Chuyên đề Nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại và Dịch vụ Bảo Vệ Việt Á

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ BẢO VỆ VIỆT Á 5

I. Những thông tin chung về công ty 5

II. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty 5

1. Lịch sử hình thành 5

2. Quá trình phát triển 6

III. Cơ cấu tổ chức của công ty 7

1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 7

2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trong hệ thống tổ chức của công ty 9

IV. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty 12

1. Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh 12

2. Đặc điểm về nhân sự 13

3. Đặc điểm về cơ sở vật chất 14

4. Đặc điểm về thị trường 16

5. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh 18

6. Đặc điểm về nguồn vốn 18

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG CÔNG TY 20

I. Công tác lập kế hoạch nhu cầu nhân sự và tình hình thực hiện 20

1. Căn cứ lập kế hoạch nhu cầu nhân sự 20

2. Phương pháp lập kế hoạch 20

II. Công tác tuyển dụng nhân sự 23

1. Tiêu chuẩn tuyển dụng 23

2. Quy trình, phương pháp tuyển 24

III. Công tác đào tạo, tập huấn nhân sự 29

1. Đối với cán bộ nhân viên khối văn phòng 29

2. Đối với nhân viên bảo vệ 29

IV. Thực trạng chất lượng đội ngũ nhân sự và tình hình sử dụng 33

1. Cơ cấu lao động 33

2. Tình hình sử dụng lao động 40

3. Hiệu quả sử dụng lao động 43

4. Công tác thù lao lao động 46

V. Đánh giá hoạt động công tác quản trị nhân sự trong công ty 49

1. Ưu điểm 49

2. Nhược điểm 50

3. Nguyên nhân 51

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG CÔNG TY 52

I. Định hướng phát triển của Công ty đến năm 2020 52

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự trong công ty 52

1. Hoàn thiện công tác tuyển chọn lao động 52

2. Hoàn thiện công tác đào tạo lao động 54

3. Hoàn thiện công tác đánh giá định kỳ nhân viên 55

4. Hoàn thiện công tác phân phối thu nhập 62

5. Tổ chức thêm các hoạt động khuyến khích tinh thần cho nhân viên, góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp 63

III. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước 64

KẾT LUẬN 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2463 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại và Dịch vụ Bảo Vệ Việt Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, Hải Dương, Nam Định, Phú Thọ,… Phòng Hành chính – Nhân sự chịu trách nhiệm trong việc đăng tuyển nhân viên bảo vệ trên các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời tiếp nhận hồ sơ từ các đầu mối tuyển dụng. Tiếp theo, phòng Hành chính – Nhân sự tiếp nhận hồ sơ nhân viên bảo vệ sau khi đã hoàn thành đầy đủ các loại giấy tờ yêu cầu (hồ sơ theo mẫu riêng công ty phát hành). Hồ sơ tuyển dụng sau khi phát hành và người lao động đã hoàn thiện được tập hợp về phòng Hành chính – Nhân sự kiểm tra lần cuối để kịp thời bổ sung đầy đủ. Phòng Nghiệp vụ - Đào tạo sẽ tổ chức khám tuyển kiểm tra sức khỏe cho nhân viên tuyển dụng theo tiêu chuẩn tuyển dụng của công ty. Nếu đạt tiêu chuẩn sẽ được phòng Nghiệp vụ - Đào tạo xác nhận qua vòng kiểm tra và đến vòng phỏng vấn. Căn cứ vào kết quả sơ tuyển, phòng Hành chính – Nhân sự sẽ phỏng vấn trực tiếp để xác định nhân thân, cách thức giao tiếp, trình độ, học thức của ứng viên. Nếu qua được vòng này, từ phòng Nghiệp vụ - Đào tạo sẽ cấp giấy tiếp nhận cho học viên để làm căn cứ tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ bảo vệ - vệ sỹ chuyên nghiệp. Sơ đồ 2: Quy trình tuyển dụng nhân viên bảo vệ Đăng tuyển nhân viên bảo vệ qua các phương tiện thông tin đại chúng Tiếp nhận hồ sơ Kiểm tra, bổ sung đầy đủ hồ sơ Khám tuyển sức khoẻ Phỏng vấn trực tiếp Cấp giấy tiếp nhận học viên Bảng 6: Số lượng nhân viên bảo vệ được tuyển dụng qua các thời kỳ (Đơn vị: Người) Thời kỳ 6 tháng đầu năm 2006 6 tháng cuối năm 2006 6 tháng đầu năm 2007 6 tháng cuối năm 2007 Số lượng 20 31 41 72 (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự) Kết hợp bảng số liệu nhân viên bảo vệ tuyển dụng và bản kế hoạch tuyển dụng ở trên ta có được biểu đồ sau: Biểu đồ 3: Số lượng nhân viên bảo vệ kế hoạch và thực tế qua các thời kỳ Qua biểu đồ trên ta có thể thấy được năm 2006, công tác tuyển dụng không đạt được kế hoạch đề ra, tính cả năm chỉ được 60% kế hoạch, thiếu hụt nhân viên. Nhưng đến năm 2007, do cải cách lại bộ máy quản lý, tình hình đã được thay đổi, cả hai thời kỳ trong năm đã vượt mức kế hoạch, không gây nhiều áp lực cho công tác bố trí, sắp xếp nhân viên ở các vị trí bảo vệ. Ngoài ra, số lượng nhân viên bảo vệ phát triển nhiều như vậy cũng đặt ra những khó khăn trong việc quản lý người lao động khi mà bộ phận quản lý thay đổi không đáng kể về nhân sự. Công tác đào tạo, tập huấn nhân sự Đối với cán bộ nhân viên khối văn phòng Nhân sự sau khi được tuyển dụng vào công ty, tùy theo yêu cầu nhiệm vụ công tác có thể được đào tạo và tập huấn thêm về chuyên môn, quản lý. Trong công ty việc huấn luyện và đào tạo không chủ là trách nhiệm của riêng phòng Hành chính – Nhân sự mà là của mọi đơn vị phòng ban. Đào tạo là một quá trình tương đối thường xuyên và liên tục. Khi mới nhận vào làm việc, tất cả các nhân viên khối văn phòng đều phải tham gia một khóa đào tạo cơ bản nhằm giúp nhân viên hiểu rõ hơn về công việc của mình sẽ làm cũng như quyền và nghĩa vụ đối với công ty. Đối với nhân viên bảo vệ Do đặc thù nghề nghiệp, sau khi được tuyển dụng và đóng học phí, học viên sẽ được học qua lớp đào tạo bảo vệ - vệ sỹ chuyên nghiệp trong vòng 1 tháng. Phòng Nghiệp vụ - Đào tạo chịu trách nhiệm chính trong việc đào tạo nghiệp vụ cho học viên như lên kế hoạch, giảng dạy, tổ chức giảng dạy, mời giáo viên giảng dạy và quản lý nghiệp vụ. Những đối tượng được học đào tạo nhân viên bảo vệ mục tiêu phải dựa