MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 3
1.1 Khái quát chung về bảo lãnh 3
1.1.1 Sự hình thành và phát triển chung của bảo lãnh 3
1.1.2 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng 3
1.1.3 Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng 4
1.1.4 Vai trò của bảo lãnh ngân hàng 8
1.1.4.1 Đối với nền kinh tế 8
1.1.4.2 Đối với ngân hàng 9
1.1.4.3 Đối với doanh nghiệp 9
1.1.5 Các hình thức của bảo lãnh ngân hàng 10
1.1.5.1 Phân loại bảo lãnh theo tính chất và điều kiện thanh toán 10
1.1.5.2 Phân loại bảo lãnh theo mối quan hệ giao dịch 11
1.1.5.3 Phân loại bảo lãnh theo đối tượng bảo lãnh 13
1.1.5.4 Các loại bảo lãnh khác 16
1.2 Chất lượng bảo lãnh ngân hàng 17
1.2.1 Khái niệm chất lượng bảo lãnh 17
1.2.1 Các tiêu chí phản ánh chất lượng bảo lãnh 17
1.2.1.1 Xét trên góc độ của khách hàng: 18
1.2.1.2 Xét trên giác độ của nền kinh tế: 19
1.2.1.2 Xét trên giác độ của Ngân hàng: 19
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh ngân hàng 23
1.3.1 Trình độ quản lý của NHTM 23
1.3.2 Trình độ, năng lực và ý thức của cán bộ nghiệp vụ: 23
1.3.3 Khoa học và công nghệ áp dụng 23
1.3.4 Uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng 24
1.3.5 Hệ thống văn bản nghiệp vụ, pháp luật có liên quan 24
1.3.6 Ý thức kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của các doanh nghiệp 24
1.3.7 Môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NHNo&PTNT HÀ NỘI- PHÒNG GIAO DỊCH CHỢ HÔM 26
2.1 Khái quát về NH No&PTNT chi nhánh Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm 26
2.1.1 Lịch sử hình thành 26
2.1.2 Bộ máy tổ chức 27
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm 28
2.2.1 Hoạt động huy động vốn 28
2.2.2 Về hoạt động sử dụng vốn (cho vay) 31
2.3 Thực trạng hoạt động bão lãnh tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm 34
2.3.1 Quy trình bão lãnh tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm 34
2.3.2 Tình hình hoạt động bão lãnh tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm 38
2.3.2.1 Cơ cấu theo đối tượng bảo lãnh 39
2.3.2.2 Cơ cấu theo đối tượng thụ hưởng 41
2.3.2.3 Cơ cấu theo đối tượng được bảo lãnh 41
2.4 Đánh giá kết quả 42
2.4.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân 42
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 46
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG No&PTNT HÀ NỘI- PHÒNG GIAO DỊCH CHỢ HÔM 49
3.1 Định hướng về hoạt động của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm năm 2009 49
3.1.1 Định hướng chung 49
3.1.2 Đinh hướng về hoạt động bão lãnh tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm 49
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bão lãnh tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm 50
3.2.1 Nâng cao trình độ năng lực của cán bộ 50
3.2.2 Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng 51
3.2.3 Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy chế, quy trình nghiệp vụ bảo lãnh 51
3.2.4 Đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh 52
3.2.5 Mở rộng đối tượng bảo lãnh 53
3.2.6 Tăng cường đầu tư và cải tiến công nghệ ngân hàng 53
3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát 54
3.3 Một số kiến nghị 55
3.3.1 Kiến nghị với NHNN 55
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Hà Nội 57
KẾT LUẬN 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 60
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng hoạt động bão lãnh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội- Phòng giao dịch chợ Hôm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảo lãnh không tốt, đặc biệt là chất lượng công tác thẩm định của Ngân hàng là không tốt. Ngược lại, nếu dư nợ bảo lãnh quá hạn nhỏ chứng tỏ Ngân hàng đã quản lý rất tốt nguồn vốn của mình.
