MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 3
1.1.1. Ngân hàng thương mại và các hoạt động cơ bản 3
1.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại 3
1.1.1.2. Các hoạt động của ngân hàng thương mại 4
1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại 7
1.2. Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các ngân hàng thương mại 8
1.2.1. Lý thuyết chung về thẩm định tài chính dự án đầu tư 8
1.2.1.1. Đầu tư và dự án đầu tư 8
1.2.1.2. Thẩm định tài chính dự án đầu tư 10
1.2.2. Sự cần thiết phải thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các ngân hàng thương mại 11
1.2.3. Quy trình thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại 12
1.2.4. Nội dung thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại 13
1.2.4.1. Xác định tổng mức vốn đầu tư 13
1.2.4.2. Xác định nguồn vốn, cơ cấu vốn, sự đảm bảo của nguồn vốn tài trợ cho dự án và tiến độ bỏ vốn 13
1.2.4.3. Xác định chi phí sản xuất và giá thành 14
1.2.4.4. Xác định doanh thu và lợi nhuận của dự án 14
1.2.4.5. Xác định dòng tiền dự kiến 15
1.2.5. Phương pháp thẩm định 18
1.2.5.1. Phương pháp so sánh các chỉ tiêu 18
1.2.5.2.Phương pháp thẩm định theo trình tự 19
1.2.5.3. Phương pháp thẩm định dựa trên việc phân tích độ nhạy của dự án 19
1.2.5.4. Phương pháp dự báo 19
1.2.5.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro 19
1.3. Chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại 20
1.3.1. Khái niệm chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư 20
1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư 21
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án 22
1.3.3.1. Nhân tố khách quan 22
1.3.3.2. Nhân tố chủ quan 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 27
2.1. Vài nét về Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 27
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch I 27
2.1.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 27
2.1.1.2. Các giai đoạn phát triển của Sở giao dịch I – BIDV 27
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở giao dich I 28
2.1.2.1. Nhiệm vụ chung của Sở giao dịch I 28
2.1.2.2. Mô hình tổ chức của Sở giao dịch I 28
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I – BIDV trong những năm gần đây 32
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 32
2.1.2.2. Hoạt động tín dụng 33
2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ 34
2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Sở giao dịch I – BIDV 35
2.2.1. Quy trình thẩm định tài chính dự án tại Sở giao dịch I – BIDV 35
2.2.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án tại Sở giao dịch I – BIDV 37
2.2.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư 37
2.2.2.2. Thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn 38
2.2.2.3. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án 39
2.2.3. Giới thiệu dự án cụ thể 40
2.2.3.1. Giới thiệu về Doanh nghiệp 40
2.2.3.2. Giới thiệu dự án 40
2.2.3.3. Phân tích tài chính dự án “Đầu tư thiết bị thi công – Cẩu lốp KATO 45 tấn” 42
2.2.3.4. Báo cáo đề xuất tín dụng trình ban lãnh đạo BIDV 53
2.3. Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở giao dịch I – BIDV 55
2.3.1. Các kết quả đạt được 55
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân: 59
2.3.2.1. Hạn chế 59
2.3.2.2. Nguyên nhân 64
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I - BIDV 67
3.1. Định hướng công tác thẩm định tài chính dự án tại Sở giao dịch I – BIDV 67
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Sở giao dịch I – BIDV 67
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện nội dung, phương pháp thẩm định 67
3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức điều hành của Sở giao dịch I đối với hoạt động thẩm định tài chính dự án 69
3.2.3. Giải pháp về thu thập, phân tích thông tin liên quan đến việc thẩm định dự án đầu tư 70
3.2.4. Lựa chọn tiêu chí, tiêu chuẩn thích hợp, kết hợp các phương pháp thẩm định nhằm đánh giá toàn diện dự án đầu tư 71
3.2.5. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực 72
3.2.6. Giải pháp về công nghệ 72
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án 73
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các phòng ban có liên quan 73
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 74
3.3.3. Kiến nghị với chủ đầu tư 75
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p; thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của nhà nước và của BIDV, phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp…
w Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ: trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với giám đốc Sở giao dịch về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, triển khai thực hiện các dịch vụ ngân quỹ, chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, đảm bảo an toàn tài sản của ngân hàng và của khách hàng.
w Phòng thanh toán quốc tế: trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng; chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tác nghiệp và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của Sở giao dịch; phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận, phát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm tài trợ thương mại; nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới trong lĩnh vực tài trợ thương mại…
w Phòng kế hoạch tổng hợp:
Công tác kế hoạch tổng hợp: thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp; tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; tổ chức triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh; giúp giám đốc quản lý đánh giá tổng quan hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch.
