Chuyên đề Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Chương I: Vai trò của nguồn nhân lực 4

với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa 4

I. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vai trò của nó với phát triển kinh tế xã hội. 4

1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 4

1.1. Công nghiệp hóa. 4

1.2. Hiện đại hóa. 4

3. Vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự phát triển kinh tế xã hội. 7

3.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với quá trình đô thị hóa. 7

3.2. CNH, HĐH thúc đẩy các mối liên kết trong kinh tế. 8

3.3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường cơ bản nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. 9

3.4. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội khác. 10

II. Vai trò của nguồn nhân lực với sự nghiệp CNH, HĐH. 10

1. Khái niệm, phân loại, đặc điểm, phát triển nguồn nhân lực. 10

1.1. Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 10

1.2. Đặc điểm của nguồn nhân lực. 13

1.4. Phân loại nguồn nhân lực. 15

1.4.1. Nguồn nhân lực có sẵn trong dân cư. 15

1.4.2. Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế. 16

1.4.3. Nguồn nhân lực dự trữ. 16

2.Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá . 17

2.1.Con người chủ thể thực hiện quá trình CNH, HĐH. 18

2.2.Con người là đối tường hưởng thụ những thành quả từ quá trình này. 19

III. Chất lượng nguồn nhân lực và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. 20

1. Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. 20

1.1. Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khoẻ của dân cư. 20

1.2. Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hóa của người lao động. 21

1.3. Chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. 21

1.4. Chất lượng nguồn nhân lực còn được thể hiện thông qua chỉ số phát triển con người (HDI - Human Development Index). 22

1.5. Ngoài những chỉ tiêu có thể lượng hóa được như trên người ta còn xem xét chỉ tiêu năng lực phẩm chất của người lao động. 23

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 24

2.1. Giáo dục và việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. 24

2.2. Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ và cải thiện chất lượng lao động. 25

2.3. Tác phong công nghiệp, tính kỷ luật của người lao động và chất lượng lao động. 26

2.4. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực. 26

2.5.Các yếu tố về thị trường lao động. 27

2.6.Các chính sách về kế hoạch hoá gia đình tăng,cường chất lượng sinh sản 27

IV. Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 27

1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Thuỵ Điển. 27

1.1. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng. 28

1.2. Chính sách thị trường lao động chủ động. 30

2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản. 30

2.1. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 30

2.2. Chế độ sử dụng lao động thích hợp. 32

3. Kinh nghiệm của nước có nền kinh tế chuyển đổi. 33

3.1. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề. 33

3.2. Chính sách tạo việc làm. 33

4. Một số kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam. 34

4.1. Xây dựng khung thể chế hữu hiệu. 34

4.2. Chú trọng áp dụng các loại hình chính sách thị trường lao động chủ động. 35

4.3. Phát triển mạnh khu vực doanh nghiệp nhỏ. 35

Chương II: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực 36

ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1996 đến nay 36

I. Tình hình phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam. 36

1. Tăng trưởng nguồn nhân lực. 36

1.1.Tốc độ tăng lực lượng lao động luôn lớn hơn tốc độ tăng dân số. 36

2.Cơ cấu nguồn nhân lực. 39

2.1.Theo ngành kinh tế quốc dân. 39

2.2.Lao động làm việc theo loại hình kinh tế. 40

3. Sự thay đổi chất lượng nguồn nhân lực. 42

3.1. Tình trạng thể lực của nguồn nhân lực. 42

3.2. Thực trạng về trình độ văn hoá của nguồn nhân lực Việt Nam. 44

3.2.1. Số người biết chữ trong lực lượng lao động khá cao so với các nước có cùng mức thu nhập. 44

3.2.2.Xét theo khu vực, trình độ văn hoá của lực lượng lao động khu vực thành thị cao hơn và có xu hướng tăng cao hơn khu vực nông thôn. 45

3.2.3.Xét theo vùng lãnh thổ 46

3.3. Thực trạng trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. 47

3.3.1. Khái quát chung về thực trạng CMKT của NNL. 47

3.3.2.X ét theo vùng nông thôn thành thị 49

3.3.3 .Xét theo cơ cấu giới 49

3.3.4.Xét theo vùng kinh tế 49

3.3.5.Xét về cơ cấu đào tạo. 52

3.4. Trình độ phát triển con người. 53

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. 55

1. Các dịch vụ cơ bản (giáo dục, y tế.). 55

1.1. Giáo dục. 55

1.1.1. Đóng góp chung của nghành giáo dục 56

1.1.2.Giáo dục với phát triển đội ngũ giáo viên 57

1.1.3.Giáo dục với đào tạo nghề 57

1.1.4.Bất cập trong giáo dục đại học. 59

1.2. Y tế. 59

1.2.1.Hoạt động y tế dự phòng. 59

1.2.2.Hoạt động y tế chuyên sâu. 60

2. Tác phong công nghiệp, tính kỷ luật của người lao động. 62

3.Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực. 63

4.Các yếu tố về thị trường lao động 64

4.1.Cung về lao động có xu hướng tăng nhanh 65

4.2.Cơ cấu thị trường lao động 65

4.3. Đặc điểm của cung lao động 65

4.4. Đặc điểm của cầu lao động 65

5.Chính sách về kế hoạch hoá gia đình,tăng cường chất lượng sinh sản 66

III. Đánh giá chung về tình hình chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam giai doạn 1996-2005. 66

1. Mặt tích cực. 67

1.1.Nguồn lao động dồi dào. 67

1.2.Trình độ học vấn của lao động nước ta ngày càng được cải thiện 67

1.3.Trình độ chuyên môn kĩ thuật của nguồn nhân lực cũng không ngừng được nâng cao. 67