Khi xem xét đến dư nợ bảo lãnh, ta cũng cần xem xét trong mối quan hệ với doanh số bảo lãnh trong năm, thông qua chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ bảo lãnh quá hạn
=
Dư nợ bảo lãnh quá hạn
x100%
Dư nợ bảo lãnh
Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng doanh số bảo lãnh quá hạn trong tổng doanh số bảo lãnh, phần trăm doanh số bảo lãnh đã phát sinh rủi ro. Khi dư nợ bảo lãnh lớn thì điều này chứng tỏ hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng chưa thực sự an toàn và hiệu quả. Ngược lại, một tỷ lệ dư nợ bảo lãnh thấp là biểu hiện của một hoạt động bảo lãnh có chất lượng tốt. Vì vậy, Ngân hàng nên duy trì tỷ lệ này càng thấp càng tốt, tuy nhiên không nên chỉ chú trọng vào việc đó vì nếu như thế sẽ hạn chế đến việc mở rộng hoạt động bảo lãnh.
Sau khi Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán bảo lãnh của mình, Ngân hàng sẽ ghi nợ vào tài khoản tiền gửi của khách hàng, có quyền truy đòi số tiền đã thanh toán. Nếu đến hạn gia nợ mà khách hàng vẫn chưa trả hết hay trả đủ số tiền thì Ngân hàng sẽ đưa khoản tiền đó vào nợ quá hạn và áp dụng lãi phạt cho khách hàng. Nếu khoản nợ quá hạn phát sinh từ một khoản bảo lãnh cs thời hạn trên một năm thì tính chính xác của hai chỉ tiêu trên không còn cao nữa. Do đó, cần phải xem xét kết hợp với các chỉ tiêu khác, xem xét thêm chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn khê đọng và tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi. Cụ thể:
Tỷ lệ nợ quá hạn khê đọng
=
Dư nợ bảo lãnh quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm
x100%
Tổng dư nợ bảo lãnh
Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi
=
Dư nợ bảo lãnh quá hạn trên 1 năm
x100%
Tổng dư nợ bảo lãnh
Việc phân loại nợ như thế sẽ giúp cho Ngân hàng trong việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro.
Các chỉ tiêu khác:
- Đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh: Ngân hàng càng đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh thì càng thu hút được khách hàng và làm giảm rủi ro cho Ngân hàng, điều đó thể hiện chất lượng bảo lãnh tốt.
- Tài sản đảm bảo: phải phù hợp, vừa cân đối được lợi ích của khách hàng, vừa cân đối được sự an toàn cho Ngân hàng.
- Biểu phí: để thu hút được khách hàng thì biểu phí phải mang tính cạnh tranh.
- Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh: phải đơn giản, thuận tiện cho khách hàng và vẫn đảm bảo tuân theo đúng các quy định của pháp luật cũng như của NHNN.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh ngân hàng
1.3.1 Trình độ quản lý của NHTM
Trình độ quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến các nhân tố chủ quan khác trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Trình độ quản lý tốt sẽ giúp ngân hàng có chiến lược khách hàng đúng đắn, có chiến lược phát triển phù hợp, hình thành bộ máy tổ chức có cơ chế vận hành nhịp nhàng; giúp cho việc phân công chức năng nhiệm vụ giữa các phòng một cách hợp lý, đảm bảo sự phối hợp ăn khớp và hiệu quả giữa các bộ phận nghiệp vụ; giúp tuyển dụng và lựa chọn được đội ngũ nhân sự có năng lực, trình độ phù hợp. Trình độ quản lý tốt sẽ giúp cho việc hình thành một hệ thống các văn bản, chế độ phù hợp với quy định pháp luật, với thực tiễn hoạt động của ngân hàng, thuận tiện và dễ dàng cho các cán bộ tác nghiệp cho việc vận dụng… Tất cả những vấn đề này sẽ có tác động thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động bảo lãnh nói riêng. Ngược lại, nếu trình độ quản lý yếu kém sẽ dẫn đến sự tác động tiêu cực đến toàn bộ các hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động bảo lãnh.
