Chuyên đề Nâng cao chất lượng của công tác mặt trận của mặt trận tổ quốc tỉnh Phú Thọ

Mục lục

Trang

Chương I :Tổng quan về công tác mặt trận 1

1.Giới thiệu về mặt trận tổ quốcViệt Nam. 1

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của MTTQ Việt Nam 1

1.1.1 Tên gọi của mặt trận tổ quốc Việt Nam. 1

1.1.2 Lịch sử hình thành của mặt trận dân tộc thống nhất 5

1.2 Vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam trong hệ thống kinh tế chính trị 13

1.3 Nhiệm vụ của mặt trận. 14

1.3.1 Nguyên tắc làm việc của MT 14

1.3.2 Mối liên hệ giữa MT với các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị: 15

1.3.3 Các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam. 17

2.Mặt trận tổ quốc tỉnh Phú Thọ. 18

2.1 Giới thiệu về tỉnh Phú Thọ. 18

2.2 Sự hình thành và vai trò của MTTQ tỉnh Phú Thọ trong thời kì kháng chiến chống giặc ngoại xâm(1930-1975). 21

2.3 Tăng cường công tác mặt trận theo yêu cầu đổi mới , đoàn kết phấn đấu khác phục khó khăn, góp phần ổn định đời sống phát triển kinh tế xã hội sau chiến tranh(1975-1985). 27

2.4 Động viên toàn dân đoàn kết một lòng vượt qua khó khăn thử thách , thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới của Đảng.(1986-1996). 30

2.4.1 Nghị quyết 8B xác lập vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam trong công cuộc đổi mới của Đảng(1986-1990) 30

2.4.2 Phát huy kết quả 5 năm thực hiện đổi mới, tiếp tục động viên nhân dân trong tỉnh ổn địng đời sống,phát triển kinh tế - xã hội trong hoàn cảnh quốc tế mới(1991-1996). 33

2.5 Sơ đồ và cơ cấu tổ chức của MTTQ tỉnh Phú Thọ. 35

3. Công tác mặt trận 39

3.1 Lý luận về công tác mặt trận. 39

3.2 Nhiệm vụ và trách nhiệm của công tác mặt trận. 39

Chương II: Thực trạng của công tác mặt trận tỉnh Phú Thọ. 42

1.Thực trạng. 42

1.1 Tình hình tư tưởng các tầng lớp nhân dân. 42

1.2 Tình hình khối đại đoàn kết dân tộc. 43

1.3 Kết quả thực hiện trương trình phối hợp thống nhất hành động năm 2007 43

1.3.1 Việc đa dạng hoá các hình thức tập hợp,tăng cường tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân. 43

1.3.2 Kết quả phối hợp hành động thực hiện các phong trào thi đua yêu nước,các cuộc vận động xã hội. 46

1.3.3 Phát huy quyền làm chủ của nhân dân,tổ chức động viên nhân dân tham gia xây dựng Đảng,xây dựng chính quyền. 50

1.3.4 Công tác xây dựng và củng cố Mặt trận. 51

2. Đánh giá kết quả. 52

2.1 Đánh giá chung. 52

2.2 Những điều còn hạn chế. 53

2.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế. 56

Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác mặt trận của MTTQ tỉnh Phú Thọ. 58

1. Phương hướng, mực tiêu và một số nhiệm vụ chủ yếu đến năm 2015. 58

1.1 Phương hướng: 58

1.2 Mục tiêu: 58

1.3 Nhiệm vụ: 59

2.Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của công tác MTTQ tỉnh Phú Thọ: 59

2.1 Đổi mới nội dung hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân: 59

2.1.1 Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng: 60

2.1.2 Công tác xây dựng tổ chức vững mạnh, mở rộng thành viên, tập hợp đội viên , thành viên : 60

2.1.3 Công tác tổ chức thực hiện các trương trình hoạt động cách mạng gắn với nhiệm vự chính trị: 61

2.1.4 Công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, pháp huy quyền làm chủ,ý thức trách nhiệm của đòan viên, hôi viên: 61

2.2 Đổi mới phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân: 62

2.2.1 Về công tác tuyên truyền: 62

2.2.2 Về xây dựng tổ chức vững mạnh, mở rộng thành viên , tập hợp đoàn viên hội viên: 62

2.2.3 Về tổ chức thực hiện chương trình hành động cách mạng gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị: 63

2.2.4 Về công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, phát huy quyền lam chủ, ý thức trách nhiệm của đoàn viên: 63

