MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: Lý luận cơ bản về hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng Thương mại 3
1.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại 3
1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng Thương mại 3
1.1.2 Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 3
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 3
1.1.2.2 Hoạt động tín dụng 5
1.1.2.3 Hoạt động tài trợ thương mại 7
1.2.2.4 Hoạt động dịch vụ 8
1.2 Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp lớn của NH Thương mại 8
1.2.1. Tổng quan về doanh nghiệp lớn 8
1.2.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp lớn 8
1.2.1.2 Những đặc điểm của doanh nghiệp lớn 9
1.2.1.3 Vai trò, chức năng doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế thị trường Việt Nam 11
1.2.1.4 Nhu cầu vốn của doanh nghiệp lớn 12
1.2.2 Hoạt động cho vay của NH Thương mại 13
1.2.3 Vai trò của hoạt động cho vay 13
1.2.4 Các loại hình cho vay 14
1.2.5 Các nguyên tắc cho vay 18
1.2.6 Quy trình cho vay 19
1.3 Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp lớn 22
1.3.1 Khái niệm về nâng cao chất lượng hoạt động cho vay 22
1.3.2 Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng cho vay 23
1.3.3 Các chỉ tiêu phân tích và đánh gía chất lượng cho vay 26
1.3.3.1 Các chỉ tiêu định lượng 26
1.3.3.2 Các chỉ tiêu định tính 29
1.4 Một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của NH 30
1.4.1 Các nhân tố chủ quan 30
1.4.2 Các nhân tố khách quan 31
CHƯƠNG 2: Thực trạng về nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng Doanh nghiệp lớn tại chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng 33
2.1 Khái quát về Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng 33
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 33
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 35
2.1.2.1 Sơ đồ và khái quát về bộ máy tổ chức điều hành Chi nhánh 35
2.1.2.2 Khái quát chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban của Chi nhánh 35
2.1.2.3 Khái quát về Phòng khách hàng DNL (KH số 1) chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng. 36
2.1.2.4. Quy trình cho vay tại phòng KH DNL tại Chi nhánh Hai Bà Trưng 37
2.1.3 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong nhưng năm gần đây ( 2006, 2007, 2008 ) 38
2.1.3.1 Tình hình huy động vốn 38
2.1.3.2 Tình hình hoạt động tín dụng 39
2.1.3.3 Hoạt động tài trợ thương mại 42
2.1.3.4 Hoạt động dịch vụ 42
2.1.3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh 43
2.3. Thực trạng về hoạt động cho vay đối với KH DNL tại Chi nhánh NH Công Thương Hai Bà Trưng. 44
2.3.1 Dư nợ cho vay tại Phòng KH DNL 44
2.3.2 Xét cơ cấu dư nợ 45
2.3.2.1. Cơ cấu dư nợ theo theo thời gian 45
2.3.2.2 Dư nợ theo tài sản đảm bảo 46
2.3.2.3. Dư nợ cho vay theo đối tượng kinh tế 47
2.3.3 Số dư nợ phân loại theo nhóm 49
2.3.3.1. Số dư nợ theo nhóm năm 2006 49
2.3.3.2.Số dư nợ theo nhóm năm 2007 51
2.3.3.3 Số dư nợ theo nhóm năm 2008 53
2.3.4 Tình hình thu nợ đã được xử lý rủi ro 54
2.4 Đánh giá chất lượng cho vay đối với KH DNL tại Chi nhánh 54
2.4.1 Phân tích về chất lượng hoạt động cho vay tại phòng KH DNL 54
2.4.2. Những kết quả đạt được 58
2.4.3. Những mặt hạn chế 60
2.4.4 Nguyên nhân của các hạn chế 60
2.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan 60
2.4.3.2 Nguyên nhân khách quan 64
CHƯƠNG 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với KH DNL tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng 67
3.1 Mục tiêu và định hướng nâng cao hoạt động cho vay của Chi nhánh 67
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay dối với DNL tại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng 68
3.2.1 Hoàn thiện quy trình thẩm định cho vay 68
3.2.1.1 Hoàn thiện chính sách tín dụng của Chi nhánh 68
3.2.1.2 Hoàn thiện và đưa quy trình cho vay thực hiện nghiêm túc và hiệu quả. 68
3.2.2 Đơn giản hoá và linh hoạt về thủ tục, cơ chế cho vay. 70
3.2.1.3 Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay 71
3.2.1.4 Tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản vay 72
3.2.2 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng 72
3.2.3 Nâng cao chất lượng thông tin 73
3.2.4 Xây dựng phòng có chức năng tư vấn luật. 74