Trình độ, năng lực và ý thức của cán bộ nghiệp vụ:
Hoạt động bảo lãnh chịu sự điểu chỉnh của các quy chế ban hành của NHNN, các cán bộ nghiệp vụ cần nắm rõ các thông lệ, các văn bản cũng như quy trình về bảo lãnh để tránh nguy cơ phát sinh các tranh chấp, các rủi ro và là cơ hội cho các đối tác gian lận trong hoạt động bảo lãnh. Ngoài ra, ý thức của cán bộ trong công việc như nhiệt tình, chu đáo trong quan hệ với khách hàng, tác nghiệp chính xác và tháo vát, nhanh nhẹn sẽ góp phần thu hút khách hàng.
Khoa học và công nghệ áp dụng
Ngày nay khi sự canh tranh của các ngân hàng ngày một quyết liệt, trình độ khoa học công nghệ chính là chìa khóa để các ngân hàng có thể nắm bắt để nâng cao năng lực cạnh tranh. Không chỉ trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng mà còn ở các hoạt động khác, nếu có một trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, có thế sử lý chính xác, nhanh chóng các giao dịch sẽ giúp cho khách hàng tin tưởng hơn, an tâm và hài lòng hơn. Chính vì thế mà có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn. Hơn nữa, nếu khoa học và công nghệ của ngân hàng hiện đại sẽ giúp cho ngân hàng quản lý dễ dàng hơn và giảm thiểu được rủi ro có thể xảy ra.
Uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng
Bản chất của bảo lãnh là cam kết trả thay của ngân hàng đối với người được thụ hưởng trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình trong hợp đồng đã được ký kết. Do vậy, ngân hàng bảo lãnh phải là những ngân hàng có uy tín lớn, co năng lực tài chính để đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ trả thay. Một ngân hàng càng có uy tín thì càng có nhiều khách hàng đến xin bảo lãnh. Như vậy uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng ảnh hưởng lớn đến quy mô và hiệu quả hoạt động bảo lãnh.
1.3.5 Hệ thống văn bản nghiệp vụ, pháp luật có liên quan
Cũng như mọi hoạt động ngân hàng khác, hoạt động bảo lãnh ngân hàng được điểu chỉnh bởi một hệ thống các văn bản pháp lý như các quy định của luật pháp, các quy định dưới luật của chính phủ, của NHNN Việt Nam. Các quy định này nếu phù hợp, thống nhất với nhau với thực tiễn sẽ có tác động thúc đẩy sự phát triển của hoạt động bảo lãnh. Ngược lại, nếu các quy định này không rõ ràng, không hợp lý, không nhất quán mà mâu thuẫn với nhau sẽ kìm hãm sự phát triển của hoạt động bảo lãnh, làm phát sinh các tranh chấp trong hoạt động bảo lãnh mà không có cơ sở giải quyết thỏa đáng.
Ý thức kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của các doanh nghiệp
Các giao dịch bảo lãnh đều phát sinh từ các hợp đồng thương mại. Nếu doanh nghiệp có trình độ sẽ đàm phán và ký kết hợp đồng chặt chẽ, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hoạt động bảo lãnh. Bên cạnh đó, ý thức của doanh nghiệp trong việc lựa chọn đối tác tốt, đáng tin cậy cùng sự phối hợp chặt chẽ với ngân hàng có ý nghĩa quyết định. Nếu ý thức kinh doanh của doanh nghiệp kém, không phân biệt được đối tác gian lận, lừa đảo, thiếu sự phối hợp chặt chẽ với ngân hàng thì cho dù ngân hàng có cố gắng đến mức nào khi phát hành bảo lãnh thì cũng rất khó để hạn chế các nguy cơ gian lận, lừa đảo.
Môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng
Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, cơ cấu cũng như chất lượng khách hàng, ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng dịch vụ của các NHTM. Môi trường cạnh tranh càng ngày càng gay gắt thì khả năng lôi kéo cũng như giữ chân các khách hàng có chất lượng, có nhu cầu lớn về dịch vụ ngân hàng càng khó khăn hơn. Do vậy, nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển các dịch vụ mà NHTM cung cấp trong đó có hoạt động bảo lãnh. Ngược lại, môi trường cạnh tranh gay gắt sẽ là sức ép, là động lực để các NHTM nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường sự tác động tích cực từ các nhân tố khác.
