Chuyên đề Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Eximbank Hà Nội)

Môi trường pháp lý

Pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, thống nhất của các văn bản dưới luật. Đồng thời, gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí của nhân dân. Hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu cũng vậy phải tuân theo những quy định của ngân hàng nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự và các quy định khác. Nếu những quy định của pháp luật không rõ ràng, đồng bộ, kịp thời và có sự chồng chéo nhau thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, cũng tạo ra những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhập khẩu, họ sẽ không an tâm hoạt động trong môi trường pháp lý như vậy và từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nhập khẩu. Chỉ có trong điều kiện môi trường pháp lý rõ ràng, đồng bộ, ổn định, đầy đủ sẽ góp phần thuận lợi cho hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng được đảm bảo.

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1779 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Eximbank Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thì có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng, hạn chế chất lượng tín dụng. Mức độ đáp ứng kịp thời nhu cầu tài trợ của khách hàng Chất lượng tín dụng nhập khẩu của ngân hàng đối với khách hàng được đánh giá là tốt khi ngân hàng có khả năng đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng. Để làm được điều đó, ngân hàng cần phải có hệ thống phân tích, đánh giá, dự báo nhu cầu tín dụng của khách hàng một cách chính xác và nhanh chóng, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng nhập khẩu. 1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng Doanh số cho vay nhập khẩu Doanh số cho vay nhập khẩu là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho doanh nghiệp nhập khẩu vay tính cho ngày, tháng, năm. Doanh số cho vay nhập khẩu phản ánh quy mô hoạt động cho vay nhập khẩu của ngân hàng. Doanh số cho vay nhập khẩu càng lớn chứng tỏ ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu vốn cho rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu hoặc nhiều doanh nghiệp nhập khẩu lớn. Điều này cũng đồng nghĩa với khả năng nâng cao mức sinh lời trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Từ đó, nâng cao chất lượng cho vay nhập khẩu. Bởi vì, chất lượng cho vay của ngân hàng không thể được đánh giá là tốt khi các khoản cho vay có độ an toàn cao song mức sinh lời thấp do doanh số cho vay thấp. Tuy nhiên, doanh số cho vay nhập khẩu của ngân hàng cao thì chưa chắc chất lượng cho vay nhập khẩu đã cao, nó còn phụ thuộc vào mức độ an toàn của các khoản cho vay nhập khẩu nữa. Ngược lại, doanh số cho vay nhập khẩu thấp cho thấy ngân hàng chưa có khả năng mở rộng hoạt động cho vay nhập khẩu và một số yếu tố khác chưa thực hiện tốt. Doanh số thu nợ nhập khẩu Doanh số thu nợ nhập khẩu là tổng khoản thu nợ nhập khẩu phát sinh trong kỳ Doanh số thu nợ nhập khẩu phản ánh tổng số tiền mà ngân hàng thu được trong kỳ từ hoạt động tài trợ nhập khẩu. Doanh số thu nợ nhập khẩu càng cao thì độ an toàn của các khoản cho vay nhập khẩu của ngân hàng đối với doanh nghiệp nhập khẩu là cao, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng nhập khẩu. Ngược lại, doanh số thu nợ nhập khẩu thấp thì độ an toàn của ngân hàng không cao hoặc có thể là do cán bộ tín dụng làm việc không hiệu quả, không kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc doanh nghiệp nhập khẩu trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn. Điều này cũng không đồng nghĩa với doanh số cho vay cao thì doanh số thu nợ cũng cao. Dư nợ cho vay nhập khẩu Dư nợ Cuối kỳ Dư nợ đầu kỳ Doanh số cho vay trong kỳ Doanh số thu nợ trong kỳ = + - Dư nợ cho vay nhập khẩu là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng hiện đang cho doanh nghiệp nhập khẩu vay tính đến thời điểm cụ thể. Dư nợ là chỉ tiêu tích lũy qua các kỳ, được tính theo công thức sau: Dư n Dư nợ cho vay nhập khẩu phản ánh quy mô và xu hướng của việc đầu tư của ngân hàng là mở rộng hay thu hẹp. Dư nợ cho vay nhập khẩu thấp cũng phản ánh chất lượng tín dụng thấp. Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng nhập khẩu Trong quan hệ tín dụng, tính an toàn hay khả năng trả nợ của người vay là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành nên chất lượng tín dụng. Khi một khoản cho vay không trả đúng hạn như đã cam kết mà không có lý do chính đáng thì nó đã vi phạm nguyên tắc tín dụng và bị chuyển thành nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng; nó tác động trực tiếp đến thu nhập và bảo toàn vốn của ngân hàng. Như đã trình bày ở trên, nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Đối với ngân hàng, việc khách hàng không trả nợ đúng hạn có liên quan đến thanh khoản và rủi ro thanh khoản, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng nhập khẩu nói riêng. Tỷ lệ nợ quá hạn được tính theo công thức: X 100% Tỷ lệ NQH cho vay NK NQH cho vay NK Tổng dư nợ cho vay NK = Nếu tỷ lệ cho vay nhập khẩu càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng nhập khẩu của ngân hàng càng thấp, rủi ro cao vì với một số lớn các khoản nợ không được hoàn trả đúng hạn thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc phân phối luồng vốn vào, ra. Ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp thì chất lượng tín dụng nhập khẩu càng cao. Ngoài ra, còn có các chỉ tiêu khác liên quan đến nợ quá hạn như: tỷ lệ nợ quá hạn / vốn chủ sở hữu; tỷ lệ nợ quá hạn / tổng tài sản; ... được sử dụng để đánh giá mức an toàn hoạt động ngân hàng. Hệ số an toàn tín dụng nhập khẩu Hệ số an toàn tín dụng nhập khẩu là giới hạn tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu (VCSH) và mức dư nợ cho vay nhập khẩu. VCSH Tổng dư nợ cho vay NK Hệ số an toàn cho vay NK X 100% = Tỷ lệ an toàn tín dụng nhập khẩu theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam được quy định như sau: dư nợ cho vay đối với một khách hàng không quá 15% vốn chủ sở hữu ( bao gồm vốn tự có của ngân hàng và các quỹ). 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nhập khẩu 1.2.3.1. Các nhân tố khách quan Về kinh tế Môi trường kinh tế là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng nhập khẩu. Nền kinh tế phát triển ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi đó, quá trình sản xuất kinh doanh trong nền kinh kế sẽ phát triển lành mạnh và như thế, chất lượng tín dụng nhập khẩu cũng nhờ đó mà được nâng cao. Còn trong trường hợp ngược lại, nền kinh tế không ổn định sẽ dẫn đến môi trường kinh doanh biến động sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhập khẩu và có thể dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp nhập khẩu mất khả năng thanh toán cho ngân hàng. Vì vậy, chất lượng tín dụng nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng. Chính trị - xã hội Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên cơ sở lòng tin và sự tín nhiệm là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng nào có uy tín sẽ thu hút được nhiều khách hàng. Đồng thời, khách hàng nào làm ăn có hiệu quả, được tín nhiệm trong quan hệ tín dụng với ngân hàng sẽ được ngân hàng tài trợ dễ dàng, được hưởng các ưu đãi của ngân hàng. Niềm tin lẫn nhau cũng là một cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng nhập khẩu nói riêng. Môi trường chính trị cũng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng nhập khẩu của các ngân hàng thương mại. Nếu các quốc gia có sự mâu thuẫn về chính trị, họ sẽ cấm nhập khẩu hay xuất khẩu hàng hóa sang nước đối tác. Điều này sẽ cản trở việc thực hiện hợp đồng giữa doanh nghiệp nhập khẩu và