Chuyên đề Nâng cao chất lượng công tác quản trị mua hàng trong công ty cổ phần hoá chất và vật tư khoa học kỹ thuật Hà nội

Công ty cổ phần hoá chất và vật tư khoa học kỹ thuật có những nhiệm vụ sau:

· Tổ chức Đại hội cổ đông, đưa Công ty cổ phần vào hoạt động đảm bảo quá trinh kinh doanh liên tục.

· Sử dụng vốn một cách có hiệu quả, phát triển mạng lưới kinh doanh.

· Bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của tình hình phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

· ổn định tư tưởng, làm tốt công tác sắp xếp lao động, giải quyết kịp thời quyền lợi của người lao động khi có quyết định thành lập Công ty cổ phần.

· Hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước, tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán tài chính theo quy định của pháp luật.

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng công tác quản trị mua hàng trong công ty cổ phần hoá chất và vật tư khoa học kỹ thuật Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệm vụ sau: Tổ chức Đại hội cổ đông, đưa Công ty cổ phần vào hoạt động đảm bảo quá trinh kinh doanh liên tục. Sử dụng vốn một cách có hiệu quả, phát triển mạng lưới kinh doanh. Bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của tình hình phát triển kinh tế – xã hội đất nước. ổn định tư tưởng, làm tốt công tác sắp xếp lao động, giải quyết kịp thời quyền lợi của người lao động khi có quyết định thành lập Công ty cổ phần. Hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước, tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán tài chính theo quy định của pháp luật. 5./ Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. a./ Về mặt lao động: Công ty đã không ngừng bồi dưỡng và nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên của mình. Sau khi được thành lập, Công ty đã sắp xếp lại cơ cấu lao động cho từng phòng ban, đơn vị trực thuộc. Tuy nhiên, do sự thay đổi cơ cấu hoạt động kinh doanh duới hình thức công ty cổ phần vì vậy mà bộ máy hoạt động cuả công ty được rút gọn và hiệu quả hơn. Có thể thấy rõ cơ cấu lao động hiện nay của công ty như sau: Trình độ Số người Tỷ lệ % Trình độ đại học và trên đại học 150 61,98 Trình độ trung cấp 38 15,7 Trình độ khác 54 22,31 Tổng số 242 100 Qua bảng trên, ta thấy cán bộ công nhân viên có trình độ đại học ở Công ty khá cao, đây là lực lượng lao động cốt yếu. Bên cạnh đó, Công ty còn có một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, công nhân có tay nghề, góp phần đắc lực vào việc nâng cao các hoạt động kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít cán bộ công nhân viên chưa đáp ứng được nhu cầu công việc trong công cơ thị trường, hoạt động kém hiệu quả. Để giải quyết được việc này, ngoài sự cố gắng của Công ty còn đòi hỏi sự giúp đỡ của ngân sách nhà nước để có thể giải quyết các chế độ thích hợp đối với người lao động khi về nghỉ. b./ Về mặt tiền lương: Thu nhập bình quân đầu người hiên nay là 1.300.000/nguời/tháng. Hình thức trả lương với công nhân viên trực tiếp làm việc ở các cửa hàng, xí nghiệp, kho trạm, ban đại diện là trả lương theo phần trăm doanh số bán hàng( hay kết quả kinh doanh – doanh thu) của đơn vị đó. Với các lao động gián tiếp, lương được trả theo lượng thời gian( lượng cơ bản). Trong cơ cấu lương của Công ty bao gồm cả tiền thưởng với hệ số tính khác nhau tuỳ theo chất lượng công tác, mức độ phức tạp của công việc. Tuy