trên cơ sở đã được khám tuyển và đạt được các tiêu chuẩn do công ty đề ra trong các vòng sơ tuyển về lý lích, sức khỏe, đạo đức. Học viên đào tạo được huấn luyện và học các môn sau: Điều lệnh, đội ngũ Võ thuật Pháp luật hình sự Việt Nam – Tội phạm Nghiệp vụ bảo vệ, các phương pháp viết biểu mẫu Sử dụng các phương tiện phòng cháy, chữa cháy Riêng đối với điều lệnh, đội ngũ, võ thuật sẽ có giáo viên chuyên nghiệp đang công tác tại các đơn vị công an, bộ đội đảm nhận. Các học viên sau khi hoàn thành cơ bản chương trình đào tạo về lý thuyết tại cơ sở sẽ được điều động tham gia công tác tập việc tại các mục tiêu khoảng 1 tuần. Trong quá trình thực tập, các học viên sẽ được nhân viên bảo vệ đang làm việc tại các mục tiêu kèm cặp hướng dẫn công việc theo các ca bảo vệ và sẽ ở tập trung cùng nhân viên các đội. Chế độ đi lại, ăn uống sinh hoạt của học viên trong quá trình thực tập được tính theo định mức của các nhân viên chính thức. Địa điểm đào tạo, tập huấn thay đổi theo từng khoá học, phù thuộc vào số lượng học viên, hợp đồng ký kết giữa công ty và đơn vị chủ quản, công ty thường chọn là các trường trung học, học viện Cảnh Sát Nhân Dân – Hà Nội, các cơ quan trường học trên địa bàn Hà Nội Dù ở vị trí nào, địa điểm đào tạo cũng phải phù hợp với sự đóng góp kinh phí của học viên và đảm bảo phải có lợi nhuận cho kinh doanh đào tạo, huấn luyện nhân viên bảo vệ. Vì vậy chọn địa điểm đào tạo phải có những yêu cầu sau đây: Phải đảm bảo môi trường vệ sinh: Nơi học, nhà ở phải thoáng mát, đủ tiêu chuẩn về môi trường vệ sinh; điện, nước phải đảm bảo thường xuyên; nơi ăn pải sạch sẽ thoáng máy, bàn ghế đầy đủ cho 50 – 100 học viên ăn hàng ngày. Phải đảm bảo môi trường sư phạm: Có phòng học đảm bảo đủ bàn ghế, bảng, quạt điện cho từ 50 – 100 học viên; có sân tập luyện thường xuyên; có đội ngũ giáo viên có trình độ sự phạm và chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm nghề nghiệp. Sau khóa học, công ty có tổ chức các buổi kiểm tra, phân loại học viên, cấo chứng chỉ đào tạo bảo vệ chuyên nghiệp rồi sau đó sắp xếp công việc ngay cho các nhân viên bảo vệ mới này. Các học viên có kết quả tốt sẽ được ưu tiên bố trí công tác trước. Trong quá trình đang đào tạo hoặc thực tập, nếu công ty có các hợp đồng bảo vệ mục tiêu phát sinh cần nhân lực chính thức từ lớp đào tạo thì ưu tiên bố trí công tác các trường hợp đã qua lực lượng vũ trang hoặc có quá trình học tập rèn luyện tốt. Học viên sẽ phải kiểm tra 3 môn học chính là Võ thuật, Pháp luật và Nghiệp vụ. Vào tháng 3 năm 2008 (khoá học gần đây nhất), công ty có 56 học viên đến từ các tỉnh Hà Nội, Thanh Hoá, Thái Bình, Ninh Bình, Phú Thọ,… về nhập học. Sau thời gian nhập học 2 ngày có 1 học viên xin về đi học Cao Đẳng và 1 học viên xin thôi học vì có giấy tuyển dụng đi làm theo ngành nghê đã học trước đó. Như vậy, tổng số là 54 học viên học bắt đầu từ ngày 1/3/2008 đến ngày 31/3/2008. Bảng 7: Thống kê điểm của học viên tháng 3/2008 (Đơn vị tính: Người) Điểm Môn 5 6 7 8 9 Tổng cộng Pháp luật 13 17 13 10 1 54 Võ thuật 0 10 32 12 0 54 Nghiệp vụ 6 18 19 9 2 54 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ - Đào tạo) Với môn thi Pháp luật, công ty áp dụng phương pháp kiểm tra vấn đáp với 7 đề và 14 câu hỏi khác nhau, có 44% học viên đạt khá giỏi, còn lại là điểm trung bình, không có học viên không đạt yêu cầu. Về môn Nghiệp vụ bảo vệ đã áp dụng kiểm tra viết với 5 đề và 10 câu hỏi khác nhau, có 56% học viên đạt khá giỏi, 44% học viên đạt yêu cầu, không có học viên dưới điểm trung bình. Cuối cùng, môn điều lệnh đội ngũ và võ thuật đã tổ chức kiểm tra theo đội hình tiểu đội và từng cặp đấu trên bãi tập. Kết qua cho thấy số học viên đạt loại