xuất khẩu, làm cho doanh nghiệp nhập khẩu không thể nhập được hàng hóa và do đó, việc thanh toán sẽ không thể thực hiện được, có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nhập khẩu. Môi trường pháp lý Pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, thống nhất của các văn bản dưới luật. Đồng thời, gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí của nhân dân. Hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu cũng vậy phải tuân theo những quy định của ngân hàng nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự và các quy định khác. Nếu những quy định của pháp luật không rõ ràng, đồng bộ, kịp thời và có sự chồng chéo nhau thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, cũng tạo ra những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhập khẩu, họ sẽ không an tâm hoạt động trong môi trường pháp lý như vậy và từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nhập khẩu. Chỉ có trong điều kiện môi trường pháp lý rõ ràng, đồng bộ, ổn định, đầy đủ sẽ góp phần thuận lợi cho hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng được đảm bảo. Khách hàng Khách hàng (doanh nghiệp nhập khẩu) là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nhập khẩu của ngân hàng thương mại. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu có khả năng dự đoán tình hình kinh doanh của mình tốt, làm ăn có hiệu quả, uy tín cao, tình hình tài chính tốt thì chắc chắn nhu cầu tín dụng sẽ được ngân hàng sẵn sàng đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Qua đó, cũng có cơ sở để ngân hàng có thể biết được rằng khách hàng có khả năng thanh toán khi đến hạn và chất lượng tín dụng cũng được nâng cao. Ngược lại, nếu doanh nghiệp nhập khẩu có năng lực kinh doanh kém, không thể dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra, tình hình tài chính lại không lành mạnh, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả,... thì nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp sẽ chỉ được ngân hàng đáp ứng một phần nhỏ hoặc hoàn toàn không được đáp ứng. Cũng có trường hợp doanh nghiệp chây ỳ, có ý định lừa đảo ngân hàng ... Tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nhập khẩu của ngân hàng. 1.2.3.2. Các nhân tố chủ quan thuộc về ngân hàng Chính sách tín dụng của ngân hàng Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng thu hút được một khối lượng khách hàng lớn, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng của ngân hàng dựa trên nguyên tắc phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật cũng như chủ trương, đường lối của nhà nước. Như vậy, một ngân hàng thương mại muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì phải có một chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp với điều kiện của ngân hàng và phù hợp với điều kiện của đất nước. Trình độ quản lý, năng lực chuyên môn của cán bộ công nhân viên ngân hàng Đây là nhân tố có vai trò quyết định đến hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng tài trợ nói riêng, từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tài trợ. Nếu trình độ quản lý yếu kém, năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng kém, không thành thạo và xử lý nhanh, chính xác quy trình nghiệp vụ, không am hiểu về luật lệ quốc tế và thông thạo ngoại ngữ để có thể kiểm tra tính hợp lệ của các bản hợp đồng cùng các giấy tờ có liên quan viết bằng tiếng nước ngoài… Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng, khách hàng sẽ không tin tưởng và tín nhiệm ngân hàng; ngân hàng có thể sẽ mất những khách hàng tốt và chất lượng tài trợ do đó cũng sẽ thấp. Ngược lại, trình độ quản lý ở ngân hàng tốt, đội ngũ cán bộ giỏi, thông thạo nghiệp vụ, cập nhật các thông tin về biến động thị trường, đánh giá khách hàng một cách chính xác, xử lý tình huống và thông tin kịp thời, hợp lý… sẽ tạo ra các khoản cho