Chuyên đề Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa

Mục lục

Lời mở đầu

Chương 1: Những vấn đề chung về chất lượng

cho vay hộ sản xuất nông nghiệp

1.1.Hộ sản xuất nông nghiệp tr3

1.1.1. Quan niện về hộ sản xuất nông nghiệp tr3

1.1.2. Phân loại hộ sản xuất tr3

1.1.3. Vai trò của kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp

đối với nền kinh tế tr4

1.1.4. ĐẶc điểm của hộ sản xuất nông nghiệp tr5

1.2. tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tr7

1.2.1. Vai trò tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển

hộ sản xuất nông nghiệp tr7

1.2.2. Các loại hình cho vay tr10

1.2.3. Quy trình cho vay tr12

1.3. Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất

nông nghiệp tr16

 

Chương 2:thực trạng về chất lượng hoạt động cho vay

hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT Thanh Hoá

2.1.Giới thiệu khái quát về NHNo&PTNT Thanh Hoá tr30

2.1.1. Sự hình thành và phát triển tr30

2.1.2. Mạng lưới tổ chức tr31

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tr33

2.2. Thực trạng về chất lượng hoạt động cho vay hộ

sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT Thanh Hoá tr40

2.2.1. thực tế thực hiện quy trình cho vay tr40

2.2.2. Kết quả chất lượng hoạt động cho vay hộ sản

xuất nông nghiệp tr41

2.2.3. Những thành công đạt được về chất lượng

hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tr52

2.2.4. Những hạn chế và tồn tại tr52

 

Chương 3: Giải pháp để nâng cao chất lượng

hoạt động cho vay hộ sản suất nông nghiệp

3.1. Định hướng tr57

3.2. Mục tiêu tr58

3.3. Các giải pháp tr58

3.4.Kiến nghị tr64

 