2.3 Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ và các đoàn thể nhân dân: 64

2.4 Đổi mới quan hệ phối hợp giữa MTTQ và các đoàn thể nhân dân với chính quyền và các cơ quan, ban, ngành: 66

2.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của MTTQ và các đoàn thể nhân dân: 67

3. Một số kiến nghị. 68

4. Kết luận: 68

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4972 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng của công tác mặt trận của mặt trận tổ quốc tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, đoàn kết phấn đấu khác phục khó khăn, góp phần ổn định đời sống phát triển kinh tế xã hội sau chiến tranh(1975-1985). Đại thắng mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta . Đất nước thống nhất , cả nước đi lên XHCN , Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới : Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta đã tạo ra bầu không khí hết sức phấn khởi , động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái bắt tay vào việc khôi phục kinh tế , hàn gắn vết thương chiến tranh. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân tộc để phát huy sức mạnh tổng hợp vào công cuộc xây dựng kiến thiết nước nhà. Công tác vận động quần chúng đứng trước những yêu cầu và đòi hỏi mới có nhiều thuận lợi song cũng gặp nhiều khó khăn và thử thách. Đất nứớc ta vừa ra khỏi cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm với những hậu quả nặng nề về con người và cờ sở vật chất không thể khắc phục được trong thời gian ngắn. Trong cuộc kháng chiến tất cả dồn sức ngườ sức của cho tiền tuyến với phương thức mệnh lệnh. Trong hòa bình cơc chế hành chính quan liêu bao cấp , kế hoạch hóa không còn phù hợp, đã ki,hãm năng lực sáng tạo nhiều phong trào mang nặng tính hình thức , hiệu quả xã hội kém. Trước tình hình chuyển giaid đoạn cách mạng việc củng cố xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và phong trào toàn dân hành động cách mạng đòi hỏi sự đổi mới về nội dung , hình thức hoạt động mới đáp ứng đựơc nhu cầu và nhiệm vụ trong thời kì mới. Tuy nhiên trong giai đoạn 1975-1980 bên cạnh những yếu tố thuận lợi nói chunh thì hoạt động của MTTQ và các đoàn thể tổ chức quần chúng gặp không ít khó khăn.Vì tình hình sản xuất trong tỉnh hoàn toàn hặp thiên tai,mất mùa liên tục , có thời gian cán bộ công nhân viên chỉ được hưởng 10 kg gạo .Đặc biệt cơn bão số 4 năm 1980 gây mưa lớn và úng lụt ở nhiều nơi trong tỉnh làm thiệt hại về sản xuất nông nghiệp và giao thông vận tải , cơ sở sản xuất , thiếu việc làm và không đủ nguyên liệu , sản xuất lương thực tăng chậm. Trong khi đó dân số tăng nhanh dẫn đến khó khăn về phân phối về lương thực.Nhiều địa phương dân không đủ ăn, thiếu đói , số hợp tác xã trung bình và yếu kém còn chiếm tỉ lểtên 50%,Việc “Dong công phóng điểm” ăn chia không công bằng phổ biến nhiều trong nhiều HTX nông nghiệp, vì vậy chưa tạo được nhiều động lực cho người lao động.Trước thực tế đó tư tưởng quần chúng diễn biến phức tạp , người dân lo lắng băn khoăn.MTTQ đã cùng với các đoàn thể quần chúng thành viên xác định nhiệm vụ lúc này là bám sát chủ trương của Đảng và của Tỉnh ủy Phú Thọ kịp thời có biện pháp giáo dục động viên quần chúng chia sẻ những khó khăn giúp nhau ổn định đời sống , giữ vứng sản xuất ,cần kiệm xây dựng XHCN, tăng cường an ninh quốc phòng , bảo vệ Tổ quốc. Tại đại hội đại biểu Công đoàn Vĩnh Phú lần II đã xác định rõ nhiệm vụ của đội ngũ công nhân viên tổ chức Công đoàn Vĩnh Phú là “ Tổ chức phong trào hành động cách mạng rộng lớn của công nhân viên chức , thi đua lao động tổ chức , thi đua lao động tổ chức,cần kiệm xây dựng CNXH,hoàn thành sản xuất hiệu quả đạt hiệu quả cao…”. Trong những năm 1976-1980 nhiều phong trào quy mô được mở