vay an toàn, chất lượng tốt, qua đó chất lượng tín dụng sẽ được nâng cao. Công nghệ ngân hàng Trong xu thế hội nhập hiện nay, công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Một ngân hàng được đầu tư những công nghệ hiện đại, phù hợp sẽ giúp cho quá trình xử lý thông tin và quản lý thông tin của khách hàng được đảm bảo. Đồng thời, quá trình thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng của ngân hàng và các ngân hàng khác kể cả trong nước và quốc tế sẽ nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn, hạn chế chi phí giao dịch và rủi ro cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Qua đó, nâng cao chất lượng tín dụng nói chung cũng như chất lượng tín dụng nhập khẩu. Vì vậy, để nâng cao chất lượng tín dụng đòi hỏi ngân hàng thương mại phải đầu tư mạnh vào công nghệ ngân hàng, sẵn sàng cho xu hướng hội nhập quốc tế và tiếp tục định hướng chiến lược xem hiện đại hoá công nghệ là một trong các nội dung trọng tâm trong tiến trình phát triển của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chính của ngân hàng thương mại vì cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng cố gắng huy động được càng nhiều vốn càng tốt để thực hiện hoạt động cho vay. Nếu ngân hàng huy động được nhiều vốn từ khách hàng thì ngân hàng sẽ có nguồn vốn lớn để cho khách hàng cần vốn vay, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu đòi hỏi nguồn vốn tương đối lớn. Ngân hàng huy động nguồn vốn lớn sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, từ đó sẽ nâng cao chất lượng tín dụng và ngược lại. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI (EXIMBANK HÀ NỘI) 2.1. TỔNG QUAN VỀ EXIMBANK HÀ NỘI 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo Quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng - nay là Thủ tướng Chính phủ với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990, dưới hình thức là ngân hàng cổ phần chuyên doanh về tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ sản xuất chế biến hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngày 06/04/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng họat động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên gọi mới là Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint-Stock Bank), gọi tắt là Việt Nam Eximbank. Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ sở chính đặt tại số 07 Lê Thị Hồng Gấm, Quận 1,Tp Hồ Chí Minh và 05 chi nhánh cấp I (Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Chợ Lớn). Chi nhánh Hà Nội của Eximbank được thành lập theo Quyết định số 195/EIB/VP ngày 10/08/1992 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam đã được Ngân hàng nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản số 002/GCT ngày 22/09/1992, theo giấy phép đặt văn phòng chi nhánh số 0503/GB.UB của UBND Tp Hà Nội. Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động ngày 27/11/1992, địa điểm ban đầu của chi nhánh tại 66B Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Từ năm 1995, Eximbank Hà Nội chuyển đến địa điểm mới tại 19 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngoài trụ sở chính hiện nay, Eximbank Hà Nội còn có 03 chi nhánh cấp II Láng Hạ, Long Biên và Hai Bà Trưng. Với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ, sau bốn lần tăng vốn điều lệ: Lần thứ nhất tăng 75 tỷ đồng Lần thứ hai tăng 125 tỷ đồng Lần thứ ba tăng 50 tỷ đồng Lần thứ tư tăng 200 tỷ đồng Đến tháng 12/2004 thì vốn điều lệ của Eximbank là 500 tỷ đồngVN tương đương 500.000 cổ phần. Đến tháng 12/2005 sau khi phát hành thêm 200 tỷ đồng cổ phiếu đã nâng vốn điều lệ của Eximbank lên 700 tỷ đồng. Eximbank trong những năm qua đã có mối quan hệ đối ngoại rộng lớn với hơn 620 ngân hàng đại lý, đa số là các ngân hàng hàng đầu, có tầm vóc lớn trên 62 quốc gia trên toàn thế giới. Eximbank có các tài khoản các