Chuyên đề Nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4

1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 4

1.2. Chức năng của phân tích tài chính 5

1.3. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp 7

1.3.1. Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp 7

1.3.2. Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp 9

1.3.3. Đối với những người cho doanh nghiệp vay vốn 10

1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 11

1.4.1. Quy trình phân tích tài chính 11

1.4.2. Những thông tin phục vụ cho quá trình phân tích tài chính 13

1.4.3. Phương pháp phân tích tài chính 19

1.4.4. Nội dung phân tích 23

1.4.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y TRUNG ƯƠNG I 34

2.1. Tổng quan về công ty 34

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 34

2.1.2. Tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I 36

2.1.3. Tình hình hoạt động của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I 41

2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính của công ty 44

2.2.1. Tổ chức công tác phân tích 44

2.2.2. Thông tin sử dụng trong phân tích 46

2.2.3. Phương pháp phân tích tài chính của công ty 49

2.2.4. Nội dung quá trình phân tích tài chính của công ty 50

2.3. Đánh giá công tác phân tích tài chính tại công ty 58

2.3.1. Kết quả 58

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 60

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y TRUNG ƯƠNG I 65

3.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 65

3.1.1. Mục tiêu về chất lượng 65

3.1.2. Chiến lược sản xuất kinh doanh. 65

3.1.3. Chiến lược cạnh tranh 67

3.1.4. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực 70

3.2. Một số giải pháp 72

3.2.1. Áp dụng quy trình phân tích đầy đủ các bước 72

3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn thông tin sử dụng trong phân tích 73

3.2.3. Tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ phân tích 74

3.2.4. Lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp 75

3.2.5. Xác định nội dung phân tích đảm bảo tính toàn diện và hiệu quả nhất. 76

3.3. Một số kiến nghị 78

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 78

3.3.2. Kiến nghị đối với ngành 80

KẾT LUẬN 81

 

 

