MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: 3
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 3
1.1. Khái quát về công ty chứng khoán 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Đặc điểm của công ty chứng khoán 3
1.1.3. Vai trò của công ty chứng khoán đối với nền kinh tế 3
1.1.3.1. Vai trò đối với tổ chức phát hành 4
1.1.3.2. Đối với các nhà đầu tư 4
1.1.3.3. Vai trò đối với thị trường chứng khoán 4
1.1.3.4. Đối với các cơ quan quản lý thị trường 5
1.1.4. Hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán 6
1.1.4.1. Hoạt động môi giới chứng khoán 6
1.1.4.2. Hoạt động tự doanh 7
1.1.4.3. Hoạt động bảo lãnh phát hành 7
1.1.4.4. Hoạt động quản lý danh mục đầu tư: 8
1.1.4.5. Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán 8
1.1.4.6. Các nghiệp vụ phụ trợ 9
1.2. Công tác tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của công ty chứng khoán 10
1.2.1.Lý do cần cố phần hóa doanh nghiệp nhà nước 10
1.2.2. Quy trình công tác tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của công ty chứng khoán 11
1.2.2.1. Tư vấn xử lý các vấn đề tài chính trước cổ phần hóa 11
1.2.2.2. Xác định giá trị doanh nghiệp 12
1.2.2.3. Xây dựng phương án cổ phần hóa 12
1.2.2.4. Xây dựng phương án sắp xếp lao động 13
1.2.2.5. Tổ chức bán cổ phần lần đầu 14
1.2.2.6. Tổ chức Đại hội đồng cổ đông 15
1.2.2.7. Tư vấn hậu cổ phần hóa 15
1.3. Chất lượng công ty cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của công ty chứng khoán 17
1.3.1. Khái niệm chất lượng công tác tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của công ty chứng khoán 17
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 17
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác tư vấn cổ phần hóa 18
1.3.3.1. Nhân tố chủ quan 18
1.3.3.2. Nhân tố khách quan 20
CHƯƠNG II: 23
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG 23
2.1. Khái quát chung về công ty chứng khoán Thăng Long 23
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 23
2.1.1.1. Lịch sử hình thành 23
2.1.1.2 T c¸ch ph¸p nh©n 24
2.1.1.3 TriÕt lý va nguyªn t¾c kinh doanh 24
2.1.1.4 Môc tiªu ho¹t ®éng 26
2.1.1.5 C¬ së vËt chÊt,trang thiÕt bÞ 26
2.1.1.6 Lao ®éng 27
2.1.1.7 Vốn kinh doanh: 27
2.1.1.8. Quá trình phát triển 28
2.1.1.9 Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu trong những năm gần đây 29
2.3 Các hoạt đông cơ bản của công ty chứng khoán Thăng Long 33
2.3.2 Hoạt động tự doanh 35
2.3.4 Hoạt động bảo lãnh phát hành 35
2.3.5 Hoạt động tư vấn cổ phần hoá đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá 36
2.3.6 Hoạt động quản lý danh mục đầu tư: 38
2.3.7 Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán 38
2.3.8 Hoạt động lưu ký chứng khoán 39
2.3.9 Hoạt động tư vấn niêm yết 39
2.3.10 Hoạt động tư vấn tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp 40
2.4 Công tác tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của công ty chứng khoán 41
2.4.1 Lý do cần cố phần hóa doanh nghiệp nhà nước 41
2.4.2 Quy trình công tác tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của công ty chứng khoán 42
2.4.2.1 Tư vấn xử lý các vấn đề tài chính trước cổ phần hóa 43
2.4.2.2 Xác định giá trị doanh nghiệp 43
2.4.2.3 Xây dựng phương án cổ phần hóa 44
2.4.2.4. Xây dựng phương án sắp xếp lao động 44
2.4.2.5. Tổ chức bán cổ phần lần đầu 45
2.4.2.6. Tổ chức đại hội Cổ đông 46
2.4.2.7. Tư vấn hậu cổ phần hoá 47
2.5. Sơ lược về công ty vận tải Biển Bắc trước và sau khi cổ phần hoá 48
2.5.1. Tình hình chung của doanh nghiệp 48
2.5.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 49
2.5.1.2.Ngành nghề kinh doanh 49
2.5.1.3 Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu 50
2.5.1.4. Sơ đồ tổ chức của công ty trước khi cổ phần hoá 51
2.5.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm trước khi cổ phần hoá 51
2.5.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm trước khi cổ phần hoá 52
2.5.2.1. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh 03 năm trước cổ phần hóa: 52