1.4.Lao động Việt Nam có nhiều đức tính quý báu. 68

2. Hạn chế của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 68

2.1. Tỷ lệ thất nghiệp còn cao và có xu hướng gia tăng. 68

2.2. Cơ cấu lao động theo nghề chuyển dịch chậm. 69

2.3.Chất lượng lao động chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng. 70

2.4. Năng suất và thu nhập của lao động Việt Nam còn thấp. 70

Chương III: Định hướng giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam giai đoạn 206-2010 72

I. Xu hướng và yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước giai đoạn 2006-2010. 72

1. Xu hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 72

2. Yêu cầu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đối với sự phát triển nguồn nhân lực. 76

2.1. Dự báo tăng trưởng nguồn nhân lực. 76

2.1.1. Dự báo số lượng, cơ cấu nguồn nhân lực - cung lao động. 76

2.1.2. Dự báo về cầu lao động. 79

2.2. Yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực. 81

II. Định hướng giải pháp nâng cao chất lượng NNL ở Việt Nam đến năm 2010. 82

1. Quan điểm mục tiêu phát triển NNL Việt Nam. 82

1.1. Quan điểm. 82

1.1.1. Chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta. 82

1.1.2. Giáo dục giữ vị trí quyết định phát triển nguồn nhân lực. 83

1.1.3. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và tạo điều kiện phát triển tài năng. 83

1.1.4. Phát triển nguồn nhân lực gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học - công nghệ và sự củng cố an ninh quốc phòng. 84

1.1.5. Phát triển nguồn nhân lực là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và nhân dân. 85

1.1.6. Phát triển nguồn nhân lực phải tính đến sự hội nhập quốc tế và khu vực trên cơ sở kế thừa và giữ vững tinh hoa văn hóa dân tộc. 85

1.2. Phương hướng phát triển. 86

1.3. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực. 87

2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam trong thời gian tới. 88

2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dưới góc độ giáo dục, đào tạo và dân số. 88

2.1.1. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. 89

2.1.1.1. Giáo dục phổ thông. 89

2.1.1.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp vào giáo dục đại học. 92

2.2. Một số giải pháp nâng cao trạng thái sức khoẻ của nguồn nhân lực. 95

2.2.1. Nâng cao hiệu quả của hoạt đông y tế dự phòng 95

2.2.1.Tăng cường chất lượng khám chữa bệnh của hoạt động y tế chuyên sâu. 96

2.3.Giải pháp bồi dưỡng tác phong công nghiệp cho người lao động. 97

2.4.Các cơ chế chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển nguồn nhân lực. 97

2.5.Phát triển mạnh khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. 97

2.6.Nhóm giải pháp hỗ trợ ,khuyến khích thị trường lao động phát triển 98

2.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dưới góc độ phát triển việc làm. 99

Kết luận 101

Danh mục tài liệu tham khảo 102

 

 