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3623 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc và sự phù hợp trong từng thời kỳ. Một chính sách cho vay đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật đường lối chính sách của nhà nước. Điều này có nghĩa là chất lượng tài sản tuỳ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại có đúng đắn hay không. Ở nước ta còn rất nhiều vướng mắc trong việc ban hành chính sách, chế độ cho vay. Việc ban hành còn chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ nên khi áp dụng gây nhiều khó khăn trong hoạt động cho vay ảnh hưởng đến chất lượng công tác cho vay. Bất kì một ngân hàng thương mại nào muốn có chất lượng từ công tác cho vay đều phải có chính sách rõ ràng phù hợp với ngân hàng mình. Hai là: công tác tổ chức của ngân hàng. Công tác tổ chức của ngân hàng cần được cụ thể hoá và sắp xếp một cách khoa học đảm bảo sự phối kết hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các phòng ban ngân hàng trong hệ thống cũng như ngân hàng với các cơ quan khác như tài chính, pháp luật… tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng giúp cho ngân hàng theo dõi quản lý sát sao các khoản cho vay, các khoản huy động vốn. Đây là cơ sở tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh và quản lý có chất lượng các khoản vốn vay. Ba là: quy trình cho vay Quy trình cho vay bao gồm những quy định phải thực hiện trong quá trình chovay thu nợ nhằm đảm bảo an toàn tài sản vốn vay bao gồm các giai đoạn: Thẩm định xét duyệt cho vay, kiểm tra giám sát việc sử dụng tiền vay và thu hồi nợ. Thẩm định và xét duyệt cho vay là giai đoạn khởi đầu và có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đảm bảo an toàn vốn cho vay. Nếu làm tốt giai đoạn này sẽ rất quan trọng đối với việc đảm bảo an toàn vốn cho vay. Nếu làm tốt giai đoạn này sẽ giảm được rủi ro góp phần nâng cao chất lượng công tác cho vay. Khi quyết định cho vay tức là khoản tín dụng được cấp ra ngân hàng phải tiến hành kiểm tra, cán bộ tín dụng phải giám sát và theo dõi chặt chẽ quá trình sử dụng tiền vay của khách hàng. Việc kiểm tra giám sát giúp cho ngân hàng phát hiệ và xử lý kịp thời những khoản nợ có vấn đề những khoản vốn sử dụng sai mục đích. Giai đoạn thu nợ và thanh lý nợ là khâu quan trọng có tính quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng. Thu hồi nợ đúng hạn cả gốc và lãi là nguyên tắc cơ bản, nó bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sự kết hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình cho vay tạo điều kiện thuận lợi cho vốn tín dụng luân chuyển bình thường theo đúng kế hoạch đã định nhờ đó đảm bảo được chất lượng cho vay. Bốn là: Các thông tin cần thiết cho hoạt động cho vay. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thì thông tin về tín dụng là yếu tố cơ bản có vai trò quan trọng trong quản lý cho vay của ngân hàng, nhờ có những thông tín đó mà người quản lý có thể đưa ra được quyết định cần thiết liên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay. Thông tin tín dụng ngày càng nhanh nhạy, chính xác toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng càng cao. Năm là: Kiểm soát nội bộ. Trong công tác quản lý điều hành kinh doanh cần đặc biệt quan tâm đến công tác tự kiểm tra, kiểm soát để tự điều chinhe. Việc này thể hiện thường xuyên và sâu sát trong công tác quản lý coi trọng việc chấp hành chế độ thể lệ cho vay và những quy chế phòng ngừa rủi ro cho các khoản vay lớn. Qua kiểm tra, kiểm soát phát hiện ra những khe hở trong quá