ngoại tệ mạnh sử dụng giao dịch trong ngoại thương, nhờ đó từ khi thành lập cho đến nay, Eximbank là ngân hàng luôn dẫn đầu các ngân hàng thương mại cổ phần về thanh toán quốc tế và về kinh doanh ngoại tệ. Ngoài ra, Eximbank là thành viên chính thức của tổ chức SWIFT (1995), là thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế Mastercard (1996), Visa (1997), là thành viên của Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam , là thành viên thường trực của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA) (2002). Eximbank đã từng được tham gia vào chương trình hỗ trợ kỹ thuật do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ được thực hiện thông qua ngân hàng Credit Suise, Thụy Sỹ; được chọn là một trong sáu ngân hàng Việt Nam tham gia vào Dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam tổ chức với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới. Năm 2005, Eximbank đạt cúp vàng top ten sản phẩm uy tín chất lượng cho sản phẩm hỗ trợ du học trọn gói; nhận giải thưởng xuất khẩu Việt Nam (Export awards); kết nối thành công hai hệ thống thanh toán thẻ nội địa Vietcombank-Eximbank. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Theo quyết định số 38/2002/EIB/HĐQT ban hành ngày 11/09/2002 về ban hành quy chế tổ chức và điều hành hoạt động của chi nhánh Eximbank, Eximbank Hà Nội với chức năng và vai trò là một chi nhánh cấp I được tổ chức theo mô hình sau: BAN GIÁM ĐỐC P. Kế toán P. Ngân quỹ P. Tín dụng và đầu tư P. Kinh doanh ngoại tệ P. Thanh toán quốc tế P. Hành chính tổ chức P. Kế hoạch tổng hợp P. Kiểm tra nội bộ Chi nhánh Chi nhánh Láng Hạ Chi nhánh Long Biên Chi nhánh Hai Bà Trưng Cũng theo Quyết định này, chi nhánh Eximbank cấp I được thực hiện các nghiệp vụ sau đây trên địa bàn có mở chi nhánh và các vùng lân cận. Nhận tiền gửi bằng VNĐ và các loại ngoại tệ dưới hình thức có kỳ hạn và không có kỳ hạn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh, cho vay hỗ trợ xuất nhập khẩu, cho vay sinh hoạt, tiêu dùng của dân cư, cho vay mua sắm, sửa chữa, xây dựng nhà ở... Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, ngân quỹ theo yêu cầu của khách hàng. Thực hiện nghiệp vụ mua bán, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối. Thực hiện nghiệp vụ mua bán, chiết khấu chứng từ có giá. Làm đại lý chi trả Mastercard, Visacard, Traveller Cheque. Nhận ký gửi, lưu giữ các giấy tờ có giá. Thực hiện liên doanh, đầu tư theo ủy nhiệm của Hội sở. 2.1.3. Khái quát tình hình kinh doanh Trong các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay, Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam được đánh giá là một trong những ngân hàng hàng đầu cung cấp các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại. Có lẽ vì vậy mặc dù vẫn còn trong lộ trình xử lý nợ, cổ phiếu của Eximbank trong 2 năm qua đã tăng một cách ngoạn mục – tăng 172%. Với hướng đi riêng trong kinh doanh, Eximbank đã và đang tiếp tục tạo niềm tin với khách hàng và giới đầu tư. Năm 2005 là năm Eximbank hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh của mình, điều đó đựơc thể hiện qua kết quả kinh doanh của Eximbank trong năm 2005 đã đạt vượt mức kế hoạch đề ra. Cụ thể như sau: Lợi nhuận trước thuế trước trích lập dự phòng rủi ro đạt 241 tỷ đồng, đạt 161% chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho năm 2005, tăng 125% so với năm 2004. Lợi nhuận trước thuế sau khi đã trích lập dự phòng rủi ro là 28,9 tỷ đồng. Lần đầu tiên sau 5 năm thực hiện quá trình chấn chỉnh củng cố, Eximbank đã có lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức. Tổng nguồn vốn của Eximbank đến cuối năm 2005 đạt trên 11.300 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2004, trong đó tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức dân cư trong năm 2005 đạt trên 8.360 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2004. Trong