khá về võ thuật là 79%, còn 21% là học viên đạt yêu cầu. Tổng kết lại, kết quả kiểm tra 3 môn học chính cho thấy có gần 60% học viên đạt loại khá và 40% học viên đạt loại trung bình và đặc biệt khoá này không có học viên nào phải xét lại điểm xem có đạt yêu cầu hay không. Bảng 8: Báo cáo kinh phí đào tạo tháng 3/2008 (Đơn vị tính: VNĐ) TT KHOẢN THU/CHI ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN 1 Học phí 1.200.000 đ/người x 54 người 64.800.000 2 Tiền bán hồ sơ 10.000 đ/bộ x 54 bộ 540.000 A. TỔNG THU 65.340.000 1 Giảng võ thuật 10.000đ/giờ x 36 giờ 360.000 2 Thiết bị thực hành PCCC 500.000 3 Lý thuyết 30.000đ/giờ x 6 giờ x 26 ngày 4.680.000 4 Chi ăn 300.000 đ/người/tháng x 54 người 16.200.000 5 Chi ở 200.000 đ/người/tháng x 54 người 10.800.000 6 Chi thuốc, nước giáo viên 15.000 đ/ngày x 26 ngày 390.000 7 Chi khai giảng, bế giảng 2.000.000 8 Thuê xe ô tô 500.000đ x 2 lượt 1.000.000 9 Thông báo tuyển sinh 3.000.000 10 Chi phí khác 2.000.000 B. TỔNG CHI 40.930.000 C. LỢI NHUẬN CÒN LẠI (A) - (B) 24.410.000 (Nguồn: Ban Tài Chính - Kế Toán) Nhìn vào báo cáo tình hình kinh phí đào tạo của tháng 3 năm 2008 vừa qua ta có thể thấy rằng hoạt động đào tạo cũng là một hoạt động đem lại lợi nhuận cho công ty với số tiền khoá này đem lại là hơn 24 triệu. Tuy nhiên công ty không nên quá chú trọng phần lợi nhuận này mà nên chú trọng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên bảo vệ. Có làm được như thế thì chất lượng nhân viên mới có thể đảm bảo, có thể làm hài lòng khách hàng của mình. Thực trạng chất lượng đội ngũ nhân sự và tình hình sử dụng Cơ cấu lao động Là doanh nghiệp hoạt động trên cả hai lĩnh vực Thương Mại và dịch vụ với hơn 30 vị trị bảo vệ trên toàn lãnh thổ Việt Nam, chủ yếu là các Ngân hàng, công trường xây dựng, công ty, tòa nhà nên số lượng lao động của công ty là tương đối cao. Số lượng lao động của công ty tính đến tháng 3/2008 là 285 người, ngoài ra không kể đến số nhân viên bỏ việc. Dựa vào chức năng và nhiệm vụ, lao động của công ty được chia làm hai bộ phận: + Bộ phận văn phòng (quản lý): 37 người + Bộ phận nhân viên: 258 người Dựa vào Hợp đồng lao động trong công ty được chia thành hai loại sau: + Số lao động ký hợp đồng thử việc (trong vòng 2 tháng) là 45 người, đa phần là các nhân viên bảo vệ đào tạo xong, mới bắt đầu đi làm, sẽ được hưởng 70% lương chính thức và 100% các loại phụ cấp. + Số lao động ký hợp đồng chính thức (ký từ 2 năm trở lên) là 213 người, thường là nhân viên làm việc làm việc lâu năm tại công ty, đúng chuyên môn, các cán bộ quản lý,… Cơ cấu lao động theo giới tính Do đặc thù về ngành nghề kinh doanh là bảo vệ, vì vậy nhân viên trong công ty nam chiếm đa số, lao động nữ có nhưng tập trung nhiều ở bộ phận văn phòng Bảng 9: Cơ cấu lao động theo giới tính trong công ty tính đến tháng 3/2008 (Đơn vị tính: Người) STT Đơn vị Tổng số Số nam Số nữ SL % SL % 1 HĐQT 9 7 2,58 2 14,29 2 Ban giám đốc 4 4 1,48 0 0 3 Phòng hành chính nhân sự 12 5 1,85 7 50,00 4 Phòng nghiệp vụ - đào tạo 5 4 1,48 1 7,14 5 Phòng kinh doanh 6 5 1,85 1 7,14 6 Các đội trưởng, tổ trưởng 35 35 12,92 0 0,00 7 Nhân viên bảo vệ 212 209 77,12 3 21,43 8 Nhân viên lái xe 2 2 0,74 0 0 Tổng số 285 271 100 14 100 (Nguồn: Phòng Hành Chính – Nhân sự) Qua bảng trên ta thấy, số lao động nữ chỉ tập trung ở phòng hành chính nhân sự, cụ thể là ban tài chính kế toán (có 100% là nữ), còn các bộ phận khác cũng có nhưng không đáng kể. Ở trong phòng kinh doanh, phòng nghiệp vụ, mỗi phòng chỉ có 1 lao động là nữ và nhiệm vụ chủ yếu là chuẩn bị giấy tờ, sổ sách, hợp đồng cho trưởng phòng. Ngoài ra, về nhân viên bảo vệ cũng có 3 nhân viên là nữ thường chỉ làm trong giờ hành chính ở các địa