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở vững mạnh từ nhiều năm nay và năm 2006 do công đoàn quận Đống Đa khen thưởng. + Nhiều bằng khen, giấy khen cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của đơn vị. 2.1.2. Tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I Là một công ty cổ phần hóa, Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I có bộ máy tổ chức được sơ đồ hóa như sau: Bảng 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VINAVIETCO Giám đốc Đại diện lãnh đạo về chất lượng P. Kế hoạch vật tư P. Đảm bảo chất lượng P. Thị trường bán hàng Phân xưởng sản xuất P. Kỹ thuật P. Kế toán tài chính P. Tổ chức hành chính Ban kiểm soát Nguồn: Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I Trong đó: Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý công ty có quyền hạn và trách nhiệm như sau: + Toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. + Có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc điều hành và những người quản lý khác. HĐQT có trách nhiệm cụ thể hoá các Nghị quyết của Đại hội cổ đông về tổ chức hoạt động của công ty. + Chịu trách nhiệm trước cổ đông về kết quả hoạt động của công ty bao gồm: Bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, đảm bảo các chỉ tiêu tài chính đã được Đại hội cổ đông thông qua. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT là do luật pháp và điều lệ công ty, các quy chế nội bộ của công ty và nghị quyết Đại hội đông cổ đông quy định. Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiêm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và Giám đốc. Giám đốc: Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư của Công ty đã được HĐQT và Đại hội cổ đông thông qua. Giám đốc có quyền thay mặt công ty ký các hợp đồng kinh tế, khi được Chủ tịch HĐQT uỷ quyền tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của công ty phù hợp với quy chế HĐQT. Ngoài ra, Giám đốc cũng có quyền trực tiếp chỉ đạo các công tác quan trọng của công ty như công tác tổ chức cán bộ, lao động và tiền lương, công tác đầu tư xây dựng cơ bản, công tác tài chính kế toán và xuất nhập khẩu. Phòng Tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc các vấn đề về: + Lĩnh vực tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, thực hiện chế độ chính sách, công tác nội chính, hành chính quản trị và quản trị trong cơ quan. + Việc quản lý các loại vật tư, nguyên liệu, hàng hoá và sử dụng mặt bằng kho hàng, vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh. + Các công việc liên quan đến bố trí và điều độ lao động, chịu trách nhiệm về việc cân đối lao động giữa các đơn vị phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của từng đơn vị. + Xây dựng định mức văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. + Lập kế hoạch và tổ chức bảo dưỡng máy móc thiết bị. + Xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng công tác đào tạo cán bộ công nhân viên trong công ty, kiểm tra việc thực hiện ngày giờ và nội quy cũng như quy định của công ty, thực hiện công tác bảo hộ lao động và nâng bậc lương lao động,… + Giải quyết các vấn đề chính sách cho cán bộ công nhân viên. Phòng cũng là bộ phận phải chịu trách nhiệm về những quyết định sai hoặc những quyết định vượt quyền làm ảnh hưởng đến công việc của đơn vị khác, chịu trách nhiệm khi không có ý kiến xử lý hoặc đề xuất những trường hợp người lao động vi phạm nội quy công ty… Phòng Kế toán tài chính: Tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề như: + Toàn bộ công tác tài chính kế toán, thống kê phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. + Lập các chứng từ sổ sách, thu chi với khách hàng, nội bộ. + Theo dõi quá trình chu chuyển tiền tệ của công ty. Phòng Kỹ thuật: Tham mưu cho Giám đốc và HĐQT về các lĩnh vực như: + Tiến độ kỹ thuật. + Quản lý chu trình kỹ thuật, chu trình công nghệ sản xuất. + Nghiên cứu các sản phẩm mới, chế thử, thử nghiệm, pha chế, phối chế. + Giải quyết các sự cố về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và khắc phục các sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất. + Cải tiến, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm mới. Phòng Kế hoạch vật tư: Là bộ phận có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề: + Xây dựng kế hoạch sản