2.5.2.2 Tình hình lao động tại thời điểm cổ phần hóa 53
2.5.2.3. Giá trị doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa 54
2.5.2.4 Tài sản chủ yếu của doanh nghiệp 54
2.5.2.5. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm trước khi cổ phần hóa 55
2.5.3. Phương án hoạt động của công ty sau khi chuyển sang hình thức cổ phần 58
2.5.3.1. Tên, ngành nghề kinh doanh, sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Tên công ty cổ phần 58
2.5.3.2. Ngành nghề kinh doanh 58
2.5.3.3. Sơ đồ Công ty sau khi cổ phần hoá 60
2.5.3.4. Vốn điều lệ: 40.000.000.000 đồng, trong đó: 61
2.5.4.1 Cơ hội và thách thức 61
2.5.4.2. Phương án đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực SXKD: 63
2.5.4.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện: 64
2.5.4.4. Dự kiến kết quả thực hiện các chỉ tiêu SXKD 3 năm sau cổ phần 66
2.6. Đánh giá công tác tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại công ty chứng khoán Thăng Long 67
2.6.1. Kết quả đạt được 67
2.6.2. Hạn chế 68
2.6.2.1. Hoạt động tư vấn cổ phần hoá chưa phát triển thể hiện ở chất lượng tư vấn chưa cao 68
2.6.2.2. Số lượng khách hàng của Thăng Long còn ít 69
2.6.2.3. Doanh thu từ hoạt động tư vấn chưa thực sự cao 69
2.6.3. Nguyên Nhân 69
2.6.3.1. Nguyên nhân chủ quan 69
2.6.3.2. Nguyên nhân khách quan 70
CHƯƠNG III: 73
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG 73
3.1.Định hướng phát triển của Công ty chứng khoán Thăng Long 73
3.1.1. Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Thăng Long 73
3.1.2. Định hướng phát triển cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ 73
3.1.3. Định hướng phát triên của Công ty chứng khoán Thăng Long 74
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán Thăng Long. 74
3.2.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn 74
3.2.2. Nâng cao năng lực tài chính của Công ty 76
3.2.3. Phát triển nghiệp vụ bổ trợ cho hoạt động tư vấn cổ phần hoá 76
3.2.4. Nâng cao năng lực tư vấn của đội ngũ chuyên viên 76
3.3. Kiến nghị 77
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng công tác tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của công ty chứng khoán Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển thị trường, tiếp thị , công nghệ, quyết định các dự án đầu tư, các khoản vay có giá trị từ 10% vốn điều lệ công ty, bổ nhiệm, bãi nhiệm hay miễn nhiễm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc các chi nhánh, quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý công ty, thành lập hay giải thể các chi nhánh văn phòng đại diện công ty, gia hạn thời gian hoạt động cuả công ty……
Ban giám đốc điều hành: Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động của công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày cuả công ty, tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh, phương án đầu tư, quyết định các dự án có vốn đầu tư dưới 10% vốn điều lệ công ty…..
Các phòng ban nghiệp vụ:
Phòng tư vấn doanh nghiệp : thực hiện các nghiệp vụ tư vấn niêm yết ; tư vấn cổ phần hoá ; quản lý cổ đông ; tư vấn tài chính doanh nghiệp ; tư vấn quản trị ; bảo lãnh phát hành ; đại lý phát hành. Đối tượng khách hàng chủ yếu là khách hàng tổ chức
Phòng môi giới chứng khoán: thực hiện các nghiệp vụ: môi giới chứng khoán niêm yết và chứng khoán OTC ; dịch vụ lưu ký chứng khoán; tư vấn đầu tư ; các dịch vụ bổ trợ khác: hỗ trợ đấu giá mua cổ phần; hỗ trợ mua cổ phần ; hợp đồng REPO (mua – bán lại chứng khoán); dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán; dịch vụ ứng trước cổ tức; dịch vụ cầm cố các giấy tờ có giá và cầm cố chứng khoán; dịch vụ cho vay bảo lãnh và bảo lãnh đặt lệnh ; hỗ trợ giao dịch và phát triển thị trường tư vấn cho khách hàng hay thực hiện các nghiên cứu về tình hình tài chính doanh nghiệp và xu thế biến động giá của các cổ phiếu đang niêm yết trên thị trường để cung cấp thông tin cho các khách hàng. Đối tượng khách hàng chủ yếu là khách hàng cá nhân.