Công tác nguồn vốn: tổ chức và thực hiện điều hành nguồn vốn, chính sách, biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn; giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ với khách hàng…
Công tác dịch vụ: xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ của Sở giao dịch, đề xuất các biện pháp, các chính sách phát triển dịch vụ của Sở Giao dịch; tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, phân tích mức độ cạnh tranh trong thị trường dịch vụ ngân hàng; xây dựng chính sách Marketing, chính sách phát triển khách hàng của Sở giao dịch; xây dựng, triển khai các chương trình quảng bá, xúc tiến kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ mới…
w Phòng điện toán: thực hiện các nhiệm vụ về công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của Sở giao dịch như đào tạo, hỗ trợ các phòng, các cán bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hỗ trợ khách hàng sử dụng các dịch vụ tiện ích và ứng dụng công nghệ cao; tham mưu, đề xuất với giám đốc về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin…
w Phòng tài chính kế toán: quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế hoạch tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động hạch toán kế toán của Sở giao dịch; thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính.
w Phòng tổ chức nhân sự: đề xuất, tham mưu, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức – nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Sở giao dịch.
w Văn phòng: thực hiện công tác hành chính như: công tác văn thư; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội quy, quy định thuộc lĩnh vực văn phòng thuộc Sở giao dịch và công tác quản trị hậu cần như: quản lý, khai thác các tài sản cố định, công cụ lao động, trang thiết bị, phương tiện vận tải, đảm bảo các công tác hậu cần, lễ tân, tiếp khách…
w Các phòng giao dịch: trực thuộc Sở giao dịch, thực hiện các nhiệm vụ giao dịch với khách hàng; huy động vốn và các hoạt động tín dụng bao gồm: quan hệ với khách hàng, quản trị tín dụng; thực hiện cung cấp các dịch vụ của ngân hàng như dịch vụ thanh toán, thu đổi ngoại tệ…
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I – BIDV trong những năm gần đây
Trong những năm vừa qua, được sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị, của Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, cùng với sự hợp tác chặt chẽ của các bạn hàng và sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ công nhân viên, Sở giao dịch I đã đạt được những kết quả khả quan. Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam cũng giống như các ngân hàng thương mại quốc doanh khác, hoạt động đa năng trong mọi lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc. Hiện nay, Sở giao dịch I đang thực hiện hầu hết các nghiệp vụ tài chính tiền tệ như: Nhận tiền gửi và thanh toán; tín dụng bảo lãnh; kinh doanh ngoại tệ; thanh toán quốc tế; bảo hiểm; chứng khoán; tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp; các dịch vụ khác (Rút tiền tự động ATM, Thẻ tín dụng, Home – Banking,…). Sở giao dịch I là đơn vị luôn dẫn đầu hệ thống Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam trong nhiều năm qua.
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Bước vào năm 2009, trước những thuận lợi cũng như những khó khăn và thách thức của nền kinh tế trong và ngoài nước, Sở giao dịch vẫn giữ vững được vị thế của mình trên địa bàn Hà Nội trong công tác huy động vốn, mặc dù Sở giao dịch phải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ các TCTD khác trên cùng địa bàn. Nguồn tiền gửi từ các tổ chức tăng trưởng qua các năm, năm 2009 đạt 18.146.825 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 90% trong tổng ngồn vốn huy động, giảm 31,5% so với năm 2008; tăng 42,1% so với năm 2007. Trong đó nguồn tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng năm 2009 đạt 6.123.410 triệu đồng giảm nhẹ so với năm 2008, tăng hơn 1,5 lần so với năm 2007, trong khi đó năm 2008 tăng gần gấp đôi so với năm 2007. Nguồn vốn huy động từ nguồn tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cũng tăng qua các năm, năm 2009 đạt 12.023.415 triệu đồng, tăng thêm 30% so với năm 2007 và giảm 33,3,% so với năm 2008. Sự suy giảm nguồn huy động trong năm 2009 là một tất yếu khi đất nước ta đang phải khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009. Lúc này nguồn vốn được đầu tư trở lại làm cho lượng vốn huy động của ngân hàng bị hạn chế hơn so với các năm trước. So với các ngân hàng khác thì hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch I trong năm 2009 đã đạt được những kết quả khá là khả quan.