doc109 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chữ và chưa tốt nghiệp cấp I) giảm, điều này sẽ là một thuân lợi cho việc tiếp thu các kiến thức về chuyên môn sau này của các lao động và sẽ nâng cao được ý thức kỷ luât trong lao động Tuy nhiên so với các nước trong khu vực mà cụ thể là các nước Đông Á, khi họ bước vào công nghiệp hoá - hiện đại hoá và tham gia hội nhập thì còn thua kém xa. Vì vậy phát triển giáo dục để phổ cập giáo dục trung học cơ sở cho lao động cả nước là nhiệm vụ bức xúc trong thời gian tới. 3.2.2.Xét theo khu vực, trình độ văn hoá của lực lượng lao động khu vực thành thị cao hơn và có xu hướng tăng cao hơn khu vực nông thôn. Bảng 5: Cơ cấu lực lượng lao động chia theo trình độ văn hoá phổ thông và khu vực thành thị, nông thôn năm 1996 và năm 2003 Đơn vị: % Chung Thành thị Nông thôn Năm 1996 2003 1996 2003 1996 2003 Cả nước 100 100 100 100 100 100 Trong đó: Không biết chữ 5,72 4,24 2,23 1,29 6,61 5,19 Chưa tốt nghiệp cấp I 20,72 15,48 13,57 7,95 22,55 17,88 Tốt nghiệp cấp I 27,7 31,51 23,19 23,9 28,55 33,94 Tốt nghiệp cấp II 32,08 30,4 29,24 26,8 32,81 31,55 Tốt nghiệp cấp III 13,78 18,37 31,76 40,06 9,19 11,43 Nguồn: Tạp chí kinh tế phát triển Năm 1996, cứ 100 người tham gia lực lượng lao động thì ở khu vực thành thị có khoảng 61 người tốt nghiệp phổ thông cơ sở trở lên, trong khi đó ở nông thôn là gồm 42 người. Đến năm 2003, con số này ở khu vực thành thị là gồm 67 người, cấp 1,6 lần khu vực nông thôn. Đặc biệt, tỷ lệ tốt nghiệp cấp III trong lực lượng lao động ở khu vực thành thị năm 1996 là 31,76% đã tăng lên 40,06% vào năm 2003, các tăng lệ này tương ứng ở khu vực nông thôn là 9,19% và 11,43%. 3.2.3.Xét theo vùng lãnh thổ Năm 1996 tỷ lệ người chưa biết chữ trong lực lượng lao động cao nhất là ở Tây Bắc tới 19,81%; sau đó là ở Tây Nguyên 15,96%, Đồng Bằng Sông Cửu Long là 8,95%, Đông Bắc là 6,98%, Duyên Hải Miền Trung là 4,33% Đông Nam Bộ là 41,11%, Bắc Trung Bộ là 2,61% và đông nhất là Đồng Bằng Sông Hồng 1,57%. Năm 2003 tỷ lệ chưa biết chữ ở Tây Bắc tăng lên 20%, Tây Nguyên giảm còn 11,38%, Đồng Bằng Sông Cửu Long giảm còn 5,64%, Đông Bắc giảm chút ít còn 6,57%; Duyên Hải Nam Trung Bộ giảm còn 3,02%, Đông Nam Bộ giảm còn 2,74%, Bắc Trung Bộ giảm còn 1,74%; và Đồng Bằng Sông Hồng còn 0,53%. Vào năm 2005 thì tỷ lệ lực lượng lao động mù chữ cao nhất là vùng kinh tế trọng điểm miền trung (2,9%) tiếp đến là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (2,56%), thấp nhất là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (0,78%). Năm 2003 tỷ lệ tốt nghiệp cấp III của các cùng đều tăng. Đồng Bằng Sông Hồng là 26,03%; Đông Nam Bộ là 23,09%, Tây Bắc là 10,39% và Đồng Bằng Sông Cửu Long là 9,38%. Nhận thấy rằng, Đồng Bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ là những vùng có tỉ trọng lực lượng lao động cao và trình độ văn hoá của lao động trong các vùng này cũng cao - đó cũng chính là thế mạnh về nguồn nhân lực của hai vùng này. Đồng Bằng sông Cửu Long tuy có lực lượng lực lượng đồi dào nhưng trình độ văn hoá của vùng này lại rất thấp, các vùng miền núi như Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nguyên có tỉ lệ biết chữ rất thấp. Các vùng miền núi như Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nguyên có tỉ lệ lực lượng lao động chưa biết chữ còn rất cao - là một thách thức trong sự phát triển lực lượng nguồn nhân lực tại đây. Đồng th ời đây cũng lại là những vùng có tình trang nghèo đói cao như vậy vấn đề đặt ra là muốn nâng cao trình độ văn hoá cho nguồn nhân lực thì đồng thời phải giai quyết tình trạng nghèo đói trong dân cư Nhìn chung, trình độ văn hoá của người Việt Nam nói chung và nguồn nhân lực nói riêng tương đối cao so với các nước có điều kiện kinh tế tương tự. Đây sẽ là cơ sở, vẫn tăng vững chắc giúp cho đào tạo nghề, đào tạo kiến thức khoa học mới cho nguồn nhân lực để đảm bảo nguồn nhân lực có thể thích nghi với những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn đầu của nền kinh tế tri thức. 3.3. Thực trạng trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. 