Chuyên đề Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành Đô

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: 3

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 3

1.1 Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng 3

1.1.1 Nguyên nhân và sự ra đời hoạt động bảo lãnh ngân hàng 3

1.1.2 Khái niệm hoạt động bảo lãnh ngân hàng 6

1.1.3 Đặc điểm bảo lãnh ngân hàng 7

1.1.3.1. Bảo lãnh mang tính độc lập: 7

1.1.3.2. Bảo lãnh là một hoạt động ngoại bảng. 8

1.1.3.3. Bảo lãnh tiến hành trên cơ sở chứng từ. 8

1.1.4 Phân loại hoạt động bảo lãnh ngân hàng 9

1.1.4.1 Phân loại theo phương thức phát hành 9

1.1.4.1.1. Bảo lãnh trực tiếp ( Direct guarantee): 9

1.1.4.1.2. Bảo lãnh gián tiếp ( Indirect Guarantee): 10

1.1.4.1.3. Bảo lãnh được xác nhận 11

1.1.4.1.4. Đồng bảo lãnh 11

1.1.4.2 Phân loại theo mục đích 11

1.1.4.2.1. Bảo lãnh dự thầu (Bid bond/ Tender guarantee) 11

1.1.4.2.2. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Performance Guarantee): 13

1.1.4.2.3. Bảo lãnh bảo hành chất lượng sản phẩm theo hợp đồng (Maintenance Guarantee): 13

1.1.4.2.4. Bảo lãnh bảo đảm thanh toán (Payment Guarantee): 14

1.1.4.2.5. Bảo lãnh tiền ứng trước(Advanced Payment Guarantee): 14

1.1.4.2.6. Bảo lãnh hoàn trả vốn vay (Repaymnet Guarantee): 15

1.1.4.2.7. Các loại bảo lãnh khác: 15

1.1.4.3 Phân loại theo điều kiện phát hành 17

1.1.4.3.1. Bảo lãnh vô điều kiện (Unconditional Guarantee ) : Còn được gọi là bảo lãnh theo yêu cầu (Demand Guarantee) 17

1.1.4.3.2. Bảo lãnh có điều kiện ( Conditional guarantee): 18

1.1.5 Các yếu tố trong bảo lãnh ngân hàng 18

1.1.5.1 Nội dung thư và hợp đồng bảo lãnh 18

1.1.5.2 Phí bảo lãnh 21

1.1.5.3. Phạm vi bảo lãnh 22

1.1.5.4. Giới hạn bảo lãnh 22

1.1.6 Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh 22

1.1.6.1. Rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng 22

1.1.6.2.Các loại rủi ro trong bảo lãnh ngân hàng 23

1.1.6.2.1. Mọi rủi ro của doanh nghiệp được bảo lãnh là rủi ro của ngân hàng: 23

1.1.6.2.2. Rủi ro tín dụng: 23

1.1.6.2.3. Rủi ro về lãi suất: 24

1.1.6.2.4. Rủi ro hối đoái : 24

1.1.6.2.5. Rủi ro mất khả năng thanh toán 24

1.1.6.3. Mức độ rủi ro trong bảo lãnh ngân hàng: 24

1.2 Chất lượng hoạt động bảo lãnh 25

1.2.1 Khái niệm chất lượng hoạt động bảo lãnh 25

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh 27

1.2.2.1. Doanh số bảo lãnh và dư nợ bảo lãnh. 27

1.2.2.2. Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh. 28

1.2.2.3. Dư nợ bảo lãnh quá hạn. 28

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động bảo lãnh 29

1.2.3.1 Nhân tố chủ quan 29

1.2.3.2 Nhân tố khách quan 30

CHƯƠNG II : 32

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH ĐÔ. 32

2.1 Tổng quan về chi nhánh BIDV Thành Đô 32

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành Đô. 32

2.1.2 Các sản phẩm dịch vụ chính của Chi nhánh: 33

2.1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi nhánh 34

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh 35

CHƯƠNG III: 68

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 68

HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH THÀNH ĐÔ. 68

3.1. Định hướng phát triển trong những năm tới 68

3.1.1. Định hướng chung 68

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh 69

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh 70

3.2.1. Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn hoàn thiện và cải tiến quy trình bảo lãnh 70