Nếu năm 2006, tổng vốn huy động chỉ tăng 18% so với năm 2005 thì sang đến năm 2008 tốc độ tăng của tổng vốn huy động so với năm 2007 đã đạt mức 89%. Điều này có được là kết quả của việc không ngừng phát triển các sản phẩm, tiện ích, nâng cao ứng dụng công nghệ của ngân hàng cũng như thực hiện phong cách giao dịch văn minh, lịch sự của cán bộ ngân hàng…
Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch I vẫn còn tồn tại một số hạn chế như vốn huy động vẫn tập trung và phụ thuộc rất nhiều vào một số khách hàng, tổ chức kinh tế, tài chính lớn nên tính ổn định chưa cao. Cơ cấu các loại kỳ hạn, đặc biệt là huy động vốn trên 12 tháng đạt tỷ lệ thấp.
Bảng 2.1: Các nguồn huy động tại Sở Giao dịch I ( Năm 2007- 2009)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Vốn huy động
15.304.462
28.919.460
20.328.495
1.Tiền gửi của tổ chức
12.760.106
26.485.352
18.146.825
- TG không kỳ hạn
3.768.506
7.953.210
6.123.410
- TG cò kì hạn
8.991.600
18.532.142
12.023.415
2.Tiền gửi dân cư
2.491.021
2.355.873
2.061.139
- TG tiết kiệm
2.130.000
1.865.230
1.821.453
- Kỳ phiếu
125.350
95.023
81.265
- CCTG, trái phiếu
235.671
395.620
158.421
3. Huy động khác
53.335
78.235
120.531
(Nguồn: Phòng kế hoạch- Sở Giao dịch I- BIDV)
2.1.2.2. Hoạt động tín dụng
Trước yêu cầu của nhiệm vụ mới chuyển hoạt động sang hoạt động đa năng tổng hợp, có thể nói tín dụng là một hoạt động then chốt của hệ thống ngân hàng. Đối với riêng Sở Giao dịch I, hoạt động tín dụng là thế mạnh của Sở Giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Sở Giao dịch I luôn dẫn đầu toàn hệ thống trong công tác tín dụng, khẳng định được vị trí của mình trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế nói chung và cho hoạt động đầu tư phát triển nó riêng với doanh số cho vay tăng đều đặn trong đó tập trung chủ yếu cho các ngành công nghiệp và xây dựng.
Bảng 2.2: Bảng liệt kê hoạt động tín dụng của Sở Giao dịch I- BIDV
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tín dụng
5.099.321
5.807.045
8.008.509
1. Cho vay ngắn hạn
2.059.282
2.915.632
2.853.725
2.Cho vay trung-dài hạn thương mại
1.095.379
1.035.021
2.922.321
3. Cho vay đồng tài trợ
1.512.000
1.584.230
1.986.201
4. Cho vay kế hoạch nhà nước
161.000
18.520
905
5. Cho vay ủy thác, ODA
271.660
253.642
245.312
(Nguồn: Phòng kế hoạch- Sở Giao dịch I- BIDV)
Cùng với hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng đã tăng lên về số liệu tuyệt đối trong thời gian qua. Tổng dư nợ tín dụng, tính đến ngày 31/12/2009 đạt 8.008,5 tỷ đồng. Có sự tăng trưởng này chủ yếu do sự tăng trưởng trong hoạt động cho vay ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn thương mại. Đặc biệt, năm 2009 so với năm 2008 hoạt động cho vay trung và dài hạn thương mại đã tăng 182,3% từ 1.035 tỷ đồng lên 2.922 tỷ đồng; hoạt động cho vay ngắn hạn năm 2009 sụt giảm, do sự bất ổn của thị trường tài chính trong năm nên việc cho vay ngắn hạn bị hạn chế hơn so với năm 2008 (giảm 2,1%). Các hoạt động cho vay đồng tài trợ, cho vay kế hoạch nhà nước và cho vay uỷ thác, ODA đã giảm dần và tăng trưởng với mức số âm. Sở giao dịch I thực hiện tài trợ nhiều dự án trung dài hạn có quy mô lớn nên tỷ trọng dư nợ Trung dài hạn/Tổng dư nợ vẫn ở mức cao.
