này có thể chưa chính xác, mang tính hình thức cao mà không cụ thể. Nguyên nhân của việc chậm tiến độ do nhiều lý do: đền bù giải toả khó khăn, tư vấn yếu kém hoặc quá tải, một số đơn vị thi công không đủ năng lực ; chủ đầu tư năng lực tổ chức thực hiện yếu ; cơ quan thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật, đấu thầu kéo dài ; bố trí vốn không đủ, thanh quyết toán chậm, trong đó đền bù giải toả khó khăn, chuẩn bị thủ tục đấu thầu và xét thầu kéo dài và sự yếu kém của chủ đầu tư là nguyên nhân cơ bản và phổ biến nhất…Đây là vấn đề nan giải, bởi chậm tiến độ gây ra lãng phí, giảm hoặc không còn hiệu quả của dự án đầu tư. Chậm tiến độ đều xảy ra ở mức độ lớn ở các đơn vị nộp báo cáo. Ví dụ như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông triển khai 21 dự án lớn dung nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, nhưng cho đến tháng 4/2006 vẫn còn một số dự án vẫn đang chuẩn bị đầu tư, một số dự án chưa có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán theo quy định. Ở các địa phương lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng do là các trung tâm công nghiệp lớn của cả nước nên số dự án đầu tư vào các tỉnh này nhiều. Công tác giải phóng mặt bằng ở những nơi này diễn ra rất chậm chạp, chi phí cho công tác này nhiều khi chiếm tới 70% vốn đầu tư dự án. Ngoài ra, các dự án giao thông triển khai trên các địa bàn các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Sơn La, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hà Nội cũng gặp rất nhiều trở ngại. Các nguyên nhân khác: dự án không phù hợp với quy hoạch, không đúng thẩm quyền, không thực hiện đầy đủ trình tự thẩm tra thẩm định, phê duyệt không kịp thời, đấu thầu không đúng quy định, phê duyệt không kịp thời …góp phần làm gia tăng các vi phạm về thủ tục đầu tư. +Thứ ba: về số dự án phải điều chỉnh. Tại các tỉnh, thành phố số dự án này ngày càng tăng. Cao nhất là vào năm 2006 có tới 4119 dự án (chiếm 23,71%) số dự án thực hiện đầu tư phải điều chỉnh Điều chỉnh về vốn đầu tư: Đây là một bức xúc rất lớn trong công tác đầu tư hiện nay. Vốn đầu tư của rất nhiều dự án đầu tư ở địa phương phải điều chỉnh lại nhiều lần, đặc biệt là nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng các công trình công cộng. Các cơ quan Chính phủ có số dự án phải điều chỉnh ít song ở các đơn vị này có ít dự án thực hiện đầu tư giai đoạn 2003-2006 nên tính theo tỷ lệ phần trăm thì lại là đơn vị có nhiều dự án điều chỉnh nhất. Năm 2003, số dự án này chiếm 6,4% trong tổng số dự án thực hiện đầu tư tại Cơ quan chính phủ (là năm ít nhất) thì đến năm 2005 đã lên tới 24,35%. Xét chung cho cả giai đoạn 4 năm 2003-2006 thì các Cơ quan Chính phủ năm nào cũng chiếm vị trí số 1 về tỷ lệ dự án phải điều chỉnh. Điều chỉnh nội dung đầu tư và tiến độ đầu tư: Trong đó, điều chỉnh về tiến độ đầu tư có tốc độ tăng nhanh hơn điều chỉnh về nội dung đầu tư. Điều này cho thấy nội dung đầu tư của các dự án ngày càng phù hợp với chủ trương đầu tư của địa phương, của Bộ ngành, các Tổng Công ty cũng như các Cơ quan Chính phủ nhưng tiến độ đầu tư điều chỉnh nhiều làm