Chuyên đề Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát thu chi tài chính tại phòng Tài Chính Kế Hoạch Thành Phố Hải Dương

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 2

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 2

1.Quá trình hình thành Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải Dương 2

2.Quá trình phát triển của Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải Dương 2

3.Quy mô hoạt động tổ chức 2

4.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tài Chính 3

II. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ KẾT QUẢ CỦA PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 5

1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải Dương 5

1.1.Cơ cấu bộ máy quản lý của Phòng và chức năng từng bộ phận 5

1.2. Đặc điểm hoạt động của Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải Dương 9

1.3. Lao động – lương 9

2. Hoạt động tổ chức của Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải Dương 12

2.1. Các mối quan hệ công tác 12

2.2.Tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị kinh tế của đơn vị những năm qua 12

3. Thuận lợi và khó khăn của Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải Dương 14

3.1.Thuận lợi 14

3.2.Khó khăn 15

PHẦN II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÀI CHÍNH TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 17

I. BẢN CHẤT VAI TRÒ CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 17

1. Bản chất 17

2. Vai trò 19

3. Chức năng 20

3.1 Chức năng tạo lập vốn 20

3.2 Chức năng phân phối vốn 21

3.3 Chức năng đảm bảo vốn và thúc đẩy sự vận động liên tục 21

3.4 Chức năng kích thích 21

3.5 Chính sách sinh lời 22

II. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 22

1. Ngân sách nhà nước nguồn hình thành 22

2 Biện pháp quản lý ngân sách nhà nước 22

2.1.Vai trò, sự cần thiết 22

2.2. Ngân sách và chiến lược kinh doanh 23

3. Quản lý quy trình hoạch định ngân sách 23

3.1. Các yêu cầu quản lý 23

3.2. Phương thức quản lý 23

3.3. Chuẩn hoá ngân sách 24

3.4. Soạn thảo ngân sách 26

4. Quản lý và điều hành ngân sách nhà nước 29

4.1 Nguyên tắc quản lý 29

4.2 Mục tiêu và quan điểm quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước 30

4.3 Quy trình lập và quyết toán ngân sách 31

5. Quản lý thu ngân sách nhà nước 36

5.1 Cơ cấu thu ngân sách nhà nước 37

5.2 Thu ngân sách nhà nước 38

5.3 Hệ thống thuế 39

6. Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải Dương 40

6.1 Cơ cấu chi ngân sách nhà nước 41

6.2 Chi ngân sách nhà nước 42

6.3. Nội dung chủ yếu của chi ngân sách nhà nước 44

7. Cân đối ngân sách 44

7.1 Ngân sách tích luỹ và ngân sách tiêu dùng 46

7.2 Phát hành tiền để cân đối ngân sách 47

8. Phân cấp quản lý ngân sách và kế hoạch hoá ngân sách 49

8.1 Phân cấp quản lý ngân sách 49

8.2 Kế hoạch hoá ngân sách 49

III. NHỮNG KHÓ KHĂN THUẬN LỢI KHI THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 50

1. Về phía nhà nước 50

2. Về phía phòng 53

3. Về phía các cơ quan thanh tra nhà nước 56

PHẦN III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 58

1. Phương hướng hoạt động của Phòng tài chính KH Thành Phố Hải Dương 58

1.1. Vai trò của KVKTTN 58

1.2. Phương hướng hoạt động của phòng TCKH TP HD 59

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát tài chính tại Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải Dương 60

2.1. Giải pháp về phía nhà nước 60

2.2. Giải pháp về phía phòng tài chính kế hoạch 62

2.3. Giải pháp tăng Nhiều nguồn thu tài chính còn bỏ ngỏ 64

3. Các Kiến nghị 66

3.1. Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư 66

3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh 66

KẾT LUẬN 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

 