Ngoài cá các nhân tố kể trên, hoạt động bảo lãnh ngân hàng còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác. Các nhân tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng như tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, các chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế…
Các vấn đề đã trình bày ở trên cho thấy sự cần thiết phải phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Căn cứ lý luận về bản chất bảo lãnh, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh là cơ sở để thực hiện việc phân tích thực trạng và tìm giải pháp phát triển cho hoạt động bão lãnh tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm trong các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NHNo&PTNT HÀ NỘI- PHÒNG GIAO DỊCH CHỢ HÔM
2.1 Khái quát về NH No&PTNT chi nhánh Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm
Lịch sử hình thành
NHNo&PTNT là doanh nghiệp nhà nước kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, làm ủy thác các nguồn vốn trung và dài hạn, ngắn hạn của Chính phủ, các tổ chức kinh tế, xã hội, cá nhân trong và ngoài nước, thực hiện tín dụng tài trợ chủ yếu cho nông nghiệp và nông thôn.
Hiện nay, NHNo&PTNT Việt Nam là một trong những NHTM lớn nhất trong nước. Kể từ khi thành lập đến nay NHNo&PTNT Việt Nam đã không ngừng trưởng thành vươn lên trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu của toàn hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam.
NHNo&PTNT Hà Nội-phòng giao dịch chợ Hôm là đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT Hà Nội. NHNo&PTNT Hà Nội được thành lập theo quyết định số 51QĐ/NH/QĐ ngày 27/06/1988 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nay là thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Do nhu cầu về sử dụng vốn và các dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế ngày càng tăng, đồng thời nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao uy tín và hiệu quả hoạt động của mình nên NHNo&PTNT Hà Nội tiếp tục mở rộng mạng lưới của mình bằng cách thành lập các phòng giao dịch mới để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, một trong những phòng giao dịch đó là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn- phòng giao dịch Chợ Hôm. Khi mới thành lập với tên gọi là NHNo&PTNT chi nhánh chợ Hôm và là ngân hàng cấp 2 trực thuộc NHNo&PTNT Hà Nội, được thành lập theo quyết định số 170 ngày 12/10/2003 do NHNN cấp. Sau 7 năm đi vào hoạt động, phòng giao dịch đã đi những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện các mặt: Huy động vốn, tăng trưởng đầu tư và phát nâng cao chất lượng tín dụng, các loại hình dịch vụ, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các loại hình khác. Các chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng là:
Thứ nhất: thực hiện khai thác và nhận các loại tiền gửi của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Thực hiện các hình thức huy động vốn theo quy định.
Thứ hai: Tiến hành cho vay đối với các cá nhân, tổ chức kinh tế đối với mọi thành phần kinh tế.
Thứ ba : Thực hiện các nhiệm vụ khác như: Thanh toán trong nước và ngoài nước, tài trợ ngoại thương, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và tái bảo lãnh, chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính trong phạm vi cả nước và quan hệ mạng swift trên toàn thế giới…
2.1.2 Bộ máy tổ chức
Bộ máy tổ chức của ngân hàng được sắp xếp theo mô hình sau:
Sơ đồ 2.1: Mô hình bộ máy tổ chức Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm
Ban giám đốc
Bộ phận ngân quỹ
Phòng kế toán
Phòng kinh doanh
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm
Gần 6 năm đi vào hoạt động, NHNo&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm đã đóng góp đáng kể vào việc mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng, đồng thời đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quận Hai Bà Trưng. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban giám đốc, các khối phòng ban của NHNo&PTNT Hà Nội cùng với sự đồng lòng quyết tâm, tinh thần trách nhiệm làm việc của CBCNV chi nhánh, trong những năm qua NHNo&PTNT phòng giao dịch chợ Hôm luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao: về huy động vốn, cho vay, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ khác…
2.2.1 Hoạt động huy động vốn
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng, các hình thức huy động vốn cũng ngày càng phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu vốn của ngân hàng. Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm cố gắng đa dạng hóa hình thức huy động vốn của mình như: huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế, huy động từ dân cư… Huy động từ dân cư được tổ chức với nhiều hình thức như gửi tiết kiệm thông thường, các loại tiền gửi với nhiều phương thức trả lãi, nhiều thời hạn.