gia tăng các khó khăn cho khả năng cạnh tranh của dự án. Nguyên nhân của việc phải điều chỉnh dự án đã được nêu nhiều lần, chủ yếu là do năng lực của chủ đầu tư, tư vấn hạn chế ; công tác khảo sát chưa đầy đủ hoặc số liệu khảo sát chưa chính xác, chất lượng thấp nên trong quá trình thực hiện phát sinh các yếu tố bắt buộc phải điều chỉnh. +Thứ tư: Về số các dự án đưa vào hoạt động không có hiệu quả.Số liệu các địa phương gửi về cho thấy số các dự án đưa vào hoạt động không có hiệu quả rất ít. Chỉ có năm 2004 có 2 dự án hoạt động không có hiệu quả, các năm còn lại số liệu báo cáo không có dự án nào. Nếu theo báo cáo của địa phương thì đây là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều dự án hoạt động dưới công suất, thậm chí bỏ phí không sử dụng ? Do vậy, các báo cáo của các địa phương cần phải được xem xét lại vì vấn đề dự án hoạt động không hiệu quả được báo đài và nhân dân phản ánh rất nhiều. Tương tự như vậy đối với các báo cáo của các Tổng Công ty 91 và các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan Chính phủ đều có tỷ lệ các dự án hoạt động không hiệu quả rất thấp, cao nhất chỉ có 4 dự án hoạt động không hiệu quả trong năm 2006 của Bộ Xây dựng. Tuy vậy, giống như các địa phương, do số lượng báo cáo gửi về không đầy đủ, đặc biệt đối với Cơ quan Chính phủ là đơn vị thực hiện kém nhất chế độ báo cáo giám sát đánh giá đầu tư nên con số trên đây chưa hẳn đã chính xác. 2.2.3.Giám sát, đánh giá dự án đầu tư các dự án đầu tư nhóm A *Thực hiện chế độ báo cáo giám sát đánh giá đầu tư: Bảng 6: Báo cáo giám sát đánh giá tổng thể dự án đầu tư nhóm A 2003-2006 STT Năm Báo cáo giám sát đánh giá tổng thể đầu tư Số dự án thực hiện đầu tư Số dự án quyết định đầu tư Số dự án kết thúc đưa vào hoạt động đầu tư trong năm 1 2004 93(136) 275 42 20 % 68.38% 15.27% 7.27% 2 2005 93(135) 426 57 31 % 68.89% 13.28% 7.28% 3 2006 90(131) 302 35 27 % 68.7% 11.59% 8.94% Nguồn: Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Theo bảng số liệu báo cáo giám sát đánh giá đầu tư các đơn vị trên đây cho thấy - Số đơn vị gửi báo cáo giám sát đánh giá tổng thể đầu tư không dao động mạnh qua các năm (không có số liệu của năm 2003). Tuy nhiên, đây vẫn là số liệu chưa đầy đủ, không chính xác (bởi vẫn có đơn vị gửi báo cáo không có số liệu cụ thể). Mặt khác, số đơn vị gửi về vẫn chưa đạt yêu cầu về số lượng. Do đó, tình hình chấp hành thực hiện chế độ báo cáo giám sát đánh giá dự án đầu tư nhóm A vẫn chưa nghiêm túc. Dự án nhóm A là dự án quan trọng của đất nước nên việc thực hiện giám sát, đánh giá cần phải được chấp hành nghiêm túc. - Tổng số dự án kết thúc đưa vào hoạt động trong năm của các dự án nhóm A rất thấp, chưa năm nào vượt quá 9%. Tốc độ tăng của các dự án nhóm A kết thúc đưa vào hoạt động dự án rất thấp, hầu như không đáng kể. Đáng chú ý nhất là các Cơ quan Chính phủ vẫn là đơn vị kém nhất có ít dự án kết thúc đưa vào hoạt động trong năm tính chung cho giai đoạn 2004-2006 (ngoại trừ đài truyền hình Việt Nam có 10 dự án trong năm 2006). Như vậy, trong khi số dự án thực hiện đầu tư thì lớn (cao nhất năm 2005 với 426 dự án) thì số dự án