3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định 70

3.2.3 Nâng cao tính cạnh tranh của hoạt động bảo lãnh 72

3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiện các món bảo lãnh. 73

3.2.5 Giải pháp về nguồn nhân lực 73

3.2.6. Hiện đại hoá trang thiết bị 75

3.2.7 Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh 75

3.3. Kiến nghị 76

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền 76

3.3.2. Với ngân hàng nhà nước 77

3.3.2.1. Về điều kiện được bảo lãnh 77

3.3.2.2. Về mức phí bảo lãnh 77

3.3.2.3. Về các hình thức bảo lãnh 77

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 77

KẾT LUẬN 79

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2446 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n toán P. Kiểm tra nội bộ Phòng giao dịch 1 Phòng giao dịch 2 Điểm giao dịch 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.4.1 Kết quả hoạt động vốn Tổng nguồn vốn huy động bình quân của Chi nhánh năm 2007 đạt 235 tỷ đồng, tăng 44 tỷ đồng hay 32.04 % so với năm 2006. Ngân hàng có những khách hàng truyền thống của Ngân hàng là các doanh nghiệp, công ty TNHH trên địa bàn. Đồng thời tìm kiếm những khách hàng mới, những tổ chức tín dụng. Nguồn vốn huy động từ nguồn gửi tiết kiệm của dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động được. 2.1.4.2. Kết quả hoạt động tín dụng Ngân hàng thực hiện đánh giá, xếp lọai khách hàng và phân loại nhóm nợ theo hướng dẫn của BIDV và ngân hàng nhà nước một cách nghiêm túc từ đó đã đạt được những kết quả đáng kể: Về quy mô tăng trưởng tín dụng: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng về cơ bản đã bám sát mục tiêu : chủ động tăng trưởng, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ trên nguyên tắc chấp hành nghiêm chỉnh giới hạn tín dụng đã được Hội sở chính phê duyệt. Kết quả là hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã tăng trưởng trong phạm vi kiểm soát và theo giới hạn, cơ cấu được Hội sở chính phê duyệt. Năm 2007 tăng trưởng so với 2006 là 97.65% đạt 416 tỷ đồng Như vậy, ta có thể thấy rằng trong những năm qua, cơ cấu tín dụng của Ngân hàng đã có những thay đổi tích cực. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng qua các năm đảm bảo tốt hơn sự phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn huy động - chủ yếu là ngắn hạn từ dân cư và các tổ chức kinh tế - với kỳ hạn của các khoản cho vay. Từ đó, ngân hàng được đảm bảo an toàn hơn trước các rủi ro về kỳ hạn. Thành Đô cũng theo xu hướng chung của các ngân hàng thương mại hiện nay là tăng cường cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Về đánh giá chất lượng tín dụng: Ngân hàng tiến hành phân loại nợ theo Điều 7 QĐ 493 thì tình hình nợ quá hạn như sau: năm 2006 là 40,41 tỷ đồng, năm 2007 là 45,44 tỷ đồng. Tuy nợ quá hạn tăng so với năm 2007 nhưng tỷ lệ nợ quá hạn thực chất lại giảm từ 6,21% xuống 4,45% phản ánh những nỗ lực của Ngân hàng trong việc đánh giá xét duyệt và quản lý tín dụng. Công tác nâng cao chất lượng tín dụng cũng được Ngân hàng xúc tiến nghiêm túc: Ngân hàng đã làm việc với các doanh nghiệp để bổ sung tài sản bảo đảm, ký kết hợp đồng cầm cố các khoản phải thu, ký kết hợp đồng bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay một cách cẩn trọng, phù hợp với quy định của ngân hàng. Ngân hàng cũng hoàn thành tốt công tác phân loại nợ, trích lập đủ và vượt kế hoạch dự phòng rủi ro theo QĐ 493 của Ngân hàng Nhà nước. Công tác thẩm định của Ngân hàng ngày càng được nâng cao, hoàn thiện về chất lượng và số lượngHoạt động của Hội đồng tín dụng tại Sở giao dịch cũng được nâng cao trong những năm qua, đảm bảo hoạt động theo đúng nhiệm vụ quy định. Hội đồng tín dụng đã xem xét, tư vấn cho ban giam đốc trong việc xét duyệt cho vay đối với các doanh nghiệp