năm 2005, hoạt động tín dụng của Eximbank khá khả quan đã góp phần đưa tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống đến ngày 31/12/2005 lên trên 6.600 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2004. Doanh số cho vay năm 2005 tăng 73% so với năm 2004, tương đương 10.295 tỷ đồng; doanh số thu nợ trong năm 2005 tăng 73% so với năm 2004 đã đưa tỷ lệ nợ quá hạn của toàn hệ thống xuống dưới 4% - trong khi chỉ tiêu kế hoạch là dưới 5%. Cùng với sự phát triển của toàn hệ thống Eximbank, Eximbank Hà Nội cũng đã có những thành công trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Điều này được biểu hiện qua tình hình kinh doanh được thống kê ở bảng trang sau. Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính của Eximbank Hà Nội qua các năm Đơn vị tính: triệu VNĐ Năm Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 +/- so với năm trước (%) 04/03 05/04 1.Tổng nguồn vốn 1.046.988 1.208.961 1.714.474 15,47 41,81 a)Vốn huy động 848.746 940.305 1.211.442 10,79 28,84 - Tiền gửi (TG) 727.160 819.450 1.037.457 12,69 26,6 +TG của doanh nghiệp 113.667 136.648 186.456 20,22 36,45 +TG của dân cư 409.833 450.388 549.289 29,42 22,42 +TG của KB & TCTD 203.660 232.414 301.722 23,94 19,53 - Phát hành GTCG 73.350 75.540 116.299 2,99 53,96 - Vay NHNN 31.431 30.225 40.770 - Vốn tài trợ ủy thác đầu tư 16.805 15.090 16.916 b) VCSH 114.793 154.790 238.777 34,84 54,26 c) Nguồn khác 83.449 113.866 264.255 2.Dư nợ tín dụng 663.503 790.138 995.851 19,09 26,04 3. Nợ quá hạn (NQH) 86.255 71.112 17.925 4. NQH/ Tổng dư nợ (%) 13 9 1,8 5. Doanh thu 56.802 115.458 164.877 6. Chi phí 48.546 97.919 135.140 7. Chênh lệch thu chi 8.276 17.539 29.737 111,93 69,55 (Nguồn: Phòng Kế toán và Phòng Tín dụng & đầu tư Eximbank Hà Nội) Qua bảng số liệu có thể thấy rằng: chênh lệch thu chi trước khi trích lập dự phòng rủi ro đến 31/12/2005 của Eximbank Hà Nội đạt 29.737 triệu đồng, vượt kế hoạch đề ra cho năm 2005 là 47,33% (dự tính là 20.183 triệu đồng), tăng 69,55% so với năm 2004. Điều đó chứng tỏ rằng Eximbank Hà Nội sau mấy năm bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt (năm 2001 và năm 2002) đã bắt đầu vực dậy và phát triển theo chiều hướng tốt. 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn Tổng nguồn vốn Eximbank Hà Nội đến cuối năm 2005 đạt 1.714.474 triệu đồng, tăng 41,81% so với đầu năm (tương đương 505.513 triệu đồng). Cơ cấu nguồn vốn đã được cải thiện rõ nét, tỷ trọng các nguồn vốn chủ yếu đều tăng. Trong đó, nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt 649.289 triệu đồng, tăng 22,42% so với đầu năm 2005; nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp đạt 186.456 triệu đồng, tăng 36,45% so với đầu năm 2005. Sở dĩ có sự tăng trưởng như vậy là do trong thời gian qua, Eximbank Hà Nội đã mở rộng đối tượng khách hàng sang các doanh nghiệp vừa và nhỏ – chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế hiện nay; giảm tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước. Sự dịch chuyển này không những đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng mà còn giúp ngân hàng phân tán được rủi ro từ hoạt động tín dụng. 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng Trong năm 2005, hoạt động tín dụng của Eximbank Hà Nội khá khả quan: doanh số cho vay đạt 4.252.760 triệu đồng, tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2005 lên 995.851 triệu đồng, tăng 26,04% so với đầu năm, góp phần đưa tỷ lệ nợ quá hạn giảm đáng kể. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của năm 2005 là 1,8%, trong khi những năm trước tỷ lệ này cao hơn rất nhiều (Năm 2003, tỷ lệ này là 13%, năm 2004 là 9%), cũng đã góp phần vào sự thành công của toàn hệ thống Eximbank khi tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của toàn hệ thống xuống dưới 4%. Trước đây, Eximbank Hà Nội tập trung tài trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước với mức dư nợ của một doanh nghiệp rất lớn và rủi ro tín dụng chủ yếu xuất phát từ các doanh nghiệp này. Từ bài học đó, trên cơ sở phân tích nhiều mặt Eximbank Hà Nội đã mở rộng đối tượng cho vay tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng cá nhân,… Đây là nguồn ra mà lãi suất cho vay không chỉ cao hơn mức cho vay các doanh nghiệp trước đây mà còn giúp ngân hàng phân tán rủi ro. Chính sự chuyển dịch này đã giúp cho hoạt động tín dụng của Eximbank Hà Nội thời gian qua phát triển nhưng vẫn kiểm soát tốt tình hình nợ xấu mới phát sinh. Nhằm đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, thời gian qua Eximbank cũng đã triển khai khá thành công hàng loạt các sản phẩm mới. Điển hình như dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học, dịch vụ tư vấn đầu tư tài chính – tiền tệ, dịch vụ thanh toán qua mạng Internet bằng thẻ, kết nối thành công hai hệ thống thanh toán thẻ nội địa VCB – Eximbank,… Điều này cũng giúp cho hoạt động tín dụng của Eximbank Hà Nội hoạt động có hiệu quả và an toàn như đã nói ở trên. Để tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, Eximbank Hà Nội cũng đã áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt cho từng khách hàng vay vốn trên cơ sở phân tích năng lực tài chính và mức độ rủi ro của từng khách hàng; cải tiến thủ tục cho vay theo hướng đơn giản, dễ thực hiện mà vẫn đảm bảo theo đúng quy chế cho vay và bảo lãnh của Ngân hàng nhà nước. Đồng thời tăng cường công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng trong hoạt động tín dụng, cùng khách hàng tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong kinh doanh. 2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế So với các ngân hàng thương mại cổ phần khác trên địa bàn, Eximbank Hà Nội có ưu thế rất mạnh trong dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Những nghiệp vụ thanh toán cũng như dịch vụ mới của Eximbank Hà Nội đã tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho nhiều khách hàng, hỗ trợ nhiều mặt cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tránh được rủi ro trong kinh doanh, nhất là thu hút được lượng khách hàng mới. Hiện tại, tỷ lệ lợi nhuận thu được từ những dịch vụ này trên tổng lợi nhuận của Eximbank Hà Nội cao hơn các ngân hàng thương mại cổ phần khác trên cùng địa bàn. Cụ thể như sau: Năm 2005, tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Eximbank Hà Nội đạt 165.374.930 USD, tăng 28,01% so với năm 2004; trong đó, thanh toán xuất khẩu đạt 67.192.480 USD, thanh toán nhập khẩu đạt 98.182.450 USD, chiếm tỷ lệ 59,37%. Eximbank Hà Nội tập trung tài trợ vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu như nguyên liệu dược, xăng dầu, hạt nhựa, giấy sợi, sắt thép phục vụ cho sản xuất trong nước và máy móc thiết bị đầu tư mở rộng. Bảng 2: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Eximbank Hà Nội qua các năm Đơn vị tính: Ngàn USD Năm Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 +/- so với năm trước (%) 04/03 05/04 Tổng giá trị thanh toán 111.645,51 129.192,91 165.374,93 5,72 28,01 Thanh toán xuất khẩu 49.651,73 59.453,28 67.192,48 9,74 13,02 Thanh toán nhập khẩu 61.993,78 69.739,63 98.182,45 2,49 40,48 (Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế Eximbank Hà Nội) Ngoài việc cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế, với đội ngũ cán bộ nhân viên nghiệp vụ có kinh nghiệm và trình độ ngân hàng đã tích cực tư vấn cho các khách hàng doanh nghiệp về nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, giúp khách hàng tránh được những rủi ro và nâng cao hiệu quả các giao dịch. 2.1.3.4. Quan hệ đại lý Quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài thườ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc0 33.doc
Tài liệu liên quan