 

doc111 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát thu chi tài chính tại phòng Tài Chính Kế Hoạch Thành Phố Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải kèm theo các tài liệu về các vấn đề: + Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước, những căn cứ xây dựng dự toán ngân sách, những nội dung cơ bản và những giải pháp nhằm thực hiện dự toán ngân sách nhà nước; + Các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước, trong đó nêu rõ những mục tiêu, chương trình quan trọng của nền kinh tế quốc dân và những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước có liên quan đến ngân sách nhà nước. + Các nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, kèm theo những giải pháp nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước. + Báo cáo các khoản nợ của nhà nước, trong đó nêu rõ số nợ quá hạn, quá hạn phải trả, số lãi phải trả hàng năm, số nợ sẽ phát sinh thêm do phải vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, khả năng trả nợ trong năm và số nợ đến cuối năm. + Những chính sách và biện pháp cụ thể nhằm ổn định tài chính và ngân hàng nhà nước. + Danh sách các dự án đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản quan trọng thuộc nguồn ngân sách nhà nước. + Các tài liệu thuyết minh dự toán thu, chi ngân sách nhà nước. Dự toán ngân sách nhà nước năm sau phải gửi dến Hội đồng nhân dâm chậm nhất trước 10 ngày họp vào cuối năm trước. Các tài liệu cần thiết phải có kèm theo dự toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân do Chính phủ quy định. Hội đồng nhân dân quyết định dự toán ngân sách nhà nước năm sau trước 30/11 năm trước. Căn cứ vào nguồn thu, nhiệm vụ chi đã phân cấp cho địa phương và chế độ chính sách hiện hành, quyết định dự toán ngân sách địa phương và thời gian quy định của chính phủ, Chủ tịch UBND cấp trên có quyền yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách, nếu việc bố trí ngân sách địa phương không phù hợp quyết định của Hội đồng nhân dân cấp trên. Thứ hai, chấp hành ngân sách nhà nước. Chấp hành ngân sách nhà nước là việc tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước đã được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định. Khi nhận được số phân bổ về ngân sách, các cơ quan Nhà nước và các đơn vị dự toán ngân sách giao nhiệm cụ cho các đơn vị trực thuộc bảo đảm đúng với dự toán ngân sách được phân bổ; đồng thời thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp và kho bạc nhà nước nơi giao dịch để theo dõi, cấp phát và quản lí. Ngoài cơ quan giao ngân sách, không một tổ chức hoặc cá nhân nào được thay đổi nhiệm vụ ngân sách đã được phân bổ. Trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, với quan tài chính các cấp được phép tạm cấp kinh phí cho các nhu cầu chi không thể trì hoãn cho tới khi dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách được quyết định. Các cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đề ra những biện pháp cân thiết nhằm bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chi ngân sách được giao, thực hiên tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham ô, chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật tài chính. Các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức và cá nhân phải chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của pháp luật, sử dụng kinh phí theo đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm. Các cơ quan tài chính các cấp chính quyến thực hiện đúng nhiệm vụ. quyền hạn của mình đó là đôn đốc, kiểm tra các tổ chức thực hiện nộp ngân sách, nộp đầy đủ, nộp đúng kỳ hạn các khoản phải nộp vào ngân sách. Các khoản chi thường xuyên theo định kỳ phải được bố trí kinh phí đều trong năm để chi; các khoản chi có tính thời vụ hoặc mua sắm lớn phải có kế hoạch với cơ quan tài chính để chủ động bố trí kinh phí. Các cơ quan thuế và cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ thu ngân sách, được tổ chức thu ngân sách, các cơ quan thu có nhiệm vụ, quyền hạn: + Phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan, tổ chức thu đúng pháp luật, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra cuả Uỷ ban nhân dân và giám sát của Hội đồng nhân dâm về công tác thu ngân sách tại địa phương, phối hợp với các tổ chức tuyên truyền vận động thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách. + Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách. + Xác định và thông báo cho các tổ chức, cá nhân số thuế hoặc các khoản thu phải nộp ngân sách nhà nước. + Kiểm tra việc chấp hành thu nộp ngân sách nhà nước và xử lí các hành vi vi phạm theo quy định củ pháp luật. Tất cả các khoản thu ngân sách phải được nộp trực tiếp vào kho bạc nhà nước, trường hợp đặc biệt cơ quan thu, được tổ chức trực tiếp và phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào kho bạc, Việc cấp phát kinh phí ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định: + Các đơn vị sử dụng ngân sách kế koạch chi gửi cơ quan tài chính và kho bạc nơi giao dịch để chủ động bố trí kinh phí. + Các cơ quan tài chính xem xét kế hoạch chi của đơn vị và căn cứ vào khả năng ngân sách để bố trí mức chi hàng quý, thông báo cho đơn vị. + Căn cứ vào mức chi do cơ quan tài chính thông báo. thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách ra lệnh chuẩn chi, kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện việc cấp phát thanh toán. Mọi khoản chi ngân sách nhà nước được thưc hiện khi có đủ các điều kiện, có trong dự toán được duyệt, đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn, được thủ trưởng cơ quan chuẩn thi, và chịu sự kiểm soát của kho bac nhà nước. Nghiêm cấm tăng chi về quỹ tiền lương đã được duyệt trong dự toán. Chi đầu tư xây dựng cơ bản phải bảo đảm cấp đủ và đúng tiến độ về thu chi thì thực hiện: + Số tăng thu và tiết kiệm chi so với dự toán được giao, được sử dụng để giảm bội chi, tăng chi trả nợ hoặc để bổ sung dự trữ tài chính và tăng chi cho các khoản cần thiết theo quy định của chính phủ. + Trường hợp số thu không đạt dự toán được duyệt, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân được điều chỉnh giảm một số khoản chi tương ứng, đồng thời phải báo với Hội đồng nhân dân cùng cấp. + Trường hợp có nhu cầu chi đột xuất ngoài dự toán, nhưng không thể trì hoãn được mà khoản dự phòng ngân sách không đủ đáp ứng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phải sắp xếp lại khoản chi trong dự toán được giao để có nguồn đáp ứng. + Trường hợp quỹ ngân sách nhà nước thiếu hụt tạm thời, phải sử dụng quỹ dự trữ tài chính để xử lý. Đối với ngân sách trung ương, nếu quỹ dự trữ tài chính không đáp ứng được, ngân hàng nhà nước tạm ứng cho ngân sách trung ương theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, Hội đồng nhân dân , các khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có nhiệm vụ báo cao định kỳ tình hình thực hiền ngân sách nhà nước gửi cho cơ quan tài chính. Nếu vi phạm chế độ báo cáo, cơ quan tài chính. Nếu vi phạm chế độ báo cáo, cơ quan tài chính có quyền tạm đình chỉ cấp phát kinh phí, cho tới khi nhận được báo cáo. Thứ ba, quyết toán ngân sách nhà nước. Quyết toán ngân sách là bảng tổng hợp toàn bộ số thực thu và thực chi trong năm ngân