mới, các dự án lớn, phức tạp do vậy đã hạn chế, phòng ngừa được rủi ro và nâng cao hơn chất lượng tín dụng, đảm bảo tín dụng tăng trưởng gắn liền với chất lượng theo định hướng, chỉ đạo của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 2.1.2.3. Kết quả kinh doanh Các chỉ tiêu kinh doanh của Chi nhánh năm 2007: STT Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 Tăng(giảm) Tỷ trọng 1 Tổng tài sản 673 1050 377 56.02 2 Tài sản sinh lời 651 1020 369 56.68 3 Dư nợ bình quân 426 842 416 97.65 4 Dư nợ cuối kỳ 651 1020 369 56.68 5 Nợ quá hạn 40.41 45.44 5.03 12.45 6 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 6.21 4.45 -1.76 -28.34 7 Dư nợ có TSĐB (%) 73 73.94 0.94 1.29 8 Huy động vốn bình quân 191 235 44 23.04 9 Khả năng tự cân đối vốn 426 650 224 52.58 10 Huy động vốn từ TW 275 314 39 14.18 11 Lợi nhuận trước thuế 9.09 13.64 4.55 50.06 12 Lợi nhuận sau thuế bình quân đầu người 0.126 0.168 0.042 33.33 13 Trích DPRR 5 35 30 600.00 14 Chênh lệch thu chi 9 23.64 14.64 162.67 15 Thu nhập từ hoạt động tín dụng 43 97 54 125.58 16 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1.58 4.33 2.75 174.05 17 Thu nhập từ hoạt động khác -  0.03 0.03 -  18 Dư quỹ DPRR 40 64 24 60 19 ROA 1.53 1.95 0.42 27.45 20 Chênh lệch thu chi/ Tài sản sinh lời bình quân 2.13 2.54 0.41 19.25 21 Chênh lệch thu chi/ Tổng tài sản 2.11 2.46 0.35 16.59 Đơn vị: tỷ đồng Trong hai năm qua, Chi nhánh đã dần khẳng định được vai trò của mình trong toàn bộ hệ thống BIDV. Nổi bật là các chỉ tiêu sau: Tổng tài sản năm 2007 của Chi nhánh đạt 1050 tỷ đồng, tăng 377 tỷ đồng tức 56.02% so với thời điểm cuối năm 2006. Trong cơ cấu tài sản hiện nay của Chi nhánh, tài sản sinh lời đạt 1020 tỷ đồng tức 97% tổng tài sản. Tổng nguồn vốn huy động bình quân của Chi nhánh năm 2007 đạt 235 tỷ đồng, tăng 44 tỷ đồng hay 32.04 % so với năm 2006. Dư nợ tín dụng của Chi nhánh ở mức 1020 tỷ đồng, tăng 369 tỷ đồng hay 56.68% so với 2006. Lợi nhuận trước thuế năm 2007 là 13.64 tỷ đồng tăng 4.55 tỷ đồng tức 50.06% so với năm 2006. Trong năm 2007, Chi nhánh tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu một cách hợp lý, có chất lượng hoạt động an toàn. Trong đó: Dư nợ có tài sản bảo đảm vẫn được duy trì ở mức ổn định từ 73% năm 2006 lên 73.94% năm 2007 thể hiện năng lực đảm bảo chất lượng tín dụng của Chi nhánh. Tỷ lệ nợ xấu tính theo Điều 7 QĐ 493 là 4.45%/ tổng dư nợ, thấp hơn so với mức bình quân của khu vực cũng như so với mặt bằng chung của cả hệ thống. 2.1.2.4. Những hạn chế trong hoạt động kinh doanh Về công tác tín dụng Công tác đánh giá phân loại khách hàng, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tuy đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đạt chất lượng cao để từ đó có chính sách tín dụng phù hợp. Thông tin phục vụ công tác thẩm định, và tín dụng còn hạn chế ảnh hưởng công tác quản trị điều hành. Công tác phân tích nghiên cứu đánh giá thị trường, khách hàng, dự báo tình hình tín dụng còn yếu, bị động, có lúc còn bị lỡ cơ hội kinh doanh. Lực lượng cán bộ trẻ tuy được đào tạo cơ bản nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tín dụng. Tài sản đảm bảo của khách hàng là DN nhà nước còn nhiều bất cập cũng là yếu tố tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng (hồ sơ giấy tờ không đầy đủ, giá trị tài sản thế chấp thấp,...) Về công tác dịch vụ Việc phát triển dịch vụ ATM tại chi nhánh tuy có sự tăng trưởng nhưng số khách hàng sử dụng dịch vụ này vẫn chưa nhiều, nguyên nhân chủ yếu là do người dân chưa có thói quen sử dụng thẻ, và sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Các dịch vụ khác như: thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán, bảo lãnh,...quy mô còn hạn chế. Công tác huy động vốn Công tác huy động vốn mặc dù tăng trưởng với