trình chỉ đạo cho vay và để kịp thời bổ sung và chỉnh sửa. Thực hiện tốt việc kiểm soát nội bộ sẽ góp phần làm tăng chất lượng các hoạt động của ngân hàng nói chung và chất lượng công tác cho vay nói riêng. Sáu là: Trang thiết bị phục vụ hoạt động cho vay. Ngân hàng trang bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến, phù hợp với khả năng tài chính, phạm vi quy mô hoạt động sẽ giúp ngân hàng phục vụ kịp thời yêu cầu của khách hàng về các mặt dịch vụ và chi phí mà cả hai bên cùng chấp nhận. Mặt khác giúp cho các cấp quản lý ngân hàng kịp thời nắm bắt được hoạt động cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời so với thực tế, nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Như vậy trang thiết bị cũng là một nhân tố không thể thiếu được để không ngừng cải tiến công tác cho vay, nâng cao chất lượng sử dụng vốn. Tóm lại: Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thì hoạt động cho vay là chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Do vậy dù bất cứ nơi nào trong bối cảnh nào thì yêu cầu cơ bản của công tác cho vay vẫn là “ hiện thực, khả thi và chất lượng”. Trong đó việc đảm bảo vốn vay cả gốc và lãi là vấn đề then chốt được đặt ra trong suốt quá trình tín dụng. Chương một là phần luận tạo cơ sở tiền đề cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả, chất lượng tín dụng được nâng cao. Nó là cơ sở pháp lý, là nền tảng lý luận mà bất cứ ngân hàng nào cũng phải tuân thủ để nâng cao hiệu quả công tác cho vay. Tuy nhiên chỉ có lý luận không thì chưa đủ mà phải đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tại ngân hàng thì mới có thể đưa ra giải pháp tối ưu phù hợp với ngân hàng đó. Chương 2: Thực trạng về chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá 2.1.Giới thiệu khái quát về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá 2.1.1.Sự hình thành và phát triển NHNo&PTNT Thanh Hoá Thực hiện nghị định 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) tách hệ thống Ngân hàng Việt Nam thành Ngân hàng 2 cấp: Cấp quản lý và cấp trực tiếp kinh doanh. Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá là ngân hàng thành viên thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập sau nghị định này, với tên gọi ban đầu là Ngân hàng phát triển Nông nghịêp Thanh Hoá, sau đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp và hiện nay là NHNo&PTNT Thanh Hoá. Biên chế khi mới thành lập là 1697 người, chiếm 2/3 biên chế của toàn ngành Ngân hàng Thanh Hoá khi chia tách. Trình độ cán bộ chủ yếu là trung, sơ cấp, được đào tạo từ thời bao cấp còn hết sức xa lạ với nền kinh tế thị trường. Mạng lưới trải rộng khắp các huyện thị trong tỉnh; cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu. Nguồn vốn huy động chỉ chiếm 16%, tổng dư nợ gần 13 tỷ đồng chiếm 23,6% thị phần hoạt động cuả các TCTD trên địa bàn. Trong đó 98,9% là dư nợ của các doanh nghiệp Nhà nước, HTX đang trong tình trạng rã rời chờ giải thể và sắp xếp lại do sản xuất kinh doanh không có hiệu quả. NHNo&PTNT Thanh Hoá đã định hướng tập trung các hoạt động về thị trường nông nghiệp nông thôn, xác định hộ nông dân mãi mãi là người bạn đồng hành của NHNo&PTNT Thanh Hoá. Cho đến nay (31/12/2006), NHNo&PTNT Thanh Hoá có 59 chi nhánh với 01 Hội sở chính, 36 chi nhánh cấp II, 22 chi nhánh cấp III. Toàn bộ hệ thống có 1.200 nhân viên, có nghiệp vụ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm. Hiện nay NHNo&PTNT Thanh Hoá là một trong 8 Ngân hàng chi nhánh cấp 1 kinh doanh có hiệu quả