rộng cae quy mô và chất lượng , nổi bật nhất là phát huy sáng kiến cải tiến kĩ thuật , tiết hiệm cải tiến kỹ thuật , tiết kiệm hợp lý hóa sản xuất và thi đua phục vụ nông nghiệp. Trong năm 1978 chỉ riêng ở 7 ngành và 22 đơn vị cơ sở trực thuộc ngành đã có 394 công trình ,1353 sản phẩm,350 sáng kiến. Qua 3 năm(1978-1980) , toàn tỉnh đã có 34824 sáng kiến trong nước được công nhận là 13876 sáng kiến,chiếm tổng số 40% sáng kiến đăng kí, trong đó co hon 12000 sáng kiến được áp dụng. Những năm đầu thập kỉ 80 , tình hình kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phú nói riêng có những xa xút và đình trệ nghiêm trọng do chưa thoát khỏi cô chế quan liêu bao cấp. Đất nước đang trong tình hình vừa có hòa bình vừa có chiến tranh, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất ,phục vụ đời sống ,nhân dân ngày càng khan hiếm , nhất là lương thực và hàng tiêu dùng… ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của cán bộ công nhân viên. Trong thời gian này các thế lực xấu, các thế lực phản động quốc tế chống phá ta về nhiều mặt , một số phần tử xấu , bất mãn trong nước ngấm ngầm đả kích chế độ , xuyên tạc đường lối , chính sách gây hoang mang, hoài nghi trong quần chúng. Về chật tự trị an:nạn trộm cắp, cướp giật,trộm cắp dây điện thoại , tệ mê tín dị đoan có xu hướng trỗi dậy , gây ra nhiều nhức nhối khiến cho nhân dân quần chúng bất bình. Trước tình hình đó , MTTQ tỉnh đã phối hợp với các đoàn thể , cùng với các lực lượng công an động viên nhân dân tích cực tham gia phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Các tầng lớp nhân dân đóng góp xây dựng phương án về chật tự xã hội ở địa bàn dân cư. Nhiều nơi mặt trận tham gia cùng Chính quyền xây dựng nội quy , quy chế để quần chúng thực hiện. Lồng luồn nội dung các phong trào chung, các chương trình hành động cụ thể trong phong trào thi đua của Mặt trận , đoàn thể như: chống tội phạm , chăm sóc các đối tượng chính sách , công tác động viên tuyển quân sự, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ… góp phần đưa các hoật động này thành nề nếp và nâng cao chất lựong. Mặt trận tỉnh cũng luôn chú trọng công tác vận động đồng bào tôn giáo , phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc và các yếu tố tích cực của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng cuộc sống mới. Quần chúng tín đồ các tôn giáo đã tích cực tham gia các cuộc vận động kế hoạch hóa gia đình , thực hiện tiết kiệm , mua công trái xây dựng Tổ quốc , phấn khởi thực hiện các chính sách pháp luwtj và làm chọn nghĩa vụ với đất nứơc.Trong cuộc vận động mua trái phiếu năm 1983,đầu năm 1984 và phong trào mua sổ tiết kiệm bảo thọ, gửi tiền tiết kiệm , Mặt trận đóng vai trò nòng cốt , có những đóng góp quan trọng trong việc vận động thúc đẩy phong trào. Ban thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh là thường trực theo và hướng dẫn công tác vận động mua công trái.Kết quả cuộc vận động mua công trái so với mức dự kiến còn chưa đạt yêu cầu. Tuy nhiên trong điều kiện thời gian gấp,đời sống nhân dân lao động còn gặp nhiều khó khăn đã thể hiện sự cố gắng , ý thức trách nhiệm , trước yêu cầu đóng góp xây dựng đất nước. Mặc dù vậy trong điều kiện đất nước vừa ra khỏi chiến tranh , cuộc đấu tranh cách mạng để thoát hẳn ra khỏi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp của Đảng và nhân dân ta mới chỉ bắt đầu, cộng thêm những khó khăn về đời sống vật chất chưa được cải thiện đáng kể … thì kết qủa của công tác Mặt trận ở giai đoạn này thật là đáng trân trọng, mở ra tư duy mới về vai trò vị trí của công tác mặt trận trong sự nghiệp đổi mới của toàn Đảng và toàn dân ta. 2.4 Động viên toàn dân đoàn kết một lòng vượt qua khó khăn thử thách , thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới của Đảng.