tốc độ khá cao nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng cao nên hiện nay chi nhánh mới chỉ đáp ứng được vốn tại chỗ vào khoảng 70% phần còn thiếu phải vay ngân hàng TW. Mạng lưới huy động vốn còn mỏng mói có 2 phòng giao dịch và 1 điểm giao dịch nên hình ảnh chi nhánh trên địa bàn chưa cao. 2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh 2.2.1. Các quy định chung về nghiệp vụ bảo lãnh Mặc dù trong Luật các tổ chức tín dụng và một số văn bản Luật khác có quy định về hoạt động bảo lãnh từ khá lâu. Song nghiệp vụ bảo lãnh vẫn còn tương đối mới đối với ngành ngân hàng Việt Nam. Do vậy, mới đầu trong quá trình thực hiện bảo lãnh, các ngân hàng Việt Nam vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn do chưa có những văn bản rõ ràng và đầy đủ, quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến bảo lãnh ngân hàng. Để khắc phục điều này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã lần lượt ban hành các quyết định hướng dẫn việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Quyết định đang có hiệu lực thi hành là Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốc NHNN Trên cơ sở các văn bản đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã ban hành quy trình bảo lãnh hướng dẫn cụ thể các quy định trong việc thực hiên nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Căn cứ vào những quyết định của NHNN và các hướng dẫn, quyết định của NHĐT&PT Việt Nam, Chi nhánh NH ĐT&PT Thành Đô tuân thủ thực hiện các vấn đề chung có liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh như sau: 2.2.1.1. Đối tượng được bảo lãnh Ngân hàng thực hiện bảo lãnh cho tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo Pháp luật hiện hành của Việt Nam, bao gồm: - Các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp của các tổ chức đầu tư, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân. - Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng. - Các hợp tác xã và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại điều 94 của Bộ luật Dân sự. - Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh và tham gia đấu thầu các dự án đầu tư tại Việt Nam hoặc vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam. - Hộ kinh doanh cá thể. 2.2.1.2. Các hình thức bảo lãnh chủ yếu Chi nhánh NHĐT&PT Hà Nội cung cấp cho khách hàng một số loại bảo lãnh chủ yếu sau: - Bảo lãnh vay vốn: bao gồm bảo lãnh vay vốn trong nước và nước ngoài, tuy nhiên bảo lãnh vay vốn nước ngoài không nhiều lắm chủ yếu là do các ngân hàng trong nước vẫn chưa đủ uy tín đối với các ngân hàng nước ngoài. - Bảo lãnh thanh toán - Bảo lãnh dự thầu: đây là loại hình bảo lãnh được thực hiện nhiều nhất trong tất cả các loại bảo lãnh. - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. - Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Bảo lãnh hoàn thanh toán. - Các loại bảo lãnh khác: bảo lãnh nộp thuế. 2.2.1.3. Các hình thức phát hành bảo lãnh Tại Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Nội, sau khi ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng, căn cứ theo yêu cầu phát hành bảo lãnh của bên cho vay hoặc chủ đầu tư quy định trong hợp đồng vay vốn giữa khách hàng và bên cho vay hoặc hợp đồng thi công xây lắp giữa khách hàng và chủ đầu tư. Ngân hàng sẽ phát hành một trong các loại thư bảo lãnh sau: * Thư bảo lãnh: loại này thường được áp dụng đối với các loại bảo lãnh trong xây dựng, bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh vay vốn. * Thư tín dụng chứng từ là văn bản cam kết của ngân hàng (ngân hàng mở L/C) cho người thụ hưởng (nhà xuất khẩu) theo lệnh của người trả tiền (nhà nhập khẩu) để trả ngay hoặc trả vào một thời điểm xác định trong tương lai một số tiền xác định trên cơ sở bộ chứng từ hoàn hảo theo các điều