xuất. + Xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh. + Xác định nguồn và tổ chức thực hiện mua vật tư, nguyên liệu khi đã được duyệt. Cụ thể, phòng phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, định mức vật tư, dự trù mua nguyên vật liệu, tham mưu cho Giám đốc kế hoạch cung ứng vật tư, ký kết các hợp đồng kinh tế mua bán nguyên vật liệu trực tiếp trong nước và ngoài nước, phối hợp với kế toán trưởng tham mưu cho Giám đốc giá mua, bán các loại nguyên liệu vật tư và hàng hoá, xây dựng kế hoạch sản xuất theo năm và theo tháng, phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai kế hoạch sản xuất đảm bảo đáp ứng nhu cầu hàng hoá và tổ chức sản xuất hợp lý nhất, chỉ đạo cán bộ nghiệp vụ đáp ứng đầy đủ kịp thời nguyên liệu vật tư cho sản xuất. Các hoá chất bao bì và vật tư khác trình lãnh đạo phê duyệt, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ trong quá trình mua vật tư, tổ chức giao nhận hàng hoá, vật tư tại kho công ty (trong nước và xuất khẩu). Phòng Đảm bảo chất lượng: Là bộ phận có nhiệm vụ cụ thể như sau: + Tham mưu cho Giám đốc và sọan thảo các quy định về kiểm tra, hướng dẫn tiến hành kiểm tra, phân tích các thành phẩm và bán thành phẩm trong quá trình sản xuất. Hoàn thiện từng bước những quy định hệ thống quản lý chất lượng. + Phối hợp với các phòng ban triển khai hiệu quả các chính sách về chất lượng trong hiện tại và tương lai. + Kiểm tra và giám sát toàn bộ chất lượng sản phẩm từ khâu nhập vật tư nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng. Cụ thể, phòng cần bố trí hợp lý các thành viên trong các khâu kiểm tra của quá trình sản xuất từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. + Triển khai và quản lý kịp thời các thông tin về chất lượng sản phẩm. + Xây dựng kế hoạch lấy mẫu, kiểm tra và xử lý mẫu, định kỳ lấy mẫu và lưu mẫu đối chứng sau này. + Thường xuyên có ý kiến đánh giá sản phẩm theo quy định để phân loại sản phẩm. + Đề xuất những ý kiến trong việc quản lý nguyên liệu vật tư, sử dụng hoặc loại bỏ nguyên liệu,các sản phẩm và thành phẩm không đạt yêu cầu. + Đề xuất những ý kiến về chính sách chất lượng sản phẩm, những biện pháp quản lý vật tư, hạn chế những tổn thất không đáng có trong quá trình sản xuất, xây dựng các biện pháp kiểm tra vệ sinh thú y. + Thực hiện nghiêm túc các quy định trong sản xuất,… Phòng Thị trường bán hàng: Có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề như: + Tổ chức và thực hiện công tác thị trường. + Dịch vụ chăm sóc khách hàng. + Mô hình bán sản phẩm hàng hoá. + Đề xuất các biện pháp nhằm duy trì, mở rộng và phát triển thị trường cũng như cơ chế bán hàng hợp lý đáp ứng nhu cầu khách hàng. Phân xưởng sản xuất: Tham mưu cho Giám đốc về những nội dung sau: + Sắp xếp lao động và mặt bằng sản xuất. + Thực hiện tốt nội quy và quy định về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy và vệ sinh công nghiệp. + Tổ chức bố trí lao động hợp lý và quản lý lao động theo đúng quy định. + Đề xuất cải tiến cơ sở vật chất, máy móc thiết bị để không ngừng nâng cao năng suất lao động. 2.1.3. Tình hình hoạt động của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I 2.1.3.1. Ngành nghề kinh doanh của công ty Công ty chuyên sản xuất, gia công thuốc thú y; xuất, nhập khẩu và kinh doanh thuốc và vật tư thú y, nghiên cứu đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh thuốc thú y và vật tư thuốc thú y, dịch vụ thương mại, đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá, sản xuất, gia công thuốc thú y thủy sản và xuất nhập khẩu các mặt hàng khác mà công ty kinh doanh. Công ty có những sản phẩm đạt chất lượng cao, đa dạng và phong phú về nhiều chủng loại. Từ thuốc để phòng trị bệnh, thuốc tẩy ký sinh trùng, thuốc bồi bổ sức khoẻ, kích thích tăng trọng đến thuốc điều tiết sinh sản, thuốc diệt ký sinh trùng và các thuốc diệt nấm mốc. Thế mạnh đặc biệt của công ty Cổ phần thuốc thú y TWI là những sản phẩm kháng sinh đặc biệt, những kháng sinh đặc trị về bệnh tiêu hoá, hô hấp đã được các bác sĩ thú y, các chủ trang trại và người chăn nuôi công nhận. Các sản phẩm của công ty bao gồm: - Kháng sinh dung dịch tiêm: AMPISEP, FATRA, LINCOSEP,… - Kháng sinh bột pha tiêm: AMPICILLIN, PENICILLIN, STREPTOMYCIN,… - Kháng sinh bột trộn thức ăn hoặc pha nước uống: ANTICOCCID, SUL MIX, TIAMULIN 10%,… - Thuốc ký