Trong những năm qua, nhiệm vụ của chi nhánh là khai thác và nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng VND và ngoại tệ. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT Hà Nội. Vì thế, nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng đều qua các năm từ 2006 đến 2008 như sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội
phòng giao dịch chợ Hôm
Đơn vị : triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
31/12/ 2006
31/12/ 2007
Tăng giảm so với năm 2006
31/12/ 2008
Tăng giảm so với năm 2007
I
Nguồn vốn
156,747
277,820
121,073
257,986
(19,924)
1
Nội tệ
122,229
216,087
93,855
212,839
(3,248)
TG tổ chức kinh tế
28,012
31,600
3,588
29,110
(2,490)
TG dân cư
94,094
184,195
90,101
183,350
(845)
Ký quỹ
127
292
165
379
87
2
Ngoại tệ
34,518
61,733
27,215
45,147
(16,596)
TG tổ chức kinh tế
309
97
(212)
127
30
TG dân cư
33,896
61,043
27,157
44,753
(16,290)
Ký quỹ
323
593
270
267
(326)
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008)
Từ trên ta có được biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Sự gia tăng huy động vốn những năm 2006, 2007, 2008
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, tổng nguồn qua ba năm có sự chuyển biển mạnh mẽ, tăng rất nhanh từ năm 2006 đến năm 2007 và đến năm 2008 thì giảm, chủ yếu là do sự thay đổi từ huy động đồng nội tệ, huy động từ đồng ngoại tệ có thay đổi nhưng không nhiều. Cụ thể: tổng huy động vốn tăng năm 2007 tăng 121,073 (tương đương với 77.24%), trong đó huy động từ đồng nội tệ đóng góp 77.52% còn huy động từ đồng ngoại tệ chỉ đóng góp 22.48% với con số cụ thể là huy động từ nội tệ tăng 93,855 (tương đương với 76.786%) và huy động từ ngoại tệ tăng 27,215 (tương đương với 78.84%), một con số tăng rất đáng kể. Nhưng đến năm 2008, do những khó khăn chung của nền kinh tế trong cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ nước Mỹ mà những con số đó đã quay đầu ngược lại. Tổng huy động vốn năm 2008 giảm so với năm 2007 là 19,924 (tương đương với 7.17%), trong đó huy động từ nội tệ giảm 3,248 (tương đương 1.5%) và huy động từ ngoại tệ giảm 16,596 (tương đương 26.88%), giảm về huy động ngoại tệ mạnh hơn giảm về huy động nội tệ.
Từ trên ta có thể rút ra được
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu huy động vốn
Như vậy, trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm chủ yếu là từ tiền gửi dân cư (tiết kiệm), chiếm 81.65%, 88.27%, 88.45% trong tổng nguồn huy động qua các năm 2006, 2007, 2008, trung bình ba năm tiền gửi tiết kiệm chiếm 86.123% trong tổng huy động vốn. Còn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và ký quỹ chiếm phần rất nhỏ, đặc biệt là ký quỹ. Tuy nhiên, có một điểm chung là các nguồn huy động vốn này đều biến động tăng trong năm 2007 và giảm trong năm 2008. Điều đó cũng do nguyên nhân chung của nền kinh tế, các ngân hàng đều làm ăn phát đạt trong 2007 và năm 2008 được đánh dấu là một năm có rất nhiều khó khăn phải đương đầu do những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
2.2.2 Về hoạt động sử dụng vốn (cho vay)
Trong điều kiện của nước ta hiện nay, quy mô tín dụng và đầu tư quyết định quy mô hoạt động của NHTM, hoạt động tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ an toàn vốn đầu tư và là nhân tố quyết định thu nhập của ngân hàng, tạo vị thế và mối quan hệ với khách hàng. Đứng trước điều này, ngân hàng luôn chú trọng đến nghiệp vụ tín dụng nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng lành mạnh vững chắc, cung cấp khoản mục tín dụng có chất lượng cao, lựa chọn khách hàng có khả năng và dự án khả thi để cho vay, hạn chế nợ quá hạn, khoản nợ khó đòi tới mức thấp nhất có thể đạt được, tăng thu nhập cho ngân hàng từ nghiệp vụ tín dụng.