3.3.1. Khái quát chung về thực trạng CMKT của NNL. Trình độ chuyên môn và nghề nghiệp của lực lượng lao động cũng đã tăng lên nhưng nhìn chung còn thấp, đặc biệt là ở nông thôn. Có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng. Năm 1996 lực lượng lao động cả nước là 35,188 triệu người, trong đó số người không có chuyên môn kỹ thuật là 31, 317 triệu, chiếm 89,00% và số người có CMKT là 3,871 triệu, chiếm 11,00%. Đến năm 2003 lực lượng lao động cả nước tăng lên 41,313 triệu người, số người không có CMKT tăng lên 32,545 triệu, chiếm 78,85% và số người có động có CMKT tăng lên 8,768 triệu, chiếm 21,15%. và đến năm 2005 số lượng lao CMKT là 11,003 triệu người (gấp 1,8 lần so với năm 2000). Bình quân hàng năm giai đoạn (2000-2005). Số lao động đã qua đào tạo tăng 938 ngàn người, với tốc độ tăng bình quân là 12,9%/năm có thể thấy rằng có thể thấy rằng, với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2005 là 24,8% (tăng 2,3% so với năm 2004). Đây là một dấu hiệu tích cực nó cho thấy trong thời gian qua chúng ta đã chú trọng hơn dến công tác đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động .Tuy vậy vẫn chưa đạt mục tiêu do Đại hội 9 của Đảng đề ra là 3% về mặt số lượng. Bảng 6: Cơ cấu trình độ văn hoá phổ thông của lực lượng lao động Đơn vị: % Năm 2004 2005 Tăng/giảm Tổng số 100,00 100,00 Mù chữ 4,44 4,04 -0,4 Chưa tốt nghiệp tiểu học 13,87 13,09 -0.78 Tốt nghiệp tiểu học 29,73 29,09 -0,64 Tốt nghiệp PTCS 32,36 32,58 +0,22 Tốt nghiệp PTTH 19,6 21,21 +1,61 (Nguồn: Bộ lao động thương binh - xã hội) Tuy nhiên, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động nước ta trong quá trình phát triển. Các vùng kinh tế trọng điểm các khu đô thị tập trung nhiều ngành, nghề còn thiếu lao động có trình độ CMKT, có kỹ năng và tay nghề đáp ứng yêu cầu sản xuất - kinh doanh. Tỷ lệ thất nghiệp của các vùng KTTĐ đếu cao hơn tỷ lệ thất nghiệp của các nước trong khi tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đếu cao hơn tỷ lệ chung (vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 36,4% vùng KTTĐ phía Nam 36,1% và vùng kinh tế trọng điểm miền trung 31%).Hiện tượng này xảy ra là do cơ cấu đào tạo bất hợp lý không có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng lao động tại các vùng KTTĐ nói riêng và cả núơc nói chung 3.3.2.X ét theo vùng nông thôn thành thị Chất lượng lực lượng lao động khu vực thành thị cao hơn nhiều khu vực nông thôn, trong khi tỷ trọng lực lượng lao động nông thôn chiếm tỷ trọng lớn hơn. Tỷ lệ lực lượng lao động không có CMKT khu vực nông thôn rất cao; năm 1996 là 92,61%, năm 2003 giảm xuống 86,5% và ở khu vực thành thị các tỷ lệ đó tương ứng là 68,41% và 54,54%. Đồng thời tỷ lệ lực lượng lao động được đào tạo có bằng cấp ở khu vực thành thị (năm 1996 là 23,52% năm 2003 là 30,58%) cao hơn rất nhiều so với ở khu vực nông thôn (năm 1996 là 4,66%; năm 2003 là5,84%) 3.3.3 .Xét theo cơ cấu giới Có sự chênh lệch về trình độ CMKT giữa lực lượng lao động nam và nữ; tỷ lệ lực lượng lao động nam có CMKT năm 1996 là 14,79%; năm 2003 tăng lên 24,9% cao hơn tỷ lệ này của LLLĐ nữ tương ứng là 9,88% và 17,41%.Với cơ cấu đào tạo như vậy đã tạo ra sự bất binh đẳng ngay từ đầu của nguồn nhân lực với các cơ hội tìm kiêm việc làm sau này. Thường thì lao động nam sẽ thuận lợi hơn lao động nữ trong tìm kiếm việc làm 3.3.4.Xét theo vùng kinh tế Có sự chênh lệch lớn về trình độ CMKT giữa các vùng trong cảc nước, vùng Đông Nam Bộ tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo cao nhất là 37,4%; Đồng Bằng Sông Hồng là 34,4% và thấp nhất là Tây Bắc 13,5%; đây là số liệu năm 2005. Mặc dù so với năm 2004, tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo đều tăng ở các vùng nhưng mức tăng thêm ở các vùng có tỷ lệ nâng cao hơn các vùng có tỷ lệ thấp dẫn đến sự cách biệt về chất lượnglựclượng lao động giữa các vùng có chiều hướng gia tăng. Bảng 7: Lực lượng lao động chia theo giới tính khu vực thành thị nông thôn và vùng lãnh thổ Đơn vị: người Chung Thành thị Nông thôn Tổng số Trong đó: Nữ Tổng số Trong đó: Nữ Tổng số Trong đó: Nữ Tổng số 44385032 21631164 11071158 5263222 33313874 16367942 Đồng bằng Sông Hồng 9947755 5091008 2161145 1047003 7786610 4044005 Đông Bắc 5232632 2619494 918542 459301 4314090 2160193 Tây Bắc 1406963 704667 165698 82834 1241265 621833 Bắc Trung Bộ 5339331 2717060 698191 437979 4641140 2369081 Duyên H ải Nam Trung Bộ 3670258 1807462 1048638 515368 2621620 1292094 Tây Nguyên 2485712 1226544 665035 329747 1820677 896797 Đông Nam