(1986-1996). 2.4.1 Nghị quyết 8B xác lập vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam trong công cuộc đổi mới của Đảng(1986-1990) Vào những năm cuối của thập kỉ 80, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết của Đại hội V Đảng cộng sản Việt nam, nước ta đã giành được một số thành tựu nổi bật nhưng chưa toàn diện. Nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do chưa khắc phục được hết hậu quả của cuộc chiến tranh 30 năm với bè lũ đế quốc Mỹ và tay sai; chế độ quan liêu bao cấp nặng nề ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta tiến hành xây dựng XHCN trên một nền kinh tế có xuất phát điểm thấp , phổ biến là là sản xuất nhỏ và dụa chủ yếu vào ngành nông nghiệp. Cùng lúc đó lại mắc phải sai lầm chủ quan duy ý chí , vi phạm quy luật khách quan : bố trí cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, cơ chế quản lý kinh tế theo hướng tập chung bao cấp , nóng vội trong cải tạo XHCN, chỉ chú trọng công hữu hóa tư liệu sản xuất. Hậu quả là người lao động bị kìm hãm, sức lao động không phát triển được. Nền kinh tế quốc dân không có dự trữ, khủng hoảng trầm trọng,phải nhập khẩu gạo trong khi nạn thất nghiệp có nguy cơ lan rộng. Đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Có một số chủ trương sai lầm trong cải cách giá và cải cách tiền lương làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội và tư tưởng cán bộ công nhân viên.Công tác tư tưởng và tổ chức cán bộ còn nhiều khuyết điểm dẫn đến việc nhận thức và hành động chưa đúng. Tình hình quốc tế còn nhiều diễn biến phức tạp: xuất hiện sự khủng hoảng cuă phe CNXH dẫn đến sự tan giã của các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô. Hậu quả của cuộc chiến tranh biên giới Tây nam và Bắc còn nặng nề chưa khắc phục xong thì Mỹ và một số nước tư bản tiếp tục bao vây, cấm vận, cô lập Việt Nam với các nước trên thế giới. Thời kì này Vĩnh Phú cũng nằm chung trong tình trạng khó khăn của cả nước : Kinh tế chậm phát triển ; văn hóa- xã hội nẩy sinh những vấn đề phức tạp ; đời sống nhân dân gặp khó khăn,thiếu ổn định , đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi. Từ ngày 23 đến ngày 28/10/1986, Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ VI đã quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kì 1986-1990. Về phương hướng, nhiệm vụ của Mặt trận và các đoàn thể trong nhiệm kì, Đại hội nêu rõ “ Mttq và các đoàn thể nhân dân cần tiếp tục đổi mới nội dung phương thức hoạt động cho phù hợp với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và cơ chế quản lý mới , phù hợp với tâm lý nguyện vọng, lợi ích của từng đối tượng quần chúng. Cần tập chung vào việc nâng cao nhận thức giác ngộ cho quần chúng lao động thâu suốt con đường đi lên CNXH, củng cố lòng tin của các tầng lớp nhân dân vào công cuộc đổi mới của Đảng. Các đoàn thể phải cùng với các cơ quan nhà nước tìm mọi cách duy trì và phát triển sản xuất và tạo thêm việc làm và thu nhập cho quần chúng. Trận lũ năm 1986 nhiều địa phương trong tỉnh bị thiệt hại nặng .Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể đã tổ chức nhiều cuộc thăn hỏi động viên cho các gia đình gặp thiên tai ở các xã: Thọ Sơn,An Đạo… Năm 1987 trong từng ngành nghề lĩch vực: đoàn thể, MTTQ các cấp đã chủ động cùng với các thành viên của MT tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi. Trong năm 1988 nền kinh tế xã hội tỉnh nhà có nhiều bước tăng trửong so với năm 1987. Gia trị tổng sản lượng của ngành công nghiệp đạt 108,2%, tăng 21,6% so với cùng kì năm 1987; nộp ngân sách nhà nước 1 tỷ 3 triệu , tăng gần 3 lần so với năm 1987; riêng lượng xuất khẩu dạt tới 1 tỷ 944 triệu. Trong nông nghiệp, chỉ tính riêng vụ hè thu , toàn tỉnh reo trồng đạt gần 16 nghìn ha lúa và rau mầu. Vì vậy các hoạt động cua MTTQ và các đoàn thể có chiều sâu tôt hơn. Những năm này , phong trào quần chúng đấu tranh phòng chống tội phạm đã bắt đầu được Mặt trận TQ các cấp quan tâm phối hợp thực hiện. Cụ thể là đã phối hợp cùng các ngành tư pháp , công an thực hiện có hiệu quả kế hoạch 815 của UBND tỉnh về “phát động quần chúng đấu tranh phòng chống tội phạm, chống tiêu cực, giữ gìn trật tự an toàn xã hội”. Quần chúng trong tỉnh đã đã cung cấp 2327 tin tố giác tội phạm , trong đó có 665 tin có giá trị, làm rõ 142 vụ, thu hồi giá trị hàng trăm triệu đồng. Toàn tỉnh củng cố được 1019 tổ An ninh nhân dân và hoàn thiện 342 nội quy , 42 quy ước bảo vệ. Năm 1990 đánh dấu bước ngoạt quan trọng về vị trí vai trò của Mặt trận trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam “ Dân giầu,nước mạnh,xã hội công bằng, văn minh” theo định hướng XHCN. Tuy nhiên, trước biến cố chính trị ở các nước Đông Âu, năm 1990 là năm Mặt trận và các tổ chức thành viên đều xác định phải thường xuyên phản ánh với ĐẢNG về tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Nhân dịp kỉ niệm 60 năm thành lập MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/1990) MTTQ tỉnh đã đánh gia cao thành tích của các tầng lớp nhân dân đạt được sau 5 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và kế hợch 5 năm 1986-1990. Trên lĩch vực kinh tế Mặt trận đã vận động các tầng lớp nhân dân đã ra sức thi đua lao động sản xuất , thực hiện tiết kiệm, đổi mới cơ chế quản lý.Góp phần tháo gỡ khó khăn kinh tế , độnh viên nhân dân phát triển kinh tế gia đình. Trên các lĩch vực kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng,đã động viên sức mạnh của cộng đồng được xây nhiều ngôi nhà tình nghĩa, gửi tiết kiệm, xây dựng và phát triển quỹ Bảo thọ, hòa giải mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. 2.4.2 Phát huy kết quả 5 năm thực hiện đổi mới, tiếp tục động viên nhân dân trong tỉnh ổn địng đời sống,phát triển kinh tế - xã hội trong hoàn cảnh quốc tế mới(1991-1996). Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cần hướng hoạt động đến cơ sở, địa bàn dân cư và đến từng hộ gia đình với mục đích làm cho dân giầu nước mạnh,công bằng xã hội văn minh.Tiếp tục củng cố và đổi mới hoạt động của MTTQ, thực hiện đoàn kết dân tộc , ngày càng mở rộng tập hợp lực lượng.Tăng cường vận động đến các tầng lớp nhân dân hiểu biết, sống và làm việc theo pháp luật. Thực hiện tốt cuộc bầu cử , thực hiện nghiêm túc kiến nghị bãi miễn đại biểu dân cử , thay đổi công chức , viên chức nhà nước không được dân tín nhiệm, hápt huy tác dụng của hệ thống nhân dân, thanh tra,phát hiện kiến nghị xử lý, thanh lý,buôn lậu. Vận động nhân dân cùng nhà nước thực hiện chính sách xã hội;cùng với ngành nội chúng tiếp tục thực hiện nghị quyết liên tịch về an ninh và càng ngày càng hiệu quả. Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở, chấn chỉnh công tác quản lý đoàn viên , hội viên kết hựp với phát triển tổc chức , với công tác chính trị tư tưởng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đòan viên, hội viên. Chú trọng giáo dục truyền thống,,giáo dục pháp luật,nâng cao kiến thức nhà quản lý Nhà nước, trình độ khoa học kỹ thuật, ngoại ngữ cho thế hệ trẻ.Giác ngộ cho quần chúng đối phó với những thách thức của thời đại. Toàn bộ phong trào quần chúng và hoạt động của các đoàn thể phải nhằm vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. Vận động và tổ chức đoàn viên , hội viên thực hiện các phương án chuyển đổi cơ chế quản lý hợp tãcã nông nghiệp, thi đua san xuất giỏi, xóa đói giảm nghèo,thực hiện dân giầu nước mạnh, xã hội văn minh. Tiếp tực cụ thể hoá vai trò và trách nhiệm . nhiệm vụ và chức