Các phòng ban hỗ trợ khác như : phòng tin học phục vụ cho việc cung cấp và quản lý máy tính và các chương trình tin học quản lý cũng như cung cấp các thông tin đã thu thập được
Hệ thống các chi nhánh, văn phòng giao dịch
Chi nhánh
Địa chỉ
Hà Nội
Tầng 6B 273 Kim Mã – Hà Nội (Trụ sở chính)
14C Lý Nam Đế (Chi nhánh giao dịch)
Hồ Chí Minh
Văn Phòng đại diện
Quận 1
2.3 Các hoạt đông cơ bản của công ty chứng khoán Thăng Long
Tại thời điểm thành lập với vốn điều lệ 9 tỷ đồng, công ty chứng khoán Thăng Long chưa được phép thực hiện tất cả các nghiệp vụ của công ty chứng khoán. Nhưng từ tháng 8 năm 2003, sau khi đạt vốn điều lệ 43 tỷ đồng, công ty có thể cung cấp tất cả các dịch vụ cho khách hàng trên thị trường, bao gồm:
Môi giới
Tự doanh
Bảo lãnh phát hành
Quản lý danh muc đầu tư
Tư vấn đầu tư
Lưu ký chứng khoán
Ngoài ra công ty chứng khoán Thăng Long còn thực hiện cung cấp các sản phẩm và dịch vụ về tài chính doanh nghiệp và thị trường vốn như:
Tư vấn cổ phân hoá và tư vấn bán đấu giá
Tư vấn niêm yết
Tư vấn tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp
Tư vấn định giá doanh nghiêp và thẩm định dự án
Tư vấn quản trị tài chính doanh nghiệp
Tư vấn mua lại sáp nhập
Tư vấn chứng khoán hoá dòng thu nhập
Tư vấn phát hành cổ phiếu
Tư vấn bảo lãnh phát hành cổ phiếu
Tư vấn bình ổn thị trường
Đại lý phát hành cổ phiếu, trái phiếu
2.3.1 Hoạt động môi giới chứng khoán :
Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hay đại diện mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng phần trăm. Hiện nay công ty thực hiện hoạt động mua bán chứng khoán cho khách hàng với mức phí là 0.4% khối lượng giao dịch. Đây là 1 mức phí hợp lý và cạnh tranh của công ty so với các công ty chứng khoán khác.
Ngoài ra công ty còn cung cấp cho khách hàng các dịch vụ hỗ trợ cho nghiệp vụ môi giới như:
Tiền gửi kinh doanh chứng khoán của khách hàng được dùng như 1 tài khoản thanh toán thông thường và được hưởng lãi suất.
Khách hàng có thể ứng trước tiền khi thực hiện bán chứng khoán, thay vì thời hạn thanh toán 3 ngày theo quy định: theo quy định của TTGDCK khi lệnh bán chứng khoán được thực hiện thì 3 ngày sau (ngày T+3) tiền bán chứng khoán mới được ghi có vào tài khoản giao dịch của khách hàng, tuy nhiên khách hàng của công ty có thể nhận được tiền bán chứng khoán ngay ngày bán chứng khoán (ngày T) với mức phí là 0.15% trên tổng số tiền mà khách hàng nhận.
Khách hàng có thể thực hiện cầm cố chứng khoán để vay vốn: khách hàng có thể nhận được tiền phục vụ cho nhu cầu của mình bằng cách cầm cố bằng chính số dư tài khoản lưu ký chứng khoán tại ngân hàng TMCP Quân Đội. Ngoài ra khách hàng có thể được cầm cố chứng khoán ngay sau khi có kết quả khớp lệnh (cầm cố chứng khoán ngày T) với một mức phí theo quy định.
Khách hàng có thể mở tài khoản bảo chứng để giao dịch chứng khoán: khi khách hàng đặt lệnh mua chứng khoán trong khi số tiền trong tài khoản giao dịch không đủ để thực hiện giao dịch, công ty sẽ phối hợp với ngân hàng TMCP Quân Đội thực hiện các thủ tục cần thiết để khách hàng có thể vay số tiền còn thiếu để mua số lượng chứng khoán mà khách hàng đặt mua. Khách hàng cũng có thể giao dịch với mức ký quỹ tối thiểu bằng 70% giá trị chứng khoán mà khách hàng đặt mua, với điều kiện khách hàng phải chứng minh được khả năng thanh toán khoản 30% còn lại vào ngày T+2.
Ngoài ra khách hàng có thể thực hiện giao dịch chứng khoán bằng điện thoại cố định, điện thoại di động hay bằng máy Fax…
Nhìn chung nghiệp vụ môi giới chứng khoán của công ty là 1 nghiệp vụ cũng khá mạnh với các dịch vụ hỗ trợ khá đầy đủ và phong phú, đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của các khách hàng là các nhà đầu tư chứng khoán. Do đó, doanh thu về hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chiếm một tỷ lệ nhất định trong tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán.