điểm, vị trí cần ngoại hình như ngân hàng, tòa nhà lớn. Cơ cấu lao động theo trình độ Lao động trực tiếp trong công ty không đòi hỏi trình độ học vấn cao, chủ yếu là tốt nghiệp trung học hoặc dạy nghề, hết quân ngũ (cũng có những vị trí yêu cầu nhân viên về ngoại ngữ) nhưng trình độ nghiệp vụ thì không thì bỏ qua. Hiện nay tất cả các lao động trực tiếp trong công ty đều đã được đào tạo đầy đủ về chuyên môn và hàng năm công ty có tổ chức kiểm tra nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên nhằm củng cố kiến thức đã được đào tạo. Bảng 10: Cơ cấu lao động theo trình độ của nhân viên bảo vệ qua các năm (Đơn vị tính: Người) Năm Trình độ 2003 2004 2005 2006 2007 Tốt nghiệp THCS 22 38 38 48 60 Tốt nghiệp PTTH 58 84 99 132 158 Qua quân ngũ hoặc dạy nghề 21 18 23 22 40 Tổng số 101 140 160 202 258 (Nguồn: Phòng Hành Chính – Nhân Sự) Biểu đồ 4: Cơ cấu lao động theo trình độ của nhân viên bảo vệ qua các năm Phân tích biểu đồ trên ta thấy số lượng nhân viên bảo vệ tốt nghiệp THPT tăng qua từng năm. Điều này cũng dễ hiểu bởi công ty ngày càng mở rộng quy mô, cần nhiều lao động phổ thông. Tuy nhiên số lao động qua quân ngũ hoặc dạy nghề là tăng không đáng kể, thậm chí có những năm giảm (năm 2004 và 2006) do nhân viên bỏ việc, chứng tỏ công ty chưa có mối quan hệ tốt với các đơn vị quân đội để có được hoạt động tuyển dụng hợp lý. Nguồn lao động này sẽ có chất lượng cao, có trình độ nghiệp vụ tốt, không phải mất thời gian đào tạo nhiều mà công ty chưa khai thác được hết. Ngoài ra công ty nên có những chính sách hợp lý, chế tài đặc biệt để giữ được nguồn lao động này Lao động gián tiếp (Khối nhân viên văn phòng) chiếm tỷ kệ không lớn nhưng đều có trình độ học vấn cao (tốt nghiệp đại học, trung cấp) và trình độ chuyên môn giỏi. Để đạt được điều đó trong quá trình tuyển chọn, công ty đã sàng lọc rất kỹ, tuyển đúng người, đúng việc, có thể kiêm nghiệm nhiều công việc khác nhau. Biểu đồ 5: Cơ cấu lao động theo trình độ của bộ phận văn phòng năm 2007 Lao động đạt trình độ đại học ở bộ phận văn phòng chiếm tới 39%, đây là con số khá cao đối với một doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực bảo vệ và thường ở các vị trí lãnh đạo như trưởng phòng, kế toán trưởng. Những lao động có trình độ trung cấp (19%) chiếm đa số trong bộ phận lễ tân, kế toán viên, trong đó có 1 nhân viên đang trong giai đoạn tập sự học việc. Mặc dù vậy số lượng lao động có trình độ cao đẳng còn khá lớn (42%), công ty cần có những biện pháp nhằm nâng cao trình độ, hoàn chỉnh kiến thức cho nhân viên của mình. Làm được điều đó nhân viên mới cảm thấy thực sự gắn bó với công ty. Bên cạnh việc quan tâm đến trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên thì tư tưởng chính trị cũng được công ty chú trọng phát triển do công ty hoạt động trong lĩnh vực nhân sự ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh còn có nhiệm vụ nâng cao phẩm chất chính trị cho đội ngũ lao động. Số lượng Đảng viên của công ty là 28 người, chiếm 10% trên tổng số cán bộ nhân viên, còn lại là lực lượng đoàn viên của công ty chiếm đa số. Về trình độ chính trị thì công ty không có trình độ chính trị cao cấp, còn trình độ chính trị trung cấp là 9 người tương đương 3% và trình độ chính trị sơ cấp là 11 người chiếm 4%. Đây là lực lượng nòng cốt quản lý công ty, khi công ty có nhu cầu về cán bộ quản lý sẽ tiến hành quy hoạch cán bộ nguồn và chọn những nhân viên có năng lực làm việc có đạo đức tốt và là Đảng viên, sẽ cử đi học các lớp về chính trị với trình độ sơ cấp và trung cấp, sẽ là lực lượng dự bị thay thế cho đôi ngũ của công ty. Hàng năm các phong trào đoàn thể cũng được công ty tổ chức. Đối với Đoàn viên thì Công đoàn