3.3 Một số kiến nghị về nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng DNL tại Chi nhánh. 75
3.3.1 Đối với NHCT Việt Nam 75
3.3.2 Đối với Nhà Nước 76
KẾT LUẬN 78
Danh mục tài liệu tham khảo 79
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu đo lường mức độ sình lời
Lợi nhuận từ hoạt động cho vay là nguồn thu nhập rất quan trọng của NH và được phản ảnh thông qua biểu lãi suất cho vay và phí của NH đối với từng khoản vay.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình thu lãi thực tế
Tỷ lệ thu lãi thực tế =
Lãi thực thu từ hoạt động cho vay
*100
Lãi dự thu từ hoạt động cho vay
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình thu lãi từ các khoản nợ quá hạn
Tỷ lệ thu lãi treo =
Lãi treo
* 100
Lãi dự thu từ hoạt động cho vay
1.3.3.2 Các chỉ tiêu định tính
Một số chỉ tiêu định tính đánh giá chất lượng hoạt động cho vay thông qua các yếu tố trừu tượng:
* Mức đáp ứng nhu cầu vốn của KH: Yếu tố này phản ánh sự nhanh gọn, thuận tiện trong thủ tục, thời gian nhận được quyết định cho vay đối với một khoản vay đủ điều kiện ngắn, biểu lãi suất và phí hợp lý đáp ứng được tối đa đối với nhu cầu vay vốn của khách hàng.
* Việc thực hiện và thi hành đủ, đúng các văn bản luật theo chế độ hiện hành của Tổ chức tín dụng và đưa ra những quy định cụ thể đối với riêng đơn vị nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng gây tổn thất cho NH.
* Hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của KH:
KH sử dụng nguồn vốn vay của NH, đa phần là các Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay vào hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt mục tiêu đề ra thu lợi nhuận và hoàn trả gốc và lãi cho NH. Mức độ đóng góp của nguồn vốn NH đối với doanh thu của doanh nghiệp được theo dõi cụ thể trong quá trình kiểm soát nguồn vốn cho vay sẽ phản ánh chỉ tiêu này.
1.4 Một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của NH
1.4.1 Các nhân tố chủ quan
- Phân tích tín dụng: đây là cơ sở để hình thành nên một khoản vay có chất lượng tốt. Nhân viên tín dụng xem xét các tín hiệu về mức độ tin cậy của khách hàng, xem xét tính khả thi của dự án cần vay vốn , báo cáo tài chính phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét tính hiệu quả của khoản vay. Như vậy, các yếu tố quan trọng nhất của một khoản vay tốt được căn cứ vào chất lượng thẩm đinh, phân tích các khía cạnh của một khoản vay.Hay khoản vay nếu không được phân tích tốt thì ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng món vay.
- Quy trình cho vay: Quy trình được xây dựng nhằm chuyên môn hóa nghiệp vụ cho vay và cụ thể hóa chính sách tín dụng bằng các các bước chi tiết, sự kết hợp giữa các bước giúp NH phát hiện kịp thời các khiếm khuyết để điều chỉnh can thiệp kịp thời các rủi ro có thể xáy ra.
- Chính sách cho vay: Chính sách tín dụng của NH được xây dựng đảm bảo cho hoạt động cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài sản, chiết khấu được thực hiện thống nhất hướng dẫn cho tất cả các cán bộ tín dụng, nhân viên NH. Chính sách tín dụng các thời kỳ khác nhau sẽ quyết định số lượng các khoản vay, chất lượng khoản vay, quy mô của nó và các yếu tổ đảm bảo khoản vay như tài sản thế chấp, cầm cố.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ: Đây là yếu tố nòng cốt, quan trọng và quyết định xem khoản vay có được thực hiện hay không. Nhân viên tín dụng là người tiếp xúc trực tiếp, lấy thông tin, tư vấn đối với khách hàng và đưa ra nhận định toàn diện nhất để lập tờ trình cho vay. Nhân viên có trình độ chuyên môn về cho vay sẽ đưa ra những nhận định chính xác nhất, giảm thiểu rủi ro, bên cạnh đó, nhân viên tín dụng phải đạo đức nghề nghiệp tốt, nếu không sẽ gây tổn thất lớn cho NH thông qua việc tiếp tay cho các khoản vay không tốt rủi ro cao
- Chất lượng thông tin
Các thông tin thu thập được sẽ được phân tích cụ thể làm yếu tố nền tảng cho các quyết đinh cho vay của NH. Nó đánh giá xen thông tin của NH đến với khách hàng bằng cách nào, ra sao và nguồn thông tin về khách hàng có đúng hay không. Thông tin tín dụng càng đầy đủ, kịp thời chính xác thì khả năng phòng ngừa rủi ro của NH càng lớn. Do vậy, các NH ngày nay đều rất coi trọng việc nâng cấp hệ thống thông tin và gia tăng chi phí cho các nguồn thu thập thông tin khách hàng.