khoản, điều kiện quy định trong L/C. Thường áp dụng trong bảo lãnh thanh toán. * Ký bảo lãnh trên hối phiếu hoặc giấy nhận nợ: Đây là hình thức được áp dụng trong bảo lãnh vay vốn. Thông thường, việc ký bảo lãnh hối phiếu hoặc giấy nhận nợ được tiến hành song song hoặc sau khi giải ngân vốn vay. 2.2.1.4. Điều kiện bảo lãnh NH ĐT&PT Hà Nội xem xét và quyết định bảo lãnh cho các khách hàng thuộc đối tượng được bảo lãnh có đủ các điều kiện sau: - Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. - Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán với ngân hàng bảo lãnh. - Có bảo đảm hợp pháp cho nghĩa vụ được bảo lãnh theo hướng dẫn. - Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả khi đề nghị bảo lãnh. - Đối với trường hợp bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu khách hàng phải bảo lãnh các điều kiện theo quy định của pháp luật về thương phiếu. - Trong trường hợp vay vốn nước ngoài khách hàng phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý vay và trả nợ nước ngoài. - Khách hàng là các tổ chức kinh tế nước ngoài được đầu tư, kinh doanh hoặc được tham gia đấu thầu tại Việt Nam theo các quy định của pháp luật Việt Nam. - Trường hợp khách hàng đề nghị bảo lãnh là Đơn vị hạch toán phụ thuộc của một pháp nhân, ngoài các điều kiện trên, Đơn vị phụ thuộc phải có giấy uỷ quyền của Pháp nhân cho phép đơn vị phụ thuộc Đại diện cho pháp nhân tham gia vào quan hệ bảo lãnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật. - Đối với trường hợp khách hàng của NH bảo lãnh là các TCTD (trường hợp NH bảo lãnh xác nhận bảo lãnh, phát hành bảo lãnh đối ứng và phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của một TCTD khác) thì khách hàng phải là các TCTD có uy tín và năng lực tài chính để bồi hoàn cho NH bảo lãnh khi NH bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Riêng trường hợp TCTD nước ngoài phát hành bảo lãnh đối ứng cho NH bảo lãnh thụ hưởng thì TCTD nước ngoài phải có quan hệ đại lý, thanh toán với NH bảo lãnh. 2.2.1.5. Phạm vi bảo lãnh - Nghĩa vụ được Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Nội bảo lãnh bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các nghĩa vụ sau đây: + Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay. + Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống, đầu tư phát triển. + Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước. + Nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia dự thầu, thực hiện hợp đồng theo các quy định của pháp luật. - Ngân hàng chỉ phát hành bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng trong phạm vi, mức phán quyết đã được Tổng Giám đốc NH ĐT&PT Việt Nam uỷ quyền. Trường hợp khách hàng có nhu cầu bảo lãnh ngoài phạm vi và mức phán quyết, Chi nhánh có tờ trình báo cáo về NH ĐT&PT Việt Nam để xem xét giải quyết. Tổng số dư bảo lãnh của NHĐT&PT Hà Nội cho một khách hàng không được vượt quá 15%, vốn tự có của NHĐT&PT Việt Nam, tức khoảng 170 tỷ VNĐ. Trường hợp một khách hàng có yêu cầu bảo lãnh vượt quá 15% vốn tự có của mình thì Ngân hàng cùng với các TCTD khác thực hiện việc bảo lãnh theo quy định. 2.2.1.6. Thời hạn bảo lãnh Thời hạn của bảo lãnh được xác định căn cứ vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ cuả khách hàng được bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có các thoả thuận hoặc cam kết khác. Đối với trường hợp Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của một TCTD khác thì thời hạn của bảo lãnh đối ứng phải kéo dài hơn thời hạn của bảo lãnh do NH phát hành tối thiểu là 15 ngày (thời gian cần thiết để Ngân hàng đòi lại tiền của TCTD phát hành bảo lãnh đối ứng sau khi Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho người được bảo lãnh). Việc gia hạn bảo lãnh phải được bên nhận