Bộ 6783882 3127466 3549468 1624381 3234414 1503085 Đồng B ằng Sông Cửu Long 9518499 4337463 1864441 856609 7654058 3480854 (Nguồn: Kết quả điều tra lao động- việc làm ngày 1/7/2005) Bảng 8: Cơ cấu lực lượng lao động chia theo trình độ CMKT và vùng lãnh thổ Đơn vị: % Tổng số Trình độ chuyên môn Chưa qua đào tạo Đã qua đào tạo Qua đt nghề và TĐ THCH CĐ, ĐH trở lên Tổng số 100 75,21 15,22 4,3 5,27 ĐB Sông Hồng 100 65,62 21,27 5,58 7,53 Đông Bắc 100 81,75 9,1 5,15 3,99 Tây Bắc 100 86,47 7,34 3,54 2,65 BTB 100 83,54 7,91 4,9 3,65 Duyên Hải Nam TB 100 72,06 18,17 4,09 5,68 Tây Nguyên 100 82,60 9,09 4,47 3,84 ĐNB 100 62,63 24,51 4,2 8,66 Đồng Bằng SCL 100 83,57 11,37 2,35 2,71 (Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm năm 1/7/2005) Lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp có xu hướng giảm, tăng ở trình độ đã qua đào tạo nghề và cao đẳng đại học trở lên. Điều này nói lên, nhu cầu và xu hướng tham gia đào tạo CMKT của lao động trong thời gian gần đây. Trình độ CMKT của lao động tăng lên ở hai loại trình độ, đó là: Đào tạo nghề và cao đẳng - đại học trở lên. Cụ thể năm 2005 lực lượng lực lượng đã qua đào tạo nghề và tương đương là 15,22% (tăng 1,84%); trung học chuyên nghiệp là 4,3% (giảm 0,07% so với năm 2004 và cao đẳng; đại học trở lên là 5,27% (tăng 0,45% so với năm 2004). Tuy nhiên về đào tạo đại học và trên đại học có xu hướng nghiên về các ngành xã hội; các ngành kỹ thuật, công nghệ thiếu nhân lực trình độ cao; cơ cấu đào tạo nghề bất hợp lý với 85% là đào tạo ngắn hạn, chỉ có 15% là đào tạo chính quy và dài hạn; có sở đào tạo nước ta phân bố không đều vùng chiếm tỷ trọng lớn nhất là vùng Đồng Bằng Sông Hồng với 30,2% tiếp đó là vùng Đông Nam Bộ 26,5%,Bắc Trung Bộ 12,1%,Duyên Hải Nam Trung Bộ 9,9% ĐB Sông Cửu Long 6,7% ,Tây Nguyên 0,9%,Tây Bắc với 0,7%. 3.3.5.Xét về cơ cấu đào tạo. Về cơ cấu đào tạonguồn lao động trong những năm qua tồn tại nhiều bất cập và hạn chế. Nếu như năm 1979 cứ 1 cán bộ đại học, cao đẳng có 2,2 cán bộ trung học chuyên nghiệp và 7,1 công nhân kỹ thuật thì đến năm 1996 cơ cấu này là 1-1,7 -2,4 và năm 2000 là 1-1,3 -1,7 (trong khi đó mục tiêu đề ra là 1-4-10) và đến năm 2003 tỷ lệ này là 1-0,9-2,7 thậm chí ở một số tính,cơ cấu còn bất hợp lý hơn rất nhiều cứ 4 cán bộ đại học thì mới có một công nhân kỹ thuật cao. Đây chính là tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Tại các nước phát triển thì cứ 10 thợ có một thầy nhưng ở nước ta bình quân mỗi thầy chỉ có 1,7 thợ. Trong khi số sinh viên tốt nghiệp đại học tăng thì số công nhân kỹ thuật giảm dần, năm 1979 chiếm gần 70%, đến năm 1999 giảm xuống còn 30,3% trong tổng lực lượng lao động kỹ thuật. Việt Nam đang bước vào thời kỳ chuyển tiếp của nền kinh tế tri thức, trong đó gần 70% GDP do hoạt động của con người có trí tuệ cao quyết định chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng cao là một yếu tố hết sức quan trọng để chúng ta tiến hành thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Bảng 9: Cấu trúc lực lượng lao động đã qua đào tạo chia theo cấp độ đào tạo 2004 2005 Tốt nghiệp CĐ, ĐH trở lên (người) Tốt nghiệp THCS (người) CNKT hoặc tương đương (người) Cấu trúc đào tạo Tốt nghiệp CĐ, ĐH trở lên (người) Tốt nghiệp THCS (người) CNKT hoặc tương đương (người) Cấu trúc đào tạo KTTĐ Bắc Bộ 623913 430756 1316397 1-0,69-2,27 668948 417717 1641622 1-0,62-2,45 KTTĐ Miền Trung 181458 123910 584117 1-0,68-3,22 193934 140380 648665 1-0,72-3,34 KTTĐ Phía Nam 489579 258333 1348312 1-0,53-2,57 595461 300392 1899126 1-0,5-3,17 Ba vùng KTTĐ 1294950 812 999 3348826 1-0,63-2,55 1461343 858489 4189413 1-0,59-2,87 Cả nước 2083822 1890531 5786023 1-0,91-2,9 2339091 1908556 6755402 1-0,82-2,89 (Nguồn: Tổng cục thống kê) 3.4. Trình độ phát triển con người. Với chủ đề" Tự do văn hoá trong thế giới nhiều thay đổi ngày nay" báo cáo phát triển con người năm 2005 của MNDP đã được công bố vào cuộc tháng 7 so với năm 2003 có 175 quốc gia và vùng lãnh thổ được đo đạc tính toán các chỉ số, chỉ tiêu về phát triển con người trong báo cáo phát triển năm 2004 có thêm 2 quốc gia đưa tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ được báo cáo lên 177. Với nguồn số liệu năm 2002, trong Báo cáo phát triển con người 2004, chỉ số phát triển con người nước ta đã đạt 0,691, tăng