nhiên, việc xác định giá lương theo hệ số này còn chưa hoàn toàn chính xác. c./ Đặc điểm của sản phẩm, thị trường sản phẩm: Đặc điểm của sản phẩm: hiện nay, ở khu vực Hà nội và một số chi nhánh ở các tỉnh khác nhau, Công ty CEMACO Hà nội là một trong những Doanh nghiệp hàng đầu kinh doanh về Hoá chất Vật liệu điện và Vật tư khoa học kỹ thuật với nhiều quy cách, chủng loại, khối lượng lớn. Công ty có thể đáp ứng nhu cầu cho các đơn vị sản xuất một cách có hiệu quả nhất. Mặt hàng mà Công ty kinh doanh là các nguyên liệu tham gia cấu thành, các sản phẩm đòi hỏi tính đồng bộ cao. Một số mặt hàng có tính chất thay thế, lắp lẫn trong sản xuất. Về tính chất kỹ thuật: một số mặt hàng là hoá chất rất độc hại và nguy hiểm như Cyanua, nhiều thiết bị điện được sử dụng cho các công trình lâu năm đòi hỏi tính bền vững cao. Do đặc điểm trên đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận chuyển, bảo quản, kiểm tra chất lượng và có các thiết bị chuyên dụng vì nếu xảy ra sơ sót thì mọi việc không thể lường trước được. Một đặc điểm nữa là những mặt hàng Công ty kinh doanh hầu như chưa tự sản xuất được trong nước mà phần lớn phải nhập khẩu từ nước ngoài như: Trung quốc, các nước thuộc Asean, Nga. Các sản phẩm này có giá trị lớn, khó có khả năng thay thế, thời gian sử dụng lâu. Do đó, chế độ bảo hành cũng là một vấn đề quan trọng đối với Công ty. Đặc điểm của thị trường sản phẩm: CEMACO Hà nội có một lợi thế rất lớn là trong thời kỳ bao cấp, một bộ phận của Công ty (HCVLĐ-DCCK) giữ vai trò quản lý nên có được mối quan hệ khá tốt đối với bạn hàng. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, mặc dù xuất hiện nhiều Doanh nghiệp cũng kinh doanh mặt hàng giống Công ty, có nhiều thế mạnh hơn Công ty, nhưng CEMACO vẫn giữ đựơc các mối quan hệ cũ để làm đà đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình. Để có thể thấy rõ hơn hoạt động kinh doanh của CEMACO, ta sẽ đi vào phân tích phần này. Thị trường ngoài nước: Đối với nhập khẩu, thị trường nước ngoài là nguồn cung cấp vật tư, ngành hành chủ yếu mà trong nước không sản xuất được hay không đủ tiêu dùng. Với xuất khẩu, đó là nơi tiêu thụ các mặt hàng mà Công ty khai thác được trong nước hay nói cách khác là nơi phát sinh nhu cầu về mặt hàng xuất khẩu của Công ty. Việc khai thác tốt thị trường này, một mặt đưa lại hiệu quả kinh tế, tăng nguồn thu ngoại tệ đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với các Công ty, các tổ chức, các nước trên thế giới. Trong quá trình hoạt động, CEMACO Hà nội đã tạo lập được một thị trường nhập khẩu rộng lớn chia làm 3 khu vực chủ yếu: + Thị trường Trung Quốc: Đây là thị trường chủ yếu để nhập khẩu các mặt hàng hoá chất như Xút, Sôđa. Lượng nhập hàng năm của công ty là khoảng 3000 tấn Xút, 9500 tấn Sôđa. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước này phát triển rất mạnh trong đó đáng kể là sản xuất công nghiệp, vậy nên yêu cầu về vật tư phục vụ cho sản xuất, trong đó có hoá chất công nghiệp rất cần thiết. Nhà nước Trung quốc đã đặc biệt chú ý tới điều này, nên đã có nhiều chính sách để nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Theo ban lãnh đạo Công ty đánh giá thì đây là thị trường đầy tiềm năng cung cấp Hoá chất. Tuy mặt hàng chưa có chất lượng cao song khá phong phú và phù hợp với Việt Nam. Đó là do kinh tế Trung Quốc phát triển có xuất phát điểm gần với ta, giá thành rẻ nên các