năng của đoàn thể quần chúng trong cơ chế thị trường, tham gia xử lý các mặt trái của nền kinh tếthị trường. phát triển các hoạt động từ thiện nhân đạo , chăm são các gia đình có công với nước, người già không nới nương tựa, trử mồ côi, những người gặp bất hạnh trong cuộc sống. Mở rộng các hình thức mới để tập hợp quần chúng như phát triển công đoàn ngoài quốc doanh , chi đoàn, chi hội doanh nghiệp. Khuyến khích các hoạt động không chuyên và sử dụng các cộng tác viên trong hoạt động quần chúng , tiếp tục tinh giảm bộ máy chuyên trách đoàn thể. Cải tiến việc tổ chức những ngày kỉ niệm theo hướng thiết thực và tiết kiệm. Năm 1991,nhân kỉ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27_7, MTTQ cùng Sở LĐTB&XH và UBND tỉnh phân phối hợp với UBND tỉnh và sở LĐTB&XH tỉnh Quản trị cải tạo và nâng cấp khu mộ liệt sĩ Vĩnh Phú tại nghĩa trang Trường Sơn với vốn đầu tư là 37 triệu đồng. Trong năm 1992 , hoạt động của các cơ quan thành viên mặt trận cũng được tăng cường trên 1 số lĩnh vực khác . Ngành y tế thực hiện tốt 3 trương trình trọng điểm : phòng chống sốt rét, tiêm chửng mở rộng và phòng chống bướu cổ -đần độn. 3/7 bệnh nhân tuyến tỉnh ,8/16 bệnh viện tuyến huyện được xếp loại tốt. Hội nông dân tỉnh đã tích cực thực hiện nhiệm vụ kinh tế -xã hội góp phần đổi mới bộ mặt của nông thôn, miền núi. Toàn tỉnh đã có 123.478 hộ gia đình có nhà ngói , đạt 56,4%, nhà mái bằng có 3621 hộ. Số hộ biết làm giầu từ kinh tế gia đình là 12.135 hộ. Hội phối hợp với ngành Ngân hàng cho vay 4,6 tỷ cho hơn 1100 hộ làm vốn phát triển sản xuất..Phong trào “ông bà,cha mẹ gương mẫu, con cháu thảo hiền” do MTTQ phát động đã đuợc các thành viên hưởng ứng rộng rãi, đạt được kết quả khích lệ. Sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta lãnh đạo (1986-1996) . Cùng với các địa phương trong cả nước , nền kinh tế xã hội ở tỉnh ta đã có bước phát triển đáng kể .Cơ cấu kinh tế chuển dịch đúng hướng , tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên .Đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ , nhân dân được cải thiện và nâng cao hơn , mức chênh lệch giữa các vùng , miền được giảm bớt.Các hoạt động văn hóa, ytế, giáo dục ngày càng được mở rộng , đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Công tác xây dựng Đảng , củng cố chính quyền nhân dân có những tiến bộ rõ rệt, tạo đựoc sự gắn bó , tin tưởng của nhân dân với Đảng. Trong thành tích chung đó ,hoạt dộng của MTTQ đã đi đúng hướng chỉ đạo của Đảng. Phương thức hoạt động của MTTQ có nhiều đổi mới thiết thực, gắn bó ngày càng chặt chẽ, mật thiết hơn với đời sống cộng đồng ,các phong trào vận động quần chúng dần được xã hội hóa , huy động ngày càng cao tiềm năng nội lực của các tầng lớp nhân dân. Mặc dù còn một số hạn chế cần khắc phục nhưng những kết quả đạt được của 10 năm đổi mới đã tạo nền móng vững chắc, làm tiền đề cho sự phát triển của tỉnh và MTTQ tỉnh ta. 2.5 Sơ đồ và cơ cấu tổ chức của MTTQ tỉnh Phú Thọ. Địa chỉ: Phường Tiên Cát, TP. Việt Trì Điện thoại: (0210) 846.784 - FAX: (0210) 847.687   Ban Thường trực: Ông Lương Sĩ Cần,                            Chủ tịch                                                             Số điện thoại : 847687 Ông Phạm Ngọc Châu,                   Phó Chủ tịch                                                             Số điện thoại : 844404   Ông Nguyễn Đình Hiểm,              Phó Chủ tịch                                                             Số điện thoại : 843952 Ông Phạm Hữu Hải,                        Phó Chủ tịch                                                             Số điện thoại : 844406   Ông Ngô Văn Thiện,                       Uỷ viên Ban Thường trực Ông Nguyễn Hồng Khanh,             Uỷ viên Ban Thường trực Ông