sinh trùng (Dạng dung dịch tiêm, dạng bột, thuốc sát trùng tẩy uế, thuốc kháng viêm, giải độc): ANAGIN, METHYL SALICILAT, AZIDIN, ZUSAVET,… - Thuốc VITAMIN, nâng cao sức đề kháng( Dạng dung dịch tiêm và dạng bột): BOGAMA, VITAMIN K 1%, VITAMIN C 5%,… 2.1.3.2. Kết quả kinh doanh qua các năm Trong những năm qua, công ty đã hoàn thành mục tiêu kế hoạch doanh thu, lợi nhuận đưa ra. Và để đạt được kết quả đó, công ty đã chấp hành nghiêm túc các quy định chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế. Trong năm 2005, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã tiến hành thanh tra thuế tại đơn vị và được đánh giá là một trong các doanh nghiệp của Hà Nội chấp hành tốt pháp luật và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, không vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài ra, về công tác quản lý tài chính, công ty luôn chấp hành tốt các quy định quản lý của Nhà nước cũng như các quy định về đầu tư. Công tác kế toán tài chính đã hạch toán theo chuẩn mực kế toán nhà nước quy định. Trong danh mục nguồn vốn huy động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty chú trọng đến khoản vay ngắn hạn từ Ngân hàng, từ chính các cổ đông của công ty và sử dụng một lượng vốn không nhỏ để đầu tư mua sắm TSCĐ. Trong sản xuất kinh doanh, công ty luôn đề ra các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, luôn phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Mặc dù trong thời gian qua, dịch bệnh gia cầm, gia súc xảy ra trên diện rộng, nhiều tháng liên tục các loại thuốc dùng cho gia cầm không tiêu thụ được nhưng nhìn chung, công ty vẫn hoạt động hiệu quả, tuy rằng với tốc độ chậm hơn. Không chỉ thế, trong những năm qua và thời gian gần đây, công ty cũng chú trọng tiến trình đổi mới công nghệ, đã đầu tư hàng tỷ đồng mua sắm các thiết bị máy móc có công nghệ tiên tiến thay thế những máy móc đã lạc hậu và cũ nhằm tạo ra năng suất chất lượng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, sẵn sàng cho việc xây dựng nhà máy sản xuất thuốc thú y đạt tiêu chuẩn của Nhà nước yêu cầu. Mặt khác mỗi năm, công ty còn cử một số cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng kiến thức về công nghệ, cập nhập những thông tin mới nhất về các công nghệ sử dụng trong ngành, từ đó xem xét các thiết bị, dây chuyền phù hợp với trình độ và kinh phí của công ty mình. Ngoài ra, trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh, công ty luôn chú ý đến vấn đề về sinh môi trường, cam kết và đảm bảo không gây ảnh hưởng độc hại đến moi trường xung quanh khu vực nhà máy, và điều này đã được Nhà nước công nhận và khen ngợi. Bên cạnh việc phát huy tối đa năng lực của người lao động, công ty đặc biệt chú trọng việc chấp hành quy định của Bộ luật lao động thông qua Hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể. Số lao động làm việc tại công ty đều được đào tạo đầy đủ và cơ bản. Hiện nay công ty có nhiều chính sách trong việc quản lý và sử dụng lao động nhằm phát huy hết khả năng người lao động, động viên khuyến khích cũng như giữ gìn những người làm việc ở những khâu quan trọng và trọng yếu. Công ty cũng thường xuyên chăm lo, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động đảm bảo mức thu nhập bình quân như dự kiến. Về môi trường làm việc, công ty đã đầu tư nhiều triệu đồng mua sắm thiết bị và các điều kiện cải thiện môi trường làm việc, không chỉ đảm bảo những điều kiện tốt nhất có thể cho các thành viên trong công ty mà còn để mọi người yên tâm làm việc lâu dài tại công ty. Biểu 2.1. Lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm 2,844 3,038 3,248 2,600 2,700 2,800 2,900 3,000 3,100 3,200 3,300 Tỷ VNĐ Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Lợi nhuận sau thuế Nguồn Công ty cổ phần thuốc thú y TWI Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm Đơn vị: Tỷ VNĐ Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Giá trị %thay đổi Giá trị %thay đổi Giá trị %thayđổi Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 39,749 5,374 49,50 28,61 54,399 8,79 Giá vốn hàng bán 27,388 12,026 31,226 14,01 33,554 7,46 Chi phí bán hàng 3,040 - 11,111 6,889 126,61 9,569 38,90 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,590 2,865 5,947 65,65 4,581 -22,97 Lợi nhuận sau thuế 2,844 0,851 3,038 6,82 3,248 6,91 