Doanh nghiệp trong nước có thể chấp nhận được. Thêm vào đó , với nguồn cung ứng kế hoạch dồi dào, gần nhau về địa lý, dễ thông thương và vận chuyển do đường xá được cải thiện quá nóng dẫn đến cung cầu không đủ thoả mãn cầu nên giá tăng và có lúc khan hiếm. Điều này đòi hỏi Công ty phải chuẩn bị những thị trường thay thế để đề phòng trường hợp xấu nhất vẫn đảm bảo đủ hàng hóa cung ứng cho sản xuất trong nước và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tương lai, nền kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng ở mức cao. Do vậy nhu cầu về hoá chất cơ bản như Xút, Sođa lớn nên nguồn mua này vẫn được Công ty chú trọng. Công ty đang cố gắng tận dụng triệt để thị trường này cũng như thay thế dần toàn bộ phương thức thanh toán hàng đổi hàng sang thanh toán quốc tế bằng USD, thậm chí bằng VNĐ. + Thị trường các nước Châu á khác : ở khu vực Châu á, ngoài trung, Công ty đã tạo được nhiều mối quan hệ làm ăn với các nước khác như: Asean, Nhật, Hàn, Đài Loan. Hàng năm, kinh ngạch xuất nhập khẩu từ thị trường này đạt khoảng 7,8 triệu USD. Là thành viên thứ bẩy của ASEAN, Việt Nam cũng có nhiều điểm tương đồng với các nước này về tôn giáo, văn hoá và dân tộc. Hàng hóa nhập từ khu vực này có chất lượng bảo đảm, nguồn hàng ổn định do nền kinh tế của ASEAN thuộc loại năng động và hiệu quả, lại là khu vực có đầu tư nước ngoài lớn, Trong đó có công nghiệp Hoá chất. Sắp tới, khi hàng rào thuế quan giữa các nước được bãi bỏ, mối quan hệ buôn bán chắc chắn sẽ có nhiều thuận lợi. Mặc dù khối lượng nhập khẩu Hoá chất từ thị trường này tăng không quá cao, song tốc độ tăng rất vững chắc nên tương lai, Công ty sẽ tiếp tục mở rộng bạn hàng để xây dựng thành khu vực thị trường chiến lược vào những năm tới. Các nước còn lại như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là những nước có nền công nghiệp phát triển nên là thị trường xuất khẩu các mặt hàng Hóa chất tinh khiết, chất lượng tốt. Tuy nhiên, giá thành còn cao nên chưa được các nhà sản xuất trong nước sử dụng nhiều. Gần đây, nhập khẩu từ thị trường này cũng tăng mạnh mẽ, nhất là từ Nhật, trong đó tăng chủ yếu là từ quỹ hộ trợ ODA, dẫu vậy điều này vẫn chưa thực sự có ý nghĩa vì mặt hàng mua từ quỹ này lại là Xút, Sođa Trung Quốc trong khi vay tiền Yên Nhật là một đồng tiền không ổn định. + Thị trường Nga: Đây là thị trường truyền thống của Công ty. Sau nhiều năm làm ăn với thị trường này, đến nay, mặc dầu khối XHCN tan rã, kèm theo những biến động to lớn về kinh tế, xã hội và chính trị nhưng Công ty vẫn duy trì được một số bạn hàng ở đây. Dẫu vậy, khó khăn lớn nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường này vẫn là khâu thanh toán. Công ty đang cố gắng khôi phục lại thị trường này bằng cách cử đại diện thường trú của mình sang Nga để đàm phán. Những mặt hàng có thể nhập từ đây là DOP, chất dẻo. Hiện nay, Công ty xác định cách thức làm việc với thị trường này là mua bán, trao đổi hàng trực tiếp với những Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có giấy phép xuất nhập khẩu hoặc các tổ chức, cá nhân người Việt kinh doanh ở Nga. Khi quan hệ ngoại thương trở lại ổn định, kinh tế xã hội phát triển sẽ ký kết các hợp đồng dài hạn. + Những thị trường mới sau khi Mỹ bãi bỏ cấm vận: Sau khi Mỹ bãi bỏ cấm vận, một số Doanh nghiệp Đức, Hà Lan đã gặp gỡ lãnh đạo Công ty để làm quen và tìm quan hệ làm ăn. Đây là thị trường có nền