của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Nguồn vốn huy động và đầu tư tín dụng có tốc độ tăng trưởng nhanh và cơ bản là đáp ứng đủ nhu cầu cho các thành phần kinh tế: Tổng nguồn vốn huy động tại địa phương nay là 3.750 tỷ tăng hơn 600 lần so với thời điểm được bàn giao; tổng dư nợ lên tới 4.944 tỷ, tăng 4931 tỷ, gấp 380 lần so với thời điểm được bàn giao. 2.1.2.Mạng lưới tổ chức của NHNo&PTNT Thanh Hoá. Sau khi pháp lệnh NH có hiệu lực thi hành (được thành Luật Ngân hàng từ năm 1997), mô hình tổ chức kinh doanh của NHNo&PTNT Thanh Hoá được ghi rõ: Là một pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước và là đơn vị thành viên trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh XHCN theo cơ chế thị trường. NHNo&PTNT Thanh Hoá. NHNo& PTNT Thanh Hoá có 9 phòng chức năng và 59 chi nhánh: 1 hội sở chính, 36 chi nhánh cấp 2; 22 chi nhánh cấp 3. Mô hình tổ chức: Giám đốc Phó Giám đốc P tổ chức P Hành chính Các chi nhánh cấp 2 P kiểm tra KTNB P Thanh toán QT P Thẩm định P. Tín dụng P. nguồn vốn và KH P Vi tính P. Kế toán Phòng tín dụng: Tham mưu cho ban giám đốc chỉ đạo và quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng và của các chi nhánh của NHNo&PTNT Thanh Hoá. Tiếp nhận hồ sơ và tham gia thẩm định các món vay vượt quyền phán quyết của chi nhánh phụ thuộc. Kiểm tra, chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động chuyên đề tín dụng trên phạm vi toàn hệ thống NHNo tỉnh. Phòng kế toán: Quản lý hoạt động thu chi, ngân quỹ của ngân hàng. Kiểm tra và chỉ đạo hoạt động kế toán của chi nhánh trực thuộc. Điều chuyển tiền, đảm bảo lượng tiền mặt cho hoạt động của các chi nhánh Phòng hành chính: chịu trách nhiệm về các chi phí đồ dùng văn phòng, hội nghị, tiếp khách, xây dựng cơ sở vật chất cho chi nhánh… Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp: Định hướng kinh doanh, nghiên cứu các sản phẩm mới, tham mưu cho Giám đốc điều hành kế hoạch kinh doanh. Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ: Chịu trách nhiệm kiểm tra kiểm soát hoạt động kinh doanh của các chi nhánh và trụ sở. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo kinh doanh theo qui định của pháp luật.Chỉ đạo công tác kiểm soát ở các chi nhánh trực thuộc. Phòng tổ chức: Làm công tác tuyển chọn nhân viên mới, sắp xếp nhân viên hợp lý, lập kế hoạch tổ chức nhân sự, điều chuyển nhân viên… trong NHNo&PTNT Thanh Hoá Phòng vi tính: nghiên cứu, lập chương trình vi tính đảm bảo cho mọi hoạt động nghiệp vụ có liên quan đến máy tính hoạt động tốt, phù hợp với sự phát triển công nghệ thông tin. Hướng dẫn, tổ chức tập huấn, chỉ đạo cho các nhân viên làm tốt nghiệp vụ của mình khi Ngân hàng thay đổi chương trình vi tính mới. Hướng dẫn sửa chữa khi có hỏng, lỗi vi tính trong hoạt động của các chi nhánh trực thuộc và hội sở Phòng Thanh toán quốc tế: Thực hiện chỉ đạo và hướng dẫn các nghiệp vụ có liên quan đến kinh doanh ngoại tệ v à thanh toán quốc tế. Phòng thẩm định: Thẩm định các dự án vay vốn bảo lãnh vượt quyền của giám đốc chi nhánh hoặc những món vay do giám đốc quyết định, chỉ định. Sưu tầm các định mức kinh tế kĩ thuật liên quan đến đối tượng cho vay; Phân tích tình hình kinh tế, thị trường liên quan đảm bảo công tác đúng hướng. Tổ chức chuyên đề về thẩm đinh tập huấn cho cán bộ trong NHNo&PTNT Thanh Hoá. 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Thanh Hoá 2.1.3.1.Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là một trong những công tác quan trọng của Ngân hàng. Vì vậy công tác huy động vốn đã thực sự được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Thanh Hoá. Ngân hàng đã xây dựng các chiến lược huy động vốn mang tính khoa học và thực tiễn, phù hợp với địa bàn một tỉnh thường xuyên phải sử dụng vốn điều hoà từ Trung Ương. Ngân hàng cũng sử dụng lợi thế về mạng lưới, biên chế, các công cụ thông tin tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mại… với nhiều giải pháp chủ động, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với thị hiếu, tâm lý khách hàng với việc đa dạng hình thức, thời hạn, lãi suất huy động hấp dẫn...nên dần dần tạo được hình ảnh tốt đẹp về NHNo&PTNT Thanh Hoá trong đông đảo các tầng lớp khách hàng, thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với NHNo&PTNT Thanh Hoá. Gần đây Ngân hàng đã tiến hành nhiều chương trình tiết kiệm như: Tiết kiệm dự thưởng vàng 3 chữ A, chương trình tiết kiệm Agribank cup…đã huy động được rất nhiều khách hàng gửi tiền tại Ngân hàng. Cụ thể là két thúc đợt huy động tiết kiệm Agribank cup Ngân hàng đã huy động được hơn 50 tỷ đồng và ngoại tệ với giá trị quy đổi là 4,2 tỷ. Thêm vào đó Ngân hàng còn có chính sách khen thưởng cho các cán bộ huy động được nhiều tiền gửi, như vậy sẽ khuyến khích tăng thêm hiệu quả huy động vốn. Bảng 1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Thanh Hoá Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/03 31/12/04 31/12/05 31/12/ 06 tổng vốn huy động 2.310.679 2.588.913 3.044.333 3.611924 VND 2.141.954 2.361.895 2.740.888 3.170.683 Ngoại tệ qui đổi 168.725 227.018 303.445 441.241 so sánh (số tuyệt đối) 278.234 188.420 567591 so sánh (%) 12,99% 7,278% 18,644% (Nguồn: Phòng nguồn vốn và kế hoạch- NHNo&PTNT Thanh Hoá) Nguồn vốn hàng năm có tốc độ tăng trưởng khá, nhưng vấn thấp so với nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn còn rất thiếu so với yêu cầu của nền kinh tế. Tỉnh Thanh Hoá đang là một tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao(thời kì 2001-2005 là 9,1%/năm ) nên nhu cầu vốn rất lớn. Bên cạnh đó NHNo&PTNT Thanh Hoá gặp phải sự cạnh tranh rất gay gắt của các ngân hàng cùng khu vực như Ngân hàng đầu tư, ngân hàng công thương, đặc biệt là các ngân hàng cổ phần như Sacombank, techcombank, VPBank…Bên cạnh đó thu nhập của người dân tuy cao nhưng độ tích luỹ còn ít, lại phân tans trên địa bàn rộng lớn. Số đông người dân chưa thực sự hiểu biết và tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. NNNo&PTNT Thanh Hoá đã mở rộngmạng lưới hoạt động tới các huyện, thị trấn, xã phường nhưng việc tuyên truyền phổ biến các thông tin về hoạt động ngân hàng cho người dân biết còn nhiều hạn chế, nên chưa thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. 2.1.3.2.Hoạt động cho vay Huy động vốn là vấn đề hết sức khó khăn, nhưng khi có được nguồn vốn thì việc tổ chức sử dụng vốn đầu tư như thế nào cho hiệu quả còn khó khăn hơn nhiều. Trong những năm qua NHNo&PTNT Thanh Hoá đã bám sát các đường lối chính sách chủ trương của Đảng, và Nhà nước; các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh qua từng thời kì, không ngừng thay đổi cơ cấu đầu tư từ chỗ cho vay các đơn vị kinh tế quốc doanh và HTX là chủ yếu, chuyển sang đầu tư cho vay hộ sản suất, xác định nông thôn là thị trường, nông nghiệp là đối tượng, nông dân là khách hàng chính, là bạn đồng hành của NHNo&PTNT Thanh Hoá. Vốn tín dụng của NHNo&PTNT Thanh Hoá đã thực sự góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, tạo môi trường giúp các cơ sở phát huy năng lực cạnh tranh, đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường như: Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, công ty đường Việt Đài, công ty cao su cà phê, công ty Xuất nhập khẩu thuỷ sản… Vốn Ngân hàng đã góp phần ổn định sản xuất vùng mía, năng xuất mía cây bình quân đạt 60 tấn / ha, đảm bảo đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động có hiệu quả , dự án vùng nguyên liệu cói đay Nga Sơn, dự án vùng nguyên liệu sắn, dự án chăn nuôi bò sữa, và cho vay trang trại... Mặc dù trong những năm qua có những khó khăn nhất định ảnh hưởng đến công tác tín dụng , trên địa bàn mức độ cạnh tranh về thị trường tín dụng ngày càng gay gắt. Nhưng hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Thanh Hoá vẫn tăng về số lượng khách hàng và dư nợ cho vay. Ta có thể theo dõi qua bảng phân loại nợ theo cơ cấu đầu tư : Bảng 2: Phân loại nợ theo cơ cấu đầu tư Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh dư nợ SLkhách Dư nợ SLkhách Dư nợ (+,-) số tiền Tỷ lệ I/ Theo TPKT 1-DNNN 2-HTX 3-CTCP,TNHH 4-DNTN 5-HSX II/ Phân theo ngành 1-Ngành nông nghiệp 2-Ngành lâm nghiệp 3-Ngành thuỷ hải sản 4-Ngành CN,TTCN 5-Ngành TM dịch vụ 6- Ngành khác 308.788 48 61 387 56 308.236 308.788 145.560 3.073 12.847 4.924 44.950 97.434 4.233.927 321.457 25.208 734.355 62.470 3.090.437 4.233.927 1.892.241 50.200 272.148 67.456 615.823 1.336.059 316.068 25 36 407 82 315.520 316.068 149.928 4.347 11.256 6.994 45.712 97.831 4.944.008 250.791 24.366 1.041.351 82.206 3.545.294 4.944.008 2.094.841 75.378 241.119 210.427 893.350 1.428.938 710.081 (70.666) (842) 306.996 19.736 454.857 710.081 202.600 25.178 (31.029) 142.971 277.482 92.879 17% -22% -3% 42% 32% 15% 17% 11% 50% -11% 212% 45% 7% (Nguồn:phòng tín dụng NHNo&PTNT Thanh Hoá) Theo bảng số liệu trên ta có thể thấy cho vay hộ sản xuất chiếm doanh số lớn nhất (3.545.294 triệu đồng năm 2006 tăng 15% so với năm 2005). Hoạt động cho vay đối với các công ty cổ phần, công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn và tốc độ tăng trưởng cao. Đó là do chủ trương của NHNo&PTNT Thanh Hoá trong những năm gần đây là không những chú trọng vào hộ sản xuất mà còn chú trọng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngành nông nghiệp vẫn là lĩnh vực đầu tư chủ yếu của NHNo&PTNT Thanh Hoá với dư nợ năm là 2.094.841 triệu đồng chiếm 42,37% so với tổng dư nợ và tăng 11% so với năm 2005. Bảng 3: Phân loại nợ theo loại cho vay Chỉ tiêu Năm 2005 năm 2006 So sánh dư nợ DSCV DSTN Dư nợ DSCV DSTN Dư nợ (+,-) Số tiền tỷ lệ 1-Nội tệ *Ngắn hạn *TDHạn 2-Ngoại tệ *Ngắn hạn *TDHạn Tổng cộng 3-Dư nợ xấu *Nội tệ -Ngắn hạn -TDH *ngoại tệ 5.720.725 4.446.420 1.304.304 5.750.725 - - - 5.000.277 3.852.434 1.147.843 67.962 - 67.962 5.068.239 - 4.184.490 2.506.754 1.677.736 49.437 - 49.437 4.233.927 97.024 97.024 22.412 74.612 7.292.116 5.882.097 1.470.019 12.175 - 12.175 7.304.291 - 6.580.330 5.321.118 1.259.212 13.880 - 13.088 6.594.210 - 4.896.276 3.007.733 1.888.543 47.732 - 47.732 4.944.008 71.813 71.813 26.709 45.104 711.786 500.979 210.807 (1.705) - (1.705) 710.081 (25.211) (25.211) 4.297 (29.508) 17% 20% 13% -3% - -3% 16.7% 20,4% 19,2% -39,5% (nguồn: phòng tín dụng NHNo&PTNT Thanh Hoá) Theo bảng trên ta có thể thấy mức dư nợ năm 2006 của Ngân hàng tăng lên so với năm 2005 là 16,7% .Tuy nhiên lượng vay ngoại tệ giảm 3 %. Tỉ lệ nợ xấu giảm đi đáng kể, chứng tỏ chất lượng tín dụng tăng lên. Trong những năm hoạt động, chức năng kinh doanh tiền tệ của NHNo&PTNT Thanh Hoá ngày được hoàn thiện hơn và đã có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Ngân hàng luôn đảm bảo lợi nhuận năm sau hơn năm