hơn mức 0,688 của Báo cáo năm 2002 và 2003. Như vậy, sau hai năm giá trị chỉ số HDI không thay đổi, năm 2004 chỉ số này đã tăng lên 0,003. Trong ba thành phần của chỉ số HDI, năm 2004, chỉ số GDP đã tăng từ 0,5 năm 2003 là 0,52. Có được mức tăng này là do GDP bình quân đầu người của nước ta tính bằng đô la Mỹ theo phương pháp sức mua tương đương đã tăng từ 2070 năm 2003 lên 2300 năm 2004. Tuy nhiên, về thứ hạng, vị trí của nước ta năm 2004 là l112 và năm 2005 là 108 trên 177 quốc giaxét về HDI. Theo nhận định của báo cáo thì so với Pakistan có cùng mức thu nhập nhưng Việt Nam có HDI cao hơn nhờ có chỉ số tuổi thọ và chỉ số giáo dục cao hơn. Có thể thấy rõ điều này qua số liệu của một số quốc gia khác. GDP bình quân đầu người tính theo phương pháp sức mua tương đương của Ân Độ là 2670, chỉ số GDP là 0,55 cao hơn Việt Nam nhưng thứ hạng HDI là 1,27; Papua Neu Guineu có GDP bình quân đầu người tính bằng đô la mỹ theo phương pháp sức mua tương đương là 2270, chỉ số GDP là 0,52 bằng Việt Nam như thứ hạng HDI là 1,33. Đặc biệt, một số quốc gia Châu Phi có mức thu nhập cao hơn hẳn chúng ta nhưng chỉ số phát triển con người lại thấp hơn nhiều như GaBon có mức GDP bình quân đầu người tính theo phương pháp PPP là6590,chỉ số GDP là 0,7 nhưng thứ hạng HDI chỉ là 122 Nam Phi có GDP bình quân đầu người tính bằng đô la Mỹ theo sức mua tương đương là 10070, chỉ số GDP là 0,77 nhưng thứ hạng HDI là 119. Trong so sánh với các nước Asean về chỉ số HDI, với vị trí xếp hạng và giá trị chỉ số HDI như trên, Việt Nam giữ vị trí 7/10 năm 2002 và 6/10năm 2003. Ở trong phạm vi quốc gia, trình độ phát triển con người khác nhau giữa các tỉnh, thành phố. Các tỉnh thành phố có HDI cao nhất cũng là nơi có trình độ phát triển kinh tế xã hội cao như là Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương. Còn các tỉnh có HDI thấp nhất là Sơn La, Gia Lai, Kon Tum, Hà Giang, Lai Châu, đây là các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa, kinh tế xã hội kém phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, lạc hậu. Do đó vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của con người Việt Nam là ưu tiên phát triển theo hướng chú trọng đến mọi đối tượng, có chính sách ưu tiên đối với những vùng khó khăn, lạc hậu để thu hẹp khoảng cách phát triển, đảm bảo công bằng giữa các vùng. Bên cạnh đó hàng loại các tiêu chí về sức khoẻ, trí lực của nguồn nhân lực Việt Nam cũng đã có sự tăng lên rõ rệt qua các năm trong đó đặc biệt là các chỉ số về phát triển con người (HDI), chỉ số thông minh IQ... theo kết quả nghiên cứu của chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX_05 đã cho thấy rằng: - Về chỉ số thông minh IQ: ở lúa tuổi từ 9-14, số trẻ em có điểm IQ dưới 90 điểm (thấp) chiếm 13,6%; từ 90 đến 109 (trung bình) chiếm 41,4%; từ 110-119 (trên trung bình) chiếm 16,9%; từ 120-129 (cao) chiếm 17,1% và trên 130 (rất cao) chiếm 11%. ở lứa tuổi từ 15-17 (học sinh THPT) kết quả cho thấy số có chỉ số IQ thấp (dưới) chiếm 9,1%; từ 90 đến 109 (trung bình) chiếm 35,9% từ 110-119 chiếm 27,3%; từ 120-129 chiếm 21,8%; từ trên 130 chiếm 5,9%. So sánh với chỉ số IQ của thanh niên Mỹ cũng được đo bằng test Numzert trong năm 2000 thì chỉ số thông minh của trẻ em không qua kém, ở Mỹ, số trẻ em có chỉ số IQ thấp (dưới 90) chếim 10%, từ 90-109 (trung bình) chiếm 35%; từ trên 130 chiếm 5%. Như vậy là chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam về mặt tiềm năng là rất khả quan và đó là một động lực rất lớn để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. II. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. 1. Các dịch vụ cơ bản (giáo dục, y tế...). 1.1. Giáo dục. Việt Nam được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đánh giá là nước có những thành tựu đáng kể về giáo dục, đào tạo so với nhiều nước có thu nhập tính theo đầu người tương đương và hoàn toàn có khả năng đạt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) về phổ cập giáo dục tiểu học trước năm 2015. 