công nghiệp hiện đại, có khả năng cung cấp các loại Hoá chất công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, nó còn quá mới nên Doanh nghiệp còn cần có thời gian để tìm hiểu và từng bứơc tạo lập quan hệ buôn bán với khu vực này và tìm kiếm đối tác xây dựng sản xuất trong nước. Thị trường trong nước: Thị trường trong nước là thị trường quan trọng nhất đối với công ty, nó bao gồm thị trường mua và thị trường bán. + Thị trường mua: Ngoài nguồn mua từ nước ngoài, Công ty cũng lập được nhiều mối quan hệ với các nhà sản xuất trong nước. Lưọng hàng mua trong nước nhìn chung đạt thấp khoảng 5% tổng lượng hàng mua vào của Công ty, trong đó chủ yếu là Xút. Mặc dù Xút sản xuất trong nước chủ yếu là Xút lỏng có giá thành chỉ bằng 70% Xút nhập ngoại (có cả Xút lỏng, cả Xút khó vận chuyển. Sở dĩ như vậy là vì các nhà sản xuất mới làm ăn chưa đi vào ổn định, công nghệ lạc hậu, quản lý chưa chặt chẽ, nguyên liệu đầu vào có chất lượng chưa cao nên sản phẩm sản xuất ra chất lượng chưa tốt mà giá thành lại cao. Một nguyên nhân khác dẫn đến mua nội địa còn ít là bản thân nhiều nhà sản xuất thường tự bán trực tiếp sản phẩm ra thị trường nên có giá thành hạ hơn do không phải cộng thêm chi phí. Hoà nhập với sự phát triển chung của ngành công nghiệp trong nước, các nhà sản xuất trong nước chắc chắn sẽ từng bước đầu tư để nâng cao chất lượng cũng như sản lượng. Thêm nữa, quá trình đầu tư để nâng cao chất lượng cũng như sản lượng. Thêm nữa, quá trình chuyên môn hoá sẽ tác động và phân công lại thành một số Doanh nghiệp chuyên phân phối, một số Doanh nghiệp chuyên sản xuất, nên Công ty còn có cơ hội tăng tỷ trọng của mua nội địa. + Thị trường bán: Đây được coi là thị trường sống còn đối với Công ty, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thị trường mua. Mặt hàng Hoá chất chiếm doanh số bán ra chủ yếu hiện nay của Công ty là Xút, Soda( trước đây còn có DBSA là một loại Hoá chất được dùng rất nhiều trong tẩy rửa nhưng hiện nay đã bị cấm sử dụng do độc hại với môi trường và có khả năng gây ung thư cho người). Đây là những vật tư chủ yếu, cơ bản cho nhiều ngành công nghiệp nhẹ trong nước như Dệt, Tốy rửa, Giấy, Thuỷ tinh. Sau khi mua hàng về, Công ty sẽ tổ chức dự trữ và phân phối cho các kế hoạch có nhu cầu trong nước. d./ Đặc điểm về điều kiện trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty: Đây là một mặt hết sức quan trọng phản ánh năng lực hoạt động kinh doanh của Công ty trong hiện tại và tương lai. Trụ sở chính của Công ty đặt tại 70 Hàng Mã- Hoàn Kiếm- Hà Nội với diện tích 726 m, diện tích sử dụng là 1134m. Khu văn phòng làm việc của Công ty đạt tiêu chuẩn tương đối cao. Khu vực Sài Đồng: có 6200m kho và bãi chứa hàng hoá cùng với 6723m khu vực sản xuất gỗ dán. Khu vực kho Từ Liêm có diện tích khá lớn là 10.000m. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc lưu trữ hàng hoá ở Công ty và giúp Công ty mở rộng liên doanh, liên kết trong thời gian tới. Bên cạnh đó, có thể khai thác việc cho thuê kho tàng, bến bãi. Tại khu vực Hà nội, Công ty có các cửa hàng nhưng sự phân bố chưa đựơc hợp lý, một số cửa hàng quá nhỏ bé cả về doanh số lẫn lao động, một số xí nghiệp khác lại quá đông lao động. Ngoài ra, Công ty lại có các chi nhánh tại các tỉnh như Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Hiện nay, Công ty đang chuẩn bị đầu tư vốn, kỹ thuật, cho trung tâm dịch vụ 265 Cầu giấy thành trung tâm khoa học kỹ thuật lớn vừa kinh doanh, vừa làm dịch vụ kỹ thuật. 