sách vào cuối năm ngân sách. Các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước phải tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán theo đúng chế độ kế toán nhà nước. Cuối năm ngân sách, tiến hành việc khóa sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách theo đúng nội dung ghi trong dự toán năm được duyệt và theo mục lục ngân sách nhà nước. Tất cả các khoản thuộc ngân sách các năm trước nộp trong năm sau phải ghi vào ngân sách năm sau. Các khoản chi ngân sách năm trước chưa thực hiện, chỉ được đưa vào dự toán năm sau khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định. Kết dư ngân sách trung ưong, ngân sách cấp tỉnh được trích 50% vào quỹ dự trữ tài chính, 50% chuyển vào năm sau, nếu quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức giới hạn thì chuyển số còn lại vào ngân sách năm sau. Kết dư của ngân sách cấp huyện, ngân sách xã, thị trấn, phường chuyển vào ngân sách năm sau. Căn cứ vào hướng dẫn của bộ trưởng Bộ tài chính, thủ trưởng các đơn vị có nhiệm vụ thu, chi ngân sách, lập quyết toán thu, chi ngân sách của đơn vị mình gửi cơ quan quản lý cấp trên. Số liệu quyết toán phải gửi cơ quan quản lý cấp trên. Số liệu quyết toán phải được đối chiếu và được kho bạc Nhà nước nơi giao dịch xác nhận. Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm kiểm tra và duyệt quyết toán thu, chi ngân sách của đơn vị trực thuộc, lập quyết toán thu, chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc. lập quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi mình quản lý gửi cho cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương xét duyệt quyết toán thu, chi ngân sách ở các cơ quan cùng cấp, thẩm tra quyết toán ngân sách cấp dưới, tổng hợp lập quyết toán ngân sách địa phương trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp để Uỷ ban nhân dân xem xét trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn, báo cáo cơ quan tài chính nhà nước và cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. Trong quá trình kiểm tra, xét duyệt quyết toán thu, chi ngân sách phải bảo đảm các yêu cầu: Những khoản thu không đúng quuy định của pháp luật phải được hoàn trả tổ chức, cá nhân đã nộp; những khoản phải thu chưa thu, phải truy thu đầy đủ cho ngân sách nhà nước. Những khoản chi không đúng với quy định của pháp luật phải được thu hồi cho ngân sách nhà nước. 5. Quản lý thu ngân sách nhà nước Bảng 5: Các khoản thu khác năm 2005 STT Nội dung khoản thu tổng số NST NSTP NSX,P I. Mục 062- Thu khác 3,023,931 2,348,052 161,027 514,852 06202:Thu hồi các khoản chi năm trước 2,489,886 2,328,859 161,027 06299:Thu khác 534,045 19,193 514,852 II. Mục 051-Thu tiền phạt 7,420,040 6,292,406 809,937 317,697 05101:Các khoản tiền phạt của toà án 213,176 213,176 05102:Phạt vi phạm GT,TTự ĐThị 2,665,975 2,483,330 182,645 05103:Phạt VPHC trong LVực thuế do ngành HQ thực thi 880,333 880,333 05104:Phạt vi phạm HC trong lĩnh vực thuế 297,423 249,863 47,560 05105:Phạt vi phạm chế độ TK-Kt 2,000 2,000 05106:Phạt tệ nạn XH 201,060 23,650 177,410 05109:Phạt VP HC về BVMT 2,585 2,585 05110:Phạt VP trong LV ytế-VH 2,900 2,900 05111:Phạt vi phạm trật tự ATQP 438,554 2,000 135,300 301,254 05113:Phạt KD trái PL do ngành HQ thực hiện 0 05114:Phạt KD trái PL do ngành khác thực hiện 2,012,000 2,012,000 05199:Phạt vi phạm khác 704,034 420,569 267,022 16,443 III. Mục 052-Thu tịch thu 54,810 25,050 29,760 0 05201:Thu chống BHlậu do CQ thuế thu 0 05202:Thu tịchthu khác do CQ thuế thực hiện 0 05299:Thu tịch thu khác 54,810 25,050 29,760 Bảng 6: KH thu ngân sách xã phường, năm 2006 STT Nội dung KH