1.4.2 Các nhân tố khách quan
- Nguyên nhân từ môi trường pháp lý: Bao gồm các chính sách pháp luật nhằm đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh của NH đều nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Hoạt động của các tổ chức tín dụng là mạch máu vận chuyển lưu thông nền kinh tế do đó các chính sách pháp luật được quy định nghiêm ngặt về các tỷ lệ bảo đảm an toàn về vốn, tài sản, quy mô và giới hạn cho vay đối với từng đói tượng khách hàng.
- Nguyên nhân từ môi trường kinh tế: Sức cạnh tranh, trình độ phát triển của môi trường kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến các NH- tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ- rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế vĩ mô. Môi trường kinh tế tác động đến hoạt động cho vay theo hai hướng: tác động trực tiếp đến NH, ảnh hưởng khả năng cho vay, chính sách cho vay của NH; tác động gián tiếp thông qua khách hàng có nhu cầu tín dụng.
- Nguyên nhân từ phía khách hàng: NH và khách hàng có hình thành mối quan hệ tín dụng hay không là phụ thuộc chủ yếu vào khách hàng. Nếu khách hàng thực sự có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng phương án đi vay hợp lý, xác định trách nhiệm hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn khi đó sẽ dễ dàng hình thành quan hệ tín dụng. Để khẳng định món vay có đạt chất lượng tốt hay không thì phụ thuộc vào động cơ của người đi vay không có ý định lừa đảo tín dụng, sử dụng món vay đúng mục đích có hiệu quả có lợi nhuận đảm bảo nghĩa vụ trả nợ, tránh gây tổn thất cho NH.
- Nhóm nhân tố bất khả kháng: Đây là nhóm nhân tố bất ngờ, khó lường trước được tác động vào chất lượng hoạt động cho vay của NH cũng như khả năng sử dụng vốn của khách hàng như chiến tranh, thiên tai, bệnh dịch…các yếu tố này thường gây ra thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế nói chung và các NH nói riêng, nhiều khoản vay không thể thu hồi do hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng bị ảnh hưởng quá lớn.
CHƯƠNG 2: Thực trạng về nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng Doanh nghiệp lớn tại chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng
2.1 Khái quát về Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng là một chi nhánh của ngân hàng Công Thương Việt Nam. Sau khi thực hiện Nghị định số: 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam chuyển từ cơ chế một cấp sang cơ chế NH hai cấp, NH Công Thương Thành phố Hà Nội trực thuộc NH Công Thương Việt Nam (NHCTVN) được hình thành từ một chi nhánh NHNN cấp Quận (trực thuộc NHNN Thành phố Hà Nội) thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng.
Theo quyết định số: 93/NHCT-TCCB ngày 1/4/1993 của Tổng giám đốc NH Công Thương Việt Nam sắp xếp lại bộ máy tổ chức NH Công Thương (NHCT) trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo mô hình quản lý hai cấp của NH Công Thương Việt Nam, bỏ cấp thành phố, chi nhánh NHCT khu vực I và khu vực II Hai Bà Trưng được tổ chức hạch toán kinh tế và hoạt động như các chi nhánh NHCT cấp Tỉnh, Thành phố. Kể từ ngày 1/9/1993, theo Quyết định của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam sáp nhập chi nhánh NHCT khu vực I và chi nhánh NHCT khu vực II Hai Bà Trưng thành một chi nhánh NHCT khu vực II Hai Bà Trưng.
Ngày 22/3/2007, QĐ số: 107/QĐ- HĐQT- NHCT1 của hội đồng quản trị NHCT1, chi nhánh NHCT khu vực II Hai Bà Trưng được đổi tên thành Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng.