2.3.2 Hoạt động tự doanh
Tự doanh là việc công ty chứng khoán tiến hành cách giao dịch mua, bán chứng khoán cho chính mình. Hoạt động này nhằm thu lợi nhuận cho chính công ty. Nguồn vốn cho hoạt động này là nguồn vốn của chính công ty. Hoạt động tự doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC. Tại một số thị trường vận hành theo cơ chế giao dịch theo cơ chế khớp giá; hoạt động này được thực hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường. Điều đó có nghĩa là các công ty chứng khoán đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, nắm giữ một số lượng chứng khoán nhất định của một số loại chứng khoán và thực hiện mua bán với các khách hàng để hưởng chênh lệch giá.
Hoạt động tự doanh song hành với hoạt động môi giới. Do đó, trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những xung đột lợi ích. Vì vậy, luật chứng khoán các nước đều quy định tách biệt quản lý, ưu tiên khách hàng; góp phần bình ổn thị trường và hoạt động tạo lập thị trường.
2.3.4 Hoạt động bảo lãnh phát hành
Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện các thủ tục trước và sau khi chào bán chứng khoán, phân phối chứng khoán.
Công ty chứng khoán Thăng Long là 1 trong những công ty chứng khoán được Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành cổ phiếu.
Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành cổ phiếu của công ty bao gồm :
Tư vấn cho tổ chức phát hành các vấn đề pháp lý liên quan đến đợt phát hành
Thành lập tổ hợp bảo lãnh phát hành và nhóm bán
Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành
Thăm dò thị trường, tổ chức các buổi quảng bá về đợt phát hành
Chuẩn bị thông cáo phát hành
Hỗ trợ tổ chức phát hành thực hiện việc bán chứng khoán tuỳ theo từng hình thức bảo lãnh phát hành
Hỗ trợ tổ chức bảo lãnh phát hành để bình ổn thị trường trong trường hợp giá cuả cổ phiếu sau đợt phát hành có khuynh hường giảm.
Đến nay, công ty đã thực hiện thành công nhiều hợp đồng bảo lãnh phát hành cho khách hàng của mình, từng bước tạo uy tín trong hoạt động này. hoạt động này đóng góp một phần vào doanh thu của công ty. Trong hai năm gần đây, doanh thu từ hoạt động này không ngừng tăng lên.
2.3.5 Hoạt động tư vấn cổ phần hoá đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá
Nghiệp vụ tư vấn cổ phần hoá là 1 trong các mặt hoạt động mà công ty thực hiện với nhiều mặt thuận lợi và nhiều lợi thế. Có thể nói đây cũng là một trong những mặt mạnh nhất trong hoạt động nghiệp vụ của công ty chứng khoán Thăng Long. Công ty thực hiện các nghiệp vụ tư vấn tài chính trong đó cổ phần hoá là một thế mạnh:
Tư vấn xử lý các vấn đề tài chính của doanh nghiệp: do trên thực tế, có một số doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá theo chỉ định của cấp trên, nên bị thụ động và thường gặp phải các vấn đề về tài chính ( như các vấn đề liên quan đến công nợ của doanh nghịêp, liên quan đến các tài sản là bất động sản của doanh nghiệp ….)
Tư vấn xác định giá trị của doanh nghịêp: xác định giá trị của doanh nghịêp là 1 trong những vấn đề kho khăn và phức tạp trong cổ phần hoá doanh nghiệp, do đó các doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hoá thường gặp phải những sai lầm dẫn tới xác định sai giá trị của doanh nghiệp. Thăng Long thực hiện các nghiệp vụ này nhằm cung cấp cho các doanh nghiêp các cơ sở và kỹ năng cần thiết để thực hiện đánh gía giá trị doanh nghiệp được nhanh chóng thuận lợi và chính xác nhất.
Tư vấn xây dựng phương án vốn điều lệ
Tư vấn xây dựng phương án sản xuất kinh doanh sau cổ phần hoá
Tư vấn xây dựng phương án lao động, phương án sắp xếp lại lao động dôi dư và đảm bảo quyền lợi người lao động sau cổ phần hoá, và phương án đào tạo lại lao động để tiếp tục làm việc tại công ty cổ phần.