Trong những năm qua, Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm đã luôn chú trọng và đạt được kết quả tốt trong hoạt động tín dụng. Cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Dư nợ năm 2006, 2007, 2008
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2006
2007
Tăng giảm so với năm 2006
2008
Tăng giảm so với năm 2007
I
Dư nợ
55,694
103,761
48,067
113,611
9,850
Ngắn hạn
52,245
101,343
49,098
112,063
10,720
Trung hạn
3,449
2,418
-1,031
1,548
-870
Trong đó
-
DNNN
1,663
0
-1,663
1,895
1,895
-
DN ngoài quốc doanh
48,194
97,347
49,153
96,001
-1,346
-
Hộ cá thể, cầm cố, đời sống
5,837
6,414
577
15,715
9,301
II
Nợ quá hạn
-
226
-
13
-213
(Nguồn: báo cáo tổng hợp năm 2006, 2007, 2008)
Từ bảng trên ta có biểu đồ:
Biểu đồ 2.3: Dư nợ năm 2006, 2007, 2008
Trên cơ sở tăng trưởng vốn huy động, hoạt động cho vay và đầu tư của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Như ta đã thấy, năm 2007 tăng gần gấp đôi so với năm 2006 (48,067 triệu đồng, tương đương 86.3%) và đến năm 2008, mặc dù nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn nhưng ngân hàng vẫn phát triển được hoạt động cho vay và đầu tư, doanh số có tăng lên nhưng chững lại, tăng 9,850 triệu đồng và tổng dư nợ ngày 31/12/2008 là 113,611 triệu đồng. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, trung bình ba năm cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng là 96.7%, cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng ít và ngân hàng không có cho vay dài hạn.
Ngân hàng cũng thực hiện cho vay phần lớn cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh đóng tỷ trọng 86.53%, 93.82% và 84.5% qua các năm 2006, 2007, 2008. Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm có một số khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh quen thuộc như: công ty cổ phần xây dựng Vinashin, công ty Việt Tuấn, công ty Đại Đoàn Kết, công ty TNHH hóa chất Việt Hồng, công ty thương mại và dịch vụ kỹ thuật, công ty TNHH Hoa Hoa, công ty TNHH Sao Nam…
Ngân hàng ngày càng chú trọng hơn đến chất lượng tín dụng, luôn cố gắng đảm bảo thu lãi róc, hầu hết các khách hàng vay tại ngâ hàng đều sử dụng tiền vay đúng mục đích, trả gốc và trả lãi như đúng trong hợp đồng tín dụng. Năm 2008 nợ nhóm 1 chiếm 99% trên tổng dư nợ, nợ nhóm 2 là 13 triệu đồng, giảm so với năm 2007 là 214 triệu đồng, tương đương với 94.27% một con số nợ xấu lý tưởng của một NHTM.
Thực trạng hoạt động bão lãnh tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm
Quy trình bão lãnh tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm
Sơ đồ 2.1: Quy trình bảo lãnh
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh
Gửi đến
Tổ thẩm định phòng kinh doanh
Từ chối bằng văn bản
Trình
Không đồng ý
Trưởng phòng kinh doanh
Trình
Đồng ý
Không đồng ý
Giám đốc NHNo&PTNT Chợ Hôm
Đồng ý nếu thuộc thẩm quyền
Phòng kinh doanh
Giám đốc NHNo&PTNT Hà Nội
Thư bảo lãnh
Không đồng ý
Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm thực hiện quy trình bảo lãnh những quy định của NHNN Việt Nam và theo những định hướng chung của NHNo&PTNT Hà Nội.Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng bao gồm các bước như sau:
Bước 1: tiếp nhận hồ sơ đề nghị bảo lãnh
Khi khách hàng có nhu cầu về bảo lãnh thì khách hàng phải gửi cho ngân hàng các tài liệu:
- Tài liệu về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, thẩm quyền của người đại diện khách hàng gồm:
+ Đối với pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân: quyết định thành lập, giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề (nếu có), giấy phép kinh doanh đối với dự án, phương án sản xuất kinh doanh liên quan đến nghĩa vụ của bảo lãnh (nếu có), điều lệ hoạt động (nếu có), quyết định bổ nhiệm người điều hành.