Hiện nay, NHCT Hai Bà Trưng đã vượt qua những khó khăn ban đầu và khẳng định được vị trí vai trò của mình trong nền kinh tế, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, nâng cao chất lượng nhân sự, đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh tiền tệ, tăng cường hoạt động huy động vốn và chất lượng sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa của Chính Phủ.
Từ năm 1993 trở lại đây, NHCT Hai Bà Trưng đã thu được nhiều kết quả khả quan trong kết quả hoạt động kinh doanh, từng bước khẳng định mình trong môi trường kinh doanh mới mang đầy tính cạnh tranh.
Tháng 12/2008 NHCT Hai Bà Trưng thực hiện cổ phần hóa theo quyết định của Chính phủ.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
2.1.2.1 Sơ đồ và khái quát về bộ máy tổ chức điều hành Chi nhánh
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG KH DOANH NGHIỆP LỚN
PHÒNG KH DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
PHÒNG KH CÁ NHÂN
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG TỔNG HỢP
PHÒNG KẾ TOÁN GIAO DỊCH
PHÒNG TIỀN TỆ KHO QUỸ
PHÒNG THANH TOÁN XNK
PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO
PHÒNG THÔNG TIN ĐIỆN TOÁN
CÁC ĐIỂM GIAO DỊCH
CÁC QUỸ TIẾT KIỆM
2.1.2.2 Khái quát chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban của Chi nhánh
Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng bao gồm 10 Phòng với chức năng, nhiệm vụ riêng biệt cụ thể:
( Ban hành kèm theo Quyết định số 48/QĐ- TCHC ra ngày 30/05/2006 của Giám đốc Chi nhánh NHCT khu vực II Hai Bà Trưng.)
2.1.2.3 Khái quát về Phòng khách hàng DNL (KH số 1) chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng.
Phòng KH DNL tại chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng gồm 11 cán bộ: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 8 nhân viên tín dụng và thanh toán quốc tế.
* Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với Khách hàng là các doanh nghiệp lớn về khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, giới thiệu, bán các sản phẩm dịch vụ NH cho các doanh nghiệp lớn.
* Nhiệm vụ:
- Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp lớn.Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHCT Việt Nam: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền…Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng
- Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch: Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác.Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của NHCT VN
- Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro. Cập nhật phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý tín dụng.
- Thực hiện chấm điểm, xếp hàng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ tín dụng với Chi nhánh. Lưu trữ hồ sơ số liệu làm báo cáo theo quy định hiện hành.
2.1.2.4. Quy trình cho vay tại phòng KH DNL tại Chi nhánh Hai Bà Trưng
* Quy trình cho vay tại phòng KH DNL
Theo QĐ 072/QĐ-HĐQT-NHCT35 của Hội đồng quản trị của NH Công thương quy định về hoạt động cho vay đối với cá tổ chức kinh tế ghi rõ quy trình cho vay tại phòng Khách hàng DNL gồm các bước như sau như sau:
1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
2. Thẩm định các điều kiện vay vốn
3. Xác định phương thức cho vay
4. Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thực tế và xác định lãi cho vay
5. Lập tờ trình thẩm định cho vay
6. Tái thẩm định khoản vay
7. Trình duyệt khoản vay
8. Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm.
9. Giải ngân khoản vay
10. Kiểm tra và giám sát khoản vay
11. Thu nợ lãi và gốc; xử lý các khoản vay phát sinh
12. Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay
13. Giải chấp TSĐB
14. Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tiền vay
Nhân viên tín dụng sẽ thực hiện chuẩn tắc các bước trong quy trình cho vay, thẩm định các điều kiện rồi viết tờ trình cho vay trình lên trưởng phòng và phó phòng phụ trách quyết định có thực hiện khoản vay đó không. Sau khi được sự đồng ý của người có thẩm quyền, nhân viên tín dụng tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo đồng thời yêu cầu khách hàng bổ sung những giấy tờ yêu cầu cho đến khi hoàn chỉnh bộ hồ sơ cho vay. Khoản vay sau khi giải ngân sẽ do chính nhân viên tín dụng theo dõi và báo cáo cho cán bộ phụ trách trong phòng. Tất cả các khoản vay khách hàng sẽ được theo dõi tại sổ khách hàng tại chi nhánh; nếu khách hàng lớn hoặc khoản vay lớn thì nhiều nhân viên tín dụng cùng theo dõi.