Tư vấn xây dựng phương án sử dụng một cách cế hiệu quả các quỹ trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi tối đa cho người lao động
Tư vấn phương án bán cổ phần để cề thể đảm bảo đạt được các mục tiêu về cơ cấu cổ đông và mục tiêu quản trị doanh nghiệp
Thực hiện bán đấu giá cổ phần cho doanh nghiệp, nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của mình và lựa chọn dúng những cổ đông của công ty cề khả năng đềng gềp tềch cực vào quá trình phát triển của doanh nghiệp, đông thời quảng bá cho hình ảnh của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Thực hiện bảo lãnh phát hành trong các trường hợp cần thiết
Tư vấn tổ chức đại hội cổ đông lần đầu
Thực hiện phân phối cổ phiếu
Cung cấp dịch vụ lưu ký( nếu là các cổ phiếu ghi sổ) và thực hiện các quyền cổ đông.
Cho đến nay công ty đã thực hiện tư vấn cổ phần hoá, tư vấn chuyển từ doanh nghiệp TNHH sang công ty cổ phần và đấu giá cổ phần ra công chúng thành công cho nhiều Công ty trong đó chủ yếu là các đơn vị chuyển đổi trực thuộc Bộ Quốc Phòng trước đây
2.3.6 Hoạt động quản lý danh mục đầu tư:
Hoạt động quản lý danh mục đầu tư là nghiệp vụ quản lý vốn ủy thác của khách hàng để đầu tư vào chứng khoán thông qua danh mục đầu tư nhằm sinh lợi cho khách hàng trên cơ sở tăng lợi nhuận và bảo toàn vốn cho khách hàng. Đây là một dạnh nghiệp vụ mang tính chất tổng hợp kèm theo đầu tư, khách hàng ủy thác tiền cho công ty chứng khoán thay mặt mình quyết định đầu tư theo chiến lược hay những nguyên tắc đã được khách hàng chấp thuận hoặc theo yêu cầu như: mức lợi nhuận kỳ vọng, độ rủi ro có thể chấp nhận…
Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán
Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán thông qua hoạt động phân tích để đưa ra các lời khuyên, phân tích các tình huống có thể thực hiện một số công việc dịch vụ liên quan đến phát hành; đầu tư và cơ cấu tài chính cho khách hàng.
Hoạt động này đòi hỏi người tư vấn phải có kiến thức chuyên sâu, đầu óc nhạy bén vì chất xám họ bỏ ra sẽ đem lại lợi nhuận cho khách hàng. Đây cũng là hoạt động đòi hỏi sự thận trọng khi đưa ra lời khuyên cho khách hàng. Với những yêu cầu đó, hoạt động tư vấn phải tuân theo một số quy tắc sau:
Không đảm bảo chắc chắn về giá trị chứng khoán
Luôn nhắc nhở khách hàng: những lời tư vấn của mình dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố lý thuyết và những diễn biến trong quá khứ. Vì vậy việc tư vấn có thể không chính xác hoàn toàn, khách hàng là người quyết định cuối cùng trong việc sử dụng các thông tin về những thiệt hại kinh tế mà lời tư vấn đưa ra.
Không được dụ dỗ, chào mời khách hàng mua hay bán một loại chứng khoán nào đó.
Các hình thức tư vấn:
Theo hình thức của hoạt động tư vấn: gồm tư vấn trực tiếp và tư vấn gián tiếp.
Theo mức độ ủy quyền gồm: tư vấn gợi ý và tư vấn ủy quyền.
Theo đối tượng của hoạt động tư vấn gồm: tư vấn cho người phát hành và tư vấn đầu tư.
2.3.8 Hoạt động lưu ký chứng khoán
Công ty chứng khoán Thăng Long là thành viên lưu ký của trung tâm giao dịch chứng khoán Tp HCM. Với dịch vụ lưu ký này, các khách hàng của công ty sẽ được hưởng các dịch vụ về lưu ký và được công ty thực hiện đầy đủ các quyền liên quan đến các chứng khoán mà nhà đầu tư sở hữu. Hệ thống quản lý lưu ký chứng khoán của công ty được dựa trên mạng tin học hiện đại với chế độ trực tuyến 24/24 cho phép khách hàng có thể kiểm tra, theo dõi tình hình số dư lưu ký chứng khoán và các thông tin về tài khoản một cách nhanh chóng và thuận tiện. Bên cạnh đó, công ty còn thực hiện dịch vụ làm đại lý chuyển nhượng cho các chứng khoán chưa niêm yết cho các khách hàng của mình.
2.3.9 Hoạt động tư vấn niêm yết
Không chỉ dừng ở tư vấn cổ phần hoá, công ty còn thực hiện tư vấn niêm yết đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá và đã thực hiện tư vấn niêm yết.