kết thúc đưa vào hoạt động trong năm quá ít cho thấy dự án nhóm A vẫn chưa được xem xét một cách nghiêm túc về tầm quan trọng của nó (năm 2006 có 27/426). Những dự án thuộc nhóm A có vốn đầu tư lớn, ảnh hưởng mạnh mẽ tới tốc độ phát triển của nền kinh tế nên nếu kết thúc không đưa vào hoạt động ngay sẽ gây ra tình trạng lãng phí rất lớn. *Tình hình cụ thể công tác giám sát đánh giá các dự án nhóm A STT Năm Báo cáo giám sát đánh giá tổng thể đầu tư Số dự án đã thực hiện GS, ĐG đầu tư trong năm Số dự án có vi phạm về thủ tục đầu tư _Không phù hợp với quy hoạch _Không đúng thẩm quyền _Không thực hiện đầy đủ trình tự thẩm tra, thẩm định dự án _Đấu thầu không đúng quy định _Bỏ giá thầu không phù hợp _Phê duyệt không kịp thời _Ký hợp đồng không đúng quy định _Chậm tiến độ _Chất lượng xây dựng thấp _Có lãng phí _Số dự án phải điều chỉnh _Nội dung đầu tư _Tiến độ đầu tư _Vốn đầu tư Số dự án phải ngừng thực hiện vì các lý do khác nhau Số dự án đưa vào hoạt động nhưng không có hiệu quả 1 2004 93(136) 185 41 0 0 0 0 0 0 0 56 0 0 48 7 25 18 4 0 68.38% 67.27% 22.16% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 30.27% 0.00% 0.00% 25.95% 3.78% 13.51% 9.73% 2.16% 0.00% 2 2005 93(135) 160 45 0 0 0 0 0 2 0 51 0 0 38 9 28 13 1 0 68.89% 37.56% 10.56% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.47% 0.00% 11.97% 0.00% 0.00% 8.92% 2.11% 6.57% 3.05% 0.23% 0.00% 3 2006 90(131) 78 25 0 0 0 0 0 1 0 25 0 0 59 17 37 26 1 1 68.7% 25.83% 8.28% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.33% 0.00% 8.28% 0.00% 0.00% 19.54% 5.63% 12.25% 8.61% 0.33% 0.33% Bảng 7: Tổng hợp báo cáo giám sát, đánh giá dự án nhóm A Nguồn: Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Qua bảng số liệu ta thấy: - Thứ nhất: Số dự án đã thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có xu hướng ngày càng giảm. Cao nhất năm 2003 số dự án này đạt tỷ lệ 67,27% trên tổng số các dự án thực hiện đầu tư. Năm 2006 đã giảm xuống thấp nhất chỉ còn 25,83%. Việc giảm này cả về mặt tuyệt đối (số lượng) lẫn tương đối (tỷ lệ phần trăm) ảnh hưởng tới việc phân tích những ưu điểm và tồn tại của từng dự án, qua đó khó có thể đưa ra các kiến nghị cũng nhưn những biện pháp để khắc phục nhược điểm, đảm bảo việc thực hiện dự án theo các quy định hiện hành - Thứ hai: Số dự án chậm tiến độ có chiều hướng giảm, năm 2006 chỉ còn 8,28%. Tuy nhiên, do các đơn vị báo cáo chưa đầy đủ nên thực tế có thể cao hơn (nhiều dự án chưa báo cáo). Tiến độ đầu tư chậm so với yêu cầu ngoài việc sẽ làm hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế bởi đây là những dự án có vốn đầu tư lớn, ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế, mặt khác còn không đảm bảo huy động năng lực sản xuất theo đúng kế hoạch, tăng thêm chi phí cho ban quản lý dự án, lãi vay trong thời gian xây dựng, đặc biệt là chi phí chuyên gia nước ngoài trong các dự án ODA, lãng phí là rất lớn và hiệu quả đầu tư rất thấp. - Thứ ba: Các dự án phải điều chỉnh về tiến độ đầu tư và vốn đầu tư vẫn chiếm ưu thế trong số các dự án phải điều chỉnh. Mặc dù năm 2005 dự án điều chỉnh tiến độ đầu tư có giảm (28 dự án chiếm 6,57%) nhưng lại có chiều hướng tăng trong năm 2006 (lên 12,25%) cho thấy tiến độ đầu tư phải điều chỉnh là do công tác chuẩn bị đầu tư còn kém, chất lượng hồ sơ dư án thấp, tư vấn đầu tư, thiết kế chưa tốt. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân khách quan khiến các dự án nhóm A phải điều chỉnh tiến độ là do tình hình kinh tế-xã hội của nước ta trong giai đoạn này có nhiều biến đổi. Việc thay đổi tỷ giá, thay đổi chính sách ảnh hưởng nhiều tới tiến độ đầu tư. Vốn đầu tư phải điều chỉnh một phần cũng do nước ta lạm phát trong những năm gần đây tăng mạnh. Tuy vậy, phần nhiều việc điều chỉnh dự án là do các yếu tố như chuẩn bị số liệu, chuẩn bị yêu cầu, nhiệm vụ khi lập nghiên cứu khả thi, khi thiết kế kỹ thuật – thi công còn thiếu khảo sát cụ thể theo yêu cầu, chất lượng khảo sát, lập dự án còn thấp. 2.3.Tổ chức nhân sự thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Giai đoạn 2003-2006, số chuyên viên nộp báo cáo chỉ có trong năm 2004. Các năm khác không có báo cáo của các chuyên viên. Như vậy, việc tổ chức nhân sự thực hiện chế độ báo cáo giám sát đánh giá đầu tư ở Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư thực sự chưa nghiêm túc. Theo số liệu chỉ có trong năm 2004, năm này Vụ có 13 chuyên viên thì chỉ có 11 chuyên viên nộp báo cáo. Tuy nhiên các số liệu báo cáo về không đầy đủ, còn sơ sài, mang tính hình thức là chính. Tính đến thời điểm cuối năm 2006, đơn vị có 18 người, gồm 4 đồng chí lãnh đạo Vụ (1 vụ trưởng và 3 vụ phó), 14 chuyên viên (1 cán bộ được nghỉ chế độ từ tháng 2/2007) Trong năm, có 2 cán bộ tham gia các khoá học dài hạn về lý luận chính trị và quản lý nhà nước (theo hình thức tại chức) ; 2 cán bộ học khoá đào tạo ngắn hạn tiền công chức (3 tháng), 3 cán bộ tham gia các đoàn thanh tra liên ngành (từ 2-4 tháng) và một số cán bộ tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vu ngắn hạn. Số lượng chuyên viên trực tiếp xử lý công việc là 14 người trong đó có 2 đồng chí mới tuyển dụng. So với năm 2005, lực lượng cán bộ giảm đáng kể, đặc biệt là số cán bộ có kinh nghiệm đã giảm nhiều. Tính bình quân theo quỹ thời gian làm việc thực tế chỉ có 3 cán bộ và 12 chuyên viên làm việc thực tế. Như vậy, số chuyên viên quá ít so với số lượng các dự án mà họ phải phụ trách, gây quá tải. Đây là nguyên nhân gây ra việc hạn chế chất lượng của các báo cáo. 3. Hoạt động giám sát, đánh giá dự án đầu tư dưới góc độ quản lý Nhà nước về đầu tư 3.1.Công tác quy hoạch Đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lập mới quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và nhiều quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, thị và các quy hoạch cụ thể đã được lập và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhiều quy hoạch ngành và lĩnh vực tiếp tục được rà soát, điều chỉnh và bổ sung, tiêu biểu là quy hoạch các ngành công nghiệp, quy hoạch nông nghiệp, phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đường cao tốc, cảng biển, sân bay, đường sắt ; mạng lưới cung cấp điện, quy hoạch thuỷ lợi, thương mại, du lịch ; quy hoạch phát triển khu công nghiệp ; quy