Nguồn Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I 2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính của công ty 2.2.1. Tổ chức công tác phân tích Hầu hết tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung và Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I nói riêng, công tác phân tích tài chính của công ty chưa được quan tâm một cách thích đáng. Công tác phân tích chủ yếu còn khá sơ sài, được thực hiện không thường xuyên và chưa thực sự nhằm mục đích nâng cao chất lượng của phân tích tài chính. Công ty chưa chú tâm vào việc xây dựng một quy trình phân tích đầy đủ các bước cần thiết, chỉ dừng lại ở việc xác định những con số cần phân tích, sử dụng một số phương pháp phân tích truyền thống và đưa ra kết quả. Việc phân tích chỉ được tiến hành khi có yêu cầu của Ban kiểm soát hay của các cổ đông lớn trước khi có kế hoạch phát hành cổ phiếu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng nguyên nhân chính có lẽ là sự thiếu quan tâm đúng mực của công ty, bản thân công ty chưa thấy được sự cần thiết của công tác phân tích tài chính tại công ty mình. Trước tháng 8/2006, công việc phân tích tài chính do cán bộ trực thuộc Ban kiểm soát đảm nhận nhưng sau đó, do cán bộ này lên chức Chủ tịch HĐQT còn cán bộ ban kiểm soát mới được giao nhiệm vụ phân tích tài chính lại là chủ tịch Hội đồng thành viên của một công ty khác nên việc phân tích tài chính của công ty nhiều khi do Chủ tịch HĐQT thực hiện nhằm đánh giá kết quả hoạt động của công ty trong năm vừa qua và tổng kết tình hình tài chính cho để các cổ đông nắm bắt được. Đồng thời Giám đốc cũng sử dụng chính những kết quả phân tích này để định hướng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Có thể nói, việc giao phó công tác phân tích tài chính cho Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm cũng có những mặt thuận lợi và hạn chế. Xét một cách khách quan, Chủ tịch HĐQT trực tiếp phân tích sẽ nắm giữ rất nhiều thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, sẽ đưa ra những chính sách sát với thực trạng tài chính của công ty mình và hoàn toàn có đủ cơ sở giải quyết những vướng mắc của các cổ đông trước Đại hội cổ đông . Tuy nhiên, do tính phức tạp của quy trình phân tích tài chính và trách nhiệm của HĐQT là rất nặng nề nên việc giao cho Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm công việc này sẽ làm tăng áp lực công việc cần phải giải quyết và do không đủ chuyên nghiệp trong phân tích nên chất lượng công tác phân tích cũng sẽ không đảm bảo lúc nào cũng cho kết quả đúng và hiệu quả. Cán bộ phân tích không được đào tạo và rèn luyện chính quy về tài chính doanh nghiệp mà cụ thể là phân tích tài chính, không có những nghị quyết rõ ràng của cấp trên hướng dẫn thực hiện, do đó kết quả phân tích sẽ không phản ánh đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp mà chỉ nói lên những mặt cơ bản về thực trạng tài chính. Như đã nói ở trên, việc xác định các bước phân tích cụ thể ngay từ đầu là một công việc rất quan trọng và nó có tác động trực tiếp đến kết quả phân tích. Nếu quá trình phân tích quá giản đơn sẽ không đưa ra những nhận xét mang tính toàn diện và không vạch ra được những vướng mắc rất nhỏ mà có ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc không lên kế hoạch phân tích cụ thể và chi tiết sẽ gây khó khăn cho việc phân bổ thời gian nghiên cứu, không thể linh hoạt, nhất là khi số lượng công việc của Chủ tịch HĐQT quá nhiều. Và điều này cũng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của cán bộ phân tích. 2.2.2. Thông tin sử dụng trong phân tích Công ty sử dụng các thông tin trên các báo cáo tài chính hàng năm để phân tích tình hình tài chính mà chủ yếu là sử dụng các thông tin trên bảng CĐKT, bảng BCKQKD, bảng TMBCTC. Các thông tin trên bảng LCTT không được sử dụng, do đó những ý nghĩa của việc nghiên cứu bảng LCTT không được lĩnh hội. Công việc quản lý tiền mặt là một công việc rất khó khăn và rất quan trọng nên việc bỏ qua phân tích bảng LCTT là một sơ suất của Ban lãnh đạo công ty. Những nguồn tài liệu khác công ty cũng sử dụng nhưng chỉ mang tính chất tham khảo, chứ không trực tiếp đưa vào quá trình phân tích. Do đó, kết quả phân tích không phản ánh mọi mặt của tình hình tài chính. Mặt khác, các thông tin cán bộ phân tích sử dụng được cung cấp trực tiếp bởi các Kế toán viên cung cấp từ phòng Kế toán tài chính, không qua một bộ phận trung gian nào kiểm tra, do đó, không khỏi tránh khỏi những thiếu sót trong nguồn thông tin cán bộ phân tích sử dụng. Sau đây là hai bảng thông tin mà công ty chủ yếu sử dụng trong phân tích: Bảng 2.3. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh Đơn vị: Tỷ VNĐ Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 39,749 49,500 54,399 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2,481 1,568 2,256 3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 37,268 47,932 52,143 4. Giá vốn hàng bán 27,388 31,226 33,554 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 9,880 16,706 18,589 6. Doanh thu hoạt động tài chính 0,787 0,63 0,251 7. Chi phí tài chính 0,097 0,298 0,199 Trong đó: Chi phí lãi vay 0,097 0,298 0,199 8. Chi phí bán hàng 3,040 6,889 9,569 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,590 5,947 4,581 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3,940 4,202 4,491 11. Lợi nhuận khác 0,010 0,018 0,019 12.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3,950 4,220 4,51 13.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 1,106 1,182 1,262 14. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2,844 3,038 3,248 Nguồn Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I Bảng 2.4. Bảng cân đối kế toán Đơn vị: Tỷ VNĐ  Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 A. Tài sản ngắn hạn 17,411 35,251 60,354 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 5,216 10,225 20,566 II. Các khoản đầu tư ngắn hạn 0 0 0 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 3,222 2,624 2,225 1. Phải thu khách hàng 3,222 2,624 2,225 2. Trả trước cho người bán 0 0 0 3. Phải thu nội bộ 0 0 0 4. Phải thu theo tiến độ HĐXD 0 0 0 5. Các khoản phải thu khác 0 0 0 IV. Hàng tồn kho 8,427 17,868 29,019 V. Tài sản ngắn hạn khác 0,546 4,534 8,544 1. Tạm ứng 0,525 4,514 8,529 2. Chi phí trả trước 0 0 0 3. Thuế GTGT được khấu trừ 0 0 0 4. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 0 0 0 5. Tài sản ngắn hạn khác chờ xử lý 0,021 0,02 0,015 B. Tài sản dài hạn 7,329 9,905 12,652 I. Tài sản cố định 2,13 2,496 2,889 1. Tài sản cố định hữu hình 1,832 2,147 2,485 Nguyên giá 9,085 9,897 10,733 Giá trị hao mòn lũy kế 7,253 7,75 8,248 2. Tài sản cố định thuê tài chính 0 0 0 3. Tài sản cố định vô hình 0,298 0,349 0,405 Nguyên giá 0,309 0,361 0,418 Giá trị hao mòn lũy kế 0,011 0,012 0,013 II. Bất động sản đầu tư 0 0 0 III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0,601 0,766 0,932 IV. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 4,598 6,643 8,831 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 24,74 45,156 73,006 NGUỒN VỐN Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 A. Nợ phải trả 7,959 6,899 5,289 I. Nợ ngắn hạn 7,959 6,899 5,289 1. Vay và nợ ngắn hạn 3,558 5,618 5,01 2. Phải trả người bán 0,793 (0,632) (0,2) 3. Người mua trả tiền trước 0 0 0 4. Thuế và các khoản phải trả Nhà nước 0,592 1,989 0,722 5. Phải trả công nhân viên 0,522 0,929 0,655 6. Chi phí phải trả 0 0 0 7. Phải trả nội bộ 0 0 0 8. Phải trả theo tiến độ HĐXD 0 0 0 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 2,494 (1,005) (0,898) 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 0 0 0 II. Nợ dài hạn 0 0 0 B. Vốn chủ sở hữu 16,781 38,256 67,717 I. Vốn chủ sở hữu 16,434 38,02 67,353 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 13,131 31,637 58,454 2. Thặng dư vốn cổ phần 0 0 0 3. Vốn khác của chủ sở hữu 0 0 0 4. Cổ phiếu ngân quỹ 0 0 0 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0 0 0 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0 0 0 7. Quỹ phát triển sản xuất kinh doanh 1,823 2,344 2,79 8. Quỹ dự phòng tài chính 0,7 0,654 0,655 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 0 0 0 10. Lãi chưa phân phối 0,99 3,385 5,454 II. Nguồn kinh phí và các quỹ khác 0,137 0,237 0,364 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0,137 0,237 0,364 2. Nguồn kinh phí 0 0 0 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 0 0 0 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 24,74 45,156 73,006 Nguồn Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I 2.2.3. Phương pháp phân tích tài chính của công ty Công ty sử dụng hai phương pháp