tổ chức giao lưu văn nghệ, thể thao,… Đối với Đảng viên thì tổ chức tham quan học tập ngắn ngày. Chi phí cho các hoạt động này được lấy từ quỹ phúc lợi khen thưởng của công ty và phân bổ chi phí về cho các đơn vị trực thuộc. Cơ cấu lao động theo độ tuổi Với 5 năm thành lập và phát triển, hiện nay công ty đã xây dựng cho mình một đội ngũ lao động dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bảo vệ mặc dù tuổi đời còn rất trẻ. Tính đến thời điểm hiện tại, độ tuổi trung bình của các nhân viên bảo vệ là 24, là một con số tương đối lớn đối với những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Bảng 11: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của các bộ phận tính đến tháng 3/2008 Độ tuổi Bộ phận 18 - 20 20- 25 25-30 30 trở lên Tổng cộng SL % SL % SL % SL % SL % Ban lãnh đạo 2 0,78 5 1,94 6 2,33 13 5,04 Hành chính nhân sự 2 0,70 3 1,05 5 1,94 2 0,78 12 4,65 Nghiệp vụ đào tạo 1 0,39 4 1,55 5 1,94 Kinh doanh 1 0,35 3 1,05 1 0,39 1 0,39 6 2,33 Đội trưởng, tổ trưởng 15 5,26 14 5,43 6 2,33 35 13,57 Nhân viên bảo vệ 58 20,35 94 32,98 53 20,54 7 2,71 212 82,17 Lái xe 2 0,78 2 0,78 Tổng cộng 61 21,40 117 41,05 79 30,62 28 10,85 285 100 (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự) Từ bảng tổng kết trên ta có biểu đồ cơ cấu lao động theo độ tuổi như sau: Biểu đồ 5: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của nhân viên trong công ty Theo biểu đồ trên, lao động có tuổi từ 30 trở lên chỉ chiếm 10% và tập trung chủ yếu ở ban lãnh đạo công ty có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý nhân sự. Cụ thể như sau: Tổng giám đốc : 35 tuổi Kế toán trưởng : 33 tuổi Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự :45 tuổi Trưởng phòng Nghiệp vụ - Đào tạo : 60 tuổi Trưởng phòng kinh doanh : 32 tuổi Ngoài ra trong độ tuổi này còn có các đội trưởng, tổ trưởng làm lâu năm trong công ty hoặc từ các công ty khác chuyển đến. Nếu nhân viên bảo vệ trong độ tuổi này thì là bộ đã qua quân ngũ chiếm chủ yếu. Độ tuổi chiếm nhiều lao động nhất trong công ty là từ 20 – 25 (chiếm 41%) và sau đó từ 18 – 20 (chiếm 28%) tập trung chủ yếu là nhân viên bảo vệ chính thức của công ty. Đây cũng là đặc trưng riêng của ngành nghề kinh doanh dịch vụ, cần rất nhiều lao động trẻ. Tình hình sử dụng lao động Với số lượng lao động hiện tại hơn 250 người không phải là ít, sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác bố trí và sử dụng nguồn nhân lực trong công ty. Nhưng công ty đã có những điều chỉnh bổ trí một cách hợp lý và tương đối hiệu quả cao bằng cách phân công cho từng bộ phận. Đối với khối hành chính quản lý làm việc tại văn phòng làm việc: Thứ 2 đến thứ 6: Từ 8h sáng đến 17h chiều (Trưa có nghỉ giải lao 1 tiếng) Thứ 7: Từ 8h đến 12h30. Tuy nhiên tùy theo chức năng hoạt động, tình hình công việc của một số nhân viên khối văn phòng có thêm thỏa thuận làm việc đến 17h30 chiều thứ 7 hoặc đi làm vào ngày Chủ Nhật và các ngày lễ hoặc làm thêm giờ. Khi cần thiết các trưởng bộ phận sẽ thông báo lịch làm việc bố trí thời gian nghỉ bù tương ứng. Do khối lượng công việc nhiều và do đặc thù ngành nghề kinh doanh nên công ty cũng không thể áp dụng chế độ mỗi tuần làm việc 5 ngày đối với khối này mà làm việc 5 ngày rưỡi. Khi Công ty có nhu cầu sẽ yêu cầu và thoả thuận với cán bộ, nhân viên bảo vệ,... làm việc thêm giờ (kể cả ngày chủ nhật và ngày lễ) và chỉ được làm thêm giờ khi có yêu cầu của Ban Giám đốc trước khi thực hiện hoặc do nhu cầu tính chất của công việc. Tổng số giờ làm thêm trong một năm không quá 200 giờ. Ban Giám đốc, các lãnh đạo phòng, lái xe không được tính trả lương làm thêm giờ. Cán bộ, công nhân viên có số giờ làm thêm phải làm báo cáo trình