6./ Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2002-2004. Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2003/2002 2004/2003 CL Tỉ lệ CL Tỉ lệ Tổng DT 231034 267023 251483 35989 15,585 -15540 -5,81 Tổng CP 217395 249017 235773 31622 14,545 -13,244 -9,47 Giá vốn 204263 233608 232320 29345 14,366 -1288 -0,55 Chi phí KD 13132 15409 3453 2277 17,339 -11956 -77,59 Lợi Nhuận Trước thuế 474 552 1060 78 16,45 508 92,02 Nộp NSNN 13.317 17.631 14.947 4314 32,39 -2684 -15,22 Lợi Nhuận Sau thuế 322 375 763 53 14,13 388 103,41 Thu nhập bq/ tháng/ người 1,2 1,3 1,3 0,1 8,33 0 0 Tổng thu Nhập 4435,2 4758 3775,2 322,8 7,28 -982,8 -20,65 Nhận xét : từ số liệu ở bảng trên cho ta thấy: +Tổng doanh thu của toàn công ty: Doanh thu năm 2003 so với năm 2002 tăng 35989 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 15,58%. Tuy năm 2003 kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhưng Công ty kiên trì chỉ đạo thực hiện chủ trương “ kinh doanh lấy hiệu quả làm mục tiêu”, Nên các đơn vị trong toàn công ty đều có lợi nhuận. Doanh thu bán hàng năm 2004 là 251.483 trđ. Trong khi đó năm 2003 là 267.023 trđ. Như vậy so với năm 2003 doanh thu giảm 15540 trđ, tương ứng với tỷ lệ giảm 5,81% so với năm 2003. Năm 2004 là năm mà công ty có những kế hoạch chuyển mình từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần. Do đó mà doanh thu năm 2004 bị giảm đi một chút. Và đây cũng là năm có nhiều diễn biến phức tạp, thị trường thế giới bị tác động bởi những cuộc khủng bố dẫn đến giá cả nguyên vật liệu nhất là dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ biến động thất thường, gây tổn thất trầm trọng về kinh tế xã hội cho những nước này đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Với quyết tâm của đảng uỷ, hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc công ty và với sự phấn đấu của cán bộ công nhân viên toàn công ty đã thực hiên được. Tổng doanh thu bán 6 tháng cuối năm là 133 tỷ 364 triệu đồng , so với kế hoạch đạt 127,07% đưa giá trị bán cả năm đạt 251483 trđ. Như vậy sáu tháng cuối năm hiệu quả kinh doanh có bước đột phá. +./ Tổng chi phí: Năm 2003 so với năm 2002 tăng 31622 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 14,545%. Tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí năm 2003 so với năm 2002 vẫn còn nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Điều này được đánh giá là hợp lý. Chứng tỏ công ty đã có giải pháp tiết kiệm chi phí góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Năm 2004 so với năm 2003 tổng chi phí giảm 13244 trđ tương ứng với tỷ lệ giảm là 9,47% điều này là phù hợp bởi vì năm 2004 doanh thu giảm 15585 trđ, tương ứng với tỷ lệ giảm là 5,81%. Như vậy là năm 2004 tốc độ giảm của doanh thu nhỏ hơn tốc độ giảm chi phí, còn năm 2003 tốc độ tăng của doanh thu lơn hơn tốc độ tăng của chi phí. Điều này được đánh giá là hợp lý, công ty đã biết cách sử dụng đồng vốn của mình. Tuy vậy công ty cần phải có những giải pháp tích cực hơn nữa trong việc tiết kiệm chi phí kinh doanh. Nguyên nhân năm 2004 bị lãng phí chi phí là do năm 2004 giá cả biến động lớn, tăng nhanh do vậy mà công ty không thể điều chỉnh ngay được trong kỳ kinh doanh tới, doanh nghiệp cần phải đề ra những biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản chi phí và đề ra những