2.1.3 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong nhưng năm gần đây ( 2006, 2007, 2008 )
2.1.3.1 Tình hình huy động vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2006
31/12/2007
31/12/2008
Tổng nguồn vốn huy động
2.472.851
2.868.931
5.166.911
Tiền gửi Tổ chức kinh tế
1.034.847
1.402.144
3.895.156
Tiền gửi dân cư
1.438.005
1.466.787
1.271.755
Tiền gửi bằng VNĐ
1.967.063
1.420.015
2.307.689
Tiền gủi ngoại tệ ( Quy VNĐ)
505.788
448.916
2.895.222
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của CN NHCT Hai Bà Trưng 2006-2007-2008
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng năm 2006- 2007-2008)
Tổng nguồn vốn huy động năm 2006 đạt 2.472.851 triệu đồng đạt 103,9% kế hoạch được giao. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Chi nhánh là 11,7% là mức rất thấp so với tốc độ tăng trưởng vốn của các NH trên địa bàn Hà Nội nói chung và mức tăng trưởng tương đối so với các chi nhánh NHCT trên địa bàn Hà Nội (13,5%).
Tổng nguồn vốn huy động năm 2007 đạt 2.868.931 triệu đồng đạt 103,9 % so với kế hoạch. Nếu xét cơ cấu nguồn vốn huy động theo tính chất tiền gửi: Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng 51% trong tổng nguồn vốn huy động ( giảm 7% so với 2006). Tiền gửi của các Tổ chức kinh tế chiếm 49% trong tổng nguồn vốn
Năm 2007 công tác huy động vốn của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn, ngoài sự cạnh tranh của các NH là các mốc đáng nhớ: 2/2007 thị trường chứng khoán sôi động đã thu hút hết vốn của dân cư; tiếp đến thị trường bất động sản bắt đầu nóng lên đồng thời với chỉ số giá tiêu dùng và giá vàng tăng cao . Mặt khác, tỷ giá USD vẫn giữ mức ổn định giảm nên lượng tiền gửi ngoại tệ cũng giảm sút.
Năm 2008, các NH đều đối mặt với tình trạng lạm phát cao, chạy đua lãi suất đẩy mức lãi suất lên rất cao, NHNN nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc…tổng nguồn vốn huy động đạt mức cao nhưng tiền gửi VND giảm, tiền gửi từ dân cư giảm.
Tổng nguồn vốn huy động là 5.166,911triệu đồng đạt 107,6% kế hoạch, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn là 80,1% so với năm 2007, so với các chi nhánh cùng địa bàn thì đây là con số rất cao.
2.1.3.2 Tình hình hoạt động tín dụng
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
TH 31/12/2006
TH 31/12/2007
31/12/2008
Tổng dư nợ cho vay
668.182
684.930
847.544
Phân theo kỳ hạn nợ
- Dư nợ cho vay ngắn hạn
473.202
477.034
500.561
- Dư nợ cho vay Trung hạn
53.669
63.230
33.116
- Dư nợ cho vay dài hạn
141.211
144.665
313.687
Phân theo loại tiền
- Dư nợ bằng VNĐ
387.210
401.213
503.392
- Dư nợ ngoại tệ (quy VNĐ)
280.972
283.717
344.152
Chỉ tiêu chất lượng
- Nợ nhóm 2
140.098
41.279
27.411
- Nợ xấu (nhóm 3,4,5)
16.263
507
301
Thu xử lý rủi ro
45.920
71.389
6.440
Dư bảo lãnh
106.122
181.921
TĐ Số dư L/C
57.643
146.359
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng của CN NHCT Hai Bà Trưng 2006-2007-2008
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng năm 2006- 2007-2008)
Qua bảng số liệu ta thấy:
Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2006 của Chi nhánh đạt 668.182 triệu đồng giảm 7,25% so với mức dư nợ của năm 2005 và đạt 85,5% so với kế hoạch được giao. Tý lệ sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay trực tiếp thấp chiếm chưa đầy 30% làm giảm hiệu quả kinh doanh rất lớn. Nguyên nhân chính là do Chi nhánh bắt đầu áp dụng QĐ 070,071,072 /QĐ-HĐQT ngày 3/4/2006 với định hướng là tăng cường chất lượng tín dụng sàng lọc khách hàng, hạn mức tín dụng giảm.
Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh 2007 là 684.930 triệu đồng đạt 91,3% kế hoạch, tăng 2,5% so với năm 2006 thấp hơn các chi nhánh NHCT cùng địa bàn
( tăng 14,8%). Tuy tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức thấp nhưng năm 2007 hoạt động chi nhánh cũng đạt được các kết quả khả quan. Về chất lượng tín dụng: tiếp tục được ổn định và phát triển tốt. Nếu năm 2006 các khoản nợ xấu tiếp tục phát sinh vào các nhóm nợ cao, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn phải chuyển quá hạn thì sang năm 2007 chất lượng tín dụng đã được quản lý chặt chẽ, các khoản nợ xấu, nợ nhóm 2 giảm lớn nên Chi nhánh đã hoàn trích dự phòng rủi ro là 48.182 triệu đồng. Nợ xấu chiếm tỷ lệ 0,07% ( năm 2006 là 2,4%), nợ nhóm 2 chiếm 6% tổng dư nợ, giảm 70,6% so với năm trước.
Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Chi nhánh năm 2008 là 847.544 triệu đồng đạt 89,2% so với kế hoạch, so với năm 2007 tăng 23,7%, cao hơn so với tốc độ tăng của các Chi nhánh khác cùng địa bàn (14,9%). Tuy nhiên, Chi nhánh không đạt được kế hoạch được giao do chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế tăng trưởng dư nợ. Chất lượng tín dụng: tiếp tục được kiểm soát, nợ nhóm 2, nợ xấu giảm và ở mức thấp an toàn so với toàn NHCT. Chi nhánh thực hiện sàng lọc khách hàng cho vay có hiệu quả, quản lý chặt chẽ…nên nợ nhóm 2 giảm 33,6% chỉ chiếm 2,5% trong tổng dư nợ; nợ xấu (nhóm 3,4,5) giảm 40,7% chỉ chiếm 0,03% tổng dư nợ. Vì vậy số trích dự phòng rủi ro cụ thể của chi nhánh rất thấp chỉ còn 1.847 triệu đồng.
Nhìn chung, hoạt động đem lại nguồn thu lớn nhất đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất tại Chi nhánh mang lại hiệu quả khá cao với chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể và được đánh giá là tốt. Tuy nhiên, tổng dư nợ các năm đều chưa đạt được kế hoạch đề ra, có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng tín dụng nhưng Chi nhánh nói riêng và các chi nhánh của các NHTM khác đều chịu ảnh hưởng rất lớn do sự thay đổi của các chính sách tiền tệ của NHNN và sự phát triển vượt bậc của thị trường tài chính đem lại những rủi ro nhất định
2.1.3.3 Hoạt động tài trợ thương mại
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
TH năm 2006
TH năm 2007
TH năm 2008
L/C nhập
21.650
32.132
19.140
L/C xuất
16.836
26.174
24.632
Doanh số mua ngoại tệ
13.755
42.336
37.747
Doanh số bán ngoại tệ
26.900
42.461
37.870
Lãi kinh doanh ngoại tệ
371
374
239
Phí dịch vụ
2.356
2.652
2.484
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động tài trợ thương mại của Chi nhánh 2006-2007-2008
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng năm 2006- 2007-2008)
Qua bảng số liệu ta thấy:
Năm 2006, trong mảng này, NH đã có mức tăng trưởng cao so với năm 2005. Đối với thanh toán L/C nhập và xuất đạt 38.486 triệu đồng tăng 36% so với 2005…
Công tác tài trợ thương mại của Chi nhánh năm 2007 trong hoạt động thanh toán XNK đạt được nhiều lợi nhuận: thanh toán L/C nhập 32.132 triệu đồng tăng 48,5%, phí dịch vụ 2.652 triệu đồng tăng 16,9% so với 2006
Cuối năm 2008, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh không thuận lợi do 6 tháng cuối năm tình hình kinh tế thế giới suy thoái nên hoạt động thanh toán XNK của các doanh nghiệp khó khăn giảm sút, hoạt động của Chi nhánh cũng bị ảnh hưởng.
2.1.3.4 Hoạt động dịch vụ
Năm 2006 số lượng thẻ ATM phát hành 7442 thẻ so với kế hoạch đạt 93% đưa số lượng thẻ phát hành là 17781 thẻ tăng 71,9% so với năm trước.