Giám đốc duyệt, để làm cơ sở tính trả lương làm thêm giờ, lương làm thêm giờ mỗi tháng trả một lần. Do đặc điểm hoạt động công việc 24/24h của nhân viên bảo vệ nên nhân viên bảo vệ làm việc tại các mục tiêu phải làm việc theo sự bố trí sắp xếp theo ca (sáng, chiều, đêm) Ca 1: Từ 5h đến 13h Ca 2: Từ 13h đến 21h Ca 3: Từ 21h đến 5h sáng hôm sau Số giờ làm việc trong công ty được áp dụng ngày làm việc không quá 8 tiếng, không có chế độ nghỉ ngày thứ Bảy, Chủ Nhật. lễ, Tết, nhưng nhân viên có thể thay phiên nhau nghỉ vào một ngày nào đó khác trong tuần. Cán bộ văn phòng và nhân viên bảo vệ có thời gian công tác 12 tháng tại Công ty trong điều kiện và môi trường lao động bình thường thì được nghỉ 12 ngày làm việc mà vẫn hưởng nguyên tiền lương cơ bản, còn đối với Cán bộ văn phòng và nhân viên bảo vệ chưa có thời gian làm việc đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ sẽ tương ứng với số tháng làm việc trong năm. Số ngày nghỉ hàng năm của Cán bộ văn phòng và nhân viên bảo vệ được tăng theo thâm niên làm việc tại Công ty, cứ năm năm được nghỉ thêm một ngày. Tất cả cán bộ nhân viên khối văn phòng, nhân viên bảo vệ khi nghỉ phép phải làm đơn trình Trưởng bộ phận mình hoặc Phó giám đốc Nghiệp vụ đào tạo ít nhất là 10 ngày. Cán bộ công nhân viên công ty có thể thảo thuận với Ban lãnh đạo công ty để nghỉ hàng năm thành nhiều lần. Người làm việc ở nơi xa xôi, hẻo lánh nếu có yêu cầu được gộp số ngày nghỉ của hai năm để nghỉ một lần; nếu nghỉ gộp ba năm một lần thì phải được Tổng Giám đốc đồng ý. Cán bộ công nhân viên do thôi việc hoặc vì lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được trả lương những ngày chưa nghỉ. Khi nghỉ hàng năm, cán bộ công nhân viên được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. Tiền tàu xe và tiền lương của cán bộ công nhân viên trong những ngày đi đường do hai bên thoả thuận. Cán bộ, nhân viên bảo vệ của công ty được nghỉ việc riêng của bản thân và vẫn được hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau: Nghỉ ba ngày: Bản thân kết hôn; Bố, mẹ chết (kể cả bên vợ và bên chồng) vợ, chồng chết, con cái chết. Nghỉ một ngày: Con kết hôn. Cán bộ, nhân viên bảo vệ của công ty được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương những ngày lễ sau đây: Tết dương lịch: một ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch) Tết âm lịch: bốn ngày (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch) Ngày Chiến thắng: một ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch) Ngày Quốc tế lao động: một ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch) Ngày Quốc khánh: một ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch) Ngày Giỗ tổ Hùng Vương: một ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch) Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người Cán bộ công nhân viên Công ty được nghỉ bù vào ngày tiếp theo. Nghỉ ốm: tất cả cán bộ, nhân viên bảo vệ thuộc công ty nghỉ do ốm đau hoặc tai nạn rủi ro (không phải tai nạn lao động) mà có xác nhận của Bệnh viện cấp quận (huyện) trở lên thì được hưởng trợ cấp ốm đau, trong trường hợp nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khỏe của mình, do say rượu, hoặc dùng chất kích thích khác thì không được hưởng trợ cấp ốm đau. Mức trợ cấp ốm đau theo quy định của Bộ luật lao động quy định về chế độ bảo hiểm. Nghỉ đột xuất: cán bộ, nhân viên bảo vệ có thể nghỉ đột xuất mà không hưởng lương do người thân trong gia đình ốm nặng và những lý do chính đáng thì phải báo cáo và được sự đồng ý của người có thẩm quyền nhưng không quá 05 ngày, nếu vượt quá thời gian kể trên thì phải được sự đồng ý của Tổng Giám đốc nhưng cũng không quá 10 ngày (kể