Tư vấn niêm yết là việc cổ phiếu của công ty cổ phần được đăng ký và giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán. Các công việc mà công ty thực hiện trong nghiệp vụ tư vấn niêm yết bao gồm:
Chuẩn bị các điều kiện nhằm đáp ứng nhu cầu niêm yết theo quy định của UBCKNN về vốn cổ phần, số lượng cổ đông, tình hình tài chính công ty….
Xem xét và chỉnh sửa điều lệ công ty nhằm đáp ứng các yêu cầu của UBCKNN cũng như của các cổ đông sáng lập, các cổ đông hiện hữu và cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành công ty, cơ cấu và các điều lệ về vốn, cổ phần….
Tư vấn xây dựng hệ thống quản lý cổ đông, cổ phần, tổ chức công tác chuyển nhượng và phát hành chứng khoán ra công chúng.
Tổ chức công bố thông tin ra công chúng nhằm xây dựng hình ảnh của công ty đối với các nhà đầu tư tiềm năng
Lập bản cáo bạch
Lập hồ sơ dăng ký niêm yết
Hoàn tất các thủ tục dăng ký niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán .
2.3.10 Hoạt động tư vấn tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp
Công ty chứng khoán Thăng Long thực hiện nghiệp vụ này nhằm giúp đỡ cho các công ty có đựơc một cấu trúc vốn tối ưu nhằm tối đa hoá giá trị tài sản của cổ đông
Trong nghiệp vụ này, công ty sẽ thực hiện các công việc sau:
Tìm hiểu và phân tích điều kiện phát triển và nhu cầu đầu tư cuả doanh nghiệp
Khảo sát và đánh giá toàn diện tình hình tài chính cuả doanh nghiệp đưa ra các quyết định và khuyến nghị về tình hình tài chính của doanh nghiệp
Giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Tư vấn cho các doanh nghiệp lựa chọn cấu trúc tài chính tối ưu nhằm tạo chi phí vốn thấp nhất và giá trị thặng dư cho cổ đông lớn nhất đồng thời lựa chọn các công cụ tài chính phù hợp với điều kiện và nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp cũng như phù hợp với tình hình thị trường tiền tệ và thị trường vốn
Công ty đánh giá khả năng đáp ứng tài chính hiện tại và trong tương lai của doanh nghiệp từ đó đưa ra các tư vấn về việc tái cấu trúc tài chính của công ty nhằm sử dụng có hiệu qủa tối ưu nguồn vốn của doanh nghiệp
Công tác tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của công ty chứng khoán
Lý do cần cố phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta chủ yếu ra đời trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, hiệu quả kinh doanh còn thấp. Các doanh nghiệp đó chủ yếu dựa vào sự bao cấp của nhà nước, thiếu sự chủ động sáng tạo trong hoạt động. Khi nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các hạn chế của các doanh nghiệp này ngày càng được bộc lộ.
Từ năm 1992 trở lại đây, Nhà nước có xu hướng khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hóa. Trong nghị định 187/2004/NĐ- CP ban hành ngày 16/11/2004, Chính phủ đã nêu rõ những mục tiêu sau:
Một là, chuyển đổi các công ty Nhà nước mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn dang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các cá nhân và các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngàoi nước. Tất cả nhằm mục đích tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ và phương thức quản lý nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện mới.
Hai là, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.
Ba là, thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp.
Công việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một vấn đề hết sức khó khăn bởi chịu ràng buộc bởi nhiều yếu tố pháp lý, thủ tục. Như vậy việc cổ phần hóa cần có một tổ chức chuyên nghiệp tư vấn để cổ phần hóa diễn ra thuận lợi. Công ty chứng khoán có đủ điều kiện để tư vấn cho doanh nghiệp nhà nước giảm bớt khó khăn trong quá trình thực hiện cổ phần hóa.
Tư vấn cổ phần hóa là việc tổ chức tư vấn giúp Doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của pháp luật.