thu Tổng thu 11,551 A. Các khoản thu ĐTPT 5,312 B. Các khoản thu cân đối chi TX 6,139 I. Các khoản thu hưởng 100% 1,088 1 Lệ phí, phí 400 2 Thu khác 688 Thu đất công+ hoa lợi cộng sản 139 Thu sự nghiệp 76 Thu khác thường xuyên 473 II. Các khoản thu chia theo tỷ lệ % 1,006 Thuế VAT+TNDN 765 Thuế TTĐB 200 Thuế sử dụng đất NN 20 Thuế tài nguyên 21 III. Thu bổ sung từ NS cấp trên 4,045 Thu bổ sung theo cân đối 2,924 Thu bổ sung có mục tiêu 1,121 C. Dự phòng 100 5.1 Cơ cấu thu ngân sách nhà nước Thu ngân sách nhà nước bao gồm: Thuế, phí, lệ phí do cá nhân và tổ chức nộp theo quy định của pháp luật. Các khoản thu từ hoạt động kinh tế cuả nhà nước: + Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; + Các khoản viện trợ; + Các khoản thu khác theo quy định vủa pháp luật; + Các khoản do nhà nước vay (trong và ngoài nước). Các nguồn thu của ngân sách cấp tỉnh bao gồm: Các khoản thu 100%: Tiền cho thuê đất; tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước, lệ phí trước bạ phát sinh trên địa bàn huyện, quận không kể lệ phí trước bạ nhà đất; thu từ hoạt động xổ số, viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp cho cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; các khoản phí, lệ phí và các khoản thu khác nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Chính phủ, huy động của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Chính phủ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách cấp tỉnh; thu kết dư ngân sách cấp tỉnh, bổ sung từ nguồn ngân sách trung ương, các khoản thu khác theo quy định của phấp luật. - Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh gồm: Thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế tài nguyên, thu sử dụng vốn ngân sách. - Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, quận, thị xã và ngân sách xã, thị trấn: Thuế sử dụng đất nông ngiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà, đất, tiền sử dụng đất. Tỷ lệ % phân chia các nguồn thu cần được ổn định từ 3 đến 5 năm; trong các trường hợp đặc biệt cấp bách, Chính phủ được quyền điều chỉnh và phải báo cáo cho Quốc hội. Số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới nằm mục đích để cân đối thu chi ngân sách và đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội được giao cũng phải ổn định từ 3 đến 5 năm. Hàng năm số trượt giá, Chính phủ quyết định điều chỉnh, tăng một phần tỷ lệ trượt giá trong việc tính bổ sung cho ngân sách cấp dưới. 5.2 Thu ngân sách nhà nước Khi nêu lên kết quả tổng hợp về hoạt động ngân sách, chúng ta thường bỏ qua cơ cấu các khoản thu và các khoản chi. Điều đó đã hạn chế rất nhiều tới khả năng đánh giá ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài của thực trạng ngân sách. Vì vậy, việc sắp xếp và xác định chính xác cơ cấu ngân sách là hết sức cần thiết. Đối với thu ngân sách, vấn đề quan trọng là phải phân biệt rõ hai nội dung lớn của nó. Bao gồm thu từ thuế và một số khoản khác không mang tính chất thuế và thu từ các khoản vay nợ, viện trợ của Chính phủ. Điều khác nhau căn bản, làm cơ sở để phân loại hai nội dung thu trên đây, là ở chỗ: các khoản thu thuộc nội dung thứ nhất mang tính chất không hoàn lại, nó phục vụ trực tiếp cho nhu cầu chi của Chính phủ. Còn các khoản chi thuộc nội dung thứ hai là các khoản vay của Chính phủ để bù sắp số thiếu hụt của ngân sách. Để thuận tiện, chúng ta sẽ gọi các khoản thu thuộc nội dung đầu là thu trong cân đối ngân sách, còn các khoản thu thuộc nội dung sau là thu để bù sắp thiếu hụt ngân sách. Việc phân loại cơ cấu thu ngân sách như trên có ý nghĩa quan trọng khi đánh giá sự lành mạnh