khoản chi phí sao cho phù hợp với doanh thu. + Nộp ngân sách: Bên cạnh doanh thu vấn đề nộp ngân sách nhà nước cũng được công ty hết sức quan tâm, các khoản nộp ngân sách nhà nước đều đúng và phù hợp với chế độ qui định. Trong 3 năm (2002-2004) các khoản nộp ngân sách nhà nước của công ty lúc tăng lúc giảm. Năm 2003 so với năm 2002 tăng 4314 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 32,39%. Năm 2004 so với năm 2003 giảm 2684 trđ, tưong ứng với tỷ lệ giảm là 15,22%. Có được kết quả này do tổng doanh thu của công biến đổi năm 2003 doanh thu tăng so với năm 2002, nhưng năm 2004 doanh thu bị giảm so với năm 2003. + Lợi nhuận sau thuế: Năm 2003 so với năm 2002 tăng 53 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 14,13% . Năm 2004 so với năm 2003 tăng 388 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 103,41%. Phần lợi nhuận này hàng năm được phân bổ vào các quỹ như: quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm: trích 5% và phân bổ vào quỹ phúc lợi – khen thưởng . + Thu nhập bình quân người/tháng của công ty tăng qua các năm cụ thể : Năm 2003 so với năm 2002 tăng 0,1 trđ tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,33%. Năm 2004 so với năm 2003 vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên tổng thu nhập của công ty qua các năm lại thay đổi do số lao động thay đổi. Năm 2003 so với năm 2002 tăng 322,8 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 7,28%. Năm 2004 so với năm 2003 giảm 982,8 trđ, tương ứng với tỷ lệ giảm là 20,65%. Nguyên nhân này là do lao động của công ty giảm nên tổng thu nhập bình quân giảm. Với những số liệu trên, phần nào phản ánh được hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Mặc dù vẫn còn một số tồn tại nhưng nhìn chung công ty đã có chính sách và tính toán đúng đắn, linh hoạt trong việc ra quyết định đảm bảo vừa phát triển kinh doanh đồng thời nộp ngân sách nhà nước mà vẫn có lãi. II./ Phân tích thực trạng công tác mua hàng của công ty Cổ Phần Hoá Chất và Vật Tư KHKT Hà Nội (2002-2004). 1./ Phân tích tình hình mua hàng theo nhóm hàng và mặt hàng chủ yếu. - Đối với các doanh nghiệp thương mại, mua hàng là yếu tố rất quan trọng vì hàng hoá mua vào là để bán ra. Do đó các doanh nghiệp phải tiến hành phân tích tình hình mua vào theo từng mặt hàng, nhóm hàng chủ yêú để thấy được sự biến động làm cơ sở căn cứ cho việc lựa chọn nguồn hàng có lợi, mang lại hiệu quả kinh doanh. Bảng 2. Tình hình mua hàng theo nhóm hàng. Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2003/2002 2004/2003 CL % CL % Tổng trị giá mua 222845 241809 253710 18964 8,51 11911 4,93 Hoá chất 108903 100850 130147 -8053 -7,39 29297 29,05 Vật liệu điện 3840 559 0 -3281 -85,44 -559 -100 Vật tư khkt 105021 132879 116711 27858 26,54 -16168 -12,17 Hàng khác 5081 7521 6862 2440 48,02 -659 -8,76 Nhận xét: Qua bảng biểu trên, ta thấy tổng giá trị mua năm 2003 so với năm 2002 tăng 18964 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,5%. Mặt hàng kinh doanh vẫn là Hoá chất công nghiệp, vật liệu điện, vật tư khoa học kỹ thuật, hàng hoá tổng hợp khác nhưng chủ yếu vẫn là Xút, Sođa, Cáp điện... Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của doanh số mua vào là do các nhóm hàng mua thay đổi, cụ thể là: Nhóm hàng Hoá chất công nghiệp giảm 8053 trđ, tương ứng với tỷ lệ giảm là 7,39%. Nhóm hàng Vật liệu điện giảm 3281 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 26,53%. Nhóm hàng Vật tư khoa học kỹ thuật tăng 27858 trđ, tương ứng với tỷlệ tăng là 26,53%. Nhóm hàng tổng hợp khác tăng 2440 trđ, tương ứng với tỷlệ tăng là 48,02%. Nói chung là hiệu quả kinh doanh của công ty năm 2003 là tốt, công ty biết cách cân đối mua bán, không để tồn kho nhiều. Năm 2004 so với năm 2003, doanh số mua vào tăng 11911 trđ tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,93%. Đi sâu vào phân tích từng mặt hàng ta thấy: Nhóm hàng hoá chất công nghiệp tăng 29297 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 29,05%. Nhóm hàng Vật tư KHKT giảm 16168 trđ, tương ứng với tỷlệ giảm là12,17%. Nguyên nhân chủ yếu là do không thực hiện gần 30 tỉ nhập uỷ thác của trung tâm dịch vụ kỹ thuật. Các mặt hàng khác cũng giảm 659 trđ so với năm 2003, tương ứng với tỷ lệ phần trăm giảm là 8,76%. Nhìn chung thì do năm 2004 có nhiều biến cố xẩy ra, điều này nó ảnh hưởng đến giá cả hàng nhập và chi phí đầu vào tăng lên. Điều này làm hoạt động mua hàng bị kém đi. 2/ Tình hình mua hàng theo địa bàn kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp thương mại, mua hàng là để bán cho người tiêu dùng. Chính vì vậy tại các địa bàn kinh doanh thì hàng mua phải phù hợp với địa bàn đó. Do vậy các doanh nghiệp thương mại cần cứ cho việc lựa chọn nguồn hàng có lợi, mang lại hiệu quả kinh doanh. Bảng 3: Phân tích tình hình mua hàng theo địa bàn kinh doanh. Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2003/2002 2004/2003 CL % CL % Tổng trị giá mua 222845 241809 253720 18964 8,51 11911 4,93 Hà nội 177779 174307 177894 -3472 -1,95 3587 2,105 CN Hải phòng 1378 2157 3186 779 56,53 1029 47,71 CN Đà Nẵng 9643 9498 9658 -145 1,5 160 1,68 CN Bình định 2314 5125 6325 2811 121,47 1200 23,41 CN TP. HCM 23933 37135 42248 13202 55,97 5113 13,77 CN Cần Thơ 5822 7334 8435 1512 25,97 1101 15,01 Gia Lâm 4290 6253 5974 1963 45,75 -279 -4,46 Nhận xét: Tổng trị giá mua hàng năm 2003 so với năm 2002 tăng 18964 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,5%. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của doanh số mua vào là do tại các địa bàn kinh doanh, nhu cầu mua thay đổi cụ thể là: Tại địa bàn Hà nội, hàng hoá mua vào giảm 3472 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 1,95%. Tại chi nhánh Hải phòng, Hàng hoá mua vào tăng 779 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 56,53%. Tại chi nhánh Đà Nẵng, hàng hoá mua vào giảm 145 trđ, tương ứng với tỷ lệ giảm là 1,5%. Tại chi nhánh Bình Định, hàng hoá mua vào tăng 2811 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 121,47%. Tại chi nhánh TP.HCM, hàng hoá mua vào tăng 13202 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 51,16%. Tại chi nhánh Cần Thơ, hàng hoá tăng 15,12 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 25,97%. Tại địa bàn Gia Lâm, hàng hoá tăng 1963 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 45,75%. Nói chung là hiệu quả kinh doanh tại các địa bàn kinh doanh cả nước của công ty năm 2003 là tốt hơn so với năm 2002. Công ty biết cách điều chỉnh lượng hàng mua phù hợp với nhu cầu trong nước và nước ngoài, phù hợp với từng địa bàn kinh doanh. Tổng giá trị mua năm 2004 so với năm 2003 tăng 11911 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,93%. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của doanh số mua vào là do tại các địa bàn kinh doanh nhu cầu mua thay đổi cụ thể là: Tại địa bàn kinh doanh Hà Nội, hàng hoá muâ vào tăng 3587 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 2,105%. Tại chi nhánh Hải Phòng, hàng hoá mua vào tăng 1029 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 47,71%. Tại chi nhánh Đà Nẵng, hàng hoá mua vào tăng 160 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 1,68%. Tại chi nhánh Bình Định, hàng hoá mua vào tăng 1200 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 23,41%. Tại chi nhánh TP.HCM, hàng hoá mua vào tăng 5113 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là13,77%. Tại chi nhánh Cần Thơ, hàng hóa mua vào tăng 1101 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 15,01%. Tại địa bàn Gia Lâm, hàng hoá mua vào giảm 279 trđ, tương ứng với tỷ lệ giảm là 4,46%. Nhìn chung năm 2004 giá trị mua hàng trên các địa bàn kinh doanh của công ty trong nước đều tăng, chỉ có xí nghiệp Gia Lâm là mua giảm. Nguyên nhân là do Xí Nghiệp Gia Lâm tự sản xuất được một số mặt hàng mà trước đây phải nhập khẩu. Lý do nữa là do giá cả năm 2004 đều tăng chủ yếu là giá hàng nhập khẩu tăng lên làm cho giá trị mua hàng tăng, thêm vào đó ảnh hưởng của tình hình trong nước như cúm gà, sart, lũ lụt làm cho vận chuyển đi lại khó khăn dẫn đến giá mua tăng. Mặc dù có khả khăn nhưng giám đốc và cán bộ quản lý công ty cũng đã điều chỉnh được phù hợp với nhu cầu trong nước trên các địa bàn công ty kinh doanh. 3/Tình hình mua hàng của công ty theo hình thức mua. Đối với doanh nghiệp thương mại thì mua hàng trong nước hay ngoài nước đều là mục đích cung cấp cho thị trường tiêu dùng. Để kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp nên biết được hàng hoá đó ở đâu, và mua với giá như thế nào. Mục đích của mua hàng là mua với lượng hàng mà giá cả phải chăng nhưng chất lượng cũng phải tối ưu. Muốn làm tốt việc này thì doanh nghiệp cần phải phân tích tích hình mua hàng của doanh nghiệp theo hình thức mua. Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2003/2002 2004/2003 Số tiền TT% Số tiền TT % Số tiền TT% Số tiền Tỉ Lệ TT % Số tiền Tỉ Lệ TT% Tổng Trị giá mua 222845 100 241809 100 253720 100 18964 8,51 0 11911 4,93 0 Hàng Nhập khẩu 122800 55,1 143872 59,49 147976 58,32 21072 17,16 4,39 4104 2,85 -1,17 Qua bảng trên cho ta nhận xét như sau: - Luợng hàng hoá mua ngoài nước (nhập khẩu) từ các nước chiếm tỷ trọng cao hơn so với mua nội địa. Qua các năm hàng mua nhập khẩu càng ngày càng tăng, cụ thể là: Năm 2002 doanh số mua vào nhập khẩu là 122800 trđ, chiếm 55,1% trên tổng doanh số hàng hoá mua vào của toàn công ty. Năm 2003 doanh số mua vào nhập khẩu là 143872 trđ, chiếm 59,49% trên tổng doanh số hàng hoá mua vào của toàn công ty. Tăng 21072 triệu đồng,tương ứng với tỉ lệ tăng 17.16%, tỷ trọng tăng 4.39% so với năm 2002. Năm 2004 doanh số mua vào nhập khẩu là 147.976 tr đồng chiếm 58.32% trên tổng doánh số hàng hoá muavào của toàn công ty. Tăng 4104 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 2,85%, tỷ trọng giảm 1,17% so với năm 2003. - Lượng hàng mua trong nước chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, qua các năm hàng mua trong nước luôn biến động lúc tăng lúc giảm, cụ thể là: Năm 2002, doanh số mua hàng trong nước là 100045 trđ, chiếm tỷ trọng 44,9% trên tổng doanh số hàng hoá mua

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2 (2).doc
Tài liệu liên quan