2.4.2 Quy trình công tác tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của công ty chứng khoán
Bước 1: Tư vấn xây dựng lộ trình cổ phần hoá
Thành lập ban chỉ đạo cổ phần hóa và tổ chức giúp việc ban chỉ đạo
Chuẩn bị hồ sơ tài liệu
Xử lý các vấn đề tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp
Hoàn tất phương án cổ phần hóa
Bước 2: Tổ chức bán cổ phần
Bán cổ phần
Điều chỉnh phương án cổ phần hóa
Bước 3: Hoàn tất quá trình chuyển doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần
Tổ chức Đại hội đồng cổ đông và đăng ký kinh doanh
Tổ chức bàn giao giữa doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần
(theo Nghị định 187/2004/QĐ- CP của chính phủ và hướng dẫn thực hiện tại Thông tư 126/2004/TT- BTC của Bộ Tài chính)
Với quy trình cổ phần hóa như trên, tổ chức tư vấn sẽ thiết lập quy trình tư vấn, nội dung chủ yếu như sau:
2.4.2.1 Tư vấn xử lý các vấn đề tài chính trước cổ phần hóa
Việc xử lý các vấn đề tài chính được quy định trong Nghị định 187/2004/NĐ- CP ngày 16/11/2000 của Thủ tướng chính phủ và hướng dẫn cụ thể trong thông tư 126/2004/TT- BTC của bộ tài chính. Trong đó quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp cổ phần hóa trong việc xử lý các vấn đề còn tồn tại về tài chính của các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải tiến hành đồng thời nhiều hoạt động: xử lý các vấn đề tài chính, định giá tài sản cảu doanh nghiệp, lập hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp; lập phương án sắp xếp lại lao động sau khi chuyển đổi thành công ty cổ phần; tổ chức đại hội đồng công nhân viên chức.
2.4.2.2 Xác định giá trị doanh nghiệp
- Thành phần tham gia định giá: Đại diên ban chỉ đạo cổ phần hoá, Tổ chức tư vấn và đại diện doanh nhgiệp cổ phần hoá.
- Phương pháp định giá: Nguyên tắc lựa chọn phương thức định giá xác định giá trị doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại điều 23 Nghị định 187/2004/NĐ- CP của Chính phủ.Theo quy định có 3 phương pháp định giá là phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu va phương pháp khác.Thông thường các doanh nghiệp sản xuất sẽ lựa chọn phương pháp định giá theo phương pháp tài sản còn các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành thương mại và dịch vụ thì định giá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu.
- Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp:
a.Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thuế tại thời điểm định giá.
b.Báo cáo kết quả kiểm kê và xác định giá trị tài sản doanh nghiệp
c.Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp
d.Bản sao hồ sơ chi tiết những vấn đề vướng mắc đề nghị được xử lý khi xác định giá trị doanh nghiệp .
e.Các tài liệu cần thiết khác
Sau khi có kết quả xác định giá trị doanh nghiệp S, Ban chỉ đạo cổ phần hoá có trách nhiệm them tra kết quả định giá , báo cáo cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp và Bộ tài chính , sau dó tiến hành công bố giá trị doanh nghiệp ra công chúng.
2.4.2.3 Xây dựng phương án cổ phần hóa
Phuơng án cổ phần hoá đuợc xác lập bởi doanh nghiệp cổ phần hóa va tổ chức tư vấn cổ phần hoá và trình lên ban chỉ đạo cổ phần hoá .Phưong án cổ phần hoá chỉ ra nhưng nội dung cụ thể của quá trình cổ phần hoá.Nội dung của phương án cổ phần hoá phải đảm bảo những chi tiết sau:
a. Hình thức cổ phần hoá: có 3 hình thức cổ phần hoá
Giữ nguyên phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá có nhu cầu tăng thêm vốn điều lệ .Mức vốn huy động thêm tuỳ thuộc vào quy mô và nhu cầu vốn của công ty cổ phần được phản ánh trong phương án cổ phần hoá.
Bán một phần vốn hiện tại trong doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn
Bán toàn bộ vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.
b. Vốn điều lệ công ty cổ phần
c. Cơ cấu vốn điều lệ. Trong đó nêu rõ:
Cơ cấu cổ đông sở hữu và số lượng cổ phần mà mỗi cổ đông sở hữu: Cổ đông sở hữu, cổ phần bán ưu đãi cho người lao động, cổ phần bán công khai, giá khởi điểm dự kiến cổ phần bán đấu giá công khai.
d. Tên gọi, trụ sở công ty cổ phần
e. Ngành nghề kinh doanh
2.4.2.4. Xây dựng phương án sắp xếp lao động
Do cơ cấu lại doanh nghiệp nên phưong án sắp xếp lao động của doanh nghiệp cổ phần hoá đóng vai trò quan trọng .Xây dựng phưong án lao động phải đảm bảo hài hoà quyền lợi của doanh nghiệp với quyền lợi của người lao động .Chi phí tiền lưong cho người lao động trong doanh nghiệp cũng là một khoản chi phí khá lớn cho doanh nghiệp, sau cổ phần hoá , công ty cổ phần phải có trách nhiệm điều chỉnh trong dân sự nhằm cải tạo lại số lao động trong doanh nghiệp, cân đối chi phí của doanh nghiệp và đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh đồng thời phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động , khiến họ cảm thấy chính sách lao động của doanh nghiệp hợp lý và đảm bảo quyền lợi của họ.Nội dung phương án lao động ghi rõ:
- Phân loại lao động của doanh nghiệp trứoc khi sắp xếp lại .