hoạch phát triển các khu kinh tế (kể cả khu kinh tế cửa khẩu) ; quy hoạch xây dựng nhiều đô thị mới, quy hoạch các vùng cây trồng, nuôi trồng thuỷ sản. Việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương quán triệt tư tưởng đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện của công tác kế hoạch hoá và thực thi chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Công tác quy hoạch với sự tập trung chỉ đạo của Chính phủ đã bước đầu nâng cao được chất lượng, quy hoạch ngày càng phù hợp hơn với thực tế, coi trọng mối quan hệ liên ngành, liên vùng, khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh của từng ngành, từng vùng ; từng bước khắc phục tình trạng quy hoạch được duyệt nhưng không được triển khai thực hiện (quy hoạch treo), đầu tư không theo quy hoạch. Các quy hoạch đã cập nhật được nhiều yếu tố mới, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tạo được định hướng cho xây dựng kế hoạch đầu tư, trở thành công cụ điều hành và quản lý đầu tư của các ngành, các cấp. Tuy nhiên, công tác quy hoạch vẫn còn một số tồn tại. Tiến độ quy hoạch còn chậm, chưa theo kịp sự phát triển của địa phương, chưa tạo điều kiện làm cơ sở cho các dự án đầu tư (như Bắc Giang, Đồng Tháp …). Đối với không ít dự án quy hoạch, định hướng dài hạn tuy đã được xác định nhưng các căn cứ chưa đủ và chưa vững chắc, nhất là về dự báo (đặc biệt là dự báo tác động của các yếu tố bên ngoài như thị trường thế giới, tiến bộ khoa học công nghệ, sự cạnh tranh của các quốc gia và doanh nghiệp …).Tầm nhìn của một số dự án quy hoạch hạn chế. Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch tuy có tiến bộ, song phân công,phân cấp vẫn chưa rõ ràng ; thiếu sự chỉ đạo và hướng dẫn thống nhất về các vấn đề liên quan đến công tác trong phạm vi cả nước, thiếu kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch chưa được chuẩn bị tốt: chưa có chiến lược dài hạn đối với toàn quốc, ngành, lĩnh vực chủ yếu ; quy hoạch tổng thể các vùng kinh tế chưa được điều chỉnh kịp thời. 3.2.Chống dàn trải trong đầu tư phát triển sử dụng vốn Nhà nước Năm 2005, tổng vốn đầu tư của khối địa phương tăng 32% so với năm 2004, nhưng số dự án bố trí chỉ tăng 8% hạn chế tối đa những công trình khởi công mới, đây là một cố gắng trong việc bố trí phân bổ vốn của các địa phương. Theo số liệu báo cáo từ 85 đơn vị, số các dự án quyết định đầu tư trong kỳ là 8250 (khoảng 33,2% tổng số dự án đang thực hiện đầu tư), số dự án dự kiến kết thúc đầu tư trong năm 2005 là 10185 (khoảng 41%) trong đó các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước là 5155 dự án. Quy mô vốn đầu tư bố trí cho một dự án cao hơn năm 2004, bình quân 1 dự án do Trung ương quản lý là 6,8 tỷ đồng (năm 2004 là 6,04 tỷ đồng), trong đó các dự án nhóm A là 91,4 tỷ đồng/dự án ; nhóm B là 7,25 tỷ đồng/dự án (năm 2004 là 1,1 tỷ đồng) ; ở các địa phương bố trí vốn bình quân 1 dự án cũng cao hơn so với năm 2004, bình quân chung là 3,15 tỷ đồng/dự án (năm 2004 là 2,34 tỷ đồng), trong đó: dự án nhóm A là 88,9 tỷ đồng/dự án (năm 2004 là 65,73 tỷ đồng) ; dự án nhóm B là 6,51 tỷ đồng/dự án (năm 2004 là 5,65 tỷ đồng) ; dự án nhóm C là 1,86 tỷ đồng/dự án (năm 2004 là 1,41 tỷ đồng). Số liệu báo cáo từ 90 đơn vị, số dự án được quyết định đầu tư trong năm 2006 là 9963 dự án (khoảng 36,4% tổng số các dự án đang thực hiện đầu tư) ; số dự án dự kiến kết thúc đầu tư, đưa vào hoạt động trong năm 2006 là 9754 dự án (khoảng 35,7%). Như vậy, tình hình bố trí kế hoạch đầu tư đã tập trung hơn năm 2005. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số địa phương chưa bố trí đủ vốn cho các công trình, dự án triển khai xây dựng nên tình trạng dàn trải, nợ đọng vẫn tồn tại ở các địa phương như tỉnh KonTum, Sơn La, Hải Dương … Việc chấp hành các thủ tục đầu tư và xây dựng ngày càng được thực hiện tốt hơn, năm sau tốt hơn năm trước, hầu hết các dự án bố trí đều có quyết định đầu tư và các thủ tục đầu tư khác theo quy định của luật pháp về quản lý đầu tư và xây dựng. 3.3.Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư Ta có bảng số liệu sau đây về tình hình thất thoát, lãng phí trong đầu tư giai đoạn 2003-2006 như sau Bảng 8 : Tổng hợp số dự án thất thoát lãng phí giai đoạn 2003-2006 Năm Số dự án có thất thoát, lãng phí 2003 2004 2005 2006 26 6 28 8 Nguồn : Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Qua bảng trên thấy được: - Số dự án thất thoát lãng phí lớn nhất trong năm 2005 (do năm này số dự án thực hiện đầu tư cũng tăng mạnh) và thấp nhất trong năm 2004. - Dự án thất thoát lãng phí có xu hướng được kiểm soát chặt chẽ hơn từ sau năm 2005 (khi đột biến tăng cao vào năm này), là do: Các Bộ, ngành, địa phương đã rà soát, soạn thảo bổ sung một số cơ chế phù hợp như Quyết định, Chỉ thị, Thông tư nhằm ngăn chặn tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng theo thẩm quyền và trách nhiệm quản lý Nhà nước của đơn vị mình. Chế định trách nhiệm và xử lý trách nhiệm cá nhân trong từng khâu của quá trình đầu tư đã được bổ sung và quy định rõ rang hơn trong các văn bản pháp quy về đầu tư và xây dựng. Những sai phạm trong quản lý đầu tư và xây dựng được đánh giá công bằng, khách quan qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Cơ chế trách nhiệm cá nhân được quy định trong các điều khoản của pháp luật và xử lý nghiêm minh, triêt để tuỳ theo mức độ, bằng biện pháp hành chính, hình sự và bồi hoàn thiệt hại vật chất. Trong thời gian qua, việc thành lập và hoàn thiện hệ thống thanh tra đầu tư đã được tiến hành nhanh chóng, kịp thời trên phạm vi cả nước nhằm tạo nên một mạng lưới đồng bộ, hoạt động bước đầu có hiệu quả. Mặc dù mới được thành lập, lực lượng cán bộ kinh nghiệm chuyên môn còn thiếu và yếu nhưng đã nhanh chóng khắc phục khó khăn, tích cực triển khai hoạt động, nhất là việc thực hiện thanh tra, kiểm tra đầu tư và xây dựng. Tuy nhiên, qua thanh tra và kiểm tra các dự án đầu tư, tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư và xây dựng vẫn còn rất bức xúc. Nhiều vụ việc tiêu cực trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng đã được thanh tra, kiểm tra và có những kết luận cụ thể. Một số vụ việc tiêu cực trong ngành dầu khí, giao thông v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxDT11.docx