Năm 2008, NH cung cấp dịch vụ thẻ: số lượng ATM phát hành 12.862 thẻ tăng 72,8% so với năm 2007.. Hoạt động thanh toán của chi nhánh thực hiện triển khai kịp thời các chương trình ứng dụng công nghệ NH hiện đại, việc giao dịch một cửa ngày càng ổn định và thuận tiện nên giữ vững được uy tín đối với khách hàng.
2.1.3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2006
31/12/2007
31/12/2008
Chênh lệch thu chi
2.132
156.374
89.545
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh 2006-2007-2008
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng năm 2006 – 2007-2008)
Năm 2007, tổng thu nhập tăng 50%, tổng chi phí giảm 13,2% so với năm 2006, đặc biệt là chênh lệch thu chi có lãi 156.374 triệu đồng, cao nhất từ trước tới nay. Chi nhánh đã thực hiện tốt quy chế quản lý tài chính và các chỉ tiêu kế hoạch NHCTVN giao, thực hành chi tiêu tiết kiệm, đảm bảo đúng chế độ.
Năm 2008, lợi nhuận hạch toán nội bộ đạt 89.545 triệu đạt 126,6% so với kế hoạch. Năm 2008 nếu nhìn vào số liệu tổng thể thì lợi nhuận thấp hơn so với năm 2007 do khoản trích hoàn trả dự phòng rủi ro và thu xử lý rủi ro rất lớn 119.571 triệu, nếu tách riêng yếu tố này thì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bình thường của chi nhánh sẽ là: 83.105 triệu, so với năm 2007(256.734 – 119.571= 36.803) tăng 125,8% .
2.3. Thực trạng về hoạt động cho vay đối với KH DNL tại Chi nhánh NH Công Thương Hai Bà Trưng.
2.3.1 Dư nợ cho vay tại Phòng KH DNL
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Dư nợ cho vay DNL
VNĐ
146.025.563.865
133.732.202.599
206.231.693.486
- Tỷ lệ phần trăm
39,3 %
41,1 %
40,2 %
Ngoại tệ ( Quy VNĐ)
225,379,331,519
191.340.889.284
309.318.810.414
- Tỷ lệ phần trăm
60,7 %
58,9 %
59,8 %
Tổng dư nợ
371.404.895.384
325.073.091.883
515.550.503.900
Bảng 2.5: Tình hình dư nợ cho vay tại phòng KH DNL trong 3 năm
( Nguồn: Báo cáo Tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh tại phòng khách hàng DNL năm 2006- 2007)
Tỷ giá năm 2008: USD/VNĐ = 16.977
EUR/VNĐ = 24.447
Tỷ giá năm 2007: USD/VNĐ = 16.114
EUR/VNĐ = 23.484
Tỷ giá năm 2006: USD/VNĐ= 16.091
EUR/VNĐ = 23.233
Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ cho vay bằng ngoại tệ đối với các doanh nghiệp lớn sau khi quy đổi VNĐ đều chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt 60,7% năm 2006, vượt kế hoạch 15% và giảm nhẹ vào năm 2007, tỷ lệ cho vay bằng ngoại tệ là 58,9% giảm 1,8% so với năm 2006, tuy nhiên do tổng dư nợ năm 2007 cũng giảm 12,5% so với tổng dư nợ năm 2006 nên tỷ lệ cho vay bằng đồng Việt Nam cũng giảm. Năm 2008, sự chênh lệch về dư nợ cho vay xét theo loại tiền tăng lên đáng kể hơn 100 tỷ đồng và số dư nợ của từng loại tiền đều tăng cao, dư nợ cho vay bằng VNĐ tăng 54% và dư nợ cho vay bằng ngoại tệ tăng hơn 68%so với năm 2007 nhưng xét về tỷ lệ dư nợ của VNĐ và ngoại tệ trên tổng dư nợ thì sự thay đôi rất ít, diều này cho thấy NH đang đạt tốc dộ tăng trưởng tin dụng ổn định và phù hợp với cơ cầu nguồn vốn huy động với số ngoại tệ huy động được cao hơn so với số lượng đó bằng VNĐ. Mặt khác năm 2007 và năm 2008 là thời điểm tỷ giá ngoại tệ có nhiều biến động và có xu hường tăng tỷ giá hay giảm giá trị của đồng Việt Nam trong nước. Bên cạnh đó, các DNL đều có nhu cầu các khoản vay bằng VNĐ cũng như ngoại tệ do việc đầu tư các dự án lớn thường phải nhập thiết bị , máy móc và có thể là trả lương bằng đồng ngoại tệ mà cụ thể là USD hoặc EUR nên dư nợ cho vay bằng đồng ngoại tệ lớn hơn và có xu hướng diều chỉnh tăng là phù hợp với thực tế.