trước. Năng lực tài chính được nâng cao một cách vững chắc, tạo được sự phát triển đồng đều và thống nhất cao. Các mặt hoạt động của Ngân hàng cơ bản được thay đổi hẳn về chất phù hợp với thực tiễn kinh doanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Ngoài ra Ngân hàng luôn coi trọng vai trò lãnh đạo của Đảng. Từ năm 1996 tới nay luôn được coi là Đảng bộ trong sạch vững mạnh, được cấp uỷ, chính quyền đánh giá cao về thành tích góp phần đắc lực cho công cuộc CNH HĐN nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh nói riêng. Ngân hàng đã được tặng nhiều bằng khen của chủ tịch tỉnh, Thống đốc NHNN và nhiều phần thưởng cao quý khác của Đảng, Nhà nước. 2.1.3.3.Chất lượng hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Thanh Hoá chủ yếu trên thị trường nông nghiệp nông thôn và nông dân, đối tượng đầu tư chủ yếu thường xuyên chịu tác động của môi trường tự nhiên, thời tiết, khí hậu chứa đựng nhiều rủi ro bất thường không báo trước được. Bên cạnh các yếu tố khách quan đó thì lĩnh vực đầu tư đối tượng đầu tư của NHNo còn phải chịu những tác động không nhỏ từ cơ chế chính sách, từ việc thực thi không đồng bộ thực thi lệch lác các cơ chế của Đảng và Nhà nước của các ngành trong từng thời kì cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT Thanh Hoá. Để hoạt động ngân hàng càng có hiệu quả, vừa đảm bảo tăng khối lượng hoạt động, vừa tăng chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt cho quá trình phát triển kinh tế, trong những năm qua NHNo&PTNT Thanh Hoá đã không ngừng thực hiện các biện pháp quản trị điều hành nâng cao chất lượng tín dụng trong từng thời kì để từ đó đề ra các giải pháp quản trị phù hợp, hiệu quả. Chính vì vậy mà chất lượng tín dụng ngày một nâng lên, tỉ lệ nợ quá hạn giảm, đặc biệt chất lượng tín dụng từ khu vực kinh tế hộ qua mỗi năm được nâng lên rất nhiều: Cuối năm 1990 toàn chi nhánh tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tới 39,6%( trong đó riêng hộ cá thể tỷ lệ nợ quá hạn 71,7%) đến năm 2005 nợ xấu chỉ còn 2,29%(hộ sản xuất chiếm 1,28%); năm 2006 nợ xấu có 1,45% 2.2.Thực trạng về chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá 2.2.1. Thực tế thực hiện quy trình tín dụng cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT Thanh Hoá Hồ sơ vay vốn và quy trình tín dụng của NHNo&PTNT Than Hoá thực hiện theo điều 15 và điều 16 trong quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam (QĐ 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002 của chủ tịch HĐQT-NHNo&PTNT Việt Nam) Hồ sơ vay vốn ( xem phụ lục1) Quy trình xét duyệt cho vay: -Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định -Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định và trình giám đốc kí duyệt -Giám đốc NHNo&PTNT nơi cho vay căn cứ vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định ( nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay -Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giả ngân cho khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt) -Thời gian thẩm định cho vay: +Các dự án trong quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ ngày ngân hàng nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của ngân hàng, ngân hàng phải thông báo cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng. +Các dự án, phương án vượt quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung dài hạn kể từ khi ngân hàng nơi cho vay nhận được đầy dủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của ngân hàng, NHNo&PTNT tại nơi cho vay phải làm