của ngân sách. Sự thiếu hụt của ngân sách sẽ được xác định bằng chênh lệch giữa tổng số chi và tổng số thu trong cân đối ngân sách. Tất cả các khoản còn lại, như vay dân, vay ngân hàng, viện trợ, vay nước ngoài được tập trung vào ngân sách, đều là các khoản huy động để bù dắp số thiếu hụt hụt đó. Cuối cùng, khi khoản huy động để bù đắp số thiếu hụt đó. Cuối cùng, khi các biện pháp huy động đã hết , nhưng số thiếu hụt vẫn còn thì chính phủ phải lựa chọn một trong hai cách: hoặc cắt giảm chi, hoặc phát hành thêm tiền. Chúng ta sẽ đề cập tới các giải pháp này khi bàn về vấn đề cân đối ngân sách. 5.3 Hệ thống thuế Hệ thống thuế hiện hành bao gồm: Một là,thuế giá trị gia tăng (thuế VAT). Thuế VAT là loại thuế gián thu. Người nộp thuế là các tổ chức, cá nhân kinh doanh có doanh thu thuộc các ngành nghề, các hình thức hoạt động có địa điểm cố định hay lưu động, hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên trên lãnh thổ Việt Nam. Thuế VAT là nguồn thu quan trọng nhất của ngân sách nhà nước. Thuế VAT có bốn bậc thuế suất là 0%, 5%, 10%, và 20%. Hai là, thuế thiêu thụ đặc biệt. thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế gián thu, đánh giá vào giá trị của một số hàng hoá sản xuất và lưu thông trong nước hoặc nhập khẩu. Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là doanh ngiệp sản xuất kinh doanh và nhập khẩu các hàng hoá trong diện thu thuế thiêu thụ đặc biệt. Thuế suất tiêu dùng đặc biệt là thuế suất theo tỷ lệ % được ấn định cho từng loại hàng hoá, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá chưa có thuế. Ba là, thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc tất cả các ngành nghề của các thành phần kinh tế, thuế thu nhập doanh nghiệp trực tiếp là giảm lợi nhuận của các tổ chức sản xuất kinh doanh, nó có vai trò điều tiết quan trọng đối với giá trị sản phẩm thặng dư, nhằm kích thích phát triển sản xuất, kinh doanh đúng hướng, điều tiết thu nhập và góp phần thực hiện công bằng. Bốn là, thuế xuất, nhập khẩu. Đây là thuế gián thu, đối tượng là hàng hoá được phép xuất, nhập khẩu qua cửa khâủ biên giới Việt Nam. Người nộp thuế xuất, nhập khẩu là các tổ chức có hàng hoá xuất, nhập khẩu theo quy định của luật thuế. Năm là, thuế sử dụng đất nông nghiệp. Đây là thuế trực thu, thu theo dạng đất nông nghiệp do các tổ chức và cá nhân sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Đối tượng chịu thuế này là dùng đất vào sản xuất nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, đất trồng rừng. Căn cứ để tính thuế là: diện tích, hạng đất và định thuế tính bằng kilôgam lúa trên một hec-ta của từng loại đất. Sáu là,thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Thuế trực thu đánh vào thu nhập thường xuyên và không thường xuyên của người được hưởng thu nhập. Thuế suất áp dụng theo thuế suất luỹ tiến. Bảy là, thuế tài nguyên, là thuế đánh vào người khai thác tài nguyên quốc gia. Người nộp thuế tài nguyên là tất cả tài nguyên quốc gia bao gồm: khoáng sản, sản phẩm rừng tự nhiên, cá và các loại thuỷ sản tự nhiên khác. Tám là, thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước (thuế sử dụng vốn Nhà nước). Được áp dụng đối với vốn cố định và vốn lưu động do ngân sách nhà nước cấp vốn và vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Căn cứ tính khoản thu này là tổng số vốn thuộc diện phải thu và tỷ lệ thu. Chín là, thuế nhà đất, là loại thuế được thu đối với người sở hữu, sử dụng nhà đất. Đối tượng nộp thuế nhà, đất là chủ nhà, đất thuộc diện phải nộp thuế. Căn cứ tính thuế là: diện tích nhà, diền tích đất, giá tính thuế trên mỗi mét vuông đối với từng hạng nhà, hạng đất và thuế suất 6. Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải Dương Bảng 9: Kế hoạch chi ngân sách địa phương 2006 Tổng hợp KH chi NS năm 2005 KH Chi NS XPhường năm 2005 STT Chi ngân sách Tỉnh TP STT Nội dung Số tiền Tổng chi 21,312 21,182 Tổng chi 11,551.0 I. Chi NS kiến thiết 11,320 11,314 I. Chi ĐT PT 5,312.0 1 SN giao thông 1,500 1,500 1 Chi XD CB 5,312.0 2 SN nông nghiệp 125 125 2 Chi ĐT khác 0.0 3 Trạm thú y 246 246 II. Chi Thường xuyên 6,239.0 4 SN đê điều 75 75 1 Chi CTác DQ tự vệ 407.0 5 XN KT các CTT.Lợi 408 408 2 SN giáo dục 160.7 6 SN kiến thiết thị chính 5,392 5,392 3 SN y tế 141.7 7 SN môi trường 3,200 3,200 4 SN VH-TT 126.1 8 SN kinh tế khác 150 90 5 SN GD Tthao 81.0 9 Đội kiểm tra quy tắc 224 278 6 SN kinh tế 33.0 II. Chi văn hoá xã hội 1,272 1,234 6.1 SN giao thông 8.0 1 SN văn hoá Ttin 244 84 6.2 SN N-L-TSản 9.0 2 CLB Nguyễn Trãi 120 114 6.3 SN thị chính 1.0 3 SN PT.T.Hình 404 391 6.4 Các SN khác 15.0 4 TTâm VH- TT-TT 203 345 7 SN xã hội 404.0 5 Công tác XH 236 236 8 Chi QLNN, Đảng 4,718.0 6 Hội người mù 65 64 8.1 QL NN 1,931.9 III. Chi quản lý NN 2,513 2,483 8.2 ĐCS VN 1,086.1 1 VP HĐND-UBND 1,585 1,585 8.3 MT TQ VN 245.3 2 Phòng KH-TC&KH 422 422 8.4 ĐTN CS HCM 147.3 3 Phòng Giáo Dục 60 60 8.5 Hệ thống QLCLội liên hiệp PN 120.3 4 Phòng ĐS-GĐ-TE 108 108 8.6 Hệ thống QLCLội CCB 104.8 5 Phòng tổ chức 119 119 8.7 Hệ thống QLCLội nông dân 82.3 6 Dự phòng KP QLHC 219 189 9 Chi khác 67.5 IV. Kinh phí Đảng 1,092 1,051 III. Chi dự phòng 100.0 V. Chi đoàn thể 456 441 1 UB MTTQ 111 108 2 Đ Thanh niên 111 106 3 Hội phụ nữ 98 95 4 Hội nông dân 82 79 5 Hội CCB 54 53 VI. Chi an ninh QP 526 526 1 Chi cho an ninh 88 88 2 Chi cho QP 438 438 VII. Chi khác ngân sách 88 88 1 Hội chữ thập đỏ 33 33 2 Chi khác 55 55 VIII. Chi xã phường 4,045 4,045 1 Chi bổ sung cân đối 2,924 2,924 2 Chi hỗ trợ khác 1,121 1,121 chi dự phòng 522 522 Bảng 10: Quyết toán chi ngân sách địa phương năm 2005 Quyết toán Chi ngân sách 2004 STT Nội dung NS TP 0NS Xã Tổng số(A+B+C) 42.768 28.850 Tổng chi NSĐP(A+B) 31.074 28.850 A. Chi CĐ NSĐP 31.051 28.850 I. Chi ĐT XD CSHT 10.331 20.955 II. Chi thường xuyên 20.720 7.895 1 Chi SN KTế 9.053 466 2 Chi SN GD ĐT - 245 3 Chi SN y tế - 154 4 Chi SN KH CN&MT - - 5 Chi SN VH XH 247 - 6 Chi SN VH TT 634 262 7 Chi SN PT TH 441 - 8 Chi SN TD-TT 519 105 9 Chi đảm bảo XH 466 414 10 Chi QL HC,Đảng,ĐThể 6.670 5.613 10.1 QLNN 4.474 4.157 10.2 KPhí Đảng 1.671 640 10.3 HĐ các TC CTrị 525 816 11 Chi AN-QP 1.279 490 12 Chi NS khác 1.411 146 B. Các khoản chi bằng nguồn thu để lại ĐV chi QL qua SNNN 23 - C. Chi Bsung cho NS cấp dưới 11.694 - Các khoản chi của ngân sách nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia. Có nhiều cách phân loại các khoản chi, nhưng nhìn chung, người ta thường chia ra hai mảng lớn là chi tích luỹ và chi tiêu dùng. Việc phân chia này nhiều khi cũng không phản ánh được chính xác nội dung chi tiết của từng khoản chi và do đó, thường gây ta nhiều ý kiến tranh luận 6.1 Cơ cấu chi ngân sách nhà nước - Chi về kinh tế: chi đầu tư vốn cố định và vốn lưu động cho các doanh nghiệp Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước; chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; chi cho quỹ bảo trợ phát triển kinh tế. - Chi về văn hoá xã hội: chi cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường… - Chi cho bộ máy Nhà nước: chi cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan hành chính các cấp, tòa án và Viện kiểm soát các cấp. - Chi cho quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. - Chi trả nợ nước ngoài - Chi