Hầu hết các lĩnh vực xin vay, nhận tài trợ từ Sở Giao dịch I lại là những lĩnh vực tập trung nhiều dự án lớn trong đó có những dự án trọng điểm của quốc gia, của vùng kinh tế mà nhu cầu vay vốn luôn ở mức cao, những lĩnh vực nhà nước ưu tiên thực hiện. Các lĩnh vực đó bao gồm: lĩnh vực xây lắp, dân dụng, công nghiệp và đầu tư vào cơ sở hạ tầng; lĩnh vực bưu chính viễn thông, lĩnh vực giao thông vận tải, lĩnh vực công nghiệp khai khoáng; lĩnh vực chế biến nông, lâm thuỷ sản; lĩnh vực chế biến hàng xuất khẩu; lĩnh vực công nghiệp năng lượng và dầu khí…
2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ
Các dịch vụ ngân hàng mà Sở Giao dịch cung cấp đã góp phần quan trọng vào hoạt động kinh doanh của toàn bộ hệ thống. Đây hầu hết là các dịch vụ có quan hệ chặt chẽ với hoạt động huy động vốn và tín dụng. Trong tổng thu từ dịch vụ, thu từ hoạt động thanh toán bao gồm thanh toán trong nước và quốc tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn: trung bình khoảng hơn 30% tổng thu phí dịch vụ trong 3 năm qua. Tiếp đó là thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ chiếm khoảng hơn 14%. Tuy vậy, những năm gần đây, Sở Giao dịch không chỉ cung cấp các dịch vụ truyền thống như thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh tiền tệ mà đã đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của mình và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới như Home Banking, Phone Banking, việc ra mắt thẻ quốc tế Visa Precious, Visa Flexi đánh dấu bước phát triển mới trong sự chuyển đổi hoạt động kinh doanh trong ngân hàng một cách toàn diện trên cả hai nhóm khách hàng doanh nghiệp và cá nhân…
Bảng 2.3: Thu dịch vụ ròng tại Sở Giao dịch I- BIDV
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tuyệt đối
% TT
Tuyệt đối
% TT
Tuyệt đối
% TT
Thu dịch vụ ròng
76.850
55%
115.000
50%
118.000
2,6%
(Nguồn: Phòng kế hoạch- Sở Giao dịch I- BIDV)
Thu dịch vụ ròng của Sở Giao dịch đã tăng liên tiếp về số lượng tương đối qua 3 năm, đặc biệt năm 2007 thu dịch vụ ròng đã tăng 55% so với năm 2006; năm 2008 thu từ dịch vụ ròng đạt 115 tỷ đồng tăng 50% so với năm 2007, còn năm 2009 do tình hình chung của khối tài chính còn nhiều biến động nên mức thu dịch vụ ròng không tăng mạnh như các năm trước mà chỉ đạt mức tăng 2,6%, tuy không cao nhưng kết quả này là khá khả quan so với các ngân hàng thương mại trong nước hầu như mức tăng trưởng trong dịch vụ năm 2009 đều là con số âm.
Sản phẩm dịch vụ mới được triển khai chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao và tính năng tiện ích chưa có sự nổi trội so với các ngân hàng khác. Nguồn thu dịch vụ chỉ tập trung vào các sản phẩm truyền thống (bảo lãnh, thanh toán, kinh doanh tiền tệ, ngân quỹ).