cả ngày đi đường). Căn cứ vào những quy định về thời gian làm việc và thời gian làm việc thực tế của cán bộ, nhân viên bảo vệ ở công ty Việt Á như sau: Số ngày làm việc theo chế độ bình quân = ngày lịch – ngày nghỉ chế độ (1 năm của một lao động) = 365 – (52 x 1,5 + 12 + 9) = 266 (ngày) Số ngày làm việc thực tế bình quân trong công ty của một lao động theo thống kê năm 2007 là: 251 ngày. Ta tính được hệ số sử dụng lao động theo quỹ thời gian của công ty trong năm 2007: HSSD lao động theo quỹ thời gian = Số ngày làm việc theo chế độ bình quân = 251 x 100% = 94,36% Số ngày làm việc thực tế bình quân 266 Số ngày nghỉ bình quân của công ty trong năm 2007 là: Số ngày nghỉ BQ = Số ngày làm việc theo chế độ BQ - Số ngày làm việc thực tế BQ = 266 – 251 = 15 (ngày) Lý do vắng mặt của cán bộ, nhân viên thường do công việc riêng đột xuất như người thân mất, gia đình có hỉ sự hoặc do ốm đau, … để đảm bảo năng suất và hiệu quả thời gian làm việc, công ty nên quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên để nhanh chóng giải quyết việc cá nhân, không ảnh hưởng đến công việc Hiệu quả sử dụng lao động Để đánh giá đo lường hiệu quả lao động của nhân viên trong công ty trước đây người quản lý thường dựa vào đặc tính, sở trường, tính tháo vát, nhanh nhẹn, tinh thần hợp tác và sự thân thiện để đánh giá nhân viên của mình. Ngày nay, với sự phân công lao động rõ rệt cho nên để đánh giá nhân viên của mình người quản lý dựa vào hiệu quả của công việc sử dụng lao động thông qua hiệu quả kinh tế xã hội mà công ty đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Nó thường dựa vào những chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu về năng suất lao động (W) W= Q T Trong đó: W: Năng suất lao động Q: Khối lượng sản phẩm T: Tổng số lao động Chỉ tiêu này thể hiện được hiệu quả sử dụng lao động của công ty được xác định bằng tỷ số giữa khối lượng sản phẩm đạt được trong một khoảng thời gian nhất định với số lượng lao động bình quân, tạo ra một khối lượng doanh thu thu được. Vì đây là ngành nghề kinh doanh thương mại và dịch vụ, không có quá trình sản xuất sản phẩm nên ta coi khối lượng sản phẩm chính là doanh thu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu về lợi nhuận bình quân trên một lao động N= LN T Trong đó: N: Chỉ tiêu về lợi nhuận bình quân LN: Lợi nhuận đạt được T: Tổng số lao động Chỉ tiêu này càng cao tức là lợi nhuận càng lớn nên quỹ tiền lương tăng lên, chứng tỏ việc sử dụng lao động hợp lý và có hiệu quả. Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tiền lương: Hiệu quả sử dụng tiền lương = LN ΣQuỹ lương Chỉ tiêu này cho thấy chi phí trả 1 đồng tiền lương cho người lao động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Các chỉ tiêu này tính chung toàn doanh nghiệp và tính riêng cho từng bộ phận qua sự biến đổi, tăng, giảm của các chỉ tiêu mà nhà quản lý công ty có thể đưa ra những phương án giải quyết trong việc sử dụng lao động một cách có hiệu quả hơn, tạo điều kiện tốt hơn cho việc quản lý nhân viên, tổ chức quản lý nhân lực. Bảng 12: Hiệu quả sử dụng lao động trong công ty Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Doanh thu (triệu đồng) 9.045 10.167 11.692 14.414 Lợi nhuận (triệu đồng) 1.702 1.804 1.891 2.501 Tổng quỹ lương (triệu đồng) 293 451 563 798 Số Lao Động (người) 163 205 225 285 Năng suất lao động 55,49 49,60 51,96 50,58 Lợi nhuận bình quân trên một lao động 10,44 8,80 8,40 8,78 Hiệu quả sử dụng tiền lương 5,80 4,00 3,36 3,13 Nhìn vảo bảng tính hiệu quả sử dụng lao động trong công ty ta thấy công ty đạt hiệu quả cao nhất trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại và Dịch vụ Bảo Vệ Việt Á.DOC
Tài liệu liên quan