viện trợ nước ngoài - Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính. - Chi khác 6.2 Chi ngân sách nhà nước Chi đầu tư phát triển kinh tế Khi phân tích về vai trò của ngân sách nhà nước, chúng ta đã lưu ý tới khả năng sử dụng ngân sách như một công cụ quan trọng nhằm tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các lĩnh vực cần thiết, phù hợp với chính sách đã được hoạch định của Chính phủ. Nói cách khác, việc chi tiêu cho đầu tư phát triển kinh tế của ngân sách nhà nước cần nhằm mục đích tạo ta một sự khởi động ban đầu, kích thích quá trình vận động các nguồn vốn trong xã hội để hướng tới sự tăng trưởng. Với ý nghĩa đó, thì điều cần thiết có tính chất quyết định không phải là khối lượng vốn (mặc dù rất quan trọng) mà là đối tượng bỏ vốn. Với khối lượng vốn như trên, nhưng sự tác động của kết quả đầu tư từ ngân sách nhà nước lại rất nhỏ bé, chưa đủ sức khởi động guồng máy nhằm hướng tới sự phát triển. Có thể tìm thấy nguyên nhân qua mấy mặt hạn chế cơ bản say đây: Thứ nhất, trong nền kinh tế thời gian qua chỉ tồn tại hai thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Nguồn vốn giành cho đầu tư của kinh tế tập thể rất hạn chế, còn nguồn vốn của kinh tế quốc doanh lại tập trung và ngân sách. Do đó, trên thực tế, toàn bộ nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế được cấp phát từ ngân sách. Như vậy, “sự khởi động” mà ngân sách tạo ra đã rơi vào một khoảng trống, không có tác dụng lan truyền. Thứ hai, về đối tượng bỏ vốn, Các nhà kinh tế thế giới trong khi đi tìm nguồn gốc của sự tăng trưởng cũng rất chú ý tới vai trò của yếu tố nguồn vốn và đối tượng bỏ vốn. Với tư cách là nguồn vốn chủ yếu trong nền kinh tế, ngân sách của Chính phủ đã liên tục rót vào các ngành cần nhều vốn mà không hề chú ý tới yêu cầu đổi mới công nghê của các ngành đó, cũng như yêu cầu về tiêu dùng của xã hội. Nguyên nhân thứ ba cần đề cập khi nói tới tính kém hiệu quả của vốn đầu tư ngân sách là sự phân tán, tình trạng tuỳ tiện, tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư. Không ít dự án đầu tư được thực hiện hoàn toàn mang tính chất phô trương, hình thức nhiều hơn là phục vụ cho mục đích tăng trưởng. Cũng không ít dự án được quyết định một cách tuỳ tiện gây tổn thất về các khoản chi phí thiết kế, dự toán, xây lắp, đền bù và phá dỡ… Tình trạng tham nhũng và lãng phí trong lĩnh vực này được coi là điển hình ở tất cả các khâu, từ khâu xét duyệt dự án, định mức, tới khâu ký hợp đồng xây lắp và nghiệm thu, quyết toán. Vai trò chủ yếu của vốn đầu tư ngân sách trong giai đoạn này là tạo ra những điều kiện tiền đề cho sự ra đời của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các công ty nước ngoài. Đó là việc đầu tư cải tạo, mở rộng và xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống thông tin, liên lạc thông suốt và nhanh nhạy trong nước và quốc tế. Là việc cải tạo và mở rộng mạng lưới cung cấp điên, nước, thuỷ lợi cho nông nghiệp và công nghiệp. Chi tiêu dùng Chi tiêu dùng của ngân sách Chính phủ được coi là tất cả các khoản chi còn lại ngoài chi về đầu tư kinh tế, bao gồm: chi quản lý hành chính, chi an ninh, quốc phòng, chi sự nghiệp, chi trợ giá, chi trợ cấp xã hội, chi dự trữ và chi trả nợ. Vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước thông qua các khản chi trên đây có ý nghĩa rất quan trọng, vì tính hiệu quả của nó nhiều khi cao hơn cả việc sử dụng công cụ thuế. Chẳng hạn, đối với việc thực hiện mục đích điều chỉnh thu nhập, nhiều khoản thuế được sử dụng nhằm hạn chế thu nhập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32519.doc
Tài liệu liên quan