Tỷ trọng Thu dịch vụ/Lợi nhuận đã tăng dần qua các năm nhưng vẫn chưa đạt được cơ cấu của một ngân hàng thương mại hiện đại.
2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Sở giao dịch I – BIDV
2.2.1. Quy trình thẩm định tài chính dự án tại Sở giao dịch I – BIDV
Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I được thông qua các phòng Quản trị tín dụng, phòng Quan hệ khách hàng, Cán bộ tín dụng (CBTD), Cán bộ thẩm định (CBTĐ), phòng Nguồn vốn và một số phòng khác có liên quan. Tuy nhiên quy trình này chỉ mang tính chất định hướng, tổng quát và cơ bản. Trong quá trình thẩm định dự án, tuỳ theo quy mô, tính chất, đặc điểm của từng dự án đầu tư xin vay vốn, tuỳ từng khách hàng và điều kiện thực tế, CBTĐ sử dụng linh hoạt các nội dung theo mức độ hợp lý để bảo đảm tính hiệu quả của công tác thẩm định. Tuỳ theo từng dự án cụ thể mà CBTĐ cũng có thể xem xét bỏ qua một số nội dung nếu không phù hợp.
Quy trình thẩm định dự án đầu tư của Sở giao dịch I như sau:
Sơ đồ 2.2: LƯU ĐỒ QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ – BIDV
Phòng Quan hệ khách hàng
Cán bộ thẩm định
Trưởng phòng thẩm định
Nhận hồ sơ để thẩm định
Đưa yêu cầu, giao hồ sơ vay vốn
Tiếp nhận hồ sơ
Lập báo cáo thẩm định
Lưu hồ sơ, tài liệu
Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định.
Bổ sung, giải trình
Thẩm
định
Kiểm tra, kiểm soát
Kiểm tra sơ bộ hồ sơ
Bước1
Chưa đủ cơ sở để thẩm định
Bước 2
Chưa đạt yêu cầu
Chưa
Rõ
Bước 3
Bước 4
Bước 5
Đạt
Trình tự thực hiện thẩm định dự án đầu tư được tiến hành qua các bước chính như sau:
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn: nếu hồ sơ vay vốn chưa có đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ; nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ vào Sổ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định.
Bước 2: Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình này, cán bộ thẩm định tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng xin vay vốn. Nếu cần thiết, đề nghị cán bộ tín dụng hoặc khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải trình rõ thêm.
Bước 3: Cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định dự án trình Trưởng phòng thẩm định xem xét.
Bước 4: Trưởng Phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ các nội dung.
Bước 5: Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định trình Trưởng Phòng thẩm định thông qua, lưu hồ sơ tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm Báo cáo thẩm định cho Trưởng Phòng quan hệ khách hàng.
2.2.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án tại Sở giao dịch I – BIDV
Việc thẩm định tài chính dự án đầu tư sẽ tập trung, phân tích đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Các khía cạnh như hiệu
quả về mặt xã hội, hiệu quả kinh tế nói chung cũng sẽ được đề cập tới tùy theo đặc điểm và yêu cầu của từng dự án. Các nội dung chính khi tiến hành thẩm định tài chính dự án cần phân tích đánh giá gồm:
2.2.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư
Đối với bất kỳ dự án nào, việc phân tích đánh giá nhằm làm rõ được sự cần thiết phải đầu tư xuất phát điểm để tiếp tục hoạch định các nội dung khác: Lựa chọn hình thức đầu tư, địa điểm, các giải pháp công nghệ, thiết bị để đánh giá, lựa chọn dự án, lĩnh vực, qui mô đầu tư phù hợp.