Lưu Anh Ngọc,                        Uỷ viên Ban Thường trực Các ban chức năng: Văn phòng Dân chủ - Pháp luật MTTQ các huyện, thị xã-Số điện thoại 1-UB MTTQ thành phố Việt Trì Số điện thoại : 844 435 2-UB MTTQ huyện Phù Ninh Số điện thoại : 829 964 3-UB MTTQ huyện Lâm Thao Số điện thoại : 825 779 4-UB MTTQ huyện Yên Lập Số điện thoại : 870 117 5-UB MTTQ huyện Thanh Sơn Số điện thoại : 873 065 6-UB MTTQ huyện Tam Nông Số điện thoại : 879 309 7-UB MTTQ thị xã Phú Thọ Số điện thoại : 820 404 8-UB MTTQ huyện Thanh Thuỷ Số điện thoại : 877 100 9-UB MTTQ huyện Thanh Ba Số điện thoại : 885 236 10-UB MTTQ huyện Đoan Hùng Số điện thoại : 880 295 11-UB MTTQ huyện Sông Thao Số điện thoại : 889 231 12-UB MTTQ huyện Hạ Hoà Số điện thoại : 883 141 Ban Phong trào Ban Văn phòng Ban Tổ chức Tuyên huấn Thi đua Ban Dân chủ pháp luật Dân tộc tôn giáo CHỦ TỊCH LƯƠNG SĨ CẦN (SN:1947) PHÓ CHỦ TỊCH PHẠM NGỌC CHÂU (SN:1968) PHÓ CHỦ TỊCH BÙI XUÂN THĂNG (SN:1952) PHÓ CHỦ TỊCH NGUYỄN MINH DỤC (SN:1952) Trưởng ban Trần Văn Toán (Sn:1956) Trưởng ban Nguyễn Văn Ngọc (Sn:1962) Trưởng ban Ngô Văn Thiện (Sn:1950) Trưởng ban Nguyễn Thị Thuỷ (Sn:1968) Sơ đồ:Tổ chức MTTQ Tỉnh Phú Thọ. 3. Công tác mặt trận 3.1 Lý luận về công tác mặt trận. -Đại đoàn kết dân tộc là đoàn kết mọi người trong đại gia đình Việt Nam, bao gồm các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Là đường lối cơ bản của Đảng và Nhà nước ta, tư tưởng đại đoàn kết phái được thể hiện trong mọi chủ trương , chính sách pháp luật của nhà nước, trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, nhằm đáp ứng lợi ích, nguyện vọng chính đáng của các giai cấp xã hội, gắn quyền lợi với nghĩa vụ của công dân, lấy lợi ích dân tộc làm trọng. -Xây dựng chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực cao, thực sụ là Nhà nứơc của dân, do dân, và vì dân. -Mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc bằng các hình thức tập hợp đa dạng. Tổ chức và phát triển các phong trào quần chúng từ thấp đến cao, sáng tạo nhiều hình thức phù hợp với từng thành phần xã hội. Phát huy vai trò tích cực của những người tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp dân tộc, các tôn giáo.Hướng hoạt động tới địa bàn dân cư xã phường và hộ gia đình. Củng cố liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức, thực sự làm nền tảng cho khối đại đoàn kết dân tộc. 3.2 Nhiệm vụ và trách nhiệm của công tác mặt trận. Công tác mặt trận có nhiêm vụ tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân;tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối ,chủ trương , chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp cà pháp luật,giám sát hợt động của các cơ quan nhà nước; tập hợp ý kiến , kiến nghị của nhân dân;cùng nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân;tham gia phát triển tình hữu nghị , hợp tác giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới. Phát huy truyền thống yêu nước ,lòng tự hào dân tộc ,ý chí tự lực tự cường, đoàn kết mọi người Việt Nam tán thành công cuộc đởi mới, nhằm mục tiêu giữ vững độc lập thống nhất, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, phấn đấu sớm thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, tiến lên dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ,văn minh. MTTQ Việt Nam phát triển đa dạng các hoạt động,các phong trào yêu nước để tập hợp đoàn kết mọi người Việt Nam , không phân biệt thành phần giai cấp,tầng lớp xã hội, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, quá khứ nhằm động viên mọi nguồn lựcđể xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Phát huy tính tích cực của các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo để vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ xã hội-kinh tế, an ninh, quốc phòng, và đối ngoại của Nhà nước. Tham gia tuyên truyền, vận động người Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết cộng đồng giúp đỡ nhau trong cuộc sống, giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ quan hệ gắn bó với gia đình, quê hương góp phần xây dựng quê hương đất nước. Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thi hành chính sách pháp luật. Tham gia tuyên truyền động viên nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước. Phối hợp, tham gia với các cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước,vận động nhân dân đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân,giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội. Tham gia với HĐND, UBND cùng cấp tổ chức vận đông nhân dân thực hiện dân chủ cơ sở, hướng dẫn nhân dân xây dựng hương ước, quy ước về nếp sống tự quản ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố, cộng đồng dân cư khác ở cơ sở phù hợp với pháp luật, góp phần bảo vệ và xây dựng chính quyền nhân dân. Tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải. Tổng hợp, nghiên cứu ý kiến , nguyện vọng của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước. Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, theo tuy định của pháp luật về bầu cử,MTTQ Việt Nam tổ chức hiệp thương, lực chon giới thiệu những người ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Tham gia tổ chức bầu cử , phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức hội nghị cử tri ở nơi cư chú, các cuộc tiếp xúc với những người ứng cử, tham gia tuyên truyền , thực hiện cử tri thực hiện hiến pháp, pháp luật về bầu cử, tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử HĐND. Kiến nghị với UB thường vụ Quốc hội(UBTVQH), chính phủ về dự kiến chương trình luật, pháp lệnh. Trình quốc hội, UBTVQH dự án luật,pháp lệnh. Cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nghị quyết, thông tư liên tịch để hướng dẫn thi hành những vấn đề khi pháp luật quy định về trách nhiệm của MTTQ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước. Tham gia góp ý kiến vào dự thảo luật,pháp lệnh, nghị quyết, nghị định và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác. MTTQ Việt Nam có quyền tham gia tố tụng, tham gia Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán, giới thiệu người đầy đủ tiêu chuẩn để bầu cử làm hội thẩm Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật. Hoạt động giám sát của MTTQ là giám sát mang tính nhân dân, hỗ chợ cho công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra nhà nước, nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ nhà nước Việt Nam cộng hòa xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện để MTTQ thực hiện nhiệm vụgiám sát. Khi nhận được kiến nghị của Mặt trận thì người đứng đầu cơ quan , tổ chức có trách nhiệm xem xét, trả lời trong hạn chế quy địnhcủa pháp luật. Chương II: Thực trạng của công tác mặt trận tỉnh Phú Thọ. 1.Thực trạng. 1.1 Tình hình tư tưởng các tầng lớp nhân dân. Tình hình tư tưởng các tầng lớp nhân dân nhìn chung ổn định, nhân dân phấn khởi trước những thành tựu đạt được của Đất nước. Thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII và việc Việt Nam chích thức gia nhập WTO đã tác động sâu sắc đến tâm tư tình cảm của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh góp phần động viên nhân dân ra sức thi đua lao động sản xuất hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Các lĩnh vực như văn hoá ,giáo dục,y tế,khoa học công nghệ…đều có tiến bộ ,dân trí tiếp tục được nâng cao , đời sống tinh thần của đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng của công tác mặt trận của mặt trận tổ quốc tỉnh Phú Thọ.DOC
Tài liệu liên quan