1.1.1. Đóng góp chung của nghành giáo dục Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống giáo dục đầy đủ các cấp ở mọi vùng, miền với nhiều loại hình trường lớp với số lượng học sinh đến trường ở các cấp ngày một tăng "Năm học 2004-2005, đã có hơn 22 triệu học sinh, sinh viên theo học tại 37000 cơ sở giáo dục - đào tạo. Giáo dục đại học cao đẳng cũng ngày được mở rộng về quy mô đào tạo, cơ sở vật chất ngày càng được nâng cấp đáp ứng xu hướng thế giới là tiến tới phổ cập giáo dục đại học, mặt khác, vẫn giữ nền tảng giáo dục tinh hoá. Trong những năm qua, để thúc đẩy giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, nhà nước đã thực hiện xã hội hoá để huy động tiềm năng của các thành phần kinh tế cho giáo dục và đào tạo. Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo đã tăng từ 15% năm 2005 với cơ cấu tăng chi cho những nhiệm vụ trọng tâm của ngành như đổi mới chương trình bồi dưỡng giáo viên ,tăng cường giáo dục miền núi. Các dự án ODA trong giáo dục và đào tạo cũng đã góp phần cho giáo dục cơ bản phát triển và dạy được triển khai với tổng vốn vay hàng trăm triệu USD. Việt Nam cũng đang tiến hành một dự án đặc biệt "Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn" với khoản kinh phí lớn nhằm tạo mọi cơ hội, điều kiện cho những trẻ có hoàn cảnh khó khăn được đi học. Dự án đã được triển khai tại 219 huyện khó khăn thuộc 40 tỉnh trong cả nước với gần 15000 điểm trường. Bên cạnh đó, nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách công bằng trong tiếp cận giáo dục đặc biệt là đối với trẻ dân tộc thiểu số, trẻ ở vùng khó khăn. Trước hết là ưu tiên đầu tư theo mục tiêu cho các địa phương khó khăn, phát hành công trái giáo dục để hỗ trợ cho các tỉnh miền núi, vùng khó khăn xây dựng trường kiên cố, đạt chất lượng và thực hiện xoá đói giảm nghèo, thông qua đó tạo nhiều cơ hội cho trẻ tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ giáo dục. Hệ thống các trường phổ thông nội trú và bán trú được củng cố và mở rộng với 13 trường trung ương, 50 trường tỉnh, 266 trường huyện và 519 trường bán trú, cụm xã. Năm 2000, Việt Nam đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập tiểu học. Từ năm học 2002-2003 tỷ lệ biết chữ của người lớn trong độ tuổi 15-24 đã đạt gần 95%, số năm đi học trung bình của người dân đạt mức 7,3 năm .Việc dạy chữ dân tộc đã được đẩy mạnh ở các địa phương, nhờ đó tỷ lệ người dân tộc thiểu số mù chữ giảm mạnh. Ngành giáo dục và đào tạo đã đạt và vượt các chỉ tiêu cơ bản mà Chiến lược phát triển giáo dục đề ra cho năm 2005 trong năm học 2003-2004. Phổ cập giáo dục tiểu học đã đạt được thành tích đáng kể ở tất cả các vùng miền trong cả nước. Việt Nam được đánh giá là có tiến bộ nhanh hơn so với phần lớn các nước có thu nhập thấp khác trên thế giới trong việc khắc phục những sự chênh lệch về giới trong tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi. 1.1.2.Giáo dục với phát triển đội ngũ giáo viên Việc đầu tư cho đội ngũ giáo viên nói chung được chú trọng đặc biệt - mạng lưới trường sư phạm rộng khắp cả nước với 10 trường đại học sư phạm, 11 trường đại học đa ngành được nâng cấp từ cao đẳng sư phạm (trong đó chủ yếu là đào tạo sư phạm), trên 80 trường cao đẳng tham gia đào tạo giáo viên. Trong vòng năm năm qua, mạng lưới đào tạo này đã cung cấp thâm gần 250.000 giáo viên từ mầm non tới phổ thông trung học. Hiện có gần 1 triệu giáo viên, giảng viên, trong đó có 700 giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng sư phạm trong lĩnh vực dạy trẻ khuyết tật và gần 9000 giáo viên mầm non. 1.1.3.Giáo dục với đào tạo nghề Bên cạnh đó quy mô và mạng lưới đào tạo nghề đã phát triển mạnh. Nếu như năm 1998, cả nước chỉ có 129 trường dạy nghề thì đến nay đã lên tới 233 trường chấm dứt tình trạng trắng trường dạy nghề ở các địa phương. Ngoài ra cả nước còn có 404 trung tâm dạy nghề, 212 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp có dạy nghề và 839 cơ cở dạy nghề khác. Mạng lưới dạy nghề khá đa dạng gồm các trường của cán bộ, ngành, quân đội, doanh nghiệp, công lập, dân lập và tư thục. Một số trường trọng điểm chất lượng cao, có khả năng đào tạo học sinh chuyên môn kỹ thuật cung cấp cho một số ngành kinh tế mũi nhọn trong nước hoặc đi làm việc ở nước ngoài đã được hình thành. Số lượng học sinh học nghề cũng tăng khá nhanh, nếu như năm 1998, số tuyển sinh học nghề chỉ là 525 600 học sinh thì đến năm 2004 đã tăng lên gấp đôi, với trên 1,1 triệu người. Đội ngũ giáo viên, dạy nghề đã được bổ sung về số lượng và nâng cao về chất lượng. Năm 2004, cả nước có trên 7000 giáo viên dạy nghề, tăng 2% so với năm 