Thông thường việc đánh giá sự cần thiết phải đầu tư cũng tùy thuộc vào tính chất, mục tiêu đầu tư dự án. Đối với các dự án đầu tư mới, căn cứ vào chiến lược qui hoạch phát triển ngành, phát triển địa phương, chiến lược đầu tư của công ty và cân đối cung - cầu, năng lực, kinh nghiệm kinh doanh của chủ đầu tư, sản phẩm của dự án… để quyết định việc đầu tư. Tuy nhiên đối với các dự án đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, chuyển đổi công nghệ… Ngoài những căn cứ trên cần dựa vào thông tin, căn cứ về: tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng hoạt động, tình hình vay và trả nợ vay với các tổ chức tín dụng, tình hình tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả hoạt động của dây chuyền hiện tại để đánh giá. Ngoài ra có thể xem xét đánh giá một số nội dung:
Mục tiêu đầu tư dự án đã phù hợp hay không: nếu ở mức khiêm tốn quá so với năng lực tài chính, yêu cầu thị trường thì việc đầu tư có trở nên lãng phí hay không? Ở mức quá tham vọng thì khả năng đứng vững của dự án trên thị trường như thế nào?
Lựa chọn qui mô, hình thức đầu tư: có phù hợp với khả năng mở rộng thị phần, yêu cầu thị trường, khả năng chiếm lĩnh/thâm nhập vào thị trường trong thời gian nhất định hay không?
Qui mô dự án, tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn có phù hợp chưa?
Tiến độ triển khai: Việc thực hiện dự án có những yếu tố nào ảnh hưởng/trở ngại đến tiến độ đầu tư dự án, việc xây dựng tiến độ có ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh cảu sản phẩm. Chú ý đến những dự án chịu sự chi phối nhiều bởi cơ hội đầu tư: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ sở hạ tầng giao thông, chuyển giao quyền thu phí, đầu tư bất động sản…
Các nội dung trên sẽ tiếp tục được đánh giá, phân tích cụ thể tại các phần sau. Việc đánh giá ở phần này chỉ mang tính chất tổng quát để thấy được những đánh giá khái quát về dự án. Đây là những cơ sở khái quát để có thể thấy rõ được những thuận lợi, khó khăn của dự án và là cơ sở để các tổ chức tín dụng quyết định đầu tư dự án có hợp lý không.
2.2.2.2. Thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn
w Tổng mức đầu tư dự án
Việc thẩm định tổng mức đầu tư rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện , mức đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được nguồn vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án hoặc phải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt lại. Xác định tổng mức đầu tư sát thực với thưc tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án.
Trong phần này, Cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tổng mức đầu tư của dự án đã được tính toán đầy đủ các chi phí cấu thành hay chưa (bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí dự phòng và chi phí khác); đã tính đủ, hợp lý các khoản cần thiết hay chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá; lạm phát; tăng giá nguyên vật liệu xây dựng, nhân công; phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ; thay đổi chính sách của nhà nước có liên quan; kết quả phê duyệt tổng mức đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý hay chưa. Tuy nhiên, trên cơ sở những dự án tương tự dã thực hiện được Ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, phương án công nghệ, các hạng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn đầu tư,…). Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà ngân hàng nên tham gia vào dự án.
Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương, hoặc tổng số mức vốn đầu tư mới ở dạng khái toán, cán bộ thẩm định phải dựa vào số liệu đã thống kê, đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính toán.
Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để thực hiện quá trình chạy thử, nghiệm thu và đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này.
w Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án
Cán bộ thẩm định cần phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không?
Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến trình giải ngân, tính toán lại lãi vay trong thời gian thi công (theo mặt bằng lãi suất, tiến độ đầu tư tại thời điểm thẩm định dự án nếu cần) và phục vụ cho việc tính toán hiệu quả tài chính của dự án.
w Nguồn vốn đầu tư
Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, cán bộ thẩm định rà soát lại từng loại nguồn vốn tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của vốn chủ sở hữu. Chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án.
Việc đánh giá, phân tích khả năng tham gia của vốn tự có vào dự án phải dựa vào kết quả phân tích năng lực tài chính của chủ đầu tư hoặc khả năng, tiến độ góp vốn điều lệ/tiến độ phát hành cổ phiếu của các cổ đông, thành viên sáng lập.