bảo lãnh chấp thuận bằng văn bản. 2.2.1.7. Biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh Căn cứ vào đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và uy tín của khách hàng, Ngân hàng và khách hàng thoả thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh. Các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh bao gồm: ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định. Căn cứ vào tài sản đem thế chấp, cầm cố; Ngân hàng chỉ xác nhận bảo lãnh cho khách hàng tối đa 70% giá trị tài sản thế chấp. Riêng đối với các tài sản cầm cố là giấy tờ có giá, các vật quý bằng vàng, đá quý… thì ngân hàng sẽ bảo lãnh tối đa có thể bằng 80% giá trị tài sản cầm cố. Ngân hàng phải bảo quản giữ gìn tài sản thế chấp, cầm cố, nếu xẩy ra mất mát hư hỏng, ngân hàng bảo lãnh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. 2.2.2. Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành Đô Hiện nay, chi nhánh đang tuân thủ theo quy trình bảo lãnh chung của NH ĐT&PT Việt Nam, được ban hành theo tiêu chuẩn ISO9000-2002, và có cụ thể hoá một số bước cho phù hợp với tình hình cụ thể. Quy trình mà NHĐT&PT Hà Nội hiện nay đang thực hiện bao gồm 5 bước và về cơ bản thì NHĐT&PT Hà Nội đã thực hiện sát với quy trình đã được ban hành, cụ thể là: Bước 1: Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng Khi khách hàng đến NHĐT&PT Hà Nội xin cấp bảo lãnh thì cán bộ tín dụng của ngân hàng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ theo đúng quy định. Ngoài hồ sơ áp dụng cho tất cả các loại bảo lãnh thì đối với từng loại bảo lãnh lại cần thêm hồ sơ áp dụng riêng. Bao gồm: * Hồ sơ áp dụng với tất cả các loại bảo lãnh bao gồm - Giấy đề nghị bảo lãnh. - Hồ sơ pháp lý về khách hàng. - Hồ sơ về tình hình SXKD, tài chính. - Hồ sơ về đảm bảo bảo lãnh. Nếu khách hàng đã có quan hệ tín dụng, bảo lãnh với NHĐT&PT Hà Nội thì Ngân hàng cho phép khách hàng không phải nộp hồ sơ pháp lý về khách hàng (trừ khi có điều chỉnh, bổ sung). * Hồ sơ áp dụng riêng cho từng loại bảo lãnh: - Đối với bảo lãnh vay vốn: + Hồ sơ về tình hình tài chính và SXKD của khách hàng bổ sung thêm: Tài liệu xác minh tình hình công nợ tại thời điểm gần nhất của các TCTD mà khách hàng có dư nợ. - Hồ sơ về dự án đầu tư bổ sung thêm: Hợp đồng thương mại được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu có). Dự thảo lần cuối hợp đồng vay vốn nước ngoài (nếu có). Văn bản của NHNN cấp hạn mức vay vốn nước ngoài cho khách hàng (đối với trường hợp vay vốn nước ngoài ). Các tài liệu về biện pháp đảm bảo cho nghĩa vụ được bảo lãnh. Các văn bản có liên quan khác. - Đối với bảo lãnh thanh toán: Hợp đồng mua bán hoặc cam kết thanh toán của các bên liên quan ghi rõ điều khoản cam kết thanh toán giữa các bên liên quan. Tài liệu liên quan về khả năng nguồn vốn để thanh toán theo cam kết được bảo lãnh (nếu có). Hạn mức vay vốn (trường hợp thanh toán bằng vay vốn). - Đối với bảo lãnh trong xây dựng: + Bảo lãnh dự thầu: Tài liệu mời thầu, quy chế hoặc quy định đấu thầu của chủ đầu tư trong đó ghi rõ các trường hợp vi phạm quy chế (quy định) đấu thầu và trách nhiệm nghĩa vụ của bên dự thầu. + Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Hợp đồng thi công (đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong xây lắp, trường hợp chưa có hợp đồng chính thức thì phải là hợp đồng dự thảo trước khi ký chính thức) hoặc hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị (đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị) quy định về các điều kiện thực hiện hợp đồng và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Thông báo trúng thầu hoặc phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền. + Bảo lãnh hoàn thanh toán: Hợp đồng kinh tế và văn bản cam kết của các bên về số tiền ứng trước, thời