đầy đủ thủ tục trình lên ngân hàng cấp trên. Trong thời gian không quá 5 ngày đối với cho vay ngắn hạn, 15 ngày đối với cho vay trung dài hạn, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình, ngân hàng cấp trên phải thông báo chấp nhận hoặc không chấp nhận -Sau khi thực hiện giải ngân, cán bộ tín dụng phải tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay với các nội dung sau: +Kiểm tra mục đích sử dụng tiền vay +Kiểm tra lại hiệu quả của dự án, phương án +Kiểm tra hiện trạng tài sản đảm bảo tiền vay. Tuy nhiên ở hệ thống NHNo&PTNT Thanh Hoá vẫn có một số cán bộ tín dụng chủ quan không tiến hành việc tái thẩm định của dự án cho vay, biên bản tái thẩm định thường được gộp luôn vào bộ hồ sơ cho vay lúc đầu để tránh khi có đoàn kiểm tra của phòng tín dụng ngân hàng tỉnh về. Điều đó cũng có dẫn đến những rủi ro trong hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp. Do vậy NHNo&PTNT Thanh Hoá đã đẩy mạnh việc kiểm tra hồ sơ và tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng cho các cán bộ tín dụng của chi nhánh cấp 2, 3. 2.2.2.Kết quả chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT Thanh Hoá 2.2.2.1.Dư nợ của hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp. Chỉ tiêu 1990-2005 1990-1995 1996-2000 2000-2005 Cuối 2006 Tổng Dư nợ cuối kì (trđ) 4.233.928 513.484 1.271.978 4.233.925 4.944.008 Dnợ cuối kì HSXNN (trđ) 3.107.222 402.431 929.229 3.107.222 3.545.294 Tỷ trọng (%) 73,39 78,37 73,05 73,39 71,71 Số lượng HSXNN còn DN cuối kì 330.154 102.136 218.225 330.154 315.520 Tỉ suất đầu tư bình quân(trđ) 5,3 2,5 3,6 7,1 11,24 Trong 15 năm qua (1990-2005) NHNo&PTNT Thanh Hoá đã tổng dư nợ là 4.233.925 triệu đồng. Trong đó Dư nợ hộ sản xuất nông nghiệp là 3107222 triệu đồng bằng 73,39% so với tổng dư nợ cuối kì) với 330.154 hộ, tỉ suất đầu tư bình quân 5,3 triệu đồng. Ta có thể thấy rõ dư nợ của hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tăng nhanh qua từng thời kì. Số lượng khách hàng cũng tăng lên và tỷ suất đầu tư cũng tăng lên. Để đạt được điều đó NHNo&PTNT Thanh Hoá đã phải áp dụng các phương pháp như là tăng cường cho vay qua tổ tương trợ, lập tổ cho vay trực tiếp và tìm kiếm các dự án vùng nguyên liệu cho hộ sản xuất nông nghiệp như dự án vùng nguyên liệu mía, dứa, đay, cói…Tuy là tỷ suất đầu tư có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của hộ sản xuất, nên vẫn chưa hoàn toàn tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho HSXNN có thể sản xuất tốt. Do vậy vẫn có hộ sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên việc thu hồi nợ của ngân hàng sẽ không đúng theo hợp đồng tín dụng - Chất lượng của hoạt động cho vay hộ sản xuát nông nghiệp bị ảnh hưởng không tốt. Tình hình hoạt động tín dụng thời kì 1991-2005 của ngân hàng được thể hiện ở bảng số liệu sau Bảng 4:Hoạt động tín dụng giai đoạn 1991-2005 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Thời kì 1991-1995 Thời kì 1996-2000 Thời kì 2000-2005 A- Huy động vốn ( Số dư cuối kì) 326.956 1.018.311 3.044.333 B-Cho vay 1.Tổng doanh số cho vay trong kì 2.112.160 5.174.394 17.159.536 2.Doanh số cho vay hộ sx trong kì 1.330.541 3.020.151 10.986.504 Trong đó DS cho vay HSX bình quân 1 năm 266.108 604.030 1.197.301 3.Tổng số lượt hộ vay trong kì 532.216 838.931 1.547.395 4.tỷ trọng DSCV hộ sx trên tổng DSCV 62,99 58,37 64,03 5.Tổng dư nợ cuối kì 513.484 1.271.978 4.233.925 5.1.Dư nợ ngắn hạn 408.640 563.414 2.506.750 5.2.Dư nợ trung dài hạn 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa.doc
Tài liệu liên quan