Khả năng thu xếp nguồn vốn cho dự án: đánh giá mức độ chắc chắn trong cam kết tham gia tài trợ vốn cho dự án của các nguồn vốn dự kiến, các điều kiện tài trợ (lãi suất vay vốn, giá trị vốn vay, thời gian vay, thời gian ân hạn…)
2.2.2.3. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án
Tất cả những phân tích, đánh giá ở trên nhằm thực hiện mục đích hỗ trợ cho phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả nămg trả nợ của dự án đầu tư. Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tùy thuộc nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích ở trên sẽ được lượng hóa thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể như sau:
w Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này sẽ đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định phải trích hàng năm, nợ phải trả.
w Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: Mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm.
w Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp.
Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng hành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án (phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.
Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách…
Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, cán bộ thẩm định phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay.
2.2.3. Giới thiệu dự án cụ thể
Qua phần nghiên cứu ở trên, chúng ta đã tìm hiểu cụ thể về công tác thẩm định tài chính tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Sau đây tôi xin giới thiệu một dự án cụ thể mà tôi đã nghiên cứu tại Phòng Quan hệ khách hàng I – Sở giao dịch I để có được những hiểu biết sát thực hơn về vấn đề này.
Tên dự án : “Dự án đầu tư thiết bị thi công – Cẩu lốp KATO 45 tấn”.
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Constrexim – Đầu tư và xây lắp cao tầng.
2.2.3.1. Giới thiệu về Doanh nghiệp
w Tên khách hàng: Công ty cổ phần Constrexim – Đầu tư và xây lắp cao tầng
Công ty cổ phần Constrexim Đầu tư và xây lắp cao tầng được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ đơn vị hạch toán phụ thuộc Constrexim Holdings sang đơn vị hạch toán độc lập. Hiện phần vốn góp của Constrexim Holdings trong cơ cấu vốn mới là 10,7%. Doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực thi công xây lắp.
w Hoạt động kinh doanh chính: Xây lắp.
w Địa chỉ đăng ký: Số 39 Nguyễn Đình Chiểu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
w Địa chỉ văn phòng: Số 16, ngõ 117, Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.
w Vốn điều lệ: 26.900 triệu đồng.
w Vốn chủ sở hữu: 29.430 triệu đồng.
w Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần.
w Đơn vị chủ quản: Tổng công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam – Constrexim Holdings.
w Xếp hạng tín dụng của đơn vị chủ quản: AA.
Bảng 2.4: Tình hình quan hệ tín dụng với Sở giao dịch I - BIDV
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Sản phẩm
Hạn mức
Đã sử dụng
1
Cho vay
30.000
14.400
2
Bảo lãnh
50.000
150
Tổng cộng
80.000
14.550
(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng 1 Sở giao dịch I – BIDV)
2.2.3.2. Giới thiệu dự án
w Mô tả dự án
Mục đích: Đầu tư tài sản cố định, máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Qui mô đầu tư: 1 cần cẩu bánh lốp 45 tấn
w Hồ sơ pháp lý dự án
Cần cẩu bánh lốp:
- Phương án đầu tư cần cẩu bánh lốp KATO 45 tấn của công ty cổ phần Constrexim
- Tờ trình và phê duyệt phương án đầu tư cần cẩu lốp KATO 45 tấn ngày 15/07/2009
Kết luận: Hồ sư dự án đầy đủ
w Sự cần thiết phải đầu tư
Hiện doanh nghiệp đang thi công một số công trình lớn như Công trình văn phòng tỉnh ủy Hậu Giang, Công trình xây dựng phần thô và mái nhà ga – Sân bay quốc tế Đa Nẵng, Công trình thi công Công trình Xây dựng trường Quốc tế Mỹ tại Hồ Chí Minh, Công trình Sông Hồng Land – Dự án cải tạo xây dựng chung cư văn phòng I1, II2, III3 Thái Hà…
Các công trình phần lớn là thi công hạn mục nhà xưởng, nhà công nghiệp, khu đô thị mới, nhà chung cư và xây dựng lại các cơ sở hạ tầng. Hiện tại, doanh nghiệp có 2 cần cẩu có sức nâng 10 tấn và 15 tấn, loại cần cẩu có sức nâng và tầm với lớn hiện tại chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của công ty. Hàng năm các công trình hầu hết phải thuê các thiết bị nâng hạ, lắp ráp, tháo dỡ từ bên ngoài chiếm một phần chi phí rất lớn. Điều nà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.doc