- Phân loại lao đông của doanh nghiệp sau cổ phần hoá, trong đó nêu rõ số lao động sử dụng sản xuất kinh doanh , số lao động nghỉ hưu , số lao động kết thúc hợp đồng và số lao động dôi d ư, kế hoạch đào tạo lại lao động.
Hiện nay việc xử lý lao động dôi dư vẫn tiến hành theo Nghị định 41/2002/NĐ-CP của Chính phủ xong Nghị định này đã hết hiệu lực từ ngày 31/12/2005, các doanh nghiệp vẫn đang chờ quyết định tiếp theo của Chính phủ liên quan đến giả quyết lao đông dôi dư khi cổ phần hoá
2.4.2.5. Tổ chức bán cổ phần lần đầu
Phưong án bán cổ phần lần đầu phải được xây dựng cụ thể, trong đó phải đảm bảo nội dung gồm cơ quan bán cổ phần và thời gian bán cổ phần.
-Về cơ quan bán cổ phần
Với doanh nghiệp có khối lượng cổ phần bán ra trên thị trường từ dưới 1 tỷ đồng thì doanh nghiệp tự ổ chức bán cổ phần.
Với doanh nghiêp có khối lượng cổ phần bán ra trên 1 tỷ đồng thì tổ chức bán tại công ty chứng khoán.
Với doanh nghiệp có khối lượng cổ phần bán ra trên 1o tỷ đồng thì tổ chức bán tại 2 trung tâm giao dịch TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Nội dung thực hiện bán cổ phần lần đầu:
Cổ phần phát hanh lần đầu: … cổ phần; Mệnh giá cổ phần là 10.000đ/cổ phần.Trong đó:
Cổ phần Nhà nước: … cổ phần; chiếm … % vốn điều lệ.
Cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp: … cổ phần và chiếm …% vốn điều lệ.
Cổ phần bán đấu giá công khai: … cổ phần và chiếm …% vốn điều lệ.
- Thời gian bán cổ phần:
Trong phưong án phải nêu rõ thời gian hoàn thành bán cổ phần ra bên ngoài và thời gian hoàn thành bán cổ phần cho công nhân viên của công ty.
2.4.2.6. Tổ chức đại hội Cổ đông
Sau khi bán cổ phần lần đầu, các doanh nghiệp cần bàn giao tài sản cho những nhà đầu tư mua cổ phần chuyển đổi sổ sách kế toán, lập hồ sơ đăng kí kinh doanh, tổ chức Đại hội cổ đông.
Chuẩn bị cho đại hội cổ đông:
- Chuẩn bị tài liệu cho Đại hội cổ đông
- Lập kế hoạch chi tiết cho Đại hội cổ đông .
- Lập danh sách cổ đông có quyền dự họp.
Tiến hành Đại hội cổ đông: là đại hội thành lập doanh nghiệp.Trong đại hội thông qua những vấn đề quan trong sau:
- Thông qua Điều lệ của công ty cổ phần, cơ cấu cổ phần và cổ đông sang lập của công ty.
- Quyết định hưóng phát triển của công ty sau cổ phần hoá: thông qua phưong hướng sản xuất kinh doanh trong 3 năm, các chỉ tiêu cụ thể về: Doanh thu , lợi nhuận dự tính, sản lượng….
-Bầu Hội đồng quản trị và ban kiểm soát.
2.4.2.7. Tư vấn hậu cổ phần hoá
Đây là công việc quan trọng co tính chất quyết định tới hiệu quả của công việc cổ phần hóa. Thông thường khi chuyển đổi từ hinh thức DNNN chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp Nhà nước sang hình thức công ty cổ phần chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp khi cổ phần hoá xong không tránh khỏi những bỡ ngỡ, công ty chứng khoán với tinh chuyên nghiệp và đội ngũ chuyên viên có trình độ và kinh nghiêm trên thị trường tài chính sez giúp doanh nghiệp có những kế hoạch để đảm bảo thành công sau cổ phần hoá.
- Công ty chứng khoán tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp, thẩm định đánh giá chiến lược phát triển , phân tích tinh cạnh tranh và khả năng tồn tại, duy trì phát triển công ty, nâng cao giá trị cổ phiếu, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả tren thị trường vốn .Cụ thể:
- Tư vấn quản trị công ty theo hình thức công ty cổ phần: Sau cổ phần hoá, các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Do đó, phương pháp quản trị doanh nghiệp có nhiều sự thay đổ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32146.doc