gian và tiến độ, phương thức hoàn trả nguồn vốn, xác định rõ các trường hợp vi phạm, nghĩa vụ của bên nhận tiền ứng trước (nếu trong trường hợp hợp đồng kinh tế chưa quy định rõ). + Bảo lãnh chất lượng sản phẩm: Hợp đồng kinh tế quy định cụ thể về trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm, các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của các bên. Nếu hợp đồng kinh tế không quy định rõ thì phải có một hợp đồng bổ sung (hoặc quy định trong biên bản nghiệm thu) quy định rõ trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của các bên. - Đối với bảo lãnh có ký quỹ 100% bằng vốn tự có của khách hàng, hồ sơ gồm: Chứng từ chứng minh tiền đã được chuyển vào tài khoản tiền gửi ký quỹ tại ngân hàng bảo lãnh bằng 100% giá trị khoản bảo lãnh, giấy đề nghị bảo lãnh ghi rõ: cam kết dùng tiền ký quỹ đảm bảo cho 100% nghĩa vụ bảo lãnh. Sau khi nhận hồ sơ từ khách hàng cán bộ cán bộ tín dụng sẽ thực hiện việc kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lý của hồ sơ bảo lãnh và báo cáo trưởng phòng việc thực hiện bảo lãnh xin ý kiến chỉ đạo (nếu đủ thì thực hiện bước tiếp theo, nếu thiếu yêu cầu bổ sung). Sau đó cán bộ thực hiện bảo lãnh lập phiếu nhận hồ sơ của khách hàng và danh mục hồ sơ. Bước 2 : Quyết định bảo lãnh. - Chuyển hồ sơ: sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ từ khách hàng, cán bộ tín dụng lập danh mục hồ sơ và chuyển hồ sơ cho các phòng có liên quan (phòng nguồn vốn, phòng thẩm định…) để tổ chức việc phối hợp xử lý giữa các đơn vị phù hợp với tính chất, mức độ món bảo lãnh. - Thẩm định hồ sơ: Trong quá trình thẩm định, cán bộ tín dụng thực hiện thẩm định các nội dung sau: + Tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh. + Năng lực pháp lý của khách hàng xin bảo lãnh. +Việc chuyển tiền ký quỹ vào tài khoản ký quỹ để thực hiện bảo lãnh. + Tình hình tài chính và năng lực SXKD của khách hàng. + Tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án (đối với bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn). + Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, thẩm định về tài sản và các biện pháp đảm bảo cho nghĩa vụ được bảo lãnh. - Sau khi phân tích, đánh giá các nội dung trên, cán bộ tín dụng lập tờ trình Trưởng phòng kiểm soát và để trình lãnh đạo trong đó có ý kiến đề xuất bảo lãnh hoặc từ chối với các lý do cụ thể. Trong trường hợp thuộc thẩm quyền, lãnh đạo chi nhánh NHĐT&PT Hà Nội sẽ ra quyết định về việc bảo lãnh. Trong trường hợp vượt quá quyền phán quyết thì ngân hàng phải gửi tờ trình lên NHĐT&PT Việt Nam. Nếu được NHĐT&PT Việt Nam chấp nhận thì NHĐT&PT Hà Nội sẽ ra quyết định bảo lãnh. Bước 3: Phát hành bảo lãnh. - Hoàn chỉnh lại hồ sơ bảo lãnh (nếu có yêu cầu). Đối với các dự án trình NHĐT&PT Việt Nam uỷ nhiệm, nếu NHĐT&PT Việt Nam yêu cầu cán bộ tín dụng bổ sung hồ sơ bảo lãnh hoặc thực hiện các yêu cầu của NHĐT&PT Việt Nam. - Thực hiện các biện pháp đảm bảo: ký hợp đồng thế chấp, cầm cố, ký quỹ, bảo lãnh của bên thứ ba… và các yêu cầu khác trong uỷ nhiệm của NHĐT&PT Việt Nam (nếu có). - Ký hợp đồng bảo lãnh và phát hành thư bảo lãnh. Việc xem xét, quyết định bảo lãnh tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày Chi nhánh nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của khách hàng. Thời gian để tiến hành một nghiệp vụ bảo lãnh được quy định cụ thể đối với từng loại bảo lãnh như sau: + Đối với bảo lãnh theo món: Thời gian thực hiện một nghiệp vụ là 2 giờ đối với bảo lãnh dự thầu; thời gian đối với món bảo lãnh thực hiện hợp đồng nhưng phức tạp là 3 ngày, món bình thường là 2 giờ. Đối với bảo lãnh thanh toán, thời gian thực hiện với món phức tạp là 3 ngày, món bình thường là2 giờ. Bảo lãnh đảm bảo chât lượng sản phẩm có thời gian quy định là 3 ngày. Bảo lãnh vay