2.3.2 Xét cơ cấu dư nợ
2.3.2.1. Cơ cấu dư nợ theo theo thời gian
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Dư nợ Ngắn hạn
160.832.989.229
160,771,818,417
207,831,826,809
- Tỷ lệ trên tổng dư nợ
43,3 %
49,4 %
40,3 %
Dư nợ Trung, dài hạn
210,571,906,155
164,301,273,466
307,718,677,091
- Tỷ lệ trên tổng dư nợ
56,7 %
50,6 %
59,7 %
Tổng dư nợ
371.404.895.384
325.073.091.883
515.550.503.900
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian của Chi nhánh trong 3 năm
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh tại phòng khách hàng DNL năm 2006 – 2007 - 2008)
* Khác với phòng khách hàng DNL một số chi nhánh của NHCT trên cùng địa bàn, tín dụng ngắn hạn được cấp nhiều hơn so với khoản tỉn dụng trung và dài hạn, thậm chí là chiếm trên 80% như NHCT Hoàn Kiếm, bảng số liệu thể hiện tại NHCT Hai Bà Trưng đạt tỷ lệ cho vay trung, dài hạn cao hơn và có xu hướng tăng so với tỷ lệ cho vay ngắn hạn đạt 59,7% tổng dư nợ vào năm 2008 tăng 9,1% so với năm 2007. Nhìn chung, tỷ lệ dư nợ cho vay trung, dài hạn và ngắn hạn là gần tương đương nhau, mặc dù cho vay ngắn hạn độ rủi ro thấp hơn, phù hợp hơn với cơ cấu thời hạn của nguồn vốn huy động tuy nhiên các khách hàng thường xuyên của phòng là các Doanh nghiệp lớn do đó các dự án thực hiện thường là trung, dài hạn và đòi hỏi vốn lớn tuy rủi ro cao nhưng lợi nhuận cao dẫn đến dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ cao hơn là điều hợp lý.
2.3.2.2 Dư nợ theo tài sản đảm bảo
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Cho vay có TSĐB
37.147.888.244
115.906.331.900
119.083.871.864
- Tỷ lệ trên tổng dư nợ
10,2 %
35,6%
23,1 %
Cho vay không có TSĐB
334.260.007.140
209.166.759.983
396.466.632.036
- Tỷ lệ trên tổng dư nợ
89,8 %
64,4 %
76,9 %
Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ cho vay theo TSĐB của phòng KHDNL trong 3 năm
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh tại phòng khách hàng DNL năm 2006- 2007-2008)
* Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ cho vay không có TSBĐ tại chi nhánh khá cao đặc biệt năm 2006, tỷ lệ này rất cao gần 90 % tổng dư nợ và có sự điều chính trong 3 năm vừa qua, giảm còn 64,4 % năm 2007 và đến năm 2008 tỷ lệ này tăng gần 12,5 % so với năm 2007. Điều này phù hợp với cơ cấu cho vay của phòng có tỷ lệ cho vay ngắn hạn xấp xỉ với tỷ lệ cho vay trung và dài hạn, các khoản vay ngắn hạn thường không bắt buộc phải có tài sản bảo đảm do rủi ro thấp hơn, mà tài sản hình thành từ vốn vay cũng chính là tài sản bảo đảm cho khoản vay ngắn hạn. Mặt khác, các khoản vay dài hạn thường đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp lớn đa phần là các doanh nghiệp Nhà nước, được Chính phủ hoặc NHNN đảm bảo cho khoản vay do đó nếu phương án khả thi và đáp ứng một số điều kiện khác, NH vẫn chấp nhận khoản vay không có tài sản bảo đảm. Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm tăng dần chứng tỏ NH đã chú trọng việc hạn chế rủi ro của các khoản vay, giảm tuy nhiên có những khó khăn nhất định vì có những khoản nợ không có TSBĐ từ trước và nhiều TSBĐ chưa hoàn thiện về mặt hồ sơ pháp lý hoặc giá trị thấp.
2.3.2.3. Dư nợ cho vay theo đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21824.doc