phân tích truyền thống là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số. Đây cũng là hai phương pháp thông dụng được các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường hay sử dụng trong phân tích. Tuy nhiên, việc sử dụng và kết hợp hai phương pháp này tại công ty vẫn chưa được hài hoà và nhuần nhuyễn nên chất lượng kết quả phân tích chưa cao. Công ty tiến hành so sánh số liệu giữa các kỳ với nhau, giữa năm này với năm trước để chỉ ra xu thế biến động của các chỉ tiêu, từ đó tính toán phần trăm hoàn thành kế hoạch đề ra. Đồng thời, với những chỉ tiêu có sự tăng giảm đột biến, bất thường, công ty tiến hành xem xét tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục kịp thời những sai sót nếu quá nghiêm trọng. Phương pháp tỷ số mà công ty sử dụng chủ yếu tập trung vào bốn nhóm chỉ số chính. Đó là nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn và cơ cấu vốn, khả năng hoạt động và khả năng sinh lãi. Trong đó, được tập trung chú ý hơn cả là nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lãi. Tuy nhiên, quá trình phân tích các nhóm chỉ tiêu trên của công ty cũng chưa thực sự cụ thể và hiệu quả vì số lượng chỉ số trong mỗi nhóm chỉ tiêu chỉ dừng lại ở những chỉ tiêu cơ bản nhất chứ chưa mở rộng thêm một vài chỉ tiêu khác. Qua việc kết hợp hai phương pháp trên đã giúp công ty đánh giá được khả năng thanh toán, tình hình lỗ lãi cũng như kết quả kinh doanh của mình trong kỳ nghiên cứu. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa chỉ rõ được đầy đủ nguyên nhân dẫn đến sự biến động của các chỉ tiêu, bởi lẽ ngay trong bảng CĐKT, các chỉ tiêu có mối liên hệ mật thiết đến nhau và sự biến đổi của một chỉ tiêu có thể dẫn đến sự thay đổi của nhiều chỉ tiêu khác. Đặc biệt, có rất nhiều doanh nghiệp không sử dụng phương pháp phân tích tài chính Dupont, tuy rằng đây là một phương pháp không đơn giản, nó yêu cầu người phân tích phải có trình độ chuyên môn cao về phân tích tài chính nhưng lại rất hữu ích cho các nhà phân tích. Công ty có sử dụng phương pháp này nhưng không khai thác được tác dụng của nó mà chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo. 2.2.4. Nội dung quá trình phân tích tài chính của công ty Để đánh giá tình hình tài chính của mình, công ty đã tiến hành phân tích dựa trên số liệu của một số bảng trong báo cáo tài chính trên cơ sở kết hợp hai phương pháp là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số. Qua đó công ty cũng đánh giá được cơ cấu vốn cũng như tình hình thay đổi tỷ trọng của các chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo tài chính. 2.2.4.1. Phân tích bảng cân đối kế toán(CĐKT) Khi phân tích bảng CĐKT, công ty tiến hành so sánh các chỉ tiêu chính của bảng để nghiên cứu sự biến đổi của chúng cũng như nguyên nhân của sự thay đổi đó. Mối quan tâm hàng đầu của công ty khi nghiên cứu phần tài sản chính là các khoản mục: Tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, tài sản dài hạn mà chủ yếu là TSCĐ. Tuy nhiên, sự nghiên cứu chọn lọc này cũng có những mặt tích cực và hạn chế của nó. Nếu phân tích tất cả các chỉ tiêu của phần tài sản sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian nghiên cứu trong khi khối lượng công việc của Chủ tịch HĐQT tương đối lớn, do đó, công ty không thể phân tích tất cả các chỉ tiêu của phân tài sản. Nhưng không phân tích sự thay đổi của toàn bộ các chỉ tiêu thì cũng khó có thể đưa ra kết luận chính xác về sự biến động của tài sản trong doanh nghiệp. Trong vòng 3 năm, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của công ty có xu hướng tăng trong khi khoản mục khoản phải thu có xu hướng giảm rõ rệt cho thấy công ty có chính sách thu hồi các khoản phải thu rất hiệu quả. Để có được kết quả này, công ty đã bỏ ra một lượng chi phí lớn để thực hiện chính sách chiết khấu thanh toán, từ đó khuyến khích khách hàng thanh toán nợ sớm, nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu, kịp thời phục vụ cho quá trình sản xuất. Khoản mục hàng tồn kho của công ty có xu hướng tăng theo thời gian cho thấy chính sách quản lý hàng tồn kho chưa thực sự hiệu quả. Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có tính chất mùa vụ nhưng đó thường vào giai đoạn giữa năm, do đó tình trạng lưu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I.DOC
Tài liệu liên quan