vốn có thời gian quy định như khi tiến hành cho vay. + Đối với bảo lãnh theo hạn mức: Thời gian để duyệt hạn mức bảo lãnh là 6 ngày và thời gian thực hiện bảo lãnh từng lần là 2 giờ. + Đối với bảo lãnh đối ứng: Nếu NHĐT&PT Việt Nam là ngân hàng phát hành Thư bảo lãnh đối ứng thì thời gian thực hiện một nghiệp vụ bảo lãnh là 6 ngày còn nếu là ngân hàng hưởng thụ Thư bảo lãnh đối ứng thì thời gian sẽ là 3 ngày. Bước 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh. - Theo dõi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: + Cán bộ thực hiện bảo lãnh theo dõi việc phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh đối với các loại bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các cam kết bảo lãnh khác. + Cán bộ thực hiện bảo lãnh theo dõi giải ngân, thực hiện nhận nợ (đối với bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn thanh toán và bảo lãnh vay vốn). - Hạch toán số dư bảo lãnh: + Đối với bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn thanh toán và bảo lãnh vay vốn: cán bộ tín dụng lập lịch giải ngân, thông báo và gửi các chứng từ chứng minh việc giải ngân cho phòng kế toán để hạch toán ngoại bảng số dư bảo lãnh. + Đối với các loại bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các cam kết bảo lãnh khác: cán bộ tín dụng cung cấp các chứng từ chứng minh việc phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh (hợp dồng bảo lãnh, thư bảo lãnh…) cho kế toán để hạch toán ngoại bảng số dư bảo lãnh gồm hợp đồng bảo lãnh (bản chính), thư bảo lãnh (bản photo). - Theo dõi thực hiện hợp đồng bảo lãnh: + Kiểm tra, theo dõi khách hàng: Cán bộ tín dụng của Chi nhánh theo dõi tình hình tài chính và SXKD của khách hàng từ khi phát sinh đến khi kết thúc nghĩa vụ bảo lãnh. Hàng quý yêu cầu khách hàng gửi báo cáo định kỳ, hết năm tài chính yêu cầu khách hàng gửi báo cáo quyết toán được duyệt chính thức. Đối với các dự án được NHĐT&PT Việt Nam uỷ nhiệm, cán bộ tín dụng lập báo cáo và trưởng phòng kiểm soát trình lãnh đạo để gửi báo cáo lên NHĐT&PT Việt Nam theo yêu cầu nêu trong uỷ nhiệm. + Thu phí bảo lãnh: Thu phí bảo lãnh căn cứ vào mức độ tín nhiệm và chính sách khách hàng. Giám đốc NHĐT&PT Hà Nội quyết định mức phí bảo lãnh trong phạm vi mức bảo lãnh cho phép do NHĐT&PT Việt Nam quy định. Cán bộ tín dụng của NHĐT&PT Hà Nội có nhiệm vụ theo dõi, phối hợp với phòng kế toán để thực hiện thu phí bảo lãnh theo hợp đồng bảo lãnh đã ký kết. Trường hợp khách hàng chậm thanh toán phí bảo lãnh cho Ngân hàng sẽ chịu lãi suất nợ quá hạn không quá 150% lãi suất của khoản vay được bảo lãnh trong trường hợp bảo lãnh vay vốn, hoặc lãi suất cho vay ngắn hạn mà Ngân hàng thực hiện đối với số phí chậm trả của các loại bảo lãnh khác, kể từ ngày đến hạn thanh toán cho thời gian chậm thanh toán số phí này. + Kiểm tra tài sản bảo đảm cho bảo lãnh Đối với tài sản bảo đảm là tiền gửi ký quỹ, cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra trên số dư tài khoản ký quỹ để đảm bảo khả năng bù đắp rủi ro khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Đối với tài sản đảm bảo (kể cả bên thứ ba) là máy móc, thiết bị, nhà xưởng, cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra trên hồ sơ thế chấp và kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như mất mát, hư hỏng, giảm giá trị. Đối với trường hợp đảm bảo là bảo lãnh của bên thứ ba, cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra và theo dõi năng lực tài chính của bên thứ ba để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên thứ ba khi có yêu cầu. + Đôn đốc thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh: Đối với bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh vay vố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành Đô.DOC
Tài liệu liên quan