+ Đối với hộ kinh doanh cá thể: Đăng ký kinh doanh (trong trường hợp pháp luật có quy định đăng ký kinh doanh); giấy phép hành nghề (nếu có), CMTND, sổ hộ khẩu.
+ Đối với công ty cổ phần, công ty liên doanh, HTX gồm biên bản hội đồng quản trị về việc ủy quyền cho người ủy đại diện khách hàng ký các hợp đồng liên quan đến việc đề nghị bảo lãnh, thực hiện biện pháp bảo đảm nghĩa vụ của bảo lãnh.
Các tài liệu liên quan đến các nghĩa vụ đề nghị bảo lãnh, bàn giải trình về tính khả thi, năng lực thực hiện nghĩa vụ của bên đề nghị được bảo lãnh. Đối với bảo lãnh vay vốn nước ngoài thì cần có thêm các văn bản chấp nhận thep quy định của pháp luật về quản lý và trả nợ nước ngoài (nếu có), trong trường hợp cần thiết thì ngân hàng có thể yêu cầu thêm các tài liệu thông tin về bên nhận bảo lãnh.
Tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng và người được nhận bảo lãnh (nếu có) gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính của ít nhất hai năm gần nhất (đối với pháp nhân có thể yêu cầu kèm theo cả bảng dự toán lưu chuyển tiền tệ).
Hồ sơ về tài sản đảm bảo nghĩa vụ được bảo lãnh kèm theo các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị kịp thời của tài sản đảm bảo đó.
Khi hồ sơ được gửi tới phòng kinh doanh, nếu tổ thẩm định mà thấy thiếu những thứ cần thiết thì sẽ từ chối mở bảo lãnh bằng văn bản tới khách hàng do không đủ yêu cầu.
Bước 2: thẩm định và ra quyết định bảo lãnh
Tổ thẩm định phòng kinh doanh sẽ:
+ Thu thập thông tin của khách hàng đề nghị bảo lãnh và nghĩa vụ đề nghị bảo lãnh
+ Thẩm định tính hợp lệ các tài liệu mà khách hàng cung cấp.
+ Phân tích tính khả thi của nghĩa vụ được bảo lãnh, khả năng trả nợ của phương án vay vốn trong trường hợp bảo lãnh vay vốn.
+ Thẩm định năng lực tài chính qua các báo cáo tài chính.
+ Kiểm tra và phân tích các biện pháp bảo đảm cho khoản bảo lãnh, giá trị và khả năng xử lý tài sản bảo đảm.
-> Sau khi thẩm định khách hàng, cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định có ý kiến đề nghị bảo lãnh hay không cấp bảo lãnh và chịu trách nhiệm về kết quả phân tích trên tờ trình. Sau đó trình lên trưởng phòng kinh doanh.
Sau khi thẩm định lại toàn bộ hồ sơ đề nghị và tờ trình của nhân viên, ghi rõ ý kiến của mình trên tờ trình và thực hiện cấp hay không cấp bảo lãnh đệ trình lên ban giám đốc ngân hàng quyết định.