1998. Học sinh học nghề ra trường đã từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hàng năm đạt trên 96%, trong đó riêng năm học 2003-2004, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt loại khá và tốt chiếm trên 40%. Tỷ lệ học sinh nghề có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp chiếm trên 70%. Một số nghề kỹ thuật cao như điện tử, bưu chính - viễn thông, dầu khí, hàng không, học sinh ra trường có trình độ tương đương với trình độ khu vực, có thể thay thế được lao động nước ngoài. Đầu tư cho đào tạo nghề đã tăng dần trong tổng ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục, đào tạo năm, năm nay là 7,5% so với năm 2003 (6,2%) và năm 2004 (6,5%). Đầu tư của ngân sách trung ương cho dạy nghề thông qua dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề tăng từ 90 tỷ đồng năm 2001 lên 340 tỷ đồng năm 2005. Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng công tác đào tạo nghề vẫn còn nhiều khó khăn bất cập. Đó là sự phân bố không đồng đều các trường dạy nghề ở các vùng, miền. Tỷ lệ học sinh học nghề dài hạn còn thấp (năm 2004, tỷ lệ này mới chiếm 17,6% trong tổng số học sinh học nghề). Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề còn thấp so với yêu cầu của thị trường. 1.1.4.Bất cập trong giáo dục đại học. Ngoài ra trong hoạt động giáo dục đại học cũng còn nhiều bất cập. Cơ cấu đào tạo ngành nghề chưa theo kịp nhu cầu của thị trường. Ngành nghề trong các lĩnh vực kinh tế, luật chiếm tỷ trọng lớn, các ngành nghề kỹ thuật, công nghệ và hội nhân văn còn hạn chế. Các ngành công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, môi trường các ngành mũi nhọn chưa được đầu tư đào tạo cơ bản. Trong khi giáo dục đại học thế kỷ XXI lại yêu cầu đào tạo các chuyên gia có kỹ năng cao, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và được trang bị năng lực học tập suốt đời. Mặt khác, ngành nghề đào tạo còn mang nặng tính tự phát của người học hơn là định hướng cơ cấu đào tạo. Chỉ tiêu đào tạo cho các trường chủ yếu là theo kinh nghiệm, chưa xuất phát từ nguồn lực của các cơ sở đào tạo và dự báo tương lai về nhu cầu và cơ cấu thị trường. Do không dự báo được nhu cầu và cơ cấu thị trường lao động nên việc đào tạo chưa thật sát yêu cầu thực tế. Hiện nay nước ta chưa có một trường đại học nào đạt chất lượng quốc tế. Đây là nỗi lo của toàn xã hội trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu. Chất lượng đào tạo đại học của ta không theo kịp các nước trong khu vực và quốc tế thì khoảng cách tụt hậu của ta cũng lớn. 1.2. Y tế. Những năm qua, sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân ở nước ta tiếp tục đạt được khá nhiều thành tựu quan trọng. Mạng lưới y tế, trong đó có y tế cơ sở ngày càng được quan tâm đầu tư, củng cố và phát triển, đến nay hơn 65% số xã trong cả nước có bác sĩ công tác. 1.2.1.Hoạt động y tế dự phòng. Nhờ coi trọng công tác y tế dự phòng, chúng ta đã ngăn chặn và đẩy lùi được các bệnh truyền nhiễm gây dịch như bại liệt, uốn ván sơ sinh, sốt rét, loại trừ bệnh phong trên phạm vi cả nước theo tiêu chuẩn của tổ chức Y Tế Thế giới, đặc biệt gần đây chúng ta đã không chế có hiệu quả các loại dịch bệnh mới nguy hiểm như: Sars và cúm A.H5N1.Mạng lưới y tế dự phòng đã được phát triển mạnh ở các vùng sâu vung xa , miền núi hải đảo...nhờ vậy mà đã góp phần giảm được sự quá tải trong hoạt động y tế chuyên sâu.Tuy nhiên trong hoạt động y tế dự phòng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như:hệ thống y tế chậm đổimới chưa theo kịp sự đòi hỏi của cuộc sống và sự thay đổi của cơcấu bênh tật,vấn đề bảo vệ môi trường,an toàn thực phẩm vẫn là chuyện bức xúc , nhất là tuyến y tế cơ sở còn thiếu về số lượng và yếu về năng lực chuyên môn. 1.2.2.Hoạt động y tế chuyên sâu. Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng đa dạng, các kỹ thuật tiên tiến được nghiên cứu, ứng dụng vào điều trị, người nghèo và gia đình chính sách ở địa bàn vùng sâu, vùng xa được khám, chữa bệnh tốt hơn. Vì vậy, tuổi thọ trung bình của người dân nước ta đạt hơn 71 tuổi (cao hơn một số nước có cùng mức thu nhâp bình quân đầu người).Trong lĩnh vực khám chữa bệnh ,lần đầu tiên ,Bộ Y tế đã xây dựng được qui hoạch khám chữa bệnh đến năm 2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32306.doc
Tài liệu liên quan