Giám đốc hoặc người được uỷ quyền hợp pháp của ngân hàng xem xét tờ trình thẩm định và đề nghị giải quyết bảo lãnh của phòng kinh doanh rồi đưa ra quyết định. Đối với những món vượt quá phạm vi được uỷ quyền, giám đốc hoặc người được uỷ quyền lập tờ trình kèm theo biên bản họp Hội đồng tín dụng (nếu có) ghi rõ ý kiến của ngân hàng, ký tên đóng dấu và chuyển toàn bộ hồ sơ trình NHNo&PTNT Hà Nội xem xét và giải quyết. Nếu không đồng ý thì từ chối bằng văn bản. Còn nếu đồng ý thì chuyển xuống phòng kinh doanh của ngân hàng, cán bộ tín dụng phòng kinh doanh sẽ thông báo cho khách hàng biết về quyết định bảo lãnh hay không bảo lãnh
Nếu đồng ý thì phòng kinh doanh sẽ mở thư bảo lãnh.
Bước 3: Thực hiện bảo lãnh
+ Khi có quyết định thực hiện bảo lãnh, cán bộ tín dụng phòng kinh doanh soạn thảo cam kết bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng đảm bảo cho bảo lãnh.
+ Yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện những biện pháp đảm bảo cho nghĩa vụ được bảo lãnh như thế chấp, cầm cố, ký quỹ...
+ Chuyển một bản cam kết bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh hoặc cho khách hàng theo thoả thuận trong hợp đồng bảo lãnh, giao một bộ hồ sơ bảo lãnh cho bộ phận kế toán sau khi cam kết bảo lãnh được ký kết.
Bước 4: Xử lý sau bảo lãnh
+ Cán bộ tín dụng theo dõi, đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh theo đúng hợp đồng liên quan và đề xuất biện pháp xử lý khi cần thiết.
+ Thu phí bảo lãnh:
· Mở sổ theo dõi thu phí bảo lãnh theo thời hạn được quy định trong hợp đồng.
· Kế toán tự động lập chứng từ trích tài khoản tiền gửi của đơn vị để thu phí nếu đơn vị không tự động trả và không được gia hạn. Trường hợp đơn vị có TKTG tại Ngân hàng khác, chi nhánh lập UNT gửi Ngân hàng ấy để thu phí.
+ Hạch toán giảm số chi bảo lãnh.
+ Xử lý khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho bên được bảo lãnh: Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh sẽ thông báo cho khách hàng kèm theo các tài liệu có liên quan yêu cầu khách hàng hoàn trả số tiền mà Ngân hàng đã trả thay. Sau 15 ngày từ ngày thông báo, nếu khách hàng chưa trả hoặc chưa có văn bản xác nhận nợ thì Ngân hàng hạch toán ghi nợ cho khách hàng. Khách hàng phải chịu lãi suất nợ quá hạn của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm đang áp dụng nhưng không vượt quá 100% lãi suất của khoản vay được bảo lãnh (bảo lãnh vay vốn) hoặc không quá 150% lãi suất cho vay ngắn hạn kể từ ngày thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Ngân hàng có quyền trích tài khoản của khách hàng (nếu thoả thuận); phát mại tài sản...
Bước 5: Kết thúc bảo lãnh
Khi mà hợp đồng bảo lãnh hết hiệu lực thì:
+ Cán bộ tín dụng lưu hồ sơ bảo lãnh, các biên bản kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh và các tài liệu khác có liên quan.
+ Kế toán lưu bản chính hợp đồng bảo lãnh, cam kết bảo lãnh hoặc xác nhận bảo lãnh...
+ Hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh... được lưu giữ tại kho theo qui định lưu giữ chứng từ có giá.
2.3.2 Tình hình hoạt động bão lãnh tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm
Hoạt động bão lãnh tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định và đóng góp cho ngân hàng không ít những thành quả. Mặc dù vậy nhưng ngân hàng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh của mình để biến hoạt động bảo lãnh trở thành một công cụ linh hoạt trong việc đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Chúng ta sẽ xem xét hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng qua các số liệu sau:
2.3.2.1 Cơ cấu theo đối tượng bảo lãnh
Bảng 2.4 Doanh số bảo lãnh theo đối tượng bảo lãnh
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
1
Doanh số
7,277
100%
10,179
100%
11,618
100%
2
Bảo lãnh THHĐ
2,5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3228.doc.doc